Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Chất lượng dịch vụ khuyến nông và sự hài lòng của nông dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 204 trang )

1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.1. Bối cảnh thực tiễn
Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lúa, góp phần to lớn
vào bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu. Sản lượng cả vùng năm 2011 đạt
23,186 triệu tấn lúa, góp phần chủ yếu vào lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam là 7,1
triệu tấn gạo (Tổng cục Thống kê, 2013). Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, Bộ
Nông nghiệp và PTNT và các tỉnh đã triển khai mạnh mẽ các chương trình khuyến
nông chuyển giao ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới đến nông dân, giúp họ nâng cao
kiến thức nông nghiệp, thực hành và đối phó tốt hơn với các tình huống xảy ra trong
sản xuất. Ở ĐBSCL; hoạt động khuyến nông tập trung cho cây lúa; các mô hình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng lúa sang màu, phát triển chăn nuôi, thủy sản với kinh phí
đáng kể. Riêng năm 2012, kinh phí khuyến nông cho vùng là 56,3 tỉ đồng, trong đó từ
nguồn Trung tâm Khuyến nông quốc gia 22,3%, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh
77,7%, chưa kể các dự án khuyến nông của các đơn vị khác ở cấp bộ và tỉnh (Trung
tâm Khuyến nông quốc gia, 2012). Trong sản xuất lúa, Cục Bảo vệ thực vật đã triển
khai Chương trình “Ba giảm ba tăng” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phát động từ năm 2002 và đã đạt kết quả đáng kể (Ba giảm là: giảm lượng giống, giảm
phân đạm, giảm thuốc trừ sâu; ba tăng là: tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng lợi
nhuận). "Ba giảm ba tăng" được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là “Tiến bộ kỹ
thuật” để tăng hiệu quả sản xuất lúa cao sản bởi Quyết định số 1579/QĐ/BNN-KHCN
ngày 30.7.2005. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Chỉ thị số
24/2006/CT-BNN ngày 7.4.2006 chỉ đạo đẩy mạnh triển khai chương trình "Ba giảm
ba tăng" trên toàn quốc. Bắt đầu từ các mô hình điểm ở Tiền Giang, các tỉnh xây dựng
các cánh đồng mẫu kết hợp tập huấn khuyến nông "Ba giảm ba tăng" để nhân rộng mô


hình. Đến năm 2006, có 25% diện tích trồng lúa ở ĐBSCL áp dụng "Ba giảm ba tăng"
(Nguyễn Hữu Huân và cộng sự, 2010). Nhờ vậy, đã hạn chế được dịch bệnh rầy nâu-


2

vàng lùn, lùn xoắn lá; bảo vệ sản lượng và tăng hiệu quả sản xuất lúa cho nông dân
trong vùng.
Từ kết quả Chương trình “Ba giảm ba tăng”, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục
đưa vào áp dụng các kỹ thuật mới, đó là: tiết kiệm nước (water savings), giảm thất
thoát trong và sau thu hoạch chủ yếu là dùng máy gặt đập liên hợp và phơi sấy đúng
kỹ thuật; và phải dùng giống xác nhận (certified seed); gọi tắt là “Một phải năm giảm”.
"Một phải năm giảm" đã được Cục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là
“Tiến bộ kỹ thuật” trong sản xuất lúa tại Quyết định số 532/QĐ-TT-CLT ngày
07/11/2012. Trên lĩnh vực khoa học công nghệ, có thể coi các “Tiến bộ kỹ thuật” nầy
là công nghệ mới trong nông nghiệp1. Tại Hội thảo ngày 22/8/2011 tại An Giang, Bộ
Nông nghiệp và PTNT đã chính thức đưa công nghệ "Ba giảm ba tăng" và "Một phải
năm giảm" vào nội dung xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” để làm cơ sở mở rộng thành
vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu ở ĐBSCL. Chương trình "Một phải năm giảm" đã
được Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) hỗ trợ kỹ thuật để tập huấn và thực
hiện các mô hình điểm ở Tỉnh An Giang trong vụ Hè Thu 2009 và Đông Xuân 20092010 để làm cơ sở nhân rộng ra toàn vùng ĐBSCL từ năm 2011-2015. Để đẩy mạnh
Chương trình "Một phải năm giảm", Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số
2531/QĐ-BNN-HTQT ngày 17/10/2013 về việc phê duyệt Hiệp định điều chỉnh, bổ
sung Dự án đầu tư Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ, nội
dung điều chỉnh mở rộng phạm vi vùng dự án đến 8 tỉnh ĐBSCL, triển khai Hợp phần
Tăng cường công nghệ nông nghiệp, chuyển giao các công nghệ nông nghiệp hỗ trợ
tính cạnh tranh nông nghiệp, chủ yếu là tập huấn "Một phải năm giảm" và đầu tư kho,
lò sấy, thiết bị trang mặt bằng đồng ruộng điều khiển bằng tia laser, tập trung cho các
“Cánh đồng mẫu lớn”. Thời gian thực hiện dự án đến tháng 6 năm 2013.
1.1.2. Bối cảnh lý thuyết

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu xác nhận tác động tích cực của khuyến nông
đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp (Owens và cộng sự, 2003). Tuy nhiên, đối với
1

Quyết định 532/QĐ-TT-CLT xác định "Một phải năm giảm" là "gói công nghệ mở"


3

các chương trình khuyến nông cụ thể cho cây lúa gần đây ở vùng trọng điểm sản xuất
lúa ở ĐBSCL, đến nay mới chỉ có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của chương trình
"Ba giảm ba tăng" vào năm 2005 của Võ Thị Lang và cộng sự (2008) và vào hai năm
2006-2007 của Huegas và Templeton (2010) mà chưa có nghiên cứu cập nhật và đầy
đủ về ảnh hưởng của công nghệ "Ba giảm ba tăng" và "Một phải năm giảm" trên phạm
vi cả vùng ĐBSCL sau quá trình triển khai. Do đó cần có nghiên cứu về tác động của
Chương trình khuyến nông chuyển giao công nghệ mới "Ba giảm ba tăng" và "Một
phải năm giảm" ở ĐBSCL đến thu nhập của nông dân trồng lúa để làm cơ sở cho việc
đẩy mạnh chương trình trong thời gian tới, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu
đang diễn ra.
Mặt khác, kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp như "Ba giảm ba tăng"
"Một phải năm giảm" được chuyển giao đến nông dân chủ yếu qua công tác khuyến
nông, là loại là loại hình dịch vụ trong nông nghiệp. Dịch vụ khuyến nông có chất
lượng tốt sẽ giúp chuyển giao hiệu quả công nghệ mới cho nông dân, giúp nâng năng
lực của nông dân để sản xuất hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người
trồng lúa. Tuy nhiên, đến nay, các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ chủ yếu được tiến
hành trên các lĩnh vực thương mại, dịch vụ mà ít có trên lĩnh vực nông nghiệp. Chất
lượng và hài lòng có liên quan nhau, dịch vụ có chất lượng dẫn tới hài lòng của khách
hàng, không nên đo lường chất lượng dịch vụ mà không đánh giá hài lòng của khách
hàng (Cronin&Taylor, 1992; Kotler và Keller, 2009; Olajide, 2011). Do đó, nghiên
cứu chất lượng dịch vụ khuyến nông qua ảnh hưởng của nó đối với hài lòng của nông

dân rất cần thiết để nâng cao chất lượng các chương trình khuyến nông chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long, là
vùng trọng điểm sản xuất lúa trong thời gian tới.
Các câu hỏi nghiên cứu là:
(1) Ảnh hưởng của Chương trình khuyến nông chuyển giao kỹ thuật "Ba giảm
ba tăng", "Một phải năm giảm" đến thực hành canh tác, hiệu quả kỹ thuật của nông
dân trồng lúa ở ĐBSCL như thế nào?


4

(2) Ảnh hưởng của công nghệ mới trong nông nghiêp "Ba giảm ba tăng", "Một
phải năm giảm" đến hiệu quả kinh tế-thu nhập của nông dân trồng lúa ở ĐBSCL như
thế nào ?
(3) Các yếu tố nào của chất lượng dịch vụ khuyến nông là quan trọng, có ảnh
hưởng của nó đến hài lòng của nông dân?
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định ảnh hưởng của chương trình khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp đối với thu nhập của nông dân trồng lúa; mặt
khác, xác định các yếu tố quan trọng của chất lượng dịch vụ khuyến nông. Trên cơ sở
đó, gợi ý giải pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác khuyến nông nhằm thúc
đẩy phát triển nông nghiệp theo chiều sâu hiệu quả, bền vững; nâng cao đời sống của
nông dân trồng lúa ở ĐBSCL.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và các câu hỏi nghiên cứu, luận án đưa ra các
mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
(1) Xác định tác động của Chương trình khuyến nông chuyển giao công nghệ
mới "Ba giảm ba tăng" và “Một phải năm giảm" đối với thực hành canh tác và hiệu
quả kỹ thuật của nông dân trong sản xuất lúa ở ĐBSCL.

(2) Xác định tác động của Chương trình khuyến nông chuyển giao công nghệ
mới "Ba giảm ba tăng", “Một phải năm giảm" đối với hiệu quả kinh tế và thu nhập của
nông dân trong sản xuất lúa ở ĐBSCL.
(3) Xác định các yếu tố quan trọng của chất lượng dịch vụ tập huấn khuyến
nông, có ảnh hưởng đến sự hài lòng của nông dân.
(4) Gợi ý các giải pháp thúc đẩy công tác khuyến nông và nâng cao chất lượng
dịch vụ khuyến nông.


5

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của chương trình khuyến nông chuyển giao
công nghệ mới đối với thu nhập của nông dân trồng lúa ở ĐBSCL và chất lượng dịch
vụ khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới cho nông dân.
1.3.2. Không gian
- Nghiên cứu thực hành sản xuất, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của
nông dân trồng với phương pháp canh tác theo tập quán và "Ba giảm ba tăng", "Một
phải năm giảm" ở ĐBSCL với ba tỉnh tiêu biểu cho thâm canh lúa là: An Giang, Cần
Thơ và Tiền Giang.
- Nghiên cứu chất lượng dịch vụ khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
công nghệ mới "Một phải năm giảm" ở Tỉnh An Giang.
1.3.3. Thời gian
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thực tiễn các chương trình khuyến nông chuyển
giao công nghệ mới và đánh giá dịch vụ trong nông nghiệp từ tháng 6/2010 đến tháng
6/2013.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp:
+ Điều tra kiến thức, quan điểm, thực hành và hiệu quả sản xuất lúa của
nông dân trong vụ Đông Xuân 2009-2010. Thời gian điều tra vào tháng 5/2010.

+ Điều tra chất lượng tập huấn "Một phải năm giảm" vụ Hè Thu 2011.
Thời gian điều tra vào tháng 9/2011.
+ Phỏng vấn sâu nhóm nông dân đã qua lớp tập huấn “Một phải năm
giảm” vụ Đông Xuân 2010-2011 vào cuối vụ để tìm hiểu đánh giá, cảm nhận của họ
về hiệu quả của công nghệ mới trong nông nghiệp được chuyển giao qua tập huấn
khuyến nông.


6

1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và thực hiện theo qui
trình suy diễn (deduction), tức là dựa trên lý thuyết khoa học đã có (còn gọi là lý
thuyết nền) để xây dựng các giả thuyết trả lời cho câu hỏi nghiên cứu và dùng quan sát
(thu thập dữ liệu) để kiểm định các giả thuyết nầy (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tuy
nhiên, luận án cũng có sử dụng nghiên cứu định tính (qualitative research) để bổ sung
cho mô hình quan hệ chất lượng dịch vụ và hài lòng trong lĩnh vực tập huấn khuyến
nông (xem 2.2.5.5).
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án có hai nội dung nghiên cứu
chính là ảnh hưởng của các chương trình khuyến nông đến hiệu quả sản xuất, thu nhập
của nông dân và chất lượng dịch vụ khuyến nông.
- Về nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình khuyến nông chuyển giao công
nghệ mới đối với hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân, luận án đã hệ thống các
lý thuyết khoa học về đổi mới công nghệ trong nông nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn;
từ đó đưa ra giả thuyết để đánh giá tác động của chương trình khuyến nông chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới đối với thực hành, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
kinh tế giữa nhóm nông dân tham gia và không tham gia chương trình khuyến nông
(đối chứng); lấy mẫu ngẫu nhiên và dùng phương pháp đánh giá tác động ngẫu nhiên
hóa (Randomized evaluation), là phương pháp thông dụng để đánh giá tác động của

các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; thu thập dữ liệu và kiểm
định giả thuyết bằng T- Test và Chi bình phương.
- Về nghiên cứu chất lượng dịch vụ khuyến nông, luận án áp dụng lý thuyết về
chất lượng dịch vụ và quan hệ chất lượng dịch vụ và hài lòng để xây dựng thang chất
lượng dịch vụ tập huấn khuyến nông trên cơ sở Thang đo SERVQUAL và mô hình
quan hệ chất lượng dịch vụ và hài lòng, có bổ sung yếu tố cảm nhận, đánh giá hiệu quả
của công nghệ mới được chuyển giao qua tập huấn khuyến nông. Lấy mẫu ngẫu nhiên,
thu thập dữ liệu, kiểm định độ tin cậy, giá trị thang đo và phân tích hồi qui hài lòng


7

theo các nhân tố của các thang đo rút ra qua phân tích nhân tố. Các biến có ý nghĩa
thống kê là các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng của chất lượng dịch vụ khuyến nông.
- Trên cơ sở kết quả kiểm định các giả thuyết, gợi ý các chính sách thúc đẩy
công tác khuyến nông và nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông.
1.4.2. Thu thập dữ liệu
1.4.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Tham khảo báo cáo của ngành nông nghiệp, Niên giám Thống kê và các tài
liệu về các chương trình khuyến nông chuyển giao công nghệ mới trong nông nghiệp
tại các hội thảo quốc gia, quốc tế, tài liệu khoa học trên mạng internet.
1.4.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Có hai bảng câu hỏi để phục vụ đề tài nghiên cứu.
Bảng 1: Kiến thức, quan điểm, thực hành và hiệu quả sản xuất của nông dân
trồng lúa trong vụ Đông Xuân 2009-2010.
Bảng 2: Chất lượng lớp tập huấn "Một phải năm giảm" vụ Hè Thu 2011.
Các bước thực hiện là:
- Thực hiện nghiên cứu định tính theo phương pháp GT (Grounded Theory)
phỏng vấn nhóm nông dân đã qua tập huấn “Một phải năm giảm” trong vụ Đông
Xuân 2010-2011 để bổ sung yếu tố cảm nhận, đánh giá về hiệu quả của tiến bộ kỹ

thuật, công nghệ mới được chuyển giao qua tập huấn khuyến nông vào mô hình quan
hệ chất lượng dịch vụ-hài lòng (xem kết quả ở 2.2.5.5)
- Phỏng vấn chuyên gia để đặt câu hỏi chất lượng dịch vụ trên cơ sở thang đo
SERVQUAL (Phụ lục 3), phỏng vấn thử 10 nông dân, điều chỉnh bảng câu hỏi, tập
huấn cán bộ phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn chính thức.
Chọn hộ nông dân từ đầu vụ và phát sổ tay đồng ruộng từ đầu vụ và hướng dẫn
nông dân ghi chép để cuối vụ điều tra thu thập số liệu đối với bảng câu hỏi 1. Đối với
bảng câu hỏi 2, phát bảng câu hỏi vào buổi tập huấn cuối cùng cho tất cả học viên


8

tham dự, hướng dẫn cách trả lời câu hỏi (không ghi tên) và thu lại tại chỗ. Chọn mẫu
theo phương pháp nhiều giai đoạn, lấy mẫu ngẫu nhiên, cỡ mẫu để phỏng vấn bảng
câu hỏi 1 là 309, cỡ mẫu để phỏng vấn bảng câu hỏi 2 là 181. Phương pháp thu thập
dữ liệu sẽ được trình bày cụ thể ở Chương 3-Phương pháp nghiên cứu.
Qui trình nghiên cứu được trình bày ở Hình 1.1.

Vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu định tính
bổ sung mô hình hồi
qui chất lượng dịch
vụ và hài lòng

Đặt giả thuyết

Bảng câu hỏi 1
Thực hành&hiệu quả SX


Bảng câu hỏi 2
Chất lượng tập huấn

Phỏng vấn thử
(10 nông dân)

Phỏng vấn thử
(10 nông dân)

Điều chỉnh
bảng câu hỏi 1

Điều chỉnh
bảng câu hỏi 2

Phỏng vấn
(cuối vụ)

Phỏng vấn
(cuối đợt tập huấn)
Kiểm định
các giả thuyết
Kết luận
Gợi ý chính sách

Hình 1.1. Qui trình nghiên cứu


9


1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Ngày nay, khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.
Trên lĩnh vực nông nghiệp, lý thuyết và thực tiễn cho biết tiến bộ kỹ thuật, công nghệ
có tác động nâng cao hiệu quả sản xuất. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu là kiểm chứng
các lý thuyết nầy trong thực tế sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL. Mặt khác, luận án cũng
đóng góp vào việc tìm hiểu các yếu tố quan trọng của chất lượng dịch vụ khuyến nông,
là lĩnh vực chưa được nghiên cứu sâu.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Sản xuất nông nghiệp ngày nay đang đối mặt với những vấn đề cạnh tranh gay
gắt, cần tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để giảm chi phí, nâng cao
chất lượng và tính cạnh tranh của nông sản, từ đó cải thiện thu nhập và đời sống nông
dân. Do đó, đề tài có ý nghĩa thực tiễn là xác định tác động của Chương trình khuyến
nông "Ba giảm ba tăng" và "Một phải năm giảm" đối với thực hành canh tác, hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả kinh tế-thu nhập của nông dân ở ĐBSCL để tập trung đẩy mạnh
trên cả vùng. Mặt khác, đề tài cũng nghiên cứu áp dụng thang đo chất lượng dịch vụ
vào dịch vụ khuyến nông. Đó là cơ sở để gợi ý các giải pháp tăng cường công tác
khuyến nông và chất lượng dịch vụ khuyến nông trong thời gian tới.
1.6. Bố cục luận án
Luận án gồm có sáu chương như sau.
Chương 1. Giới thiệu. Khái quát vấn đề nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; mục
tiêu nghiên cứu; phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa khoa học và
thực tiễn của đề tài, bố cục luận văn.
Chương 2. Tổng quan lý thuyết và thực tiễn. Gồm có hai phần tổng quan lý
thuyết liên quan và thực tiễn triển khai các chương trình khuyến nông trên thế giới,
trong nước; từ đó đưa ra khung phân tích của luận án.


10


Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu, các giả thuyết,
phương pháp thu thập cơ sở dữ liệu, phương pháp phân tích và xử lý số liệu, kiểm định
giả thuyết.
Chương 4. Hiệu quả sản xuất lúa theo công nghệ mới. Trình bày kết quả
nghiên cứu gồm đặc điểm mẫu; thực hành của nông dân và hiệu quả kỹ thuật; hiệu quả
kinh tế của sản xuất lúa.
Chương 5. Chất lượng dịch vụ khuyến nông và sự hài lòng của nông dân.
Trình bày đặc điểm mẫu nghiên cứu chất lượng dịch vụ khuyến nông, mô tả, phân tích
các thành phần của chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng đến hài lòng của nông dân.
Chương 6. Kết luận và gợi ý giải pháp. Kết luận và gợi ý giải pháp tăng cường
công tác khuyến nông và chất lượng dịch vụ khuyến nông.


11

Chương 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
2.1-Giới thiệu
Chương 2 gồm có phần tổng quan các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu;
kinh nghiệm thực tiễn về các chương trình khuyến nông chuyển giao công nghệ mới
và đánh giá chất lượng dịch vụ trong nông nghiệp; và khung phân tích của luận án.
- Phần tổng quan các lý thuyết gồm có: (1) Các phương pháp đánh giá tác động
của các chương trình dự án phát triển nông nghiệp nông thôn; (2) kỹ thuật, công nghệ
mới trong nông nghiệp và tác động của nó đến hiệu quả sản xuất; (3) khuyến nông là
hoạt động dịch vụ nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới đến nông dân và
các phương pháp khuyến nông phổ biến trên thế giới; (4) chất lượng dịch vụ và quan
hệ với hài lòng
- Phần kinh nghiệm thực tiễn về các chương trình khuyến nông trên thế giới và
Việt Nam gồm có: (1) Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest

Management-IPM), (2) Hệ thống thâm canh lúa (System of Rice Intensification-SRI),
(3) Chương trình “Ba giảm ba tăng” trong sản xuất lúa, (4) Chương trình “Một phải
năm giảm” trong sản xuất lúa, (4) Khảo sát chất lượng dịch vụ công trong nông nghiệp
nông thôn và hài lòng của nông dân do Chương trình Cải thiện cung ứng dịch vụ công
trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện ở Việt Nam
- Khung phân tích của luận án được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và mục tiêu
nghiên cứu của luận án.
2.2. Tổng quan lý thuyết
2.2.1. Đánh giá tác động
Xem xét ảnh hưởng của Chương trình khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật cũng là đánh giá tác động của chương trình.
Ủy ban hỗ trợ phát triển của Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECDDAC, 2010) định nghĩa tác động (impact) là hiệu ứng dương và âm, dài hạn sơ cấp và


12

thứ cấp tạo ra bởi một can thiệp phát triển, trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ ý hoặc
không chủ ý.
Leeuw và Vaessene (2009) cho rằng trong phát triển quốc tế, đánh giá tác động
(impact evaluation) chủ yếu quan tâm đến kết quả cuối cùng của những can thiệp
(intervention) như là chương trình, dự án, biện pháp chính sách, cải tổ đến phúc lợi
cộng đồng, hộ gia đình và những cá nhân. Đánh giá tác động là một công cụ trong bộ
công cụ đánh giá và giám sát (bao gồm đánh giá chương trình khái quát, đánh giá tiến
trình, khảo sát trước,…). Pham vi đánh giá tác động phải được nhận dạng thông qua
ba câu hỏi: của cái gì (of what) ? phải tách ra từng biện pháp can thiệp để đánh giá;
trên cái gì (on what) ? xem đối tượng nào bị tác động (định chế, nhóm, cá nhân, địa
bàn); và cho ai (for whom) ? nguyên tắc cơ bản là thống nhất mục tiêu can thiệp có giá
trị nhất, quan trọng nhất và cố gắng chuyển thành các chỉ tiêu đo lường mức độ đạt
được. Để đánh giá tác động, có thể dùng cách tiếp cận định lương, định tính hay phối
hợp. Khi đánh giá phải tách ra và đo lường đóng góp của can thiệp và chắc rằng nó là

nguyên nhân tạo ra kết quả đầu ra.

Biến
mục
tiêu

a
c

b

Trước

sau

Thời gian

Nguồn: Impact Evaluation and Development, Leeuw & Vaessene (2009)
Hình 2.1 Sơ đồ đơn giản tác động thực của can thiệp


13

Trong hình 2.1, tác động không phải là giá trị của điểm a trên trục tung, cũng
không phải tình huống xảy ra trước và sau (a-b) mà tác động thực là khác biệt giá trị
của biến mục tiêu sau khi can thiệp và giá trị của biến đáng lẽ phải có trong trường
hợp can thiệp không xảy ra (a-c).
Đánh giá tác động là nghiên cứu xem những thay đổi trong mức phúc lợi có
thực sự là kết quả của can thiệp chương trình chứ không phải của các yếu tố khác hay
không. Những phương thức đánh giá này có thể được thực hiện bằng phương pháp

định lượng (tức là thu thập dữ liệu khảo sát hay mô phỏng) trước hoặc sau khi bắt đầu
chương trình. Đánh giá tiên nghiệm (ex ante) là dự đoán các tác động chương trình
bằng dữ liệu có trước khi can thiệp chương trình, còn đánh giá hậu nghiệm (ex post) là
khảo sát kết quả sau khi triển khai. Đánh giá hậu nghiệm có lợi ích tức thì và phản ánh
hiện thực nhưng tốn kém hơn đánh giá tiên nghiệm vì đòi hỏi phải thu thập kết quả
thực tế ở nhóm đối tượng tham gia và không tham gia, cũng như các yếu tố xã hội và
kinh tế kèm theo khác có vai trò quyết định phương hướng can thiệp (Khandker và
cộng sự, 2010).
Theo White (2006), đánh giá tác động là đánh giá tác động của một biện pháp
can thiệp trên kết quả phúc lợi sau cùng. Can thiệp có thể liên quan đến dự án, chương
trình hoặc chính sách. Có nhiều định nghĩa khác nhau trong suốt 20 năm qua, mà
thông dụng là:
- Đánh giá vào tác động của biện pháp can thiệp trên kết quả phúc lợi cuối cùng
hơn là chỉ vào kết quả thực hiện dự án hoặc là đánh giá tiến trình tập trung vào việc
triển khai.
- Đánh giá liên quan đến thiết lập đối chứng (counterfactual), tức là khác nhau
do dự án làm ra (các chỉ số thể hiện thế nào khi có dự án so với không có dự án).
- Sự đánh giá được tiến hành vào những thời gian (5 hoặc 10 năm) sau khi can
thiệp hoàn tất để có thời gian cho tác động xảy ra,
- Đánh giá xem xét tất cả tác động trong một lãnh vực hoặc vùng địa lý cho
trước.


14

Bốn định nghĩa trên đây không loại trừ nhau. Cách tiếp cận của Nhóm đánh giá
độc lập của Ngân hàng thế giới (IEG-WB) hiện nay là kết hợp hai định nghĩa đầu tiên,
tức là phân tích có đối chứng và quan tâm đến phúc lợi cuối cùng. Với phân tích có đối
chứng, ta không quan sát được tác động của can thiệp trên nhóm đối chứng vì can
thiệp không xảy ra. Một giải pháp khắc phục là thực hiện cách tiếp cận trước sau

(before versus after), trong đó kết quả trung bình của nhóm được xử lý được so sánh
trước sau khi can thiệp và các thay đổi được gán cho biện pháp can thiệp. Tuy nhiên,
không thể gán cho tất cả thay đổi cho sự can thiệp vì những yếu tố bên ngoài có thể có
trách nhiệm một phần hay toàn phần cho sự thay đổi, hoặc thậm chí tác động ngược bù
lại tác động tích cực của can thiệp. Như thế, cách tiếp cận trước sau hoặc là đánh giá
quá cao hoặc quá thấp tác động nhưng ta không biết là cái nào. Giải pháp tốt nhất để
khắc phục vấn đề của nhóm đối chứng là nhóm đối chứng được chọn để so sánh phải
cùng một tập hợp các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có tất cả các đặc tính giống
với nhóm có xử lý (treatment), ngoại trừ việc nó không chịu sự can thiệp của dự án.
Tuy nhiên, có 2 vấn đề đặt ra là: sự lan truyền (contamination) và sai lệch do chọn
mẫu (sample selection bias). Sự lan truyền do 2 nguồn. Nguồn thứ nhất là từ chính can
thiệp của dự án ở nhóm xử lý tạo hiệu ứng lan truyền sang nhóm đối chứng. Cách khắc
phục là chọn nhóm đối chứng có khoảng cách với nhóm xử lý để hạn chế tác động của
can thiệp. Nguồn thứ hai là tác động của các dự án khác. Cách khắc phục là bước thứ
nhất phải thiết kế điều tra thu thập được dữ liệu về những can thiệp vào nhóm đối
chứng, và bước thứ hai là vận dụng cách tiếp cận dựa trên cơ sở lý thuyết (theorybased approach), thay vì cách so sánh đơn giản có hay không có can thiệp, thường bao
gồm nhiều dạng và mức độ can thiệp khác nhau. Sai lệch do chọn mẫu thường xảy ra
trong trường hợp người hưởng lợi từ dự án được chọn theo một số cách, bao gồm tự
chọn. Quá trình chọn như vậy nghĩa là đối tượng hưởng lợi không ngẫu nhiên, vậy thì
nhóm so sánh cũng không nên ngẫu nhiên mà nên lấy từ trong quần thể có cùng đặc
tính với những đối tượng được chọn để can thiệp.
Vấn đề trong đánh giá là mặc dù tác động của chương trình (không phụ thuộc
vào yếu tố khác) chỉ có thể thực sự được đánh giá bằng cách so sánh các kết quả khi có


15

và đối chứng không có can thiệp (counterfactual), trong khi tình huống không có can
thiệp không được quan sát. Trong cách đánh giá so sánh giữa có và không, cần có
nhóm đối chứng có đặc điểm gần giống với đối tượng thụ hưởng của chương trình,

như thế là những đối tượng nhận được can thiệp hẳn đã có những kết quả tương tự như
những đối tượng thuộc nhóm so sánh khi không có can thiệp. Trong cách đánh giá so
sánh trước và sau (đối chứng là kết quả của đối tượng tham gia trước khi có can thiệp),
có thể có những yếu tố khác (ngoài chương trình) có tác động vào trong thời gian hoạt
động của chương trình, nếu không thận trọng thì so sánh trước sau sẽ không phân biệt
được hiệu ứng của chương trình và các hiệu ứng do bên ngoài xen vào, từ đó, làm ảnh
hưởng đến độ tin cậy của kết quả. So sánh trước sau có thể có ích trong đánh giá các
can thiệp che phủ toàn bộ như các chính sách và chương trình giáo dục toàn quốc,
trong đó toàn bộ dân chúng tham gia và không có chỗ cho nhóm đối chứng nào. Trong
tình huống nầy cần có nghiên cứu ban đầu rộng, bao trùm được nhiều đặc trưng của hộ
gia đình ở thời điểm trước chương trình để có thể kiểm soát được càng nhiều yếu tố có
khả năng thay đổi trong thời kỳ càng tốt (Khandker và cộng sự, 2010).
Có nhiều phương thức đánh giá tác động hậu nghiệm. Những phương pháp nầy
có sự khác nhau theo những giả định kèm theo về cách thức giải quyết sai số lựa chon
khi tính toán mức hiệu quả can thiệp của chương trình.
(1)

Đánh giá ngẫu nhiên hóa (Randomized evaluation). Đó là hoạt
động phân bổ ngẫu nhiên trên mẫu đối tượng (ví dụ: cộng đồng hay
cá nhân); quá trình can thiệp và đối chứng có những đặc điểm tương
tự trước chương trình rồi được theo dõi suốt thời kỳ. Thực nghiệm
ngẫu nhiên có ưu điểm là tránh được sai lệch do chọn mẫu (selection
bias) ở mức độ ngẫu nhiên.

(2)

Phương pháp đối chiếu (Matching method), đặc biệt là so sánh
điểm xu hướng (PSM-propensity score matching). Nếu không có
thực nghiệm thì các phương pháp PSM sẽ so sánh tác động can thiệp
giữa các đơn vị tham gia và không tham gia tương ứng được đối



16

chiếu dựa trên một loạt các đặc điểm được quan sát. Do vậy, các
phương pháp PSM giả định rằng sai lệch do chọn mẫu chỉ dựa trên
những đặc điểm được quan sát mà không thể tính đến những yếu tố
không quan sát được có ảnh hưởng đến việc tham gia chương trình.
(3)

Phương pháp sai biệt kép (DD:Double-difference hay DID-diffence
in difference). Giả định rằng có sự chọn không quan sát (unobserved
selection), tức là sự không đồng nhất ban đầu không được quan sát
giữa hai nhóm và những yếu tố nầy không đổi theo thời gian (time
invariant). Hiệu quả can thiệp được xác định bằng lấy sai biệt trong
kết quả giữa các đơn vị can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp
của chương trình. Phương pháp DD có thể sử dụng trong cả điều kiện
thực

nghiệm

(experimental)



không

thực

nghiệm


(nonexperimental).
(4)

Phương pháp biến công cụ (IV-Instrument Variable). Các mô hình
biến công cụ được sử dụng với dữ liệu cắt ngang hay tổng quát và
trong trường hợp tổng quát, sẽ cho sai số lựa chọn về các đặc điểm
không được quan sát biến thiên theo thời gian. Trong phương pháp
biến công cụ, chệch do chọn mẫu về các đặc điểm không quan sát
được hiệu chỉnh bằng cách tìm một biến (công cụ) có tương quan với
tình trạng tham gia nhưng không có tương quan với các đặc điểm
không được quan sát có ảnh hưởng đến kết quả; biến công cụ nầy
được sử dụng để dự báo tình trạng tham gia.

(5)

Thiết kế Gián đoạn hồi qui (Regression Discontinuity) và Phương
pháp tuần tự (Pipeline). Gián đoạn hồi qui và phương pháp tuần tự
là sự mở rộng của các phương pháp biến công cụ và thực nghiệm; các
phương pháp nầy khai thác các qui luật ngoại sinh của chương trình
(như các qui định về tiêu chuẩn tham gia) để so sánh đối tượng tham
gia và không tham gia có vị trí gần nhau xung quanh ranh giới tiêu


17

chuẩn tham gia. Riêng phương pháp tuần tự lại xây dựng một nhóm
đối chứng từ những đối tượng đủ điều kiện tham gia chương trình
nhưng chưa tiếp nhận can thiệp.
Phương pháp ngẫu nhiên hóa ngày càng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, phần

nào vì nếu triển khai đúng nó có thể cho được những chỉ số đáng tin cậy về tác động
của chương trình. Chọn mẫu ngẫu nhiên có thể được thực hiện hoàn toàn ngẫu nghiên
(khi các đơn vị can thiệp và đối chứng có cùng kết quả mong đợi khi không có chương
trình). Tuy nhiên, trong thực tế, nhà nghiên cứu thường làm việc trong điều kiện bán
ngẫu nhiên, khi các mẫu can thiệp và đối chứng được chọn ngẫu nhiên, tùy thuộc vào
một số đặc điểm quan sát được (Thí dụ như là sở hữu đất đai hay thu nhập). Nếu
chương trình được chọn địa điểm một cách ngoại sinh, tùy thuộc vào những đặc điểm
quan sát được thì đánh giá chương trình không sai lệch là có thể được. Trong thực tế,
có thể rất khó để bảo đảm rằng nhóm đối chứng rất giống với vùng dự án, rằng hiệu
quả can thiệp quan sát được trên mẫu mang tính tổng quát và hiệu quả chính nó là hàm
số chỉ của chương trình mà thôi. Các nhà thống kế đề nghị cách tiếp cận ngẫu nhiên
hai giai đoạn có tính đến những ưu tiên nầy. Trong giai đoạn đầu sẽ chọn mẫu những
nguời có tiềm năng tham gia một cách ngẫu nhiên từ quần thể phù hợp, đại diện cho
quần thể với sai số chọn mẫu nhất định. Trong giai đoạn kế, cá thể trong nhóm nầy
được bố trí ngẫu nhiên cho nhóm so sánh và nhóm can thiệp, bảo đảm rằng thay đổi
trong đầu ra đo lường được là do chương trình chứ không phải yếu tố khác (Khandker
và cộng sự, 2010).
Cách tiếp cận thông dụng nhất để đo lường tác động là xem xét giá trị trung
bình của các chỉ số theo dõi ở vùng dự án và đối chứng, gán sự khác biệt do dự án tạo
ra. Cách tiếp cận hồi qui có thể cho ước lượng tương đương với cách tiếp cận khác biệt
đơn và khác biệt kép bởi việc dùng biến giả, tức là biến có giá trị 1 cho vùng dự án, 0
cho đối chứng. Khi nhóm đối chứng và nhóm xử lý có cùng kết quả đầu ra khi chưa
có biện pháp can thiệp thì tác động của dự án được đánh giá bằng sự khác biệt đơn
(single difference), tức là khác biệt giữa trung bình kết quả đầu ra giữa hai nhóm.


18

Gọi: y1 là trung bình kết quả đầu ra của nhóm xử lý


y0 là trung bình kết quả đầu ra của nhóm đối chứng
βd là hiệu ứng khác biệt đơn giữa nhóm xử lý và đối chứng
thì βd = y1 - y 0 (1)
Cách tiếp cận hồi qui của khác biệt đơn như sau:
yip = α + βd P + η (2)

( η là sai số)

yip là kết quả đầu ra của cá nhân i
P là biến giả: P = 1 khi cá nhân i thuộc nhóm xử lý (p = 1)
P = 0 khi cá nhân i ở nhóm đối chứng (p = 0)
Khi P = 0 , E (yi|P = 0) = α = y 0 (3)

Khi P = 1 E (yi|P = 1) = α + βd = y1 (4)
Thay α = y 0 từ (3) vào (4) ta được phương trình (1): βd = y1 - y 0
Như vậy, có sự tương đương giữa cách tiếp cận hồi qui với cách tính toán khác
biệt đơn giữa hai nhóm.
Ưu điểm của cách tiếp cận hồi qui là mô hình có thể mở rộng để bao bồm các
biến khác có thể ảnh hưởng đến kết quả đầu ra một cách độc lập với can thiệp của dự
án. Thí dụ. Khi đưa vào mô hình biến X, thì phương trình hồi qui là:
yip = α + β dp + α1X + α2 Xdp + η
Nếu không có được điều kiện nhóm xử lý và nhóm đối chứng có cùng kết quả
đầu ra khi chưa can thiệp, thì tác động của dự án được đánh giá bằng khác biệt kép
(double difference) hay là khác biệt trong khác biệt (difference-in-difference viết tắt là
DID). Trường hợp nầy phải có số liệu cơ bản (baseline) có được trước khi bắt đầu dự
án.
Gọi: y01 là trung bình kết quả đầu ra của nhóm xử lý ở thời điểm t = 0


19


y11 là trung bình kết quả đầu ra của nhóm xử lý ở thời điểm t = 1
y00 là trung bình kết quả đầu ra của nhóm đối chứng ở thời điểm t= 0
y10 là trung bình kết quả đầu ra của nhóm đối chứng ở thời điểm t = 1

βdd là hiệu ứng khác biệt kép giữa nhóm xử lý và đối chứng
thì βdd = ( y11 - y10 ) – ( y01 - y00 )
Trong trường hợp thực hiện được việc chọn mẫu ngẫu nhiên, so sánh đơn giữa
trung bình kết quả đầu ra giữa hai nhóm là đủ để đánh giá tác động, khác biệt giữa hai
nhóm chính là tác động của can thiệp. Để xác định can thiệp có tác động có ý nghĩa
thống kê hay không, chỉ cần kiểm định sự bằng nhau giữa trung bình kết quả đầu ra
giữa nhóm xử lý và nhóm đối chứng. Phân tích thống kê sẽ cho biết tác động có ý
nghĩa thống kê hay không và mức độ ý nghĩa cỡ nào (Leeuw và Vaessene, 2009).
Tương tự, trong khoa học nông nghiệp, đánh giá tác động cũng dùng để khảo
sát hiệu ứng của thay đổi các nhân tố sản xuất đối với năng suất, chất lượng và các đặc
tính khác. Trong các thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên, kỹ thuật phân tích là đánh giá trung
bình của các nghiệm thức và kiểm định sự khác biệt giữa các nghiệm thức
(Peterson,1994).
Các phương pháp nghiên cứu đánh giá tác động được áp dụng rộng rãi để đánh
giá các chương trình, dự án khuyến nông ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Võ Thị
Lang và cộng sự (2008), Huelgas và Templeton (2010) dùng phương pháp Đánh giá
ngẫu nhiên hóa trong nghiên cứu tác động của Chương trình "Ba giảm ba tăng" đối với
thực hành kỹ thuật và hiệu quả sản xuất lúa ở ĐBSCL vào năm 2005 và 2005-2006.
Chương trình Cải thiện cung ứng dịch vụ trong nông nghiệp và phát triển nông thôn
thực hiện đánh giá tác động theo phương pháp trước sau ở hai tỉnh Cao Bằng và Hòa
Bình trong hai năm 2008, 2010 (PS-ARD, 2010). Rodriguez và cộng sự (2007) dùng
phương pháp So sánh điểm xu hướng (PSM) và khác biệt kép (double difference) để
đánh giá tác động của Chương trình Phát triển nông nghiệp cho nông dân trồng dừa
nghèo ở Philippines năm 1999-2001. Theo White (2006) Nhóm đánh giá độc lập của
Ngân hàng thế giới (IEG-WB) đã dùng phương pháp So sánh điểm xu hướng (PSM)



20

để đánh giá tác động của Dự án Dinh dưỡng tổng hợp ở Bangladesh trên trẻ em dưới
24 tháng tuổi vào năm 2004; dùng phương pháp khác biệt đơn (Single difference) và
khác biệt kép (Double difference) để đánh giá tác động của dự án Phục hồi và kiểm
soát nước nhiễm mặn năm 1990-1994; Dự án Xây dựng đường nông thôn ở Morocco
đối với các hoạt động liên quan giao thông, hoạt động nông nghiệp và dịch vụ xã hội
năm 1983-1990; Dự án Cải thiện chất lượng cuộc sống ở Kampung, Indonesia năm
1974-1988; dùng phương pháp khác biệt kép đánh giá tác động dự án xây dựng định
chế và tài trợ phát triển địa phương thực hiện ở hai quốc gia Brazil và Philippines vào
những năm 1990.
2.2.2. Kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp
2.2.2.1. Kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp
Theo Ingold (2002) từ công nghệ (technology) là từ ghép của hai từ có nguồn
gốc Hy Lạp cổ là tekhne, nghĩa là nghệ thuật hay kỹ năng của công việc thủ công và
logos, nghĩa là khung nguyên tắc rút ra từ áp dụng lý trí (application of reason). Đôi
khi, trong văn học cổ hai từ tekhne và logos kết hợp lại để chỉ nghệ thuật của lý lẽ (art
of reason), hay là kỹ năng tranh biện. Tuy nhiên, thuật ngữ công nghệ trong cách dùng
thời đó có nghĩa ngược lại, cụ thể là những nguyên tắc hợp lý để quản lý việc xây
dựng các công trình thủ công, đơn giản là lý lẽ của nghệ thuật (reason of art) hơn là
nghệ thuật của lý lẽ (art of reason). Với ý nghĩa đó, thuật ngữ này cũng không được
dùng thường xuyên cho đến thế kỷ 17, khi có những phát kiến về thiên văn học của
Galileo, Newton và Descartes. Lúc đó người ta hiểu vũ trụ như là bộ máy khổng lồ mà
khi hiểu được nguyên lý vận hành của nó một cách khoa học, bộ máy nầy sẽ được điều
khiển để phục vụ lợi ích và mục đích của con người. Do đó, công nghệ được xem là sự
áp dụng của cơ học của tự nhiên, có được qua quá trình tìm kiếm khoa học cho đến khi
đạt mục đích. Định nghĩa công nghệ cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào ý định bao gồm
tất cả hoạt động của con người trong các xã hội trong suốt các thời kỳ, hay là đánh dấu

các biến đổi lịch sử đặc biệt cho ra khái niệm đầu tiên.


21

Công nghệ là hoạt động thực hành có mục đích, bao gồm tác động qua lại giữa
con người với kiến thức của họ và công cụ, máy móc-gọi là phần cứng (Wilson và
Heeks, 2000). Rogers (1983) cho rằng công nghệ là thiết kế cho hoạt động có sử dụng
công cụ sản xuất làm giảm tính không chắc chắn của quan hệ nhân quả để đạt kết quả
mong muốn. Công nghệ gồm hai thành phần: Phần cứng gồm công cụ gồm trong công
nghệ đó như là vật liệu dụng cụ sản xuất, còn phần mềm là cơ sở thông tin về công cụ
đó. Theo Ellis (1988) kỹ thuật là phương pháp sản xuất đơn độc nào đó, có nghĩa là sự
kết hợp đúng đắn của các đầu vào được sử dụng để sản xuất một đầu ra nhất định; còn
công nghệ là tất cả các phương pháp sản xuất được phát triển với những hiểu biết khoa
học.
Theo Vũ Đình Thắng (2001), “công nghệ cũng là tập hợp những kiến thức của
con người, nhưng đã được chuyển hóa thành phương thức và phương pháp sản xuất,
những hiểu biết đã được vật chất hóa trong công cụ lao động, đối tượng lao động,
trong qui trình công nghệ hoặc kết tinh lại thành kỹ năng, kỹ xảo hay cách kết hợp các
yếu tố đầu vào sao cho có hiệu quả nhất của người lao động trong sản xuất nông
nghiệp”. Công nghệ được phân biệt thành “phần cứng” và “phần mềm”. Phần cứng
gồm máy móc, thiết bị, công cụ, nguyên liệu, vật liệu…; phần mềm bao gồm yếu tố
con người, các tài liệu công nghệ và yếu tố thể chế. Các tiến bộ khoa học công nghệ
nông nghiệp có thể phân nhóm như sau: tiến bộ kỹ thuật trong việc sử dụng các
phương tiện cơ khí; tiến bộ kỹ thuật trọng việc sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật; tiến bộ kỹ thuật trong việc sử dụng, cải tạo đất; sử dụng nguồn nước trong
nông nghiệp và vấn đề bảo vệ môi trường; những tiến bộ liên quan đến người lao động
gồm: trình độ văn hóa, trình độ lành nghề, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ quản lý…
Mitcham (1978, dẫn theo Ingol, 2002) phân biệt công nghệ như là vật dụng
(technology-as-objects), công nghệ như là quá trình (technology-as-process), công

nghệ như là kiến thức (technology-as-knowledge) và công nghệ như là ý muốn
(technology-as-volition). Quinn và cộng sự (2002) cho rằng phần mềm là yếu tố cơ
bản trong tất cả lãnh vực đổi mới công nghệ từ nghiên cứu cơ bản đến đưa ra sản
phẩm, nó giúp giảm chi phí sản xuất, giảm chu kỳ sản xuất và tăng giá trị của những


22

đổi mới. Ingold (2002) phân biệt kỹ thuật (technique) và công nghệ (technology). Kỹ
thuật liên quan kỹ năng, là khả năng chuyên biệt của từng người, còn công nghệ là tập
hợp kiến thức khách quan, tổng quát, cho đến mức độ khả năng áp dụng thực hành, và
cũng cần phân biệt chúng với công cụ (tool), là vật dụng dùng để giúp con người tăng
khả năng hoạt động trong điều kiện định sẵn. Đinh Phi Hổ (2008) khái quát công nghệ
là tập hợp các phương pháp, qui trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương tiện để
biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời
sống. Công nghệ được coi là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm. Phần cứng là
máy móc, nhà xưởng, thiết bị. Phần mềm bao gồm 3 thành phần: con người (kiến thức,
kỹ năng, tay nghề, kinh nghiệm), thông tin (bí quyết, qui trình, phương pháp) và tổ
chức (sắp xếp, điều phối, quản lý).
Như vậy, theo các khái niệm trên, tiến bộ kỹ thuật "Ba giảm ba tăng" và "Một
phải năm giảm" trong nông nghiệp như Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận có thể
được coi là công nghệ trong nông nghiệp vì gồm cả phần cứng như vật tư nông nghiệp,
công cụ và phần mềm là qui trình kỹ thuật được áp dụng, có tác dụng tạo ra sản phẩm
và làm tăng hiệu quả sản xuất lúa.
2.2.2.2. Đổi mới công nghệ
Phạm Vân Đình (1995) cho rằng tiến bộ khoa học đánh dấu sự phát triển mới
của khoa học thì công nghệ sản xuất là sự cụ thể hóa việc thực hiện tiến bộ khoa học
đó qua một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp; tiến bộ khoa học mới trong nông
nghiệp cũng được thực hiện qua công nghệ sản xuất tương ứng. Tác dụng của tiến bộ
khoa học công nghệ đem lại cho nông nghiệp kết quả sản xuất cao, thể hiện rõ nét

trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế. Những phương tiện mới, qui trình kỹ thuật mới
đã mang lại hiệu suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, chất lượng và năng suất sản
phẩm tăng dẫn đến hiệu quả kinh tế cao hơn. Ở Việt Nam, nhờ tiến bộ kỹ thuật công
nghệ năng suất lúa đã tăng gấp nhiều lần (năm 1912: 10-12 tạ/ha, năm 1992: 33,2
tạ/ha). Trên thế giới, từ năm 1950 đến 1998, dân số thế giới tăng gấp đôi (từ 2,6 tỉ
người lên 5,9 tỉ người), sản lượng lương thực qui hạt trên đầu người tăng 12% trong


23

khi diện tích canh tác trên đầu người giảm phân nửa (Brown, Gardner và Halweil,
1999 dẫn theo Sunding và Zilberman, 2000). Kiến thức, khoa học và công nghệ đã
đóng góp vào sự gia tăng sản xuất nông nghiệp đáng kể trong thời gian qua, chủ yếu
nhờ tập trung tăng năng suất với giống cải thiện, tăng nhập lượng và cơ giới hóa; góp
phần vào an ninh lương thực, đưa bình quân lương thực trên đầu người tăng từ 2360
Kcalo vào những năm 1960 lên 2803 Kcalo vào những năm 1990, trong khi dân số thế
giới đã tăng đáng kể (Boutsen, 2009). Điều nầy chứng tỏ năng suất tăng và phương
pháp sản xuất nông nghiệp thay đổi mạnh mẽ.
Báo cáo đánh giá quốc tế về khoa học và công nghệ nông nghiệp cho phát triển
(IAASTD- International Assessment of Agriculture Science and Technology for
Development) cũng đã xác định kiến thức, khoa học và công nghệ nông nghiệp đã
đóng góp vào gia tăng sản xuất nông nghiệp đáng kể trong thời gian qua để giải quyết
an ninh lương thực trong khi dân số đã gia tăng đáng kế (IAASTD, 2008). Tuy nhiên,
chú trọng năng suất trong nhiều trường hợp đã có hậu quả tiêu cực đến tính bền vững
của môi trường. Do đó, tăng cường kiến thức nông nghiệp và khoa học công nghệ
hướng đến khoa học sinh thái nông nghiệp sẽ đóng góp vào việc chỉ ra các vấn đề môi
trường trong khi giữ vững và tăng hiệu quả sản xuất. Nhiều thách thức với nông
nghiệp hôm nay và tương lai sẽ đòi hỏi áp dụng kiến thức, khoa học và công nghệ hiện
hữu một cách đổi mới và tổng hợp hơn; cũng như các cách tiếp cận mới đối với quản
lý nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên theo hướng có nhiều thành phần tham gia.

Chọn lựa cách tiêp cận phù hợp để tiếp nhận và áp dụng đổi mới nông nghiệp là rất
quan trọng để phát triển đạt mục tiêu bền vững (Boutsen, 2009)
Đổi mới công nghệ (innovation) được định nghĩa như là phương pháp mới, tập
quán và công cụ dùng để thực hiện công việc. Đổi mới công nghệ được chia làm 2
loại, có loại bao gồm thiết bị (như máy kéo, phân bón…), và có loại không bao gồm
thiết bị mà chỉ là qui trình, phương pháp (như phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp),
phù hợp với đầu tư công vì chuyển giao dễ dàng cho nhiều người áp dụng (Sunding và
Zilberman, 2000). Quá trình đổi mới công nghệ là một quá trình trong đó, cá nhân hay
đơn vị đi từ kiến thức đầu tiên của công nghệ mới đến hình thành thái độ đối với công


24

nghệ mới, đến quyết định chấp nhận hay bác bỏ, đến áp dụng ý tưởng mới, và đến xác
nhận quyết định đó (Rogers,1983). Theo Ellis (1988) chuyển đổi công nghệ phản ánh
đối với những hiểu biết khoa học tiên tiến, từ đó các phương pháp sản xuất mới có thể
được tìm ra, đặc biệt là tạo ra hiệu suất cao hơn.
Ngô Đức Cát (2001) cũng cho rằng đổi mới công nghệ là sự đổi mới các kỹ
thuật có sẵn hoặc trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản
lượng, nhờ đó, sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn với nhập lượng như cũ hoặc có thể làm
ra sản lượng như cũ nhưng với nhập lượng ít hơn. Nguồn đổi mới công nghệ trong
nông nghiệp Việt Nam là: nhập khẩu từ nước ngoài, ứng dụng và chuyển giao công
nghệ từ các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, tổng kết kinh nghiệm sản xuất
từ thực tiễn. Các yếu tố ảnh hưởng tiếp thu công nghệ nới của nông dân là: tính phức
tạp hay đơn giản gọn nhẹ, hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương.
Khả năng áp dụng công nghệ mới tùy thuộc vào việc học hỏi am hiểu, thành thạo của
nông dân, nắm bắt phương thức vận hành, thái độ chấp nhận rủi ro…
Valera (1987) cho rằng công nghệ có thể đến với nông dân qua chuyển giao
công nghệ, đó là tiến trình tổng quát của việc đưa thông tin và kỹ năng từ nhưng nơi
tạo ra chúng như là phòng thí nghiệm và trường đại học cho nông dân. Đổi mới là ý

tưởng, thực hành, hoặc vật dụng được nhận thức như là mới bởi một cá nhân đó,
phương cách mới để làm việc gì. Trong công tác khuyến nông, đổi mới giống như là
thay đổi hoặc cải tiến giống, công nghệ, thực hành. Mới không đơn giản là kiến thức
mới mà có thể biểu lộ trong hiểu biết, thái độ, hoặc là trong quyết định dùng ý tưởng
mới.
Ảnh hưởng của đổi mới công nghệ đã được mô tả bởi Kaldor vào 1957. Kaldor
cho rằng nguồn gốc tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tiến bộ kỹ thuật, tức là trình độ
công nghệ (Đinh Phi Hổ, 2008).
Trong hình 2.2, đường biểu diễn Ft năng suất lao động (Y/L) là một hàm số
theo tỉ suất vốn lao động (K/L)t ở thời điểm t với giả định trình độ công nghệ không
đổi. Do năng suất lao động biên giảm dần, khi tăng vốn từ (K/L)t đến (K/L)t+1, trên


25

đường Ft, năng suất lao động di chuyển từ điểm A đến B, năng suất lao động biên
bằng không, năng suất lao động không tăng. Nếu trình độ công nghệ thay đổi, đường
Ft sẽ dịch chuyển lên đường Ft+1, nằm phía trên đường Ft. Với mọi mức vốn/lao động,
năng suất lao động sẽ cao hơn. Do đó, với mức đầu tư là (K/L)t+1, thì năng suất lao
động là (Y/L)t+1, tương ứng năng suất lao động từ điểm A đến điểm C (cao hơn điểm
B), năng suất lao động biên dương và năng suất lao động tăng do có yếu tố công nghệ .
Năng suất lao
động (Y/L)

A

O

(K/L)t


(K/L) t+1

C

F t+1

B

Ft

Tỉ suất
vốn/lao động
(K/L)

Nguồn: Kinh tế học nông nghiệp bền vứng (Đinh Phi Hổ, 2008)

Hình 2.2: Ảnh hưởng của trình độ công nghệ (Mô hình Kaldor)
Theo Colman và Young (1989), đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức
sao cho nâng cao được năng lực sản xuất. Nói cách khác, thông qua đổi mới công
nghệ, hàm sản xuất sẽ dịch chuyển lên, như là: có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn với
một khối lượng đầu vào như cũ hoặc có thể làm ra một lượng sản phẩn như cũ nhưng
với khối lượng đầu vào ít hơn. Việc đưa hạt giống lúa mì mới làm tăng năng suất. Với
lượng phân bón f0, sản lượng tăng từ OA lên OB, với khối lượng đầu ra nhất định như
OA, có thể giảm bớt lượng phân bón đi (từ Of0 xuống Of1). Trường hợp này, ngoài
phân bón, tất cả các đầu vào khác không thay đổi (hình 2.3).


×