Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Tác động của quản trị công ty đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 166 trang )

13

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thông tin BCTC là một trong những kênh thông tin mà các công ty niêm yết
được yêu cầu cung cấp trên thị trường chứng khoán. Chất lượng thông tin trình bày
trên BCTC là yếu tố quyết định cho thị trường tài chính hiệu quả. Trong thị trường
chứng khoán, Công ty niêm yết là bên cung cấp thông tin, nhà đầu tư là đối tượng
chủ yếu tiếp nhận và sử dụng các thông tin này trong quá trình ra quyết định của
mình. Tuy nhiên, thông tin được trình bày và công bố như thế nào để đáp ứng được
nhu cầu người sử dụng vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa mong đợi và thực tế. Chất
lượng thông tin BCTC phụ thuộc vào chất lượng của quá trình tạo lập, trình bày và
công bố của các công ty niêm yết, quá trình này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy, hiện nay trên thế giới và Việt
Nam, vấn đề này được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Hiện nay trên thế giới, khái niệm cũng như việc đo lường chất lượng thông tin
BCTC được các nhà nghiên cứu nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Hầu hết các
nghiên cứu đều đo lường chất lượng BCTC một các gián tiếp thông qua các hành vi
như: quản trị lợi nhuận (Earning Managenent), công bố lại BCTC (Financial
Restatement), hành vi gian lận BCTC (Financial Statement Fraud) (Schipper và
Vincent, 2003; Cohen, 2004). Tuy nhiên, chất lượng thông tin BCTC ở đây chỉ xem
xét chủ yếu ở góc độ các thông tin tài chính. Thông tin BCTC hiện nay không chỉ
dừng ở những thông tin trên BCTC theo ý nghĩa truyền thống, mà nó được hiểu
theo khái niệm rộng hơn. Bên cạnh các thông tin tài chính, nhằm hướng đến sự hữu
ích cho quá trình ra quyết định của người sử dụng thông tin BCTC, đặc biệt là các
đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (đa phần trong số họ là các nhà đầu tư và các nhà
phân tích), thông tin BCTC còn phải cung cấp những thông tin phi tài chính như:
báo cáo và phân tích của nhà quản lý, báo cáo kiểm toán và các báo cáo khác (Ferdy
van Beest, 2009). Mặt khác, ngoài những công bố bắt buộc, doanh nghiệp cần công
bố những thông tin tự nguyện (Popa Adina, 2008).



14

Chất lượng thông tin BCTC chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó QTCT
được quan tâm nhiều trong hơn thập niên gần đây. Chức năng QTCT bao gồm
những yếu tố bên ngoài lẫn bên trong. Yếu tố bên trong là việc thiết lập cơ cấu
nhằm kiểm soát hành vi lập và công bố thông tin BCTC. Cơ cấu này hoạt động hiệu
quả sẽ giúp thông tin BCTC có chất lượng cao. Các nghiên cứu trước đây thường
tập trung vào những yếu tố bên trong bao gồm: HĐQT như: quy mô, thành viên độc
lập, quyền hạn, chuyên gia, tần suất cuộc họp…; UBKT như: thành viên độc lập,
kinh nghiệm và chuyên môn; sự hiện diện của KTNB trong cơ cấu công
ty…(Cohen, 2004; Brennan, 2007). Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng QTCT tốt
sẽ dẫn đến thông tin BCTC có chất lượng cao và ngược lại chất lượng thông tin
BCTC thấp phần lớn xuất phát từ những doanh nghiệp có QTCT yếu kém (Cohen,
2004). Thông tin BCTC là do các nhà quản lý doanh nghiệp lập và công bố. Với
nhiều lý do khác nhau, họ có xu hướng công bố thông tin BCTC không phản ánh
đầy đủ và trung thực tình hình hoạt động của công ty. Từ đó ảnh hưởng đến tính
hữu ích của thông tin BCTC đối với người sử dụng khi ra quyết định và làm ảnh
hưởng đến tính hiệu quả của thị trường vốn.
Tại Việt Nam, thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói
riêng ngày càng phát triển. Sự phát triển này không chỉ dừng ở số lượng các công ty
niêm yết mà còn gia tăng số lượng người sử dụng thông tin BCTC trong cũng như
ngoài nước. Mặc dù Nhà nước Việt Nam đã cố gắng đưa ra nhiều văn bản pháp lý
có liên quan nhằm tăng cường hiệu quả thị trường chứng khoán, đặc biệt liên quan
đến chất lượng thông tin BCTC cũng như QTCT, nhưng các quy định này chỉ mang
tính chất định hướng. Chính vì điều này, đã dẫn đến việc thực thi ở mỗi doanh
nghiệp là khác nhau, từ đó chất lượng thông tin BCTC mà doanh nghiệp cung cấp là
khác nhau.
Vậy, tại thị trường chứng khoán Việt Nam, chất lượng thông tin BCTC hướng
đến sự hữu ích đối với người sử dụng đang ở mức độ nào? Những đặc tính nào của

QTCT có tác động đến chất lượng thông tin BCTC và mức độ ảnh hưởng của chúng
được đánh giá như thế nào?


15

Theo sự hiểu biết của tác giả, tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu đo lường
chất lượng thông tin BCTC cũng như đánh giá về sự tác động của QTCT đến chất
lượng thông tin BCTC một cách toàn diện. Xuất phát từ khoảng trống trong nghiên
cứu lý thuyết và nhu cầu thực tế, nên luận án chọn đề tài: “Tác động của QTCT
đến chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là tập trung vào nghiên cứu sự tác động của
các đặc tính QTCT với chất lượng thông tin BCTC của công ty niêm yết tại Việt
Nam, qua đó luận án đưa ra những kiến nghị tăng cường QTCT nhằm nâng cao chất
lượng thông tin BCTC để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin ngày càng cao của các
nhà đầu tư. Cụ thể, luận án thực hiện nhằm đạt đến ba mục tiêu:
-

Thứ nhất: xác định các thuộc tính đo lường chất lượng thông tin BCTC
các công ty niêm yết tại Việt nam.

-

Thứ hai: xác định các yếu tố QTCT tác động đến chất lượng thông tin
BCTC.

-

Thứ ba: đánh giá thực trạng chất lượng thông tin BCTC và sự tác động

của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC của các công ty niêm yết tại
Việt Nam để từ đó đưa ra những kiến nghị về tăng cường QTCT và nâng
cao chất lượng thông tin BCTC.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ những vấn đề được trình bày trên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã
giới thiệu, luận án đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi 1: Chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết tại Việt nam
được đánh giá ở mức độ nào?
Câu hỏi 2: Các yếu tố QTCT tác động như thế nào đến chất lượng thông tin
BCTC các công ty niêm yết tại Việt Nam?
Câu hỏi 3: Định hướng nào để tăng cường QTCT qua đó nâng cao chất
lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


16

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận án là sự tác động của QTCT đến chất lượng
thông tin BCTC.
Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát là thông tin BCTC và các đặc tính QTCT các công ty
niêm yết tại HOSE và HNX cho năm tài chính 2012.
- Thông tin BCTC bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính được doanh
nghiệp công bố trên các báo cáo, bao gồm: báo cáo thường niên, báo cáo QTCT,
BCTC quý 4.
- Các yếu tố QTCT được giới hạn trong luận án bao gồm: HĐQT, BKS và
KTNB.
5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của luận án là phương pháp hỗn hợp gắn kết và giải
thích, bao gồm phương pháp định tính và định lượng.
Phương pháp định tính: được sử dụng hai bước. Bước 1, luận án phỏng vấn
chuyên gia nhằm khẳng định sự cần thiết các thang đo chất lượng thông tin BCTC
phù hợp với môi trường Việt Nam. Bước 2, luận án phỏng vấn các chuyên gia về
QTCT nhằm giải thích kết quả khi phân tích hồi quy tương quan giữa các biến
QTCT và chất lượng thông tin BCTC.
Phương pháp định lượng: thực hiện bằng cách khảo sát chất lượng thông tin
BCTC các công ty niêm yết Việt Nam thông qua các thang đo đặc tính chất lượng.
Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp thông kê và mô hình hồi quy để đánh giá sự
tác động các yếu tố QTCT lên chất lượng thông tin BCTC.
6. Những đóng góp mới của luận án
Xem xét và đối chiếu với các nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa
học trước đây, luận án đã đóng góp mới những vấn đề sau đây:
- Tác giả đã hệ thống hóa lý thuyết chất lượng thông tin BCTC và QTCT từ
những nghiên cứu trước đây trên thế giới và Việt Nam. Nội dung này bao gồm việc
hệ thống hóa nền tảng lý thuyết chất lượng thông tin BCTC và sự tác động của


17

QTCT đến chất lượng thông tin BCTC. Việc tổng hợp này giúp các nhà nghiên cứu
tiếp theo tiếp cận lý thuyết chất lượng thông tin BCTC và QTCT một cách có hệ
thống và dễ dàng hơn.
- Về phương diện phương pháp nghiên cứu, luận án đã xây dựng các thang
đo được kiểm định sự phù hợp cũng như độ tin cậy và giá trị của chúng, từ đó đo
lường chất lượng thông tin BCTC hướng đến sự hữu ích đối với người sử dụng
thông tin BCTC để ra quyết định kinh tế. Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu hàn
lâm tại Việt Nam có những nghiên cứu tiếp theo sử dụng, điều chỉnh và bổ sung để
từng bước có bộ thang đo có giá trị và độ tin cậy cao, giúp cho việc đánh giá chất

lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết tại Việt Nam ngày một hoàn thiện hơn.
- Từ thực trạng qua việc phân tích đánh giá các đặc tính chất lượng thông tin
BCTC và các yếu tố QTCT giúp các nhà hoạch định chính sách, lập pháp có cái
nhìn sâu hơn trong việc xây dựng luật pháp có liên quan nhằm nâng cao chất lượng
thông tin BCTC và QTCT tốt phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó,
những kiến nghị trong luận án giúp các công ty niêm yết tự hoàn chỉnh các nội dung
về thông tin BCTC cần thiết phải cung cấp cho cổ đông và hoàn thiện QTCT hướng
đến đảm bảo chất lượng thông tin BCTC công bố.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án bao gồm 5 chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu chất lượng thông tin BCTC và
QTCT
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về chất lượng thông tin BCTC và QTCT
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


18

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG
THÔNG TIN BCTC VÀ QTCT.
Trong phần này tác giả trình bày các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và
thế giới với nội dung liên quan đến chất lượng thông tin BCTC và các yếu tố QTCT
có tác động đến thông tin BCTC. Khi tìm hiểu về sự tương quan giữa QTCT đối với
các thông tin BCTC, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận các vấn đề theo nhiều hướng
khác nhau:
- Góc độ chất lượng thông tin BCTC: các tác giả quan tâm đến tính hữu ích,

sự minh bạch, quản trị lợi nhuận, công bố lại BCTC, gian lận BCTC, công bố thông
tin bao gồm thông tin bắt buộc và tự nguyện.
- Góc độ QTCT: các nghiên cứu tập trung vào cơ cấu cũng như các thuộc
tính liên quan đến HĐQT, Ban điều hành, UBKT, KTNB, Kiểm toán độc lập.
1.1 Các nghiên cứu công bố trong nước (Phụ lục 1)
1.1.1 Chất lượng thông tin BCTC
Thông tin BCTC là kết quả của quá trình lập, trình bày và công bố. Hầu hết
các nghiên cứu trong nước tập trung vào các khía cạnh khác nhau của thông tin
BCTC theo nghĩa truyền thống.Vì vậy, luận án sẽ xem xét các nghiên cứu trong
nước theo từng hoạt động của quá trình này.
1.1.1.1 Quá trình tạo lập thông tin BCTC
Quá trình tạo lập thông tin BCTC có thể tóm tắt từ việc ghi nhận các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh thông qua hệ thống xử lý nghiệp vụ của hệ thống kế toán, đảm
bảo các nghiệp vụ ghi nhận phù hợp với các chuẩn mực kế toán hiện hành. Như
vậy, thông tin BCTC có chất lượng phụ thuộc vào chất lượng của hệ thống xử lý
thông tin kế toán và chất lượng của chuẩn mực kế toán ban hành. Các tác giả trong
nước nghiên cứu đến quá trình tạo lập tiêu biểu có công trình như sau:
Nguyễn Phúc Sinh (2008), trong luận án Tiến sĩ, bằng phương pháp nghiên
cứu chủ yếu là tổng hợp, phân tích, so sánh, tác giả trình bày nền tảng, lý thuyết và
thực tiễn quan điểm về tính hữu ích của BCTC của quốc tế và Việt nam để phân tích


19

đánh giá thực trạng cung cấp thông tin hữu ích cả BCTC doanh nghiệp Việt Nam,
từ đó tác giả xây dựng và đề xuất các quan điểm và kiến nghị nhằm chuẩn hóa
BCTC hiện hành (gồm 4 mẫu theo quy định) mà Bộ tài chính ban hành.
Võ Văn Nhị và các cộng sự (2011), trong nghiên cứu đề tài cấp bộ, tác giả sử
dụng phương pháp nghiên cứu: phương pháp hệ thống, so sánh – đối chiếu, tổng
hợp, phân tích và tiếp cận mục tiêu đã đánh giá thực trạng các quy định pháp lý liên

quan về kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam như: luật kế toán, chuẩn
mực và chế độ kế toán và đánh giá thực trạng tình hình thực hiện công tác kế toán
của doanh nghiệp Việt Nam từ đó đưa ra các nguyên nhân tồn tại về hệ thống pháp
lý cũng như quá trình thực hiện công tác kế toán của các doanh nghiệp. Từ thực
trạng đã phân tích, tác giả cho rằng để nâng cao chất lượng thông tin kế toán cần
nâng cao chất lượng những nội dung có liên quan của hệ thống pháp lý về kế toán
và nâng cao chất lượng công tác kế toán của doanh nghiệp.
Nguyễn Bích Liên (2012), với đề tài trong luận án tiến sĩ “Xác định và kiểm
soát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng
dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt
Nam” tác giả cho rằng quan điểm của FASB, IASB và chuẩn mực kế toán Việt Nam
đều cho rằng chất lượng thông tin kế toán đồng nghĩa với chất lượng BCTC. Tuy
nhiên, quan điểm chất lượng thông tin của tác giả trong môi trường công nghệ thông
tin được xác định bởi các tiêu chuẩn: hữu hiệu, hiệu quả, bảo mật, toàn vẹn, sẵn
sàng, tuân thủ và đáng tin cậy. Các tiêu chuẩn liên quan gắn với các chuẩn mực kế
toán nằm ngoài phạm vi nghiên cứu luận án của tác giả. Nghiên cứu của tác giả chủ
yếu tập trung vào năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho quy trình xử lý các
thông tin kế toán và chất lượng thông tin kế toán phụ thuộc vào ứng dụng hệ thống
thông tin này.
1.1.1.2 Quá trình trình bày và công bố thông tin


20

Liên quan đến quá trình trình bày và công bố thông tin, các tác giả nghiên
cứu tập trung về những lĩnh vực như sự minh bạch, hình thức và nội dung thông tin
công bố, đại diện các nghiên cứu này như:
Nguyễn Thị Hồng Oanh (2008), trong luận văn thạc sĩ, tác giả khảo sát thực
tế thông qua các nhà đầu tư về những thông tin trên BCTC mà nhà đầu tư quan tâm,
qua đó tác giả xác định khả năng thỏa mãn của nhà đầu tư khi sử dụng các thông tin

này. Từ đó tác giả kết luận, vấn đề trình bày và công bố thông tin BCTC của các
công ty niêm yết chưa thật sự hữu ích đối với các nhà đầu tư như: thiếu thông tin,
việc tính toán các số liệu tài chính khó khăn, tiếp cận thông tin khó khăn và công bố
chưa kịp thời. Thông qua những yếu kém đã phân tích, tác giả đề xuất nhằm hoàn
thiện việc trình bày và công bố thông tin BCTC của các công ty niêm yết tại
SGDCK TPHCM.
Lê Thị Tú Oanh (2012), trong luận án tiến sĩ, tác giả bằng phương pháp phân
tích, tổng hợp qua khảo sát và xem xét 40 Báo cáo thường niên của các công ty
niêm yết tại Việt nam, cùng với các đánh giá từ phía người sử dụng là các nhà đầu
tư, các chuyên gia và từ phía doanh nghiệp là người lập Báo cáo thường niên nhằm
đánh giá những ưu, nhược điểm của báo cáo thường niên mà các công ty niêm yết
tại Việt nam đang thực hiện. Trên cơ sở đó, luận án đã đề ra những kiến nghị liên
quan nhằm chuẩn hóa báo cáo thường niên như: hình thức, nội dung báo cáo; số
lượng báo cáo bộ phận, thời gian và cách thức công bố. Tác giả đã đề xuất mẫu Báo
cáo thường niên nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, đầy đủ
và kịp thời trong công bố thông tin.
Nguyễn Đình Hùng (2010), trong luận án Tiến sĩ, tác giả xác định sự minh
bạch thông tin tài chính có thể xem là sự sẵn có của các thông tin tài chính cho
người sử dụng và nó được thể hiện qua các đặc tính: sự kịp thời, sự thuận tiện, sự
chính xác, sự đầy đủ và sự nhất quán. Tác giả xác định 6 yếu tố kiểm soát sự minh
bạch: Hệ thống chuẩn mực kế toán, quy định liên quan đến công bố báo cáo tài
chính, Hệ thống kiểm soát nội bộ, Ban Giám đốc, Kiểm toán độc lập và Ban kiểm
soát. Từ việc khảo sát sự tác động 6 yếu tố này đến các đặc tính của sự minh bạch


21

các công ty niêm yết tại Việt nam, tác giả đưa ra những kiến nghị liên quan đến 6
yếu tố để tăng cường sự minh bạch thông tin tài chính các công ty niêm yết tại Việt
nam.

Ngoài ra, năm 2011 trong bài viết của tác giả Đặng Thị Thúy Hằng, tác giả
quan tâm đến công bố thông tin ở một góc độ khác về công bố thông tin kế toán.
Tác giả xem xét thông tin mà doanh nghiệp công bố dưới hai góc độ thông tin bắt
buộc và thông tin tự nguyện. Tác giả đánh giá thực trạng công bố thông tin kế toán
các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam thông qua các yếu tố như: tính kịp thời, sử
dụng giá trị hiện tại trong kế toán, chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán và
công bố các thông tin tự nguyện. Tác giả cho rằng những yếu tố trên đã làm hạn chế
chất lượng thông tin kế toán và đã đưa ra những kiến nghị có liên quan nhằm nâng
cao chất lượng thông tin kế toán
1.1.2 Tác động QTCT đến chất lượng thông tin BCTC
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có ít đề tài nghiên cứu sự tương quan
giữa chất lượng thông tin BCTC và QTCT, mà chỉ có những nghiên cứu dưới những
góc độ khác nhau liên quan đến BCTC và QTCT, điển hình có các nghiên cứu sau:
Trần Thị Xuân Mai (2011) và Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), trong Luận
văn Thạc sĩ, hai tác giả nghiên cứu mối tương quan giữa cơ chế quản trị công ty và
tỷ lệ sở hữu vốn tác động đến hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết tại Việt
Nam. Cả hai luận văn đều sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm bằng mô
hình hồi quy đa biến xem xét các yếu tố quản trị như: quy mô doanh nghiệp, cơ cấu
HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn… tác động vào các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh như ROA,
ROE. Các nghiên cứu này đều đưa ra kết luận các yếu tố quản trị công ty có tác
động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2013, tác giả Hà Thị Đoan Trang trong bài viết “QTCT và vấn đề bảo
vệ nhà đầu tư chứng khoán”, dựa vào kết quả của thẻ điểm QTCT của Tổ chức Tài
chính Quốc tế (được thiết kế dựa trên 5 tiêu chí là: quyền cổ đông; đối xử bình đẳng
với cổ đông; vai trò của các bên liên quan; minh bạch và công bố thông tin; trách


22

nhiệm của HĐQT) công bố ngày 22/11/2012 trên cơ sở khảo sát 100 công ty hàng

đầu đang niêm yết trên 2 Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam cho thấy QTCT tại
Việt Nam đạt kết quả thấp, tác giả đã phân tích và đưa ra những nguyên nhân của
tình trạng trên, chủ yếu là tính độc lập của HĐQT thấp, từ đó tác giả đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao tính độc lập của HĐQT.
Năm 2009, tác giả Võ Văn Nhị và Nguyễn Đình Hùng trong bài viết “Quản
trị công ty và sự minh bạch thông tin tài chính của công ty niêm yết” đã tóm tắt
những nghiên cứu về sự tác động của QTCT và tính minh bạch của thông tin tài
chính, từ đó tác giả đưa ra mô hình lý thuyết về mối tương quan giữa QTCT và sự
minh bạch thông tin tài chính. Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích thực trạng những
tồn tại về QTCT tại Việt Nam như: QTCT chưa thực hiện đồng bộ giữa các doanh
nghiệp, thông tin thiếu tính minh bạch, từ đó tác giả đã đề xuất nhưng giải pháp
nhằm tăng cường hiệu quả QTCT của các công ty niêm yết.
1.2 Các nghiên cứu công bố ở ngoài nước (Phụ lục 2)
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giám sát và kiểm soát các hoạt động
của công ty, đặc biệt vai trò QTCT trong việc lập và trình bày thông tin BCTC, nhất
là từ sau sự sụp đổ nhiều công ty lớn trên thế giới xuất phát từ gian lận BCTC đầu
thế kỷ 21, các nhà nghiên cứu trên thế giới ở nhiều góc độ khác nhau đã tìm những
bằng chứng cho thấy sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC, điển
hình những khuynh hướng nghiên cứu liên quan chất lượng thông tin BCTC và
QTCT được liệt kê theo phụ lục 02. Dưới đây, luận án trình bày theo nhóm nội
dung, cụ thể như sau:
1.2.1 Chất lượng thông tin BCTC
Quản trị lợi nhuận (Earning Management)
Quản trị lợi nhuận là một kế hoạch được sử dụng bởi Ban điều hành của
công ty nhằm tác động đến lợi nhuận để đưa ra con số lợi nhuận đáp ứng được mục
tiêu đã xác định trước đó. Quản trị lợi nhuận theo hai hướng hoặc tăng lợi nhuận
hoặc giảm lợi nhuận (Miettinen. J, 2008). Mục tiêu này có thể liên quan đến các
khoản khuyến khích vật chất cho nhà quản lý hoặc cũng có thể đảm bảo điều khoản



23

hợp đồng tín dụng. Hành vi quản trị lợi nhuận không chỉ nói đến việc tác động bằng
các con số thông qua các phương pháp kế toán mà còn thông qua các giao dịch
trong hoạt động kinh tế từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận trên BCTC.
Không như gian lận, quản trị lợi nhuận liên quan đến vấn đề lựa chọn chính
sách và ước tính kế toán trên cơ sở phù hợp các nguyên tắc kế toán được chấp nhận
chung (Gulzar M.A 2011).
Đo lường quản trị lợi nhuận, hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng mô hình
Jones (1991) thông qua tính toán chỉ tiêu dồn tích linh hoạt (discretionary accruals).
Công bố lại BCTC (Financial Restatement)
Công bố lại BCTC là trường hợp công bố BCTC nhằm cung cấp sự khẳng
định về những sai lệch trọng yếu mà doanh nghiệp đã công bố trong BCTC trước
đây. Lý do công bố lại BCTC, thông thường do sai sót, thay đổi chính sách, ước
tính kế toán hay phát hiện các hoạt động gian lận. Điều này đồng nghĩa, thông qua
BCTC công bố lại cho thấy dấu hiệu rõ ràng là BCTC đã công bố trước đây là
không trung thực, thể hiện chất lượng BCTC thấp (Huang Zhizhong và Zhang Juan,
2011). Phương pháp chủ yếu các nghiên cứu này là lựa chọn các công ty có công bố
lại BCTC trong giai đoạn thời gian nghiên cứu và xem xét đến những thay đổi các
yếu tố QTCT có liên quan từ lúc có sai phạm đến trước thời điểm công bố lại
BCTC. Điển hình nhóm nghiên cứu này là các tác giả như: Huang Zhizhong và
Zhang Juan (2011), Sandeep Nabar và các cộng sự (2007), Abbott.L, Parker Susan,
Peter.F (2004)…
Gian lận BCTC (Financial statement Fraud):
Gian lận BCTC là hành vi cố tình bóp mép thông tin công bố nhằm đánh lừa
người sử dụng BCTC. Gian lận có thể liên quan đến sự thay đổi trong việc ghi nhận
các nghiệp vụ, tạo nghiệp vụ ảo, áp dụng sai những nguyên tắc kế toán được chấp
nhận chung. Điển hình có các nghiên cứu:
- Nghiên cứu của David B. Farber (2004) trên 87 công ty có gian lận báo cáo
tài chính do Ủy ban chứng Hoa kỳ công bố trong giai đoạn 1982 -2000 trong mối

quan hệ với các yếu tố QTCT. Tác giả đã phát hiện những gian lận chủ yếu trong


24

BCTC: Giao dịch giả: có 52 công ty, chiếm 60% mẫu nghiên cứu; Sự khác biệt về
thời gian giữa doanh thu và chi phí có 31 công ty, chiếm 36% mẫu nghiên cứu; Các
gian lận khác: 04 công ty, chiếm 4% mẫu nghiên cứu.
- Nadia Smaili, Réal Labelle (2009) xem xét BCTC của 107 công ty tại
Canada trong vấn đề không tuân thủ theo 14 yêu cầu của Ủy ban chứng khoán
Otario (OSC).
Công bố bắt buộc (Mandatory Disclosure)
Công bố bắt buộc thường liên quan đến thông tin tài chính, Theo Ali, Ahmed
và Henry (2004) cho rằng những đất nước thuộc nền kinh tế mới nổi muốn gia tăng
nguồn vốn từ nước ngoài cần phải tăng cường cải thiện chất lượng BCTC của doanh
nghiệp. Trong nghiên cứu, tác giả tập trung xem xét việc tuân thủ vào 14 chuẩn mực
kế toán (hầu hết tương đồng với IAS) ở Ấn độ, Pakistan và Bangladesh với số lượng
mẫu là 566 của 3 quốc gia. Các chuẩn mực được lựa chọn liên quan đến các nội
dung thông tin đến nhà đầu tư về “chất lượng báo cáo của những quốc gia này”. Họ
sử dụng danh mục công bố bắt buộc gồm 131 nội dung theo yêu cầu của 14 chuẩn
mực kế toán nói trên để đo lường sự tuân thủ. Phát hiện của nhóm tác giả trong
nghiên cứu này cho thấy: cả 3 quốc gia mức độ tuân thủ cao trong các nội dung về
khấu hao, hàng tồn kho, tài sản cố định. Trong 3 quốc gia thì Pakistan là quốc gia
được đánh giá là nước có mức độ tuân thủ cao nhất. Ngoài ra tác giả còn cho thấy
các biến độc lập như: quy mô công ty, những công ty đa quốc gia và khả năng sinh
lời có quan hệ tích cực với mức độ công bố bắt buộc, trong khi đó đòn bẩy tài chính
và công ty kiểm toán độc lập không có liên quan gì đến mức độ công bố. Điều đáng
chú ý là họ đã phát hiện mức độ tuân thủ công bố cao những yếu tố bắt buộc công
bố theo Luật doanh nghiệp của mỗi quốc gia bên cạnh các chuẩn mực kế toán quốc
tế.

Công bố tự nguyện (Voluntary Disclosure)
- Công bố tự nguyện biểu hiện dưới nhiều hình thức như: buổi họp báo, cuộc
họp thảo luận với các nhà phân tích tài chính, thư gởi cho cổ đông, cung cấp những


25

thông tin bổ sung trong báo cáo thường niên dưới dạng các ví dụ minh họa (Anna
Watson, Philip Shrivrs, Claire Marston, 2002). Phương pháp nghiên cứu theo xu
hướng này đều thực hiện việc đo lường thông qua danh mục công bố từ những
nghiên cứu trước đó hoặc của các hội nghề nghiệp, dựa trên việc cho điểm từng
khoản mục, với điểm 1 cho những khoản mục có công bố và điểm 0 cho những
khoản mục không công bố. Ví dụ: Bader Al-Shammari, Waleed Al-Sultan (2010)
dựa trên danh mục gồm 76 khoản mục, với mẫu 170 Cty niêm yết tại thời điểm
2007 tại Kuwait. Jouini Fathi (2013): 52 công ty niêm yết của Tunisia trong giai
đoạn 2004 - 2009, Công bố tự nguyện, được đo lường bằng 71 yếu tố trong 7 nhóm.
Eugene C.M. Cheng, Stephen M. Courtenay (2006): với mẫu nghiên cứu là 104 cty
niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Singapore tại thời điểm năm 2000. Tác giả
sử dụng đo lường chỉ số công bố bằng 72 tiêu chí (40 tiêu chí hoạt động kinh doanh,
13 tiêu chí liên quan đến phân tích Ban điều hành, 19 tiêu chí liên quan đến thông
tin hướng về tương lai). Từ đó tác giả xác định mức công bố bằng thương số giữa số
điểm của từng công ty với tổng số điểm cần đo. Trong nghiên cứu của Bader AlShammari, Waleed Al-Sultan (2010), tác giả xác định điểm bình quân chung về
mức độ công bố tự nguyện của các công ty niêm yết tại Kuwait là 19%.
Chất lượng BCTC theo quan điểm FASB và IASB:
Quan điểm các nhà nghiên cứu này xem chất lượng thông tin BCTC dựa trên
các đặc tính chất lượng của FASB và IASB. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là
“hoạt động hóa” (operationalize) các đặc tính chất lượng, đại diện nhóm nghiên cứu
này có những tác giả tiêu biểu sau:
- Maines .L.A (2003) nghiên cứu về đặc tính “Đáng tin cậy” (Reliability) của
thông tin BCTC. Tác giả sử dụng phương pháp để đánh giá về đặc tính đáng tin cậy

của thông tin BCTC bao gồm: (a) so sánh các số liệu kế toán với chuẩn mực kế
toán, (b) xem xét vấn đề công bố lại các thông tin kế toán, (c) so sánh các ước tính
kế toán và nhận biết dòng tiền trong tương lai, (d) thông qua việc sử dụng các thông
tin kế toán để nhận biết sự đáng tin cậy của những thông tin này. Mục đích của


26

nghiên cứu này nhằm giúp cho các nhà xây dựng chuẩn mực, người sử dụng xác
định những thuộc tính góp phần tăng độ “đáng tin cậy” của thông tin BCTC.
- Davood Khodadady (2012) nghiên cứu về đặc tính “sự thích hợp”
(relevance) thông tin BCTC của 49 ngân hàng tại Ấn độ, bao gồm 27 ngân hàng
thuộc sở hữu nhà nước và 22 ngân hàng tư nhân. Tác giả sử dụng thang đo Likert 5
điểm để đo lường danh mục gồm 14 thuộc tính có ảnh hưởng đến sự thích hợp của
thông tin BCTC, trong đó 10 thuộc tính liên quan giá trị dự báo và 4 thuộc tính liên
quan đến giá trị xác nhận. Kết luận của tác giả là thông tin BCTC của các ngân hàng
tư nhân thích hợp hơn thông tin BCTC của ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước.
- Khác với những nghiên cứu các đặc tính chất lượng riêng lẻ của thông tin
BCTC nêu trên, nhóm tác giả khác nghiên cứu chất lượng thông tin BCTC thông
qua việc đo lường các đặc tính dựa trên quan điểm của FASB và IASB. Phương
pháp chủ yếu của xu hướng này là đo lường trên cơ sở các khái niệm (conceptuallybased).
Nghiên cứu đầu tiên có thể kể đến là của Jonas and Blanchet (2000), trong
nghiên cứu của mình tác giả xây dựng các thuộc tính để tạo nên 11 đặc tính chất
lượng thông tin BCTC theo FASB. Từ nghiên cứu của Jonas and Blanchet (2000),
Ferdy van Beest, Geert Braam (2009 và 2013) phát triển nghiên cứu của mình để đo
lường chất lượng BCTC của Anh và Mỹ bằng phương pháp “hoạt động hóa”
(operationalize) các đặc tính chất lượng để đánh giá những thông tin tài chính và phi
tài chính nhằm xác định tính hữu ích của chúng. Trong nghiên cứu 2009, tác giả xây
dựng 21 thuộc tính cho 5 đặc tính chất lượng của FASB và IASB (2008) là: hai đặc
tính cơ bản: sự thích hợp, trình bày trung thực và ba đặc tính bổ sung: có thể so sánh

được, có thể hiểu và tính kịp thời. Tác giả sử dụng 231 báo cáo thường niên của 3
quốc gia là Mỹ, Anh và Hà lan trong 2 năm 2005 và 2007. Trong nghiên cứu 2013,
tác giả xây dựng 33 thuộc tính để đo lường 5 đặc tính như trên theo FASB và IASB
(2010). Cả hai nghiên cứu của Ferdy van Beest và Geert Braam đều sử dụng thang
đo Likert 5 bậc để đo lường từng thuộc tính của các đặc tính chất lượng.


27

- Ngoài ra, để đánh giá chất lượng thông tin BCTC, nghiên cứu của Lyle.N
(2008) cho thấy tác giả đánh giá chất lượng thông tin BCTC thông qua chuỗi cung
ứng BCTC. Theo tác giả, chuỗi cung ứng BCTC liên quan đến nhiều người, nhiều
quy trình thông qua quá trình lập, xác nhận, kiểm tra và sử dụng BCTC. Tất cả
chuỗi quá trình đạt được chất lượng cao sẽ tạo ra BCTC có chất lượng cao. Nghiên
cứu của tác giả xem xét 4 yếu tố: QTCT, quy trình lập BCTC, Báo cáo kiểm toán
của kiểm toán viên độc lập và tính hữu ích của BCTC. Nghiên cứu được thực hiện
trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2007. Đối tượng nghiên cứu là 341
người có liên quan đến chuỗi cung ứng BCTC trên khắp thế giới như: người lập
BCTC, kiểm toán viên độc lập, người sử dụng, các nhà lập pháp, xây dựng chuẩn
mực. Phương pháp chủ yếu của nghiên cứu dựa vào bảng câu hỏi gồm 22 câu (cho
341 người) và phỏng vấn sâu 25 chuyên gia. Kết quả các đặc tính chất lượng BCTC
cho thấy: (a) Thông tin tài chính tốt hơn nhờ sự cải thiện của chuẩn mực kế toán,
quy định luật pháp và giám sát; (b) BCTC công bố có khả năng so sánh tốt hơn; (c)
Thông tin kế toán về khả năng đáng tin cậy được cải thiện; (d) gia tăng tầm quan
trọng của các báo cáo diễn giải và (e) tiếp cận thông tin BCTC dễ dàng hơn.
1.2.2 Tác động QTCT đến chất lượng thông tin BCTC
Hầu hết các nghiên cứu trước đây khi xem xét mối quan hệ giữa QTCT và
chất lượng thông tin BCTC đều nhằm vào HĐQT và UBKT. HĐQT và UBKT với
tư cách là đại diện cổ đông giám sát Ban điều hành (Hillman and Dalziel, 2003), và
họ được kỳ vọng giám sát chất lượng BCTC. HĐQT, đặc biệt là các thành viên độc

lập đóng vai trò hiệu quả nhất trong việc giám sát (Fama and Jensen, 1983) bởi vì
nếu không có BCTC đáng tin cậy, hình ảnh các thành viên độc lập sẽ bị đánh giá
thấp trước công chúng đồng thời nó sẽ làm giảm nhu cầu giám sát của họ (Ahmed
và các cộng sự, 2006). Trong khi đó, hiệu quả của UBKT chỉ có thể được đánh giá
cao khi bảo vệ được lợi ích cho cổ đông bằng việc đảm bảo rằng BCTC là trung
thực (DeZoort và các cộng sự, 2002). Ngoài ra, UBKT còn cần phải cải tiến sự
giám sát BCTC và kiểm soát nội bộ (Sori và các cộng sự, 2007).


28

Kiểm toán nội bộ là chức năng hổ trợ trực tiếp cho HĐQT và UBKT, việc
hình thành chức này tùy thuộc vào nhu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không
theo yêu cầu pháp lý. Nhiệm vụ chính của KTNB có liên quan đến BCTC là kiểm
tra thông tin BCTC trước khi công bố ra bên ngoài. Quan trọng hơn, thông qua đó
KTNB đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến quá trình
lập BCTC, từ đó đề xuất những biện pháp cải tiến.
Như ở phần mở đầu đã trình bày, luận án chỉ tập trung vào những yếu tố bên
trong của QTCT bao gồm: HĐQT, UBKT và KTNB.
1.2.2.1 Hội đồng quản trị
Norwani N.M và các cộng sự (2011) cho rằng mối quan hệ giữa QTCT và
BCTC là không thể phủ nhận. Sự trung thực của BCTC phụ thuộc rất nhiều vào
QTCT. Nói một cách khác, HĐQT chịu trách nhiệm trong vấn đề giám sát quá trình
lập BCTC của doanh nghiệp (Yatim. P và các cộng sự, 2006).
Khi nghiên cứu về sự tương quan giữa chất lượng thông tin BCTC và cơ cấu
HĐQT, các nghiên cứu phần lớn tập trung vào các đặc tính như: Quy mô HĐQT;
Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT; Tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn về
kế toán tài chính; Sự kiêm nhiệm hai chức danh Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT;
Tần suất cuộc họp của HĐQT…
Quy mô HĐQT

Quy mô HĐQT, muốn nói đến số lượng thành viên HĐQT của công ty. Với
đặc tính này, các nghiên cứu đưa ra những quan điểm khác nhau, tập trung vào 3
hướng: (a) Quy mô HĐQT có quan hệ tích cực đến yếu tố chất lượng thông tin
BCTC, cụ thể như nghiên cứu của Bader Al-Shammari, Waleed Al-Sultan (2010),
Mohamed.A, Monirul A.H, Mahmud.H, Lee.Y (2009), cho rằng số lượng thành
viên HĐQT càng lớn thì chất lượng thông tin công bố tự nguyện càng cao; Leila
Hussein Amer, và Naser Abdelkarim ( 2012) khi xem xét 22 công ty niêm yết tại Sở
giao dịch chứng khoán Palestin trong năm 2010 cho rằng số lượng thành viên
HĐQT càng lớn thì mức độ quản trị lợi nhuận càng ít. Cùng quan điểm này, Xie.B
(2001) kết luận rằng số lượng thành viên HĐQT càng lớn thì hành vi quản trị lợi


29

nhuận càng ít. Quan điểm thứ hai (b) cho rằng quy mô HĐQT ảnh hưởng ngược
chiều với yếu tố chất lượng BCTC, ví dụ Persons (2006) kết luận rằng những công
ty có số lượng thành viên HĐQT ít hơn thì tình trạng gian lận BCTC ít xảy ra. Quan
điểm thứ ba (c) cho rằng quy mô HĐQT không có liên quan đến chất lượng thông
tin BCTC như: Eugene C.M. Cheng, Stephen M. Courtenay (2006), Jouini Fathi
(2013) không có mối liên hệ nào giữa quy mô HĐQT và chất lượng công bố; Theo
M. Awais Gulzar (2011) thực hiện nghiên cứu trên 1001 Cty niêm yết Sở giao dịch
chứng khoán Thượng Hải và Thẩm quyến Trung quốc trong giai đoạn 2002-2006
cũng không thấy sự tương quan nào giữa quy mô HĐQT và quản trị lợi nhuận.
Thành viên độc lập trong HĐQT
Các nghiên cứu này cho rằng những thành viên độc lập của HĐQT có xu
hướng bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông nhiều hơn (Andrew J. Felo, 2003). Theo
nghiên cứu của Huang Zhizhong, Zhang Juan (2011) đã xem xét 880 báo cáo được
công bố lại của 465 Cty niêm yết Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thẩm
Quyến Trung Quốc cho rằng tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng cao thì mức
độ công bố lại BCTC càng ít. Và đặc tính này cũng góp phần là giảm gian lận

BCTC (David B. Farber, 2004; Nadia Smaili, Réal Labelle, 2009). Kết luận của
Ebraheem Saleem Salem Alzoubi (2012) khi nghiên cứu các công ty tại Jordanian
cho thấy sự độc lập của HĐQT có tác động tích cực đến hành vi quản trị lợi nhuận.
Kết quả này tương tự nghiên cứu của Moradi.M và các cộng sự (2012) khi xem xét
159 công ty niêm yết Sở giao dịch chứng khoán Tehran (Iran) trong giai đoạn 4 năm
2006-2009. Với góc độ nghiên cứu sự tác động của QTCT và công bố lại BCTC,
Sandeep Nabar và các cộng sự (2007) đã phát hiện những công ty có công bố lại
BCTC thì tỷ lệ thành viên độc lập thấp trong HĐQT và UBKT. Tuy nhiên, nghiên
cứu của Anup Agrawal và Sahiba Chadha (2004) lại cho thấy kết quả khác khi xem
xét 159 Cty niêm yết tại Mỹ đã đưa ra kết luận không có sự tương quan nào giữa
tính độc lập của HĐQT và hành vi công bố lại BCTC. Kết quả này cũng tương tự
với M. Awais Gulzar (2011), không thấy sự tương quan giữa tỷ lệ thành viên
HĐQT độc lập với quản trị lợi nhuận ở các công ty niêm yết tại Trung Quốc. Tuy


30

nhiên, khác với những nghiên cứu trên, theo nghiên cứu của Srinivasan (2004) có
kết luận khi đưa ra bằng chứng các thành viên HĐQT độc lập có dính líu về những
gian lận được phát hiện có liên quan về thông tin tài chính mà công ty công bố.
Mặc dù có những ý kiến khác nhau về tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT
với các hành vi liên quan đến thông tin tài chính, thì hầu hết các nghiên cứu về sự
tương quan thuộc tính này với chất lượng công bố tự nguyện đều cho thấy nó có tác
động tích cực. Cheng và Courtenay (2006) với nghiên cứu của mình trên 104 cty
niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Singapore tại thời điểm năm 2000 đã kết
luận tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng cao thì mức độ công bố tự nguyện
càng cao. Kết luận này tương tự với nghiên cứu của Jason Zezhong Xiao, He Yang,
Chee W. Chow (2004) về 300 công ty lớn năm 2001 tại Trung Quốc về công bố tự
nguyện trên internet. Đáng chú ý, theo Eugene C.M. Cheng, Stephen M. Courtenay
(2006) số lượng thành viên HĐQT độc lập nhiều hơn trong HĐQT, đặc biệt số

lượng trên 50% thì mức độ công bố tự nguyện nhiều hơn. Quan trọng hơn, sự hiện
diện cơ cấu quản trị từ bên ngoài như môi trường pháp lý mạnh thì sự tương quan
này càng rõ ràng.
Kiêm nhiệm hai chức danh
Một trong những yêu cầu của QTCT là tăng cường chức năng giám sát thông
qua việc hạn chế tập trung quyền lực. Việc kiêm nhiệm hai chức danh Tổng giám
đốc (CEO) và Chủ tịch HĐQT thường có xu hướng tập trung quyền lực vào một
người. Theo Alzoubi .E.S.S (2012) nhà quản lý khi có cả động cơ và cơ hội thì họ
sẽ thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận. Theo tác giả ba nhân tố chính (động cơ từ
hợp đồng, động cơ từ thị trường và động cơ từ luật pháp) được cho là nguyên nhân
của hành vi quản trị lợi nhuận từ đó dẫn đến chất lượng BCTC thấp, do đó việc
kiêm nhiệm hai chức danh sẽ tạo ra nguy cơ quản trị lợi nhuận trong doanh nghiệp
càng cao. Ngoại trừ Eugene C.M. Cheng, Stephen M. Courtenay (2006), trong
nghiên cứu của mình không tìm thấy sự tương quan nào giữa việc kiêm nhiệm với
công bố tự nguyện thì hầu hết các nghiên cứu khác đều kết luận rằng việc kiêm
nhiệm hai chức danh đều dẫn đến chất lượng thông tin BCTC thấp. Có thể kể ra như


31

Gul.F.A, Sidney Leung (2004), Jouini Fathi (2013), các công ty kiêm nhiệm 2 chức
danh mức độ công bố tự nguyện thấp hơn các công ty không kiêm nhiệm. Nadia
Smaili, Réal Labelle (2009) thì cho rằng việc kiêm nhiệm hai chức danh sẽ dẫn đến
gian lận BCTC.
Thành viên HĐQT có chuyên môn kế toán tài chính
Thành viên HĐQT có chuyên môn kế toán tài chính là những thành viên có
bằng cấp về kế toán tài chính hoặc đã từng đảm nhiệm công việc tương tự như
Giám đốc tài chính hoặc kiểm toán viên... Với những thành viên có chuyên môn sẽ
giúp HĐQT trong định hướng và chiến lược giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ và
quản trị rủi ro, từ đó góp phần tăng cường chất lượng thông tin BCTC. Bằng sự kỳ

vọng như trên, thế giới có nhiều nghiên cứu về thuộc tính này. Mặc dù có số ít ý
kiến trái chiều, nhưng hầu hết đều cho thấy sự hiện diện các thành viên có chuyên
môn kế toán tài chính trong HĐQT, đặc biệt các thành viên HĐQT độc lập sẽ góp
phần nâng cao chất lượng thông tin BCTC. Điển hình có các nghiên cứu: Ebraheem
Saleem Salem Alzoubi (2012); Xie.B và các cộng sự (2001), kết luận rằng số lượng
thành viên HĐQT có chuyên môn trong HĐQT thì có quan hệ nghịch với mức độ
quản trị lợi nhuận. Ngoài ra, nghiên cứu của Anup Agrawal và Sahiba Chadha
(2004) cho rằng sự hiện diện các thành viên HĐQT độc lập có chuyên môn kế toán
tài chính giúp HĐQT giám sát tốt hơn quy trình lập BCTC từ đó giảm hành vi công
bố lại BCTC. Bên cạnh đó, Sandeep Nabar và các cộng sự (2007) khi nghiên cứu
187 công ty tại Mỹ đã phát hiện rằng những doanh nghiệp có sự thay đổi Giám đốc
tài chính (CFO) có kinh nghiệm thì mức độ công bố lại BCTC nhiều. Trong khi đó,
Wan Adibah Wan Ismail và các cộng sự (2010) nghiên cứu 400 công ty niêm yết tại
Malaysia đã không tìm thấy bằng chứng nào có sự liên quan giữa thành viên có
chuyên môn và hành vi quản trị lợi nhuận.
Tần suất cuộc họp của HĐQT
Tần suất cuộc họp HĐQT thể hiện số lần tổ chức cuộc họp của HĐQT trong
một đơn vị thời gian nào đó, thường là một năm. Tần suất cuộc họp càng cao giúp
cho các thành viên HĐQT có nhiều thời gian thảo luận về những vấn đề kế hoạch


32

và giám sát Ban điều hành. Theo Xie.B và các cộng sự (2001) cho rằng HĐQT có
nhiều cuộc họp sẽ giúp các thành viên sẽ có nhiều thời gian xem xét hành vi quản trị
lợi nhuận. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã phát hiện những công ty mà
HĐQT có nhiều cuộc họp thì có quan hệ tích cực trong việc giảm hành vi quản trị
lợi nhuận. Gulzar M.A (2011), nghiên cứu 1001 Cty niêm yết Sở giao dịch chứng
khoán Thượng Hải và Thẩm quyến Trung quốc trong giai đoạn 2002-2006 cũng có
kết quả tương tự.

1.2.2.2 Ủy ban kiểm toán
Trong mô hình QTCT, đặc biệt mô hình một cấp (như Anh và Mỹ), hầu như
bắt buộc phải có UBKT là một tiểu ban trực thuộc HĐQT. UBKT có vai trò rất lớn
trong việc xác nhận BCTC thường niên cũng như tính hiệu quả của hệ thống kiểm
soát nội bộ. Chính vì vậy, các nghiên cứu về mối liên hệ giữa QTCT và chất lượng
thông tin BCTC, ngoài HĐQT còn có sự quan tâm đến UBKT. Các tác giả khi
nghiên cứu về UBKT thường quan tâm đến các thuộc tính như: Sự hiện diện của
UBKT; Số lượng thành viên của UBKT; Thành viên độc lập trong UBKT; Thành
viên có chuyên môn kế toán tài chính trong UBKT; Tần suất cuộc họp của UBKT…
Sự hiện diện của UBKT
Những nghiên cứu về thuộc tính này tập trung vào những quốc gia đang phát
triển như Malaysia, Kuwait… hoặc mô hình quản trị hai cấp như Trung Quốc,
Indonesia…. Ở những quốc gia này việc thành lập các tiểu ban thuộc HĐQT đặc
biệt là UBKT không mang tính chất bắt buộc như mô hình một cấp tại những nước
đang phát triển như Mỹ, Anh…Đại diện xu hướng nghiên cứu này như: M. Awais
Gulzar (2011) nghiên cứu về sự tương quan giữa QTCT và quản trị lợi nhuận, tác
giả đã phát hiện những công ty có sự hiện điện của UBKT thì ít xảy ra hành vi quản
trị lợi nhuận. Huang Zhizhong và Zhang Juan (2011) xem xét 880 báo cáo được
công bố lại của 465 Cty niêm yết Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thẩm
quyến Trung quốc đã kết luận những công ty không có UBKT thì mức độ công bố
lại BCTC cao. Bên cạnh đó, Bader Al-Shammari, Waleed Al-Sultan (2010) cho


33

thấy rằng sự hiện diện UBKT giúp công ty sẽ công bố nhiều thông tin tự nguyện
hơn.
Sự độc lập và thành viên có chuyên môn của UBKT
Thuộc tính này muốn nói đến số lượng thành viên UBKT không tham gia
trong hoạt động điều hành hằng ngày của doanh nghiệp, cũng như kiến thức chuyên

môn về kế toán tài chính của các thành viên UBKT. Theo DeZoort và các cộng sự
(2002) cho rằng sự hiệu quả của UBKT phụ thuộc rất nhiều vào tính độc lập và kiến
thức chuyên môn của các thành viên UBKT. Mặc dù có ý kiến trái chiều, nhưng hầu
hết các nghiên cứu đều cho thấy sự độc lập và kiến thức chuyên môn của các thành
viên trong UBKT đều các tác động tích cực với các khía cạnh chất lượng thông tin
BCTC. Rusmin (2011), nghiên cứu 96 công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khoán Indonesia, Wan Nordin Wan-Hussin (2009), xem xét 68 công ty niêm yết tại
Malaysia cho rằng tỷ lệ các thành viên độc lập trong UBKT có quan hệ ngược chiều
với quản trị lợi nhuận. Tương tự, Ryan Davidsona (2005); Abbott.L, Parker Susan,
Peter.F (2004), phát hiện những công ty có tỷ lệ các thành viên độc lập và ít nhất có
một thành viên có kiến thức chuyên môn trong UBKT cao thì ít xảy ra việc công bố
lại BCTC. Kết quả nghiên cứu của Anup Agrawal và Sahiba Chadha (2004),
Sandeep Nabar và các cộng sự (2007) đều có kết quả tương tự.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Yan Zhang, Jian Zhou, Nan Zhou (2006) về 208
công ty Mỹ, với biến phụ thuộc là kiểm soát nội bộ về BCTC, tác giả cho rằng hệ
thống kiểm soát nội bộ yếu khi trong UBKT có ít chuyên gia về kế toán và tài
chính. Theo Andrew J. Felo và các cộng sự (2003) xem xét 77 công ty niêm yết tại
Mỹ về sự tương quan giữa chất lượng BCTC thông qua việc sử dụng điểm số AIMR
(The Association for Investment Management and Research), tác giả đã kết luận
kiến thức chuyên môn về kế toán tài chính của thành viên UBKT có quan hệ thuận
với chất lượng BCTC. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình tác giả cho thấy
không có sự tương quan giữa các thành viên độc lập trong UBKT với chất lượng
BCTC.
1.2.2.3 Kiểm toán nội bộ


34

KTNB cũng đóng vai trò quan trọng trong QTCT. KTNB giữ vai trò quan sát
viên độc lập nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật

quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế công ty, đặc biệt là đảm bảo tính hiệu lực
và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu trước đây về
mối liên hệ giữa KTNB và chất lượng lợi nhuận (Shireenjit K. Johl, 2013) nói riêng
và chất lượng thông tin BCTC nói chung.
- Lin và các cộng sự (2010) cho thấy rằng bản chất và phạm vi hoạt động của
KTNB (đánh giá chất lượng KTNB, đánh giá nội bộ và đánh giá từ bên ngoài) có
ảnh hưởng mạnh đến việc công bố những yếu kém của công ty hơn là năng lực và
tính khách quan của KTNB.
- Shireenjit K. Johl (2013) nghiên cứu mối liên hệ giữa KTNB và hành vi
quản trị lợi nhuận của 620 công ty niêm yết tại Malaysia. Kết quả cho thấy sự độc
lập và hoạt động của Kiểm toán viên nội bộ có quan hệ nghịch với quản trị lợi
nhuận.
- Noubbigh.N.A (2013): nghiên cứu 96 công ty trong lĩnh vực phi tài chính
niêm yết tại Tunisia trong 2 năm 2009-2010. Mục đích nghiên cứu này là xem xét
mối liên hệ giữa hành vi quản trị lợi nhuận và các yếu tố liên quan đến KTNB. Tác
giả đã phát hiện KTNB có chứng chỉ, kinh nghiệm, là thành viên Hiệp hội kiểm
toán nội bộ của Tunisia có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng BCTC.
- Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Ryan Davidsona, Jenny Goodwin-Stewart,
Pamela Kent (2005), khi xem xét các công ty tại Úc đã cho thấy sự hiện diện của
kiểm toán nội bộ thì không có sự tương quan với quản trị lợi nhuận.
1.3 Tổng quan kết quả nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên cứu
1.3.1 Tổng quan kết quả nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu những công trình nghiên cứu khoa học trong cũng như
ngoài nước có liên quan tương đối đến đề tài của luận án, tác giả có một số nhận xét
cơ bản như sau:


35

- Khái niệm chất lượng thông tin BCTC, được các nghiên cứu xem xét ở

nhiều góc độ khác nhau, mang tính chất riêng lẻ như các thông tin tài chính và
thông tin công bố bắt buộc cũng như tự nguyện. Từ đó việc đo lường chất lượng
thông tin BCTC chỉ ở mức độ các thông tin tài chính và mức độ công bố, chưa phản
ánh được chất lượng thông tin BCTC toàn diện theo hướng tính hữu ích của thông
tin nhằm giúp người sử dụng thông tin BCTC ra quyết định.
- Các nghiên cứu trong nước cho thấy chưa có công trình đánh giá chất lượng
các thông tin BCTC dựa trên các đặc tính chất lượng của FASB và IASB với mẫu
nghiên cứu lớn, theo hướng hữu ích cho người sử dụng. Hầu hết các nghiên cứu
trong nước sử dụng phương pháp định tính, ở nhiều góc độ khác nhau xem xét ở hai
góc độ là hoàn thiện quy trình kế toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng
hội nhập chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong khi đó, phương pháp đo lường chất
lượng thông tin BCTC của Ferdy van Bees, Geert Braam theo tác giả được xem là
phương pháp đo lường toàn diện hơn và hướng vào tính hữu ích của thông tin. Tuy
nhiên, việc đo lường này được thực hiện ở các nước phát triển. Vì vậy, đối với Việt
nam là nước đang phát triển do đó còn khoảng trống để nghiên cứu.
- Các nghiên cứu về QTCT được sự quan tâm rất lớn của nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới và chủ yếu bằng nghiên cứu thực nghiệm. Các nghiên cứu trên thế
giới đã khám phá và giải thích khá đầy đủ về sự tác động của QTCT đến chất lượng
thông tin BCTC. Mặc dù có những ý kiến trái chiều do sự ảnh hưởng môi trường
kinh tế, chính trị văn hóa của từng quốc gia, nhưng qua các nghiên cứu này cho thấy
bằng chứng về sự ảnh hưởng của các yếu tố QTCT đến chất lượng thông tin BCTC.
Tuy nhiên, các tác giả chỉ nghiên cứu sự tác động của QTCT đến các khía cạnh
riêng lẻ của chất lượng thông tin BCTC như: quản trị lợi nhuận, công bố lại BCTC,
gian lận BCTC, công bố tự nguyện, công bố bắt buộc…. Riêng tại Việt Nam, chưa
có công trình nghiên cứu chính thống về sự tác động của QTCT đến chất lượng
thông tin BCTC.
1.3.2 Xác định khoảng trống nghiên cứu


36


Thứ nhất, trong khi tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về sự tác động của
QTCT đến chất lượng thông tin BCTC, thì các nghiên cứu nước ngoài chỉ xem xét
sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC ở những khía cạnh khác
nhau.
Thứ hai, chất lượng thông tin BCTC, các nghiên cứu tại Việt Nam tập trung
vào xem xét quy trình kế toán và chất lượng chuẩn mực kế toán được thiết lập tại
Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện quy trình kế
toán và xây dựng các chuẩn mực kế toán theo hướng hòa nhập chuẩn mực kế toán
quốc tế, chưa có công trình nào nghiên cứu chất lượng thông tin BCTC theo hướng
hữu ích cho quá trình ra quyết định.
Thứ ba, trong khi các nghiên cứu trong nước chủ yếu sử dụng phương pháp
định tính để đo lường chất lượng thông tin BCTC, thì các nghiên cứu nước ngoài sử
dụng phương pháp định lượng để đánh giá sự tác động của QTCT đến chất lượng
thông tin BCTC.
Từ những khoảng trống trong nghiên cứu đã trình bày, trên quan điểm kế thừa
và kết hợp các mô hình nghiên cứu, luận án sẽ nghiên cứu sự tác động của QTCT
đến chất lượng thông tin BCTC tại thị trường chứng khoán tại Việt Nam.
Kết luận chương 1
Nội dung chính của chương này nhằm đánh giá một cách tổng quan về bức
tranh tổng thể của các nghiên cứu khác nhau trong cũng như ngoài nước có liên
quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến những nội dung của luận án mà tác giả thực
hiện. Từ đó, giúp tác giả nhận thấy khoảng trống cần nghiên cứu và làm nền tảng để
thực hiện các bước tiếp theo của luận án.
Việc tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu được tác giả trình bày
theo hai phần lần lượt trong nước và ngoài nước trên cơ sở chọn lọc các công trình
tiêu biểu đã công bố có liên quan đến những nội dung của luận án. Qua những nội
dung đã trình bày trong chương này cho thấy nội dung nghiên cứu chất lượng thông
tin BCTC và những yếu tố QTCT tác động đến nó là vấn đề mới và cần thiết.



37

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BCTC
VÀ QTCT
Nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu, nội dung chương 2 của luận án trình
bày các lý thuyết nền tảng có liên quan đến QTCT và thông tin BCTC, cụ thể trong
chương này sẽ trình bày những nội dung sau:
- Luận án trình bày lý thuyết nền, bao gồm 4 lý thuyết: lý thuyết thông tin hữu
ích, lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết ủy nhiệm và lý thuyết hành vi trong
quản lý. Lý thuyết thông tin hữu ích nhấn mạnh doanh nghiệp cần cung cấp thông
tin thật sự hữu ích cho người sử dụng ra quyết định. Lý thuyết nền thứ hai là lý
thuyết thông tin bất cân xứng. Theo lý thuyết này, từ sự xung đột lợi ích trong lý
thuyết ủy nhiệm, hình thành nên sự thông tin bất cân xứng giữa công ty cổ phần và
nhà đầu tư, mà ở đó Ban lãnh đạo công ty là người chịu trách nhiệm trong việc lập
và công bố thông tin. Lý thuyết này cũng đưa ra những giải pháp lý thuyết nhằm
giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin. Lý thuyết ủy nhiệm giải thích cơ cấu
trong công ty cổ phần, mà ở đó có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý,
từ đó gây ra xung đột lợi ích giữa hai bên ủy nhiệm và nhận ủy nhiệm. Cuối cùng là
lý thuyết hành vi trong quản lý, lý thuyết này quan tâm đến hành vi lập và công bố
thông tin, do xung đột lợi ích, nên nhà quản lý luôn có xu hướng có những hành vi
không tích cực trong quá trình lập và công bố thông tin, qua đó doanh nghiệp cần
thiết lập cơ cấu nhằm giám sát hiệu quả những hành vi này. Để giảm thiểu sự xung
đột này, một cơ chế được hình thành đó là QTCT nhằm giám sát các hoạt động của
Nhà quản lý trong công ty cổ phần. Với các lý thuyết này sẽ làm rõ mối tương quan
giữa QTCT và chất lượng thông tin BCTC.
- Bên cạnh đó, luận án trình bày các khái niệm liên quan đến chất lượng thông
tin BCTC trong phạm vi nghiên cứu, qua đó làm tiền đề để đánh giá chất lượng
thông tin BCTC thông qua việc xây dựng thang đo trong chương 3. Ngoài ra, luận
án trình bày các khái niệm, nguồn gốc về QTCT và cơ cấu QTCT mà luận án



×