Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Sự cần thiết phải hoàn thiện định mức lao động đối với công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.29 KB, 11 trang )

Sự cần thiết phải hoàn thiện định mức lao động đối với công nhân sản xuất trong các doanh
nghiệp

Sự cần thiết phải hoàn thiện
định mức lao động đối với
công nhân sản xuất trong các
doanh nghiệp
Bởi:
Vũ Ngọc Diệp

Khái niệm mức, định mức lao động, định mức kỹ thuật lao động
Mức lao động
Mức lao động được định nghĩa như sau: “Mức lao động là lượng lao động hao phí được
quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) đúng tiêu
chuẩn chất lượng, trong những điều kiện tổ chức- kỹ thuật nhất định”
Giáo trình Định mức lao động, trường Đại học Lao động- Xã Hội, Hà Nội 2004, trang
12
Mức lao động trong các tổ chức, doanh nghiệp có rất nhiều các dạng khác nhau: mức
sản lượng, mức thời gian, mức tổng hợp, mức biên chế, mức phục vụ, mức quản lý, mức
lao động tổng hợp. Tùy đặc điểm sản xuất kinh doanh và từng trường hợp áp dụng cụ
thể mà các doanh nghiệp áp dụng các loại mức phù hợp với doanh nghiệp mình.
Mức thời gian (Mtg)
“Mức thời gian là đại lượng quy định về lượng thời gian cần thiết để hoàn thành một
đơn vị công việc hay hay sản xuất một đơn vị sản phẩm đối với một công nhân hay một
nhóm công nhân có trình độ đáp ứng yêu cầu thực hiện công việc trong điều kiện hợp
lý nhất về mặt tổ chức, kỹ thuật và các điều kiện khác của một doanh nghiệp trong đó
đã tính tới việc áp dụng vào thực tiễn công nghệ sản xuất tiên tiến nhất và những kinh
nghiệm làm việc tiên tiến”
Tập bài giảng TCLĐKH, PGS.TS Vũ Thị Mai, Đại học Kinh tế Quốc dân
1/11



Sự cần thiết phải hoàn thiện định mức lao động đối với công nhân sản xuất trong các doanh
nghiệp

Mức thời gian đầy đủ gồm có 5 bộ phận sau: Mtg= CK+ TN+ PV+ NN+ NC
CK: thời gian chuẩn bị và thực hiện những công việc kết thúc của quá trình làm việc
TN: thời gian tác nghiệp, dùng để trực tiếp hoàn thành bước công việc
PV: thời gian phục vụ bao gồm phục vụ tổ chức và phục vụ kỹ thuật
NN: thời gian nghỉ ngơi và thực hiện nhu cầu cần thiết
NC: thời gian ngừng nghỉ công nghệ (nếu có)
Thời gian chuẩn kết được xác định theo tài liệu chụp ảnh thời gian làm việc. Nếu là loại
hình sản xuất đơn chiếc thì thời gian chuẩn kết cho từng đơn vị sản phẩm được xác định
theo tài liệu chụp ảnh cá nhân người làm việc. Nếu là sản xuất theo loạt thì chụp ảnh quá
trình sản xuất loạt sản phẩm rồi lấy thời gian chuẩn kết của loạt sản phẩm đó chia cho
số sản phẩm trong loạt được thời gian chuẩn kết cho một đơn vị sản phẩm: CKsp= CK
loạt sp/ n (n:số sp trong loạt).
Thời gian tác nghiệp được xác định TN= Tmáy+ Ttay
Trong đó Tm: thời gian diễn ra quá trình tác động của máy để làm thay đổi đối tượng lao
động
Ttay: thời gian tác động trực tiếp của tay
Bấm giờ bước công việc thường chỉ được sử dụng để xác định thời gian các thao tác
bằng tay của những bước công việc có độ dài nhỏ, trình tự lặp đi lặp lại các thao tác.
Còn thời gian máy, trong điều kiện sản xuất tự động hóa Tmáy được xác định theo tài
liệu kỹ thuật, trong điều kiện sản xuất cơ giới được xác định vừa theo tài liệu kỹ thuật
kết hợp với bấm giờ bước công việc. Tổng hợp thời gian máy và thời gian tay được thời
gian tác nghiệp của một sản phẩm. Trong sản xuất thủ công, thời gian tác nghiệp sản
phẩm được tính theo tài liệu chụp ảnh thời gian làm việc trong điều kiện sản xuất hàng
loạt: TNsp= TNca/ n
Thời gian phục vụ nơi làm việc thường được xác định bằng tỷ lệ % thời gian tác nghiệp
theo bảng tiêu chuẩn. Nếu doanh nghiệp không có bảng tiêu chuẩn thì phải sử dụng tài

liệu chụp ảnh thời gian làm việc để xác định trực tiếp thời gian phục vụ. Trong chế độ
phục vụ tập trung tiến hành chụp ảnh công việc của công nhân phục vụ và chụp ảnh nơi
làm việc của công nhân sản xuất chính trong chế độ phục vụ phân tán.
Thời gian nghỉ ngơi và thực hiện nhu cầu cần thiết thường bằng 2% thời gian tác nghiệp.
Tuy nhiên trên thực tế còn phải xem xét các yếu tố của điều kiện làm việc có tác động

2/11


Sự cần thiết phải hoàn thiện định mức lao động đối với công nhân sản xuất trong các doanh
nghiệp

đến sức khỏe và khả năng làm việc, diễn biến làm việc của người lao động như thế nào
để xác định ra đại lượng thời gian nghỉ ngơi và thực hiện nhu cầu cần thiết thích hợp.
Thời gian ngừng nghỉ công nghệ căn cứ vào tài liệu kỹ thuật và tài liệu chụp ảnh thời
gian làm việc theo tính chất của chế độ công nghệ và theo cách thức tổ chức sản xuất.
Mức sản lượng (MSL)
“Mức sản lượng là đại lượng quy định về số lượng sản phẩm để một công nhân hay một
nhóm công nhân có trình độ thành thạo nhất định phải hoàn thành trong một đơn vị thời
gian với những điều kiện tổ chức- kỹ thuật nhất định”
Tập bài giảng TCLĐKH PGS.TS Vũ Thị Mai, Đại học Kinh tế Quốc dân
.
Mức sản lượng thường được tính từ mức thời gian và được xây dựng và áp dụng cho
những công việc mà quá trình thực hiện có kết quả được thể hiện dưới dạng vật chất, có
thể nghiệm thu đo lường một cách dễ dàng bằng các đơn vị đo tự nhiên. Công thức tính
mức sản lượng:
MSL/ca=

Tca
Mtg


Mức phục vụ (MPV)
“Mức phục vụ là đại lượng quy định về số máy móc thiết bị hay số hay số diện tích sản
xuất để một công nhân hay một nhóm công nhân có trình độ thành thạo nhất định phục
vụ trong những điều kiện xác định”
Tập bài giảng TCLĐKH PGS.TS Vũ Thị Mai, Đại học Kinh tế Quốc dân
. Mức phục vụ chỉ dùng để định mức cho những công nhân phục vụ như phục vụ điện
nước, sữa chữa, nguyên nhiên liệu, vận chuyển...
Mức quản lý (MQL)
“Mức quản lý là số lượng nhân viên hay số bộ phận được quy định giao cho một chức vụ
quản lý với kinh nghiệm, trình độ phù hợp trong điều kiện tổ chức- kỹ thuật nhất định”
.
Mức biên chế (MBC)
Mức biên chế được sử dụng để tính số lao động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
“Là đại lượng quy định số lượng người lao động theo kết cấu về nghề nghiệp chuyên

3/11


Sự cần thiết phải hoàn thiện định mức lao động đối với công nhân sản xuất trong các doanh
nghiệp

môn để hoàn thành một khối lượng công việc hay thực hiện một chức năng nhất định
trong những điều kiện xác định”
.
Mức lao động tổng hợp (MTH)
“Mức lao động tổng hợp là đại lượng quy định tổng số lao động (bao gồm công nhân
sản xuất, lao động phục vụ, lao động quản lý) được xác định để sản xuất ra một đơn vị
sản phẩm”
. MTH thường áp dụng ở những doanh nghiệp quốc doanh độc quyền, ví dụ trong

ngành sản xuất điện, than, dầu…
Mức lao động tổng hợp là cơ sở quan trọng để tính toán dự tính chi phí, lập và giao
kế hoạch sản xuất, giao kế hoạch lao động tiền lương cho các doanh nghiệp nhà nước.
Công thức tính mức lao động tổng hợp:
MTH= MCN+ MPV+ MQL
Trong đó: MCN: mức công nhân
MPV: mức phục vụ
MQL: mức quản lý
Định mức lao động (Viết tắt là ĐMLĐ)
Để có được mức giao cho người lao động phải có quá trình xây dựng, ban hành, sửa đổi,
áp dụng và quản lý mức trên cơ sở cải tiến điều kiện tổ chức- kỹ thuật thực tế. Quá trình
đó chính là công tác ĐMLĐ. ĐMLĐ được định nghĩa: “ĐMLĐ là lĩnh vực hoạt động về
thực tiễn để xây dựng và áp dụng các mức lao động đối với tất cả các quá trình của lao
động”
Giáo trình Định mức lao động, trường ĐH Lao động- xã hội, Hà Nội 2004, trang 12
.
Trong thực tế, ĐMLĐ tại các doanh nghiệp hiện nay được phân chia ra thành từng hoạt
động nhỏ. Đầu tiên cán bộ định mức căn cứ vào tài liệu kỹ thuật và khảo sát điều kiện
tổ chức sản xuất để phân chia quá trình sản xuất ra thành các bước công việc hợp thành
hợp lý nhất. Sau đó nghiên cứu đầy đủ các khả năng sản xuất, xác định những nhân tố
ảnh hưởng đến hao phí thời gian lao động để tăng thời gian tác nghiệp, giảm lãng phí,
nghiên cứu tổ chức nơi làm việc phù hợp với khả năng người lao động, tạo điều kiện cho
người lao động làm việc nhịp nhàng, liên tục, bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh an toàn
4/11


Sự cần thiết phải hoàn thiện định mức lao động đối với công nhân sản xuất trong các doanh
nghiệp

lao động; Khảo sát, xác định các loại hao phí thời gian làm việc, thông qua phân tích

kết quả khảo sát xây dựng mức và tiêu chuẩn ĐMLĐ; Đề xuất các biện pháp tổ chứckỹ thuật nhằm cải tiến tổ chức nơi làm việc, hợp lý hóa các phương pháp sản xuất, áp
dụng vào sản xuất các thành tựu khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, cải
thiện điều kiện lao động và tăng năng suất lao động; Tổ chức áp dụng mức vào sản xuất,
thường xuyên theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện mức để có biện pháp điều chỉnh sửa
đổi những mức không còn phù hợp.
Định mức kỹ thuật lao động
Khái niệm Định mức kỹ thuật lao động bắt đầu xuất hiện phổ biến khi thế giới bước vào
thời kỳ công nghiệp hóa mạnh mẽ. Lao động chủ yếu làm việc với máy móc và có tính
chuyên môn hóa rất cao. Khi đó nhiều công trường sản xuất ĐMLĐ chỉ căn cứ vào điều
kiện máy móc, thiết bị và bóc kiệt sức lao động của công nhân để tăng năng suất lao
động. Thế nhưng mức có căn cứ khoa học là phải tính đến cả yếu tố giới hạn tâm sinh
lý, sức khỏe người công nhân. Định nghĩa định mức kỹ thuật lao động được hiểu theo
nghĩa đầy đủ hơn: “Định mức kỹ thuật lao động là định mức lao động có tính đến đầy
đủ các yếu tố kỹ thuật của quá trình sản xuất đồng thời cũng tính đến các yếu tố tổ chức
sản xuất, kinh nghiệm sản xuất tiên tiến và sức khỏe của người lao động trong đó”
Tập bài giảng TCLĐKH, PGS.TS Vũ Thị Mai, ĐH Kinh tế Quốc dân
.
Các phương pháp định mức lao động
Sơ đồ 1: Các phương pháp ĐMLĐ
***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***
(Tổng hợp từ giáo trình định mức lao động, trường Cao đẳng Lao động- xã hội)
Nhóm phương pháp tổng hợp
“Nhóm phương pháp tổng hợp là nhóm phương pháp xây dựng mức lao động không dựa
trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các bộ phận bước công việc và điều kiện tổ chức- kỹ
thuật hoàn thành nó mà chủ yếu dựa vào kết quả nghiệm thu sản phẩm hoặc kinh nghiệm
để xác định mức lao động cho toàn bộ bước công việc”.
Nhóm phương pháp tổng hợp bao gồm ba phương pháp: thống kê, kinh nghiệm và thống
kê kinh nghiệm.

5/11



Sự cần thiết phải hoàn thiện định mức lao động đối với công nhân sản xuất trong các doanh
nghiệp

Phương pháp thống kê
Phương pháp này xác định mức lao động dựa vào tài liệu thống kê về năng suất lao
động ở thời kỳ trước. Các số liệu thống kê này thường được lấy từ giấy báo cáo về tình
hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất như sổ chấm công, sổ nghiệm thu sản phẩm… Phương
pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, thích hợp với những công việc làm bằng tay
có trình độ tổ chức và quản lý thấp. Nhưng nhược điểm của phương pháp là độ chính
xác của mức xây dựng ra rất thấp bởi vì chứa nhiều các yếu tố lạc hậu, chưa tính đầy đủ
các yếu tố hao phí thời gian lao động, chưa tính tới việc áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến vào trong sản xuất.
Phương pháp kinh nghiệm
“Là phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào kinh nghiệm tích lũy được của cán
bộ định mức, đốc công hay nhân viên kỹ thuật”
Tập bài giảng TCLĐKH, PGS.TS Vũ Thị Mai, ĐH Kinh tế Quốc dân
. Phương pháp này có ưu điểm là định mức nhanh, đơn giản nhưng lại dễ bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố chủ quan và thiếu sự phân tích các điều kiện tổ chức- kỹ thuật một cách
khoa học. Do đó phương pháp thường được áp dụng để định mức cho những công việc
có tính chất truyền thống, những công việc đã được thực hiện ổn định lâu dài trong
thực tế như may mặc, xây dựng…
Phương pháp thống kê kinh nghiệm
Đây là phương pháp kết hợp phương pháp thống kê với phương pháp kinh nghiệm và
thường được sử dụng trong thực tế. “Là phương pháp định mức cho một bước công việc
nào đó vừa dựa vào tài liệu thống kê năng suất lao động của người lao động làm bước
công việc đó vừa kết hợp với kinh nghiệm của bản thân cán bộ định mức, đốc công hoặc
nhân viên kỹ thuật để điều chỉnh cho phù hợp”
Giáo trình Định mức lao động, NXB Lao động- xã hội, Hà Nội 2004, trang 22

.
Trình tự xây dựng mức theo phương pháp này như sau:
• Thống kê năng suất lao động của những lao động làm bước công việc cần định
mức
• Tính năng suất lao động trung bình
• Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến
• Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh nghiệm của cán bộ
định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật để đưa ra mức .

6/11


Sự cần thiết phải hoàn thiện định mức lao động đối với công nhân sản xuất trong các doanh
nghiệp

Phương pháp định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm có ưu điểm là định mức
tương đối đơn giản, tốn ít công sức, có thể xây dựng được hàng loạt mức lao động trong
thời gian ngắn và có thể vận dụng được kinh nghiệm của cán bộ định mức, đốc công
hoặc nhân viên kỹ thuật vào trong định mức. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có khá
nhiều nhược điểm: không phân tích được tỉ mỷ năng lực sản xuất, các điều kiện kỹ thuật
cụ thể, không nghiên cứu và sử dụng được tốt những phương pháp sản xuất tiên tiến của
người lao động.
Nhóm phương pháp phân tích
“Nhóm các phương pháp phân tích là các phương pháp định mức lao động dựa trên cơ
sở phân tích quá trình sản xuất, quá trình lao động, các bước công việc cần định mức,
các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí để xác định hao phí thời gian cần thiết cho
mỗi yếu tố và xác định mức lao động cho cả bước công việc.”
Giáo trình Định mức lao động, NXB Lao động- xã hội, Hà Nội 2004, trang 24
Có ba phương pháp trong nhóm phương pháp phân tích.
Phương pháp phân tích tính toán

“Là phương pháp ĐMLĐ dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố
ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các tài liệu kỹ thuật về tiêu chuẩn các loại thời gian để
tính mức thời gian cho bước công việc”
Giáo trình Định mức lao động, NXB Lao động- xã hội, Hà Nội 2004, trang 25
.
Trình tự xây dựng mức theo phương pháp này như sau: Thứ nhất, phân tích bước công
việc ra các bộ phận hợp thành, loại bỏ các bộ phận thừa, thay thế các bộ phận lạc hậu,
hợp lý hóa các bộ phận đó. Thứ hai, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hao phí thời
gian hoàn thành bước công việc từ đó định ra trình độ tay nghề của người lao động cần
có, các điều kiện tổ chức- kỹ thuật tối ưu thực chất là lập quy trình công nghệ chi tiết
cho từng bước công việc. Thứ ba, dựa vào quy trình công nghệ và tiêu chuẩn các loại
thời gian tổng hợp mức thời gian cho cả bước công việc.
Phương pháp phân tích tính toán có ưu điểm nổi bật là xây dựng mức nhanh và chính
xác song phải có đầy đủ tài liệu tiêu chuẩn thời gian và cán bộ ĐMLĐ phải nắm vững
về chuyên môn nghiệp vụ cũng như thành thạo về kỹ thuật. Chính vì vậy phương pháp
này thường áp dụng trong loại hình sản xuất hàng loạt lớn và vừa.
Phương pháp phân tích khảo sát
“Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp ĐMLĐ dựa trên cơ sở phân tích kết
cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các tài liệu kỹ thuật
7/11


Sự cần thiết phải hoàn thiện định mức lao động đối với công nhân sản xuất trong các doanh
nghiệp

và tài liệu khảo sát việc sử dụng thời gian của người lao động ngay tại nơi làm việc để
tính mức lao động cho bước công việc”
Giáo trình Định mức lao động, NXB Lao động- xã hội, Hà Nội 2004, trang 26
Theo phương pháp này mức được xây dựng theo trình tự như sau: Thứ nhất, phân tích
bước công việc ra các bộ phận hợp thành về mặt lao động cũng như mặt công nghệ, loại

bỏ những bộ phận thừa, thay thế bộ phận lạc hậu bằng bộ phận tiên tiến. Thứ hai, phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian thực hiện bước công việc, từ đó quy
định điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý cho bước công việc, xác định trình độ lao động
phù hợp. Thứ ba, chọn người lao động có thái độ lao động tốt, nắm vững kỹ thuật lao
động cho làm việc thử trong điều kiện tổ chức- kỹ thuật quy định. Khi người lao động
quen việc, năng suất lao động ổn định, cán bộ định mức tiến hành chụp ảnh, bấm giờ để
khảo sát hao phí thời gian làm việc của người lao động. Căn cứ vào kết quả khảo sát sẽ
tính được thời gian tác nghiệp ca và tác nghiệp sản phẩm từ đó tính được mức sản lượng
và mức thời gian theo công thức sau:
Mtg= TNsp x

Tca
TNca

MSL=

TNca
TNsp

=

Tca
Mtg

Phương pháp phân tích khảo sát nghiên cứu trực tiếp hoạt động của người lao động tại
nơi làm việc nên mức tính ra chính xác và tổng kết được những kinh nghiệm sản xuất
tiên tiến của người lao động. Đây là cơ sở để cải tiến tổ chức lao động và xây dựng các
tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động một cách chính xác. Tuy nhiên phương pháp này
đòi hỏi nhiều thời gian và cán bộ định mức phải thành thạo về chuyên môn cũng như kỹ
thuật. Do đó phương pháp thường được áp dụng trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng

khối, còn trong sản xuất hàng loạt nhỏ chỉ áp dụng để định mức cho những bước công
việc điển hình.
Phương pháp so sánh điển hình
“Phương pháp so sánh điển hình là phương pháp xây dựng mức dựa trên những hao phí
của mức điển hình và những nhân tố ảnh hưởng, quy đổi xác định mức”
Giáo trình Định mức lao động, NXB Lao động- xã hội, Hà Nội 2004, trang 28
.
Trình tự xây dựng mức lao động theo phương pháp này như sau:
• Phân chia các bước công việc phải thực hiện ra thành từng nhóm theo đặc trưng
nhất định về kết cấu và quy trình công nghệ. Trong mỗi nhóm chọn ra một hoặc
một số bước công việc điển hình
• Xác định quy trình công nghệ và điều kiện tổ chức- kỹ thuật hợp lý nhất để
thực hiện bước công việc điển hình
8/11


Sự cần thiết phải hoàn thiện định mức lao động đối với công nhân sản xuất trong các doanh
nghiệp

• Dùng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát xây dựng mức
lao động cho bước công việc điển hình ký hiệu là Mtg1 và MSL1
• Với quy ước hệ số của bước công việc điển hình K1=1, xác định các hệ số đổi
¯

cho các bước công việc trong nhóm Ki (i= 2,n) căn cứ vào phân tích điều kiện
tổ chức- kỹ thuật, các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành của từng
bước công việc và so sánh với bước công việc điển hình. Nếu các điều kiện
thực hiện và nhân tố ảnh hưởng của bước công việc đó thuận lợi hơn bước công
việc điển hình nghĩa là hao phí thời gian cho bước công việc đó ít hơn thì Ki <
1, ngược lại Ki > 1

• Tính mức lao động cho mỗi bước công việc trong nhóm căn cứ vào mức của
bước công việc điển hình và các hệ số đổi Ki theo công thức:
Mtgi= Mtg1. Ki
MSLi =

MSL1
Ki

• Phương pháp so sánh điển hình giúp xây dựng mức nhanh nhưng độ chính xác
không cao như phương pháp phân tích tính toán và phương pháp tính toán khảo
sát. Không những thế nó còn đòi hỏi phải tính toán Ki thật chính xác và có cơ
sở khoa học. Phương pháp này thường chỉ để xây dựng mức cho các bước công
việc trong loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc.

Ảnh hưởng của định mức lao động đến các hoạt động của doanh nghiệp
• ĐMLĐ là một công cụ rất có hiệu lực để khai thác khả năng tiềm tàng trong sản
xuất, góp phần tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp
Tăng năng suất lao động là mục tiêu và là động lực phát triển của tất cả các doanh
nghiệp. Để tăng năng suất lao động điều đầu tiên các doanh nghiệp có thể làm là khai
thác hết những khả năng tiềm tàng trong sản xuất của doanh nghiệp mình. Công tác
ĐMLĐ đã bao gồm trong đó quá trình nghiên cứu, tính toán và giải quyết các yêu cầu
về kỹ thuật, về tổ chức nơi làm việc cũng như các yếu tố đảm bảo sức khỏe cho người
lao động… Từ đó hợp lý hóa các điều kiện tổ chức- kỹ thuật, áp dụng vào trong sản xuất
các kinh nghiệm và phương pháp lao động tiên tiến tạo điều kiện thuận lợi để người lao
động thực hiện tốt công việc, tăng năng suất và hiệu quả công việc.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức quản lý và trình độ áp
dụng khoa học kỹ thuật mới của doanh nghiệp. ĐMLĐ nghiên cứu, áp dụng tất cả các
biện pháp về tổ chức, kinh tế- kỹ thuật để sử dụng hiệu quả các nguồn dự trữ trong sản
xuất, tiết kiệm lao động sống và lao động vật hóa trên mỗi đơn vị sản phẩm từ đó làm

giảm giá thành sản phẩm.
9/11


Sự cần thiết phải hoàn thiện định mức lao động đối với công nhân sản xuất trong các doanh
nghiệp

• ĐMLĐ là cơ sở để lập các kế hoạch lao động tiền lương hay các kế hoạch quan
trọng khác một cách chính xác
Để có thể tồn tại và phát triển được trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như
hiện nay, các doanh nghiệp cần phải lên các kế hoạch sản xuất, kinh doanh một cách cụ
thể, chính xác. ĐMLĐ về bản chất là tính toán khả năng sản xuất trung bình tiên tiến
căn cứ vào tối ưu hóa các điều kiện tổ chức- kỹ thuật của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để
lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch lao động.
• ĐMLĐ với tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp
ĐMLĐ cho phép xây dựng và áp dụng vào sản xuất những hình thức tổ chức lao động
hợp lý nhất bởi vì muốn đạt hiệu quả kinh tế cao, doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất và
tổ chức lao động tốt trong từng bộ phận. Để làm được điều đó, trước hết phải tính được
các mức lao động trong từng bộ phận trên cơ sở đó giải quyết đúng đắn các vấn đề phân
công và hiệp tác lao động, tổ chức nơi làm việc, lựa chọn các phương pháp và thao tác
lao động tiên tiến.
ĐMLĐ giúp bố trí và phân công lao động hợp lý thông qua nghiên cứu kết cấu thời gian
tiêu hao cho các công đoạn làm bằng tay và bằng máy. Hiện nay xu hướng sản xuất tự
động hóa ngày càng nhiều, ĐMLĐ phải tính tiêu chuẩn thời gian thao tác bằng tay và
bằng máy của bước công việc để xây dựng biểu đồ đứng máy và hình thức phân công
lao động phải chuyển từ phạm vi hẹp sang phạm vi rộng để sử dụng triệt để thời gian lao
động.
Thông qua công tác ĐMLĐ đưa ra được các biện pháp để khắc phục những bất hợp lý
trong tổ chức nơi làm việc, khắc phục lãng phí, tạo điều kiện cho người lao động hoàn
thành tốt công việc, tăng năng suất lao động. Không những vậy, việc xây dựng và áp

dụng ĐMLĐ vào trong sản xuất đòi hỏi người lao động phải chấp hành tốt những quy
định về tổ chức, kỹ thuật, thực hiện đúng quy trình sản xuất. Đó là một biện pháp có
hiệu quả để củng cố và tăng cường kỷ luật lao động.
• ĐMLĐ với trả công lao động
ĐMLĐ xây dựng ra các mức sản lượng, mức thời gian đó là cơ sở để tính đơn giá tiền
lương trong chế độ trả lương sản phẩm theo công thức:
ĐG =

LCBCV
MSL

hoặc ĐG = LCBCV x Mtg

Do đó ĐMLĐ có chính xác thì việc trả thù lao cho người lao động mới công bằng, hợp
lý và khuyến khích mọi người hăng hái lao động. Tình hình thực hiện mức của mỗi lao
động là cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện công việc của lao động đó cũng như đưa
ra các chế độ khen thưởng xứng đáng tính vào thù lao lao động.
10/11


Sự cần thiết phải hoàn thiện định mức lao động đối với công nhân sản xuất trong các doanh
nghiệp

Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác định mức lao động cho công nhân sản
xuất tại các doanh nghiệp
Mặc dù ĐMLĐ có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp nhưng hiện
nay các đơn vị vẫn chưa thực sự quan tâm thực hiện và khai thác hết tác dụng to lớn của
định mức. Ở nhiều doanh nghiệp, công tác định mức chưa khoa học, chưa sát thực tế và
chưa phù hợp với loại hình sản xuất gây ra trì trệ trong sản xuất, không công bằng trong
trả lương và không tạo được động lực cho người lao động. Ở công ty Cổ phần bánh kẹo

cao cấp Hữu Nghị, trên thực tế công tác ĐMLĐ mới chỉ có công việc xây dựng và áp
dụng các mức vào trong sản xuất, chưa có nghiên cứu đầy đủ các khả năng sản xuất, tổ
chức nơi làm việc từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến tổ chức nơi làm việc, hợp lý hóa
các phương pháp, thao tác lao động, cải thiện điều kiện làm việc… Như vậy các hoạt
động định mức được thực hiện chưa đầy đủ. Bên cạnh đó các phương pháp định mức
tại công ty cũng chưa hoàn toàn có khoa học, vẫn sử dụng nhiều phương pháp thống
kê kinh nghiệm, việc điều chỉnh mức mang tính chủ quan. Từ đó dẫn đến mức tính ra
không chính xác, tỷ lệ hoàn thành mức thấp, định mức không đáp ứng được yêu cầu của
sản xuất. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ
phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là phải hoàn thiện ĐMLĐ góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

11/11



×