Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Luận văn Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến suy nghĩ tự sát ở người già Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

-----------------------

GIANG YẾN NGỌC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SUY NGHĨ TỰ SÁT Ở NGƯỜI GIÀ HÀN QUỐC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH HÀN QUỐC HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2011-X


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

-----------------------

GIANG YẾN NGỌC
GIANG YẾN NGỌC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SUY NGHĨ TỰ SÁT Ở NGƯỜI GIÀ HÀN QUỐC
SUY NGHĨ TỰ SÁT Ở NGƯỜI GIÀ HÀN QUỐC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH HÀN QUỐC HỌC
NGÀNH HÀN QUỐC HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2011-X
Khóa học: QH-2011-X

Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Minh Chung


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Minh
Chung, giảng viên ngành Hàn Quốc học, khoa Đông phương học, Đại học
KHXH&NV – Đại học quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Nhờ sự hướng dẫn chu đáo
và những tài liệu thiết thực cô đã cung cấp mà em có thể hoàn thành đề tài theo
đúng ý tưởng ban đầu. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô
giáo trong bộ môn Hàn Quốc học đã quan tâm và chia sẻ với cá nhân em những
khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện đề tài, gợi ý một số hướng đi mở
cho nội dung nghiên cứu của em.
Một lần nữa em xin cảm ơn các thầy cô đã quan tâm, động viên và giúp
đỡ để em có thể hoàn thành đề tài.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến suy nghĩ tự sát ở người già Hàn Quốc” là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi, không có bất kì hình thức vay mượn hay sao chép nào.

Nội dung khóa luận được tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm
sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước, cùng nguồn tài liệu trên internet theo
danh mục tài liệu tham khảo đã được trình bày trong khóa luận.
Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật. Nếu có gì sai sót, tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, 05/2015


DANH MỤC BẢNG BIỂU

<Bảng 1> Tỉ lệ tự sát ở các quốc gia OECD .................................................. 12
<Bảng 2> Thống kê tỉ lệ người già tự sát từ năm 1990 đến năm 2013 .......... 14
<Bảng 3> Những biến động về tỉ lệ tự sát ở Hàn Quốc.................................. 15
<Bảng 4> Tỉ lệ tự sát phân theo độ tuổi và giới tính. ..................................... 16
<Bảng 5> Những biểu hiện tiền tự sát ở ba lứa tuổi 30, 30~40, 50~60 ......... 18
<Bảng 6>Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tự sát ở người già .......................... 22
<Bảng 7> Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tự sát của người già trên 65 tuổi .. 23
(phân theo mức độ thu nhập ) ......................................................................... 23
<Bảng 8> Bảng tự đánh giá sức khỏe của bản thân người già. ...................... 25
<Bảng 9> Đánh giá mức độ quan tâm đến các phương pháp chăm sóc sức
khỏe của người già .......................................................................................... 25
<Bảng 10> Số lượng người già đã hoặc đang bị bệnh và số ngày phải điều trị
trung bình mỗi khi có bệnh (số liệu năm 2012) .............................................. 26
<Bảng 11> Các hoạt động vào ngày cuối tuần của người già năm 2013 ....... 27
<Bảng 12> Mức độ quan tâm đến cách sự kiện văn hóa nghệ thuật và thể thao
của người già năm 2013. ( Thể hiện ở việc đi xem hoặc theo dõi các buổi biểu
diễn, kịch, âm nhạc, thể thao…) ..................................................................... 28
<Bảng 13> Mức độ hài lòng về thu nhập và chi phí sinh hoạt của người già
năm 2013 ......................................................................................................... 28
<Bảng 14> Các loại hình gia đình có người già ............................................. 29

<Bảng 15> Đánh giá mức độ hài lòng về các mối quan hệ trong gia đình năm
2012 ................................................................................................................. 31
<Bảng 16> Động cơ dẫn đến ý đồ tự sát ......................................................... 31
<Bảng 17> Biến động về tỉ lệ tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc và tỉ lệ người
già tự sát. ......................................................................................................... 33
<Bảng 18> Biến động về tỉ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc và tỉ lệ người già tự
sát..................................................................................................................... 34
<Bảng 19> Tỉ lệ tham gia hoạt động kinh tế và tỉ lệ tự sát ở người già Hàn
Quốc. ............................................................................................................... 35
<Bảng 20> Biến động về tỉ lệ tự sát nói chung và tỉ lệ tự sát ở người già tại
Hàn Quốc......................................................................................................... 35
<Bảng 21> Biến động về chi phí chi trả phúc lợi xã hội và tỉ lệ tự sát ở người
già. ................................................................................................................... 36
<Bảng 22> Biến động về tỉ lệ ly hôn và tỉ lệ tự sát ở người già. .................... 37
<Bảng 23> Những biến động về dân số già và tỉ lệ tự sát ở người già. ......... 37
<Bảng 24> Những biến động về chi phí phụng dưỡng người già và tỉ lệ tự sát
ở người già. ..................................................................................................... 38
<Bảng 25> Chương trình phòng chống tự sát năm 2009~2013 ................... 40


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 4
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5
6. Kết cấu đề tài ............................................................................................. 5
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................ 7
1.1 Định nghĩa về tự sát và suy nghĩ tự sát ................................................... 7
1.1.1 Định nghĩa về tự sát ...................................................................................7
1.1.2 Định nghĩa về suy nghĩ tự sát ....................................................................8
1.2 Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tự sát và các cách thức tự sát ................ 9
1.2.1 Các nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tự sát ................................................9
1.2.2 Các cách thức tự sát .................................................................................11
1.3 Hiện trạng tự sát trong xã hội Hàn Quốc và hiện trạng tự sát ở người già
Hàn Quốc..................................................................................................... 12
1.3.1 Hiện trạng tự sát trong xã hội Hàn Quốc ................................................12
1.3.2 Hiện trạng tự sát ở người già Hàn Quốc .................................................13
1.3.3 Đặc trưng tự sát ở người già Hàn Quốc ..................................................16
CHƯƠNG 2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SUY NGHĨ TỰ SÁT Ở
NGƯỜI GIÀ TRONG XÃ HỘI HÀN QUỐC ............................................ 20
2.1. Đặc điểm tâm sinh lí ở người già ......................................................... 20
2.1.1 Đặc điểm sinh lí........................................................................................20
2.1.2 Đặc điểm tâm lí ........................................................................................20
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến suy nghĩ tự sát ở người già trong xã hội Hàn
Quốc............................................................................................................. 22
2.2.1 Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tự sát xuất phát từ bản thân người già 24
2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tự sát ở người già xuất phát từ gia đình.
............................................................................................................................29
2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tự sát ở người già xuất phát từ xã hội. 32


CHƯƠNG 3 ĐỐI SÁCH CỦA HÀN QUỐC TRƯỚC HIỆN TRẠNG
NGƯỜI GIÀ TỰ SÁT ................................................................................... 40
3.1 Các đối sách của Hàn Quốc trước hiện trạng tự sát trong xã hội ......... 40
3.2 Các đối sách của Hàn Quốc trước hiện trạng người già tự sát ............. 41
3.2.1 Những tiêu chí đang được thực hiện trong chương trình phòng chống tự

sát đối với người già Hàn Quốc ........................................................................41
3.2.2 Những tổ chức và đoàn thể tiêu biểu đang thực hiện các chương trình
liên quan đến phòng chống tự sát ở Hàn Quốc................................................42
3.3 Khả năng người già tự sát ở Việt Nam ................................................ 46
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Không ai có thể phủ nhận được sự phát triển vượt bậc của Hàn Quốc trong
tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa đến giáo dục, xã hội… chỉ trong một vài
thập kỉ gần đây. Tuy vậy, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng ấy, Hàn Quốc
cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và hệ lụy. Sống trong một xã hội
với guồng quay hoạt động không ngừng, người dân Hàn Quốc đều ngày ngày
đang phải hứng chịu những stress, mệt mỏi. Vì nhiều lí do, không ít trong số họ
bị rơi vào trạng thái trầm cảm – một trạng thái tâm lí nguy hiểm có thể dẫn đến
những hành động tiêu cực mà điển hình nhất là tự sát. Tìm hiểu những bài báo
về vấn đề này, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ở Hàn Quốc, từ các ca sĩ, diễn
viên, đến chủ các doanh nghiệp, rồi học sinh, sinh viên, và cả người cao tuổi…
đều đã xuất hiện nhiều trường hợp tự sát do những áp lực vô hình từ cuộc sống.
Chỉ cần gõ dòng chữ 자살 (tự sát) lên trang web google (trang web về tìm
kiếm thông dụng nhất thế giới), thì chỉ đúng 0.4 giây, sẽ xuất hiện 8.870.000 kết
quả. Điều này chứng tỏ tự sát ở Hàn Quốc đã trở thành một vấn nạn nghiêm
trọng và đang được cả xã hội trong nước quan tâm. Tiếp sau đó, nếu bạn gõ dòng
chữ 노인 자살 (tự sát ở người già), vào thanh công cụ tìm kiếm, bạn sẽ nhận
được 1.800.000 kết quả chỉ trong vòng 0.3 giây. Chắc chắn sẽ có rất nhiều người
Việt Nam chúng ta bị bất ngờ với kết quả này, vì vấn đề tự sát ở người già chưa
trở thành hiện tượng ở Việt Nam. Vậy do đâu mà tại Hàn Quốc, vấn đề này lại
trở thành một vấn nạn nghiêm trọng như thế?

Bước vào thế kỉ 21, nhờ sự phát triển của y học, ở nhiều nước trên thế giới,
dân số già đang ngày một tăng lên. Và Hàn Quốc cũng không phải là ngoại lệ.
Theo cục thống kê Hàn Quốc, tỉ lệ người già trên 65 tuổi ở đất nước này từ năm
1995 đến năm 2015 đã tăng từ 3.498.000người (7,8% tổng dân số) lên đến
8.112.000 người (15,7% tổng dân số).
Về vấn nạn tự sát ở người già Hàn Quốc, một báo cáo của Sở nghiên cứu
chính sách trị an Hàn Quốc cho biết số lượng người trên 60 tuổi tự sát ở Hàn

1


Quốc đã tăng dần theo từng năm và không hề có dấu hiệu suy giảm, từ 788
người vào năm 1989, con số này đã tăng lên thành 2276 vào năm 1999 và đến
năm 2008, số lượng người già tự sát đạt mức 4029 người. 1
Để giải đáp những thắc mắc như: “Tại sao người già ở Hàn Quốc lại tự sát
nhiều đến vậy?” hoặc “Xã hội Hàn Quốc đã có những động thái gì trước hiện
trạng này?”, người viết đã quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến suy nghĩ tự sát ở người già Hàn Quốc” nhằm làm rõ nguyên nhân
và bước đầu tìm hiểu hiện tượng người già tự sát tại Hàn Quốc.
2. Lịch sử nghiên cứu
Hiện tại ở Việt Nam, những tài liệu nghiên cứu về Hàn Quốc tương đối đa
dạng. Tham khảo qua các tạp chí như tạp chí “Nghiên cứu Đông Bắc Á” hay
những đề tài nghiên cứu cấp trường, cấp quốc gia của các sinh viên, thạc sĩ, tiến
sĩ đã và đang học tập, làm việc tại các khoa liên quan đến tiếng Hàn ở các trường
Đại học tại Hà Nội, người viết thấy rằng những đề tài về “Xã hội Hàn Quốc”
đang được khá nhiều những người nghiên cứu quan tâm. Các đề tài nghiên cứu
về xã hội Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào phân tích về các mặt như: Sự phát
triển về kinh tế, công nghiệp hóa của Hàn Quốc, các tập đoàn kinh tế lớn ở Hàn
Quốc, sự biến đổi trong các gia đình Hàn Quốc, gia đình đa văn hóa, làn sóng
Hallyu đối với các quốc gia Đông Nam Á… Trong các nghiên cứu Hàn Quốc

học, so với việc nghiên cứu những giá trị tích cực và phát triển của Hàn Quốc,
thì những mặt tối của đất nước này chưa được khai thác nhiều. Nghiên cứu về
hiện tượng tự sát ở Hàn Quốc nói chung và hiện tượng người già tự sát ở Hàn
Quốc nói riêng là một vấn đề có thể nói là khá khó khăn trong công tác điều tra,
tìm hiểu và thu thập thông tin, tổng hợp số liệu một cách chính xác hiệu quả.
Điểm qua về tình hình nghiên cứu ở trong nước người viết thấy rằng, mới
chỉ có một vài công trình nghiên cứu nhỏ lẻ của các sinh viên ngành Hàn Quốc
học về hiện tượng tự tử của thanh thiếu niên, của người nổi tiếng có ảnh hưởng ở
Hàn Quốc mà chưa có công trình nghiên cứu nào hướng đến đối tượng người
1

Nguồn: Sở nghiên cứu chính sách trị an Hàn Quốc, “Báo cáo năm 2008”.

2


già. Các thông tin về hiện tượng tự sát ở Hàn Quốc thường chỉ xuất hiện nhiều
nhất ở dạng các bài báo trên cách tạp chí và internet.
Các công trình nghiên cứu về hiện tượng “Người già tự sát ở Hàn Quốc”
gần như không có nhưng tại Hàn Quốc đã có rất nhiều luận văn hay công trình
nghiên cứu về vấn đề này. Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu nguyên nhân gây ảnh
hưởng đến suy nghĩ tự sát ở người già” (Tác giả Na Gwang-nam, 2007). Bên
cạnh việc đưa ra các khái niệm về tự sát, người già tự sát, các lí luận mang tính
tâm lí, xã hội và tính hệ thống sinh thái…, luận văn này thực hiện phương pháp
điều tra bằng bảng hỏi trên 90 người. Từ kết quả điều tra, tác giả đi đến kết luận:
có 53.3% người già từng có ý đồ tự tử. Về lí do dẫn đến suy nghĩ tự sát, 18.3% là
do suy nghĩ trở thành gánh nặng cho gia đình, 15% có suy nghĩ bị xã hội và gia
đình coi thường, 6.7% do bất hòa với gia đình.
Luận văn thạc sĩ “Tính liên quan giữa các yếu tố mang tính kinh tế - xã hội
và tỉ lệ tự sát ở người già Hàn Quốc – lấy trọng tâm là những thay đổi từ năm

1990 đến 2010” (Tác giả Kim Hyeong-su, Kwon I-kyung). Ở nghiên cứu này,
tác giả thực hiện nghiên cứu bằng hình thức so sánh những biến động kinh tế xã hội và tỉ lệ tự sát ở người già qua từng năm. Tác giả kết luận sự biến động về
kinh tế, nạn thất nghiệp, tỉ lệ tham gia vào hoạt động kinh tế của người già, phúc
lợi xã hội, tỉ lệ li hôn, sự già hóa dân số có quan hệ mật thiết đến tỉ lệ tự sát ở
người già
Luận văn thạc sĩ “Những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến suy nghĩ tự sát ở
người già bao gồm tính tự tôn, chứng trầm cảm và cách ứng xử của xã hội” (Tác
giả Jo Ki-hwan). Ở đề tài nghiên cứu này, tác giả đưa ra những luận điểm khác
nhau của những nhà nghiên cứu trước đây về các khái niệm liên quan đến tự sát
như suy nghĩ tự sát, ý đồ tự sát, hành động tự sát… Cũng qua các đề tài nghiên
cứu trước, tác giả định hình các nguyên nhân chính dẫn đến suy nghĩ tự sát ở
người già là: đặc trưng mang tính dân số xã hội học, tính tự tôn, chứng trầm cảm,
cách ứng xử của gia đình, các ứng xử của xã hội. Từ đó thực hiện phương pháp
nghiên cứu điều tra trên 240 người tại 10 trung tâm người cao tuổi trên khắp các
địa phương.

3


Ngoài các vấn đề được nêu trên có thể coi là nghiên cứu phổ biến, tiêu biểu
và được nghiên cứu theo quan điểm của người Hàn Quốc, người viết trên cở sở
các nghiên cứu có sẵn, cùng với các con số thống kê sẽ tổng hợp và miêu tả lại
hiện tượng dưới quan điểm của người học và nghiên cứu Hàn Quốc học ở Việt
Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu này tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
suy nghĩ tự sát ở người già tại Hàn Quốc và các đối sách của chính phủ Hàn
Quốc trước hiện tượng này. Qua những phân tích và đánh giá đó, đề tài cũng sẽ
có những liên hệ với xã hội Việt Nam. Nghiên cứu về hiện tượng tự sát ở người

già Hàn Quốc, đề tài mong rằng có thể gián tiếp dấy lên một hồi chuông báo
động về một trong những biến động đang xảy ra trên thế giới nhằm cảnh báo cho
xã hội Việt Nam – một xã hội cũng đang trong quá trình phát triển mạnh, có thể
có những chính sách hay biện pháp nhằm kịp thời phòng tránh và ngăn chặn hiện
tượng tự sát ở người già trước khi nó có thể xảy ra. Đồng thời, người viết cũng
mong rằng nghiên cứu này sẽ có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho bất cứ ai
quan tâm đến Hàn Quốc nói chung và xã hội Hàn Quốc nói riêng.
Mục tiêu cụ thể
Trước tiên nghiên cứu sẽ hệ thống những vấn đề cơ sở lí luận về hiện tượng
tự sát, tự sát ở người già, đưa ra hiện trạng, nguyên nhân và các yếu tố ảnh
hưởng đến suy nghĩ tự sát ở người già Hàn Quốc. Sau đó nghiên cứu tiếp tục
khảo sát các chính sách của chính phủ Hàn Quốc trước hiện trạng người già tự
sát, đồng thời dự báo về hiện tượng tương tự có thể xảy ra tại Việt Nam và đưa
ra bài học cụ thể.
4. Phạm vi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, người viết hướng nghiên cứu của mình
tới những vấn đề liên quan đến nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tự sát ở người già
ở Hàn Quốc. Trong đề tài, phạm vi nghiên cứu về thời gian được giới hạn từ năm

4


1999 đến năm 2015. Phạm vi về không gian được giới hạn trong lãnh thổ đất
nước Đại Hàn Dân Quốc. Đối tượng điều tra là những người già Hàn Quốc có độ
tuổi từ 60 tuổi trở lên. Về nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tự sát ở người già,
người viết đề cập trên ba phương diện chính: đó là từ bản thân người già, từ gia
đình và xã hội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến suy nghĩ tự sát ở người
già Hàn Quốc”, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết tức là sử

dụng các số liệu điều tra, nghiên cứu sẵn có, kết hợp với các lí thuyết xã hội và
tâm lí để mô tả, giải thích lại hiện tượng đồng thời sẽ có phân tích, đối chiếu để
nghiên cứu sự tương quan với trường hợp tại Việt Nam.
Sô liệu điều tra trong nghiên cứu này do không có điều kiện điền dã và khảo
sát trực tiếp nên người viết sử dụng số liệu nghiên cứu định tính từ các nghiên
cứu khác. Các nguồn thống kế được lấy từ các khảo sát thống kê lớn và có độ tin
cậy cao.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu được cấu trúc thành 3 chương.
Chương 1- cơ sở lí luận và thực tiễn đưa ra một số khái niệm về tự sát, suy
nghĩ tự sát ở người già, cách thức tự sát, nguyên nhân tự sát, những quan điểm
mang tính lí luận về hiện tượng người già tự sát, những khuynh hướng cơ bản
liên quan đến tự sát ở người già. Thêm vào đó, người viết trình bày hiện tượng
tự sát trong xã hội Hàn Quốc nói chung và hiện tượng tự sát ở người già nói
riêng. Bằng cách sử dụng các số liệu của cục thống kê, bộ y tế và phúc lợi xã hội
Hàn Quốc… người viết khái quát hiện tượng tự sát, từ đó đưa ra những phân tích
và kết luận sơ bộ về đặc điểm hiện tượng tự sát trong xã hội Hàn Quốc nói chung
và hiện tượng tự sát ở người già nói riêng.
Chương 2 - những nguyên nhân ảnh hưởng đến suy nghĩ tự sát ở người già
là nội dung chính của đề tài, người viết sử dụng các số liệu thống kê của bộ y tế
và xã hội Hàn Quốc về nguyên nhân tự sát ở người già, từ đó rút ra một số kết

5


luận sơ bộ. Sau đó người viết đi vào phân tích rõ hơn khi gộp các yếu tố ảnh
hưởng đến suy nghĩ tự sát ở người già thành 3 nhóm nguyên nhân chính: nguyên
nhân từ bản thân người già, nguyên nhân từ gia đình người già, nguyên nhân từ
xã hội.
Chương 3 - các đối sách của chính phủ Hàn Quốc trước hiện tượng người

già tự sát là nội dung ứng dụng. Người viết đưa ra các biện pháp phòng chống tự
sát mà chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện trong đó nêu rõ về những tiêu chí,
những khoản đầu tư và những hoạt động của các cơ quan ban ngành Hàn Quốc
trong công tác phòng chống tự sát ở người già. Đồng thời ở phần cuối, nhằm
mục đích liên hệ và so sánh, nghiên cứu có đưa ra một số chính sách phúc lợi
đang được thực hiện cho người già ở Việt Nam.

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Định nghĩa về tự sát và suy nghĩ tự sát
1.1.1 Định nghĩa về tự sát
Mỗi học giả đều có những khái niệm về “Tự sát” khác nhau. Baumeister
(1990) cho rằng “Tự sát xuất phát từ sự trốn tránh bản thân và căm ghét bản
thân” (Seo Hwa-jeong, 2004, Jae In-yong). Mun Jang-seob (1994) thì cho rằng
“Tự sát là hành động kết liễu tính mạng của bản thân có ý đồ từ trước”. Bak

Hyeong-min (2008) lại nói: “Tự sát không phải là sự chấm dứt tất cả bằng cách
kết liễu bản thân, mà tự sát thể hiện ý muốn thỏa mãn những khao khát của bản
thân - những khao khát không thể thỏa mãn được lúc còn sống”. Tuy nhiên trong
từ điển bách khoa Việt Nam năm 20022, “Tự sát” có nghĩa là “Hành động kết
liễu tính mạng của bản thân do tự phát hoặc có ý đồ từ trước. Các biện pháp tự
sát phổ biến: dùng thuốc ngủ liều cao, thuốc độc, thắt cổ, trẫm mình, dùng súng,
tự thiêu… Giám định pháp y sau khi nghiên cứu hiện trường, khám nghiệm tử
thi… sẽ đưa ra các chứng tích để phân định với án mạng”.
Tự sát là một vấn đề phức tạp không chỉ do một nguyên nhân hay lí do đơn
thuần nào gây ra. Tự sát thường là do tác động phức hợp của nhiều yếu tố bao
gồm những bệnh về cơ thể, bệnh tâm thần, sự nhiễu loạn trong gia đình, nghiện

hút, sự mâu thuẫn cá nhân và những sang chấn gặp phải trong cuộc sống.
Nguyên nhân dẫn đến tự sát dù là nguyên nhân mang tính cá nhân hay nguyên
nhân mang tính xã hội thì đều không phải là hành động ngẫu nhiên hay không có
mục đích, đó là sự trốn tránh khỏi nỗi thống khổ dai dẳng.
Không phải tất cả những người tự sát đều có quá trình tự sát giống nhau. Có
những trường hợp, tự sát chỉ là một hành động đơn nhất. Nhưng cũng có trường
hợp tự sát thông qua nhiều giai đoạn: bắt đầu từ những hành động thụ động,

2

“Từ điển bách khoa Việt Nam năm 2002”, Ban biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Nhà xuất bản từ điển
bách khoa.

7


không rõ ràng, sau đó là sự chuẩn bị một cách nghiêm túc cho việc tự sát, rồi lên
kế hoạch cụ thể cho việc tự sát (Choe Hyeong - im, 2008).
Émile Durkheim (1818-1917), một trong những ông tổ của ngành xã hội
học, đã cho ra mắt công trình nghiên cứu mang tên Tự sát (Le Suicide). Qua thu
thập và khảo sát gần 26.000 ca tự sát, Durkheim đã phân tự sát ra làm bốn loại
khác nhau. Loại thứ nhất, Durkheim đặt tên là Tự sát vị kỷ (suicide égoïste), đây
là những trường hợp tự sát ở những người có ít liên kết với xã hội như những
người già bị bỏ rơi, người độc thân. Loại thứ hai, Tự sát vị tha (suicide altruiste),
ở những người có rất nhiều liên kết và rất sâu sắc với xã hội như những chỉ huy
quân sự tự bắn vào đầu mình khi bị thua trận, những chính trị gia tự sát khi bị
mất tín nhiệm. Loại thứ ba, Tự sát tan rã (suicide anomique), ở những người thấy
thiếu hoặc mất phương hướng do những biến đổi quá nhanh về các chuẩn mực,
qui ước, đạo đức của xã hội như các thanh niên tự sát trong giai đoạn xã hội có
những thay đổi lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa cho dù điều kiện gia đình thuộc

loại đầy đủ. Loại thứ tư, Tự sát định mệnh (suicide fataliste), ở những người cảm
thấy các ràng buộc, áp chế của xã hội đè lên mình quá nặng, sự tự do cá nhân bị
ép quá chặt như tự sát ở những người nô lệ, công nhân bị vắt sức lao động,
những người bị ngược đãi, bất công.
1.1.2 Định nghĩa về suy nghĩ tự sát
Tự sát” trong tiếng Anh là “suicide”, được ghép từ 2 yếu tố “sui” (tự thân,
bản thân) và “cide” (sát) mà thành. Reynolds (1988) phân chia sự tự sát thành 4
dạng là suy nghĩ tự sát, ý đồ tự sát, khuynh hướng tự sát và hành động tự sát.
Nếu phân chia như thế thì suy nghĩ tự sát là việc suy nghĩ về cái chết, bao gồm
cả việc suy nghĩ về hậu quả của cái chết, cách thức và thời gian tự sát. Ý đồ tự
sát bao gồm các hành động như: viết di chúc, xử lí tài sản, thực hiện các hành vi
nhỏ tự làm tổn hại bản thân. Và khuynh hướng tự sát là dự kiến, kế hoạch để có
thể đi đến quyết định tự sát. (tiền tự sát, Parasuicide)
Hội ủy viên đặc biệt thuộc Trung tâm sức khỏe tinh thần liên quan đến
phòng chống tự sát ở Mỹ thì chia tự sát thành các phần: hành động tự sát,

8


khuynh hướng tự sát và suy nghĩ tự sát. Hành động tự sát là hành động tự bản
thân kết liễu mạng sống của mình, hay nói cách khác đó là hành động dẫn đến
cái chết hoàn toàn (completed suicide). Khuynh hướng tự sát là mầm mống của
tự sát, ở giai đoạn này thường có ý đồ hủy hoại bản thân bằng cách tự gây ra
thương tích và nguy hiểm đến tính mạng . Durkheim (1915) cho rằng: “Khuynh
hướng tự sát có thể định nghĩa giống như tự sát, tuy nhiên nó chưa dẫn đến cái
chết”.
Suy nghĩ tự sát là suy nghĩ tiêu cực về cái chết của bản thân ở một khoảnh
khắc khó khăn nào đó trong cuộc sống. White (1989) đã định nghĩa rằng “Suy
nghĩ tự sát là suy nghĩ về việc thực hiện cái chết”. Dubos Et Al (1989) “Suy nghĩ
tự sát có thể coi là xuất phát điểm trong một chuỗi quá trình liên quan đến tự sát,

suy nghĩ tự sát là khời điểm của ý đồ tự sát, khuynh hướng tự sát và hành động
tự sát”. Theo Kumar và Steer (1995) thì “Suy nghĩ tự sát là bước đầu tiên của
việc thực hiện kế hoạch tự sát”.
Theo những nghiên cứu trên, hành động tự sát có thể coi là kết quả của của
một chuỗi các bước: suy nghĩ tự sát, khuynh hướng tự sát. Và suy nghĩ tự sát là
một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hành động tự sát.
1.2 Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tự sát và các cách thức tự sát
1.2.1 Các nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tự sát 3
a. Các nguyên nhân do yếu tố căng thẳng (stress)
Trong xã hội hiện đại, việc gặp căng thẳng trong các mối quan hệ và trong
cuộc sống là không tránh khỏi. Điều này giải thích lí do tỉ lệ các vụ tự sát ở các
thành phố lớn ngày càng tăng cao. Những nguyên nhân dưới đây thường là lí do/
điều kiện thuận lợi làm cho một người nghĩ tới tự sát.
Những sự thay đổi đột ngột, có thể rất rộng rãi, từ việc chuyển lớp, chuyển
trường, chuyển chỗ ở, chuyển vị trí công tác tiềm ẩn những mối quan hệ mới.
Điều này dẫn tới những căng thẳng mới phát sinh dẫn tới trầm cảm. Việc mang
3

Theo: bác sĩ Nguyễn Khắc Dũng - Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, Hà Nội
(ngày tra cứu 27/05/2015)

9


thai hay mắc bệnh/phát hiện bệnh cũng là một trong số những nguyên nhân phát
sinh suy nghĩ tự sát. Những mất mát như mất người thân, mất tài sản. Gặp thua
lỗ trong làm ăn/phá sản, một số người chọn giải pháp tự sát để trốn tránh sự truy
vấn của chủ nợ cũng như pháp luật.
Mâu thuẫn trong các mối quan hệ như quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình: ông bà - bố mẹ - con cháu; quan hệ thầy trò, quan hệ

bạn bè; quan hệ với lãnh đạo, với đồng nghiệp; quan hệ với người xung quanh
(hàng xóm…); quan hệ tình yêu.
Bên cạnh đó, những người có nhân cách yếu, nhút nhát, tự ti, có ngưỡng
chịu đựng thấp với áp lực cũng rất dễ có suy nghĩ tự sát. Trẻ em, người vị thành
niên và người trẻ tuổi: nhóm này kinh nghiệm sống chưa nhiều, chưa đủ kinh
nghiệm giải quyết các căng thẳng. Một số trường hợp có kết hợp với nghiện
chất/ nghiện không chất(Game, cờ bạc) càng làm tăng nguy cơ tự sát.
Ở một số quốc gia/ vùng lãnh thổ có tình trạng phân biệt chủng tộc / phân
biệt đối xử với phụ nữ/ phân biệt giàu nghèo/ kỳ thị người đồng tính/ kỳ thị
người nhiễm HIV thì tỉ lệ tự sát ở những nhóm này cũng rất cao.
b. Do các nguyên nhân về bệnh lí
Nhóm nguyên nhân này có thể chia làm 2 nhóm chính là các bệnh lí thực
thể và các bệnh lí tâm thần. Nhóm bệnh lí thực thể là nhóm những người bệnh
mắc các chứng mạn tính, bệnh hiểm nghèo hoặc nhóm bệnh nhân nghèo mắc
các chứng như ung thư, tim mạch, tiểu đường .. có tỉ lệ khá cao thường có những
ý tưởng/ hành vi tự sát.
Nhóm các bệnh lí rối loạn tâm thần là nhóm những người bệnh mắc chứng
tâm thần phân liệt, trầm cảm, hung cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, động kinh,
rối loạn lo âu, các rối loạn nhân cách… Điều đáng lưu ý trong nhóm này là bệnh
nhân cũng như người nhà chăm sóc đều có yếu tố nguy cơ ngang nhau trong việc
xảy ra tự sát, cần có sự theo dõi và quan sát tỉ mỉ từ các nhân viên y tế để phòng
ngừa.

10


c. Do phụ thuộc chất gây nghiện
Rượu và ma túy (heroin, thuốc lắc, met-amphetamine, cần sa…) và thuốc
ngủ, những người nghiện những chất này có thể dẫn tới các triệu chứng của trầm
cảm, đây là nguyên nhân gây tự sát. Đặc biệt, những người sử dụng đập đá (metAmphetamine), thuốc lắc và nghiện rượu có thể xuất hiện những triệu

chứng hoang tưởng, ảo giác và họ tự sát do bị hoang tưởng/ảo giác chi phối.
Nghiện cờ bạc cũng là một yếu tố gây tự sát, điều này có thể lí giải theo hai
hướng: trầm cảm hoặc kiệt quệ khả năng tài chính( tìm cách trốn tránh). Tỉ lệ cao
khi nghiện cờ bạc có kết hợp với nghiện một chất khác.
d. Do các nguyên nhân khác
Trí tuệ thấp (chậm phát triển tâm thần, Down...) cũng có thể tự sát do tư
duy không đủ để kiểm soát hành vi. Những bệnh nhân sa sút trí tuệ như người
già, những bệnh nhân tai biến mạch não nhiều lần hoặc do chấn thương/ u não
làm giảm chỉ số IQ, giảm trí nhớ có thể vô tình tự sát do quên ăn uống, hoặc
không phân biệt được cái nào ăn được/ cái nào không. Ngoài ra còn có những
nguyên nhân tự sát do tôn giáo hoặc chiến tranh.
1.2.2 Các cách thức tự sát
Nếu tìm hiểu về cách thức tự sát thì 40~60% các cách tự sát phổ biến trên
toàn thế giới là dùng súng, treo cổ, chết ngạt; tiếp sau đó là dùng thuốc độc, nhảy
sông, nhảy lầu, dùng dao và tự thiêu (Yu Hyeon-ja, 2002). Tùy vào mỗi quốc
gia mà cách thức tự sát cũng khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như hoàn cảnh
xung quanh và có dễ thực hiện hay không. Cách thức tự sát phổ biến ở Srilanca
là dùng thuốc độc, ở Australia là tự sát bằng khí gas, các cụ ông ở Anh thì chủ
yếu tự sát bằng cách treo cổ còn cụ bà thì dùng độc dược (Tardos & Salib, 2000).
Những người Mỹ sống ở Mỹ chủ yếu tự sát bằng súng lục, nhưng những người
Mỹ sống ở châu Á thì lại chủ yếu tự sát bằng cách treo cổ. (Shiang et al, 1997).
Với trường hợp của Hàn Quốc, cách thức tự sát phổ biến nhất là dùng thuốc trừ
sâu, tiếp theo là treo cổ, chết ngạt, và nhảy lầu. (Yi Sin-yeong, 2004).

11


Những kết quả trên cho thấy, tùy vào những đặc trưng văn hóa khác nhau
mà cách thức tự sát ở mỗi khu vực cũng khác nhau. Tức là, khi những người có ý
muốn tự sát lựa chọn cách thức tự sát, họ sẽ lựa chọn những cách dễ thực hiện

nhất, và chọn những địa điểm tương ứng dễ tiếp cận nhất.
1.3 Hiện trạng tự sát trong xã hội Hàn Quốc và hiện trạng tự sát ở người già
Hàn Quốc
1.3.1 Hiện trạng tự sát trong xã hội Hàn Quốc
Theo dữ liệu năm 2014 của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD thì
tỉ lệ tự sát ở Hàn Quốc là cao nhất trong nhóm 34 nước thành viên, xếp sau đó
theo thứ tự là Nhật Bản, Ba Lan, Phần Lan…

<Bảng 1> Tỉ lệ tự sát ở các quốc gia OECD4

Ở vị trí thứ hai và thứ ba, số lượng người Nhật Bản và Ba Lan tự sát tương
ứng là 20.9 và 15.7 (trên 100.000 người được điều tra ngẫu nhiên). Trong khi đó
Hàn Quốc đạt con số lên tới 29.1 người, gấp 1.5 lần so với Nhật Bản, và gấp 2
lần so với Ba Lan. So với bình quân các nước trong tổ chức OECD thì số người
tự sát ở Hàn Quốc gấp gần 2.5 lần. Đây thực sự là một con số đáng báo động.
Nếu Hàn Quốc không nhanh chóng thực hiện các biện pháp triệt để thì con số
29.1 có khả năng sẽ còn tăng lên.
Với kết quả trên cho thấy tự sát có thể được coi là hệ lụy của nền kinh tế
phát triển quá nhanh chóng. “Áp lực phải thành công trong công việc và trong
4

Nguồn: OECD.STAT, “Health Status Data 2014”, Statistics and Indicator for 34 countries.

12


cuộc sống đã bị đẩy lên tới một mức độ không thể chịu đựng nổi và đây cũng
chính là một mặt trái của thành tựu kinh tế Hàn Quốc”.5
Tự sát là nguyên nhân tử vong lớn thứ tư ở Hàn Quốc, sau bệnh tim mạch,
đột quỵ và ung thư. Ở Hàn Quốc, cứ mỗi 34 phút lại có một người nhảy lầu tự

tử, cơ quan chức năng của chính phủ nước này ước tính. 6 Tự sát cũng là nguyên
nhân tử vong hàng đầu đối với thanh thiếu niên Hàn Quốc. Trong số thành viên
OECD, Hàn Quốc cũng có tỉ lệ tự sát cao nhất ở người trên 60 tuổi. Vì vấn nạn
tự sát ở Hàn Quốc rất phức tạp nên mặc dù nước này đã thực hiện nhiều biện
pháp giải quyết nhưng dường như chưa có biện pháp nào phát huy tác dụng tối
ưu.
1.3.2 Hiện trạng tự sát ở người già Hàn Quốc
Gần đây, với sự phát triển vượt bậc của y tế, hiện tượng già hóa dân số trên
khắp thế giới đang ngày một tăng cao. Với một đất nước phát triển như Hàn
Quốc thì vấn đề già hóa dân số cũng không phải là ngoại lệ. Với tình hình dân số
già trong xã hội đang tăng lên như vậy, thì vấn đề sức khỏe, hạnh phúc và chất
lượng cuộc sống của người già sau khi về hưu đang được rất nhiều các cơ quan,
tổ chức và cá nhân quan tâm.
Từ năm 2000, khi vấn đề tự sát ở người già đột ngột trở nên nghiêm trọng ở
Hàn Quốc, thì xã hội và chính phủ Hàn Quốc đã phải chính thức vào cuộc.
Tháng 9 năm 2004, Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc đã đề ra kế hoạch 5 năm về
việc phòng chống tự sát ở người già. Cùng với đó, những chính sách về phúc lợi
cho người già, các văn phòng tư vấn sức khỏe và tâm lí người già cũng ngày một
tăng lên.7 Mặc dù đã có những bước đi cụ thể như thế, tuy nhiên tỉ lệ tự sát ở
người già Hàn Quốc vẫn không có dấu hiệu suy giảm mà ngày một tăng lên đến
mức báo động.

5

Theo nhà tâm lí học Lee Dong-Woo, Người phát ngôn Hiệp hội Tâm lí học - Thần kinh Hàn Quốc.
Nguồn: Cục thống kê 2013
7
Nguồn: Jo Gih-wan, 12.2010, “Những ảnh hưởng đến suy nghĩ tự sát ở người già trên phương diện tính tự
tôn của bản thân, chứng trầm cảm và sự ủng hộ từ xã hội”.
6


13


Phân loại
tuổi

1990

1995

2000

2005

2010

2011

2012

2013

65~69
70~74
75~79
80 trở lên

14.4
13.2

12.7
18.2

19.2
24.6
27.3
28.5

25.9
34.4
45.5
51.0

62.5
74.5
88.8
126.7

60.0
76.1
94.7
123.3

54.0
76.5
96.1
116.9

45.8
67.4

81.5
104.5

42.2
59.5
77.7
94.7

(đơn vị: người)
Điều tra trên 100.000 người
<Bảng 2> Thống kê tỉ lệ người già tự sát từ năm 1990 đến năm 20138

Có thể thấy từ năm 1990 đến năm 2013, số lượng người già tự sát ở tất cả
các độ tuổi đều đã tăng lên rõ rệt. Cụ thể ở độ tuổi 65~69 tuổi, số lượng người tự
sát tăng từ 14.4 người lên 42.2 người (tăng gấp gần 3 lần). ở độ tuổi 70~74 tuổi,
số lượng người tự sát tăng từ 13.2 người lên 59.5 người (tăng gấp 4.5 lần). Ở độ
tuổi 75~79 tuổi, số lượng người tự sát tăng từ 12.7 người lên 77.7 người (tăng
gấp 6 lần). Ở độ tuổi 80 tuổi trở lên, số lượng người tự sát tăng từ 94.7 người lên
18.2 người (tăng gấp 5.2 lần). Mỗi 5 năm số lượng người già tự sát tăng đều từ 5
lên 15 người trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2000. Tuy nhiên từ năm 2000
đến 2010, số lượng người già tự sát ở tất cả các độ tuổi đã tăng lên một cách đột
biến, gần như gấp đôi đến gấp ba so với khoảng thời gian trước. Từ năm 2010 đến
năm 2013, số lượng người già tự sát ở tất cả các độ tuổi lại có dấu hiệu giảm đi.
Có thể phỏng đoán sơ bộ, nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên đột ngột hoặc
sụt giảm tạm thời ở số lượng người già Hàn Quốc tự sát là do những biến động
của xã hội vào khoảng thời gian ấy. Thêm một đặc điểm nữa là so với các tầng
lớp khác trong xã hội như tầng lớp thanh thiếu niên và trung niên, thì tầng lớp
người già Hàn Quốc luôn có số lượng người tự sát nhiều nhất (tính từ năm 1999
đến năm 2010).


8

Nguồn: Cục thống kê 2013.

14


<Bảng 3> Những biến
động về tỉ lệ tự sát ở
Hàn Quốc.
Nguồn: Cục thống kê 2010
70 tuổi
80 tuổi

60 tuổi
30 tuổi
20 tuổi

Đơn vị: Người
<Bảng 3> Những biến động về tỉ lệ tự sát ở Hàn Quốc.9

Có thể thấy ở bảng trên, khi lấy đối tượng điều tra là 100.000 người ở các
độ tuổi như 20 tuổi, 30 tuổi, 60 tuổi, 70 tuổi, 80 tuổi thì Cục thống kê Hàn Quốc
đã cho kết quả rằng: từ năm 1999 đến năm 2010, tỉ lệ tự sát ở tầng lớp người già
(60 tuổi ~ 80 tuổi trở lên) cao hơn nhiều so với các tầng lớp khác (cụ thể là tầng
lớp thanh niên 20tuổi ~ 30tuổi).
Bên cạnh đó, sự biến động về tỉ lệ người già tự sát qua các năm cũng cao
hơn so với sự biến động ở các tầng lớp khác. Cụ thể, nếu nhìn ở độ tuổi 20, từ
năm 1999 đến năm 2010, số người tự sát đã tăng từ 13.1 lên 24.4; thì ở độ tuổi
80, con số này là 47.3 và tăng lên đến 123.3.

Thêm một điều tra khác của cục thống kê Hàn Quốc vào năm 2011 về “Tỉ lệ
tự sát phân theo độ tuổi và giới tính” đã cho thấy kết quả: Độ tuổi và giới tính có
mối quan hệ mật thiết với tỉ lệ tự sát ở người già.

9

Nguồn: Cục thống kê 2010

15


Toàn bộ

Nam

Nữ

<Bảng 4> Tỉ lệ tự sát phân theo độ tuổi và giới tính.10

Xét theo độ tuổi, tầng lớp người già đạt tỉ lệ tự sát cao nhất so với các độ
tuổi khác trong xã hội. Xét theo giới tính, có thể thấy từ tầng lớp thanh thiếu niên
(từ 10 đến 29 tuổi), cho đến tầng lớp trung niên (từ 30 đến 59 tuổi), rồi tầng lớp
người già (60 tuổi trở lên), đều có tỉ lệ tự sát ở nam giới cao hơn gấp nhiều lần so
với nữ giới. Tính riêng ở tầng lớp người già, ở độ tuổi 60-64 tuổi, tỉ lệ tự sát ở
nam giới là 75 người gấp 3 lần nữ giới (25 người). Ở độ tuổi 75-79 tuổi, tỉ lệ
nam giới tự sát gấp 3.4 lần nữ giới. Ở độ tuổi 90, con số này là 2.4 lần.
Từ những phân tích trên, có thể rút ra kết luận sơ bộ: Tuổi tác và giới tính
có mối quan hệ với tỉ lệ tự sát ở người già. Cụ thể, tuổi tác có mối quan hệ tỉ lệ
thuận với tỉ lệ tự sát. Ở Hàn Quốc, độ tuổi càng cao thì tỉ lệ tự sát lại càng cao.
Nói cách khác tỉ lệ người già tự sát ở Hàn Quốc lớn hơn nhiều so với tất cả các

độ tuổi khác trong xã hội. Thêm vào đó, nam giới luôn có tỉ lệ tự sát cao hơn gấp
nhiều lần so với nữ giới.
1.3.3 Đặc trưng tự sát ở người già Hàn Quốc
Tự sát ở người già Hàn Quốc có những đặc trưng riêng biệt so với các
nhóm tuổi khác trong xã hội.

10

Nguồn: Cục thống kê 2011.

16


Thứ nhất, ở người già có nhiều trường hợp tự sát mà không hề có những
dấu hiệu báo trước. Những người này có cuộc sống sinh hoạt như những người
bình thường khác và khó có dấu hiệu đoán được họ có ý định tự sát trong đầu,
những nhóm người này thường có khả năng tự sát thành công cao hơn.
Thứ hai, tự sát ở người già nếu so sánh với tầng lớp thanh thiếu niên thì tự
sát ở người già có khả năng thành công cao hơn. Người già là nhóm đối tượng
trưởng thành và vẫn ở tuổi có thể tự hoạt động, ít bị giám sát.
Thứ ba, động cơ, nguyên nhân dẫn đến tự sát ở người già và ở tầng lớp
thanh thiếu niên là khác nhau. Nếu tự sát ở thanh thiếu niên chỉ phát sinh chủ
yếu vì những nguyên nhân như: áp lực từ thành tích học tập, mâu thuẫn với gia
đình, thầy cô, thất tình… thì nguyên nhân dẫn đến tự sát ở người già đa dạng và
phức tạp hơn rất nhiều. 11
Bộ y tế và phúc lợi Hàn Quốc đã đưa ra bảng phân loại những hành động,
cảm xúc và lời nói giúp phần nào làm rõ những biểu hiện tiền tự sát ở 3 lứa tuổi
30, 30~40, 50~60 trong xã hội Hàn Quốc.
Phân loại


Dưới 20 tuổi
-Hành động khác lạ
(Bỗng dưng ngủ nhiều,
nói những câu lạ lùng,
thay đổi các mối quan
hệ, định dạng lại ổ cứng
máy tính hay điện
thoại…)

Hành vi

30 tuổi ~ 40 tuổi
-Uống nhiều rượu

50 tuổi ~ 60 tuổi
-Không cho bất cứ ai biết
thông tin về bản thân.

-Dần dần tuyệt giao
quan hệ với những -Thời gian ở một mình
tăng lên.
người xung quanh

-Vợ chồng dễ dàng mâu -Làm những hành động
khác với ngày thường như
thuẫn
đặc biệt quan tâm, làm
-Có thể xuất hiện bạo
phúc với người xung
lực gia đình

quanh…
-Chỉnh đốn bản thân (giặt
chăn màn, mua sẵn quà
cho gia đình)

Cảm xúc

11

-Có biểu hiện trầm cảm, -Tần suất cãi cọ với bạn -Thấy bất an và lo sợ về
cô đơn, bị stress ở nơi đời tăng lên đồng nghĩa rủi ro do đầu tư, mất việc,

Theo: Park Soon-cheon, 2005

17


làm việc, hay gây mâu với việc stress ngày càng
thuẫn với gia đình, tâm lí nhiều hơn.
luôn bất an, lo lắng, thấp
-Phải gặp bác sĩ tâm lí
thỏm.
hoặc nặng hơn là phải
điều trị tại bệnh viên tâm
thần.

Ngôn ngữ

-Biểu hiện sự tò mò về -Xin những người xung
thế giới bên kia.

quanh tha thứ vì lỗi lầm
của mình trong quá khứ.
-Có cảm giác tội lỗi.
-Hay hỏi thăm sức khỏe,
-Tìm kiếm trên trang
tình hình mọi người.
web các từ khóa liên
quan đến tự sát.
-Nói nhiều về các thế lực
siêu nhiên.

bệnh tật.
-Cảm thấy bản thân trở
thành gánh nặng cho gia
đình.

-Mỗi khi mệt mỏi lại thốt
ra câu: “Muốn chết quá”.
-Hay nói với con cái
những câu như “Phải đối
xử tốt với bố/mẹ đi chứ”.

<Bảng 5> Những biểu hiện tiền tự sát ở ba lứa tuổi 30, 30~40, 50~6012

Có thể thấy, những hành động, biểu cảm và lời nói ở người già lúc tiền tự
sát mang đặc trưng nặng về tâm lí nhiều hơn lứa tuổi trung niên và thanh thiếu
niên. Ở thanh thiếu niên, khi gặp những vấn đề căng thẳng hay bất lực trong
cuộc sống, lứa tuổi này thường dễ cáu giận, bực tức và tìm cách giải tỏa bằng
phương pháp gây mâu thuẫn với những người xung quanh. Còn lứa tuổi trung
niên thì cách thức phổ biến nhất ở họ là tìm đến rượu, hoặc gây ra bạo lực trong

gia đình như đánh đập, chửi mắng vợ con. Những cách thức này mặc dù mang ý
nghĩa tiêu cực nhưng nếu xét ở một khía cạnh khác, đây cũng là một trong những
phương pháp giải tỏa stress hiệu quả. Còn ở người già, khi gặp những khó khăn
không thể giải quyết, họ thường ở một mình và không cho ai biết, cách giải
quyết này khiến người già dễ rơi vào trạng thái trầm cảm nặng nề và kéo dài.
Thêm vào đó, ở lứa tuổi thanh thiếu niên và trung niên, mỗi khi gặp vấn đề về
tinh thần, họ có thể tìm đến bác sĩ tâm lí để điều trị, còn ở người già, mỗi khi
như vậy, họ sẽ càng thêm bất an và lo sợ, cùng với cảm giác bản thân trở thành
gánh nặng cho gia đình, người già dễ dàng có nguy cơ tự sát hơn bất kì một
nhóm tuổi nào khác trong xã hội.
12

Nguồn: Mun Jang Seob, 01.04.2014, “Tỉ lệ tự sát thành công ở những người có ý đồ tự sát gấp 25 lần

người bình thường”

18


×