Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Nghiên cứu tình hình quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường đa phúc, quận dương kinh, hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.19 KB, 94 trang )

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau ngày đất nước thống nhất cho đến nay, Việt Nam đã và đang từng
bước thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực. Cùng với tốc độ phát triển
kinh tế rất nhanh trong thời gian gần đây là sự hình thành các thành phố lớn,
các khu đô thị và khu công nghiệp tập trung. Đời sống của người dân từ đó đã
được nâng cao rõ rệt, đặc biệt ở các thành phố lớn và các khu đô thị. Nhưng
mặt trái của nó là khả năng phát sinh các vấn đề về môi trường tại các khu vực
này cũng khá lớn… người dân ngày càng sử dụng nhiều hơn những sản phẩm
nhân tạo, chế biến sẵn… và thải ra môi trường những phế, phụ phẩm, vì thế
rác thải cũng ngày một thay đổi về cả số lượng và thành phần. Tuy nhiên,
công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay vẫn chưa thực sự đi vào
cuộc sống và phát huy hiệu quả. Đây là vấn đề dặt ra cho những nhà quản lý
môi trường một yêu cầu cấp bách trong công tác thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt. Quản lý rác thải sinh hoạt khá khó khăn và phức tạp bởi tính đặc
thù của nó, do rác thải bao gồm nhiều thành phần, có một lượng lớn chất hữu
cơ dễ phân huỷ, tuy nhiên lại được thải ra một cách không tập trung và không
thể thu gom thường xuyên. Các đô thị và thành phố công nghiệp Việt Nam có
sự khác nhau về quy mô dân số, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội lên việc
đầu tư và quản lý vận hành hệ thống thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở đô
thị được thực hiện bởi chính quyền đô thị. Hiện nay, nước ta đang chú trọng
việc thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt, gần đây nhất là chương trình 3 R
đang được thử nghiệm và nhân rộng trên toàn phạm vi quốc gia.

1


Vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng tìm ra giải pháp thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt để phù hợp với đặc điểm các đô thị, thành phố của nước ta và phù


hợp với khả năng đầu tư, nguồn vốn đầu tư là hết sức quan trọng và cấp bách
trong thời điểm hiện nay. Các giải pháp thu gom và xử lý rác thải với chi phí
thấp và bền vững phù hợp với điều kiện của Việt Nam phải được coi là một
phương thức tiếp cận.
Quận Dương Kinh thuộc thành phố Hải Phòng là quận có vị trí quan
trọng chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thành phố, là nơi có
nền kinh tế đang phát triển năng động nhất. Phường Đa Phúc là phường duy
nhất của quận tiếp giáp với cả ba quận Kiến An, Hải An và Ngô Quyền; là đầu
mối giao thông quan trọng giữa quận Dương Kinh với trung tâm Thành phố và
các quận, huyện khác. Do vậy đây là nơi có mật độ dân cư tập trung đông đúc,
các cơ quan, trường học, các khu công nghiệp, xí nghiệp tư nhân bao gồm
nhiều ngành nghề, và dịch vụ phát triển. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các
ngành nghề và dịch vụ đã kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng
bức xúc, ảnh hưởng đến cảnh quan - vệ sinh môi trường và sức khỏe của nhân
dân. Trong đó vấn đề thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đang là một điểm
nóng trong quá trình phát triển toàn diện kinh tế xã hội của phường, quận cũng
như của thành phố.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự phân công của Bộ môn Kinh
tế Tài nguyên môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội, được sự đồng ý của ban quản lý Môi trường phường
Đa Phúc, quận Dương Kinh, Hải Phòng; tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu tình hình quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa
bàn phường Đa Phúc, quận Dương Kinh, Hải Phòng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

2


Nghiên cứu tình hình quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa

bàn phường Đa Phúc, từ đó đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống quản
lý thu gom và xử lý rác thải đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra số lượng và thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường
Đa Phúc, quận Dương Kinh, Hải Phòng.
- Đánh giá được thực trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường.
- Điều tra và đánh giá tình hình quản lý thu gom và phương pháp xử lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường.
- Đề xuất một số giải pháp để công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn phường Đa Phúc đạt hiệu quả cao hơn.
1.2.3. Yêu cầu
- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến khối
lượng rác thải sinh hoạt.
- Thu thập số liệu về khối lượng, thành phần rác thải sinh hoạt trên địa
bàn phường Đa Phúc.
- Điều tra phỏng vấn nông hộ về công tác thu gom và phân loại rác thải
sinh hoạt trên địa bàn phường.
- Tìm hiểu công tác quản lý và thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn
phường Đa Phúc.
- Điều tra và đánh giá công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của phường.
1.3 Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng
Nghiên cứu vấn đề kinh tế - tổ chức liên quan đến quản lý thu gom và xử
lý rác thải
Nghiên cứu các chủ thể gây ra, chủ thể thu gom và xử lý rác thải
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

3



- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tình hình thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt của địa phương.
- Phạm vị về không gian: Phường Đa Phúc, quận Dương Kinh, Hải Phòng.
- Phạm vi về thời gian: Từ 23/1/2010 đến 16/5/2010
1.4. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng rác thải sinh hoạt ở phường Đa Phúc, quận Dương
Kinh, Hải Phòng.
+ Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
+ Điều tra tình hình quản lý, ý thức của người dân .
+ Khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt.
+ Điều tra công tác quản lý rác thải sinh hoạt.
+ Điều tra công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt.
- Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường
+ Đánh giá tình hình quản lý, ý thức của người dân.
+ Đánh giá khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt.
+ Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt.
+ Đánh giá công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt.

4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Khái niệm, nguồn gốc và phân loại rác thải
2.1.1.1. Các khái niệm
Chất thải rắn - CTR (còn gọi là rác thải) là các chất rắn loại ra trong quá
trình sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật. Chất thải
rắn sinh hoạt là rác thải sinh ra trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, trong

quá trình duy trì hoạt động sống của con người.
CTR phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, bến xe, khu thương
mại, khu bệnh viện, khu xây dựng, khu xử lý chất thải...Trong đó, CTR sinh
hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng
quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế,
khoa học, kĩ thuật.
Bất kì một hoạt động sống nào của con người, tại nhà, công sở, trên
đường đi, tại nơi công cộng...đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần
chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường
sống nhất. Cho nên, CTR sinh hoạt (hay rác thải sinh hoạt) có thể định nghĩa là
những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người,
chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống.

5


Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ vật chất được con người
loại bỏ trong các hoạt động kinh tế – xã hội của mình. Trong đó, quan trọng
nhất là các hoạt động sản xuất và hoạt động duy trì sự sống.
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị)
được định nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong đô thị mà
không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được
coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như là một thứ mà
thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ.
2.1.1.2. Nguồn gốc phát sinh
- Từ các khu dân cư
- Từ các công sở trường học, công trình công cộng.
- Từ các dịch vụ đô thị.
- Từ các hoạt động công nghiệp.
- Từ các hoạt động nông nghiệp.

- Từ các hoạt động xây dựng đô thị.
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường cống dẫn thoát nước của
thành phố.
Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn được thể hiện trong hình sau:

6


Nhà dân, khu
dân cư.

Cơ quan
trường học

Nơi vui chơi,
giải trí

Chợ, bến xe,
nhà ga

Chất thải rắn

Bệnh viện, cơ
sở y tế

Nông nghiệp,
hoạt động xử lý
rác thải

Giao thông,

xây dựng.

Khu công nghiệp,
nhà máy, xí
nghiệp

Hình1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn.
2.1.1.3. Phân loại chất thải rắn
Các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại
theo nhiều cách:
- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn sinh
hoạt trong hộ gia đình, ngoài ngoài hộ gia đình, trên đường phố, chợ, công
viên, khu dịch vụ, khu công nghiệp …
- Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành
phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da,
giẻ vụn, cao su, chất dẻo,…
- Theo bản chất nguồn tạo thành:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt
động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành

7


phần bao gồm kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất
dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà
vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả…
Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau quả,… loại này mang
bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra mùi khó chịu, đặc

biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ hộ gia
đình còn có thức ăn dư thừa từ các nhà bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn,
ký túc xá, chợ...
Chất thải từ con người và động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người
và phân của các động vật khác.
Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu
vực sinh hoạt của dân cư.
Tro và các chất dư thừa thải bỏ bao gồm: các loại vật liệu sau khi đốt cháy,
các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các loại xỉ than.
+ Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ hoạt động công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:
Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong
các nhà máy nhiệt điện.
Các phế thải nhiên liệu phục vụ cho sản xuất.
Bao bì đóng gói sản phẩm.
+ Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ
do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình…chất thải xây dựng gồm:

8


Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng.
Đất đá do việc đào móng trong quá trình xây dựng.
Các vật liệu như lim loại, chất dẻo,…
+ Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và những mẩu thừa thải ra
từ các hoạt động nông nghiệp như: trồng trọt, thu họach các loại cây trồng, các
sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, các lò giết mổ…
- Theo mức độ nguy hại:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hoá chất dễ gây phản ứng, độc
hại, chất sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các

chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ người động vật
và cây cỏ.
+ Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất
có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với chất khác
gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
Các loại băng bông, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật
và các chất thải trong bệnh viện bao gồm:
Các loại kim tiêm, ống tiêm
Các phần cơ thể cắt bỏ chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân
Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thuỷ ngân,
Cadimi, Arsen, Xianua…
- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất
và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác
thành phần với các chất khác.

9


Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải được thể hiện trong
hình sau đây:
Các hoạt động kinh tế xã hội của
con người

Các quá
trình sản
xuất

Các quá
trình phi
sản xuất


Hoạt động sống và
tái sinh sản của con
người

Các hoạt
động quản


Các hoạt động
giao tiếp và đối
ngoại

Hình 2: Các nguồn phát
sinhTHẢI
rác thải và phân loại chất thải
CHẤT
Nguồn : GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ , TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị Kim
Thái, Quản lý chất thải rắn, Nhà xuất bản xây dựng,2001
2.1.2. Thành phần và tác hại của chất thải rắn
2.1.2.1. Thành phần của chất thải rắn
Dạng lỏng

Dạng rắn

Dạng khí

* Thành phần hóa học của chất thải rắn,

Thành phần hóa học của chất thải chủ yếu là : C, O, H, N, S và các chất

tro. Tùy thuộc vào các thành phần hữu cơ mà hàm lượng các nguyên tố trên dao
Bùn ga
Chất dầu
động khác nhau.
cống
lỏng

Hơi độc hại

Chất thải
sinh hoạt

Chất thải công
nghiệp

Các loại
khác

Số liệu qua bảng 1 thể hiện thành phần hóa học của chất thải rắn:
Bảng 1: Thành phần hoá học các chất hữu cơ có trong rác thải
Các loại chất thải

Thực phẩm

Thành phần các nguyên tố(%)
C

H

O


N

S

48,0

6,4

37,6

2,6

0,4

10

Nguyên
tố trơ
5,0


Giấy vụn

34,4

6,0

44,0


0,3

0,2

6,0

Bìa cac-ton

44,0

5,9

44,6

0,3

0,2

5,0

Chất dẻo

60,0

7,2

2,8

0,0


0,0

10,0

Vải

55,0

6,6

31,2

1,6

0,15

0,0

Cao su

78,0

10,0

0,0

2,0

0,0


10,0

Da

60,0

8,0

11,6

10,0

0,4

10,0

Rác vườn

47,8

6,0

3,8

3,4

0,3

4,5


Gỗ vụn

49,5

6,0

42,7

0,2

0,1

1,5

Nguồn:PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình Công nghệ vi sinh vật trong
xử lý ô nhiễm môi trường, NXB Nông nghiệp, 2004.
Qua bảng số liệu trên cho thấy: các thành phần trong rác thải sinh hoạt
chủ yếu là Cacbon và Oxy. Tỷ lệ cacbon rất lớn, dao động từ 41,0% - 78,0%,
còn Oxy 11,6% - 42,7%, còn lại là các thành phần khác. Các chất khác nhau sẽ
có thành phần hóa học khác nhau. Độ trơ của chất dẻo, cao su, da là cao nhất
(10%), độ trơ của gỗ là thấp nhất (1,5%).
* Thành phần lý học của chất thải rắn
Thành phần lý học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tuỳ thuộc vào
từng địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố
khác, được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2: Trọng lượng, độ ẩm của chất thải rắn đô thị
Trọng lượng riêng
Hợp phần

Chất thải thực phẩm


% Trọng lượng

Độ ẩm(%)

(kg/m3)

Khoảng
giá trị

TB

KGT

TB

KGT

TB

(KGT)
6-25

15

50-80

70

128-80


228

11


Giấy
25-45
40
4-10
6
32-128
81,6
Catton
3-15
4
4-8
5
38-80
49,6
Chất dẻo
2-8
3
1-4
2
32-128
64
Vải vụn
0-4
2

6-15
10
32-96
64
Cao su
0-2
0,5
1-4
2
96-192
128
Da vụn
0-2
0,5
8-12
10
96-256
160
Sản phẩm vườn
0-20
12
30-80
60
84-224
104
Gỗ
1-4
2
15-40
20

128-20
240
Thuỷ tinh
4-16
8
1-4
2
160-480 193,6
Can hộp
2-8
6
2-4
3
48-160
88
Kim loại không thép
0-1
1
2-4
2
64-240
160
Kim loại thép
1-4
2
2-6
3
128-1120
320
Bụi, tro, gạch

0-10
4
6-12
8
320-960
480
Tổng hợp
100
15-40
20
180-420
300
Nguồn : GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ , TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị
Kim Thái, Quản lý chất thải rắn, Nhà xuất bản xây dựng,2001
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
- Trọng lượng của các thành phần rác thải sinh hoạt là rất khác nhau,
chiếm tỷ lệ cao nhất là giấy (40%), thấp nhất là cao su và da vụn (0,5%).
- Độ ẩm của thành phần rác thải sinh hoạt là khác nhau, độ ẩm cao nhất
là của chất thải thực phẩm (70%), thấp nhất là chất dẻo, cao su, thủy tinh, kim
loại không thép (2%).
- Trọng lượng riêng cao nhất là bụi, tro, gạch (480 kg/m 3), thấp nhất là
chất dẻo và vải vụn (64kg/m3).
* Thành phần của rác thải sinh hoạt
Khác với rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một hỗn hợp không
đồng nhất. Sự không đồng nhất này tạo ra một số đặc tính rất khác biệt trong
thành phần rác thải sinh hoạt.

12



Qua điều tra đánh giá bình quân thì rác thải rắn có các đặc trưng điển
hình như sau:
Bảng 3: Thành phần rác thải sinh hoạt
Thành phần chất thải
Khối Lượng (%)
1. Rau, thực phẩm thừa, chất hưu cơ dễ phân hủy
64,7
2. Cây gỗ
6,6
3. Giấy, bao bì giấy
2,1
4. Plastic khó tái chế
9,1
5. Cao su, đế giầy dép
6,3
6. Vải sợi, vật liệu sợi
4,2
7. Đất đá, beton
1,6
8. Thành phần khác
5,4
Nguồn : Số liệu HOWADICO, tháng 6- 2002
Qua bảng trên ta thấy, lượng rác thải hữu cơ chiếm một tỷ lệ rất cao
(64,7%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là giấy, bao bì giấy (2,1%) và đất đá, bê
tông (1,6%). Điều này rất có lợi cho việc phân loại và phương pháp xử lý,
đặc biệt là sử dụng công nghệ vi sinh.
Thành phần rác thải sinh hoạt rất đa dạng đặc trưng cho từng đô thị, mức
độ văn minh, tốc độ phát triển của xã hội. Việc phân tích thành phần rác thải
sinh hoạt có vai trò quan trọng trong việc quản lý, thu gom, phân loại và lựa
chọn công nghệ xử lý.

2.1.2.2. Tác hại của chất thải rắn
Nếu không được quản lý một cách hợp lý và khoa học, rác thải rắn đô thị
sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khoẻ con người. Một số
ảnh hưởng chính của sự ô nhiễm rác thải rắn tại đô thị bao gồm:

13


- Rác thải không được thu gom tại đầu cuối của các cống thoát nước
của đô thị có thể dẫn tới tắc các đường cống thoát nước, nguyên nhân gây lụt
khi mưa lớn và ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.
-

Các loại côn trùng, sinh vật gây bệnh có thể phát triển trên một số

loại chất thải như phân người và phân động vật nuôi, các loại thức ăn thải bỏ là
môi trường thuận lợi cho các loài trung gian truyền bệnh như: ruồi, nhặng, gián.
Các mầm bệnh này trực tiếp gây tác hại cho sức khoẻ của công nhân vệ sinh,
những người nhặt rác, bới rác và trẻ em.
- Nước ứ đọng tại các chất thải rắn như: can, chai lọ bỏ đi là môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại muỗi là nguyên nhân quan trọng
trong việc truyền các bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.
- Nơi cư trú ưa thích của chuột là các đống rác, thức ăn thải bỏ và
chúng là nguyên nhân truyền bệnh dịch hạch.
- Đốt rác dẫn tới ô nhiễm không khí do những sản phẩm sau quá trình
đốt có chứa các chất độc hại như dioxin, cacbonic khói từ nơi đốt rác có thể
làm giảm tầm nhìn dẫn đến nhiều tai nạn nguy hiểm, nguy cơ gây cháy nổ và
gây hoả hoạn.
- Một nguy cơ nghiêm trọng đối với rác đô thị đó là các loại túi chất
dẻo tổng hợp, những loại túi này gây mất mỹ quan đô thị và là nguyên nhân gây

chết những động vật ăn phải chúng.
- Những chất thải nguy hiểm như các vật sắc nhọn, các chất thải y tế,
các bình chứa chất có khả năng cháy nổ, các hoá chất nông nghiệp có thể dẫn

14


đến những chấn thương hoặc nhiễm độc, đặc biệt với trẻ em và những người
tiếp xúc với rác thải.
- Các chất ô nhiễm từ các bãi rác có thể ngấm vào mạch nước ngầm
gây ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễm đất xung quanh.
- Rác thải bệnh viện được đổ chung vào rác thải đô thị là nguồn nguy
hiểm đáng kể. Các mầm bệnh truyền nhiễm có thể theo đó mà lan truyền ra môi
trường xung quanh. Đặc biệt, rác thải bệnh viện trực tiếp tác động tới sức khoẻ
của những người thu gom rắc, nhặt rác, bới rác hoặc xử lý rác.
* Tác động lên môi trường.
Các bãi rác đổ ngoài trời và các bãi chôn lấp rác không được xây dựng
theo đúng tiêu chuẩn có thể gây ô nhiễm không khí, tạo ra mùi khó chịu cho
một khu vực rộng lớn xung quanh bãi rác, đồng thời cũng là nguyên nhân tiềm
tàng gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngầm. Trong quá trình
phân huỷ, một số chất tạo ra các loại khí độc, chất độc, kim loại nặng có thể
gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ cộng đồng, các loại động vật và hệ sinh thái
môi trường khu vực.
Chất thải rắn cũng có nguy cơ cao gây nên ô nhiễm đất. Các khu vực
được sử dụng để chôn lấp rác, chất thải rắn bị ô nhiễm nặng nề, dẫn đến việc
mất đất canh tác. Những thay đổi này dẫn tới sự thay đổi về mặt sinh thái học
và dẫn tới sự phá vỡ cân bằng của hệ sinh thái.
* Tác động lên sức khoẻ con người
Sự ô nhiễm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn như: các chất ô nhiễm có trong
đất, nước, không khí nhiễm vào các loại thực phẩm của con người ( rau, động


15


vật,…) qua lưới và chuỗi thức ăn, những loại chất ô nhiễm này tác động xấu tới
sức khoẻ con người. Các bãi chôn lấp là nơi phát sinh các nguồn bệnh truyền
nhiễm: tả, lỵ, thương hàn,…Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi,
muỗi, gián,...) và các loại gặm nhấm (chuột...) cũng ưa thích sống ở những
khu vực có chứa rác thải. Sơ đồ hình 3 thể hiện tác động của rác thải lên sức
khỏe con người và động vật:

Môi trường không khí
Bụi,CH4, NH3, H2S, VOC
Rác thải (Chất thải rắn)
- Sinh hoạt
- Sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, ...)
- Thương nghiệp
- Tái chế

Qua đường hô
hấp
Nước mặt

Nước ngầm

Môi trường đất

Kim loại nặng,
chất độc
Ăn uống, tiếp xúc qua da


Qua chuỗi
thực phẩm

Người, động
vật

Hình 3: Sơ đồ ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường và sức
khoẻ con người

16


Các bãi chôn lấp rác cũng mang nhiều nguy cơ cao đối với cộng đồng
dân cư làm nghề rác. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,… có
thể là mối đe doạ nguy hiểm với sức khỏe con người khi họ dẫm phải hoặc bị
cào xước vào tay chân. Các loại hoá chất độc hại, và nhiều chất thải nguy hại
khác cũng là mối đe doạ đối với những người làm nghề này. Các động vật
sống ở bãi rác cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ người bới rác.
Các bãi rác cũng làm thay đổi thẩm mỹ cảnh quan theo hướng tiêu cực,
làm ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực quanh bãi rác, tạo ra những mùi khó chịu
cho khu vực xung quanh.
2.1.3. Nội dung quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn
2.1.3.1. Nội dung quản lý thu gom chất thải rắn
- Điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn phát thải, thành phần, tính chất
và tổng khối lượng các chất thải rắn thông thường và nguy hại;
- Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế, tái sử
dụng chất thải rắn;
- Xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trung chuyển, cơ sở xử lý
và chôn lấp chất thải rắn;

- Xác định phương thức thu gom, tuyến đường vận chuyển chất thải
rắn đến nơi xử lý;
- Đề xuất các tiêu chí, chỉ tiêu cần đạt được khi lựa chọn công nghệ xử lý
chất thải rắn;
- Xây dựng kế hoạch và nguồn lực thực hiện để bảo đảm thống kê đầy
đủ và xử lý triệt để tất cả các loại chất thải rắn.
2.1.3.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn hiện nay

17


Xử lý rác thải là công đoạn cuối cùng của công tác vệ sinh môi trường đô
thị. Đây là công đoạn cần thiết góp phần chống ô nhiễm môi trường không khí,
đất, nước mặt và nước ngầm. Trong việc xử lý chất thải rắn nói chung và chất
thải sinh hoạt nói riêng, phải dựa trên những phân tích cụ thể của địa phương và
các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật để lựa chọn công nghệ. Bên cạnh đó cần phải
quan tâm đến các chỉ tiêu như:
- Không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
- Không ảnh hưởng đến các hệ động vật, thực vật
- Không ảnh hưởng đến các nguồn nước và đất
- Không ảnh hưởng tới môi trường không khí
- Không xâm phạm tới trật tự không gian, quy hoạch đất đai, các khu
bảo tồn thiên nhiên, các vùng rừng cấm,…
Hiện nay, người ta thường sử dụng các biện pháp sau đây để xử lý và chế
biến rác: Xử lý sinh học, chôn rác, đốt rác.
* Phương pháp sinh học
Rác thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ cao và nhiệt độ cao, đây là
điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động và phát triển. Trong rác có rất
nhiều vi sinh vật, trong đó có các loại vi sinh vật có khả năng phân hủy chất
thải. Phần lớn chúng là những vi khuẩn hoại sinh có bào tử, phân giải các hợp

chất hữu cơ dễ phân huỷ như tinh bột, đường, protein, lipit,…và các chất hữu
cơ khó phân huỷ như xenluloza. Một số loại vi sinh vật thường gặp trong rác
thải là các nhóm vi khuẩn kị khí, nhóm vi khuẩn hiếu khí, nhóm xạ khuẩn, nấm

18


mốc. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng con đường sinh học chủ yếu là ủ rác kị khí
và ủ hiếu khí.
* Phương pháp ủ kị khí ( Anaerobic Composting )
Là quá trình phân giải các chất hữu cơ mà không có mặt oxy, sản phẩm
cuối cùng là CH4, CO2, NH3, một lượng nhỏ các khí khác, axit hữu cơ và sinh
khối vi sinh vật. Bản chất của quá trình này là nhờ sự hoạt động của các vi sinh
vật, các hợp chất hữu cơ bền vững (xenluloza, hemixenluloza, lignin, tinh bột
và các chất hữu cơ cao phân tử khác) được chuyển thành các hợp chất đơn giản
hơn và các chất khí, trong đó metan chiếm đa số (trên 64%).
Nhược điểm của biện pháp xử lý này là khó áp dụng cho một khối lượng
rác thải lớn, mất nhiều thời gian, khó tận thu được hết khí, gây ô nhiễm môi
trường. Hơn nữa, mùn rác tạo ra để xử lý rác thải ở mức độ công nghiệp, người
ta sử dụng phương pháp ủ hiếu khí.
*Phương pháp ủ hiếu khí (Aerobic compasting)
Trừ các thành phần như chất dẻo, cao su, thuỷ tinh, sành sứ, còn lại các
thành phần hữu cơ khác có chứa protein, lipit, hydratcacbon, xenluloza, lignin,
hemixenluloza…đều được chuyển hoá trong quá trình lên men hiếu khí. Ủ hiếu
khí là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ với sự có mặt của oxy, tạo ra sản
phẩm lên men chính là mùn (humus).
Quá trình này được thể hiện như sau:
1. Oxy hóa cacbon hiếu khí
Chất hữu cơ + VSV dị dưỡng
H, O, N


tế bào VSV mới + CO 2 + H2O C,
O2

19

+ NH3 + Q


2. Nitrat hóa hiếu khí
- Giai đoạn 1
NH3

(giai đoạn nitrit hoá)

+ VSV dị dưỡng

NO2 + H2O + H+ + Q Amon

O2

- Giai đoạn 2

(giai đoạn nitrat hoá)

NO2 + VSV Nitrobacter

tế bào VSV mới + NO 3 + H2O + Q
O2


Nitrit

Hai phương pháp ủ hiếu khí: lên men tự nhiên có đảo trộn và lên men có
thổi khí cưỡng bức:
- Ủ rác thành đống, lên men tự nhiên có đảo trộn (Windrow
composting)
Là phương pháp ủ cổ điển nhất, rác được chất thành từng đống có chiều
cao khoảng từ 1,5 – 2,5m. Hàng tuần đảo trộn 2 lần. Nhiệt độ trung bình trong
quá trình ủ là 5oC, độ ẩm duy trì khoảng 50 – 60%. Quá trình ủ đảo trộn kéo dài
4 tuần. Trong giai đoạn này các loài nấm mốc và xạ khuẩn chuyển hoá các chất
hữu cơ thành mùn.
Sau đó, ủ tiếp 3 - 4 tuần không đảo trộn. Ưu điểm của phương pháp này
là dễ thực hiện, nhưng nhược điểm là mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường
xung quanh.
- Ủ rác thành đống không đảo trộn có thổi khí
Trong điều kiện xử lý bằng phương pháp này, nếu nhiệt độ lên quá cao
hoặc chất ủ bị khô đều hạn chế khả năng phân giải chất ủ, làm quá trình xử lý
bị chậm lại.

20


Rác tươi

Phân hầm cầu
Cân điện tử

Sàn tập kết
Băng chuyền
Công nhân

nhặt thủ
công

Băng phân
loại
Rác

Tái chế

Rác cồng kềnh

Nghiền

Màn chắn

Bể chứa

Máy cắt (thuỷ lực)

Máy nghiền rác (búa)

Trộn

Cung cấp
độ ẩm

Máy xúc
Hầm
chứa soát
rác

Kiểm

Quạt
Lên gió
men

Thu hồi kim loại

tự động
Lò đốt rác

Hun nóng
không khí
Ủ chín

Máy xúc

Sàng

Băng
chuyền
thải tro

Tua bin máy phát
và/hoặc hệ thống
cung cấp nhiệt

Vê viên

Tinh chế

Hệ thống
làm nguội
tro

Thổi khí
cưỡng bức

Máy xúc

Đóng bao

Trộn phụĐun
gianóng
N.P.K

Thiết quy
bị làmmô
mát công nghiệp
Hình 4: Quy trình công nghệ ủ sinh học

Thu hồi
kim loại

(phun nước)

Xỉ này

Hầm
chứa hiện
tro

Phương pháp
được
thực
đầu tiên ở Beltville (Mỹ). Rác được ủ
chứa tro

thống sấy
thành đống cao từ 2 – 2,5m phía dưới có lắp đặt hệ thống phân phối Hệ
khí,
nhờ hệ

thống phân phối khí

Các cầu vận
tro
mà chuyển
quá trình

Kết tủa tĩnh điện

chuyển hoá được xảy ra nhanh hơn, nhiệt độ

Thiết bị đóng
đống ủ ổn định và phù hợp với sự phát triển của nhiều nhóm vi sinh vật.
rắn bụi

* Phương pháp nhiệt (đốt)

Điều hoà độ
khống chê bụi


Trao đổi nhiệt lượng

Quạt xúc tác

Chuyển đi

Làm sạch khí ga lỏng
Thiết bị xử lý nước thải

21
Chuyển đi

Ống khói

Cung cấp nước nóng ấm

Làm mát


Hình 5: Quy trình xử lý rác thải bằng phương pháp đốt quy mô công nghiệp
Xử lý rác bằng phương pháp đốt là làm giảm đến mức tối thiểu chất thải
cho khâu xử lý cuối cùng. Nếu xử dụng công nghệ tiên tiến thì quá trình đốt rác
không (hoặc ít) gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí. Tuy

22


nhiên, phương pháp này rất tốn kém, chi phí có thể cao hơn 10 lần so với chôn
lấp rác hợp vệ sinh.

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi ở những nước như Đức, Thuỵ
Sỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản, đó là những quốc gia có số lượng đất cho
các khu rác bị hạn chế và những quốc gia phát triển vì phải có một nền kinh tế
đủ mạnh để cung cấp các chi phí trong quá trình xử lý, từ việc thu hồi rác sinh
hoạt (như là một công cụ phúc lợi cho toàn dân), trung chuyển đến việc xử lý.
Mỗi lò đốt rác phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải tốn kém, nhằm
khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt rác gây ra. Việc đốt rác sinh hoạt
sẽ gây ra nhiều khói độc hại như dioxin, giải quyết tốt việc xử lý khói là công
đoạn tốn kém nhất trong công nghệ đốt rác. Năng lượng phát sinh có thể tận
dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho ngành công nghiệp nhiệt và phát điện.
Hiện nay, nhiều nước ở Châu Âu có xu hướng giảm việc đốt rác thải vì nó làm
phát sinh hàng loạt các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần giải quyết.
* Phương pháp chôn lấp
Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chôn lấp rác. Phương pháp
này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển.
Chất thải được tập trung tại bãi chôn lấp đã được xây dựng trước, xe ủi
san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc
diệt ruồi, rắc vôi bột,…Theo thời gian, sự phân huỷ vi sinh vật làm cho rác trở
lên tơi xốp và thể tích của bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác lại tiếp tục cho đến
khi bãi rác đầy thì lấp lại và chuyển sang bãi mới.

23


Hiện nay, việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác hữu cơ vẫn được sử
dụng ở các nước đang phát triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ
môi trường một cách nghiêm ngặt. Các bãi chôn lấp phải xa khu dân cư, không
gần nguồn nước ngầm và nước mặt. Nền đất bãi rác phải là đất sét, á sét hoặc
được phủ các lớp chống thấm bằng màng địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần
phải thiết kế thu gom và xử lý nước rác trước khi thải vào môi trường.

Ưu điểm của phương pháp này là:
- Công nghệ đơn giản, rẻ và phù hợp với nhiều loại rác thải
- Chi phí cho bãi chôn lấp thấp
Nhược điểm của phương pháp này là:
- Chiếm diện tích đất tương đối lớn
- Không có sự đồng tình của khu dân cư xung quanh
- Tìm kiếm xây dựng bãi là việc làm khó khăn
- Nguy cơ dẫn tới ô nhiễm môi trường nước, không khí...
* Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện
Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ép kiện được thể hiện
trong hình 6:

24


Kim loại
Rác
thải

Phễu
nạp
rác

Băng
tải rác

Phân
loại

Thuỷ tinh

Giấy

Nhựa
Các khối sau ép
khi ép kiện

Băng tải thải
vật liệu

Máy ép
rác

Hình 6: Công nghệ xử lý rác bằng phương pháp ép kiện
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải thu gom vào
nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các
chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: kim loại, nilon, giấy, thuỷ tinh,
plastic…được thu hồi tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải truyền qua
hệ thống ép nén rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối
rác và tạo thành các kiện ép với tỷ số nén rất cao. Các kiện ép đã được sử dụng
vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp các vùng trũng sau khi được phủ lên một
lớp đất cát.
* Phương pháp ổn định chất thải rắn bằng công nghệ Hydromex
Đây là một phương pháp mới, lần đầu tiên được áp dung ở Hawai (Hoa
Kỳ) (2/1996). Công nghệ Hydromex nhằm xử lý rác đô thị (cả rác độc hại)
thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và sản phẩm
nông nghiệp hữu ích. Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác sau
đó polime hoá và sử dụng áp lực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm.

25



×