Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Nghiên cứu ứng xử của người dân về thực trạng ô nhiễm môi trường tại xã tam sơn, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.6 KB, 119 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đều đã
được cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Ngô Giang Sơn


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành được khóa luận tốt
nghiệp này ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội, cùng với sự động viên, khích lệ của toàn thể gia đình và
bạn bè trong suốt quá trình tôi học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể các thầy, cô
giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức cũng như những điều kiện để tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Thạc
sỹ Vi Văn Năng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn chú Ngô Sách Viện - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã
Tam Sơn - thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh, cùng toàn thể các cô, các chú trong Phòng
Tài nguyên & Môi trường Thị xã Từ Sơn, Đảng ủy, UBND và các hộ gia đình cùng
các cơ quan đoàn thể trên địa bàn xã Tam Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình đi thực tế để nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt


nghiệp này tại xã.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới gia đình, bạn bè và người
thân đã hết lòng tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ và luôn ở bên tôi trong suốt quá
trình học tập và rèn luyện.
Do trình độ, thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, tôi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn
để đề tài được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa trong thực tiễn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Ngô Giang Sơn

i


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Môi trường là thành phần có ý nghĩa quan trọng, không thể thiếu đối với con
người. Trong những năm gần đây trong quá trình CNH - HĐH, bên cạnh những thành
tựu đạt được thì tình trạng ONMT trên địa bàn ngày càng nghiêm trọng. Nó đã ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
KT - XH của xã. Người dân chính là nguyên nhân cũng là người gánh chịu hậu quả của
tình trạng ONMT trên. Sự hiểu biết của họ về môi trường còn chưa rộng, ý thức của họ
về môi trường còn chưa sâu. Trước vấn đề ONMT trên địa bàn thì thái độ, ứng xử của
người dân như thế nào? Bằng cách nào để hạn chế và giảm thiểu ONMT ở địa
phương? Xuất phát từ sự cần thiết của thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài.
Đề tài đi sâu nghiên cứu ứng xử của người dân về thực trạng ô nhiễm môi

trường của xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hướng nghiên cứu chính của
đề tài là tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường cũng như những ứng xử của người
dân trên địa bàn trước thực trạng đó. Từ thực trạng đó đưa ra những định hướng,
giải pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường ở xã.
Để bước vào nghiên cứu thực tế, chúng tôi đã tìm hiểu và góp phần hệ thống hóa
cơ sở lý luận về môi trường, ô nhiễm môi trường. Trong đó, các khái niệm được tìm
hiểu qua nhiều góc độ, cách nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Đồng thời,
từ các khái niệm về ứng xử, về môi trường và ô nhiễm môi trường, đề tài bước đầu đã
khái quát hóa khái niệm về ứng xử của người dân trước thực trạng ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình tiến hành, đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phương
pháp phân tích, so sánh và phương pháp dự báo làm phương pháp trung tâm cho
nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả dùng để mô tả, phân tích tình hình kinh tế
- xã hội, các ứng xử của người dân trong từng điều kiện cũng như trường hợp cụ
thể. Phương pháp phân tích kinh tế dùng trong nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng
về quy mô, các ứng xử và vận động của nó. Phương pháp so sánh dùng để so sánh
các hiện tượng với nhau từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng ô nhiễm
đến các quyết định của người nông dân đồng thời đánh giá được những ứng xử đó.
Từ thực trạng và phân tích ở trên kết hợp với phương pháp dự báo, đề tài có được

ii


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

cơ sở để đề ra định hướng, giải pháp cho vấn đề ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng
ô nhiễm môi trường ở địa phương.
Qua nghiên cứu thực tế tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã, chúng
tôi rút ra được một số kết luận sau: Nhìn chung tình trạng ô nhiễm môi trường nơi

đây đang ở mức báo động. Rác thải do không được xử lý khoa học và đúng quy
trình nên ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Môi trường nước và đặc biệt là
môi trường không khí đang bị ô nhiễm khá nặng nề. Môi trường đất đang bị suy
thoái và dần dần không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp được. Tình trạng này đã
làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp và đặc
biệt là sức khỏe của người dân nơi đây.
Trước thực trạng đó, khi được hỏi, phỏng vấn thì đại đa số người dân đều ứng
xử, nhận thức sâu sắc về ô nhiễm môi trường và mong muốn đóng góp một phần vào
công tác bảo vệ môi trường như quy hoạch khu chế biến và chăn nuôi ra xa địa bàn
dân cư, đóng phí môi trường, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và
chăn nuôi,… Tuy rằng các mức độ đồng ý và chấp nhận là khác nhau. Mặc dù vậy
vẫn còn một số người dân thờ ơ, vô trách nhiệm trước thực trạng này.
Để khắc phục được những tồn tại đồng thời phát huy được những điểm mạnh
trong công tác bảo vệ môi trường, đề tài nêu lên những định hướng, giải pháp về
công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển các ngành nghề cần chú trọng ngăn ngừa và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các giải pháp cơ bản đó là: Tăng cường sử dụng các
công cụ pháp luật, quy hoạch thành các khu sản xuất và chăn nuôi ở xa địa bàn dân
cư, hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật, thực hiện xã hội hóa vấn đề bảo vệ môi trường,...
Do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài chủ yếu dừng lại ở mô tả thực trạng
ONMT và những đánh giá về ứng xử của người dân trước thực trạng này. Hướng nghiên
cứu chính mở ra đối với đề tài là đi sâu đánh giá sự ảnh hưởng của các dự án, các ngành
nghề sản xuất tới môi trường trên địa bàn theo một dòng thời gian nhất định đồng thời tìm
hiểu một số chương trình BVMT như đào tạo cán bộ chuyên môn, chính sách tín dụng ưu
đãi cho mọi người để cải thiện ONMT,... Bên cạnh đó, nếu phát triển mở rộng, người
nghiên cứu có thể tham khảo thêm về phương pháp xây dựng và phân tích mô hình để áp
dụng vào việc phân tích ứng xử của người dân trước thực trạng ONMT trên địa bàn.

iii



Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.......................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................................viii
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................ix
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU...............................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung..................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................2
1.4 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3
1.5 Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
1.5.1 Phạm vi không gian...........................................................................................3
1.5.2 Phạm vi thời gian..............................................................................................3
1.5.3 Phạm vi nội dung..............................................................................................3
PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................4
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài........................................................................................4
2.1.1 Lý luận về môi trường và ô nhiễm môi trường.................................................4
2.1.2 Lý thuyết về ứng xử...........................................................................................7
2.2 Tình hình ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam..................................9
2.2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới...................................................9
2.2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam....................................................14

2.2.3 Một số nghiên cứu có liên quan........................................................................20
PHẦN THỨ BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............22
3.1 Đặc điểm của xã Tam Sơn...................................................................................22
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................................22
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của xã.........................................................................23
3.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài.....................................................................33
3.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu..........................................34

iv


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu...........................................................................34
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................36
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu.........................................................................37
3.3 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài..............................................37
3.3.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
và đời sống nhân dân trong xã...................................................................................37
3.3.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ ô nhiễm môi trường.................................38
3.3.3 Chỉ tiêu phản ánh ứng xử của người dân.........................................................38
PHẦN THỨ TƯ: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................39
4.1 Tình hình ứng xử của người dân về thực trạng ô nhiễm môi trường ở xã Tam
Sơn - Từ Sơn - Bắc Ninh............................................................................................39
4.1.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở xã Tam Sơn - Từ Sơn - Bắc Ninh...............39
4.1.2 Đặc điểm tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra ở xã.............................58
4.1.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sản xuất và đời sống của con người ở xã 60
4.1.4 Ứng xử của người dân về thực trạng ô nhiễm môi trường ở xã Tam Sơn - Từ

Sơn - Bắc Ninh............................................................................................................68
4.1.5 Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng ô nhiễm môi trường và ứng xử của
người dân trước thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã.............................92
4.2 Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng ô
nhiễm môi trường ở xã Tam Sơn - Từ Sơn - Bắc Ninh trong thời gian tới.........................94
4.2.1 Các căn cứ chung để đề xuất định hướng và giải pháp...................................94
4.2.2 Định hướng........................................................................................................95
4.2.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm
môi trường ở xã Tam Sơn - Từ Sơn - Bắc Ninh.........................................................95
PHẦN THỨ NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................99
5.1 Kết luận................................................................................................................99
5.2. Kiến nghị...........................................................................................................100
5.2.1 Đối với nhà nước............................................................................................100
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương....................................................................100
5.2.3 Đối với người dân...........................................................................................100
PHỤ LỤC................................................................................................................103

v


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

DANH MỤC BẢNG

52.............................................................................................................................................................................PH
52.............................................................................................................................................................................PH
52........................................................................................................................................................................9 - 5,5
52........................................................................................................................................................................9 - 5,5

53.................................................................................................................................................................DẦU MỠ
53.................................................................................................................................................................DẦU MỠ
53.............................................................................................................................................................................PH
53.............................................................................................................................................................................PH
53......................................................................................................................................................................2,5 - 153......................................................................................................................................................................2,5 - 153...................................................................................................................................................................2,1 - 1,453...................................................................................................................................................................2,1 - 1,453..........................................................................................................................................................145,45 - 88,89
53..........................................................................................................................................................145,45 - 88,89
53..........................................................................................................................................................138,18 - 84,44
53..........................................................................................................................................................138,18 - 84,44
53.................................................................................................................................................................DẦU MỠ
53.................................................................................................................................................................DẦU MỠ
58.......BẢNG 4.18: THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CHỦ HỘ CỦA CÁC HỘ ĐƯỢC ĐIỀU TRA NĂM 2009
58.......BẢNG 4.18: THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CHỦ HỘ CỦA CÁC HỘ ĐƯỢC ĐIỀU TRA NĂM 2009
58...............................................................................................................................................................CHỈ TIÊU
58...............................................................................................................................................................CHỈ TIÊU
58..........................................................................................................................................................................ĐVT
58..........................................................................................................................................................................ĐVT
58........................................................................................................................................................................... HỘ
58........................................................................................................................................................................... HỘ
58..........................................................................................................................................................CHĂN NUÔI
58..........................................................................................................................................................CHĂN NUÔI
58.....................................................................................................HỘ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TTCN
58.....................................................................................................HỘ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TTCN
58..............................................................................................................................................................HỘ KHÁC
58..............................................................................................................................................................HỘ KHÁC
58............................................................................................................................................................................HỘ
58............................................................................................................................................................................HỘ
58..............................................................................................................................................................................17
58..............................................................................................................................................................................17

vi



Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

58..............................................................................................................................................................................36
58..............................................................................................................................................................................36
58..............................................................................................................................................................................27
58..............................................................................................................................................................................27
58........................................................................................................................................................................TUỔI
58........................................................................................................................................................................TUỔI
58...........................................................................................................................................................................45,1
58...........................................................................................................................................................................45,1
58...........................................................................................................................................................................43,6
58...........................................................................................................................................................................43,6
58...........................................................................................................................................................................48,8
58...........................................................................................................................................................................48,8
58................................................................................................................................................................................7
58................................................................................................................................................................................7
58..............................................................................................................................................................................11
58..............................................................................................................................................................................11
58................................................................................................................................................................................6
58................................................................................................................................................................................6
58................................................................................................................................................................................5
58................................................................................................................................................................................5
58..............................................................................................................................................................................16
58..............................................................................................................................................................................16
58................................................................................................................................................................................8
58................................................................................................................................................................................8

58................................................................................................................................................................................3
58................................................................................................................................................................................3
58................................................................................................................................................................................6
58................................................................................................................................................................................6
58................................................................................................................................................................................2
58................................................................................................................................................................................2
58................................................................................................................................................................................2
58................................................................................................................................................................................2
58................................................................................................................................................................................1
58................................................................................................................................................................................1
58................................................................................................................................................................................2
58................................................................................................................................................................................2
58.................................................................................................................................................................................58.................................................................................................................................................................................58................................................................................................................................................................................1

vii


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

58................................................................................................................................................................................1
58................................................................................................................................................................................1
58................................................................................................................................................................................1
58.................................................................................................................................................................................58.................................................................................................................................................................................58................................................................................................................................................................................1
58................................................................................................................................................................................1
58................................................................................................................................................................................5
58................................................................................................................................................................................5
58.................................................................................................................................................................................58.................................................................................................................................................................................58.................................................................................................................................................................................58.................................................................................................................................................................................58................................................................................................................................................................................3
58................................................................................................................................................................................3

58................................................................................................................................................................................3
58................................................................................................................................................................................3
58..............................................................................................................................................................................11
58..............................................................................................................................................................................11
58................................................................................................................................................................................4
58................................................................................................................................................................................4
58..............................................................................................................................................................................10
58..............................................................................................................................................................................10
58..............................................................................................................................................................................19
58..............................................................................................................................................................................19
58..............................................................................................................................................................................18
58..............................................................................................................................................................................18
58................................................................................................................................................................................4
58................................................................................................................................................................................4
58................................................................................................................................................................................6
58................................................................................................................................................................................6
58................................................................................................................................................................................5
58................................................................................................................................................................................5
58...........................................................................................................................................................................4,27
58...........................................................................................................................................................................4,27
58...........................................................................................................................................................................4,25
58...........................................................................................................................................................................4,25
58...........................................................................................................................................................................4,32
58...........................................................................................................................................................................4,32

viii


Khoá luận tốt nghiệp


Ngô Giang Sơn - KTC K51

58...........................................................................................................................................................................2,72
58...........................................................................................................................................................................2,72
58...........................................................................................................................................................................2,96
58...........................................................................................................................................................................2,96
58...........................................................................................................................................................................2,41
58...........................................................................................................................................................................2,41

ix


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1: Quy trình sản xuất đồ gỗ tại Tam Sơn.....................................................40

x


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
BVMT
BVTV
BQ

CC
CNH - HĐH
CN-TTCN
DV
ĐH
ĐVT
KT-XH
NTTS
ONMT
PTBV
PTNT
QC
QCVN
SL
TBKHKT
TC
TCCP
TCVN
THCS
THPT
TTCN
TTLL
UBND
∆i

: Bảo vệ môi trường
: Bảo vệ thực vật
: Bình quân
: Cơ cấu
: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
: Dịch vụ
: Đại học
: Đơn vị tính
: Kinh tế - xã hội
: Nuôi trồng thủy sản
: Ô nhiễm môi trường
: Phát triển bền vững
: Phát triển nông thôn
: Quy chuẩn
: Quy chuẩn Việt Nam
: Số lượng
: Tiến bộ khoa học kỹ thuật
: Tiêu chuẩn
: Tiêu chuẩn cho phép
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông
: Tiểu thủ công nghiệp
: Thông tin liên lạc
: Ủy ban nhân dân
: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc

xi


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51


PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường là thành phần có ý nghĩa quan trọng, không thể thiếu đối với con
người. Sự sống và mọi hoạt động của con người đều gắn với môi trường, không có
môi trường thì con người không thể tồn tại và phát triển được.
Hiện nay, môi trường đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của mỗi quốc
gia và toàn thể nhân loại trên thế giới. Nguyên nhân là do tình trạng ô nhiễm môi
trường ngày càng gia tăng. Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ. Chúng ta
đã và đang đứng trước những nguy cơ rất lớn do môi trường đem lại mà nếu không
giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Thành lập năm 2008, nằm giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Bắc Ninh, Từ
Sơn đã và đang vươn lên từ những nguồn lực vốn có. Chủ trương của thị xã phấn
đấu đến năm 2015 trở thành một đô thị công nghiệp - văn hóa - giáo dục của tỉnh
Bắc Ninh cũng như trở thành một đô thị vệ tinh quan trọng của thủ đô Hà Nội, với
mức tăng trưởng hàng năm đạt 14 - 20%. Là một thị xã có nhiều ngành nghề và
ngành nghề truyền thống nổi tiếng. Sự hình thành và phát triển các ngành nghề
trong những năm qua đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của thị xã.
Cho đến nay, giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của thị xã
ngày càng tăng lên, đặc biệt là tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp. Tam Sơn là một
trong những xã, phường của thị xã đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế
đó. Trong những năm qua, song song với việc phát triển kinh tế nông nghiệp, phát
triển tiểu thủ công nghiệp đã góp phần to lớn trong việc cải thiện nền kinh tế của xã;
trong công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động cũng như góp
phần nâng cao và ổn định đời sống của người dân trên địa bàn.
Tuy nhiên, trong quá trình CNH - HĐH, bên cạnh những thành tựu đạt được
thì tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn ngày càng nghiêm trọng; diễn biến
chất lượng môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất ngày càng


1


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

xấu đi; sự đa dạng hóa sinh học bị xâm phạm thậm chí còn đang ở mức báo động.
Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân và ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Người dân chính là nguyên nhân cũng như là người gánh chịu hậu quả của
tình trạng ô nhiễm môi trường trên. Sự hiểu biết của họ về môi trường còn chưa
rộng, ý thức của họ về môi trường còn chưa sâu. Trước vấn đề ô nhiễm môi trường
trên địa bàn xã thì thái độ, ứng xử của người dân như thế nào? Bằng cách nào để
hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở địa phương? Xuất phát từ sự cần thiết
của thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu ứng xử của
người dân về thực trạng ô nhiễm môi trường tại xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh".
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường, nghiên cứu ứng xử của người dân
trước vấn đề ô nhiễm đó và khuyến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu
và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường tại xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung đó, nghiên cứu này nhằm đạt được những mục
tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường tại xã Tam Sơn.
- Phân tích ứng xử của người dân và những yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử của

người dân đối với vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng
ô nhiễm môi trường tại xã trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận nào làm rõ vấn đề môi trường, ô nhiễm môi trường và ứng
xử của người dân với ô nhiễm môi trường của xã?
- Thực trạng ô nhiễm môi trường của xã Tam Sơn như thế nào?

2


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

- Ứng xử của người dân trên địa bàn đến ô nhiễm môi trường như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của người dân đến ô nhiễm môi trường
như thế nào?
- Định hướng giải pháp nào để giảm tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa
bàn xã Tam Sơn?
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu là những người dân, các cơ quan
đơn vị trong địa bàn và các vấn đề kinh tế, tổ chức có liên quan đến đề tài.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
1.5.2 Phạm vi thời gian
- Đề tài nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường và ứng xử của người dân
về vấn đề đó ở xã Tam Sơn trong giai đoạn từ năm 2007 - 2009, tập trung chủ yếu
vào năm 2009. Biện pháp nêu ra cho thời gian tới.

- Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2010.
1.5.3 Phạm vi nội dung
Trong phạm vi đề tài chúng tôi chủ yếu nghiên cứu và đánh giá thực trạng ô
nhiễm môi trường tại xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, phân tích những
nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là ứng xử của người dân
về vấn đề đó. Từ đó, đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần cải thiện và
giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.

3


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Lý luận về môi trường và ô nhiễm môi trường
2.1.1.1 Môi trường và vai trò của môi trường
- Khái niệm:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1 - Luật BVMT Việt Nam,
2006).
- Phân loại:
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại sau:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên mang tính chất vật lý,
hoá học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động

thực vật, đất, nước,… Môi trường tự nhiên cho ta khí để thở, đất để xây nhà cửa,
trồng cây chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần
cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta
cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người.
Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định,… ở các tầng lớp khác
nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng,
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức, đoàn thể,… Môi trường xã hội định
hướng hoạt động của con người tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát
triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra còn có khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố
do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như ôtô, xe máy,
nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo.

4


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,… Còn theo nghĩa hẹp thì môi trường
không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội
trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
- Vai trò của môi trường:
Môi trường là tất cả những gì xung quanh ta, cho ta cơ sở để tồn tại, sinh
sống và phát triển. Vai trò của môi trường thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, môi trường là nơi con người khai thác nguồn nguyên vật liệu cũng

như năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống.
Thứ hai, môi trường là nơi cư trú và cung cấp thông tin cho con người.
Thứ ba, môi tường là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Thứ tư, môi trường là không gian sống và cung cấp dịch vụ cảnh quan.
Như vậy, môi trường có vai trò đặc biệt trong cuộc sống của con người. Nó
quyết định tới sự tồn tại và phát triển của con người. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa
con người với môi trường là mối quan hệ hai chiều, có tác động trực tiếp qua lại với
nhau. Con người vừa là nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đồng thời cũng là tác
nhân thúc đẩy môi trường phát triển. Để phát huy vai trò của môi trường, làm cho
môi trường có tác động tích cực đến con người thì với tư cách là chủ thể tác động
con người phải có trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường, làm cho môi trường
cân bằng và trong sạch.
2.1.1.2 Ô nhiễm môi trường
- Khái niệm:
Theo định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam: Ô nhiễm môi trường (ONMT) là sự làm thay đổi tính chất của
môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
Theo Tổ chức Y tế thế giới: ONMT là việc chuyển các chất thải hoặc nguyên
liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người và sự
phát triển của các sinh vật hoặc giảm chất lượng môi trường sống.

5


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường quá một

giới hạn cho phép, đi lại với mục đích sử dụng môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ
con người và sinh vật (Lê Huy Bá và cộng sự, 2005).
Theo cách hiểu chung, ô nhiễm môi trường là hiện tượng một chất nào đó có mặt
trong môi trường với thành phần và lượng chất có khả năng ngăn cản các quá trình tự
nhiên vận hành một cách bình thường hoặc làm cho các quá trình này xảy ra theo xu
hướng không như mong muốn, gây nên những ảnh hưởng có hại đối với sức khoẻ và sự
sinh tồn của con người hoặc của các loài sinh vật khác sinh sống trong môi trường đó.
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa
học, sinh học,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. Ô
nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người.
Vậy ô nhiễm môi trường là hiện tượng giảm chất lượng môi trường và tác
động tiêu cực đến sức khoẻ con người và sự phát triển của sinh vật.
- Nguyên nhân:
Ô nhiễm môi trường hoàn toàn không phải là một hiện tượng mới. Từ thời
thượng cổ, con người đã có những hoạt động làm ô nhiễm môi trường, nhưng chưa
đáng kể vì dân số ít, khoa học kĩ thuật chưa phát triển. Dần dần những tác động của
con người gây ô nhiễm môi trường ngày càng rõ rệt và tăng lên đáng kể (đặc biệt là
trong nửa cuối thế kỉ XX) do những nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất: Sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh.
Thứ hai: Sự gia tăng chất thải độc hại do con người sử dụng quá nhiều loại
hoá chất mới trong các ngành sản xuất công - nông nghiệp cũng như để đáp ứng các
nhu cầu sinh hoạt, trong khi chưa có biện pháp kiểm soát hữu hiệu, đặc biệt là các
chất phân huỷ ảnh hưởng đến khả năng tự thanh lọc của môi trường.
- Phân loại:
Trên cơ sở phân loại các chất gây ô nhiễm và những tác động chính của
chúng đối với môi trường, ONMT được phân thành 7 loại: 1) Ô nhiễm đất; 2) Ô
nhiễm không khí; 3) Ô nhiễm nước; 4) Ô nhiễm biển; 5) Ô nhiễm phóng xạ; 6) Ô
nhiễm nhiệt; 7) Ô nhiễm tiếng ồn. Tuỳ phạm vi lãnh thổ có: Ô nhiễm môi trường
toàn cầu, khu vực hay địa phương. Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng xấu đến điều


6


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

kiện tự nhiên, nhất là đến sinh vật và sức khoẻ con người. Để chống ô nhiễm môi
trường, chúng ta cần phải áp dụng các công nghệ không chất thải, hoặc phải làm
sạch các chất thải khí và nước, tiêu huỷ các chất thải rắn.
2.1.2 Lý thuyết về ứng xử
2.1.2.1 Khái niệm về ứng xử và khả năng ứng xử
Theo Từ điển Tiếng Việt (2000) do Hoàng Phê chủ biên, ứng xử được định
nghĩa là có thái độ, hành động, lời nói thích hợp trong việc xử sự.
Trong Từ điển tâm lý do Nguyễn Khắc Viện chủ biên (1991), các soạn giả lại
cho rằng hai từ "ứng xử" và "hành vi" thường thay thế cho nhau. Từ "ứng xử" chỉ mọi
phản ứng của động vật khi một yếu tố nào trong môi trường kích thích, các yếu tố bên
ngoài và tình trạng bên trong gộp lại thành một tình huống, và tiến trình ứng xử để có
kích thích, có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. Khi nhấn
mạnh về tính khách quan, tức là các yếu tố bên ngoài kích thích cũng như phản ứng
đều là những hiện tượng có thể quan sát được, chứ không như tình ý bên trong, thì
nói là ứng xử. Khi nhấn mạnh mặt định hướng, mục tiêu thì là hành vi.
Trong cuốn Tâm lý học ứng xử, khái niệm ứng xử được các tác giả Lê Thị Bừng
và Hải Vang (1997) xác định như sau: Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự
tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở
chỗ con người không chủ động giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn,
tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, tuỳ thuộc vào tri thức,
kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người, nhằm đạt kết quả giao tiếp nhất định.
Trong thực tế, quan hệ giữa thái độ với lời nói và hành vi là quan hệ giữa cái
được biểu hiện và cái biểu hiện. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi hiểu ứng xử là sự

phản ứng có lựa chọn, thể hiện qua lời nói hoặc hành vi của con người trước sự tác
động của sự vật, hiện tượng đến mình trong một tình huống cụ thể.
Trên đây là một số quan điểm về ứng xử của con người. Tuy nhiên, các quan
điểm đó thiên về cách ứng xử giữa con người với con người thông qua giao tiếp.
Còn các tác động bên ngoài đối với sản xuất và đời sống của người dân như rủi ro,
khó khăn thì họ cũng có những quyết định, lựa chọn, tính toán qua hành vi của mình
để đạt được kết quả mong đợi.

7


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

2.1.2.2 Ứng xử của hộ nông dân với vấn đề ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường đã tạo ra nhiều thay đổi đối với khu vực nông thôn cũng
như thành thị. Bất cứ ở quốc gia nào, khi có ô nhiễm môi trường xảy ra thì tình
trạng sức khỏe cũng như cuộc sống của người dân đều bị ảnh hưởng và người dân
sẽ có những ứng xử khác nhau với quá trình này. Song những ứng xử của họ như
thế nào lại phụ thuộc vào một số nhân tố sau:
Trình độ học vấn của chủ hộ: Trình độ học vấn của chủ hộ là nhân tố có ý nghĩa
quan trọng trong việc ứng xử của hộ nông dân. Những người có trình độ cao, hiểu biết
rộng thì thường có những quyết định đúng đắn và có hiệu quả cao. Trong việc ứng xử
với tình trạng ô nhiễm môi trường thì điều này cũng không phải là ngoại lệ.
Điều kiện sản xuất của hộ: Nếu hộ có vốn, có điều kiện vật chất đầy đủ hơn
thì thường có những quyết định tích cực, thái độ tích cực trong vấn đề bảo vệ môi
trường cũng như hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường.
Điều kiện tự nhiên của vùng: Các đặc điểm như khí hậu, địa hình, vị trí địa
lý,... đều có ảnh hưởng đến vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như là các biện pháp

để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm, xây dựng các hệ thống phục vụ cho mục đích
cải thiện môi trường thì đều phải tính đến vấn đề này, dựa trên các điều kiện hiện tại
để xây dựng phù hợp và lâu bền.
Truyền thống văn hoá dân tộc: Một số phong tục tập quán cũ, lạc hậu là
nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Đó là các tập tục như trong chăn
nuôi lợn hay trâu bò, dùng phân sống để tưới, làm thức ăn cho cá,… ảnh hưởng trực
tiếp đến môi trường.
Cá tính của người dân hay của chủ hộ: Có một số người thì có thái độ thờ ơ, một
số người lại cảm thấy trăn trở, một số người lại có tư tưởng tự lo cho gia đình mình, một
số người lại có tư tưởng bất chấp tất cả vì lợi nhuận,… nói chung mỗi người có một tính
cách khác biệt nên vấn đề ứng xử hay ra quyết định với ô nhiễm môi trường là khác nhau.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ: Nếu hộ sản xuất kinh doanh thuận lợi hay
không thuận lợi thì có ứng xử với môi trường khác nhau, họ có thể sẵn sàng đầu tư để mở
rộng sản xuất kinh doanh, sẵn sàng chi trả cho ô nhiễm, hoặc họ sẵn sàng thay đổi ngành
nghề sản xuất kinh doanh của mình,… nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường.

8


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

Chính sách của cơ quan cấp trên: Đây được hiểu là những gì bắt buộc người
dân phải làm theo. Nếu chính sách hợp lý, hiệu quả thì được lòng dân, dân nhiệt
tình làm theo và ngược lại. Do đó, chính sách đưa ra cần được xem xét sao cho phù
hợp với điều kiện cũng như hoàn cảnh cụ thể của người dân.
2.2 Tình hình ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới
"Ta có thể nói rằng, càng ngày hành tinh của chúng ta càng trở nên độc hại,

vì có khoảng hơn 4 triệu sản phẩm hoá học đang lưu thông trong xã hội chúng ta"
(Môi trường ô nhiễm và hậu quả, Nguyễn Thị Thìn và Tuấn Lan, 2005).
Trung tâm quốc gia Nghiên cứu Kinh tế ở Washington dựa vào 21 chỉ tiêu về
môi trường trong 9 nước là Anh, Canada, Đan Mạch, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan,
Pháp và Thụy Điển khẳng định rằng chất lượng môi trường đã bị suy thoái đáng kể
trong vòng 20 năm nay.
Ngày nay, các hiểm hoạ và thách thức về môi trường không còn giới hạn
trong phạm vi của từng quốc gia hay từng khu vực mà đã mang tính toàn cầu. Năm
1992, 165 quốc gia đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường và phát triển
của Liên Hợp Quốc tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin), báo động cho toàn thể nhân
loại biết rằng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trên toàn thế giới ở thế kỷ XX
đã làm thay đổi khí hậu Trái Đất theo chiều hướng xấu đi. Đến năm 1997, hội nghị
toàn cầu ở Kyoto (Nhật Bản) đã đưa ra kế hoạch giảm lượng khí thải độc hại, ngăn
chặn hiện tượng "hiệu ứng nhà kính" làm cho Trái Đất nóng lên và gây ra các thảm
hoạ cho môi trường toàn cầu, và các hội nghị được tổ chức ở The Hague (Hà Lan)
năm 2000 hay Bonn (Đức) năm 2001 để tiếp tục công việc trên. Môi trường thế giới
thế kỷ XXI đang phải đương đầu với các vấn đề sau:
- Khí hậu thế giới biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng:
Vào cuối năm 1990, mức phát tán dioxit cacbon (CO 2) hàng năm xấp xỉ bằng
4 lần mức phát tán năm 1950 và hàm lượng CO 2 đã đạt đến mức cao nhất trong
những năm gần đây. Theo đánh giá của Liên bang Chính Phủ về biến đổi khí hậu thì
có bằng chứng cho thấy về ảnh hưởng rất rõ rệt của con người đến khí hậu toàn cầu.
Những kết quả dự báo gồm việc dịch chuyển của các đới khí hậu, những thay đổi

9


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51


trong thành phần loài và năng suất của các hệ sinh thái, sự gia tăng của các hiện
tượng thời tiết khắc nghiệt và những tác động đến sức khoẻ con người. Các nhà khoa
học cho biết, trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái Đất đã nóng lên có thể mang lại
những bất lợi. Đó là:
Các băng ở hai cực, ở các dãy núi cao sẽ tan ra và làm mực nước biển dâng lên
khoảng 70 - 100 cm/100 năm và có thể dâng cao tới 1 - 3 m vào năm 2100 sẽ nhấn
chìm một vùng ven biển rộng lớn, làm mất đi nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, dẫn
đến nghèo đói, đặc biệt ở các nước đang phát triển (Trương Quang Học, 2010).
Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất, cường độ lẫn độ bất thường của
thiên tai như gió, bão, hoả hoạn và lũ lụt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự sống
của loài người một cách trực tiếp và gây ra những thiệt hại về kinh tế mà còn gây ra
nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng khác. Các trận hoả hoạn tự nhiên không kiểm
soát được vào các năm 1996 - 1998 đã thiêu huỷ nhiều khu rừng ở Braxin, Canada,
khu tự trị nội Mông ở Đông Bắc Trung Quốc, Indonesia, Italia, Mêxicô, Liên Bang
Nga và Mỹ. Những tác động của các vụ cháy rừng có thể rất nghiêm trọng. Chi phí
ước tính cho nạn cháy rừng đối với người dân ở Đông Nam Á là 1,4 tỷ USD không
những vậy các vụ cháy rừng còn đe doạ nghiêm trọng tới đa dạng sinh học.
- Tài nguyên rừng bị suy thoái:
Rừng, đất rừng và đồng cỏ đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá mạnh mẽ, đất
hoang bị biến thành sa mạc. Sa mạc Sahara có diện tích rộng 8 triệu km 2, mỗi năm
tăng thêm 5 - 7 km2. Một bằng chứng mới cho thấy, sự biến đổi khí hậu cũng là
nguyên nhân gây thêm tình trạng xói mòn đất ở nhiều khu vực. Gần đây, 250 nhà
Thổ Nhưỡng học được Trung tâm Thông tin tư liệu Quốc tế Hà Lan tham khảo lấy
ý kiến đã cho rằng khoảng 305 triệu ha đất màu mỡ (gần bằng diện tích của Tây
Âu) đã bị suy thoái do bàn tay của con người, làm mất đi tính năng sản xuất nông
nghiệp. Khoảng 90 triệu ha đất tương đối tốt (tương đương với diện tích của
Ôxtrâylia) sẽ bị suy thoái ở mức trung bình, giảm tính năng sản xuất và nếu không
có biện pháp cải tạo thì quỹ đất này sẽ bị suy thoái ở mức độ mạnh trong tương lai.
Theo Tổ chức lương thực thực phẩm thế giới (FAO) thì trong vòng 20 năm tới, hơn

140 triệu ha đất (tương đương với diện tích của Alaska) sẽ bị mất đi giá trị của trồng

10


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

trọt và chăn nuôi. Đất đai ở hơn 100 nước đang chuyển chậm sang dạng hoang mạc,
nghĩa là có khoảng 900 triệu người đang bị đe doạ. Trên phạm vi toàn cầu, khoảng
25 tỷ tấn đất đang bị cuốn trôi hàng năm vào các sông ngòi và biển cả.
Sự phá huỷ rừng vẫn đang diễn ra ở mức độ rất cao, trên thế giới diện tích
rừng có khoảng 40 triệu km2, song cho đến nay diện tích này đã bị mất đi một nửa,
trong số đó, rừng ôn đới chiếm khoảng 1/3, còn lại là diện tích rừng nhiệt đới. Sự
phá huỷ rừng xảy ra mạnh, đặc biệt ở những nước đang phát triển chủ yếu do nhu
cầu khai thác gỗ củi, nhu cầu lấy đất làm nông nghiệp và cho mục đích khác.
Ở các nước phát triển diện tích rừng tăng 9 triệu ha, con số này còn quá nhỏ
so với diện tích rừng đã bị mất đi. Chất lượng của những khu rừng còn lại đang bị
đe doạ bởi nhiều sức ép do tình trạng gia tăng dân số, mưa axit, nhu cầu khai thác
gỗ củi và cháy rừng. Nơi cư trú của các loài sinh vật bị thu hẹp, bị tàn phá, đe doạ
tính đa dạng sinh học ở các mức độ về gen, các giống loài và các hệ sinh thái.
- Sự suy giảm tầng Ôzôn (O3):
Vấn đề giữ gìn tầng ôzôn có vai trò sống còn đối với sự sống của nhân loại. Tầng
ôzôn có vai trò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống
của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất. Bức xạ cực tím có nhiều tác động, hầu
hết mang tính chất phá huỷ đối với con người, động vật và thực vật cũng như các loại
vật liệu khác, khi tầng ôzôn tiếp tục bị suy thoái các tác động này càng trở nên tồi tệ. Ví
dụ, mức cạn kiệt tầng ôzôn là 10% thì mức bức xạ cực tím ở các bước sóng gây phá huỷ
tăng 20%. Bức xạ tia cực tím có thể gây hỏng mắt, làm đục thuỷ tinh thể và phá huỷ

võng mạc, gây ung thư da, làm tăng các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời bức xạ tia
cực tím tăng lên được coi như là nguyên nhân làm suy yếu các hệ miễn dịch của con
người và động vật, đe dọa tới đời sống của động và thực vật nổi trong môi trường nước
nhờ quá trình chuyển hoá qua quang hợp để tạo ra thức ăn trong môi trường thuỷ sinh.
- Sự "khát" nước:
Với tổng lượng nước là 1386.106 km3 bao phủ gần 3/4 diện tích bề mặt Trái
Đất, nhưng loài người vẫn "khát" giữa đại dương mênh mông, bởi vì với tổng lượng
nước đó thì nước ngọt chỉ chiếm 2,5% tổng lượng nước mà hầu hết tồn tại ở dạng
đóng băng và tập trung ở hai cực, còn lượng nước ngọt mà con người có thể tiếp cận

11


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

và sử dụng trực tiếp thì lại rất ít ỏi (chỉ chiếm 0,26%). Sự gia tăng dân số nhanh cùng
với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, thâm canh nông nghiệp và các thói quen
tiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng hoảng nước nghiêm trọng trên phạm vi
toàn cầu. Gần 20% dân số thế giới không được dùng nước sạch và 50% thiếu các hệ
thống vệ sinh an toàn. Sự suy giảm nước ngọt ngày càng lan rộng hơn và gây ra nhiều
vấn đề nghiêm trọng, đó là nạn thiếu nước ở nhiều nơi và đối với các khu vực ven
biển đó là sự xâm nhập mặn. Ô nhiễm nước uống là phổ biến ở các siêu đô thị, ô
nhiễm nitrat (NO3-) và sự tăng khối lượng các kim loại nặng gây tác động lớn đến
chất lượng nước hầu như ở khắp mọi nơi. Nguồn cung cấp nước sạch trên thế giới
không thể tăng lên được nữa, ngày càng có nhiều người phụ thuộc vào nguồn cung
cấp cố định này và ngày càng có nhiều người chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn.
- Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng:
Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch và việc đổ bỏ các loại chất thải

vào đất, biển, các thuỷ vực đã gây ô nhiễm môi trường ở quy mô ngày càng rộng
đặc biệt là các khu đô thị. Nhiều vấn đề môi trường tương tác với nhau ở các khu
vực nhỏ, mật độ dân số cao, ô nhiễm không khí, rác thải, chất thải nguy hại, ô
nhiễm tiếng ồn và nước đang biến những khu vực này thành các điểm nóng về môi
trường. Khoảng 30 - 60% dân số đô thị ở các nước có thu nhập thấp vẫn còn thiếu
nhà ở và các điều kiện vệ sinh. Lượng nước ngọt đang khan hiếm trên hành tinh
cũng bị chính con người làm tổn thương, một số nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng đến
mức không còn khả năng hoàn nguyên.
Hiện nay, đại dương đang bị biến thành nơi chứa rác khổng lồ của con người,
nơi chứa đựng đủ loại chất thải của nền văn minh kỹ thuật, kể cả chất thải hạt nhân.
Việc đổ các chất thải xuống biển đang làm ô nhiễm các khu vực ven biển trên toàn thế
giới, gây huỷ hoại hệ sinh thái như đất ngập nước, rừng ngập mặn và các dải san hô.
Trên thế giới, nhiều vùng đất đã được xác định là bị ô nhiễm. Ví dụ như ở
Anh đã chính thức xác nhận 300 vùng với diện tích 10.000 ha bị ô nhiễm, tuy nhiên
trên thực tế có tới 50.000 - 100.000 vùng với diện tích khoảng 100.000 ha bị ô
nhiễm. Còn ở Mỹ, có khoảng 25.000 vùng, ở Hà Lan là 6.000 vùng bị ô nhiễm cần
phải xử lý.

12


Khoá luận tốt nghiệp

Ngô Giang Sơn - KTC K51

- Sự gia tăng dân số:
Con người là chủ của Trái Đất, là động lực chính làm tăng thêm giá trị của các
điều kiện kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, xung lượng gia tăng dân
số hiện nay ở một số nước đi đôi với đói nghèo, suy thoái môi trường và tình hình kinh tế
bất lợi đã gây ra xu hướng làm mất cân bằng nghiêm trọng giữa dân số và môi trường.

Đầu thế kỷ XIX, dân số thế giới mới có 1 tỷ người nhưng đến năm 1999 đã
tăng lên 6 tỷ người, trong đó trên 1 tỷ người trong độ tuổi từ 14 - 24 tuổi. Mỗi năm
dân số thế giới gia tăng thêm khoảng 78 triệu người. Theo dự tính đến năm 2015,
dân số thế giới sẽ ở mức 6,9 - 7,4 tỷ người và đến năm 2025 dân số sẽ là 8 tỷ người.
95% dân số tăng thêm nằm ở các nước đang phát triển, do đó các nước này sẽ phải
đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng cả về kinh tế, xã hội, đặc biệt là môi trường
sinh thái. Việc giải quyết những hậu quả về dân số tăng của những nuớc này sẽ còn
khó khăn hơn gấp nhiều lần so với những xung đột về chính trị trên thế giới.
- Sự suy giảm đa dạng sinh học:
Các loài động thực vật qua quá trình tiến hoá hàng triệu năm đã và đang góp
phần quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng môi trường sống trên Trái Đất, ổn
định khí hậu, làm sạch các nguồn nước, hạn chế xói mòn, làm tăng độ phì nhiêu đất.
Sự đa dạng của tự nhiên cũng là nguồn vật liệu quý giá cho các ngành công nghiệp,
dược phẩm, du lịch, là nguồn thực phẩm lâu dài của con người và là nguồn gen
phong phú để tạo ra các giống loài mới. Tuy nhiên, nhân loại đang phải đối mặt với
một thời kỳ tuyệt chủng lớn nhất của các loài động và thực vật. Thảm hoạ này tiến
triển nhanh và có hậu quả rất nghiêm trọng. Theo tính toán, trên thế giới có 492
chủng thực vật có tính chất di truyền độc đáo đang bị đe doạ tuyệt chủng. Sự đe dọa
không chỉ riêng đối với động thực vật hoang dại mà trong nhiều thập kỷ gần đây với
những cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, công nghiệp hoá đã làm biến mất
nhiều giống loài địa phương quý hiếm, 1.500 giống lúa địa phương đã bị tuyệt chủng
trong 20 năm qua ở Indonesia. Đối với vật nuôi trên toàn cầu, đã có 474 giống vật
nuôi được coi như là quý hiếm và tổng cộng đã có 617 giống vật nuôi đã bị tuyệt
chủng.

13


×