TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN MÔN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIỆP VỤ HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA SẢN XUẤT XUẤT KHẨU
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Viết Bằng
Nhóm thực hiện:
1. Huỳnh Thị Ngọc Thúy - 71206140
2. Nguyễn Thị Ánh Nga - 71306212
3. Nguyễn Thị Ái Nhi
TP. HCM THÁNG 4 NĂM 2016
- 71306640
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
DANH SÁCH NHÓM
STT
Nội dung đóng
góp
Chương 2,
Chương 3, Tổng
hợp và chỉnh
sửa
Mức độ
hoàn thành
100%
Họ và tên
MSSV
1
Huỳnh Thị Ngọc Thúy
71206140
2
Nguyễn Thị Ánh Nga
71306212
Phụ Lục,
Chương 1,
Chương 2
100%
3
Nguyễn Thị Ái Nhi
71306640
Phụ Lục, Mở
đầu, Kết luận,
Chương 2
100%
Chữ ký
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH UNIPAX ..............................1
1.1.
Giới thiệu công ty ...............................................................................................................1
1.2.
Ngành nghề kinh doanh .....................................................................................................1
1.3.
Tiến độ thực hiện dự án .....................................................................................................1
1.4.
Tập đoàn DADA (e-dada.com) công ty mẹ của Unipax ..................................................2
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN
XUẤT VÀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ............................................................................................5
2.1
Quy trình nhập khẩu nhập khẩu nhãn giấy của công ty UNIPAX................................5
2.1.1.
Trước khi làm thủ tục Hải quan ...............................................................................5
2.1.2.
Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu ................................................6
2.2. Thủ tục đăng ký, điều chỉnh, kiểm tra định mức nguyên liệu, vật tư và đăng ký sản
phẩm xuất khẩu........................................................................................................................... 17
2.3.
Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu nón MEGA SPORT của công ty UNIPAX... 18
2.3.1.
Trước khi làm thủ tục hải quan ............................................................................. 18
2.3.2.
Quy trình thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu .................................................. 20
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU .................. 32
3.1.
Thuận lợi .......................................................................................................................... 32
3.2.
Khó khăn.......................................................................................................................... 33
3.3.
Kiến nghị .......................................................................................................................... 33
KẾT LUẬN ...........................................................................................................................................
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đã làm cho nền kinh tế của các nước trên thế
giới ngày càng sôi động. Hoạt động ngoại thương cùng với sự thông thương hàng hóa
quốc tế ngày một phát triển. Thông qua hoạt động ngoại thương các quốc gia phát
hiện ra những lợi thế của mình và phát huy trên thị trường quốc tế. Hội nhập kinh tế
tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng đợc lợi thế so sánh, mà muốn tận dụng được
thì phải thông qua buôn bán ngoại thương. Quan hệ giữa hội nhập quốc tế và hoạt
động ngoại thương là quan hệ hữu cơ với nhau. Khi hội nhập càng mạnh mẽ thì ngoại
thương cần được tự do hoá, xoá bỏ độc quyền. Do đó, hoạt động ngoại thương được
quan tâm vào bậc nhất ở tất cả mọi quốc gia. Bản thân hoạt động ngoại thương có
những tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Từ khi chính thức gia nhập Hiệp hội Kinh tế Thế giới (WTO) và sự hình thành
khối Cộng đồng chung ASEAN, quan hệ ngoại giao và ngoại thương của Việt Nam
với các nước ngày càng mở rộng. Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đổi mới nhiều
mặt để thích nghi với cơ chế hội nhập thế giới và khu vực. Một trong những mặt đang
đẩy mạnh đổi mới đó là Quy trình thủ tục Hải Quan, nhằm hướng tới cơ chế “một
cửa”. Bên cạnh đó, việc chú trọng nâng cao công tác nghiệp vụ cho đội ngũ xuất nhập
khẩu trong nước được xem là cần thiết. Chỉ có chất lượng dịch vụ được nâng cao thì
mới đảm bảo được tính bền vững trong mối quan hệ xuất nhập khẩu với các quốc gia
và hạn chế những rủi ro, sai sót gây thiệt hại cho nền kinh tế.
1. Lý do chọn đề tài
Sản xuất xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh doanh quốc tế phổ biến
ở hầu hết các nước công nghiệp nhưng tập chung chủ yếu ở các nước có nền công
nghiệp đang phát triển. Nó đem lại nguồn lợi lớn lao cho cả doanh nghiệp xuất
nguyên vật liệu cũng như doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu đó tạo ra thành
phẩm và xuất khẩu đi các nước khác.
Việt Nam với hơn 40% dân số trong độ tuổi lao động , chi phí lao động chỉ
bằng một nửa so với Trung Quốc, Thái Lan, Phillipines và ngay cả Malaysia cùng với
đó Việt Nam lại nằm ở vị trí chiến lược gần các chuỗi cung ứng toàn cầu, lược lượng
lao động trẻ, năng động, ham học hỏi, siêng năng ; tầng lớp tiêu dung ngày càng tăng
nhanh; môi trường chính trị và kinh tế vĩ mô ổ định góp phần giúp cho Việt Nam dần
trở thành “ công xưởng của thế giới “.
Sản xuất xuất khẩu hàng hóa chiếm tỷ trọng cao trong nền công nghiệp Việt
Nam, đem lại nguồn lợi lớn cũng như giải quyết công ăn việc làm cho nguồn lao động
tại chỗ.
Tuy nhiên không phải doanh nghiêp sản xuất xuất nào cũng nắm rõ những thủ
tục, quy trình hải quan về sản xuất xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam. Với lý do đó
và được sự phân công của Thầy Nguyễn Viết Bằng - giảng viên hướng dẫn bộ môn
Nghiệp Vụ Hải Quan, cũng như mong muốn tìm hiểu môn học một cách cụ thể
bằng cọ sát thực tiễn. Nhóm chúng em tiến hành thực hiện đề tài “Quy trình thủ
tục hải quan đối với hàng hóa Sản xuất xuất khẩu”muốn gửi đến các doanh nghiệp
Sản xuất xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam, cách thức và quy trình thực hiện việc
xuất khẩu hàng hóa sản xuất thành phẩm cũng như nhập khẩu nguyên vật liệu từ
doanh nghiệp nước ngoài.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-
Hiểu rõ hoạt động sản xuất xuất khẩu và các điều kiện để sản xuất xuất khẩu.
-
Giúp doanh nghiệp nắm rõ quy trình và các thủ tục hải quan liên quan đến việc
sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng như nhập khẩu nguyên vật liệu .
-
Lý thuyết cơ bản về thủ tục hải quan ngành gia công tại Việt Nam.
-
Những khó khăn, vướng mắc thường gặp khi thực hiện thủ tục hải quan hàng
hóa sản xuất xuất khẩu, từ đó có thể thay đổi nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể dễ
dàng hơn trong việc thực hiện thủ tục, đưa ra các biện pháp cần thiết giài quyết thực
trạng
3. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa Sản xuất xuất khẩu
4. Phạm vi nghiên cứu
a) Về mặt không gian
Tập trung nghiên cứu thực trạng quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với
việc nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất và quy trình thủ tục hải quan đối với
hàng sản xuất xuất khẩu của Công Ty TNHH UINPAX.
b) Về mặt thời gian
Tập trung nghiên cứu từ 27/02/2016 đến 29/04/2016
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp:
- Mô tả
-Phân tích tổng hợp
- So sánh
6. Kết cấu của bài tiểu luận
Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu
luận gồm 3 chương sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH UNIPAX
Chương 2: Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm
Chương 3: Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy
trình thủ tục hải quan hàng sản xuất xuất khẩu
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH UNIPAX
1.1.
Giới thiệu công ty
Công ty TNHH Unipax được thành lập theo giấy phép đầu tư số 148/GP-KCN-ĐN
ngày 26 tháng 8 năm 2002 và giấy phép 472043000603 đăng ký lại vào ngày 29 tháng
7 năm 2008 do Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp Đồng Nai (DIZA) cấp, Chuyên
ngành sản xuất các loại mũ trừ (mũ bảo hiểm), túi xách, thú nhồi bông và các sản
phẩm may mặc…với vốn Tổng vốn đầu tư 112.590.750.000 tỉ đồng tương 7.015.000
đô la mỹ trong đó vốn pháp định là 32.100.000 tỉ đồng, tương đương 2.000.000 đô la
Mỹ, chủ đầu tư là tập đoàn DADA Corp, Seul, Korea.
Trụ sở công ty TNHH Unipax và nhà máy đặt tại số 101/2+101/4, đường số 3, Khu
Công nghiệp AMATA, Phường Long Bình, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Quy mô nhà máy đạt trên diện tích đất sử dụng 20.364,50 m2 bao gồm nhà xưởng
máy móc trang thiết bị phục vụ ngành may mặc với sản lượng hàng năm khoảng
7.344.400 sản phẩm.
Số lượng nhân sự:
Chuyên gia, Quản lý Hàn Quốc: 12 người
Nhân viên Văn Phòng: 75 người
Công nhân: 2,000 người
Điện thoại: (061) 3991224
Fax: (061) 3991272
1.2.
Ngành nghề kinh doanh
Nón, Mũ - Sản Xuất và Bán Buôn
Công ty TNHH Unipax là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, chuyên sản xuất các
loại mũ, nón và giỏ xách.
Mã số thuế: 3600580855 được cấp vào ngày 13/09/2002, cơ quan Thuế đang quản
lý: Cục Thuế Tỉnh Đồng Nai
1.3.
-
Tiến độ thực hiện dự án:
Tháng 8/2002: nhận giấy phép đầu tư
1
-
Năm 2003 xây dựng nhà máy
-
Tháng 6/2004: hoành thành xây dựng nhà máy và lắp đặt máy móc trang thiết
bị, vận hành thử.
-
Tháng 11/2004 bắt đầu áp dụng chương trình LEAN vào sản xuất. Với 3 dây
chuyền may, 10 máy thêu và đào tạo công nhân.
-
Tháng 12/2005, số lượng chuyền may là 5, 10 máy thêu, thành lập bộ phận
nghiên cứu và phát triển, bộ phận hàng mẫu.
-
Năm 2006, 4 chuyền may, 6 chuyền may bộ phận, 20 máy thêu. Sản lượng đạt
600,000 sản phẩm/tháng. Thành lập bộ phận phát triển túi xách với 3 chuyền may
túi xách.
-
Năm 2008: Tách phân xưởng sản xuất túi xách thành lập Công Ty TNHH
Moland tại KCN Sông Mây, Trảng Bom.
-
Năm 2009, Hoàn thiện 10 chuyền may và 6 chuyền may bộ phận, 1 chuyền đào
tạo, may mẫu và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. 36 máy thêu, 6 máy kỹ thuật
số. Sản lượng trung bình 690.000 sản phẩm/tháng.
-
Hiện tại: Hơn 2,000 cán bộ công nhân viên người Việt, 12 chuyên gia Hàn
Quốc. 6 phòng, 1 xưởng thêu, 4 xưởng may, 1 bộ phận nghiên cứu phát triển sản
phẩm mới và mẫu. Công suất hơn 690.000 sản phẩm mũ vải và các phụ kiện
may/tháng.
-
Khách hàng chính: NIKE, KURIHARA (Adidas…), ACISC, UNDER AMOR,
SMATHER & BRANSON…
1.4.
Tập đoàn DADA (e-dada.com) công ty mẹ của Unipax
DADA Corp. bắt đầu sản xuất từ năm 1974 trải qua hơn 30 năm phát triển, trở
thành một trong những nhà sản xuất mũ vải, sản phẩm may mặc, túi xách hàng đầu
thế giới, hiện nay công ty có 6 nhà máy chi nhánh ở Indonesia, Bangladesh, China và
Việt Nam với tổng số nhân viên hơn 15.000 người. Sản phẩm của tập đoàn chiếm
45% thị phần mũ thể thao toàn cầu. Công ty đã đạt được 80 bằng sáng chế tại Mỹ và
119 tại Hàn Quốc cho các sản phẩm mới của mình.
2
Công ty đang áp dụng hệ thống ERP, ISO, TOYOTA LEAN, ISO-9001 2008 để
quản lý quy trình sản xuất kinh doanh của các nhà máy. Ngoài ra, công ty cũng
chuẩn hóa các hoạt động của mình, đảm bảo chính sách có lợi cho người lao động
làm việc tại nhà máy phù hợp với các tiêu chuẩn khắt khe nhất của khách hàng, tổ
chức lao động Quốc tế và quy định của các nước sở tại.
THÔNG TIN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Tên chính
Công Ty TNHH Unipax
thức
Mã doanh
Tên giao
dịch
3600580855
Ngày cấp
13/09/2002
Cục Thuế Tỉnh Đồng Nai
Ngày bắt
13/09/2002
nghiệp
Cơ quan
thuế quản
đầu hoạt
lý
động
Trạng thái
Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ trụ
Lô 101/2 + 101/4, Đường 3, KCN Amata, Phường Long Bình, Thành
sở
phố Biên Hoà, Đồng Nai
Điện thoại
0613 991224
Email
Người đại
Fax
0613 991272
Website
YOON SEOK TAE
Điện thoại
diện
3
Địa chỉ
A169, KDC đường 5 nối dài, Phường Thống Nhất, Thành phố Biên
người đại
Hoà, Đồng Nai
diện
Giám đốc
YOON SEOK TAE
Điện thoại
0613 936 165
THÔNG TIN NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Ngành nghề
Hoàn thiện sản phẩm dệt
chính
Lĩnh vực
Kinh tế có vốn đầu
kinh tế
tư nước ngoài
Loại hình
Doanh nghiệp 100% vốn đầu
Loại hình tổ
Tổ chức kinh tế
kinh tế
tư nước ngoài
chức
SXKD dịch vụ,
hàng hoá
Cấp
(1 - 151) Các đơn vị kinh tế
chương
có 100% vốn đầu tư nước
xuất sợi, dệt vải,
ngoài vào VN
sản xuất hàng dệt
Loại khoản
(070 - 074) Sản
khác và hoàn thiện
sản phẩm dệt
Các chi nhánh của Công Ty TNHH UNIPAX
-
Công Ty TNHH UNIPAX - Chi Nhánh 1 Amata
-
Công Ty TNHH UNIPAX - Chi Nhánh 2 Amata
Các loại thuế mà Công Ty TNHH UNIPAX phải nộp: Xuất nhập khẩu, Thu nhập
doanh nghiệp, Thu nhập cá nhân, Môn bài.
4
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU NGUYÊN
LIỆU SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
2.1 Quy trình nhập khẩu nhập khẩu nhãn giấy của công ty UNIPAX
2.1.1. Trước khi làm thủ tục Hải quan
Bước 1: Xem xét bộ chứng từ do bên nhập khẩu gởi sang
Bên mua: Công ty UNIPAX CO.,LTD
+ Địa chỉ: Lô 101/2-101/4, đường số 3, KCN Amata, Biên Hòa, Đồng Nai
+ Đại diện: Ông YOON SEOK TAE
Bên bán: Công ty AVERY DENNISON HONG KONG
+ Địa chỉ: No.7 Chun Ying Street, Tseung Kwan O Industrial Estate New
Territories, Hongkong.
+ Đại diện: Ông Y.B.WOO
Hàng hóa nhập khẩu: Nhãn giấy
Số và ngày HĐ: UNI-151670-DDV, 04/01/2016
Điều kiện thương mại: EXW, HONG KONG
Phương thức thanh toán: T/T
Trị giá HĐ: USD 3,645.90
Số và ngày của hóa đơn Thương mại: UNI-151670-DDV, 04/01/2016
Số B/L: SE1601020, ngày 16/01/2016
+ Cảng đi: Hong Kong
+ Cảng đến: Hồ Chí Minh
+ Tên tàu- số tàu: WAN HAI 266/ S352
Bước 2: Chuẩn bị bộ chứng từ
Người giao nhận cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ (BCT) như sau:
-
Packing list (bản chính)
-
Commercial Invoice (bản chính).
-
Sales Contract (có thể sao y bản chính).
-
C/O- Certificate of Orgin (nếu có).
5
-
D/O – Delivery Order (bản chính).
-
Bill of Lading (có thể sao y bản chính).
2.1.2. Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu
Đăng ký danh mục nguyên phụ
liệu nhập khẩu
Đăng ký tờ khai điện tử
Lấy lệnh D/O
Đăng ký tờ khai tại cảng
Nộp lệ phí và rút tờ khai
Tổ chức nhận hàng
Bước 1: Đăng ký danh mục nguyên phụ liệu nhập khẩu
Công ty UNIPAX căn cứ kế hoạch sản xuất sản phẩm xuất khẩu để đăng ký
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK với cơ quan hải quan theo Bảng đăng ký
(mẫu 06/DMNVL-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư
194/2010/TT-BTC).
Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký, phản hồi thông tin trong
thời hạn 02 ngày làm việc kể từ lúc nhận được Bảng đăng ký nguyên liệu, vật
tư nhập khẩu trên hệ thống.
Công ty nhận phản hồi chấp nhận hoặc từ chối đăng ký và thực hiện sửa đổi,
bổ sung thông tin theo hướng dẫn.
Bước 2: Khai quan điện tử
Căn cứ thông tin trên BCT, người khai quan tiến hành mở tờ khai qua mạng (phần
mềm khai báo hải quan này doanh nghiệp phải đăng kí mua tại công ty phát triển công
6
nghệ Thái Sơn – chi nhánh TPHCM 33A Cửu Long P.2 Tân Bình – ĐT: 08.35470355.
Fax: 08.35470356) để lấy số tiếp nhận (hải quan tại cảng sẽ căn cứ vào số tiếp nhận
này để tìm hồ sơ đã đăng kí trên mạng, từ đó cung cấp số tờ khai hải quan cho công
ty).
Mô tả cách thức nhập tờ khai điện tử: (Nhập khẩu)
Nhập số vận đơn, số lượng kiện, tổng trọng lượng hàng, mã địa điểm lưu kho chờ
thông quan dự kiến, địa điểm nhận hàng cuối cùng, địa điểm xếp hàng, phương tiện
vận chuyển và ngày dự kiến đi trên BILL OF LADING trình cho hải quan.
7
Phân loại hình thức hóa đơn:
Số hóa đơn thương mại, ngày phát hành, phương thức thanh toán, mã phân loại trị
giá, điều kiện giá hóa đơn, tổng trị giá hóa đơn:
Thông tin hợp đồng: Trường hợp chọn loại hình là Sản xuất xuất khẩu nên doanh
nghiệp chỉ nhập số hợp đồng vào để quản lý tại doanh nghiệp (Nếu Hải quan yêu
cầu khai Số hợp đồng bạn nhập thông tin Số hợp đồng vào mục Thông tin "Phần ghi
chú" để khai tới Hải quan).
Sau đó nhập danh sách hàng hóa trong hợp đồng:
8
TỔNG QUAN VỀ HÀNG HÓA:
- Tổng lô hàng này gồm có 38 thùng carton.
- Hàng hóa trong Bộ chứng từ gồm có:
+ Nhãn giấy (Hang tag).
+ Decal Sticker.
- Tổng trọng lượng hàng: 160.8 kilogam.
- Số hóa đơn: A-UNI-151670-DDV
9
- Mã biểu thuế nhập khẩu: B30 – Mã biểu thuế áp dụng cho đối tượng không chịu
thuế nhập khẩu.
- Mã áp dụng thuế suất: VK120 – Nguyên liệu nhập khẩu đế sản xuất gia công hàng
xuất khẩu.
- Thuế GTGT tương ứng với thuế suất là: V – Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT với mức thuế suất 0%
Sau khi ấn nút
thì dữ liệu sẽ xuất hiện Bước 2:
Chọn bước 2 sẽ hiện lên bảng thông báo, sau đó người đăng ký tờ khai điền
thông tin vào và nộp lên hải quan:
10
Sau đó điền thông tin tài khoản người sử dụng để được cung cấp số tờ khai.
Bảng xuất hiện mục Kết Quả: Khai báo thành công, được cấp số tờ khai.
Chọn tiếp bước 3: Khai chính thức tờ khai:
Tiếp theo nhập mật khẩu người dùng:
Chọn bước 4 Lấy kết quả phân luồng thông quan:
11
Sau đó, có kết quả phân luồng: xanh, vàng, đỏ.
- Sau khi đã hoàn tất khai điện tử, ta sẽ nhận được tờ khai hải quan hàng nhập, in bộ
tờ khai ra. Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ khai
hải quan, kết quả phân luồng. Sau khi có kết quả phần luồng từ hệ thống, thực hiện
bước tiếp theo:
- Luồng xanh: Hàng hóa được phân luồng xanh nghĩa là sẽ được miễn kiểm tra hồ
sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Khi lô hàng được cơ quan hải quan chấp
nhận thông quan thì doanh nghiệp chỉ cần cung cấp giấy tờ sau cho Hải quan để thông
quan tờ khai và in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng
- Luồng vàng: Hàng hóa thuộc luồng này phải kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễm kiểm
tra chi tiết hàng hóa. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan thì doanh
nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra.
- Luồng đỏ: Phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy. Đây là mức
độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất
cho cả chủ hàng và hải quan. Khi hàng bị phân luồng đỏ, doanh nghiệp phải xuất trình
hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra.
Kết quả phân luồng của lô hàng này là luồng xanh. Mã phân loại kiểm tra: 1
12
Sau khi khai quan điện tử, chuyển qua bộ phận kế toán làm thủ tục đóng thuế tại ngân
hàng và nhận Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước đã được đóng mộc.
Chú ý: giấy nộp tiền là bằng chứng công ty đã nộp thuế, không được được làm mất.
khi nộp vào Hải quan mở tờ khai chỉ nộp bản photo sao y. Kiểm tra:
+ Số tài khoản trên giấy nộp tiền
+ Loại hình nhập khẩu
+ Và các thông tin của công ty
Sau đó in ra 2 tờ khai (1 tờ lưu hải quan, 1 tờ lưu người khai hải quan), kẹp
chung với BCT rồi đem ra hải quan khu vực cảng Cát Lái, Kho 3 để làm thủ
tục nhận hàng (trong trường hợp BCT của UNIPAX là ra khu vực Hải quan
cảng Cát Lái, Kho 3).
Bước 3: Lấy D/O
Trước khi tàu cập cảng (hàng về) khoản 2 ngày, hãng tàu sẽ gửi một thông báo
hàng đến (Arrival Note) cho chúng ta, giấy thông báo với các nội dung cần thiết
liên quan tới lô hàng, vị trí và thời gian tàu cập cảng, …Khi chúng ta nhận được
giấy này cần kiểm tra các thông tin: ngay đến, tên tàu, số chuyến, số cont, số seal
và thông tin công ty (người nhận).
Để lấy được D/O cần phải nộp những giấy tờ sau:
+ B/L gốc (nếu HĐ thanh toán bằng phương thức L/C thì mặt sau B/L gốc phải
có ký hậu của ngân hàng)
+ Giấy giới thiệu
+ Giấy báo hàng đến
Sau khi đóng tất cả các phí, nhân viên hãng tàu sẽ giao D/O gồm 4 bản, có
đóng mộc ký phát của hãng tàu. Cần phải kiểm tra lại bộ D/O trước khi rời khỏi
hãng tàu, xem lại nội dung trên D/O đã đúng với B/L hay chưa, thời hạn hiệu
lực của D/O, mộc của hãng tàu, dấu giao thẳng và các hóa đơn đóng tiền tại
hãng tàu (phí D/O, CFS, phí chứng từ,…)
13
Bước 4: Đăng ký tờ khai tại cảng
-
Sắp xếp BCT như sau: Phiếu tiếp nhận, tờ khai hải quan (2 bản), 02 phụ lục tờ
khai (nếu có), 02 tờ GATT , 01 giấy giới thiệu, Invoice, Packing list, Sales
Contract, B/L. Đưa BCT đã sắp xếp vào ô “Bước 1- Đăng kí giá thuế”, chờ lấy
số tờ khai.
-
Chi cục hải quan sẽ thông qua phương pháp thu thập thông tin về doanh nghiệp
(DN) để lấy dữ kiện hoặc để xác định loại hàng hóa của doanh nghiệp đó, làm
căn cứ cho việc phân luồng xanh-vàng-đỏ, tạo điều kiện cho các DN chấp hành
tốt quy định của pháp luật.
-
Nhập mã số tờ khai tại, mã số thuế vào máy tính ở cảng để biết cửa nộp bộ
chứng từ. Tại cảng có trang bị các máy tính để công ty mở tờ khai. Màn hình
như hình:
+ Ô nhập số tài khoản hải quan: nhập số tài khoản mình đã khai
+ Ô thuế doanh nghiệp: nhập số “1” hoặc mã số thuế
+ Sau đó bấn “Enter”
Màn hình sẽ hiển thị lại số tài khoản và thông tin liên hệ.
14
Đợi đến khi máy tính hiển thị tên, số điện thoại kiểm hóa viên thì gọi điện thoại nhờ
họ xuống kiểm hóa nếu hàng hóa bị phân luồng Vàng hoặc Đỏ.
Về việc phân luồng:
Chi cục hải quan sẽ thông qua phương pháp thu thập thông tin về doanh nghiệp
(DN) để lấy dữ kiện hoặc để xác định loại hàng hóa của doanh nghiệp đó, làm căn cứ
cho việc phân luồng xanh-vàng-đỏ, tạo điều kiện cho các DN chấp hành tốt quy định
của pháp luật, làm thủ tục hải quan qua luồng Xanh (tức là hàng miễn kiểm) nhanh
chóng hơn. Đối với DN vi phạm luật nhưng chưa đến mức phải áp dụng các biện pháp
bắt buộc thì đi qua luồng Vàng (chờ giám định xem có kiểm hay không); Luồng Đỏ
“dành cho các DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khai báo hải quan
không trung thực (hàng bị kiểm).
Kiểm hóa (hàng kiểm hóa tại bãi)
-
Trước tiên, đăng ký chuyển bãi kiểm hóa tại điểm đăng ký chuyển bãi kiểm hóa
– rút ruột (tại phòng thương vụ cảng): nộp 1 bản sao D/O trên đó có ghi tên, số
điện thoại của người đi khai, tên công ty.
-
Sau đó nộp D/O: Vì lô hàng này của công ty UNIPAX là hàng lẻ (CLC) nên thủ
tục sẽ thực hiện theo phương thúc hàng lẻ.
o Trường hợp hàng lẻ: nhân viên giao nhận phải mang D/O đến kho vận
làm phiếu xuất hàng, tại đây người giao nhân cũng phải lưu 1 bản D/O
và nơi đay làm “ Giấy xuất kho” cho người giao nhận của công ty (hai
bản). Tiếp theo, người giao nhận đem 2 phiếu xuất kho này đến kho
chưa hàng làm thủ tục xuất kho và tách riêng hàng hóa của mình ra chờ
Hải quan kiểm hóa (trường hợp phân luồng Đỏ). Khi Hải quan ký xác
nhận và kiểm hóa xong thì coi như hàng đã thông quan.
Vì trong trường hợp này, lô hàng của UNIPAX được phân luồng Xanh nên
không cần thực hiện bước kiểm hóa.
Bước 5: Nộp lệ phí và tách tờ khai
15
-
Nếu Doanh nghiệp đã đóng thuế trước đó tại ngân hàng thì bỏ qua bước này.
Nếu chưa đóng doanh nghiệp đến bộ phận tính thuế và đóng thuế tại đây. Sau
khi thực hiện xong nghĩa vụ, doanh nghiệp sẽ nhận lại tờ khai để đi đóng lệ phí
Hải quan và tách tờ khai.
-
Đóng lệ phí Hải quan: Doanh nghiệp ghi số tờ khai và tên doanh nghiệp vào
giấy và đưa cho Hải qua thu lệ phí để viết biên lai thu lệ phí Hải quan và đóng
phí Hải quan (30.000 VNĐ), sau đó doanh nghiệp nhân biên lai tím và đỏ.
-
Tách tờ khai:
Doanh nghiệp tách tờ khai “bản lưu người khai Hải quan” riêng ra, các chứng từ còn
lại được bấm cùng biên lai tím. Khi tách tờ khai xong, doanh nghiệp đưa tới bộ phận
tách tờ khi đóng dấu “đã làm thủ tục Hải quan” vào góc bên trái, phía trước mặt của
tờ khai Hải quan. Hải quan sẽ ghi vào sổ theo dõi và trả tờ khai “bản lưu người khai
Hải quan” lại cho Doanh nghiệp.
Do mặt hàng nguyên phụ liệu mà công ty UNIPAX nhập khẩu thuộc đối tượng chịu
mức thuế suất 0% nên sẽ không chịu thuế.
-
Trả tờ khai hải quan:
Sau khi đóng thuế và lệ phí Hải quan xong, nhân viên công ty đến “nơi trả tờ khai”
nộp:
+ Giấy báo nộp lệ phí hải quan
+ Biên lai thu lệ phí hải quan
+ Phiếu tiếp nhận hồ sơ
Nhân viên công ty mua tem (lệ phí Hải quan) dán vào tờ khai. Hải quan trả lại chứng
từ bao gồm:
- Tờ khai Hải quan
- Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ
- Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa
16