Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái hài mạng đỏ tía làm cơ sở cho việc bảo tồn loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn phia oắc phia đén tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG ĐỨC TUÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HÀI MẠNG ĐỎ TÍA
(PAPHIOPEDIUM MICRANTHUM T.TANG ET F. T. WANG, 1951)
LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC BẢO TỒN LOÀI THỰC VẬT QUÝ HIẾM
TẠI KHU BẢO TỒN PHIA OẮC – PHIA ĐÉN TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG ĐỨC TUÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HÀI MẠNG ĐỎ TÍA


(PAPHIOPEDIUM MICRANTHUM T.TANG ET F. T. WANG, 1951)
LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC BẢO TỒN LOÀI THỰC VẬT QUÝ HIẾM
TẠI KHU BẢO TỒN PHIA OẮC – PHIA ĐÉN TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên HD

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K43 – LN N02
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015
: ThS. Nguyễn Tuấn Hùng

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG ĐỨC TUÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HÀI MẠNG ĐỎ TÍA
(PAPHIOPEDIUM MICRANTHUM T.TANG ET F. T. WANG, 1951)

LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC BẢO TỒN LOÀI THỰC VẬT QUÝ HIẾM
TẠI KHU BẢO TỒN PHIA OẮC – PHIA ĐÉN TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên HD

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K43 – LN N02
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015
: ThS. Nguyễn Tuấn Hùng

Thái Nguyên, năm 2015


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi theo giá thực tế (2006-2010) ...... 13
Bảng 4.1: Thống kê Sự hiểu biết của người dân về loài Hài Mạng đỏ tía ..... 25
Bảng 4.2: Thống kê tình hình sử dụng loài Hài Mang đỏ tía trong khu vực

nghiên cứu.................................................................................................... 26
Bảng 4.3: Bảng đo đếm kích thước lá .......................................................... 28
Bảng 4.4: Đặc điểm độ tàn che nơi có loài cây Hài mạng đỏ tía ................... 30
Bảng 4.5: Công thức tổ thành cây gỗ lâm phần có Hài Mạng đỏ tía phân bố ...... 30
Bảng 4.6: Tổng hợp tái sinh loài Hài Mạng mạng đỏ tía............................... 32
Bảng 4.7: Tổng hợp độ che phủ cây bụi nơi có Hài mạng đỏ tía ................... 32
Bảng 4.8: Tổng hợp độ che phủ thảm tươi nơi có Hài Mạng đỏ tía............... 33
Bảng 4.9: Trạng thái rừng nơi Hài Mạng đỏ tía phân bố ............................... 34
Bảng 4.10: Phân bố sinh trưởng theo độ cao của loài ................................... 35
Bảng 4.11: Bảng mô tả phẫu diện đất ô tiêu chuẩn ....................................... 37
Bảng 4.12: Tổng hợp số liệu tác động trung bình của con người và vật nuôi
trên các tuyến đo trong KBT thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén..................... 38


iii

DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 4.1. Rễ Hài mạng đỏ tía ....................................................................... 27
Hình 4.2. Hình thái lá của Hài Mạng đỏ tía .................................................. 28
Hình 4.3. Hoa Hài Mạng đỏ tía..................................................................... 29
Hình 4.4. Chồi Hài Mạng đỏ tía ................................................................... 31


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

CITES


: Công ước về buôn bán quốc tế cá loài động,

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

IUCN

: Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KBT

: Khu bảo tồn

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

ÔTC

: Ô tiêu chuẩn

UBND

: Uỷ ban nhân dân


v


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu .................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ........................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ............................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. ..................................... 6
2.2.1. Lịch sử phát triển và tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................ 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 6
2.3. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế khu vực nghiên cứu ........................ 9
2.3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu .......................................... 9
2.3.2. Tình hình văn hóa xã hội .................................................................... 11
2.3.3. Tình hình khinh tế khu vực nhiên cứu ................................................ 13
2.3.4. Những thách thức và cơ hội ................................................................ 14
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 16
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 16
3.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu ................................................................ 16


vi


3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 16
3.3.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài Hài mạng
đỏ tía ............................................................................................................ 16
3.3.2. Đặc điểm phân loại loài Hài mạng đỏ tía ............................................ 16
3.3.3. Đặc điểm nổi bật về hình thái rễ, thân, lá, hoa, quả…loài Hài mạng đỏ
tía ................................................................................................................. 16
3.3.4. Một số đặc điểm sinh thái của loài ...................................................... 16
3.3.5. Tác động của con người đến khu bảo tồn và loài Hài mạng đỏ tía ...... 17
3.3.6. Đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn loài Hài Mạng đỏ tía tại
khu Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén tỉnh Cao Bằng ................ 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp luận trong nghiên cứu ................................................... 17
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp ................................................................. 18
3.4.3. Phương pháp nội nghiệp ..................................................................... 20
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ................................... 24
4.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây ................. 24
4.1.1. Sự hiểu biết của người dân về loài Hài Mạng đỏ tía............................ 24
4.1.2. Đặc điểm sử dụng loài cây Hài Mạng đỏ tía ....................................... 25
4.1.3. Đặc điểm về phân loại của loài trong hệ thống phân loại .................... 26
4.2. Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài ................................................... 27
4.2.1. Đặc điểm cấu tạo hình thái rễ, thân cây .............................................. 27
4.2.2. Đặc điểm cấu tạo hình thái lá.............................................................. 27
4.2.3. Đặc điểm cấu tạo hình thái hoa, quả ................................................... 28
4.3. Một số đặc điểm sinh thái của loài ......................................................... 29
4.3.1. Đặc điểm độ tàn che nơi phân bố của loài Hài Mạng đỏ tía phân bố ... 29
4.3.2 Tổ thành cây tầng gỗ và các cây lá chính ............................................ 30
4.3.3 Đặc điểm tái sinh loài nghiên cứu ....................................................... 31



i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới
sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại
những kiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì
việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Th.S
Nguyễn Tuấn Hùng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu một số đặc
điểm sinh thái Hài mạng đỏ tía (Paphiopedilum micranthum T. Tang et F. T.
Wang, 1951) làm cơ sở cho việc bảo tồn loài thực vật quý hiếm tại khu bảo
tồn Phia Oắc - Phia Đén tỉnh Cao Bằng.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của
thầy giáo Th.S Nguyễn Tuấn Hùng và các thầy cô giáo trong khoa cùng với
sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo khu bảo tồn Phia Oắc – Phia
Đén và người dân địa phương tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua
đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa
Lâm Nghiệp, thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Tuấn Hùng, xin cảm ơn
các ban nghành lãnh đạo, các cán bộ kiểm lâm viên khu bảo tồn Phia Oắc –
Phia Đén và bà con trong khu bảo tồn đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành
khóa luận.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,

tháng

Sinh viên

Hoàng Đức Tuân

Năm 2015


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Vấn đề bảo tồn sự ĐDSH là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong
giai đoạn phát triển hiện nay trên phạm vi toàn thế giới, nó không chỉ có ý
nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của xã hội
loài người trên hành tinh. ĐDSH đã cung cấp trực tiếp và gián tiếp cho con
người những sản phẩm cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội đồng thời
đó cũng là nhân tố quan trọng để duy trì các quá trình sinh thái cơ bản như:
Quang hợp của thực vật, mối quan hệ giữa các loài sinh vật, bảo vệ nguồn
nước, điều hòa khí hậu, bảo vệ và tăng độ phì của đất, bảo tồn nguồn gen quý
và các loài động thực vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng,
Rừng cung cấp gỗ, củi, thức ăn, thuốc chữa bệnh, giúp điều hòa nước ở các
con sông và ngăn chặn sự xói mòn đất tạo nên môi trường sống ổn định và
bảo vệ cho các loài sinh vật.
Việt Nam Nằm ở khu vực Đông Nam châu Á với tổng diện tích tự
nhiên khoảng 330.541 km2 là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao
trên thế giới, với vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của Bắc
bán cầu, đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật.
Về mặt địa lý, Việt Nam là nơi giao thoa của hệ động thực vật vùng Ấn ĐộMiến Điện, Nam Trung Quốc và Inđô- Malaixia, đã giúp hệ động thực vật của
nước ta rất phong phú, theo các nhà khoa học dự đoán Việt Nam có khoảng

trên 12.680 loài thực vật, 276 loài thú, 828 loài chim, 258 loài bò sát, 5000
loài côn trùng, 82 loài ếch nhái, 3.109 loài cá… Nhưng hiện nay do nhiều
nguyên nhân khác nhau tác động vào làm cho nguồn tài nguyên ĐDSH đã và
đang suy giảm.


2

Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều
Taxon bậc loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong
tương lai gần, chính vì vậy để ngăn ngừa sự suy thoái ĐDSH này Việt Nam
đã tiến hành công tác bảo tồn khá sớm và hiện nay cả nước có khoảng 128
khu bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen của địa phương, là cơ sở quyết định cho
sự phát triển hệ sinh thái nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp đa dạng và bền
vùng Đông bắc là 1 trong 4 vùng phân bố chính của các cây lan hài của Việt
Nam, đặc biệt ở Cao Bằng là nơi hội tụ nhiều loài cây Hài mạng đỏ tía ở Việt
Nam. Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn các cây lan ở Việt Nam và được sự nhất
trí của khoa Lâm nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên Để tìm hiểu
một số loài động thực vật đó tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp “Nghiên
cứu một số đặc điểm sinh thái Hài Mạng đỏ tía (Paphiopedilum
micranthum T. Tang et F. T. Wang, 1951) làm cơ sở cho việc bảo tồn
loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn Phia Oắc – Phia Đén tỉnh Cao
Bằng”.
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần cung cấp thông tin cơ bản về đặc
điểm phân bố, sinh thái, sinh học của một số loài làm cơ sở cho việc bảo tồn
và phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm ở nước ta.
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây Hài Mạng đỏ tía
(Paphiopedilum micranthum T. Tang et F. T. Wang, 1951) tại khu bảo tồn
Phia Oắc - Phia Đén tỉnh Cao Bằng

- Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp bảo tồn loài cây Hài
Mạng đỏ tía.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ giúp tôi làm quen được
với công việc nghiên cứu khoa học, bên cạnh đó còn củng cố được lượng kiến
thức chuyên môn đã học, có thêm cơ hội kiểm chứng những lý thuyết đã học
trong nhà trường đúng theo phương châm học đi đôi với hành. Nắm được các
phương pháp nghiên cứu, bước đầu tiếp cận và áp dụng kiến thức đã được học
trong trường vào công tác nghiên cứu khoa học.
Qua quá trình học tập nghiên cứu đề tài làm cho sih viên tích lũy thêm
được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong việc gieo ươm cây giống.
Đây sẽ là những kiến thức rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu, học tập và
làm việc sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho việc xây dựng các biện
pháp bảo tồn và phát triển cây Hài Mạng đỏ tía trong khu bảo tồn một cách
hợp lý.
- Giúp cho nhân dân và cán bộ Kiểm lâm nhận thức được tầm quan
trọng của việc bảo tồn và những vai trò mà loài cây Hài Mạng đỏ tía mang lại
cho cuộc sống .
- Việc nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học loài cây Hài Mạng đỏ
tía tại khu vực nghiên cứu sẽ tạo tiền đề cho việc gây trồng loài cây này
tại khu vực.
- Thông qua kết quả nghiên cứu thấy được sự đa dạng của các loài và
sự suy giảm của các loài thực vật trong những năm qua, từ đó đánh giá được

tác động của con người đến tài nguyên rừng.
- Thành công của đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ gìn,
bảo tồn và phát triển loài Hài Mạng đỏ tía quý này góp phần vào phát triển
nền kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh cũng như toàn bộ khu vực miền núi
phía bắc.


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đa dạng sinh học đang ngày
càng suy giảm làm cho số lượng các loài động thực vật giảm từng ngày từng
giờ, đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm. Có những loài thực vật rất
phong phú như Họ Lan (Orchidaceae) nhưng hiện nay một số loài trong họ
vẫn có nguy cơ bị tuyệt chủng. Họ Lan (orchidaceae ) là một trong số những
họ thực vật đa dạng nhất của Việt Nam với tổng số 865 loài thuộc 154 chi,
nhưng hiện nay số lượng đó ngày càng suy giảm do vậy cần nâng cao công
tác bảo tồn.
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính
phủ Việt Nam cũng công bố trong Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy
công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu khoa học
được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các qui định, luật pháp của Nhà
nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi
trường sinh thái. Các loài được xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe
dọa tuyệt chủng như tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thước quần thể
(population size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution), và mức
độ phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution
fragmentation).

Nhóm các loài tuyệt chủng.
+ Tuyệt chủng (EX.
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW)
+ Cực kì nguy cấp (CR+ Nguy cấp (EN
+ Sắp nguy cấp (VU


5

Nhóm các loài ít nguy cấp: LR
+) Nhóm I: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại,
gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học,
môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn rất ít trong tự
nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Thực vật rừng, động vật rừng gồm 2 nhóm A thực vật và B động vật rừng:
Nhóm I A, IIA gồm các loài thực vật rừng.
Nhóm I B, IIB gồm các loài động vật rừng.
(Nguồn nghị định 32/2006/NĐ-CP) [4]
Dựa vào phân cấp bảo tồn loài và đa dạng sinh học tại khu bảo tồn
thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén. Có rất nhiều loài động thực vật được xếp
vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen
quý giá cho thành phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung, một trong những loài thực vật cần được bảo tồn gấp đó chính là loại
Hài mạng đỏ tía tại khu bảo tồn, đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp tôi tiến
đến nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Đối với bất kì công tác bảo tồn một loài động thực vật nào đó thì việc
đi tìm hiểu kĩ tình hình phân bố, hiện trạng nơi phân bố là điều cấp thiết nhất.
Ở khu bảo tồn Phia Oắc – Phia Đén tỉnh Cao Bằng và người dân địa phương tôi
đi tìm hiểu tình hình phân bố một số loài lan hài, thống kê số lượng, tình hình
sinh trưởng và đặc điểm sinh thái học của chúng tại địa bàn nghiên cứu. Đây

là cơ sở thứ hai để tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Nhưng do giới hạn của
đề tài và năng lực của bản thân còn hạn chế nên tôi chưa thể phân tích đánh
giá một cách cụ thể mà chỉ tiến hành “tìm hiểu” và đánh giá khái quát để đưa
ra những biện pháp bảo tồn và phát triển loài.


6

2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Lịch sử phát triển và tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chi Lan hài (Paphiopedilum) là một chi thuộc họ Phong lan
(Orchidaceae), được gọi là lan hài vì hoa có một cánh môi ở giữa có hình cái
túi nhỏ nhìn giống như chiếc hài (giày phụ nữ thời phong kiến). Chi này chứa
khoảng 80 loài đã được công nhận, trong đó có một số là lai ghép tự nhiên.
Các loài lan hài này là bản địa của khu vực Hoa Nam, Ấn Độ, Đông Nam Á
và các đảo trên Thái Bình Dương, chúng tạo thành phân tông gọi
là Paphiopedilinae chỉ chứa 1 chi này. Chi Paphiopedilum từng được chia ra
thành nhiều phân chi, sau đó thành các đoạn và phân đoạn:
- Phân chi Parvisepalum
- Phân chi Brachypetalum
- Phân chi Polyanth Đoạn Mastigopetalum, Đoạn Polyantha,
Đoạn Mystropetalum, Đoạn Stictopetalum, Đoạn Paphiopedilum,
Đoạn Seratopetalum, Đoạn Cymatopetalum, Đoạn Thiopetalum
Tên gọi chi Paphiopedilum được Ernst Hugo Heinrich Pfitzer đề xuất
năm 1886, nó có nguồn gốc từ Paphos (một thành phố trên đảoSíp) và từ
trong tiếng Hy Lạp cổ đại pedilon nghĩa là "hài, dép". Một điều trớ trêu là
không có loài lan Paphiopedilum nào sinh sống trên đảo Síp – ít nhất là theo
phân bố hiện nay. Nhưng trong suốt một thời gian dài người ta đã trộn các
loài trong chi này với các họ hàng gần của chúng là chi Cypripedium, trên
thực tế có loài sinh sống trong khu vực Địa Trung Hải Paphiopedilum được

công nhận là chi hợp lệ vào năm 1959, nhưng việc sử dụng các danh pháp
khoa học chỉ hạn chế cho các loài ở khu vực Đông và Đông Nam Á. [ 11 ]
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta thuộc 1 trong 2 khu vực xuất phát các loài lan quý hiếm trên
thế giới. Do vị trí địa lý mà khí hậu, độ ẩm, nhiệt độ và cường độ ánh sáng
của nước ta rất thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cây lan.


7

Theo Phạm Hoàng Hộ (1993) Lan rừng Việt Nam được biết gồm hơn
750 loài khác nhau. Lan Việt Nam là lan của vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng
bởi hai mùa mưa nắng rõ rệt, vì thế đa số các loài lan mỗi năm chỉ cho một kỳ
hoa. Mùa nở hoa tập trung vào hai thời kỳ:
- Tháng 2 và tháng 4 trong mùa nắng do sự thọ hàn và quang kỳ tính.
- Tháng 7 tháng 8 do sự khô hạn.
- Sự phân bố lan rừng ở các tỉnh miền Nam có thể tạm chia thành 04
khu vực:
+ Đông Nam Bộ
+ Trung Nguyên
+ Cao Nguyên
+ Nam và Trung Trung Bộ.
(Nguồn: Phạm Hoàng Hộ 1993) [5]
- Trong lĩnh vực điều tra cơ bản các loài lan rừng của Việt Nam: Báo
cáo điều tra thực vật của khu bảo tồn Nam Xuân Lạc thì các loài lan có trong
khu bảo tồn là:
TT

1
2

3

4

5

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Bulbophyllum averyanovii

Cầu diệp cánh

Seidenf.

nhọn

Bulbophyllum tixieri Seidenf.

Cầu diệp tixieri

Paphiopedilum emersonnii

Hài mạng đỏ

Koop.&P.J.Cribb

tía


Paphiopedilum micraqnthus

Hài mạng đỏ

T.Tang&F.T.Wang

tía

Paphiopedilum tranlienianum
Gruss & Perner

Hài trần Liên

Họ

Sách đỏ
Việt Nam

Orchidaceae

VU

Orchidaceae

EN

Orchidaceae

EN


Orchidaceae

EN

Orchidaceae

EN

(Nguồn: Báo cáo điều tra thực vật của khu bảo tồn Nam Xuân Lạc 2010)[2]


8

Chúng có thể phát triển trên đất mùn, trên các vật liệu khác trên tán cây
trong rừng, trên các khe vách núi. Một số loài lan trong chi này: Lan hài xanh
(Paphiopedilum malipoense), Lan hài hồng (Paphiopedilum delenatii), Lan
hài chó đốm (Paphiopedilum bellatulum), Lan hài Francisco (Paphiopedilum
Francisco Freire), Lan hài vân (Paphiopedilum Callosum), Hài vàng hay kim
hài (paph.illosum), Hài trắng (paph.emersonii), hài lùn (paph.helenae)…
Nhưng nhiều loài đang bị săn lùng và đe dọa.
(Nguồn: Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến trong cuốn “Phân loại thực
vật –thực vật bậc cao” xuất bản năm 1978) [3]
Hiện nay, Hài Mạng đỏ tía (paphiopedilum micranthum T. Tang et F. T.
Wang,1951) là một trong những loại lan cần phải bảo tồn ngay do số lượng
ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Tên khác: Hài mốc hồng. Thuộc cỏ lâu
năm, có 3-5 lá xếp thành 2 dãy, chất da, hình thuôn bầu dục, mặt trên màu lục
với các đốm to màu lục thẫm, mặt dưới có nhiều chấm màu tím tía. Cụm hoa
có cuống dài 9-25 cm mang 1 hoa. Mùa hoa tháng 3-5, tái sinh bằng chồi ,
mọc thành từng búi rải rác dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt
đới mưa mùa cây lá kim rất ít khi hỗn giao cả với cây lá rộng trên núi đá vôi,

ở độ cao thường 900-1600 m , ở chân các vách ngăn đỉnh và đỉnh núi, nơi có
nhiều đất và rêu, có độ ẩm cao. Phân bố: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng,
Bắc kạn.
Hài mạng đỏ tía (paphiopedilum micranthum T. Tang et F. T.
Wang,1951) vốn có khu phân bố không quá hẹp và số lượng cá thể không ít,
nhưng nơi cư trú bị chia cắt rất mạnh, kèm theo môi trường sống là rừng bị thu
hẹp do chặt gỗ và lửa rừng nên đang bị tuyệt chủng.
Hài mạng đỏ tía (paphiopedilum micranthum T. Tang et F. T.
Wang,1951) được làm cảnh rất quý vì hoa có màu sắc đẹp với cấu tạo môi có


9

hạt rất độc đáo, lại rất hiếm, loài phân bố hẹp gặp với số lượng cá thể rất ít
trên các vách núi dựng đứng và cao. Thuộc cấp bảo tồn EN A1 a,c,d+2d,
B1+2e đã liệt kê vào phụ lục 1 công ước CITES và nhóm 1 nghị định
32/2006/ND-CP. (Nguồn: Sách đỏ việt nam – phần II. Thực vật ) [9].
2.3. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, có toạ độ địa lý:
+ Từ 220 31' 44" đến 220 39' 41" vĩ độ Bắc;
+ Từ 1050 49' 53" đến 1050 56' 24" kinh độ Đông.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén nằm trong địa giới hành
chính của 6 xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Vũ Nông, Hưng
Đạo, Ca Thành và thị trấn Tĩnh Túc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Trung tâm của Khu bảo tồn là xóm Phia Đén thuộc xã Thành Công [1].
2.3.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo, địa chất đất đai
∗ Địa hình, địa mạo
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén chủ yếu kiểu địa hình núi

trung bình và núi cao mấp mô lượn sóng tạo thành những dải núi đất xen kẽ
núi đá vôi và bị chia cắt bởi nhiều khe suối. Độ dốc lớn (>250C). Địa hình cao
nhất ở phía Bắc và thoải dần xuống phía Nam. Là nơi phát nguyên của nhiều
sông suối chính của huyện Nguyên Bình như: sông Nhiên, sông Năng, sông
Thể Dục (một nhánh của sông Bằng)... Quá trình kiến tạo địa chất đã chia
thành 2 tiểu vùng chính: địa hình vùng núi đất phân bố chủ yếu ở xã Thành
Công, Quang Thành; địa hình vùng núi đá ở xã Phan Thanh, thị trấn Tĩnh
Túc, Ca Thành [1].
∗ Địa chất, đất đai


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi theo giá thực tế (2006-2010) ...... 13
Bảng 4.1: Thống kê Sự hiểu biết của người dân về loài Hài Mạng đỏ tía ..... 25
Bảng 4.2: Thống kê tình hình sử dụng loài Hài Mang đỏ tía trong khu vực
nghiên cứu.................................................................................................... 26
Bảng 4.3: Bảng đo đếm kích thước lá .......................................................... 28
Bảng 4.4: Đặc điểm độ tàn che nơi có loài cây Hài mạng đỏ tía ................... 30
Bảng 4.5: Công thức tổ thành cây gỗ lâm phần có Hài Mạng đỏ tía phân bố ...... 30
Bảng 4.6: Tổng hợp tái sinh loài Hài Mạng mạng đỏ tía............................... 32
Bảng 4.7: Tổng hợp độ che phủ cây bụi nơi có Hài mạng đỏ tía ................... 32
Bảng 4.8: Tổng hợp độ che phủ thảm tươi nơi có Hài Mạng đỏ tía............... 33
Bảng 4.9: Trạng thái rừng nơi Hài Mạng đỏ tía phân bố ............................... 34
Bảng 4.10: Phân bố sinh trưởng theo độ cao của loài ................................... 35
Bảng 4.11: Bảng mô tả phẫu diện đất ô tiêu chuẩn ....................................... 37
Bảng 4.12: Tổng hợp số liệu tác động trung bình của con người và vật nuôi

trên các tuyến đo trong KBT thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén..................... 38


11

340 C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau,
có khi xuống tới - 20C - 50C.
- Độ ẩm tương đối bình quân cả năm là 84,3%, tháng có độ ẩm cao nhất
vào tháng 7, 8 là trên 87%, thấp nhất vào tháng 12 là 80,5%.
- Ngoài ra, còn có hiện tượng sương mù xuất hiện vào sáng sớm, chiều
tối và đêm của tất cả các tháng trong năm, phần nhiều là sương mù toàn
phần.. Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12, 1 hàng năm với số ngày
xuất hiện trung bình là 3 ngày. Số ngày dài nhất của một đợt sương muối
trong tháng là 5 ngày, số giờ xuất hiện dài nhất trong một ngày là 7 giờ.
Đặc biệt, đã có xuất hiện mưa tuyết ở khu vực Tháp truyền hình và đỉnh
đèo Colea [1].
* Hệ thống thuỷ văn
Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể đánh giá lưu tốc dòng chảy của các
suối lớn trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén; nhưng
qua kết quả khảo sát của đoàn công tác có thể đánh giá sơ bộ trong khu vực
có 4 suối lớn; các suối kể trên có nước quanh năm, lưu lượng nước chảy
nhiều, chảy mạnh về mùa mưa, mùa khô lượng nước chảy ít hơn. Mật độ
suối trung bình khoảng 2 km/100 ha, nhưng vào mùa mưa thường gây ra
lũ quét, lũ ống, trượt lở đất do trong khu vực có độ dốc lớn, địa hình lại bị
chia cắt mạnh.
Do địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn và có nhiều đá vôi xen kẹp
nên nguồn nước ngầm rất hiếm; hiện nay trong vùng chỉ tập trung vào khai
thác và sử dụng nước mặt[1].
2.3.2. Tình hình văn hóa xã hội
2.3.2.1. Dân số

Theo Niên giám thống kê huyện Nguyên Bình năm 2010, Khu bảo tồn
thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có 11.438 khẩu, với 2.287 hộ, khoảng 4.918


12

lao động. Xã Thành Công, Phan Thanh, Hưng Đạo, Quang Thành chủ yếu là
hộ nông nghiệp, còn thị trấn Tĩnh Túc chủ yếu là hộ phi nông nghiệp. Tốc độ
tăng dân số của vùng hiện khoảng 2,2%/năm.
Dân tộc: Khu bảo tồn có 5 dân tộc đang sinh sống; trong đó: Người
Dao 5.398 khẩu chiếm 47,2% tổng dân số Khu bảo tồn, người Nùng 2.335
khẩu chiếm 20,3%, người Kinh 2.027 khẩu chiếm 17,8%, người Tày 1.573
khẩu chiếm 13,8%, người H’Mông 105 khẩu chiếm 0,9% tổng dân số.
Phân bố dân cư: Mật độ dân số bình quân 51 người/km2 nhưng lại phân
bố không đồng đều giữa thị trấn và các xã trong vùng, xã có mật độ dân số
thấp nhất là Hưng Đạo 25 người/km2, cao nhất là thị trấn Tĩnh Túc 135
người/km2.
2.3.2.2. Dân tộc
Khu bảo tồn có 5 dân tộc đang sinh sống; trong đó: Người Dao 5.398
khẩu chiếm 47,2% tổng dân số Khu bảo tồn, người Nùng 2.335 khẩu chiếm
20,3%, người Kinh 2.027 khẩu chiếm 17,8%, người Tày 1.573 khẩu chiếm
13,8%, người H’Mông 105 khẩu chiếm 0,9% tổng dân số.
2.3.2.3 Phân bố dân cư
Mật độ dân số bình quân 51 người/km2 nhưng lại phân bố không đồng
đều giữa các xã trong vùng, xã có mật độ dân số thấp nhất là Hưng Đạo 25
người/km2, cao nhất là thị trấn Tĩnh Túc 135 người/km2.
2.3.2.4 Giao thông
Hệ thống đường giao thông được quan tâm đầu tư, nâng cấp đã tạo ra
một mạng lưới giao thông đồng bộ, thông suốt giữa các xã trong Khu bảo tồn
với trung tâm huyện. Nhưng qua thời gian các tuyến đường bắt đầu xuống cấp

nhất là các đường cấp phối rải đá.
2.3.2.5 Y tế
Công tác y tế đã có những chuyển biến tích cực, các trạm y tế các xã
đã được đầu tư trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, mỗi trạm được bố trí 2 y
sỹ, 2 y tá và nữ hộ sinh, với nhiệm vụ chủ yếu là khám, cấp phát thuốc


13

cho nhân dân. Riêng ở thị trấn Tĩnh Túc có 1 bệnh viện đa khoa 50
giường bệnh nhưng chưa được trang bị đồng bộ nên việc khám chữa bệnh
ở các xã còn nhiều hạn chế.
2.3.2.6 Giáo dục
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
UBND huyện, sở Giáo dục và Đào tạo, các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban
ngành đoàn thể ở địa phương, tỷ lệ học sinh đi học ngày càng tăng. Tuy
nhiên, đa số học sinh là dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó
khăn, dân cư sống rải rác phân tán nên đã hạn chế và là thách thức lớn đến
công tác giáo dục đào tạo ở địa phương.
2.3.3. Tình hình khinh tế khu vực nhiên cứu
2.3.3.1. Tình hình phát triển nghành trồng trọt
Bảng 2.1 : Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi theo giá thực tế (2006-2010)
Phân theo năm
Hạng mục
2006

2007

2008


2009

2010

1. Giá trị sản xuất (triệu đồng)
Tổng số

72.151,0

104.828,0

118.007,0

144.453,0

143.611,0

- Trồng trọt

50.328,0

76.031,0

90.356,0

113.672,0

116.401,0

- Chăn nuôi


21.823,0

28.797,0

27.651,0

30.781,0

27.210,0

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

- Trồng trọt

69,8

72,5

76,6


78,7

81,1

- Chăn nuôi

30,2

27,5

23,4

21,3

18,9

2. Cơ cấu (%)

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nguyên Bình năm 2010)
Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng, từ 69,8% năm 2006
lên 81,1% năm 2010. Tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm từ 30,2% năm 2006
xuống 18,9% năm 2010. Kết quả trên đã phản ánh cơ cấu ngành trồng trọt
hàng năm đều tăng; cơ cấu ngành chăn nuôi giảm.


14

2.3.3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi
Ngành chăn nuôi bị giảm mạnh là do những năm qua có nhiều dịch

bệnh xuất hiện, giá thức ăn tăng cao, thị trường thiếu ổn định, nên những
hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bỏ không chăn nuôi, hộ chăn nuôi lớn đã giảm quy
mô chăn nuôi.
2.3.3.3. Tình hình phát triển lâm nghiệp
Trong những năm qua công tác quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện
đến cấp cơ sở và cộng đồng người dân nên bước đầu đã đạt được những kết
quả khả quan, diện tích rừng tự nhiên đạt 8.888 ha (năm 2008), tăng 76 ha so
với (năm 2001), diện tích rừng trồng đạt 688 ha (năm 2008), tăng 17 ha so với
năm 2001. Từ kết quả cho thấy công tác phát triển rừng còn rất chậm, trong
khi diện tích đất chưa có rừng trong vùng còn lớn. Tuy nhiên số liệu trên chỉ
phản ánh được phần diện tích thực hiện qua các chương trình dự án, còn diện
tích rừng tự phục hồi, diện tích do người dân tự trồng chưa phản ánh được.
(Báo cáo chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén thành
vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén 2013).[1]
2.3.4. Những thách thức và cơ hội
2.3.4.1. Cơ hội và thuận lợi trong bảo tồn và phát triển bền vững
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương các
cấp, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, nhân dân địa
phương đã có những thay đổi về nhận thức, quan tâm đúng mức đến công tác
bảo tồn và phát triển bền vững.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có tiềm năng, lợi thế so
sánh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nên có điều kiện thuận lợi,
cơ hội phát triển các hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái.
2.3.4.2. Khó khăn và thách thức trong bảo tồn và phát triển bền vững


iii

DANH MỤC HÌNH
Trang


Hình 4.1. Rễ Hài mạng đỏ tía ....................................................................... 27
Hình 4.2. Hình thái lá của Hài Mạng đỏ tía .................................................. 28
Hình 4.3. Hoa Hài Mạng đỏ tía..................................................................... 29
Hình 4.4. Chồi Hài Mạng đỏ tía ................................................................... 31


16

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là loài cây lan Hài Mạng đỏ tía ( Paphiopedilum
micranthum T. Tang et F. T. Wang,1951) tái sinh tự nhiên tại khu bảo tồn
Phia Oắc – Phia Đén tỉnh Cao Bằng.
3.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén tỉnh Cao Bằng.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng 1/2015 – 5/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đặt ra những nội dung nghiên cứu
3.3.1. Tình hình sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài Hài
mạng đỏ tía
3.3.2. Đặc điểm phân loại loài Hài mạng đỏ tía
3.3.3. Đặc điểm nổi bật về hình thái Hài mạng đỏ tía
3.3.4. Một số đặc điểm sinh thái của loài
- Độ tàn che nơi Hài mạng đỏ tía phân bố.
-Tổ thành tầng cây cao
-Đặc điểm tái sinh Hài mạng đỏ tía
- Đặc điểm cây bụi nơi Hài mạng đỏ tía phân bố
- Đặc điểm thảm tươi nơi Hài mạng đỏ tía phân bố

- Đặc điểm phân bố của loài
+Tần suất xuất hiện của loài
+ Đặc điểm phân bố trong các trạng thái rừng
+Phân bố theo độ cao
- Đặc điểm đất nơi Hài mạng đỏ tía phân bố


×