TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH.
TIỂU LUẬN MÔN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
Tên đề tài
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TẠM
NHẬP TÁI XUẤT, TẠM XUẤT TÁI NHẬP
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Viết Bằng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Loan
MSSV: 71306181
TP HCM, THÁNG 5 NĂM 2016
1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
2
3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi có trao đổi hàng hóa trên thị trường là có thuế đánh vào hàng hóa. Sản xuất
phát triển hàng hóa không chỉ trao đổi ở một quốc gia mà vượt qua biên giới ra
nước ngoài từ đó đã hình thành quan hệ ngoại thương. Để kiểm soát và thu thuế các
loại hàng hóa trao đổi qua biên giới mỗi quốc gia đều thành lập cơ quan làm nhiệm
vụ này, cơ quan đó chính là Hải quan ngày nay. Mục đích chủ yếu của tiến bộ kĩ
thuật và tổ chức trong Hải quan là đảm bảo việc kiểm soát chặt chẽ các loại hàng
hóa được vận chuyển ra vào biên giới quốc gia.
Ngày nay tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, nước nào
cũng có một đường lối kinh tế đối ngoại, một chính sách thuế quan; cũng như
những quy định về điều lệ, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Ở Việt Nam hiện nay,
cơ quan phụ trách việc thi hành các thủ tục, thể lệ, đồng thời thu thuế xuất khẩu,
nhập khẩu chính là Hải Quan Việt Nam.
Trong thời đại nền kinh tế mở cửa như hiện nay, việc hàng hóa các nước được trao
đổi qua lại giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực diễn ra ngày càng sôi nổi và
mang tính chất phức tạp. Chính vì vậy có sự hiểu nhất định và thông thục các thủ
tục Hải quan là điều mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải có để mở rộng thị
trường tiêu thụ của mình ra ngoài biên giới quốc gia.
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đã phát triển mạnh mẽ trong xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng gia
tăng. Thực tế đó đòi hỏi Việt Nam cần có nhiều cải cách trong quy trình thủ tục hải
quan, đặc biệt đối với quy trình thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh
đó, với xu thế phát triển mạnh mẽ và tất yếu của giao dịch điện tử trong những năm
vừa qua và cả trong tương lai, thủ tục hải quan cũng đã và đang được “điện tử hóa”.
Nói cách khác thủ tục hải quan điện tử đã ra đời và ngày càng phát triển để đáp ứng
yêu cầu của xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh giữa các quốc gia. Chính vì
thủ tục hải quan đang ngày càng đổi mới và thay đổi do đó doanh nghiệp luôn phải
4
cập nhật thông tin để thực hiện thủ tục tục xuất nhập khẩu hàng hóa sao cho đúng
quy định pháp luật. Tìm hiểu thủ tục hải quan đối với các loại hàng hóa vấn đề cấp
thiết mà mọi doanh nghiệp cần phải nắm vững.
Tạm nhập tái xuât, tạm xuất tái nhập là loại hình kinh doanh không riêng gì ở Việt
Nam mà phổ biến ở các nước trên toàn thế giới. Dù kinh doanh tạm nhập tái xuất
không thu được thuế trực tiếp nhưng lại thu thuế thông qua doanh nghiệp. Tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập làm đa dạng hóa kinh doanh của doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp đứng vững, kinh doanh tốt nguồn thu sẽ tăng thêm. Hoạt động này
cũng làm sôi động quan hệ thương mại, nhất là quan hệ thương mại biên giới, giúp
cả hai bên cùng có lợi, đóng góp phát triển hạ tầng, phát triển doanh nghiệp, phát
triển quan hệ thương mại.
Thấy được tầm quan trọng cũng như sự phổ biến loại hàng hóa tạm nhập tái xuất,
tạm xuất tái nhập trong nền kinh tế hiện tại, nhóm chúng em quyết chọn đề tài:
“Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập” làm đề tài
cho bài tiểu luận môn học Nghiệp vụ hải quan. Trong bài tiểu luận này, em sẽ trình
bày sơ lược về các khái niệm cơ bản sau đó tiến hành phân tích quy trình thủ tục hải
quan đối với lô hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập cụ thể.
Bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót, mong quý thầy cô xem xét và góp ý
để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG
HÓA TẠM NHẬP TÁI XUẤT-TẠM XUẤT TÁI NHẬP
1.1 Các khái niệm cơ bản
Để thực hiện tốt thủ tục hải quan đối với một lô hàng cụ thể, chúng ta cần phải
nắm được các khái niệm cơ bản, để ứng dụng và thực hiện chính xác nhằm đặt hiệu
quả tốt nhất.
1.1.1 Khái niệm thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải
quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan đối với hàng hóa, phương tiện
vận tải. Hay hiểu một cách đơn giản thủ tục hải quan đó là những thủ tục cần thiết
để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc
xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia.
Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người
điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ
hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan. ( Khoản 4,
điều 14, Luật hải quan 2014). Người khai hải quan sẽ thực hiện các công việc:
• Khai và nộp tờ khai HQ; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ HQ
• Đưa hàng hóa đến địa điểm kiểm tra theo quy định
• Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp
luật
Các công việc khi làm thủ tục hải quan
Khai hải quan: Về hình thức có khai hải quan điện tử, khai thủ công, khai hải
quan từ xa, về nội dung có khai tờ khai hải quan ( xuất khẩu, nhập khẩu), khai tờ
khai trị giá, khai bổ sung.
Nộp xuất trình hồ sơ tại đội thủ tục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chi cục
Hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (căn cứ Lệnh giao hàng).
Đưa hàng hóa đến địa điểm kiểm tra theo quy định của từng cửa khẩu; tại các
chi cục (cảng, ICD, sân bay, bưu điện, kho ngoại quan, kho riêng, khu CN, KCX..)
6
Cuối cùng các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và lệ phí theo quy
định: Nộp thuế ngay, Nộp thuế theo ân hạn thuế, Nộp lệ phí hải quan và lệ phí thu
hộ, Nộp phạt (nếu có), Nộp ký quỹ...
Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
•
Hàng hóa XK, NK phải được làm thủ tục HQ, chịu sự kiểm tra, giám sát hải
quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định của pháp
luật
• Hàng hóa được thông quan sau khi đã làm thủ tục hải quan
• Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và
theo đúng quy định của pháp luật
• Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động XK,
NK
1.1.2 Khái niệm và một số quy tắc cần biết khi tiến hành khai hải quan
Khai hải quan: Là việc người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan các
thông tin về đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan bằng các hình thức được pháp
luật quy định.
Đăng ký hồ sơ hải quan: Là quá trình tiếp theo của khai hải quan do đơn vị hải
quan có thẩm quyền tiến hành để bắt đầu thực hiện các chức năng kiểm tra giám sát
hải quan đối với đối tượng chịu sự kiểm tra giám sát hải quan.
Người khai hải quan: Là người tiến hành khai báo về hàng hoá hoặc nhân
danh người đó thực hiện việc khai báo. Bất cứ người nào có quyền định đoạt đối với
hàng hoá đều có quyền hoạt động với tư cách người khai hải quan. Các loại người
khai hải quan:
•
•
•
Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Tổ chức được chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác.
Người được uỷ quyền hợp pháp (áp dụng trong trường hợp hàng hoá, vật
•
•
phẩm xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại).
Đại lý làm thủ tục hải quan.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc
tế.
Nghĩa vụ của người khai hải quan:
•
Khai đúng nội dung chứng từ có sẵn hợp lệ.
7
•
Đảm bảo đầy đủ chủng loại chứng từ khai hải quan, nội dung chứng từ đúng
với thực tế đối tượng được khai hải quan.
• Thực hiện khai hải quan đúng với thời gian và địa điểm quy định.
• Tờ khai hải quan hoặc hồ sơ hải quan phải do chủ đối tượng hoặc người đại
diện hợp pháp chịu trách nhiệm về khai hải quan và cả thục tục hải quan tiếp
theo với đối tượng khai báo đó.
• Người khai hải quan phải chịu trách nhiệm trước cơ quan Hải quan về sự
chuẩn xác của các thông tin cung cấp trong Tờ khai hàng hoá và về việc thanh
toán các khoản thuế hải quan và thuế khác.
Quy định khai hải quan:
•
Việc khai hải quan được thực hiện trên mẫu tờ khai hải quan do Bộ Tài chính
quy định
• Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng
hoá, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá
hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan;
tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.
• Hàng hoá xuất nhập khẩu theo các loại hình khác nhau và/ hoặc có thời hạn
nộp thuế khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu khác
nhau theo từng loại hình tương ứng hoặc từng thời hạn nộp thuế tương ứng.
• Thời gian khai và nộp tờ khai hải quan: Hàng hóa nhập khẩu trước khi hàng
hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hóa đến cửa
khẩu; Hàng hóa xuất khẩu chậm nhất là 08 giờ trước khi phương tiện vận tải
xuất cảnh
• Địa điểm khai hải quan: Trụ sở Chi cục hải quan cửa khẩu (Cảng biển quốc
tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên
vận quốc tế, bưu điện quốc tế, cửa khẩu biên giới đường bộ); Trụ sở Chi cục
hải quan ngoài cửa khẩu (Địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa, địa
điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu).
Hồ sơ hải quan gồm có:
8
•
Chứng từ hải quan : Tờ khai Hải quan, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu,
Giấy chứng nhận kiểm dịch,C/O ( giấy chứng nhận xuất xứ)...
• Chứng từ hàng hóa: Bảng kê hàng hóa (Packing list), Hóa đơn thương mại
•
(Comercial invoice)...
Chứng từ vận tải: Vận đơn đường biển (Bill of lading), Vận đơn đường
không (Airway bill)...
• Chứng từ bảo hiểm: Chứng nhận bảo hiểm...
Nguyên tắc khai hải quan:
•
Một tờ khai hải quan được khai tối đa 50 dòng hàng. Trường hợp trên 50
•
dòng hàng, người khai hải quan phải khai báo trên nhiều tờ khai
Hàng hóa XK, NK theo các loại hình khác nhau phải khai trên tờ khai XK,
NK khác nhau theo từng loại hình tương ứng
• Một tờ khai hải quan chỉ khai báo cho một hóa đơn
• Hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, giảm thuế so
với quy định thì khi khai hải quan phải khai số danh mục miễn thuế; mã
•
miễn, giảm thuế, không chịu thuế và số tiền thuế được giảm
Người khai hải quan khai tờ khai trị giá và nộp cho Cơ Quan Hải Quan theo
quy định. Riêng trường hợp người khai hải quan xác định hàng hóa đủ điều
kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, đồng thời đã khai thông tin trị
giá trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu và Hệ thống tự động tính trị giá tính thuế
thì người khai hải quan không phải khai và nộp tờ khai trị giá
1.2 Một số quy định đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập
1.2.1 Khái niệm hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập
Tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ
các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam (khu vực hải quan riêng) vào Việt
Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng
hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Tạm xuất tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa
vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam (khu vực hải quan riêng), có
làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng
hoá đó vào Việt Nam.
9
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái
xuất, tạm xuất tái nhập theo qui định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương
mại.
1.2.2 Các quy định đối với hàng hóa TN-TX, TX-TN
Các cơ sở pháp lý điều chỉnh:
•
•
•
•
•
•
•
•
Luật Thương mại 2005 (Đ29)
Nghị định 187/2013/NĐ-CP (20/11/2013)
Luật Hải quan 2014
Nghị định 154/2005/NĐ-CP (15/12/2005)
Thông tư 128/2013/TT-BTC (10/9/2013) Đ41, 52, 53
Thông tư 22/2014/TT-BTC (14/02/2014) Đ26
Thông tư 05/2014/TT-BCT (27/01/2014)
Thông tư 59/2013/TT-BCT (08/5/2013)
Một số loại hình TN-TX, TX-TN
•
Thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu TNTX, TXTN để sản
xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm (Điều 52 TT128)
• Tạm nhập, tạm xuất các phương tiện chứa hàng hoá theo phương thức quay
vòng (Điều 54, TT128)
• Một số trường hợp tạm nhập tái xuất khác (Điều 53 TT128)
- Linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay
-
thế, sửa chữa và sử dụng cho hoạt động của tàu biển, tàu bay nước ngoài
Tàu biển, tàu bay nước ngoài TN-TX để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam
Hàng hoá TN-TX, TX-TN dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm
Hàng hóa TN-TX, TX-TN để phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa
học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám
-
chữa bệnh
Hàng TX-TN để bảo hành, sửa chữa ở nước ngoài
Hàng hóa do nhà thầu phụ, tổ chức, cá nhân tạm nhập tái xuất để phục vụ
hoạt động dầu khí theo hợp đồng thuê, mượn hay hợp đồng dịch vụ
Địa điểm làm thủ tục hải quan:
a) Hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất chỉ được làm thủ tục hải quan tại cửa
khẩu.
b) Hàng hoá khi tái xuất được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu
tái xuất.
10
c) Hàng hoá tạm nhập-tái xuất là hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu thì phải
lưu giữ trong khu vực cửa khẩu nhập, phải làm thủ tục tái xuất tại Chi cục Hải quan
cửa khẩu tạm nhập hàng. Trường hợp hàng tái xuất được phép đi qua cửa khẩu khác
cửa khẩu tạm nhập thì việc giám sát hàng hoá trong quá trình vận chuyển đến cửa
khẩu xuất áp dụng như đối với hàng chuyển cửa khẩu.
Hàng hóa tạm nhập tái xuất được phép lưu lại tại Việt Nam không quá 120 ngày kể
từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập, nếu cần phải gia hạn, mỗi lần không
quá 30 ngày và không quá 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng TN-TX.
CHƯƠNG 2: THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨUNHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất,
tạm xuất tái nhập theo qui định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Do
đó để thực hiên thủ tục hải quan cho hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập
cần nắm được quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
thương mại.
Khai báo
Hệ thống xử lý dữ
liệu điện tử hải quan
Tiếp nhận kiểm tra, đăng kí, phân luồng
Luồng
xanh
Chấp
nhận
thông
quan
Luồng
vàng
Nộp, xuất
trình
chứng từ
giấy
Luồng
đỏ
Nộp, xuất
trình chứng
từ giấy và
hàng hóa để
kiểm tra
Kiểm tra chứng từ giấy
Kiểm tra
thực tế
hàng hóa
Quản lý hoàn chỉnh hồ sơ
11
Tờ khai đã thông quan
Quản lý hàng hóa qua khu vực giám sát Hải Quan
Xuất khẩu, nhập khẩu
Sơ đồ 2.1 Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
Bước 1: Khai báo
Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng hóa, đơn
vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, giá trị hải quan, các loại
thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan; tự tính để xác định số
thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về các nội dung đã khai.
Trước khi đến cơ quan hải quan làm thủ tục công ty phải khai báo qua hải quan điện
tử trên mạng điện tử của hải quan và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý
dữ liệu điện tử của Hải quan.
Theo luật Hải Quan, hàng hóa nhập khẩu phải khai hải quan trước ngày hàng hoá
đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu.
Khai tờ thông tin nhập khẩu/ xuất khẩu (IDA)
Người khai hải quan khai tờ khai tạm nhập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại
Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14/2/2014 (Thông tư 22) và gửi đến cơ quan hải
quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Người khai hải quan/người vận chuyển phải khai báo vận chuyển qua Hệ thống
trong các trường hợp: Hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng tái xuất tại cửa
khẩu khác; hoặc Hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng đưa hàng về địa điểm
cho phép sau đó tái xuất tại cửa khẩu khác.
Việc khải hải quan sẽ được thực hiện trên phần mềm khai hải quan điện tử ECUS5VNACCS thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
12
Sau khi điền đầy đủ các thông tin trên người khai hải quan gửi đến hệ thống
VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến
thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng
với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động
tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải
quan tại màn hình đăng ký tờ khai - IDC.
Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống
VNACCS.
Bước 2: Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
Đăng kí tờ khai nhập khẩu/ xuất khẩu
Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai
hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất
ra, tính toán. Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để
đăng ký tờ khai.
Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai
báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình
khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công
việc như đã hướng dẫn ở trên.
Kiểm tra điều kiện đăng kí tờ khai
Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh
nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90
ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp
thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại
cho người khai hải quan biết.
Bước 3: Tiếp nhận kiểm tra, đăng kí, phân luồng
Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh,
vàng, đỏ:
Đối với các tờ khai luồng xanh: Người khai hải quan thực hiện thủ tục thông quan
hàng hóa theo quy định.
13
- Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan
(trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan
hàng hóa nhập khẩu”.
- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
+ Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung,
riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo
lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ
thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định
thông quan hàng hóa nhập khẩu”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số
thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
+ Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải
quan....): Hệ thống xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải thu”. Khi
người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã
nhận thông tin về việc nộp thuế, phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông
quan hàng hóa”.
Đối với các tờ khai luồng vàng: Người khi hải quan thực hiện xuất trình, nộp cho
cơ quan Hải Quan toàn bộ các chứng từ theo quy định thuộc hồ sơ hải quan:
•
Trường hợp sau khi kiểm tra hồ sơ Cơ Quan Hải Quan chấp nhận thông quan, người
•
khai hải quan thực hiện thủ tục thông quan hàng hoá theo quy định
Trường hợp kiểm tra hồ sơ nếu không phù hợp với khai báo, Cơ Quan Hải Quan
yêu cầu khai sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan, người khai hải quan thực hiện theo
hướng dẫn của Cơ Quan Hải Quan. Quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày Cơ Quan Hải
Quan đưa ra yêu cầu và còn trong thời hạn hiệu lực tờ khai mà người khai hải quan
•
không thực hiện khai sửa đổi, bổ sung thì xử lý theo quy định của pháp luật
Trường hợp Cơ Quan Hải Quan yêu cầu xuất trình hàng hoá để kiểm tra thực tế,
người khai hải quan thực hiện theo quy định
Đối với tờ khai luồng đỏ: Người khai hải quan xuất trình, nộp toàn bộ các chứng từ
thuộc hồ sơ hải quan và xuất trình hàng hóa để Cơ Quan Hải Quan kiểm tra
• Trường hợp sau khi kiểm tra Cơ Quan Hải Quan chấp nhận thông quan, người khai
hải quan thực hiện thủ tục thông quan hàng hoá theo quy định
14
•
Trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa nếu không phù hợp với khai báo, Cơ Quan
Hải Quan yêu cầu khai sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan thì người khai hải quan thực
hiện theo quy định.
Bước 4: Nộp, xuất trình hồ sơ, chứng từ
Tờ khai hải quan sẽ được nộp, xuất trình tại chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải
quan điện tử. Người khai hải quan chỉ nộp hồ sơ khi có yêu cầu từ Cơ quan Hải
Quan (đối với luồng vàng và đỏ). Hồ sơ phải nộp gồm có:
Đối với hàng xuất khẩu:
•
•
Tờ khai hải quan: 2 bản chính
Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có): 01 bản
•
•
•
•
chụp
Hóa đơn xuất khẩu: 01 bản chụp (hàng xuất khẩu có thuế)
Bản kê chi tiết hàng hóa (nhiều chủng loại, không đồng nhất): 01 bản chụp
Giấy phép (nếu có): 01 bản chính
Các chứng từ khác (nếu có)
Đối với hàng hóa nhập khẩu:
•
•
•
•
Tờ khai hải quan: 02 bản chính
Hợp đồng mua bán: 01 bản chụp
Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp
Bản kê chi tiết hàng hóa (hàng hóa nhiều chủng loại, không đồng nhất): 01
bản chụp
• Vận tải đơn: 01 bản chụp
• Giấy đăng ký, giấy thông báo miễn kiểm tra, giấy thông báo kết quả kiểm tra
•
•
•
•
•
•
chuyên ngành: 1 bản chính
Chứng thư giám định (nếu có): 01 bản chính
Tờ khai trị giá: 02 bản chính
Giấy phép nhập khẩu (nếu có): 01 bản chính
C/O: 01 bản chính
Các chứng từ khác theo quy định
Nếu là bản chụp phải có xác nhận của giám đốc doanh nghiệp hoặc người
được giám đốc doanh nghiệp ủy quyền.
Bước 5: Kiểm tra thực tế hàng hóa
Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp luồng đỏ
Hình thức kiểm tra: do công chức Hải quan trực tiếp thực hiện thủ công, bằng dụng
cụ,máy móc, thiết bị kỹ thuật hay bằng các biện pháp nghiệp vụ khác
15
Mức độ kiểm tra: Miễn kiểm tra; kiểm tra một phần hoặc kiểm tra toàn bộ lô hàng
Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa:
•
•
•
Đánh giá sự tuân thủ: kiểm tra đến 5%
Nghi ngờ: kiểm tra 10%
Kiểm tra toàn bộ lô hàng
Thẩm quyền: Chi cục trưởng quyết định trên cơ sở quản lý rủi ro và quyết định thay
đổi hình thức, mức độ kiểm tra đã quyết định trước đó, chịu trách nhiệm về việc
thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.
Bước 6: Nhận tờ khai có đóng dấu đã thông quan:
Sau khi đã kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa (bước 4,5) hoặc sau khi nhận
được kết quả phần luồng xanh, tiến hành mua tem lệ phí dán vào tờ khai và rút tờ
khai.
Đối với hàng nhập khẩu: Sau đó cầm 01 D/O (bản chính)+ giấy hạ rỗng (bản photo)
qua phòng thương vụ - hàng nhập đóng tiền, lấy phiếu E. Cầm phiếu E + 01 tờ khai
bản lưu người khai+ 01 tờ phụ lục (nếu có)+ 01 D/O bản chính qua phòng hải quan
giám sát để đối chiếu lệnh D/O. Hải quan giám sát sẽ giữ 1 D/O bản chính.
Bước 7: Thanh lý hải quan cổng
Đối với hàng nhập khẩu: Sau đó đem lệnh D/O đã đối chiếu cùng với phiếu E, tờ
khai xuống hải quan thanh lý cổng để hoàn tất thủ tục. Sau khi hải quan tại đây
đóng dấu lên phiếu E, phiếu E này được xem là hợp lệ về mặt thủ tục hải quan, lúc
đó mới có thể lấy container ra khỏi cảng.
Đối với hàng xuất khẩu: Cầm tờ khai đã thông quan (photo tờ khai đưa cho hải quan
giữ bản photo) xuống hải quan giám sát thanh lý, hải quan này sẽ giữ lại 01 bản
photo tờ khai. Sau đó cầm các chứng từ còn lại qua phòng hàng xuất để vào sổ tàu.
Thủ tục xem như đã hoàn tất.
16
CHƯƠNG 3: THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI LÔ HÀNG TẠM NHẬP TÁI
XUẤT CỦA CÔNG TY HYOSUNG VIỆT NAM
3.1 Giới hiệu sơ lược về công ty Hyosung Việt Nam
Tên công ty: HYOSUNG VIỆT NAM - CTY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM
Địa chỉ: ĐƯỜNG N2 KCN NHƠN TRẠCH 5, H.NHƠN TRẠCH, ĐỒNG NAI
Mã số thuế: 3600890952
Điện thoại:
(061)3569233
Ngành nghề: dệt - sản xuất & buôn bán- dệt nhuộm vải sợi - sx sợi spandex hiệu
creora loại h350 & h250
Công ty TNHH Hyosung Việt Nam thuộc 100% vốn đầu tư của tập đoàn Hyosung
Hàn Quốc, là một trong những tập đoàn lớn trên thế giới hoạt động trong nhiều lĩnh
vực.
Hyosung Việt Nam thành lập năm 2007, với 3 nhà máy chuyên sản xuất các loại sơi
vải mành – nguyên liệu làm lốp xe ô tô, sợi Spandex, sợi nylon, sợi thép và các loại
sợi khác. Nhà máy Hyosung Việt Nam đang tọa lạc tại đường N2, KCN Nhơn
Trạch 5 với tổng diện tích đầu tư là 68 ha và hơn 4000 nhân viên.
Hiện tại, Hyosung Việt Nam đã có sản lượng tại Việt Nam và trở thành thương hiệu
nổi tiếng trên thế giới về chất lượng cũng như sản lượng.
Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động cùng chế độ phúc lợi tốt cũng
như các chương trình training trong và ngoài nước, Hyosung Việt Nam tin rằng sẽ
tạo điều tốt nhất cho sự phát triển năng lực tiềm ẩn của nhân viên.
3.2 Thông tin về lô hàng
Công ty TNHH HYOSUNG Việt Nam chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
sợi vải mành, spandex, nylon, polyester (không có công đoạn nhuộm). Tháng
12/2015 công ty có xuất khẩu một lô hàng sợi spandex với số lượng 83 thùng =
2,008.6 kgs (NW) = 2,539.8 kgs (GW) trị giá 15,667.08 USD cho công ty UNITED
FABRIC (Thái Lan) và khách hàng đã thanh toán tiền hàng. Nhưng khi công ty
UNITED FABRIC (Thái Lan) nhận được hàng và kiểm tra chất lượng thì có một số
17
hàng hóa không đạt chuẩn chất lượng theo yêu cầu do đó đã gửi trả về cho công ty
HYOSUNG Việt Nam (hàng hóa chưa được sử dụng ở nước nhập khẩu). Công ty
HYOSUNG Việt Nam sẽ tiến hành tạm nhập để kiểm trả hàng hóa và tái chế hàng
hóa bằng cách sấy tại nhà máy công ty (thời gian tái chế là 275 ngày) sau đó công ty
sẽ tái xuất hàng hóa gửi cho công ty UNITED FABRIC (Thái Lan).
3.3 Quy trình làm thủ tục hải quan tạm nhập hàng hóa
3.3.1 Thông tin cơ bản của các chứng từ có liên quan
Hợp đồng ngoại thương (Agreement):
•
•
Số EXP-150414 kí ngày 23/04/2015
Bên A: Công ty TNHH United Fabric
Địa chỉ: 32/2-3 Moo 4 Bangkrouy-Trainoi Bangbuathong Bangbuathong
Nonthaburi Thailand 11110
• Bên B: Công ty TNHH HYOSUNG Việt Nam
Địa chỉ: Đường N2, khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, tỉnh Đồng Nai, Việt
Nam
Sau khi bên A nhận được hàng và kiểm tra thì nhận thấy có một số hàng hóa không
đáp ứng được tiêu chuẩn. Vì vậy hai bên đã đồng ý ký hợp đồng với các điều
khoảng và thỏa thuận sau:
Điều 1: Bên B sẽ gửi trả hàng hóa cho bên A sau khi hàng hóa đã được kiểm tra tại
HYOSUNG Việt Nam.
Tên hàng: SPVH840D00003 Sợi Spandex 840 “AA” Grade-lot H4275, số lượng
508.20 kgs, đơn giá 7.800 USD/KGs. Tổng giá trị hợp đồng 3,963.96 USD (EXW
Bangkok)
Nguồn gốc: Việt Nam
Đóng gói: theo tiêu chuẩn xuất khẩu
Giao hàng trở lại: Sau 275 ngày từ khi nhận được hàng
Thanh toán: nhập khẩu tạm thời không thanh toán
Điều 2: thỏa thuận khác: Hợp đồng được viết bằng tiếng anh gồm hai bản có giá trị
như nhau và có hiệu lực sau ngày kí kết hợp đồng.
Hóa đơn thương mại (Comercial Invoice):
•
Số EXP-150414, ngày 23/04/2015
18
•
Bên A: Công ty TNHH United Fabric
Địa chỉ: 32/2-3 Moo 4 Bangkrouy-Trainoi Bangbuathong Bangbuathong
Nonthaburi Thailand 11110
• Bên B: Công ty TNHH HYOSUNG Việt Nam
Địa chỉ: Đường N2, khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, tỉnh Đồng Nai, Việt
Nam
Cảng bốc hàng: BangKok, Thái Lan
Cảng dở hàng: Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phương tiện vận tải: Quezon Bridge V.A154N
Con thuyền khởi hành vào ngày 26/04/2015
Tên hàng: SPVH840D00003 Sợi Spandex 840 “AA” Grade-lot H4275, số lượng
508.20 kgs, đơn giá 7.800 USD/KGs. Tổng giá trị hợp đồng 3,963.96 USD (EXW
Bangkok)
Hóa đơn thương mại có ghi rõ nhập khẩu tạm thời, không thanh toán.
Bảng kê hàng hóa (Packing list)
Vận đơn đường biển (Bill of Lading):
Số vận đơn: 63040
Ghi rõ điều kiện thương mại EXW (EXW Term), cước phí trả trước “Freight
Prepaid”
Hàng hóa đã được xếp lên con tàu Quezon Bridge V.A154N tại Cảng Bangwkok
Thái Lan vào ngày 26/04/2015.
3.3.2 Quy trình thực hiện
Bước 1: Chọn doanh nghiệp cần khai báo nếu doanh nghiệp chưa có tên trong danh
sách doanh nghiệp đăng kí thì thực hiện thêm thông tin doanh nghiệp vào phần
mềm khai báo hải quan:
Hệ thống 6.Danh sách khách hàng (Với đại lý) Thêm mới Thêm thông tin
doanh nghiệp.
19
Sau khi thực hiện xong ta có kết quả màn hình như sau:
Tiến hành đăng kí tờ khai tạm nhập: Tờ khai hải quan Đăng kí tờ khai nhập khẩu
Điền thông tin dựa trên các chứng từ sẵn có.
20
21
22
Bước 2: Kiểm tra lại thông tin khai báo và gửi đến hệ thống để đăng kí tờ khai.
Bước 3: Tiếp nhận kết quả phân luồng
Đối với lô hàng tạm nhập của công ty HYOSUNG Việt Nam, mã phân loại hàng
hóa là 3 (tức luồng xanh), do đó hàng hóa được thông quan nhập khẩu theo đúng
quy định của pháp luật, không thông qua kiểm tra chứng từ và kiểm tra thực tế hàng
hóa.
Hàng hóa tạm nhập tái xuất được miễn thuế nhập khẩu, nên khoảng thuế Hyosung
phải nộp bằng 0.
Bước 4: Nhận tờ khai đã đóng dấu thông quan
Hàng hóa tạm nhập tái xuất được miễn thuế nhập khẩu, nên khoảng thuế Hyosung
phải nộp bằng 0. Tờ khai tạm nhập được đóng dấu thông quan theo quy định.
Hyosung tiến hành tiếp nhận tờ khai đã đóng dấu thông quan.
Công ty đóng các khoảng lệ phí khác theo quy định.
Bước 6: Thanh lý hải quan cổng
23
Tiến hành xuất trình tờ khai đã thông quan kèm theo văn bản xin nhập hàng tái nhập
để tái chế cho hàng trả về để tiến hành đưa sản phẩm về nhà máy của công ty để tái
chế.
3.4 Quy trình làm thủ tục hải quan tái xuất hàng hóa.
3.4.1 Thông tin cơ bản của các chứng từ có liên quan
Hợp đồng ngoại thương (Agreement):
•
•
Số HVSP-1506-020 kí ngày 03/06/2015
Bên A: Công ty TNHH United Fabric
Địa chỉ: 32/2-3 Moo 4 Bangkrouy-Trainoi Bangbuathong Bangbuathong
Nonthaburi Thailand 11110
• Bên B: Công ty TNHH HYOSUNG Việt Nam
Địa chỉ: Đường N2, khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, tỉnh Đồng Nai, Việt
Nam
Sau khi bên A nhận được hàng và kiểm tra thì nhận thấy có một số hàng hóa không
đáp ứng được tiêu chuẩn. Vì vậy hai bên đã đồng ý ký hợp đồng với các điều khoản
và thỏa thuận sau:
Điều 1: Bên B sẽ hoàn trả hàng hóa cho bên A:
Tên hàng: SPVH840D00003 Sợi Spandex 840 “AA” Grade-lot H4275, số lượng
508.20 kgs, đơn giá 7.800 USD/KGs. Tổng giá trị hợp đồng 3,963.96 USD (CIF
Bangkok)
Nguồn gốc: Việt Nam
Đóng gói: theo tiêu chuẩn xuất khẩu
Giao hàng: 06/2015
Thanh toán: không thanh toán
Điều 2: thỏa thuận khác: Hợp đồng được viết bằng tiếng anh gồm hai bản có giá trị
như nhau và có hiệu lực sau ngày kí kết hợp đồng.
Hóa đơn thương mại (Comercial Invoice):
•
•
Số HVSP-1506-020, ngày 03/06/2015
Bên A: Công ty TNHH United Fabric
Địa chỉ: 32/2-3 Moo 4 Bangkrouy-Trainoi Bangbuathong Bangbuathong
Nonthaburi Thailand 11110
• Bên B: Công ty TNHH HYOSUNG Việt Nam
24
Địa chỉ: Đường N2, khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, tỉnh Đồng Nai, Việt
Nam
Cảng bốc hàng: Hồ Chí Minh, Việt Nam
Cảng dở hàng: BangKok, Thái Lan
Phương tiện vận tải: STARSHIP URSA 0039S
Con thuyền khởi hành vào ngày 07/06/2015
Tên hàng: SPVH840D00003 Sợi Spandex 840 “AA” Grade-lot H4275, số lượng
508.20 kgs, đơn giá 7.800 USD/KGs. Tổng giá trị hợp đồng 3,963.96 USD (CIF
Bangkok)
Số Booking: 1402-1506954
Bảng kê chi tiết (Packing list)
Vận đơn đường biển (Bill of Lading):
Số vận đơn: 63040
Ghi rõ điều kiện thương mại CIF (CIF Term), cước phí trả sau “Freight Prepaid”
Hàng hóa đã được xếp lên con tàu STARSHIP URSA 0039S tại Cảng Hồ Chí
Minh, Việt Nam vào ngày 07/06/2015.
3.4.2 Quy trình thực hiện
Bước 1: Khai báo tờ khai tái xuất trên phần mềm khai báo hải quan điện tử:
Khai báo các thông tin cơ bản về loại hình, cơ quan hải quan tiến hành thủ tục hải
quan, thông tin người xuất khẩu, nhập khẩu...
25