Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Phân tích mối quan hệ biên tập viên và cộng tác viên tác giả trong quá trình làm bản thảo sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.37 KB, 26 trang )

Xuất bản k29
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
Đề tài: Phân tích mối quan hệ Biên tập viên và Cộng tác viên tác giả
trong quá trình làm bản thảo sách.
Lý do chọn đề tài: Đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa , định hướng xã hội chủ nghĩa phấn đấu năm 2020 là một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng với sự phát triển đó thì nhu cầu thông
tin truyền thông ngày càng lớn. Hoạt động xuất bản từ nhu cầu thực tiễn để
phục vụ thị trường đã đẩy mạnh công nghiệp xuất bản, không chỉ những cung
cấp thông tin, tri thức mà còn là thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Hoạt động xuất
bản không chỉ là hoạt động sản xuất tinh thần mà còn là hoạt động sản xuất
vật chất, để duy trì kinh doanh, nhà xuất bản có doanh thu thì cần phải có
những xuất bản phẩm hay, được đông đảo bạn đọc đón nhận. Vậy điều đó sẽ
có được khi nào? Để những xuất bản phẩm đến tay công chúng bạn đọc đó là
cả một nỗ lực của rất nhiều người, trong đó có đội ngũ biên tập viên (BTV),
và những người cộng tác viên tác giả (CTVTG) những người đóng vai trò chủ
chốt. Mang những tác phẩm của mình đến để quảng bá rộng rãi tới bạn đọc và
quần chúng nhân dân. Để có được một xuất bản phẩm đạt chất lượng tốt thì sự
hợp tác giưa biên tập viên và cộng tác viên tác giả đóng vai trò vô cùng quan
trọng. Bởi vậy lý do tôi chọn đề tài này là muốn làm rõ hơn mối quan hệ giữa
BTV và CTVTG trong quá trình làm bản thảo sách, điều đó quyết định đến
hoạt động của mỗi nhà xuất bản, mối quan hệ đó càng chặt chẽ, gắn bó, tác
động qua lại tích cực với nhau thì quy trình tổ chứa bản thảo càng tốt bấy
nhiêu và tất nhiên là tác động tích cực đến kinh doanh của NXB.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của tiểu luận là đi sâu phân tích mối quan hệ
giữa biên tập viên và cộng tác viên tác giả trong quá trình làm bản thảo sách.
Chính là làm rõ vị trí, vai trò của biên tập viên cũng như cộng tác viên tác giả
trong quá trình sản xuất xuất bản phẩm đến tay người tiêu dung. Từ việc phân
1


Cao Thị Hường


Xuất bản k29
tích này, tiểu luận sẽ làm các quy trình trong khâu biên tập bản thảo có được
sự thống nhất cũng như phát huy đến mức tối đa chức năng, nhiệm vụ của
biên tập viên và cộng tác viên tác giả . Để một tác phẩm xuất bản thực sự có
giá trị và đáp ứng nhu cầu của độc giả.
Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về hoạt động xuất bản, biên tập viên, cộng tác viên
tác giả, mối quan hệ giữa biên tập viên với cộng tác viên tác giả trong quá
trình làm bản thảo sách. Bên cạnh đó là những vấn đề về biên tập, về công tác
tổ chức cộng tác viên về vấn đề bản thảo, nguồn bản thảo…. Tác động của nó
đối với hoạt động xuất bản.
Phương pháp nghiên cứu đề tài này là vận dụng những kiến thức tiếp
thu từ bài giảng của ThS Trần Lan Phương và ThS Vũ Thùy Dương. Kết hợp
với một số tài liệu tham khảo trên mạng internet, báo và tạp chí.
Cấu trúc tiểu luận:
Tiểu luận gồm 3 phần: Phần mở đầu, nội dung tiểu luận và kết luận.
Trong phần nội dung tiểu luận gồm 3 ý lớn:
-

I. Cơ sở lý luận về xuất bản, biên tập viên, cộng tác viên tác giả.

-

II. Mối quan hệ giữa biên tập viên, cộng tác viên tác giả trong quy trình

làm bản thảo sách
-


III. Thực trạng và Giải pháp.

2

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
PHẦN II: NỘI DUNG TIỂU LUẬN

I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Xuất bản là một từ Hán Việt, loại động từ, có nghĩa là phổ biến rộng

bằng cách in và phát hành những sách, báo , tranh ảnh và văn bản khác. Trong
ngôn ngữ Châu Âu, Xuất bản tiếng Anh là Publish, theo tiếng Pháp là Publier
và đều bắt nguồn từ tiếng Latin là Publicare nghĩa là công bố cho mọi người
biết.
Trong lịch sử văn minh, nghành xuất bản ra đời là sản phẩm của nền văn
minh nhân loại đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Nó vừa là thành
quả, vừa là công cụ thiết yếu thúc đẩy sự phát triển của văn minh nhân loại,
có vai trò quan trọng với sự phát triển của văn minh.
Khái niệm xuất bản với tư cách là khái niệm của khoa học xuất bản là sự
khái quát hóa một quá trình vừa hoạt động sáng tạo tinh thần, vừa hoạt động
sáng tạo vật chất. Nội hàm của xuất bản do 3 yếu tố tạo thành:
Thứ nhất, xuất bản là hoạt động gia công biên tập đối với các tác phẩm,
làm cho nó phù hợp với nhu cầu của độc giả.
Thứ hai, xuất bản là hoạt động nhân bản hàng loạt tác phẩm đã được gia

công, làm cho nó có hình thức vật phẩm xác định ( vỏ vật chất) để cung cấp
cho độc giả sử dụng.
Thứ ba, xuất bản là hoạt động truyền bá rộng rãi các sản phẩm xuất bản đã
hoàn thành sau quá trình sản xuất, nhân bản.
Luật Xuất Bản nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 2004 quy
định:

“ Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã

hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn học nghệ thuật được
xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài

3

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
và còn được thể hiện bằng âm thanh, hình ảnh trên các vật liệu, phương tiện
kỹ thuật khác nhau”
Xuất bản vừa là hoạt đông nghiên cứu, sáng tạo vừa là hoạt động tổ
chức xã hội. Biên tập viên trong hoạt động chuyên môn của mình không phải
là những “ thợ chữ” chỉ suốt ngày cặm cụi bên bàn viết để sửa chữa bản thảo.
Họ còn phải là nhà tổ chức có uy tín đối với đội ngũ trí thức. Nhiệm vụ cơ
bản của họ là truyền bá văn hóa: phải tổ chức khai thác, sáng tạo ra nhiều tác
phẩm văn hóa, biết lựa chọn những tác phẩm có giá trị để chế bản, nhân bản
thành xuất bản phẩm và đưa chúng đến những nơi bạn đọc có nhu cầu. Do
vậy công tác cộng tác viên là khâu then chốt trong hoạt động xuất bản.
Theo quan niệm truyền thống người biên tập chính là những “bà đỡ” cho
sự ra đời của các tác phẩm văn hóa tinh thần. Hiện nay trên thế giới cho rằng:

coi biên tập là “ đỡ” chưa nói hết đặc trưng nghề nghiệp của họ. Biên tập viên
còn là “chữa bệnh” người “ làm đẹp” cho bản thảo của tác giả. Biên tập viên
là độc giả đầu tiên bản thảo tác phẩm của tác giả. Họ phải đọc cẩn thận từng
câu, từng chữ trong bản thảo với thái độ nhiệt tình và trách nhiệm rất to lớn,
chuẩn đoán những hạn chế của bản thảo, để “ kê thuốc đúng bệnh”, đưa ra
kiến nghị sữa chữa hợp lý và biết động viên tác giả sửa chữa.
Cộng tác viên là khái niệm chỉ những người có quan hệ cộng tác với nhà
xuất bản để làm ra sách, tuyên truyền phát huy tác dụng của sách. Có nhiều
loại cộng tác viên trong quá trình tổ chức biên tập xuất bản. Trong đó có bao
nhiêu loại biên tập viên thì cũng tương ứng với chừng đó cộng tác viên. Cộng
tác viên biên tập theo nghĩa rộng, còn là công việc thu hút đông đảo lực lượng
xã hội tham gia hoạt động xuất bản, thực hiện chủ trương xã hội hóa, dân chủ
hóa việc xuất bản sách theo Chỉ thị 42/CT-TW ngày 25.08.2004 của Ban Bí
Thư TW Đảng ta, nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển xuất bản Việt Nam
phát triển phong phú, đa dạng và có hiệu quả.

4

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
Ví dụ: Cộng tác viên gợi ý , giới thiệu đề tài họ thường là những cán
bộ văn hóa tư tưởng của cơ quan chủ quản nhà xuất bản, hoặc là cán bộ
nghiên cứu, giảng dạy ở các học viện…..
Cộng tác viên thẩm định bản thảo, gia công biên tập đó thường
là những chuyên gia học thuật am hiểu sâu sắc các chuyên ngành tri thức mà
lực lượng biên tập của nhà xuất bản còn thiếu và yếu.
Cộng tác viên maketing, cộng tác viên hiệu đính………
Trong đó khi nhắc đến chúng ta ko thể ko nhắc đến một cộng tác viên vô

cùng quan trọng trong khâu tổ chức hoạt động xuất bản. Đó chính là cộng tác
viên tác giả. Họ là những người sáng tác, biên soạn.là đội ngũ tạo ra những
tác phẩm văn hóa tinh thần tạo ra nguồn bản thảo dồi dào cho nhà xuất bản, là
lực lượng chủ chốt biến kế hoạch của nhà xuất bản thành hiện thực.
Do đó, người ta nói công tác cộng tác viên, tổ chức cộng tác viên làm ra
bản thảo là khâu then chốt trong hoạt động xuất bản. Bởi lẽ, mục tiêu cơ bản
của hoạt động xuất bản là truyền bá văn hóa, làm sao có được càng nhiều tác
phẩm tốt, hay, cung cấp được đúng nhu cầu mong muốn, cũng như cung cấp
thông tin, tri thức. Những tác phẩm đó sẽ được trở thành xuất bản phẩm phổ
biến rộng rãi ngoài xã hội. Nhân tố để quyết định tạo nên các tác phẩm văn
hóa, quyết định chất lượng của nó lại là đội ngũ cán bộ nghiên cứu, sáng tác,
những tác giả - những người nằm ngoài biên chế của nhà xuất bản. Người
biên tập xuất bản chủ yếu không phải là những người nghiên cức sáng tác mà
là người khai thác , tổ chức và sử dụng những thành quả sáng tác vào việc
truyền bá phục vụ nhu cầu rộng rãi của xã hội.
Bởi vây, biên tập viên và cộng tác viên tác giả là hai thành phần quan
trọng trong công tác tổ chức cộng tác viên là khâu then chốt để tạo ra lực
lượng chủ lực thực hiện các tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản, quyết định
thắng lợi trong quá trình làm bản thảo sách và thực hiện thành công kế hoạch
sản xuất – kinh doanh của nhà xuất bản.
5

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
II MỐI QUAN HỆ GIỮA BIÊN TẬP VIÊN VÀ CỘNG TÁC VIÊN
TÁC GIẢ TRONG QUÁ TRÌNH LÀM BẢN THẢO SÁCH.
Giống như mọi hoạt động công ích của con người, không bao giờ
có hoạt động nào lại riêng rẽ, tách rời, không có mối liên hệ nào với các hoạt

động khác. BTV và CTVTG cũng không nằm ngoài quy luật đó. BTV và
CTVTG đã có mối quan hệ lâu dài với nhau, từ khi có hoạt động xuất bản cho
đến ngày nay, mối quan hệ đó ngày càng sâu sắc, tác động qua lại, BTV xây
dựng kế hoạch cộng tác viên nhằm phục vụ cho hoạt động xuất bản của mình,
còn CTVTG thì dựa vào sự sắp xếp đó để đưa tác phẩm của mình đến với bạn
đọc. Nhờ có CTVTG thì bản thảo mới dồi dào, BTV mới hoàn khâu tổ chức
bản thảo, đáp ứng kế hoạch xuất bản của NXB, cũng như làm phong phú thêm
đề tài cũng như bản thảo mới cho nhà xuất bản, nhờ đó nhà xuất bản mới duy
trì và phát triển. Cũng nhờ có BTV thì tác phẩm của những tác giả không
trong biên chế của NXB, không chuyên nghiệp, hay chưa có điều kiện để tự
xuất bản mới có thể đến được tay độc giả!
Đó chính là mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau của đội ngũ BTV và
CTVTG.
Trước hết để đánh giá được mối quan hệ giữa biên tập viên và cộng tác
viên tác giả. Chúng ta cùng nhìn vào quá trình xuất bản để có được một xuất
bản phẩm ra ngoài thì trường:
Bước 1: Tổ chức bản thảo sách:
+ Công tác kế hoạch đề tài
+ Công tác tổ chức cộng tác viên( có vai trò vô cùng quan trọng chính là
cộng tác viên tác giả)
Bước 2: Biên tập bản thảo
Bước 3: Trình bày minh họa sách.
Bước 4: In ấn
6

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
Bước 5: Phát hành

Nhìn vào quy trình xuất bản cũng cho chúng ta thấy vai trò vô cùng quan
trọng của biên tập viên trong các bước. Như đã trình bày, Biên tập viên không
nhất thiết phải là người sáng tạo ra tác phẩm, họ là người sắp xếp lên kế
hoạch, hoạt động, kế hoạch xuất bản để duy trì và phát triển hoạt động của
nhà xuất bản. Để những kế hoạch đó đi được vào thực tế thì nhất thiết họ phải
có nguồn bản thảo, cái đó không ai khác chính là những cộng tác viên tác giả
uy tín, lâu năm hợp tác với nhà xuất bản.
Điều này cho thấy, biên tập viên và cộng tác viên tác giả có mối quan hệ
qua lại tác động lẫn nhau, gắn bó, hữu cơ có nhau, vì nhau, phụ thuộc vào
nhau,để có được công đoạn này thì phải có công đoạn kia, và ngược lại nếu
thiếu một công đoạn nào thì không thể hoàn thành quy trình xuất bản, hay
trong phạm vi hẹp hơn là bản thảo của một cuốn sách. nhưng chính điều này
lại đòi hỏi biên tập viên phải có những kế hoạch thu hút cộng tác viên tác giả,
cũng như đáp ứng của đội ngũ cộng tác viên tác giả. Biên tập viên quyết định
quá trình tổ chức cộng tác viên tác giả, và sự tác động trở lại nhiều đến đội
ngũ cộng tác viên tác giả với biên tập viên trong quá trình làm bản thảo sách.
1. Biên tập viên là người tìm kiếm, tổ chức và bồi dưỡng cộng tác viên
tác giả trong quá trình sáng tạo bản thảo.
Biên tập viên cần phải có sự lựa chọn chính xác cộng tác viên tác giả cho
mối đề tài, đó là nội dung đầu tiên quyết định sự thành công của việc tổ chức
bản thảo. Việc biên tập viên cần xác định rõ yêu cầu kế hoạch của đề tài để có
thể nắm vững chủ đề tư tưởng cần đặt ra và giải quyết, khi đã nắm vững được
chủ đề thì BTV cần phải nghiên cứu kỹ tác giả để lựa chọn. Đây là điểm mấu
chốt quyết định việc tổ chức ra một bản thảo sách có thành công hay không,
lúc này yêu cầu đến cộng tác viên tác giả. Lựa chọn tác giả phải dựa trên các
tiêu chí, tác giả phải là người có phẩm chất chính trị - tư tưởng , có thế giới
quan khoa học, có quan điểm chính trị nhất thông với quan điểm chính trị của
7

Cao Thị Hường



Xuất bản k29
Đảng, pháp luật nhà nước, co phẩm chất đạo đức trong sáng, là người có đủ
điều kiện về tri thức về khả năng thể hiện đối với lĩnh vực chuyên môn riêng
biệt. Điều này cho thấy nhờ có đội ngũ BTV mà những tác giả không trong
biên chế được phát hiện và bộc lộ khả năng của mình. Để chọn được tác giả
thích hợp, BTV phải có sự nghiên cứu, thu thập thông tin, xây dựng kho tư
liệu về tác giả, nắm vững đội ngũ biên tập của nhà xuất bản, ban biên tập.
Ngoài những chuyên gia nổi tiếng,còn phải chú ý đến những người trẻ tuổi,
mới sáng tác nghiên cứu,tuy chưa có nhiều triển vọng nhưng sẽ có thể là
những tác giả thích hợp nhất cho những đề tài trong tương lai.
Để có được những bản thảo đáp ứng được kế hoạch đề tài của nhà xuất
bản, thì đội ngũ BTV sau khi lựa chọn được CTVTG thì phải hướng việc sáng
tác, nghiên cứu của họ vào kế hoạch NXB
Tổ chức cộng tác viên viết bản thảo, trước hết, tăng cường mối quan hệ
với tác giả. Sau khi lựa chọn tác giả, muốn tác gải tham gia cộng tac với nhà
xuất bản biên tập viên cần tìm hiểu, làm quen với tác giả, giao lưu với tác giả
lúc này không đờn thuần chỉ là giao lưu trí tuệ mà còn là giao lưu tình cảm.
BTV với tác giả càng thân quen , càng hiều nhau thì công tác tổ chức cộng tác
viên càng thuận lợi tác động tích cực đến quá trình làm bản thảo sách. Ngoài
ra biên tập viên còn phải làm tốt công tác tham mưu cho tác giả. Khi nhận bản
thảo đặt hàng, có thể tác giả vẫn chưa bước vào trạng thái sáng tác, ý tiến tư
vấn của biên tập viên có thể kích thích ham muốn sáng tác, tạo nên những
cảm hứng cần thiết cho sự sáng tạo. đề cương phát thảo và bản thảo của tác
giả viết ra tác giả phải đọc cẩn thận, kịp thời bàn bạc thảo luận với tác giả đưa
ra ý kiến sửa chữa để tác phẩm trong tương lai sẽ được hoàn mỹ hơn. Đề
cương bản thảo có thể do biên tập viên hoặc tác giả viết, bởi vậy cần có sự
thống nhất trao đổi với nhau trước khi viết bản thảo. Đó chính là mối quan hệ
ràng buộc cũng như phụ thuộc và tác động vào nhau. Muốn cho tác phẩm có


8

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
giá trị thì sự thống nhất, trao đổi bàn bạn giữa biên tập viên và cộng tác viên
tác giả quyết định nhiều đến thành công của xuất bản phẩm.
Bồi dưỡng, giúp đỡ cộng tác viên tác giả trong quá trình sáng tạo bản thảo
sách. Đối với tác giả khi viết bản thảo thì biên tập viên vừa là người bạn tâm
giao vừa là người phục vụ tận tụy, chân thành. Họ có thể giúp đỡ trên nhiều
phương diện như: mở tọa đàm trưng cầu ý kiến về bản đề cương để góp ý chở
lại tác giả, kịp thời thông tin cho tác giả những quan điểm đường lối chính
sách mới của Đảng và Nhà nước có liên quan đến đề tài cuốn sách, cung cấp
kịp thời những thông tin tư liệu mới, những thí hiếu đặc biệt giúp tác giả có
phương án thể hiện bản thảo hiệu quả nhất, cung cấp những cuốn sách mẫu....
Qúa trình viết bản thảo là giai đoạn lao động căng thẳng, khó khăn song cũng
vô cùng cao đẹp đầy cảm hứng đối với người viết, bởi vậy lúc này rất cần sự
quan tâm, giúp đỡ về vật chất,
Nó có thể là nguồn động viên, khích lệ tác giả vượt qua khó khăn, giành
thành công trong sáng tạo giúp cho mối quan hệ giữa biên tập viên, cộng tác
viên tác giả với nhà xuất bản ngày càng gắn bó, bền vững hơn.
Một số hình thức giúp đỡ bồi dưỡng cộng tác viên thể hiện sự quan tâm
đầu tư giúp đào tạo cộng tác viên tác giả của biên tập viên. Tổ chức các hội
nghị cộng tác viên theo định kỳ hàng năm... qua các hội nghị này, biên tập
viên giúp tác giả nắm vững thêm phương hướng, nội dung, yêu cầu xuất bản
sách trong mỗi thời kỳ của nhà xuất bản, điều đó làm thân thiết hơn, gắn bó
hơn giữa tác giả, biên tập viên và nhà xuất bản, nâng cao sự nhiệt tình làm
sách của xuất bản. tổ chức hội nghị bạn đọc, giao lưu bạn đọc với tác giả để

tìm ra được thị hiếu mới, nhu cầu mới kích thích sự sáng tạo của tác giả.
Những ý kiến của biên tập viên càng kết tinh được trí tuệ của nhà xuất bản
đến đâu, của các chuyên gia đầu nghành trong lĩnh vực đề cập càng được tác
giả chấp nhận và càng có cơ sở để nâng cao chất lượng bản thảo. Xét cho
cùng thì đây một mối quan hệ đa dạng, phức tạp đòi hỏi sự khéo léo của biên

9

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
tâp viên cũng như nhà xuất bản, muốn có được những bản thảo hay có chất
lượng để xuất bản ra ngoài thị trường, với mục tiêu trước tiên là thu được lợi
nhuận kinh tế, nhưng đi bên cạnh đó là nâng cao uy tín nhà xuất bản, cung
cấp thông tin đến bạn đọc, gửi được những thông điệp cũng như tác phẩm của
các tác giả đến rộng rãi quần chúng bạn đọc thì sự khéo léo trong cư xử,
phong phú, tế nhị đó vừa là một thao tác nghiệp vụ vừa đòi hỏi tính nguyên
tắc, vừa phải linh hoạt, mềm dẻo và có tính nghệ thuật.
Một mối quan hệ ở đây chính là biên tập viên tác động, tổ chức cộng tác
viên, giúp đỡ và bồi dưỡng cộng tác viên tác giả vì đó là lực lượng hùng mạnh
tạo ra nguồn bản thảo có chất lượng, phong phú, đa dạng, phù hợp với yêu
cầu cùa nhà xuất bản. Bởi vậy những việc biên tập viên làm trên đều nhằm
mục đích, tìm kiếm nguổn bản thảo cho nhà xuất bản, đó là cơ sở cho sự phát
triển hoạt động xuất bản của nhà xuất bản. Biên tập viên đóng vai trò quan
trọng trong tìm kiếm, giúp đỡ, bồi dưỡng cộng tác viên tác giả. Cộng tác viên
tác giả sẽ có điều kiện tham gia vào môi trường sáng tạo tác phẩm tốt hơn,
phát huy năng lực cũng như khả năng sáng tác của mình trong lĩnh vực
chuyên môn. Nâng cao năng lực phục vụ xã hội cũng như chính bản thân tác
giả.

Biên tập viên là người môi giới giữa độc giả và tác giả.bởi lẽ họ đồng thời
phải suy nghĩ được bằng cái đầu của tác giả và độc giả, nghĩa là, họ cần phải
hiểu tác giả thực chất muốn nói gì, mặt khác, cần giúp đỡ người đọc hiểu
được điều mà tác giả muốn nói. Trên tư cách người đầu tiên đọc bản thảo,
BTV truyền tải cho tác giả những nguyện vọng của các độc giả trong tương
lai, vì thế, quan hệ mật thiết giữa tác giả và BTV trong quá trình xuất bản là
không thể thiếu được.

2. Cộng tác viên tác giả sáng là điều kiện cần để BTV hoàn thiện quy
trình làm bản thảo sách.
10

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
Tác giả là những người không có trong biên chế của nhà xuất bản, họ có
thể là những người đã có kinh nghiệm lâu năm , là tác giả từng cộng tác với
nhà xuất bản, là nhà nghiên cứu, nhà phê bình hay là những người trẻ. Mỗi
nhà xuất bản thì có một đội ngũ cộng tác viên riêng, phục vụ cho mục tiêu,
cũng như đề tài của nhà xuất bản đó.
Để có thể hoàn thiện được quy trình xuất bản phẩm thì khâu tổ chức bản
thảo sách có vai trò vô cùng quan trọng, và tất nhiên để có những tác phẩm
cho đội ngũ biên tập viên thì cộng tác viên đóng tác giả có vai trò then chốt.
Biên tập viên thì tổ chức, tìm kiếm và bồi dưỡng cộng tác viên tác giả. Còn
đối với tác giả thì họ có quyền cộng tác với nhà xuất bản mà họ yêu quý, chỉ
cần 2 bên cần và có thể giúp đỡ nhau trong quá trình xuất bản. Họ có quyền
gửi tác phẩm của mình đến với nhà xuất bản uy tín, họ là những người hoạt
động tự do, muốn đưa những tác phẩm của mình đến tay công chúng. Bởi
vây, sự tác động, giúp đỡ của biên tập viên sẽ là động lực thôi thúc tác giả

sáng tạo bản thảo. Tác giả có thể đòi hỏi về vật chất cũng như tinh thần, bởi
có thể tác giả là một học giả, học thuyết. việc giữ chân một tác giả như vậy rất
quan trọng. đòi hỏi khả năng của biên tập viên không chỉ trong kiến thức mà
còn dùng tình cảm, cảm xúc để thể hiện sự chân thành.
Khi nhà xuất bản muốn tìm kiếm nguồn bản thảo thì có thể tổ chức ra các
chương trình, ví dụ như cuộc thi viết về một chủ đề nào đó kỷ niệm trong năm
chẳng hạn như ngày nhà giáo Việt Nam để tìm kiếm bản thảo phù hợp với kế
hoạch cũng như tìm kiếm những tác giả triển vọng có thể cộng tác với nhà
xuất bản. Tuy nhiên không phải cứ tìm kiếm được tác giả là họ sẽ đồng ý
cộng tác với BTV với nhà xuất bản. Điều này rất quan trọng chính bởi thế nhà
xuất bản phải đưa ra các chính sách đãi ngộ, những quan tâm chia sẻ để giúp
tác giả hiểu rõ hơn về nhà xuất bản người làm công việc này không ai khác
chính là đội ngũ biên tập viên của nhà xuất bản.

11

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
Tác giả cộng tác với nhà xuất bản đôi khi không phải vì một vật chất nào
đó mà đơn giản chỉ là vì quý mến nhà xuất bản và muốn tác phẩm của mình
được ra đời từ nhà xuất bản này. Chính nhớ đội ngũ cộng tác viên tác giả mà
biên tập viên mới hoàn thiện được khâu tìm kiếm bản thảo trong chuỗi các
quy trình để có được một xuất bản phẩm ra đời. Điều đó cho thấy mối quan hệ
mật thiết, gắn bó, không thể tách rời của tác giả với biên tập viên. Biên tập
viên không thể hoàn thành kế hoạch của mình nếu không có tác giả và tác giả
cũng không thể đưa tác phẩm của mình bằng cách xuất bản đến với tay độc
giả và công chúng nếu không có sự giúp đỡ của biên tập viên! Có thế nói biên
tập viên là yếu tố thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp sáng tạo tác phẩm tác giả, là

động lực cho việc sáng tác, còn tác giả là yếu tố quan trọng, không thể thiếu
và tác động ngược trở lại đối với mỗi bản thân viên tập viên nói riêng và nhà
xuất bản nói chung.
Biên tập viên là lực lượng nòng cốt trong việc tìm kiếm bản thảo , nguồn
đầu vào quan trọng của hoạt động sản xuất – kinh doanh xuất bản phẩm trên
cơ sở mạng lưới cộng tác viên tác giả, cần phải có tác giả, và khi có tác giả rồi
thì có bản thảo cùng với kiến thức chuyên môn ,các hoạt động nghiệp vụ góp
phẩn vào hoàn thiện và nâng cao chất lượng tác phẩm, hoàn thành 1 phần
quan trọng trong khâu tổ chức bản thảo. Cộng tác viên tác giả là điều kiện cần
để hoạt động sản xuất – kinh doanh của nhà xuất bản đạt mục tiêu đã đặt ra
trong chiến lược sản xuất.

3. Mối quan hệ gắn bó, phụ thuộc nhau của Biên tập viên và cộng tác
viên tác giả.
Mối quan hệ này xét theo 2 khía cạnh :
Thứ nhất, một tác giả không trong biên chế của nhà xuất bản, muốn truyền
tải thông điệp cũng như tác phẩm của mình đến với bạn đọc, quần chúng nhân
dân thì phải tìm đến nhà xuất bản có thể thực hiện được mong muốn của
12

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
mình, mà cụ thể là phải tìm đội ngũ biên tập viên những người tổ chức bản
thảo đẻ gửi gắm những “ đứa con tinh thần” của mình.
Thứ hai, nhà xuất bản muốn duy trì và phát triển được hoạt đông kinh
doanh và xuất bản phẩm của mình thì cần phải có nguồn nhiên liệu, không
phải là giấy, mực in, thiết bị in, nguyên liệu ấy không phải tự nhiên mà có,
nguồn nguyên liệu ấy chỉ có thế có nhờ các tác giả. Bởi vậy nếu như trong cơ

chế nhà xuất bản không thể đủ cán bộ có thể đáp ứng được các chủ đề, kế
hoạch nhà xuất bản đề ra thì rất cần đội ngũ cộng tác viên có năng lực phẩm
chất chính trị, có thế giới quan khoa học, có quan điểm chính trị nhất trí với
quan điểm của Đảng, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng; tác giả
phải là người có đủ những điều kiện về tri thức,kiến thức, khả năng thể hiện
đối với lĩnh vực chuyên môn riêng biệt mà đề tài đòi hỏi; hiểu về nhà xuất bản
để thực hiện việc sáng tạo tác phẩm. Tác giả thích hợp với đề tài không chỉ
hội đủ các điều kiện về trình độ học thuật, quan điểm tư tưởng… mà còn phải
là người có hiểu biết cụ thể về yêu cầu của đề tài, có hứng thú và có sở trường
sáng tạo phù hợp với đề tài. Tác giả lựa chọn phải là người quen thuộc với
độc giả, am hiểu về trình độ, thị hiếu, vốn sống của độc giả. Và chính biên tập
viên là người làm công tác tìm kiếm đội ngũ cộng tác viên phù hợp với nhà
xuất bản.
Nếu như không có tác phẩm thì không có nguồn bản thảo, nhà xuất bản
không xuất bản được gì điều đó đồng nghĩa với việc phải đóng cửa nhà xuất
bản, hoặc nếu có duy trì thì cũng thua lỗ, không phát triển. Bởi lẽ, mục tiêu cơ
bản của hoạt động xuất bản là truyền bá văn hóa, làm sao cho có được nhiều
tác phẩm tốt, hay để chuyển thành các xuất bản phẩm truyền bá rộng rãi ngoài
xã hội. Không có bản thảo thì nhà xuất bản không duy trì và thực hiện được
mục tiêu trong chiến lược sản xuất – kinh doanh đã đề ra, Biên tập viên không
hoàn thành nhiệm vụ, còn đối với tác giả nếu những “ đứa con tinh thần” của
mình không đến được tay công chúng bạn đọc, không chia sẻ được thì một tất

13

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
yếu sẽ xảy ra đó là tác giả sẽ chán, rồi chẳng buồn sáng tác. Điều đó sẽ đánh

mất một viên ngọc không có điều kiện để thể hiện mình, cũng như mang
những kiến thức khoa học, chuyên môn ra để mọi người cùng biết và tìm
hiểu.
Bởi vậy, một thực tế đó là trong quy trình làm bản thảo sách, mối quan hệ
giữa biên tập viên và cộng tác viên tác giả đóng vai trò vô cùng quan trọng,
quyết định đến hoạt động của nhà xuất bản. Đây là một mối quan hệ gắn bó,
chặt chẽ là động lực lẫn nhau thúc đẩy sự phát triển không chỉ mang đến
những tác phẩm tinh thần cho quần chúng nhân dân mà còn là lực lượng thúc
đẩy hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nhà xuất bản nói riêng và thúc đẩy
sự phát triển kinh tế đất nước. Biên tập viên và cộng tác viên hợp tác với nhau
sẽ chỉ là có lợi cho cả hai phía, theo toán học thì lợi ích trong mối quan hệ này
của biên tập viên tỉ lệ thuận với cộng tác viên tác giả. Đó là một mối quan hệ
có lợi, thúc đẩy sự phát triển cho nhau và tất nhiên phụ thuộc nhau, không có
biên tập viên thì tác phẩm không đến tay của công chúng được và ngược lại
không có tác giả thì biên tập viên không thể hoàn thành được nhiệm vụ cũng
như kế hoạch sản xuất – kinh doanh của nhà xuất bản.
III THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1 Thực trạng
Nói đến thực trạng của nghành xuất bản thì có rất nhiều vấn đề cần nói, tuy
nhiên trong tiểu luận này sẽ nhắc đến thực tại của mối quan hệ giữa biên tâp
viên và cộng tác viên tác giả.
Đất nước đang bước vào những năm đầu của thế kỷ 21. Thời đại bùng nổ
công nghệ thông tin, việc chạy đua cùng với những phương tiện truyền thông
là tất yếu như phát thanh, truyền hình, điện ảnh, internet. Mỗi kênh truyền
thông có những thế mạnh và những hạn chế riêng. Xuất bản phẩm cũng
vậy,xuất bản có những thế mạnh mà các kênh truyền thông khác không thể có
được. Bởi vậy việc xuất bản ra một cuốn sách có vai trò rất quan trọng không
14

Cao Thị Hường



Xuất bản k29
những cung cấp thông tin, thúc đấy phát triển kinh tế mà nó còn để đánh giá
trình độ văn hóa cũng như sự phát triển của từng thời kỳ. Nhìn một cuốn sách
bạn có thể đánh giá được sự phát triển của giai đoạn đó. Ví dụ: sách
papyrus,sách bằng đất…cho đến ngày nay là sách điện tử. Sách ngày càng
xuất bản nhiều cho thấy nhu cầu thông tin của con người ngày càng lớn. Cũng
chính bởi vậy mà nguồn bản thảo để viết sách là một nguyên liệu quan trọng
và rất cần thiết. Bên cạnh những thành công lớn đã đạt được của nghành xuất
bản trong những năm qua là những thực tế và vấn đề đáng báo động cần có
biện pháp giải quyết. Với việc chạy theo xu hướng, nhu cầu thông tin lớn,
nhanh mà quên đi bản chất vấn đề, chạy theo đáp ứng những nhu cầu bề nổi
mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng tác phẩm.
Cái cách làm việc,lựa chọn bản thảo của biên tập viên, cũng như cơ chế
của nhà xuất bản đã làm cho hoạt động xuất bản nước ta thật sự khủng hoảng,
nhiều nhà xuất bản đứng trước nguy cơ đóng cửa, lỗ quanh năm, giám đốc
nhà xuất bản còn phải xin chuyển công tác đi làm việc khác vì không thể lo
được lương cho chính bản thân mình cũng như nhân viên, phó giám đốc được
đề bạt lên giám đốc nhưng không dám nhận.
Trích 1 đoạn trong bài báo: “ Một tiếng thở dài về thực trạng xuất bản”
nguồn Hoàng Nhân – báo Thông tin & văn hóa.
“Tác giả Trần Thị Hồng Hạnh từng đoạt giải nhất cuộc vận động sáng
tác Văn Học Tuổi Hai Mươi bức xúc: Tâm lý “hạ cố đọc bản thảo” rồi cách
làm việc theo kiểu “ban ơn mưa móc” đã ngăn cản không ít bước chân người
viết trẻ tìm đến các NXB. Dĩ nhiên, tôi cũng biết thù lao biên tập viên chưa
tương xứng nên cũng làm hạn chế nhiệt tình công việc của họ. Nhưng, tôi
nghĩ quan trọng hơn cả vẫn là thái độ ứng xử giữa người làm xuất bản với tác
giả. Thà cứ nói thẳng: “Sách của anh chị dở quá”. Hoặc, khi nhận bản thảo thì
cho biết thời gian trả lời in hay không để người ta khỏi mỏi mòn chờ đợi.”


15

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
Điều này cho thấy một thực tế hiện nay đó chính là việc tiếp nhận bản
thảo đang có nhiều vấn đề bất cập. Chính sự không rõ ràng của biên tập
viên nhà xuất bản đã làm cho nhiều những tác giả trẻ không dám cộng tác
với nhà xuất bản, bởi lý do các công tác quyết định cho một cuốn sách ra đời
tốn quá nhiều thời gian, một tác phẩm không phải bất cứ lúc nào cũng xuất
bản được, ví dụ như 1 cuốn sách viết nhằm kỷ niệm ngày thành lập Đảng
Cộng Sản Việt Nam, theo ý của tác giả là xuất bản trước ngày thành lập
khoảng 1 tháng để vừa quảng cáo, bán sách. Thế nhưng nhà xuất bản lại có
quyết định in sau ngày kỷ niệm, hoặc đến sát ngày kỷ niệm vẫn chưa có quyết
định in, điều đó làm ảnh hưởng đến tác giả cũng như bản thảo xem như bị
hỏng vì không còn phù hợp với thực tiễn , không đáp ứng được nhu cầu thông
tin của bạn đọc.
Một vấn đề nữa, đó là do tác giả là người cộng tác lâu năm với nhà xuất
bản, là người có kinh nghiệm viết sách, hội tụ đầy đủ phẩm chất cần có của
một người sáng tạo bản thảo, tuy nhiên con người không thể lúc nào cũng
hoàn hảo, điều đó dẫn đến một thực tế là tác giả gửi bài đến cho nhà xuất bản,
nhưng mà nội dung, chất lượng của bản thảo này lại không đạt yêu cầu,
nhưng vì ngại mối quan hệ bấy lâu nên không dám đưa ra ý kiến, sợ mất lòng
hoặc sợ tác giả sẽ không cộng tác với nhà xuất bản nữa. vì suy nghĩ như vậy
nên mới dẫn đến tình trạng là vẫn phê duyệt đem in trong khi bản thảo không
đạt chất lượng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín nhà xuất bản,
đến kinh tế thậm chí rất có thể còn thua lỗ. Bởi vậy những lúc như thế rất cần
có sự trao đổi thẳng thắn giữa biên tập viên và tác giả, sự khôn khéo trong

thuyết phục, sự ân cần cũng như trình độ của biên tập viên sẽ giúp cho nhà
xuát bản có được sự cộng tác của tác giả, bên cạnh đó là những tác phẩm phù
hợp với thị hiếu cũng như nhu càu bạn đọc.
Một thực tế đang xảy ra hiện nay nữa đó chính là các nhà xuất bản thực
hiện cổ phần hóa, chạy theo nền kinh tế thị trường để đảm bảo không bị thua

16

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
lỗ, nhà xuất bản đã khóan chỉ tiêu cho biên tập viên và nộp doanh thu, điều
này khiến cho biên tập viên phải chạy đua để tìm kiếm số lượng bản thảo cho
đủ chỉ tiêu,yêu cầu nhà xuất bản. Để tìm được một bản thảo uy tín, chất
lượng không hề dễ, không có thời gian để tìm kiếm tác giả, tác phẩm đẻ kịp
với hạn nộp, buộc biên tập viên phải lấy những tác phẩm đạt chất lượng
không cao để biên tập rồi in. Cũng có trường hợp bản thảo được nhận in vì tác
giả và biên tập viên là người có quen biết, có mối quan hệ thân tình vì nể nhau
nên biên tập viên đã cho in tác phẩm điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng
sách. Cũng chính vì các tác phẩm đạt chất lượng không cao thì mang in còn
những tác phẩm đạt chất lượng tốt thì lại không in hoặc đợi mãi không có
quyết định in đã khiến các tác giả nản chí với việc cộng tác với nhà xuất bản,
họ tìm những cách khác để đưa tác phẩm của mình ra ngoài thị trường.Với sự
phát triển công nghệ thông tin như hiện nay thì điều này không hề khó chỉ
cần 1 click thì tất cả tác phẩm đã đến tay bạn đọc như đưa lên blog, facebook.
Internet. Và độc giả cũng như vậy chỉ cần 1 click chuột thì đã có hàng ngàn
tác phẩm bạn muốn tìm kiếm hiện ra trước mắt, trong khi biên tập viên lại rất
vất vả để có thể tìm ra được bản thảo để đủ định mức giao khoán.
Dưới đây là trích đoạn của một bài báo với ý kiến của nhà văn Thái Bá

Tâm- trích TuanVietNam.net:
“Lỗi đâu để nguyên đó vì cả nể tác giả (?!)
- Có nhiều cuốn sách mắc lỗi, trong đó có những lỗi sơ đẳng như lỗi chính
tả, ngữ pháp, theo ông nguyên nhân do dâu? Ông đánh giá thế nào về chất
lượng biên tập?
Mảng sách viết thì biên tập viên kiểm tra, chỉnh sửa cẩn thận hơn vì nó còn
liên quan đến ý tưởng của tác giả, đến vấn đề chính trị. Còn sách dịch, đặc
biệt là những sách cổ điển, biên tập viên yên tâm về nội dung rồi nên thường
làm sơ sài hơn thậm chí là qua quít.

17

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
Đương nhiên, cách biên tập ra sao cùng còn do lương tâm của từng biên
tập viên. Nếu vô trách nhiệm thì họ không đọc, hoặc là có đọc nhưng chỉ đọc
qua loa và sửa chữa rất ít. Để biện minh cho cách làm và sự lười biếng của
mình, họ gọi đó là "tôn trọng tác giả , tôn trọng người dịch". Nói như vậy thì
nếu tác giả viết sai một câu - họ tôn trọng không sửa; viết sai cả trang - họ
cũng tôn trọng không sửa; hàng loạt trang sai - họ vẫn tôn trọng không sửa?
Cái đó không được gọi là tôn trọng.
Còn có một thực trạng nữa là biên tập viên trẻ hơn tác giả, trình độ và kinh
nghiệm không bằng tác giả, đặc biệt là những tác giả có tên tuổi. Các biên tập
viên này thường không đủ trình độ (có thể là không dám) vạch ra lỗi sai. Tác
giả không muốn ai động vào tác phẩm của mình vì sợ làm sai và hỏng đi.
Người biên tập lại lười, ngại biên tập nên hai người thống nhất theo cách cùng
có lợi: "Bác đưa thế nào, em in thế đấy rồi bác chịu trách nhiệm nhé".”
Về phía tác giả thì bảo thủ về cách viết, bố cục hay về nội dung vẫn còn

hạn chế, tuy nhiên nhất nhất không chịu để biên tập viên biên tập lạ vì sợ làm
ảnh hưởng đến chất lượng tác phẩm. điều này là cổ hủ, bảo thủ và lạc hậu.
hoặc hiện nay do chạy theo xu hướng thời đại, tác giả không còn mặn mà với
những sách cũ mà chay theo nhu cầu thị trường để rồi những xuất bản phẩm
chỉ ra đời, đáp ứng cái nhu cầu tầm thường mà sau khi đọc tác phẩm thì
không có bất cứ giá trị nào được đề cập đến hay nói cách khác sau khi đọc
xong thì độc giả cũng quên luôn nội dung tác phẩm. Không có một chút ấn
tượng gì. Chất lượng cũng như nội dung bị hạn chế, gò bó và không mang
tính sáng tạo, không phục vụ được mục đích của việc đọc sách, cũng như nhu
cầu
Có thể thấy vấn đề biên tập viên cũng như cộng tác viên tác giả còn nhiều
bất cập. Trong đó cần sự nỗ lực của cả hai bên, Biên tập viên nhiệt tình và cẩn
thận hơn trong công việc, còn tác giả là người cần lắng nghe ý kiến đóng góp
của biên tập viên để biên tập bản thảo có chất lượng tốt hơn, không nên chủ

18

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
quan, bảo thủ, duy ý chí cho rằng sửa chữa là biên tập viên nhà xuất bản
không tôn trọng ý kiến của mình.
2. Giải pháp nâng cao mối quan hệ giữa biên tập viên với cộng tác viên
tác giả.

Để có thể đưa ra được giải pháp khắc phục tình hình thực trạng trên thì cần
phải có kế hoạch lâu dài và rất cần có sự cộng tác của không chỉ cá nhân biên
tập viên nhà xuất bản mà còn cần đến sự cộng tác của đội ngũ tác giả những
người có vai trò quan trọng.

Về phía nhà xuất bản: Tăng cường tạo điều kiện giúp đỡ cho biên tập
viên và tác giả hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hợp lý không bị gò bó
thời gian, hay chạy theo số lương khoán sẵn làm cho việc tìm kiếm tác phẩm
cũng như tác giả khó khăn, bị tác động. Tuy nhiên, cũng không vì phía nhà
xuất bản quan tâm đến đời sống biên tập vì thế mà biên tập viên không nhiệt
tình với
công việc, không khoán, làm the bao cấp nên biên tập viên cứ đủng đỉnh.
Sự giúp đỡ của nhà xuát bản thể hiện ở việc tổ chức các chương trình giao
lưu, bồi dưỡng, các cuộc thi sáng tác có giải thưởng về đề tài nào đoc, hội
nghị khoa học về đề tài đang làm sách để thu hút được nhiều tác giả đến tham
gia và rất có thể những sự kiện như vậy sẽ thu hút được đội ngũ tác giả cộng
tác với nhà xuất bản. Tổ chức giao lưu giữa biên tập viên và tác giả để tăng
thêm sự hiểu biết cũng như có kế hoạch cho chính nhà xuất bản trong tương
lai.
Về phía biên tập viên: không ngừng nâng cao năng lực, khả năng tìm kiếm
và tổ chức. Ngoài việc nâng cao năng lực làm việc, biên tập viên còn rèn
luyện tính chăm chỉ, cần cù và phải biết đối nhân xử thế! Nhất là trong mối

19

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
quan hệ với tác giả. Nắm bắt được tâm lý tác giả để kịp thời xử lý, tránh được
khúc mắc và làm mất đi một mối cộng tác với tác giả.
Một ví dụ được lấy ra: Tác giả X là một người cộng tác lâu năm với nhà
xuất bản Y, là người có kinh nghiệm lâu năm trong viết tiểu thuyết và thường
thì các tác phẩm của ông có chất lượng tốt, được đông đảo bạn đọc đón nhận.
Tuy nhiên, lần này khi ông X mang tác phẩm này đến thì theo biên tập viên

nếu muốn xuất bản,tác phẩm cần phải được biên tập lại, nếu không thì không
thể mang In trong khi tác giả thì muốn giữ nguyên tác phẩm của mình không
cho biên tập vì sợ làm hỏng mạch văn, và sai ý của mình. Trong trường hợp
này biên tập viên phải xử lý ra sao??
Có 2 trường hợp xảy ra:
Thứ nhất là không muốn đánh mất sự cộng tác của tác giả X này với nhà
xuất bản bởi vậy nên biên tập viên đành đồng ý cho In vì sự phát triển lâu dài
của nhà xuất bản, thôi thì cuốn này đành chịu lỗ.
Thứ hai, tác giả không cho biên tập lại thì chắc chắn không thể mang đi In
được.
Vậy phải giải quyết như thế nào? Lúc này rất cần sự sáng suốt của Biên tập
viên. Giữ được chân tác giả mà không làm phật ý! Biên tập viên cần tổ chức
một buổi gặp gỡ, trao đổi, trên tinh thần thống nhất để In. Trong buổi gặp gỡ
thì biên tập viên phải dựa vào tâm lý của tác giả và nói về tác phẩm. Đánh giá
đây là một tác phẩm hay, và muốn tác giả cùng tham gia biên tập với biên tập
viên để làm sao cho vẫn theo ý của tác giả mà làm tác phẩm đạt chất lượng tốt
hơn, có thể quảng bá rộng rãi đến tay bạn đọc. Chính biên tập viên là người
đứng ra giải quyết khúc mắc với tác giả, vừa giữ được chân tác giả mà bản
thảo thì được biên tập lại có chất lượng tốt hơn, rõ ràng làm tăng thêm mối
quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa biên tập viên và tác giả. Hứa hẹn những lần
cộng tác thành công tiếp theo.

20

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
Công việc biên tập khó ở chỗ BTV như kẻ khiêu vũ mà bị trói tay: chỉ có
thể xuất phát từ dụng ý của tác giả, sự chỉnh sửa và thay đổi không thể vượt

quá một giới hạn nhất định. BTV cần phải để ý tới chủ tâm của tác giả khi
triển khai kết cấu của tác phẩm in, các đơn vị cấu trúc phải phục vụ điều này.
Cộng tác viên tác giả là những người giúp cho kế hoạch sản xuất – kinh
doanh của nhà xuất bản thành công. Bởi vậy sự cộng tác và giúp đỡ nhiệt tình
của tác giả sẽ gíup nhà xuất bản, cũng như tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau ,
làm thắm thiết hơn mối quan hệ giữa biên tập viên và cộng tác viên tác giả.
Cộng tác viên tác giả cần hiểu được vai trò của người biên tập đối với tác
phẩm của mình, tất cả đều vì muốn tác phẩm của tác giả được công chúng đón
nhận một cách nồng nhiệt, truyền tải được những thông điệp từ tác giả đến
với độc giả. Bởi hơn ai hết biên tập viên là người nghiên cứu thị trường,
nghiên cứu nhu cầu bạn đọc, lại là độc giả đầu tiên tiếp nhận tác phẩm của tác
giả khi chưa xuất bản, nên biên tập viên biết phải làm như thế nào để đáp ứng
nhu cầu độc giả mà vẫn đảm bảo được chất lượng tác phẩm và ý đồ cho tác
giả và cũng chính là lợi ích, thành công cũng như uy tín của nhà xuất bản.

21

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
PHẦN III :KẾT LUẬN

Biên tập viên và cộng tác viên tác giả trong quy trình làm bản thảo sách là
hai vị trí có liên quan biện chứng với nhau, có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó,
khăng khít, tác động qua lại và bổ trợ cho nhau. Biên tập viên là cầu nối giữa
độc giả và tác giả, phải nắm được thị hiếu bạn đọc và ý đồ tác giả đưa ra để
làm sao trong quá trình biên tập vẫn không làm ảnh hưởng đến tác phẩm, vẫn
giữ ý đồ của tác giả mà truyền tải được đến bạn đọc một cách có hiệu quả
nhất, điều này càng làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa biên tập viên và

cộng tác viên tác giả. Bởi vậy cho đến khi nào hoạt động xuất bản vẫn còn
phát triển thì mối quan hệ giữa biên tập viên và cộng tác viên tác giả còn gắn
bó thân thiết và càng chặt chẽ hơn. Điều này chứng tỏ một điều rằng nêú mối
quan hệ đó càng tốt đẹp bao nhiêu thì càng thúc đẩy quá trình sản xuất – kinh
doanh của nhà xuất bản nhanh chóng và thành công bấy nhiêu.
Bản thân biên tập viên và tác giả ý thức được vai trò của nhau trong hoạt
động cũng như công việc của mình, cùng nhau hợp tác, phát triển hoạt động
xuất bản lên một tầm cao mới.

22

Cao Thị Hường


Xuất bản k29

23

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
Những ý kiến phân tích trên, dưới cái nhìn từ một khía cạnh của chính bản
thân em. Mối quan hệ giữa biên tập viên và cộng tác viên tác giả còn thể hiện
trên nhiều khía cạnh khác. Bài viết còn nhiều thiếu sót rất mong cô giáo đánh
giá và cho nhận xét để những bài viết sau em hoàn thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Đánh giá của giảng viên:


24

Cao Thị Hường


Xuất bản k29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



Lý luận nghiệp vụ xuất bản, tập 1, NXB Văn hóa – thông tin, Hà

Nội – Trần Văn Hải ( chủ biên), 2007.


Luật xuất bản năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006


Chỉ thị 42 CT/WT, Ban Bí Thư (25/ 08/ 2004)



Tài liệu từ nhiều nguồn trên Internet.

25

Cao Thị Hường



×