Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Quản lý nhà nước đối với các hệ thống thư viện phục vụ cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.09 KB, 45 trang )

MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Văn hóa đọc là một yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả của quá trình tự
học, trong đó sách là phương tiện cơ bản và hữu hiệu nhất để con người
quyết định đến nguồn thông tin, văn hóa tri thức, đồng thời khối lượng kiến
thức thu thập được từ việc đọc sách chính là một thước đo đánh giá tầm vóc
tri thức của mỗi người. Trước khi có các phương tiện nghe nhìn (truyền
hình, phim ảnh, internet…), sách là phương tiện cơ bản và hữu hiệu nhất để
con người tiếp cận với nguồn thông tin, văn hóa và tri thức. Mỗi cuốn sách
là một bậc thang nhỏ đưa con người đến với những chân trời mới và những
khám phá mới giúp con người tiến bộ và hoàn thiện hơn trong cuộc sống.
Ngày nay, cùng với sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội cũng như yêu cầu
ngày càng cao về trình độ tri thức của nhân loại, nhu cầu đọc sách và văn
hóa đọc đang trở thành vấn đề được nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quan tâm
và đặt lên hàng đầu, đặc biệt là trong thời đại văn hóa nghe nhìn ngày càng
tỏ ra hấp dẫn và có ưu thế hơn đang lấn át văn hóa đọc. Điều này đặt ra yêu
cầu cần thiết phải tiến hành giải quyết vấn đề duy trì vai trò truyền thống của
sách và đọc sách đồng thời nâng cao hiệu quả của quá trình cải biến, xây
dựng văn hóa đọc theo hướng hiện đại.
Cùng với quá tình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và xu thế
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt trong hoàn cảnh chất lượng nguồn
nhân lực của nước ta còn nhiều hạn chế. Quá trình đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao phải được tiến hành dựa trên sự phối kết hợp đồng bộ của
nhiều yếu tố và đòi hỏi cung cấp một hệ thống cơ sở vật chất, tri thức, khoa
1
học thường xuyên đổi mới. Trong đó, hệ thống thư viện được xem như
phương tiện gần gũi, trực tiếp nhất để con người tiếp cận những kiến thức
khoa học một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để đáp ứng được yêu cầu thực
tiễn khách quan đó, hệ thống thư viện, đặc biệt là thư viện phục vụ trực tiếp
cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cần phải được tổ chức


và hoạt động theo một định hướng xác định, trong đó không thể thiếu vai trò
quản lý nhà nước đối với hệ thống thư viện này. Thực hiện hoạt động quản
lý nhà nước đối với hệ thống thư viện, đặc biệt là thư viện phục vụ cho quá
trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có hiệu quả sẽ có ý nghĩa quyết
định trong việc cung cấp kiến thức tri thức khoa học về các lĩnh vực khoa
học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội… phát triển nguồn nhân lực. Trong những
năm qua, cùng với những kết quả đạt được của quá trình đổi mới tổ chức
hoạt động của bộ máy nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác
quản lý nhà nước trên các lĩnh vực nói chung, công tác quản lý nhà nước về
hoạt động của hệ thống thư viện cũng đã bước đầu có những thay đổi đáng
kể góp phần nâng cao vai trò và vị trí của hệ thống thư viện trong quá trình
đào tạo, bồi dưỡng dân trí, nhân lực cũng như đáp ứng nhu cầu người, tuy
nhiên trên thực hoạt động này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được kịp
thời khắc phục và hoàn thiện.
Với những lý do trên, quản lý nhà nước đối với các hệ thống thư viện
phục vụ cho quá trình đào tạo cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2
Đề tài “Quản lý nhà nước đối với các hệ thống thư viện phục vụ cho quá
trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao” nhằm:
- Khái quát hệ thống hoá những vấn đề chung và cơ bản nhất về quản lý
nhà nước đối với hệ thống thư viện và thư viện phục vụ cho quá trình đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Tìm hiểu hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên một lĩnh vực cụ
thể: tổ chức và hoạt động của thư viện phục vụ cho quá trình đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về thư viện nói

chung trên cơ sở tìm hiểu tổng quát quy định về quản lý nhà nước về thư
viện. Đồng thời, tìm hiểu thực tế việc tình hình thực hiện quản lý nhà nước
đối với một số thư viện phục vụ cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao như thư viện Quốc gia, thư viện một sô trường đại học trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
IV – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với mục đích tìm kiếm, khảo sát những thông tin xác thực, toàn diện và
khoa học, trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn theo mẫu
- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu
- Phương pháp điều tra xã hội học
3
- Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp tài liệu lưu trữ.
4
NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát chung về QLNN đối với hệ thống thư viện phục
vụ cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
1. Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước
1.1. Quản lý
Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức, điều hành các hoạt
động có mục đích, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật
khách quan.
1.2. Quản lý nhà nước
- Theo quan điểm lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước xét về bản
chất, là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, tồn tại dựa trên một cơ sở
kinh tế nhất định; là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai
cấp khác, là một tổ chức quyền lực đặc biệt, có bộ máy chuyên trách để cưỡng

chế và thực hiện các chức năng quản lý nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích của
giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.
Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện ở các chức năng của nó. Dưới
góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính
trị của giai cấp và chức năng xã hội. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp -
chức năng giai cấp - là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một
giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn thể xã hội. Chức năng
giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản
chất chủ yếu của nó. Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước
thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn
một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước.
- Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều
hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và
5
hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu
yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, để quản trị quốc gia, quản lý nhà nước không chỉ thuộc thẩm
quyền của nhánh hành pháp mà bao gồm tất cả các hoạt động từ việc xây dựng
thể chế, chính sách đến tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm… Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là hoạt động tổ chức, điều hành của
cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực
nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Như vậy, quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, được sử dụng các
quyền lực của nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp để
quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
2. Quản lý nhà nước đối với thư viện
2.1. Thư viện
- Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc;
thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã
hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên

cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế,
văn hóa, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thư viện có các nhiệm vụ sau đây:
+ Đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc trong việc sử
dụng vốn tài liệu thư viện và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức.
+ Thu thập, bổ sung và xử lý nghiệp vụ vốn tài liệu; bảo quản vốn tài liệu
và thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy chế của thư viện.
+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền vốn tài liệu thư viện, tham gia xây dựng
và hình thành thói quen đọc sách, báo trong nhân dân.
+ Xử lý thông tin, biên soạn các ấn phẩm thông tin khoa học.
+ Thực hiện sự liên thông giữa các thư viện trong nước; trao đổi tài liệu với
thư viện nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
6
+ Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào
công tác thư viện, từng bước hiện đại hóa thư viện.
+ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư
viện.
+ Bảo quản cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài sản khác của thư viện.
2.2. Quản lý nhà nước đối với thư viện
Quản lý nhà nước về thư viện là sự tác động có chủ đích, có định hướng của
nhà nước đối với toàn bộ hoạt động liên quan đến công tác thư viện bằng quyền
lực của nhà nước, thông qua pháp luật, chính sách, công cụ, môi trường, lực
lượng vật chất và tài chính trên tất cả các mặt hoạt động của công tác thư viện
nhằm đạt mục tiêu của nhà nước.
Hoạt động thư viện được đặt dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước;
chủ động dựa vào nội lực là chính, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của
các loại hình thư viện trong mối liên kết chặt chẽ, thúc đẩy nhau cùng phát
triển.
2.2.1. Về quản lý nhà nước đối với thư viện, Pháp lệnh thư viện quy

định:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thư viện và được thể hiện ở
những nội dung sau: Quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thư
viện; đệ trình các dự án luật về thư viện lên Quốc hội, ban hành các văn bản
pháp quy theo thẩm quyền; chỉ đạo một số hoạt động trong lĩnh vực thư viện
như nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, tổ chức đăng ký hoạt độngt hư viện,
thực hiện hợp tác quốc tế, tổ chức thi đua khen thưởng, thanh tra, xử lý các vi
phạm pháp luật về thư viện.
- Bộ Văn hóa – Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản
lý nhà nước.
7
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan
khác của nhà nước có trách nhiệm phối hợp với bộ Văn hóa – Thông tin thực
hiện quản lý nhà nước đối với thư viện trực thuộc theo quy định của Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước vvvề thư viện
trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
2.2.2. Về chính sách của nhà nước trong lĩnh vực thư viện, Pháp lệnh nhà
nước về thư viện quy định:
- Đầu tư để đảm bảo cho các thư viện hưởng ngân sách nhà nước hoạt
động, phát triển và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật, điện tử hóa,
tự động hóa thư viện; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác thư
viện.
- Đầu tư tập trung cho một số thư viện có vị trí đặc biệt quan trọng; ưu tiên
đầu tư xây dựng thư viện huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đóng góp xây dựng và phát
triển sự nghiệp thư viện Việt Nam.
- Hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm
cộng tác thư viện các tổ chức không hoạt động bằng ngân sách nhà nước.

- Ưu tiên giải quyết đất xây dựng thư viện.
- Hỗ trợ, giúp đỡ việc bảo quản các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt
về lịch sử, văn hóa, khoa học của cá nhân, gia đình.
2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về thư viện bao gồm:
- Xây dựng, chỉ đạo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các loại hình
thư viện.
- Ban hành, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thư
viện.
- Đào tạo, bồi duỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm công tác thư viện.
8
- Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa
học và công nghệ trong lĩnh vực thư viện.
- Tổ chức đăng ký hoạt động thư viện.
- Hợp tác quốc tế về thư viện.
- Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động thư
viện.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thư viện; giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về thư viện.
1.1. Một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác thư viện
- Sắc lệnh lưu chiểu năm 1946 của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng
hòa.
- Sắc lệnh số 18 ngày 31 tháng giêng năm 1946 đặt thể lệ lưu chiểu
văn hóa phẩm trong nước Việt Nam.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao Động số 120/LĐ-QĐ ngày 6
tháng 6 năm 1985 ban hành bản danh mục số 1 các chức danh đầy đủ
viên chức Bộ Văn hóa và chuyên ngành báo chí xuất bản; biểu diễn nghệ
thuật; thư viện.
- Thông tư liên bộ 97 ngày 15 tháng 6 năm 1990 của Bộ VHTT và Bộ
Tài chính về chính sách đầu tư của nhà nước đối với thư viện công cộng.

- Thông tư số 97/TTLB-VHTTTTDL-TC của Bộ tài chính, Bộ thông
tin, văn hóa, thể thao và du lịch ngày 15 tháng 06 năm 1990 hướng dẫn
chế độ quản lý tài chính và chính sách đầu tư của Nhà nước đối với thư
viện công cộng.
- Thông tư số 30/TT-LB ngày 26 tháng 7 năm 1990 của Bộ tài chính,
Bộ GD&ĐT về hướng dẫn quản lý vốn sự nghiệp đầu tư cho Giáo dục
phổ thông.
- Quyết định số 1067/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ngày 25
tháng 11 năm 1998 về việc phê duyệt Dự án xây dựng và quản lý tủ sách
pháp luật ở xã, phường, thị trấn.
9
- Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ngày 06 tháng 11 năm 1998 về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt
động thư viện trường phổ thông.
- Pháp lệnh thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban thường
vụ Quốc hội ngày 28 tháng 12 năm 2000.
- Nghị định của Chính phủ số 72/2002/NĐ-CP ngày 06 /08/2002 Quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh thư viện.
- Nghị định của Chính phủ số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 về
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin.
- Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về "Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa".
- Quyết định của Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức - cán bộ chính phủ
số 393/1998-QĐ-TCCP-CCVC ngày 3/10/1998 về việc quyết định thi
nâng ngạch bảo tàng viên, thư viện viên, thư mục viên lên bảo tàng viên
chính, thư viện viên, thư mục viên chính.
- Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
ngày 02 tháng 01 năm 2003 về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư
viện trường phổ thông.
- Quyết định số 50/2003/QĐ-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hóa -

Thông tin ngày 22 tháng 8 năm 2003 về việc Quy định mức kinh phí mua
sách lý luận, chính trị của hệ thống thư viện.
- Thông tư số 56/2003/TT-BVHTT của Bộ văn hóa thông tin ngày
16/9/2003 về hướng dẫn chi tiết về điều kiện thành lập thư viện và thủ
tục đăng ký hoạt động thư viện.
- Luật xuất bản số 30/2004/QH11 của Quốc hội ngày 03 tháng 12
năm 2004.
- Quyết định số 16/2005/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin
ngày 04 tháng 5 năm 2005 ban hành Quy chế mẫu Tổ chức và hoạt động
của thư viện Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
10
- Quyết định số 49/2006/QĐ-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hóa
Thông tin ngày 05 tháng 5 năm 2006 ban hành quy chế mẫu về tổ chức
và hoạt động của thư viện Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố trực thuộc
Tỉnh.
- Thông tư liên tịch số 46/2006/TTLT/BVHTT-BTC của Bộ Văn hóa–
Thông tin và Bộ tài chính ngày 25 tháng 4 năm 2006 về hướng dẫn thực
hiện chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa.
- Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BTP-BCA-BQP-BGD&ĐT-
BLĐ-TB&XH-TLĐLĐVN của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH và Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam ngày 07 tháng 6 năm 2006 về hướng dẫn việc xây dựng, quản lý,
khai thác Tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường
học...
- Quyết định số 10/2007/QĐ - BVHTT của Bộ văn hóa thông tin
ngày 04 tháng 05 năm 2007 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thư
viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 13/2008/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ văn hóa,
thể thao và du lịch ngày 10 tháng 03 năm 2008 về việc ban hành Quy chế
mẫu tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học

- Quyết đinh số 26/2008/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ văn hóa,
thể thao và du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Vụ Thư viện.
2. Yêu cầu của hệ thống thư viện phục vụ cho quá trình đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao được hiểu là bộ phận lao động xã
hội có trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật cao; có kĩ năng lao động
giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của
11
công nghệ sản xuất; có sức khỏe và phẩm chất tốt, có khả năng vận dụng
sáng tạo những tri thức, những kĩ năng đã được đào tạo vào quá trình lao
động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Để có
nguồn nhân lực chất lượng cao đủ sức đáp ứng những đòi hỏi ngày càng
cao của kinh tế tri thức hiện nay, nguồn nhân lực phải đảm bảo các yêu
cầu cơ bản sau: Người lao động phải được nâng cao về trình độ dân trí;
Người lao động phải có khả năng sáng tạo cao; Người lao động phải có
tinh thần tự giác ham muốn học hỏi; Người lao động phải có khả năng
thích ứng và có tính linh hoạt cao. Ngoài ra, nền sản xuất công nghiệp
còn đòi hỏi ở người lao động phải có các năng lực và văn hóa lao động
công nghiệp cần thiết như: có kỷ luật tự giác, biết tiết kiệm nguyên vật
liệu và thời gian, có tinh thần trách nhiệm, có tinh thần hợp tác và tác
phong lao động công nghiệp, lương tâm nghề nghiệp… Nguồn nhân lực
chất lượng cao không đồng nghĩa với học hàm, học vị cao mà thể hiện ở
mọi người lao động, dù lao động cơ bắp tay hay lao động trí óc với sức
vóc thể chất tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào
hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất.
Để đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu
của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và đáp ứng những
đòi hỏi ngày càng cao của kinh tế tri thức hiện nay, hệ thống thư viện
phục vụ trực tiếp cho quá trình này phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Hệ thống thư viện phải góp phần nâng cao về trình độ dân trí; mở
rộng hiểu biết, tìm tòi nghiên cứu và kích thích khả năng sáng tạo trong
hoạt động thực tiễn; hình thành tinh thần tự giác, ham muốn học hỏi, trau
dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng và không ngừng nâng cao trình độ; bồi
12
dưỡng khả năng thích ứng và tính linh hoạt cao cho người học tập,
nghiên cứu, lao động khi vận dụng những tri thức cơ bản vào giải quyết
các đòi hỏi của thực tiễn, ứng dụng linh hoạt lý thuyết vào thực hành và
nâng cao khả năng làm chủ của con người trong cuộc sống vốn luôn có
nhiêu biến đổi.
- Hệ thống thư viện phải tự mình khẳng định được vị trí quan trọng
của mình trong quá trình nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài thông quá việc cải tiến chất lượng phục vụ và mở rộng quy mô
hoạt động với nhiều phương thức khác nhau. Từ đó góp phần tác động
đến việc thay đổi nhận thức của xã hội, của chính quyền các cấp, của các
cơ quan về vai trò của thư viện trong thời kỳ mới đặc biệt coi trọng vị trí
của thư viện và đầu tư cho hoạt động của thư viện trong phục vụ công tác
đào tạo nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm làm cho thư
viện trở thành nhân tố tích cực và trực tiếp góp phần vào quá trình đào
tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao.
- Hình thành mạng lưới thư viện rộng khắp với hai loại hình thư
viện cơ bản là thư viện công cộng và thư viện đa ngành, chuyên ngành có
khả năng đáp ứng mọi nhu cầu đọc và thông tin của mọi độc giả. Mạng
lưới thư viện phải tạo ra được sự đào tạo, bồi dưỡng, trau dồi kiến thức
không chỉ đối với đội ngũ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư
mà cả đối với đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ trung cấp, kỹ
sư… nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội và sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân. Cụ thể:
+ Đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có hệ thống các thông tin cho
nghiên cứu và học tập; tham gia góp phần nâng cao trình độ tiếp nhận,

khai thác, sử dụng thông tin trong xã hội, thúc đẩy quá trình nâng cao dân
13
trí; củng cố, phát triển và khai thác có hiệu quả nguồn lực thông tin, mở
rộng các loại hình ấn phẩm thông tin và các dịch vụ thông tin, đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của người khai thác và sử dụng.
+ Đầy đủ đầu sách cho học tập, nghiên cứu, giảng dạy.
+ Cơ chế thông thoáng, chính sách thu hút học tập, nghiên cứu qua hệ
thống thư viện.
+ Môi trường văn hóa đọc sách lành mạnh.
+ Đầu tư đồng bộ: nâng cao chất lượng sách, hệ thống tra cứu điện
tử-internet, đầu tư phòng đọc (thoáng đãng, mát mẻ, tiện nghi, đủ diện
tích…); phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất và phương thức hoạt động
không ngường được đổi mới theo hướng hiện đại.
+ Có sự phối hợp với đoàn trường, cơ quan trường học, hội thanh
niên, tổ chức quần chúng tuyên truyền văn hóa đọc sách, hướng thanh
niên xây dựng nếp sống, thói quen đọc sách.
- Đẩy mạnh hình thức liên kết, phối hợp hoạt động giữa các thư viện,
các trung tâm thông tin trong cả nước; đặc biệt là hoạt động của các Liên
hiệp thư viện khu vực và Liên hiệp thư viện các trường đại học.
- Có sự đa dạng hóa các loại hình thư viện phục vụ rộng rãi các đối
tượng, bám sát nhu cầu thông tin, học tập, công tác và nghiên cứu của
mọi tầng lớp nhân dân trong từng giai đoạn phát triển chính trị, kinh tế,
văn hoá xã hội của đất nước. Mở rộng hoạt động và hiện đại hóa hệ thông
thư viện của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và
dạy nghề - nhân tố quyết định cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao.
- Xây dựng được đội ngũ cán bộ làm công tác thư viện có trình độ
chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm công tác, có lòng nhiệt tình yêu
nghề. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ chuyên ngành với nhiều hình
14

thức: Chính quy, tại chức, đào tạo lại ở nhiều cấp độ khác nhau: thạc sỹ,
cử nhân, trung cấp.
- Công tác xã hội hoá hoạt động thư viện được đẩy mạnh và phát huy
hơn nữa hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thư viện. Hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực thư viện trên cơ sở tranh thủ tối đa các nguồn lực
ngoài nước, đồng thời huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội
trong việc xây dựng và phát triển ngành thư viện Việt Nam phù hợp trong
bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu ngày càng cao của
đời sống kinh tế - xã hội.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐi VỚI HỆ THỐNG THƯ
VIỆN PHỤC VỤ CHO QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
LƯỢNG CAO QUA THỰC TẾ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thư viện quốc gia Việt Nam cũng như thư viện của các trường đại học trên
địa bàn Hà Nội đều là một bộ phận của hệ thống thư viện trong cả nước, có
chức năng, nhiệm vụ chung là: Đảm bảo việc thu thập, lưu trữ và phổ biến,
cung cấp thông tin văn hóa – khoa học – xã hội, cũng như hỗ trợ khai thác hiệu
quả những nguồn thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên
cứu khoa học của người đọc. Với vai trò, chức năng đó, hệ thống thư viện này
góp phần cơ bản và tích cực vào quá trình cũng cấp nguồn thông tin, tri thức
cho toàn bộ dân cư trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung trong
hoạt động tra cứu, tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, giảng dạy… đặc biệt là trong
quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong những năm qua, cùng
với quá trình đổi mới đất nước, nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động trên tất
15
cả các lĩnh vực và quá trình nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, hoạt động
của Thư viện quốc gia và thư viện các trường đại học đã có những thay đổi
đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao trình độ dân trí và làm phong
phú sự hiểu biết trong toàn dân, góp phần vào nỗ lực chung của toàn xã hội

trong vấn đề nâng cao tầm vóc tri thức của người Việt Nam, đặc biệt là nâng
cao kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu cho giới học sinh, sinh viên – nguồn
lao động dự trữ, tiềm năng của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động của
hệ thống này vẫn còn tồn tại một số hạn chế gây cản trở đến quá trình đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng và toàn bộ quá trình đổi mới đất nước
nói chung.
1. Những mặt đạt được:
1.1. Công tác quản lý nhà nước đối với việc phát triển và xây dựng
vốn tài liệu
Tài liệu của thư viện quốc gia đáp ứng về cơ bản nhu cầu học tập và
nghiên cứu, tra cứu của người đọc, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành cho sinh
viên, nghiên cứu sinh. Lượng sách khá đa dạng về lĩnh vực, sách báo và
thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của quá trình phát triển đào tạo,
nghiên cứu cũng được cập nhật tương đối thường xuyên
Công tác thu nhận, lưu chiểu của Thư viên quốc gia các năm được tiến
hành thường xuyên, liên tục, các ấn phẩm nhận được tương đối đều. Số
lượng sách nhận lưu chiểu năm 2009 tăng 4.172. bản so với năm 2008 trong
đó số lượng luận án tiến sĩ tăng 237 bản.
Thư viện quốc gia vẫn tiếp tục duy trì được các mối quan hệ mật thiết
với các đơn vị, tổ chức nước ngoài và đã nhận được nhiều tài liệu qua các
nguồn biếu tặng từ các Dự án, Quỹ Châu Á, các Đại sứ quán, Thư viện quốc
16
gia Hàn Quốc, Tây Ba Nha, Nga, Pháp, Trung Quốc. Cụ thể của năm 2009
như sau
T
T
NGÔN
NGỮ
LƯU
CHIỂU

MUA TRAO
ĐỔI
BIẾU
TẶNG
TỔNG
CỘNG
A SÁCH, TÀI LIỆU ĐẶC BIỆT (TRANH, BẢN ĐỒ,...), LUẬN ÁN
TIẾNG
VIỆT
19.199
TÊN
86.209
BẢN
452
TÊN
2.913
BẢN
19.651
TÊN
89.122
BẢN
NGOẠI
VĂN
3 TÊN 945
TÊN
3.029
TÊN
3.977 TÊN
B
BÁO, TẠP CHÍ, BẢN TIN

TIẾNG
VIỆT
973
TÊN
47.025
SỐ
127
TÊN
28.191
SỐ
1.100 TÊN
75.216 SỐ
NGOẠI
VĂN
53 TÊN
768 SỐ
133
TÊN
3.378
SỐ
46 TÊN
252 SỐ
232 TÊN
4.398 SỐ
Nhờ việc thực hiện tốt các sắc lệnh về lưu chiểu và sự tận tụy với công tác
bổ sung, xây dựng vốn tài liệu cho nên tháng 10 năm 2010 Thư viện quốc gia
đã có bộ sưu tập rất phong phú, như:
- Tài liệu ở dạng sách gồm:
+ Sách Việt: 299.097 cuốn
+ Sách ngoại: 92.358 cuốn

+ Sách Nga: 267.819 cuốn
+ Sách Pháp: 45.065 cuốn
+ Tranh: 2.999 cuốn
17

×