Tải bản đầy đủ (.docx) (170 trang)

Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.8 KB, 170 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

VŨ TUẤN HƯNG

HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60 34 01 02

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

VŨ TUẤN HƯNG

HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã ngành: 60 34 01 02
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THANH VŨ
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014



CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Đặng Thanh Vũ
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 22 tháng 01 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
TS. Trương Quang Dũng
TS. Phạm Thị Nga
TS. Nguyễn Hải Quang
TS.Nguyễn Hữu Thân
TS. Phan Mỹ Hạnh

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch

Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày

tháng 01 năm 2014

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: VŨ TUẤN HƯNG

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 05/9/1974

Nơi sinh: Bắc Ninh

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


MSHV: 1241820139

I- TÊN ĐỀ TÀI:
Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại
Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng
hóa XNK thương mại. Tìm hiểu bài học kinh nghiệm của một số nước trong việc
hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử để rút ra bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan
Tỉnh BR – VT trong việc hòan thiện thủ tục hải quan điện tử.
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện
tử đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh BR – VT.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục hải quan điện tử, những thuận
lợi, khó khăn để đưa ra các các giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: (Ngày bắt đầu thực hiện Luận văn ghi trong Quyết
định giao đề tài): 30/05/2013
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 22/01/2014
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Đặng Thanh Vũ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh.
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên,
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Đặng Thanh Vũ,
người đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này ngay từ lúc định hình các nghiên
cứu ban đầu cho đến lúc hoàn chỉnh luận văn.
Xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học,
Quý thầy cô giáo Trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cám ơn Cục Hải quan tỉnh BR-VT, Ban cải cách hiện đại hoá – Tổng cục
hải quan, Ban quản lý Rủi ro - Tổng cục hải quan, Viện nghiên cứu Hải quan đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình quan sát, phân tích thực trạng cũng như
nghiên cứu lý luận về hoạt động quản lý rủi ro và thủ tục hải quan điện tử.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những
người đã luôn đồng hành cùng tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên
cứu của mình.


TÓM TẮT

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về thủ tục HQĐT đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu thương mại thông qua việc nghiên cứu và đưa ra các khái niệm
cơ bản có liên quan đến thủ tục hải quan, thủ tục HQĐT; những hàng hóa nào được
coi là hàng hóa XNK thương mại; so sánh giữa thủ tục HQĐT và thủ tục hải quan
truyền thống để thấy được những ưu điểm của thủ tục HQĐT; nêu lên sự cần thiết
của việc áp dụng thủ tục HQĐT để từ đó hệ thống và hình thành lý luận về thủ tục
HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại. Luận văn cũng nghiên cứu
kinh nghiệm của Hải quan một số nước trên thế giới và trong khu vực trong việc
hoàn thiện thủ tục HQĐT để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho hải quan Việt
Nam. Luận văn tập trung phân tích thực trạng tình hình thực hiện quy trình thủ tục
HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh BR-VT,
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục HQĐT, đồng thời đánh giá những ưu
điểm, nhược điểm của thủ tục HQĐT khi triển khai áp dụng trong thực tiễn tại Cục
Hải quan Tỉnh BR-VT.
Trên cơ sở phân tích thực trạng thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh BR-VT, căn cứ vào điều kiện, khả năng
của đơn vị, ngành HQ, dựa trên cơ sở pháp lý quy định và dự báo xu thế phát triển
của thế giới và hội nhập của Việt Nam, luận văn đã hình thành và xây dựng các giải
pháp để hoàn thiện thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại
Cục Hải quan Tỉnh BR-VT.


ABSTRACT
This study focused on the problems about the e-customs registration to
importing and exporting commercial goods through the research and giving the
basic concepts related to the customs procedures, e-customs registration; the goods
considered as the importing and exporting commercial goods; comparisons between
the e-customs registration and traditional customs registration to find out the
advantages of e-customs registration; giving the necessity of the application of ecustoms registration in order to form the theory of customs procedures to importing
and exporting commercial goods. The study also showed the experiences of some

countries in the world and Southeast Asian countries in completing the e-customs
procedures. Therefore, the experience for Vietnamese customs can be drawn from
this experiences. The research revealed the status of procedure application of ecustoms declaration to the importing and exporting commercial goods at Ba Ria Vung Tau Customs Department and the analysis of the affected factors to the ecustoms procedures. Besides, the study evaluated the advantages and disadvantages
of e-customs procedure when it is applied at Ba Ria - Vung Tau Customs
Department.
Based on the analysis the reality of e-customs procedures to importing and
exporting commercial goods at Ba Ria - Vung Tau Customs Department, based on
the conditions and capability of Ba Ria - Vung Tau Customs Department as well as
the Customs sector, based on the defined legal basis and the inference of the
development trend of the world and the integration of Viet Nam, the study formed
and built the solution to complete the e-customs procedures to the importing and
exporting commercial goods at Ba Ria - Vung Tau Department.


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA

: Khu vực tự do thương mại Đông Nam Á

ASEAN

: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

BR-VT

: Bà Rịa Vũng Tàu


BTC

: Bộ Tài chính

CNTT

: Công nghệ thông tin

C/O

: Chứng nhận xuất xứ

CSDL

: Cơ sở dữ liệu

DN

: Doanh nghiệp

EU

: Cộng đồng Châu Âu

GATT

: Hiệp định thuế quan ASEAN

GSQL


: Giám sát quản lý

HQ

: Hải quan

HQCK

: Hải quan cửa khẩu

HQĐT

: Hải quan điện tử

HTKB

: Hệ thống khai báo

HTXLDL

: Hệ thống xử lý dữ liệu

KYOTO

: Nghị định thư Kyoto

KTSTQ

: Kiểm tra sau thông quan


LAN

: Mạng nội bộ

MAN

: Mạng đô thị băng rộng (Metropolitan Area Network)

NK

: Nhập khẩu

NKD

: Nhập kinh doanh

ODA

: Hỗ trợ phát triển chính thức

OPEC

: Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ

QLRR :

Quản lý rủi ro

TCHQ


: Tổng cục Hải quan

TK

: Tờ khai

TM

: Thương mại


TQĐT

: Thông quan điện tử

TTDL

: Trung tâm dữ liệu

VAN

: Cơ quan/ Tổ chức truyền nhận dữ liệu (Value Added Network)

VPN

: Mạng riêng ảo (Vitual Private Network)

WAN

: Mạng diện rộng (Wide Area networks)


WB

: Ngân hàng thế giới (World Bank)

WCO

: Tổ chức Hải quan thế giới (World Customs Organisize)

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organisize)

XK

: Xuất khẩu

XLDL ĐTHQ: Xử lý dữ liệu điện tử hải quan
XNK

: Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh giữa thủ tục HQĐT và thủ tục HQ truyền thống..............Trang 13
Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng tờ khai thực hiện TTHQĐT từ năm 2010 đến tháng
6/2013...............................................................................................................Trang 42
Bảng 2.2. Tổng hợp kim ngạch XNK thực hiện TTHQĐT từ năm 2010 đến tháng
6/2013...............................................................................................................Trang 44
Bảng 2.3. Tổng hợp số thuế thu được từ hoạt động XNK giai đoạn 2010-2013..........

..........................................................................................................................Trang 45
Bảng 2.4. Tình hình kiểm tra hải quan đối với hàng hoá XNK thương mại. .Trang 47
Bảng 2.5. Đánh giá của Doanh nghiệp về thủ tục HQĐT so với thủ tục HQ truyền
thống................................................................................................................Phụ lục 4
Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá của Doanh nghiệp về những lợi ích khi tham gia thủ tục
HQĐT..............................................................................................................Phụ lục 4
Bảng 2.7. Đánh giá của Doanh nghiệp về thời gian trung bình để hoàn thành thủ tục
hải quan truyền thống cho một lô hàng XNK hiện nay..................................Phụ lục 4
Bảng 2.8. Đánh giá của Doanh nghiệp về thời gian làm thủ tục trung bình cho một
lô hàng theo thủ tục HQĐT.............................................................................Phụ lục 4
Bảng 2.9. Đánh giá của Doanh nghiệp về việc thực hiện thủ tục HQĐT tại Cục Hải
quan Tỉnh BR-VT............................................................................................Phụ lục 4
Bảng 2.10. Đánh giá của Doanh nghiệp về hệ thống khai báo HQĐT tại Cục Hải
quan Tỉnh BR-VT............................................................................................Phụ lục 4
Bảng 2.11. Những bộ phận DN thường gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục HQĐT ...
.........................................................................................................................Phụ lục 4
Bảng 2.12. Đánh giá của Doanh nghiệp về những khó khăn khi thực hiện thủ tục
HQĐT..............................................................................................................Phụ lục 4
Bảng 2.13. Thống kê nguồn nhân lực Cục Hải quan Tỉnh BR-VT................Phụ lục 1
Bảng 2.14: Tình hình kiểm tra sau thông quan đối hàng hoá được thông quan theo
thủ tục HQĐT tại Cục Hải quan Tỉnh BR-VT từ năm 2010-2013................Trang 74


Bảng 3.1. Nguồn thông tin DN thu thập được về thủ tục HQĐT..................Phụ lục 4
Bảng 3.2. Những giải pháp hoàn thiện thủ tục HQĐT...................................Phụ lục 4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Số lượng tờ khai thực hiện TTHQĐT tại Cục Hải quan Tỉnh BR-VT từ
năm 2010 đến tháng 06/2013...........................................................................Trang 42
Biểu đồ 2.2. Số lượng tờ khai thực hiện TTHQĐT trên Tổng số lượng tờ khai phát
sinh tại Cục Hải quan Tỉnh BR-VT giai đoạn 2010-2013..............................Trang 43

Biểu đồ 2.3. Số lượng DN tham gia thủ tục HQĐT tại Cục Hải quan Tỉnh BR-VT ...
..........................................................................................................................Trang 44
Biểu đồ 2.4. Tổng hợp kim ngạch XNK thực hiện TTHQĐT........................Trang 45
Biểu đồ 2.5. Tổng hợp tình hình thu thuế........................................................Trang 46
Biểu đồ 2.6. Tình hình kiểm tra hải quan đối với hàng hóa XNK thương mại trong
TTHQĐT..........................................................................................................Trang 47
Biểu đồ 2.7. Đánh giá của Doanh nghiệp về thủ tục HQĐT so với thủ tục HQ truyền
thống...............................................................................................Trang 54; Phụ lục 4
Biểu đồ 2.8. Ý kiến đánh giá của Doanh nghiệp về những lợi ích khi tham gia thủ
tục HQĐT........................................................................................Trang54; Phụ lục 4
Biểu đồ 2.9. Đánh giá của Doanh nghiệp về thời gian trung bình để hoàn thành thủ
tục hải quan truyền thống cho một lô hàng XNK hiện nay...........Trang 56; Phụ lục 4
Biểu đồ 2.10. Đánh giá của Doanh nghiệp về việc thực hiện thủ tục HQĐT tại Cục
Hải quan Tỉnh BR-VT....................................................................Trang 59; Phụ lục 4
Biểu đồ 2.11. Đánh giá của Doanh nghiệp về hệ thống khai báo HQĐT tại Cục Hải
quan Tỉnh BR-VT...........................................................................Trang 62; Phụ lục 4
Biểu đồ 2.12. Những bộ phận DN thường gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục
HQĐT ............................................................................................Trang 63; Phụ lục 4
Biểu đồ 2.13. Đánh giá của Doanh nghiệp về những khó khăn khi thực hiện thủ tục
HQĐT.............................................................................................Trang 65; Phụ lục 4


Biểu đồ 3.1. Nguồn thông tin DN thu thập được về TTHQĐT.....Trang 99; Phụ lục 4
Biểu đồ 3.2. Những giải pháp hoàn thiện thủ tục HQĐT............Trang 101; Phụ lục 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổng quát mô hình thủ tục HQĐT........................................Trang 12
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục Hải quan Tỉnh BR-VT.......................Trang 36
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình thủ tục HQĐT.......................................................Trang 41



1
6

16

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Toàn cầu hoá và sự phát triển nhanh chóng của thương mại thế giới đang đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế tại nhiều vùng trên thế giới. Trong
thập kỷ qua, thương mại thế giới đã tăng nhanh gấp hai lần so với tốc độ tăng
trường của GDP thế giới. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các nước có mức tăng
trưởng và mức độ phát triển kinh tế cao nhất chính là các nước đã thành công nhất
trong việc hội nhập vào nền kinh tế thương mại thế giới. Hội nhập giúp cải thiện
phân bổ nguồn lực, tăng cường cạnh tranh và gia tăng áp lực tăng năng suất cũng
như đem lại cơ hội tiếp cận các công nghệ, thiết kế và sản phẩm mới.
Trong một thế giới mà thách thức ngày càng lớn, thương mại và đầu tư sẽ
chảy vào những nơi được coi là hiệu quả và thuận lợi. Đồng thời, thương mại và
đầu tư sẽ rút khỏi những nơi bị coi là quan liêu, quản lý không tốt và chi phí cao.
Do đó, hệ thống và thủ tục của cơ quan Hải quan không được là một rào cản đối với
thương mại quốc tế, đầu tư và tăng trưởng của nền kinh tế.
Để hội nhập, Việt Nam phải tuân thủ những nguyên tắc và luật chơi chung
của các tổ chức quốc tế đã tham gia. Yếu tố tiên quyết để đáp ứng luật chơi là phải
đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
Trong bối cảnh kinh tế xã hội nước ta hiện nay, từ nhu cầu cấp bách tiến tới
quản lý hải quan hiện đại của Hải quan Việt Nam và để có thể thực hiện thành công
mục tiêu chiến lược của ngành Hải quan, bên cạnh việc duy trì, nâng cao hiệu quả,
hiệu lực của thủ tục hải quan truyền thống, căn cứ vào kinh nghiệm và thực tiễn của
Hải quan các nước trên thế giới, và yêu cầu của tổ chức hải quan thế giới (WCO) thì
khâu đột phá trong cải cách hành chính chính là việc áp dụng thủ tục hải quan điện

tử.
Mặc dù, đến nay sau 07 năm thực hiện thí điểm với phạm vi hẹp ( chia làm
03 giai đoạn) và 06 tháng thực hiện chính thức thủ tục hải quan điện tử, về cơ bản
thủ tục hải quan điện tử đã đi vào ổn định và phát huy hiệu quả, thời gian thông


1
7

17

quan hàng hóa trung bình được rút ngắn, giảm chi phí không cần thiết cho việc đi
lại; giảm tiếp xúc trực tiếp giữa công chức hải quan và người khai hải quan từ đó
hạn chế sự gây phiền hà, sách nhiễu; giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa theo chủ
quan của công chức hải quan; lệ phí hải quan được thu, nộp định kỳ hàng tháng
và những quy định về thủ tục hải quan được minh bạch hóa. Tuy nhiên trong quá
trình triển khai thực hiện vẫn còn một số vướng mắc phát sinh, đặc biệt là về thủ tục
hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu
- Nghiên cứu kỹ hơn và có hệ thống hơn về các quy định liên quan đến thủ
tục hải quan điện tử và quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu thương mại, khẳng định sự cần thiết phải áp dụng thủ tục hải quan điện
tử, kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử ở một số nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình triển khai áp dụng quy định liên
quan đến thủ tục hải quan điện tử và quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu, phân tích
những hạn chế và nguyên nhân.
- Tìm ra những vướng mắc bất cập để từ đó đưa ra được những đề xuất kiến
nghị nhằm hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất nhập khẩu

thương mại sao cho đạt mục tiêu thuận lợi, đúng quy định, phù hợp với các cam kết
và chuẩn mực quốc tế.
- Góp phần đáng kể cải cách hành chính trong quá trình làm thủ tục hải quan.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
như sau :
- Nghiên cứu cơ sở khoa học về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa
XNK thương mại. Tìm hiểu bài học kinh nghiệm của một số nước trong việc áp
dụng thủ tục hải quan điện tử để rút ra bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan Tỉnh
BR – VT trong việc hòan thiện thủ tục hải quan điện tử.


1
8

18

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình triển khai thực hiện
thủ tục hải quan điện tử cho hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan
Tỉnh BR – VT. Chỉ rõ những nhân tố ảnh hưởng, những thuận lợi, khó khăn khi
thực hiện của thủ tục HQĐT.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục HQĐT cho hàng hoá
xuất nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh BR – VT nói riêng và phát triển
thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam nói chung.
3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp luận
Vận dụng cách tiếp cận theo duy vật biện chứng, trong đó vận dụng các quan
điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi xem xét các vấn đề cụ thể ; đồng thời dựa
trên các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt
động kinh tế đối ngoại được thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng, văn bản quy

phạm pháp luật qua từng thời kỳ và theo cách tiếp cận hệ thống để phân tích làm rõ
thực trạng. Cơ sở lý thuyết dựa vào Luật Hải quan, Luật quản lý thuế; Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Thương mại ; Luật Giao dịch điện tử và hệ thống các văn
bản quy phạm pháp luật dưới luật có liên quan.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm chủ đạo, kết hợp
phương pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu phân tích bao gồm dữ liệu thứ cấp và
dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các website, số liệu thống kê của cơ
quan quản lý, sách báo, tạp chí và những nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua quan sát và thông qua việc điều tra mức độ đánh
giá của doanh nghiệp.
Thông qua điều tra khảo sát 150 doanh nghiệp đã tham gia thủ tục hải quan
điện tử bằng phiếu khảo sát (được gửi qua đường bưu điện, thư điện tử) và phỏng
vấn trực tiếp (dưới hình thức show card).
Từ mô hình lý thuyết và các số liệu thực tế thu thập được thông qua phương
pháp điều tra xã hội học, người viết đã sử dụng các phương pháp thống kê, phương


1
9

19

pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp một cách hệ thống,
khoa học, biện chứng để thực hiện đề tài.
Các số liệu được xử lý bằng chương trình ứng dụng Microsoft Excel đảm bảo
tính chính xác và khoa học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước quy định về: Thủ

tục hải quan, thủ tục HQĐT.
- Quá trình triển khai thực hiện thủ tục HQĐT cho hàng hoá xuất nhập khẩu

thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh BR-VT. Kinh nghiệm của một số nước đã áp
dụng thủ tục HQĐT.
- Thực tế áp dụng thủ tục HQĐT tại Việt Nam trong thời gian qua.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Về mặt không gian:
-

Kinh nghiệm thực hiện thông quan điện tử của một số nước trên thế giới, đặc
biệt là các quốc gia trong vùng Đông Nam Á (Singapore) và Đông Bắc Á
(Nhật Bản, Hàn Quốc) vì các quốc gia này có nhiều điểm tương đồng với
Việt Nam và có mô hình tương đối phù hợp với điều kiện phát triển của Việt
Nam.

-

Kinh nghiệm thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử của Cục Hải quan
tỉnh BR-VT. Cơ sở của việc lựa chọn này là vì: đây là một Cục Hải quan có
hoạt động xuất nhập khẩu tương đối lớn, có nhiều kinh nghiệm trong việc
triển khai các mô hình thủ tục mới, có nhiều loại hình xuất nhập khẩu, số
lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
lớn.
4.2.2. Về mặt thời gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến tháng 06

năm 2013. Đó là giai đoạn Cục hải quan Tỉnh BR-VT chính thức triển khai thí điểm
thủ tục HQĐT theo Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005



2
0

20

của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử; Quyết
định 103/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 149/2005/QĐ-TTg.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong bối cảnh hoạt động kinh tế quốc tế đã và đang có những bước phát
triển mới đòi hỏi các quy định về hải quan phải được công khai, minh bạch, đơn
giản hơn nữa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế, phải tạo điều kiện để thực hiện
cải cách hành chính và hiện đại hóa hoạt động hải quan. Để thực hiện yêu cầu hội
nhập kinh tế thế giới và kinh tế khu vực, ngành Hải quan buộc phải tiến hành hiện
đại hóa, đây là vấn đề rất quan trọng và bức xúc trong thời điểm hiện nay đồng thời
phải xây dựng thủ tục hải quan điện tử đơn giản, dễ thực hiện, tính tự động hóa cao
mang lại hiệu quả quản lý hải quan dựa trên những ứng dụng công nghệ thông tin.
Cùng với yêu cầu phải hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử, các quy định về
chính sách mặt hàng, chính sách thuế xuất nhập khẩu cũng cần thiết phải thay đổi
đảm bảo tương thích với sự thay đổi của Luật Hải quan và các Luật khác và phù
hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, nâng cao tính ổn định của Luật. Việc sửa
đổi bổ sung những quy định về chính sách mặt hàng, thuế hải quan nhằm mục đích:
Công khai, rõ ràng, minh bạch và đặc biệt cụ thể hóa những hành vi cấm từ đó đi
đến thống nhất những gì không cấm để dễ hiểu và áp dụng nhất quán bình đẳng với
mọi đối tượng, tạo thuận lợi cho người thực hiện. Thông qua đó tạo quyền tự chủ
cao cho doanh nghiệp đồng thời nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan hải quan.
Do thủ tục hải quan điện tử chủ yếu thực hiện thông qua cơ sở dữ liệu quản
lý rủi ro, quá trình tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp nhằm mục đích

thông quan nhanh, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp nên dễ bị những
doanh nghiệp xấu lợi dụng để vi phạm pháp luật hải quan. Do đó cần phải hoàn
thiện các quy định, chính sách về áp dụng quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan,
đây là những biện pháp có tác dụng phát hiện, ngăn ngừa các hành vi buôn lậu, trốn
thuế, gian lận thương mại và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan của
doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục HQĐT.


2
1

21

Qua triển khai thực hiện thủ tục HQĐT, ngành Hải quan đã có những bước
chuyển biến quan trọng trong việc tạo thuận lợi thương mại. Cùng với yêu cầu phải
hoàn thiện thủ tục HQĐT, các quy định về giao dịch điện tử, cụ thể là việc áp dụng
chữ ký số cũng cần được hoàn thiện có tính bảo mật cao đáp ứng phương thức thủ
tục hải quan mới hiện đại hơn. Ngoài ra cần phải hoàn thiện hạ tầng công nghệ
thông tin, thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức hải quan, doanh nghiệp khi tiếp
cận với cái mới.
Đối với ngành Hải quan, việc hoàn thiện thủ tục HQĐT sẽ cho phép triển
khai một cách hiệu quả và đẩy nhanh hơn nữa tiến trình hiện đại hoá hải quan là
một đòn bẩy vững chắc, tạo ra một giai đoạn phát triển mới cho ngành Hải quan.
Tỉnh BR-VT, với đặc điểm tình hình như đã phân tích ở trên, có thể thấy
trong thời gian sắp tới hoạt động xuất nhập khẩu sẽ diễn ra hết sức sôi động, việc
hoàn thiện thủ tục HQĐT sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút nguồn hàng
cũng như hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần thu hút
vốn đầu tư và phát triển kinh tế, du lịch của Tỉnh.
6. Tính mới của đề tài
Đối với nhiều nước trên thế giới, thủ tục HQĐT là một lĩnh vực, một đề tài

rất bình thường vì nó đã diễn ra từ lâu và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, đối với
Việt Nam thủ tục HQĐT chỉ mới bắt đầu ở giai đoạn hình thành trong những năm
gần đây. Chính vì vậy, có thể nói đây là một đề tài nghiên cứu mới về thủ tục
HQĐT đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại. Những thông tin về thủ tục
HQĐT đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại đề cập trong đề tài này là
những thông tin mới nhất được cập nhật. Nó là kết quả nghiên cứu, tổng hợp từ
nhiều nguồn thông tin khác nhau, mang tính khoa học và chính xác cao. Kết quả
khảo sát, nghiên cứu thực tế từ kinh nghiệm thực hiện thực tế của một số nước, từ
các doanh nghiệp đã tham gia thủ tục hải quan điện tử và từ chính đơn vị thực hiện
là một nét nổi bật của đề tài nghiên cứu này.
Hy vọng rằng những giải pháp đề xuất mang tính khả thi sẽ được Cục hải
quan Tỉnh BR-VT và các cơ quan quản lý nhà nước, ngành Hải quan xem xét và áp


2
2

22

dụng trong thực tiễn nhằm phát triển thủ tục HQĐT trong tương lai, góp phần đẩy
mạnh quá trình hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 17
bảng, 15 biểu đồ, 03 sơ đồ, 04 phụ lục và được kết cấu thành 3 chương sau:
Chương 1 : Cơ sở khoa học về thủ tục HQĐT đối với hàng hóa XNK thương
mại
Chương 2 : Thực trạng thực hiện thủ tục HQĐT đối với hàng hóa XNK
thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh BR – VT
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục HQĐT đối với hàng
hóa XNK thương mại tại Cục Hải quan Tỉnh BR – VT



2
3

23

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI.
1.1. Thủ tục hải quan và thủ tục HQĐT
1.1.1. Một số khái niệm
Để hiểu rõ thủ tục HQĐT là gì, trước hết chúng ta hãy bắt đầu bằng khái
niệm thủ tục HQ.
- Thủ tục hải quan:
Theo định nghĩa tại chương 2 Công ước Kyoto: “ Thủ tục HQ là tất cả các
hoạt động mà cơ quan HQ và những người có liên quan phải thực hiện nhằm đảm
bảo sự tuân thủ pháp luật HQ”.
Theo quy định của Luật HQ năm 2001, tại khoản 6, Điều 4 và Điều 16 thì
“Thủ tục HQ là các công việc mà người khai HQ và công chức HQ phải thực hiện
theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.”
- Thủ tục hải quan điện tử:
Theo định nghĩa tại Điều 3 Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của
Chính phủ thì: “Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp
nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của
pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ
thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Trong khái niệm trên thì Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan là hệ thống
thông tin do Tổng cục Hải quan quản lý để thực hiện thủ tục HQĐT.
- Quy trình thủ tục hải quan điện tử: là các công việc cụ thể mà cán bộ, công
chức hải quan, doanh nghiệp phải thực hiện để làm thủ tục hải quan cho hàng hóa

xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.
Hệ thống khai hải quan điện tử là hệ thống thông tin phục vụ cho người khai
hải quan khai và tiếp nhận thông tin, kết quả phản hồi của cơ quan Hải quan trong
quá trình thực hiện thủ tục HQĐT.
Tờ khai hải quan điện tử là một dạng chứng từ điện tử bao gồm tập hợp các
chỉ tiêu thông tin khai của người khai hải quan.


2
4

24

Quản lý rủi ro là việc áp dụng có hệ thống các biện pháp thu thập và xử lý
thông tin nhằm đánh giá mức độ rủi ro vi phạm pháp luật làm căn cứ cho cơ quan
Hải quan quyết định hình thức, mức độ kiểm tra, giám sát đối với hàng hoá xuất
nhập khẩu.
Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm
thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng, người
được chủ hàng uỷ quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đã khai,
nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu đã thông
quan.
Chứng từ điện tử: Là chứng từ tạo ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 3
Chương I Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong
lĩnh vực tài chính được sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Thông quan hàng hoá: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đã hoàn
thành các thủ tục hải quan cần thiết được xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hoàn thành các
thủ tục hải quan và chuyển sang một chế độ quản lý hải quan khác.
Giải phóng hàng: Là hình thức thông quan có điều kiện, theo đó cơ quan hải
quan cho phép hàng hoá đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đặt dưới

quyền quyết định của người khai hải quan.
Đưa hàng hóa về bảo quản: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá
đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải
quan khi đã đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan do Tổng cục Hải quan quy
định hoặc giao cho người khai hải quan tự bảo quản nguyên trạng hàng hóa chờ
thông quan.
Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan: Là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
đã được đưa vào hoặc được đưa ra khỏi các khu vực gồm: cửa khẩu đường bộ, ga
đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không
dân dụng quốc tế, cảng nội địa (Inland Clearance Depot viết tắt ICD), kho ngoại
quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất,


2
5

25

bưu điện quốc tế và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp
luật..
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (Điều 6 Thông tư
194/2010/TT-BTC), bao gồm:
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;
+ Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập – tái xuất;
+ Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu;
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản
xuất hàng xuất khẩu;
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương
nhân nước ngòai;
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư;

+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới;
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất;
+ Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho bảo thuế;
+ Hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất - tái nhập dự hội chợ triển lãm;
+ Hàng hóa tạm nhập – tái xuất là máy móc, thiết bị phục vụ thi công công
trình, dự án đầu tư, là tài sản đi thuê, cho thuê.
1.1.2. Thủ tục hải quan điện tử
Theo Điều 16 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HQ năm 2005 thì
công việc khai và nộp tờ khai HQ của người khai HQ và công việc tiếp nhận, đăng
ký hồ sơ HQ của công chức HQ được quy định như sau:
*

Đối với người khai HQ:
-

Khai và nộp tờ khai HQ; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ HQ; trong
trường hợp thực hiện thủ tục HQĐT, người khai HQ được khai và gửi hồ sơ
HQ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của HQ.

*

Đối với công chức HQ:
-

Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ HQ; trong trường hợp thực hiện thủ tục HQĐT,
việc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ HQ được thực hiện thông qua hệ thống xử lý
dữ liệu điện tử của HQ.
Như vậy, thủ tục HQ có thể thực hiện bằng những cách thức, phương tiện

khác nhau. Ví dụ: truyền thống (thủ công), bán truyền thống hoặc điện tử. Trước

đây, ở Việt Nam, thủ tục HQ chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp truyền


×