Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 167 trang )

1

LỜI MỞ ðẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt. Trong ñiều kiện
ñó, năng lực cạnh tranh thể hiện sức chiến ñấu ñể bảo ñảm tồn tại và phát triển của các
sản phẩm, các công ty và của cả quốc gia.
Nếu như năng lực cạnh tranh của quốc gia thể hiện bằng năng lực tham gia vào
quá trình phân công lao ñộng và hợp tác quốc tế của nền kinh tế quốc gia, khẳng ñịnh
vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới, thì năng lực cạnh tranh của công ty thể hiện
khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần ñể thu lợi nhuận. Năng lực cạnh
tranh của công ty có ảnh hưởng qua lại với năng lực cạnh tranh của quốc gia: năng lực
cạnh tranh của quốc gia trong chừng mực nhất ñịnh phản ánh năng lực cạnh tranh của
các công ty trong nền kinh tế ấy; năng lực cạnh tranh của công ty chịu sự chi phối bởi
năng lực cạnh tranh của quốc gia. Do năng lực cạnh tranh có vai trò và ý nghĩa to lớn
như vậy, nên hầu hết các quốc gia ñều khuyến khích cạnh tranh, tạo môi trường thúc
ñẩy cạnh tranh trong nước, quốc tế và rất chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của
các ngành, các công ty.
Viễn thông là một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của ñất nước. Thực hiện
phương châm ñi tắt, ñón ñầu, tiến thẳng vào kỹ thuật công nghệ hiện ñại, ngành viễn
thông Việt Nam ñã có những bước tiến vượt bậc. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê,
tăng trưởng của viễn thông Việt Nam trong những năm qua luôn ñạt ở mức trên dưới
30% mỗi năm, riêng dịch vụ thông tin di ñộng tăng trên 60%/năm. Mức tăng trưởng này
ñược ñánh giá vào loại cao nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong xu thế chung hội nhập nền kinh tế thế giới, ñặc biệt khi ñã trở thành thành
viên chính thức của WTO, Việt Nam ñang tiến hành ñổi mới các chính sách theo
hướng tự do hoá nền kinh tế. Thị trường viễn thông Việt Nam trong thời gian tới sẽ có
nhiều biến ñộng lớn theo hướng tự do, mở cửa hơn. Theo lộ trình hội nhập sẽ có nhiều
công ty cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng nữa ra ñời thuộc nhiều thành phần kinh tế
khác nhau, nhiều nhà khai thác viễn thông nước ngoài tham gia vào thị trường thông


tin di ñộng Việt Nam bằng nhiều cách gia nhập thị trường khác nhau.
Ngày 11/3/2010, Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) công bố
việc Tập ñoàn ST Telemedia mua 10% cổ phần của Công ty cổ phần ðầu tư Quốc tế
VNPT (VNPT Global) [25]. ST Telemedia là công ty chuyên ñầu tư về lĩnh vực truyền
thông di ñộng và các dịch vụ IP toàn cầu có trụ sở chính tại Singapore.
Hãng dịch vụ viễn thông di ñộng lớn nhất Nhật Bản, NTT Docomo, ngày
10/8/2011, cũng ñã bỏ hơn 1,4 tỷ Yên tương ñương 370 tỷ ñồng mua lại khoảng 25%


2

cổ phần của Công ty cổ phần Truyền thông VMG của Việt Nam [26], nhằm mở rộng
thị trường tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Nếu như trước ñây, thông tin di ñộng là một thị trường ñược bảo hộ với các công
ty hoạt ñộng ñộc quyền dưới sự bảo hộ của Nhà nước, thì nay việc mở cửa thị trường
theo yêu cầu của hội nhập ñã ñặt ngành viễn thông Việt Nam ñứng trước sự cạnh tranh
vô cùng gay gắt. Sự tồn tại trong thời gian dài theo kiểu một mình một chợ của
Vinaphone và MobiFone ñã thực sự khép lại sau sự gia nhập thị trường của hàng loạt
các công ty viễn thông mới và ñặc biệt ấn tượng nhất là sự ra ñời của mạng di ñộng
Viettel, ñược coi là mạng di ñộng có tốc ñộ phát triển thuê bao nhanh nhất Việt Nam,
chiếm trên 60% tổng doanh thu của Tập ñoàn Viettel.
Chưa bao giờ thị trường thông tin di ñộng lại phát triển mạnh mẽ như vài năm trở
lại ñây. Trong sự phát triển ñó cho thấy mức ñộ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch
vụ trên thị trường như MobiFone, VinaPhone, Viettel, Sfone, HT Mobile...ngày càng
trở nên khốc liệt. Mỗi nhà cung cấp ñều ñưa ra những chiến lược, chiến thuật kinh
doanh ñể giành giật cũng như bảo vệ thị phần của mình.
Trong ñiều kiện và môi trường kinh doanh mới, cạnh tranh ngày càng quyết liệt
ñòi hỏi các công ty cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng trên thị trường Việt Nam phải
không ngừng ñổi mới hoạt ñộng, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế trên thị
trường nhằm giữ vững thị phần và cạnh tranh với không chỉ các công ty trong nước mà

còn với các công ty nước ngoài sẽ tham gia cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng tại Việt
Nam trong tương lai gần.
Xuất phát từ những vấn ñề nêu trên, ñề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong
cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty viễn thông Việt Nam” có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn thiết thực.

2. Mục tiêu của nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn ñề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong
cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng, sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh
trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty viễn thông Việt Nam.
- Phân tích và ñánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ
thông tin di ñộng của một số công ty viễn thông Việt Nam, so sánh ñiểm mạnh, ñiểm
yếu của việc cung ứng dịch vụ giữa các công ty này với nhau và tìm ra những vấn ñề
cần giải quyết ñể nâng cao năng lực cạnh tranh.
- ðề xuất quan ñiểm và một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty viễn thông Việt Nam.
ðể thực hiện ñược các mục tiêu ñó, luận án phải trả lời cho các câu hỏi sau:


3

- Thế nào là năng lực cạnh tranh? Năng lực cạnh tranh của công ty trong cung
ứng dịch vụ thông tin di ñộng là gì?
- Các tiêu chí ñánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trong cung ứng dịch vụ
thông tin di ñộng là gì? Có những nhân tố nào ảnh hưởng ñến các tiêu chí này?
- Thực trạng năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các
công ty viễn thông Việt Nam hiện nay như thế nào?
- Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty viễn
thông Việt Nam trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng là gì?


3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ
thông tin di ñộng của các công ty viễn thông. Cụ thể, luận án nghiên cứu các tiêu chí
ñánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty viễn thông trong cung ứng dịch vụ thông
tin di ñộng và các yếu tố ảnh hưởng ñến năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ
thông tin di ñộng của các công ty viễn thông.
Phạm vi nghiên cứu của luận án: Tác giả tập trung nghiên cứu các công ty cung
ứng dịch vụ thông tin di ñộng cho thị trường trong nước. Thị trường thông tin di ñộng
Việt Nam hiện nay chủ yếu là do các công ty viễn thông thuộc sở hữu Nhà nước khai
thác. ðã có một số doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tham gia thị trường nhưng
năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ của những doanh nghiệp này còn yếu.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính ñến hết năm 2012, tổng thị
phần của 3 công ty MobiFone, VinaPhone và Viettel trên thị trường cung ứng dịch vụ
thông tin di ñộng là xấp xỉ 90% [20] (gần như toàn bộ thị trường). Vì vậy, tác giả tập
trung phân tích các tiêu chí ñánh giá và yếu tố ảnh hưởng ñến năng lực cạnh tranh
trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của 3 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di ñộng
lớn nhất tại Việt Nam này, có xem xét ở mức ñộ nhất ñịnh với các công ty khác, nhằm
chuẩn bị tư thế ñương ñầu với những ñối thủ cạnh tranh mới trong tương lai. Trong
luận án, tác giả xác ñịnh rõ những ñiểm tương ñồng và những ñiểm khác biệt về năng lực
cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của 3 công ty (trong phân tích thực
trạng và trong ñề xuất giải pháp, kiến nghị). Thời gian nghiên cứu thực trạng trong
khoảng từ năm 2005 ñến 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
ðề tài sử dụng cả phương pháp nghiên cứu ñịnh lượng và phương pháp nghiên
cứu ñịnh tính.


4


- Nghiên cứu ñịnh lượng: ðề tài sử dụng các số liệu thống kê và ñiều tra về lĩnh
vực thông tin di ñộng như doanh thu, số thuê bao, số trạm thu phát sóng, số ñại lý phân
phối dịch vụ, thị phần dịch vụ và tốc ñộ tăng trưởng thị phần.v.v… ñể phân tích ñánh
giá năng lực cạnh tranh của các công ty ñược lựa chọn nghiên cứu. Ngoài ra, ñề tài ñã
ñiều tra phỏng vấn 972 khách hàng ñang sử dụng dịch vụ thông tin di ñộng của các
công ty và tham vấn ý kiến một số chuyên gia ñể nghiên cứu các tiêu chí ñánh giá
năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ của các công ty.
- Nghiên cứu ñịnh tính: ðề tài sử dụng phương pháp phân tích tình huống nghiên
cứu 3 nhà cung ứng dịch vụ VinaPhone, MobiFone và Viettel ñể nghiên cứu sự thay ñổi
và phát triển năng lực cạnh tranh trong cung ứng sản phẩm/dịch vụ của các công ty này.

4.2. Nguồn số liệu
ðề tài sử dụng cả số liệu sơ cấp và thứ cấp.
- Số liệu sơ cấp ñược thu thập chủ yếu thông qua ñiều tra phỏng vấn 972 khách
hàng ñang sử dụng dịch vụ của các nhà mạng VinaPhone, MobiFone và Viettel. Ngoài
ra, tác giả còn tham vấn ý kiến của các chuyên gia là các nhà quản lý của các công ty
và các chuyên gia thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực thông tin di ñộng.
- Số liệu thứ cấp ñược thu thập từ các số liệu của Tổng cục Thống kê, số liệu và
ñánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, các số liệu công
bố về thông tin di ñộng của Bộ Thông tin và Truyền thông, các báo cáo hàng năm,
hàng quý của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nước ngoài ñánh giá tốc ñộ phát triển
ngành thông tin di ñộng của các nước khu vực Châu Á, ðông Dương và Việt Nam,
báo cáo hàng năm của 3 công ty nói trên và của VNPT.

4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS, lập bảng biểu ñể xử lý số liệu. Từ bảng số liệu
phân tích, tác giả rút ra ñược những kết luận ñánh giá năng lực cạnh tranh trong cung
ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty viễn thông Việt Nam.


5. Những ñóng góp mới của luận án
- Làm rõ khái niệm về năng lực cạnh tranh của công ty trong cung cấp dịch vụ
thông tin di ñộng; vận dụng các tiêu chí chung ñánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp ñể xác ñịnh các tiêu chí ñánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong
cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng.
- ðánh giá sự biến ñổi của môi trường ngành viễn thông, trong lĩnh vực thông tin
di ñộng từ ñộc quyền sang cạnh tranh.
- ðánh giá các mặt mạnh, yếu về năng lực cạnh tranh của ba công ty lớn hoạt
ñộng trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng ở Việt Nam (VinaPhone,


5

MobiFone, Viettel) từ hai góc ñộ khác nhau: ñánh giá của khách hàng sử dụng dịch vụ
thông tin di ñộng và ñánh giá năng lực nội tại của các công ty cung ứng dịch vụ thông
tin di ñộng.
- Kết hợp giữa khung lý thuyết nghiên cứu với phân tích thực trạng, ñánh giá cơ
hội và thách thức ñối với các công ty trong bối cảnh xóa bỏ ñộc quyền và mở cửa thị
trường viễn thông, ñưa ra phương hướng và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty viễn thông Việt Nam.

6. Kết cấu luận án
Ngoài Lời mở ñầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án
gồm 4 chương sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan ñến chủ ñề ñề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông
tin di ñộng của các Công ty viễn thông
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di
ñộng của các Công ty viễn thông Việt Nam
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong

cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các Công ty viễn thông Việt Nam.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ðẾN CHỦ
ðỀ ðỀ TÀI
1.1. Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài
Cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và cạnh tranh trong cung ứng sản
phẩm/dịch vụ nói riêng ñã ñược nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh
và việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh một cách có hệ thống lại bắt ñầu khá muộn và
chỉ mới từ những năm 1980 ñến nay.
Micheal E. Porter, chuyên gia hàng ñầu thế giới về năng lực cạnh tranh, chỉ ra
rằng cho ñến năm 1990, năng lực cạnh tranh vẫn chưa ñược hiểu một cách ñúng ñắn,
ñầy ñủ và chưa có một ñịnh nghĩa nào ñược chấp nhận một cách thống nhất.
Khi tổng thuật tài liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, một số tác giả như
Thorne (2002, 2004), Momay (2002, 2005) chỉ ra rằng, bắt ñầu từ những năm 1990
ñến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế giới bước vào thời kỳ bùng nổ với số
lượng công trình nghiên cứu ñược công bố rất lớn. Theo Thorne, các lý thuyết về năng
lực cạnh tranh tập trung lại theo 3 cách tiếp cận sau: lý thuyết thương mại truyền
thống, lý thuyết tổ chức công nghiệp và cạnh tranh theo kinh tế học Chamberlin.
- Lý thuyết thương mại truyền thống nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công
ty dựa trên cách tiếp cận của “kinh tế trọng cung”, chú trọng tới mặt cung, chủ yếu
quan tâm tới khâu “bán hàng” của người sản xuất – kinh doanh. Theo cách tiếp cận
này, tiêu chí ñầu tiên của năng lực cạnh tranh là giá cả và do ñó sự khác biệt về giá cả
của hàng hóa, dịch vụ ñược coi là tiêu chí chính ñể ño lường năng lực cạnh tranh.
Lý thuyết này chưa chú trọng ñúng mức về cầu hàng hóa, dịch vụ cũng như các
yếu tố môi trường kinh doanh. Theo Van Duren và các cộng sự (1991), cách tiếp cận
này dẫn tới những sai lầm cố hữu do chưa chú trọng ñúng mức ñến sự khác biệt về
chất lượng sản phẩm, cách tiếp thị và những dịch vụ hậu mãi của công ty. ðể khắc

phục hạn chế của cách tiếp cận thương mại truyền thống, cần kết hợp mặt cung với
mặt cầu hàng hóa, dịch vụ khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh công ty.
- Lý thuyết tổ chức công nghiệp gọi tắt là IO (Industrial Organization), ñược
tổng quát hóa thông qua mối quan hệ giữa cơ cấu ngành (Structure of industry), vận
hành hay chiến lược (Conduct/strategy) của công ty và kết quả kinh doanh
(Performance) của ngành, còn gọi là mô hình SCP (StructureConduct Performance)
hay mô hình Bain-Masson. ðiểm then chốt của mô hình IO là kết quả kinh doanh phụ
thuộc chủ yếu vào cơ cấu của ngành mà các công ty ñang cạnh tranh với nhau. Cơ cấu
của ngành quyết ñịnh hành vi (chiến lược kinh doanh) của công ty và ñiều này sẽ dẫn
ñến kết quả kinh doanh ngành [37]. Mô hình SCP─ñược củng cố bởi lý thuyết cạnh
tranh nhóm (oligopoly theory)─rất hữu ích trong việc hình thành chiến lược và ñánh


7

giá bản chất cạnh tranh trong ngành. Mô hình này cũng giúp chúng ta phân tích kết
quả kinh doanh của ngành (các công ty trong ngành) và nhận dạng tiềm năng của từng
ngành kinh doanh (các ngành khác nhau có hiệu quả kinh doanh khác nhau).
Cũng cần chú ý là ñơn vị phân tích (unit of analysis) trong lý thuyết IO nguyên
thủy là ngành, vì vậy nó không có hữu ích nhiều khi phân tích và so sánh kết quả kinh
doanh của các công ty khác nhau trong cùng ngành. Những phát triển tiếp theo của IO
ñã chuyển ñơn vị phân tích vừa là công ty vừa là ngành [37]. Porter là một trong người
tiên phong trong ứng dụng lý thuyết IO trong xây dựng chiến lược, ñặc biệt là mô hình
năm lực cạnh tranh, trong ñó cơ cấu ngành là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh
tranh. Mô hình này ñược sử dụng rất rộng rãi trong phân tích cạnh tranh của ngành.
- Cạnh tranh theo kinh tế học Chamberlin, còn gọi là cạnh tranh ñộc quyền
(monopolistic competition), tập trung vào sự khác biệt (differentiation) của sản phẩm
và dịch vụ. Mô hình cạnh tranh trong IO và mô hình cạnh tranh ñộc quyền trong kinh
tế học Chamberlin ñều chú trọng vào việc giải thích chiến lược (C) của công ty và kết
quả kinh doanh (P) trong cạnh tranh. Tuy nhiên, như ñã giới thiệu, mô hình IO bắt ñầu

bằng việc tập trung vào cơ cấu (S) của ngành và tiếp theo là hành vi/chiến lược (C) và
kết quả (P). Kinh tế học Chamberlin bắt ñầu thông qua việc tập trung vào năng lực ñặc
biệt của công ty và tiếp theo là theo dõi tác ñộng của sự khác biệt này vào chiến lược
và kết quả kinh doanh mà công ty theo ñuổi. Cạnh tranh trong ngành dựa vào sự khác
biệt của các công ty và ñây chính là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh của công ty.
Hơn nữa, chiến lược của công ty làm thay ñổi cơ cấu của ngành [32].
Cũng cần chú ý thêm là trong mô hình cạnh tranh Chamberlin, công ty vẫn tập
trung vào mục tiêu tối ña hóa lợi nhuận thông qua việc xác ñịnh doanh thu biên tế
(marginal revenue) bằng với chi phí biên tế (marginal cost) như trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu thành công trong khác biệt sẽ ñem lại lợi nhuận vượt
mức (excess profit). Vì vậy, chiến lược kinh doanh của công ty ñóng vai trò quan trọng
thông qua việc tận dụng hiệu quả nguồn lực khác biệt của công ty. Hai là, mô hình
cạnh tranh trong kinh tế học IO và Chamberlin không ñối kháng nhau mà chúng bổ
sung lẫn nhau. Cơ cấu ngành ảnh hưởng rất lớn ñến chiến lược tận dụng lợi thế khác
biệt của công ty trong việc xác ñịnh chiến lược cạnh tranh. Kinh tế học IO cũng thừa
nhận lợi thế khác biệt quyết ñịnh rất lớn ñến chiến lược kinh doanh mà công ty theo
ñuổi. Và, những lợi thế khác biệt này của công ty chính là cơ sở cho lý thuyết nguồn
lực của công ty [35].
Mô hình cạnh tranh trong IO nói chung và của Porter nói riêng có nhiều ưu
ñiểm cũng như nhược ñiểm. Ưu ñiểm cơ bản của cạnh tranh theo IO và mô hình năm
lực cạnh tranh của Porter giúp chúng ta nắm bắt ñược cách thức công ty ñạt ñược lợi
thế cạnh tranh thông qua việc xác ñịnh vị trí phù hợp của công ty dựa vào cơ cấu của


8

ngành mình ñang kinh doanh và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp với cơ cấu
ngành ñó. Tuy nhiên, lý thuyết về IO và mô hình cạnh tranh của Porter nhìn các ngành
ở trạng thái cân bằng, do vậy, lợi thế cạnh tranh ñạt ñược mang tính bền vững [54].
Kinh tế học tổ chức IO phân tích cạnh tranh trong ñiều kiện cân bằng của thị

trường sẽ rất hạn chế trong việc xem xét ñộng cơ cũng như kết quả của các sáng chế,
phát minh (innovation). Kinh tế học Schumpeter, dựa trên cơ sở của trường phái kinh
tế học Áo (Austrian economics [41]), nhấn mạnh vào quá trình biến ñộng của thị
trường ở dạng ñộng (action and market process─market dynamics). Công ty ñạt ñược
lợi thế cạnh tranh nhờ vào khả năng khám phá (entrepreneurial discovery) và hành
ñộng cạnh tranh sáng tạo (innovative competitive action [45]).
Một ñiểm quan trọng nữa là cạnh tranh trong kinh tế học Áo nhấn mạnh vai trò
của tri thức và học hỏi trong thị trường cạnh tranh ñộng (dynamic competitive
markets). Tri thức liên tục thay ñổi sẽ dẫn ñến thị trường thay ñổi và sự thay ñổi này
tạo ra bất cân bằng thị trường (disequilibrium). ðiều này ñem lại cơ hội mới về lợi
nhuận cho công ty [54]. Với cách nhìn thị trường ở dạng ñộng, tuy rằng ñơn vị phân
tích của kinh tế học Schumpeter là ngành và nền kinh tế [45], trường phái cạnh tranh
này là một cơ sở cho lý thuyết về năng lực ñộng của công ty.
Một số nhà nghiên cứu ñã có những công trình nghiên cứu công phu về năng
lực cạnh tranh. Chẳng hạn như Momaya (2002), Ambastha và cộng sự (2005), hoặc
các tác giả người Mỹ như Henricsson và các cộng sự (2004)… ñã hệ thống hóa và
phân loại các nghiên cứu và ño lường năng lực cạnh tranh theo 3 loại: nghiên cứu năng
lực cạnh tranh hoạt ñộng, năng lực cạnh tranh dựa trên khai thác, sử dụng tài sản và
năng lực cạnh tranh theo quá trình.
Năng lực cạnh tranh hoạt ñộng là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh tranh
chú trọng vào những chỉ tiêu cơ bản gắn với hoạt ñộng kinh doanh trên thực tế như: thị
phần, năng suất lao ñộng, giá cả, chi phí v.v… Theo những chỉ tiêu này, công ty có
năng lực cạnh tranh cao khi có các chỉ tiêu hoạt ñộng kinh doanh hiệu quả, chẳng hạn
như năng suất lao ñộng cao, thị phần lớn, chi phí sản xuất thấp…
Năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản là xu hướng nghiên cứu nguồn hình thành
năng lực cạnh tranh trên cơ sở sử dụng các nguồn lực như nhân lực, công nghệ, lao
ñộng. Theo ñó, các công ty có năng lực cạnh tranh cao là những công ty sử dụng các
nguồn lực hiệu quả như nguồn nhân lực, lao ñộng, công nghệ, ñồng thời có lợi thế hơn
trong việc tiếp cận các nguồn lực này.
Năng lực cạnh tranh theo quá trình là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh

tranh như các quá trình duy trì và phát triển năng lực năng lực cạnh tranh. Các quá
trình bao gồm: quản lý chiếc lược, sử dụng nguồn nhân lực, các quá trình tác nghiệp
(sản xuất, chất lượng…).


9

Theo thống kê trong nghiên cứu của Momaya và các cộng sự (2005), hướng
nghiên cứu coi năng lực cạnh tranh như quá trình duy trì và phát triển năng lực cạnh
tranh ñược nhiều nhà nghiên cứu chú trọng và phát triển nhất cho ñến nay.
Như vậy, cho ñến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế giới phát triển
theo nhiều khuynh hướng khác nhau, nhiều trường phái và cách tiếp cận khác nhau.
Tuy nhiên, do ý nghĩa to lớn của việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh nên bất
chấp những bất ñồng trong lý luận, một số nước như Mỹ, Anh và các tổ chức quốc tế,
các cá nhân như Diễn ñàn Kinh tế Thế giới (WEF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Viện Phát triển quản lý (IMD), Công ty
Standard & Poor’s, Công ty Moody’s, Micheal E. Porter… vẫn nghiên cứu và công bố
các kết quả tính toán năng lực canh tranh ở các cấp ñộ: quốc gia, ngành, công ty và sản
phẩm. Các kết quả này ñược rất nhiều quốc gia, công ty quan tâm và tham khảo. Năng
lực cạnh tranh cấp quốc gia thường ñược phân tích theo quan ñiểm tổng thể, chú trọng
vào môi trường kinh tế vĩ mô và vai trò của Chính phủ. Theo Ủy ban Cạnh tranh Công
nghiệp Mỹ thì cạnh tranh ñối với một quốc gia là mức ñộ mà ở ñó dưới ñiều kiện thị
trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hóa và dịch vụ ñáp ứng ñược các
ñòi hỏi của thị trường quốc tế, ñồng thời duy trì và nâng cao ñược thu nhập thực tế của
người dân nước ñó. Cạnh tranh giữa các ngành là sự ganh ñua về sự phát triển, tốc ñộ
và hiệu quả phát triển giữa các ngành trong một nền kinh tế. Hình thức cạnh tranh này
sẽ dẫn tới sự thay ñổi về mặt bằng giá của nền kinh tế ñó. Trong thời kỳ hội nhập, cạnh
tranh giữa các ngành khác nhau của các quốc gia khác nhau cũng dẫn ñến mặt bằng giá
khác nhau theo các thời kỳ căn cứ vào năng suất lao ñộng của thời kỳ ñó. Cạnh tranh
giữa các công ty căn cứ vào năng lực duy trì lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong

và ngoài nước. Năng lực cạnh tranh của công ty và sản phẩm “kiến tạo” nên năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế [5]. Cạnh tranh ở cấp ñộ sản phẩm và dịch vụ thể hiện qua
việc công ty ñưa ra các hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, giá cả hợp lý, các dịch vụ
hậu mãi và sau bán hàng hấp dẫn, ñặc biệt là các sản phẩm/dịch vụ ñem lại giá trị gia
tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn thu hút khách hàng sử dụng và tiêu thụ nhiều sản
phẩm/dịch vụ của mình. Công ty sử dụng những yếu tố nổi bật của sản phẩm/dịch vụ
ñể cạnh tranh với sản phẩm/dịch vụ của công ty khác nhằm thu hút thị phần và nâng
cao hiệu quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh.
Cạnh tranh sản phẩm/dịch vụ và cạnh tranh công ty là hai hình thức cạnh tranh
luôn gắn liền với nhau. Cạnh tranh sản phẩm là một bộ phận của cạnh tranh công ty,
có mối liên hệ mật thiết với cạnh tranh công ty cũng như các cấp ñộ cạnh tranh khác.
Các công ty hoạt ñộng trong nền kinh tế thị trường ñều hướng tới mục tiêu tối ña hóa
lợi nhuận. Mục tiêu ñó cũng ñồng nghĩa với việc công ty mong muốn bán ñược nhiều
sản phẩm/dịch vụ hơn ñối thủ, ñạt ñược hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn ñối thủ.


10

Cụ thể, khi nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, nhà khoa học ñầu tiên phải nói
ñến là Michael E. Porter. Porter ñã cung cấp một khung lý thuyết ñể phân tích về năng
lực cạnh tranh. Trong ñó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành
kinh doanh nào cũng phải chịu tác ñộng của năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà chiến
lược ñang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các ñối thủ có thể sử dụng mô hình này nhằm
hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình ñang hoạt ñộng.
Mô hình Porter’s Five Forces ñược công bố lần ñầu trên tạp chí Harvard
Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh
doanh. Mô hình này, thường ñược gọi là “Năm lực lượng của Porter”, ñược xem là công
cụ hữu dụng và hiệu quả ñể tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình
này cung cấp các chiến lược cạnh tranh ñể công ty duy trì hay tăng lợi nhuận. Các công
ty thường sử dụng mô hình này ñể phân tích xem họ có nên gia nhập một thị trường nào

ñó, hoặc hoạt ñộng trong một thị trường nào ñó không. Tuy nhiên, vì môi trường kinh
doanh ngày nay mang tính “ñộng”, nên mô hình này còn ñược áp dụng ñể tìm kiếm
trong một ngành nhất ñịnh các khu vực cần ñược cải thiện ñể sản sinh nhiều lợi nhuận
hơn. Các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Ủy ban chống ñộc quyền và sáp nhập ở
Anh, hay Bộ phận chống ñộc quyền và Bộ Tư pháp ở Mỹ, cũng sử dụng mô hình này ñể
phân tích xem liệu có công ty nào ñang lợi dụng công chúng hay không [49].

Hình 1.1 : Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter
Nguồn: [49]
Theo Michael Porter, cường ñộ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản
xuất bất kỳ chịu tác ñộng của 5 lực lượng cạnh tranh sau: (1) Sức mạnh nhà cung cấp,
(2) Nguy cơ thay thế, (3) Các rào cản gia nhập, (4) Sức mạnh khách hàng, (5) Mức ñộ
cạnh tranh.
Tiếp ñó, năm 1985, Porter xuất bản cuốn sách “Competitive Advantage:
Creating and Sustaining Superior Performance“. Trong cuốn sách này, Porter nghiên
cứu về lợi thế cạnh tranh và cách thức một công ty thực sự ñạt ñược lợi thế hơn các ñối


11

thủ. Ông chỉ ra rằng lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm trong các hoạt ñộng của mỗi
công ty mà còn trong cách các hoạt ñộng liên quan với nhau. Cuốn sách này cũng cung
cấp lần ñầu tiên những công cụ ñể có chiến lược phân ñoạn một ngành công nghiệp và
ñánh giá một cách logic, chặt chẽ tính cạnh tranh của sự ña dạng hoá [50].
Không dừng lại ở ñó, năm 1990, M. Porter công bố tác phẩm “Competitive
Advantage of Nations”. Cuốn sách này ñược Porter nghiên cứu tại mười quốc gia hàng
ñầu về kinh tế. Cuốn sách ñưa ra lý thuyết ñầu tiên của cạnh tranh dựa trên nguyên
nhân là năng suất, nhờ ñó các công ty cạnh tranh với nhau. Porter cho thấy những lợi
thế so sánh truyền thống như tài nguyên thiên nhiên và lao ñộng giá rẻ ñã không còn là
nguồn gốc của sự thịnh vượng. Cuốn sách cũng giới thiệu mô hình "kim cương" - một

cách ñể hiểu ñược vị thế cạnh tranh của một quốc gia (hoặc các ñịa ñiểm) trong cuộc
cạnh tranh toàn cầu hiện nay và là một phần không thể thiếu trong tư duy kinh doanh
quốc tế. Trong cuốn sách này, Porter còn giới thiệu khái niệm "cụm", có thể hiểu là
nhóm các công ty liên kết với nhau, các nhà cung cấp, các ngành liên quan, các tổ
chức phát sinh tại các ñịa ñiểm cụ thể. Khái niệm này ñã trở thành một cách thức mới
cho các công ty và chính phủ suy nghĩ về nền kinh tế, ñánh giá lợi thế cạnh tranh về vị
trí và thiết lập các chính sách công.
Mô hình “Kim cương” ñã nêu lên các yếu tố quyết ñịnh sự cạnh tranh của một
quốc gia trong thương mại quốc tế. Theo ông, khả năng cạnh tranh của một quốc gia
ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng ñộng của ngành, của quốc
gia ñó. Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hoá, nền tảng cạnh tranh sẽ
chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt ñối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang
những lợi thế cạnh tranh quốc gia ñược tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của
các công ty trên thương trường quốc tế [51].
Mô hình Kim cương của Porter ñưa ra khuôn khổ phân tích ñể hiểu bản chất và
ño lường năng lực cạnh tranh của công ty

Hình 1.2 : Sơ ñồ kim cương của M. Porter
Nguồn: [51]


12

Mô hình này ñã lý giải những lực lượng thúc ñẩy sự ñổi mới và năng ñộng của
các công ty và qua ñó nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty trên thị trường.
Bốn nhóm nhân tố trong mô hình viên kim cương của M.Porter phát triển trong mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tác ñộng quan trọng ñến việc hình thành và duy trì năng
lực cạnh tranh quốc tế của các công ty trong một ngành kinh tế - kỹ thuật nào ñó. Sự
sẵn có cả về số lượng và chất lượng các nguồn lực cần thiết cho việc phát triển một
ngành có khả năng cạnh tranh; thông tin thông suốt về những cơ hội kinh doanh mà

các công ty có thể tiếp cận; chiến lược của các công ty trong khai thác và sử dụng các
yếu tố nguồn lực; quan ñiểm, triết lý kinh doanh của chủ sở hữu, quản trị viên, các
nhân viên trong công ty,… ñều có thể “cộng hưởng” thúc ñẩy các công ty trong một
ngành phải hoạt ñộng hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, ñổi mới nhanh hơn
và ñáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Vai trò của Nhà nước là thông qua các
chính sách vĩ mô tác ñộng vào cả bốn “mặt” của “viên kim cương” sao cho chúng
cùng phát triển tương xứng, ñồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau tạo thuận lợi cho các công ty
trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế
Năm 1998, Porter cho ra ñời cuốn sách “Competitive Strategy – Techniques for
Analyzing Industries and Competitors”. Trong cuốn sách này, tác giả ñã nêu ra cách
phân tích kỹ thuật chiến lược cạnh tranh tổng quát, môi trường công nghiệp chung và
chiến lược ñưa ra quyết ñịnh [52].
Năm 2008, cuốn sách về năng lực cạnh tranh ñáng chú ý ñược xuất bản là “On
Competition, Updated and Expanded Edition” cũng của tác giả Michael E. Porter.
Cuốn sách này ñược viết theo nhiều chủ ñề, cho phép người ñọc dễ dàng truy cập ñến
hàng loạt các công việc của Porter. Phần I và II giới thiệu việc các công ty, cũng như
các quốc gia và khu vực, ñạt ñược và duy trì lợi thế cạnh tranh như thế nào. Phần III
cho thấy cách suy nghĩ chiến lược có thể giải quyết những thách thức cấp bách nhất
của xã hội từ môi trường bền vững. Phần IV tìm hiểu làm thế nào ñể các công ty có thể
tạo ra giá trị cho xã hội nhiều hơn. Phần V khám phá những mối liên hệ giữa chiến
lược và lãnh ñạo [53].
Ngoài Porter, còn một số tác giả khác cũng ñề cập ñến năng lực cạnh tranh.
Năm 1995, H Chang Moon, Alan M Rugman và Alain Verbeke viết cuốn “The
generalized double diamond approach to international competitiveness”. Trong cuốn
sách này, các tác giả ñề cập ñến cách tốt hơn ñể ñầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò
của chính phủ ñến khả năng cạnh tranh của các công ty, công nghiệp và quốc gia [36].
Năm 2008, Cristina Simón và Gayle Allard viết “Competitiveness and the
employment relationship in Europe: Is there a global missing link in HRM?”. Trong
cuốn sách này, các tác giả ñề cập ñến các liên kết giữa khả năng cạnh tranh và mối
quan hệ lao ñộng (ER); phân tích năng lực cạnh tranh quốc gia của các nước châu Âu



13

thông qua trình ñộ lao ñộng ở các nước này và ñưa ra kết luận cho thấy người lao ñộng
trong nước cạnh tranh ñược hưởng sự linh hoạt và tự chủ. Một số kết luận ñược nêu lên
về những gì công ty có thể làm từ quan ñiểm quản lý nhân sự ñể tối ưu hóa khả năng
lao ñộng, dẫn ñến sản xuất nhiều hơn và cạnh tranh trong môi trường làm việc [33].
Ngày 10/9/2010, tại Bắc Kinh (Trung Quốc), trước thềm hội nghị thường niên
của tổ chức WEF diễn ra tại Thiên Tân, WEF ñã công bố “Báo cáo năng lực cạnh
tranh toàn cầu 2010 – 2011”. Trong báo cáo này, WEF ñánh giá năng lực cạnh tranh
của 139 quốc gia dựa trên 3 hạng mục cho ñiểm chính, bao gồm 12 trụ cột khác nhau.
Hạng mục thứ nhất (các Yêu cầu cơ bản) gồm 4 trụ cột là thể chế, cơ sở hạ tầng, môi
trường kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ bản và chăm sóc y tế. Hạng mục thứ hai (Các nhân
tố cải thiện hiệu quả) gồm 6 trụ cột là giáo dục bậc cao và ñào tạo, tính hiệu quả của
thị trường hàng hóa, tính hiệu quả của thị trường lao ñộng, mức ñộ phát triển của thị
trường tài chính, mức ñộ sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường. Hạng mục thứ ba
(Các nhân tố về sáng tạo và phát triển) gồm 2 trụ cột là trình ñộ phát triển của công ty
và năng lực sáng tạo. Trong mỗi trụ cột này lại bao gồm nhiều yếu tố khác nhau ñể xếp
hạng, chẳng hạn, trụ cột thể chế bao gồm 21 yếu tố, từ quyền sở hữu trí tuệ tới mức ñộ
bảo vệ nhà ñầu tư. WEF cũng liệt kê những yếu tố gây cản trở nhiều nhất ñối với hoạt
ñộng kinh doanh tại các quốc gia ñược xếp hạng trong báo cáo [58].
Tuy nhiên, báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu nói trên cũng chỉ mang tính
chất tham khảo bởi ñây là báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh của các quốc gia,
không ñề cập ñến năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ.
Trong lĩnh vực viễn thông, có một số nghiên cứu sau:
- Jean-Jacques Laffont and Jean Terole, Compatition in Telecommunications,
Massachusetts Intitute of Technology. Trong cuốn sách này, hai tác giả ñưa ra mô hình
lý thuyết dựa trên giả ñịnh rằng sự ñộc quyền tự nhiên của ngành viễn thông không
còn phản ánh thực tế. Kết quả là, các nhà hoạch ñịnh chính sách thường thiếu sự

hướng dẫn của các lý thuyết kinh tế. Vấn ñề cạnh tranh trong viễn thông ñược viết ñể
hướng ñến các nhà quản lý, chuyên gia tư vấn, các quan chức chính phủ, và những
người có quan tâm.
Jean-Jacques Laffont và Jean Tirole phân tích cải cách pháp lý và sự xuất hiện
của cạnh tranh trong ngành công nghiệp mạng bằng cách sử dụng các lý thuyết của tổ
chức công nghiệp, kinh tế chính trị - gọi là công cụ nghệ thuật của nhà nước. Cuốn
sách mở ra với các thông tin nền tảng cho những người không quen thuộc với các vấn
ñề hiện tại trong ngành công nghiệp viễn thông.
Những phần sau tập trung vào bốn lĩnh vực trung tâm của phong trào bất quy
tắc gần ñây trong ngành viễn thông: sự ra ñời của quy ñịnh ưu ñãi; truy cập một chiều;
bản chất ñặc biệt của cạnh tranh trong một ngành công nghiệp ñòi hỏi hai cách tiếp cận


14

(theo ñó mạng lưới cạnh tranh phụ thuộc lẫn nhau về việc chấm dứt các cuộc gọi); và
phổ cập dịch vụ [40].
ðây là một cuốn sách phân tích khá kỹ về cạnh tranh trong ngành công nghiệp
mạng theo khía cạnh quản lý Nhà nước về viễn thông. Tuy nhiên, tác giả mới ñề cập
ñến vấn ñề cạnh tranh chung trong viễn thông mà chưa ñề cập cụ thể ñến việc cạnh
tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng.
- Feng Li and Jason Whalley, Deconstruction of the telecommunications industry:
from value chains to value networks, Telecommunications Policy. Trong nghiên cứu
này, các tác giả ñã ñưa ra kết luận rằng một số thay ñổi hiện nay trong ngành viễn
thông là rất cấp tiến, và tất cả công ty cần phải ñánh giá lại chiến lược và vị trí thị
trường của họ và thực hiện các quyết ñịnh khó khăn ñể ñi tiếp. Các chuỗi giá trị ñang
nhanh chóng phát triển thành các mạng lưới giá trị, tạo ra sự phức tạp lớn cho tất cả các
công ty tham gia. Nghiên cứu sâu hơn là vạch ra chuỗi giá trị và giá trị có thể của mạng
lưới viễn thông trong bối cảnh nền kinh tế mới, xác ñịnh các công ty khác nhau, các
chiến lược và mô hình kinh doanh mà họ có thể áp dụng, phát triển khung khái niệm

mới cho sự hiểu biết hiện tại trong viễn thông và các ngành liên quan, tạo ra công cụ
mới và kỹ thuật ñể xác ñịnh cơ hội và mối ñe dọa ñể xây dựng chiến lược mới [34].
Cuốn sách này ñã ñề cập ñược chuỗi giá trị của mạng lưới viễn thông trong các
bối cảnh nền kinh tế mới, ñưa ra ñược khung khái niệm mới về viễn thông và các
ngành liên quan. Tuy nhiên, cuốn sách thiên về lý thuyết, chưa có ñiều tra thực tế về
chiến lược và vị trí thị trường, năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ của các
công ty, ñặc biệt là các công ty cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng.
- John H. Harwood II, William T Lake, and David M. Sohn, Compatition in
International Telecommunications Services. Các tác giả kết luận rằng Hoa Kỳ ñã có
những nỗ lực giúp tạo ra ñộng lực mạnh mẽ ñối với cải cách về cạnh tranh trong lĩnh
vực viễn thông ngoài nước Mỹ, kết quả là tạo ra mức giá thấp hơn và các dịch vụ ña
dạng hơn cho người tiêu dùng [41].
Cuốn sách này có ưu ñiểm là có ñiều tra thực tế về cạnh tranh trong lĩnh vực
viễn thông ngoài nước Mỹ, tuy nhiên, cuốn sách chưa ñưa ra ñược mô hình nghiên cứu
cho năng lực cạnh tranh của các công ty cung ứng dịch vụ viễn thông, ñặc biệt là công
ty cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng.

1.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam cũng có những nghiên cứu về năng lực cạnh tranh:
- Năm 2003, UNDP và CIEM nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia“. Cuốn sách này phân tích năng lực cạnh tranh của Việt Nam và ñưa ra các giải
pháp ñể nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia [28]. Tuy nhiên, thời ñiểm phân tích


15

của cuốn sách cách ñây khá lâu, thông tin ñã có nhiều bất cập, không còn tính ứng
dụng vào thực tế.
- Cũng trong năm 2003, tác giả Lê Xuân Bá xuất bản cuốn sách “Hội nhập kinh
tế - áp lực cạnh tranh trên thị trường và ñối sách của một số nước”. Trong cuốn sách

này, tác giả ñã phân tích môi trường ñầu tư, lựa chọn dịch vụ và chính sách cho tương
lai. Tác giả cũng ñã ñưa ra các giải pháp cụ thể mà Việt Nam cần thực hiện ñể khai
thác triệt ñể những lợi ích do hội nhập kinh tế khu vực mang lại, trình bày kinh nghiệm
hội nhập kinh tế của nhiều nước châu Âu và châu Á [2]. Tuy nhiên, cũng như tác phẩm
“Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” của UNDP và CIEM, một số thông tin của
cuốn sách này ñã cũ, tính ứng dụng vào thực tế không còn cao.
- Năm 2004, tác giả Trần Văn Tùng trong cuốn “Cạnh tranh kinh tế, lợi thế cạnh
tranh quốc gia và chiến lược cạnh tranh của công ty“ ñã ñề cập ñến vấn ñề cạnh tranh
trong kinh tế, phân tích lợi thế cạnh tranh của quốc gia và ñề xuất chiến lược cạnh tranh
cho các công ty trong giai ñoạn Việt Nam ñang dần dần hội nhập kinh tế thế giới [14].
ðây là cuốn sách khá hay về năng lực cạnh tranh. Tác giả ñã phân tích ñược lợi
thế cạnh tranh của Việt Nam và ñưa ra ñược chiến lược cạnh tranh cho các công ty
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tác giả chưa ñưa ra ñược
mô hình nghiên cứu ñể có thể thuyết phục người ñọc về tính chặt chẽ của nghiên cứu.
- Năm 2006, TS. Vũ Trọng Lâm xuất bản cuốn sách “Nâng cao sức cạnh tranh
của các công ty trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Ở công trình này, tác giả ñã
hệ thống hóa một số quan niệm về sức cạnh tranh của công ty; phân tích kinh nghiệm
trong nước và quốc tế về nâng cao sức cạnh tranh của công ty; phân tích thực trạng
cạnh tranh và môi trường pháp lý của cạnh tranh ở Việt Nam. Trọng tâm của cuốn
sách là nêu và ñánh giá thực trạng sức cạnh tranh của các công ty Hà Nội. Cuối cùng,
tác giả ñưa ra những giải pháp chủ yếu nâng cao sức cạnh tranh của các công ty [10].
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả chưa ñưa ra ñược mô hình nghiên cứu cụ thể,
ñối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của các công ty trên ñịa bàn Hà Nội, tính
tổng quát chưa cao.
- Năm 2008, TS. Nguyễn Hữu Thắng xuất bản cuốn sách “Năng lực cạnh tranh
của các công ty Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”. Trong cuốn
sách này, tác giả phân tích năng lực cạnh tranh của các công ty Việt Nam trong xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thách thức của việc hội nhập và ñưa ra một số giải
pháp ñể nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty Việt Nam trước những thách
thức ñó [16]. Tương tự như nghiên cứu trên, nghiên cứu của TS. Nguyễn Hữu Thắng

cũng chưa ñưa ra ñược mô hình nghiên cứu cụ thể, tác giả phân tích năng lực cạnh
tranh của các công ty khi Việt Nam mới gia nhập tổ chức WTO, bối cảnh kinh tế ñã
khác thời ñiểm hiện tại.


16

- Năm 2010, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Học viện Năng lực
cạnh tranh châu Á và M.E Porter ñã có buổi Hội thảo “Báo cáo năng lực cạnh tranh
Việt Nam 2010”. Báo cáo ñã cung cấp các số liệu, phân tích và những ñề xuất cụ thể
nhằm giúp các nhà hoạch ñịnh chính sách trong quá trình xác ñịnh hướng ñi tương lai.
Báo cáo ñưa ra những phân tích tổng hợp làm ñầu vào cho việc xây dựng một chiến
lược kinh tế vừa dựa trên các kinh nghiệm quốc tế, vừa phù hợp với ñiều kiện hoàn
cảnh cụ thể của Việt Nam; ñồng thời ñi sâu phân tích những nguồn lực dẫn dắt tăng
trưởng của Việt Nam thời gian qua cũng như những vấn ñề lớn mà ñất nước phải giải
quyết ñể tiếp tục duy trì và thúc ñẩy phát triển kinh tế [29].
ðây là một bản báo cáo khá chi tiết và cập nhật về năng lực cạnh tranh của Việt
Nam năm 2010. Bản báo cáo ñã chỉ ra ñược ñiểm mạnh, ñiểm yếu của Việt Nam trong
việc duy trì và thúc ñẩy kinh tế ñất nước phát triển. Tuy nhiên, ñây là ñánh giá chung
của nhóm nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của quốc gia, chưa ñề cập ñến năng lực
cạnh tranh của công ty, ñặc biệt chưa ñề cập ñến năng lực cạnh tranh trong cung ứng
dịch vụ của công ty.
Riêng lĩnh vực viễn thông di ñộng, trong thời gian qua có một số công trình

nghiên cứu sau:
- Năm 2006, GS.TS. Bùi Xuân Phong ñã xuất bản cuốn sách “Quản trị kinh
doanh viễn thông theo hướng hội nhập kinh tế”. Sau khi ñề cập những vấn ñề chung về
kinh doanh và quản trị kinh doanh viễn thông; các lĩnh vực quản trị kinh doanh viễn
thông, tác giả ñã ñề cập ñến một số lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong
lĩnh vực viễn thông, ñề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho

công ty viễn thông [13]. Cuốn sách này viết cho ngành viễn thông chung, không ñề
cập riêng ñến lĩnh vực thông tin di ñộng.
- Năm 2007, Lê Ngọc Minh trong luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển kinh doanh
của các công ty kinh doanh dịch vụ thông tin di ñộng tại Việt Nam” ñã trình bày
những lý luận về phát triển kinh doanh của các công ty kinh doanh dịch vụ thông tin di
ñộng, phân tích thực trạng phát triển kinh doanh của các công ty kinh doanh dịch vụ
thông tin di ñộng tại Việt Nam và nêu ra phương hướng cũng như giải pháp phát triển
kinh doanh của các công ty kinh doanh dịch vụ thông tin di ñộng tại Việt Nam [11].
ðây là nghiên cứu về phát triển kinh doanh của các công ty kinh doanh dịch vụ
thông tin di ñộng trên quy mô toàn bộ 6 công ty kinh doanh dịch vụ này tại Việt Nam
giai ñoạn 2002-2006, nghiên cứu này chủ yếu là khảo sát và các kết quả ñạt ñược chỉ
dừng lại ở mức thống kê, mô tả, chưa ñi sâu nghiên cứu về bản chất. Nghiên cứu ñã
phân tích ñược ñiểm mạnh, ñiểm yếu trong kinh doanh dịch vụ thông tin di ñộng của
các công ty trên; chỉ ra ñược cơ hội và thách thức trong việc phát triển kinh doanh ñối
với các công ty kinh doanh dịch vụ thông tin di ñộng của Việt Nam trong giai ñoạn


17

2006-2010; ñưa ra ñược một số giải pháp thúc ñẩy kinh doanh và nâng cao khả năng
cạnh tranh của các công ty kinh doanh dịch vụ thông tin ñi ñộng. Tuy nhiên, luận án
chưa ñưa ra ñược mô hình nghiên cứu cụ thể, số liệu thu thập chủ yếu là thông tin thứ
cấp, chưa có một mẫu nghiên cứu riêng.
- Một luận án tiến sĩ kinh tế khác về lĩnh vực viễn thông cũng ñược bảo vệ thành
công trong năm 2007. ðó là luận án: “Phát triển ngành viễn thông Việt Nam ñến năm
2020” của Trần ðăng Khoa. Trong luận án này, tác giả nghiên cứu những kinh nghiệm
phát triển ngành viễn thông của một số nước trên thế giới, ñánh giá thực trạng hoạt ñộng
phát triển ngành viễn thông Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2006 trở về trước và
ñưa ra một số giải pháp phát triển ngành viễn thông Việt Nam ñến năm 2020 [9].
Luận án có ưu ñiểm là ñã phân tích và rút ra ñược những kinh nghiệm phát triển

ngành viễn thông của một số quốc gia trên thế giới, từ ñó ñưa ra ñược những bài học
cho việc phát triển viễn thông Việt Nam. Tuy nhiên, luận án chưa nghiên cứu sâu về
năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam, ñặc biệt là năng lực cạnh tranh
trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng. Luận án chưa chỉ ra ñược các nhân tố ảnh
hưởng ñến năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam, nhân tố nào là nhân tố
chính. Những giải pháp luận án ñưa ra mang tính khái quát chung cho phát triển ngành
viễn thông, thiếu những giải pháp mang tính ñặc thù có ảnh hưởng trực tiếp ñến việc
nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty
viễn thông Việt Nam trong giai ñoạn hiện nay.
- Năm 2010, tác giả ðỗ Xuân Minh ñã có “Nghiên cứu phương pháp xác ñịnh
và chế tài ñối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt ñộng viễn
thông“. ðây là báo cáo nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trong nghiên cứu này tác giả xác ñịnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
hoạt ñộng viễn thông và ñề xuất các chế tài ñể xử lý các hành vi ñó [12]. Nghiên cứu
ñã dựa trên phân tích các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt ñộng viễn
thông cụ thể và khái quát lên thành phương pháp và chế tài ñối với các hành vi ñó. Tuy
nhiên, báo cáo này chưa ñưa ra ñược mô hình nghiên cứu rõ ràng, luận cứ chưa thuyết
phục ñược người ñọc, mới chỉ dừng lại ở việc mô tả các quan sát là chủ yếu.
- Một luận án tiến sỹ kinh tế ñược bảo vệ thành công trong năm 2010, ñó là
luận án “Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Tập ñoàn BCVT trong ñiều
kiện Việt nam là thành viên của WTO” của Ngô Hoàng Yến. Trong công trình này, tác
giả ñề cập ñến một số lý luận chủ yếu về sức cạnh tranh dịch vụ thông tin di ñộng và
truy nhập Internet băng rộng; ñánh giá thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ thông tin di
ñộng và truy nhập Internet băng rộng của Tập ñoàn BCVT Việt nam. Trên cơ sở ñó ñề
xuất giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh các dịch vụ viễn thông chính của VNPT
trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên của WTO [31].


18


- Cũng trong năm 2010, tác giả Trần Tuấn Anh ñã ñưa ra “Nghiên cứu phương
pháp xác ñịnh giá thành dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế“- báo cáo
nghiên cứu khoa học của Bộ Thông tin và truyền thông. Trong nghiên cứu này tác giả
tổng hợp khái niệm về dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế, phân tích và ñề
xuất các phương pháp xác ñịnh giá thành cho các dịch vụ ñó [1].
Báo cáo ñã ñưa ra ñược một số phương pháp nhằm xác ñịnh giá thành cho các
dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế, tuy nhiên, bản báo cáo chưa ñánh giá
ñược tác ñộng của giá thành các dịch vụ này ñến việc kinh doanh của công ty và nó sẽ
ảnh hưởng ñến năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ của công ty như thế nào.
- Năm 2012, nghiên cứu sinh Trần Thị Anh Thư ñã bảo vệ luận án tiến sỹ kinh
tế “Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới”. Trong
công trình này, tác giả ñã nêu lên cơ sở lý luận về tăng cường năng lực cạnh tranh của
công ty, thực trạng việc tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập ñoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam và giải pháp cho vấn ñề này của Tập ñoàn. Tác giả cũng ñã ñiều tra,
khảo sát về năng lực cạnh tranh của VNPT so với một số ñối thủ qua ñánh giá của
khách hàng, chuyên gia và lãnh ñạo của các ñơn vị này [19].
ðây là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc. Tác giả ñã tổ chức
ñược một cuộc ñiều tra với quy mô tương ñối rộng về năng lực cạnh tranh của VNPT
và so sánh với các ñối thủ. Tác giả cũng ñã ñưa ra ñược những giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh cho VNPT. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ ñi vào những giải pháp
chung chung, chưa ñưa ñược giải pháp riêng biệt cho từng dịch vụ cụ thể.
Còn nhiều ñề tài khác nghiên cứu về dịch vụ thông tin di ñộng, nhưng dưới góc
ñộ cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng thì chưa có ñề tài nghiên cứu
nào. Các ñề tài trước ñây ñã thực hiện chủ yếu vẫn xoay quanh việc phát triển công
nghệ, dịch vụ, kỹ thuật của các công ty kinh doanh dịch vụ thông tin di ñộng. Với
mong muốn có những nghiên cứu chuyên sâu về khía cạnh cung ứng dịch vụ thông tin
di ñộng tại Việt Nam, tác giả ñã chọn ñề tài này ñể làm rõ cơ sở lý luận cùng thực tiễn
và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ cho các
công ty kinh doanh dịch vụ thông tin di ñộng tại Việt Nam.


1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu
1.3.1. Những ñiểm thống nhất về cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông
tin di ñộng của các công ty viễn thông
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về năng lực cạnh
tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty viễn thông ñã ñi ñến
thống nhất ở một số ñiểm sau:


19

- Về khung lý thuyết nghiên cứu: hầu hết các nghiên cứu trước ñề có ñề cập,
phân tích và sử dụng hai mô hình nghiên cứu chính là mô hình kim cương và mô hình
năm lực lượng cạnh tranh của Micheal E. Porter. Các mô hình này ñã ñặt các công ty
trong một môi trường ngành cụ thể, phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến năng lực cạnh
tranh của các công ty trong cung ứng dịch vụ và sự tác ñộng của môi trường ñến năng
lực cạnh tranh của các công ty trong hoạt ñộng của mình.
- Về phương pháp nghiên cứu: các nghiên cứu trước ñều kết hợp cả hai phương
pháp nghiên cứu ñịnh tính và ñịnh lượng. Nghiên cứu ñịnh tính ñược sử dụng trong
việc kế thừa những mô hình, những khung lý thuyết kinh ñiển làm cơ sở lý luận cho
các nghiên cứu hiện tại. Nghiên cứu ñịnh lượng ñể xác ñịnh vấn ñề thực trạng của các
nghiên cứu hiện tại, từ ñó phân tích, ñánh giá và rút ra nhận xét ñể ñề xuất những ý
kiến nhằm hoàn thiện các vấn ñề cần nghiên cứu.
- Về các giải pháp ñã ñược ñưa ra: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
trong cung ứng dịch vụ của các công ty viễn thông thống nhất ở phương diện tìm cách
cải thiện các tiêu chí ño lường năng lực cạnh tranh của các công ty viễn thông trong
cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng và kiến nghị tạo ra một môi trường cạnh tranh lành
mạnh. Mỗi quốc gia, mỗi công ty viễn thông ñều có phương thức riêng của mình trong
nâng cao năng lực cạnh tranh cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước ñều
thống nhất ở hai phương thức: từng công ty viễn thông nâng cao năng lực cạnh tranh

thông qua phát huy ñiểm mạnh và khắc phục ñiểm yếu của mình; vai trò to lớn của
chính phủ trong việc hỗ trợ các công ty viễn thông nâng cao năng lực cạnh tranh trong
cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng.

1.3.2. Những ñiểm cần tiếp tục nghiên cứu về cạnh tranh trong cung ứng dịch
vụ thông tin di ñộng của các công ty viễn thông
Ngoài những ñiểm thống nhất nêu trên, còn một số nội dung cần tiếp tục nghiên
cứu và ñược trình bày trong luận án:
- Tiêu chí ñánh giá năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di
ñộng của các công ty viễn thông.
- Sự biến ñổi của môi trường ngành viễn thông, ñặc biệt là lĩnh vực thông tin di
ñộng từ ñộc quyền sang cạnh tranh và nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Vai trò của chính phủ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty
viễn thông Việt Nam, ñặc biệt trong việc cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng.
- Sự ứng phó và thích nghi của các công ty viễn thông Việt Nam với sự thay ñổi
của môi trường.
- Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch
vụ thông tin di ñộng của các công ty viễn thông Việt Nam.


20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ðỘNG CỦA CÁC
CÔNG TY VIỄN THÔNG
2.1. ðặc ñiểm của dịch vụ thông tin di ñộng và cung ứng dịch vụ thông tin
di ñộng
2.1.1. ðặc ñiểm của dịch vụ thông tin di ñộng
Dịch vụ thông tin di ñộng là một dịch vụ liên lạc, cũng như bản chất chung của
dịch vụ, nó ñược phân ra 2 mức: Dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.

Dịch vụ cơ bản là dịch vụ chủ yếu của công ty cung cấp cho thị trường. Dịch vụ
cơ bản thoả mãn một loại nhu cầu nhất ñịnh vì nó mang lại một loại giá trị sử dụng
(hay giá trị lợi ích) cụ thể. Dịch vụ cơ bản quyết ñịnh bản chất của dịch vụ, nó gắn liền
với công nghệ, hệ thống sản xuất và cung ứng dịch vụ. ðối với dịch vụ TTDð, dịch vụ
cơ bản là dịch vụ truyền thông tin của người nói ñến người nghe qua hệ thống tổng ñài
di ñộng hoặc Internet mà không làm thay ñổi loại hình hoặc nội dung thông tin. Trong
kinh doanh, người ta thường gọi là dịch vụ “thoại”. Hiện nay, việc xác ñịnh và phân
loại dịch vụ cơ bản trong cung ứng dịch vụ TTDð ñã ñược nhìn nhận lại. Kết quả từ
các cuộc ñiều tra nghiên cứu thị trường cho thấy, khách hàng hiện nay coi dịch vụ
SMS thông thường cũng là dịch vụ cơ bản. Vậy dịch vụ cơ bản của dịch vụ TTDð bao
gồm dịch vụ thoại và tin nhắn SMS.
Dịch vụ giá trị gia tăng là những dịch vụ bổ sung, tạo ra những giá trị phụ trội thêm
cho khách hàng, làm cho khách hàng có sự cảm nhận tốt hơn về dịch vụ cơ bản. Dịch vụ giá
trị gia tăng của mạng TTDð là dịch vụ tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch
vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin trên cơ sở sử dụng mạng TTDð hoặc
Internet. Hiện nay, dịch vụ giá trị gia tăng của các mạng TTDð tại Việt Nam ñã phát triển
rất ña dạng ñến hàng chục dịch vụ, gồm có dịch vụ dựa trên nền SMS, dịch vụ GPRS,
MMS, USSD...Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện ñại, trong lĩnh
vực viễn thông và cụ thể là lĩnh vực TTDð, các dịch vụ giá trị gia tăng ngày càng ña dạng
và phong phú về hình thức lẫn nội dung. Các dịch vụ này ñược thiết kế hướng tới tiện ích và
nhu cầu liên tục ñổi mới của người dùng di ñộng, vì vậy ngành công nghiệp nội dung (các
công ty cung cấp dịch vụ nội dung- một loại hình dịch vụ giá trị gia tăng có doanh thu cao)
ngày càng phát triển. Theo nhận ñịnh của một số chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông và
cũng theo xu hướng phát triển ngành TTDð của một số nước Châu Âu, Châu Á khác, trong
những năm tới ñây, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ TTDð sẽ phải ñi theo hướng cung
ứng chủ ñạo là dịch vụ giá trị gia tăng chứ không chỉ là phát triển thuê bao như thời kỳ ñầu.
Do dịch vụ TTDð là một loại hình dịch vụ viễn thông nên nó mang ñặc ñiểm
chung của các loại hình dịch vụ viễn thông như: tính vô hình của dịch vụ, quá trình sản



21

xuất dịch vụ TTDð mang tính chất dây chuyền, quá trình cung cấp dịch vụ TTDð gắn
liền với quá trình sử dụng dịch vụ, tải trọng không ñồng ñều theo không gian và thời
gian. Ngoài những ñặc ñiểm chung của dịch vụ viễn thông ñó, TTDð cũng có những
ñặc ñiểm riêng ñể phân biệt với các loại hình dịch vụ viễn thông khác.
2.1.1.1.

Chất lượng dịch vụ thông tin di ñộng phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Chất lượng dịch vụ TTDð phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chất lượng các tổng
ñài, thiết bị chuyển mạch, thiết bị thu phát sóng; trình ñộ của kỹ thuật viên, khai thác viên;
sự cảm nhận của khách hàng; thái ñộ phục vụ của giao dịch viên; các yếu tố khách quan
như thời tiết, khí hậu... Chính vì vậy, ñể xác ñịnh ñược chất lượng của dịch vụ ñòi hỏi
phải phân tích tổng hợp các yếu tố trong mối quan hệ tương tác với nhau.
2.1.1.2.

Dịch vụ thông tin di ñộng có khả năng lưu ñộng cao

ðặc ñiểm này cũng là ñặc ñiểm nổi bật và tạo ra sự khác biệt giữa dịch vụ TTDð
với các dịch vụ viễn thông khác. Người sử dụng dịch vụ TTDð có khả năng lưu ñộng
rất cao; vào bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ ñâu trong phạm vi vùng phủ sóng, người sử dụng
dịch vụ TTDð ñều có khả năng thực hiện cuộc gọi ñi và nhận cuộc gọi ñến với các
thuê bao trong cùng mạng, các thuê bao các mạng di ñộng khác có roaming với mạng
di ñộng của người sử dụng hoặc mạng cố ñịnh. ðây chính là lợi thế cạnh tranh với các
dịch vụ viễn thông khác.
2.1.1.3.

Dịch vụ thông tin di ñộng có tính bảo mật cao


Dịch vụ TTDð ñảm bảo tính cá nhân cho mỗi thuê bao, cuộc gọi ñược thực hiện
ở trạng thái tốt nhất có thể nhờ sự ñiều chỉnh tối ưu. Nó cung cấp các dịch vụ ña dạng
cho các thuê bao trong hai lĩnh vực thoại và truyền số liệu. Ngoài ra, nó còn dễ dàng
thích ứng với nhu cầu tăng nhanh của xã hội vì dễ tối ưu hoá và mở rộng mạng lưới.
Tuy nhiên, dịch vụ TTDð lại có nhược ñiểm là tín hiệu dễ bị nhiễu và phụ thuộc vào
vùng phủ sóng.
2.1.1.4. Giá cước dịch vụ thông tin di ñộng cao hơn so với các dịch vụ viễn thông khác
Nguyên nhân chủ yếu là do vốn ñầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới lớn và
khả năng phục vụ của dịch vụ thông tin di ñộng là rất cao.
2.1.1.5.

Sản phẩm của dịch vụ thông tin di ñộng mang tính chất vùng

Mỗi vùng phụ thuộc vào vị trí ñịa lý, vào vùng phủ sóng, trình ñộ phát triển kinh
tế xã hội cũng như nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau. Tính chất ñó hình thành
tương quan cung cầu về sử dụng di ñộng là rất khác, vì vậy khó có thể ñiều hoà sản
phẩm từ nơi có chi phí thấp ñến nơi có chi phí cao.


22

2.1.2. ðặc ñiểm cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty viễn thông
2.1.2.1. Quy trình cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng
Nếu xét trên khía cạnh giữa nhà cung ứng với người tiêu dùng, quy trình cung
ứng dịch vụ TTDð ñược thể hiện qua mô hình sau:

Nhà sản xuất - Người cung cấp các thiết bị thông tin di ñộng
Thiết bị

Tiền


Nhà khai thác - Người cung cấp dịch vụ thông tin di ñộng
Dịch vụ

Tiền
Người tiêu dùng

Hình 2.1 : Quy trình cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng
Nguồn: [11]
Người tiêu dùng thanh toán các dịch vụ thông tin di ñộng mà họ sử dụng, tạo ra
doanh thu cho nhà khai thác, nhà khai thác quan tâm tới chất lượng thiết bị mua từ nhà
sản xuất, thanh toán chi phí mua các thiết bị thông tin di ñộng cho nhà sản xuất. Các
công ty cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng có thể mua thiết bị thông tin di ñộng từ các
nhà sản xuất hoặc tự chế tạo lấy.
Nếu xét trên khía cạnh kỹ thuật, dịch vụ thông tin di ñộng từ quá trình cung ứng
ñến người sử dụng cuối cùng qua nhiều công ñoạn. Ảnh hưởng bởi tính chất vô hình,
nên quy trình cung cấp và kinh doanh dịch vụ thông tin di ñộng dường như rất ñơn
giản nhưng lại phụ thuộc vào nhiều khâu, nhiều yếu tố. Về cơ bản, quy trình cung ứng
dịch vụ thông tin di ñộng ñược thực hiện qua các hoạt ñộng sau:
- Nghiên cứu và xác ñịnh nhu cầu thị trường về dịch vụ thông tin di ñộng
ðối với kinh doanh dịch vụ thông tin di ñộng, khi cần ñưa ra quyết ñịnh một vấn
ñề quan trọng trong phát triển kinh doanh, ví dụ quyết ñịnh ñầu tư xây dựng mạng lưới
ñể cho ra ñời một loại hình dịch vụ mới, hoặc ñưa ra một quyết sách mới về khuyến
mại, giá cước,... có ảnh hưởng lớn ñến kinh doanh một loại hình dịch vụ, ñiều quan
trọng là quyết ñịnh ñó phải ñược dựa trên những sở cứ khoa học, trên kết quả của việc
nghiên cứu thị trường chứ không dựa trên cảm nhận, ý kiến chủ quan, quan ñiểm, ñịnh
kiến của một hoặc một số ít người. Thông qua nghiên cứu thị trường, sẽ có ñược phản
ánh khách quan của thị trường về vấn ñề cần quyết ñịnh, từ ñó, quyết ñịnh ñưa ra sẽ



23

ñược chính xác và phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường hơn. Tổng hợp các nhu
cầu của khách hàng tạo nên cầu về dịch vụ của công ty, sẽ là tốt hơn nếu công ty nắm
ñược cầu hướng về mình, tổng hợp các nguồn cung dịch vụ cho khách hàng của công
ty tạo nên cung dịch vụ. Theo như sự tương tác cung cầu, giữa người mua với người
bán, giữa người bán với người bán, giữa người mua với người mua hình thành nên
giá cả thị trường. Giá cả thị trường là một ñại lượng biến ñộng do tương tác giữa
cung và cầu và ñược xác ñịnh ở ñịa ñiểm và thời ñiểm cụ thể. Cạnh tranh là một tất
yếu trong cơ chế thị trường, và muốn ñứng vững, công ty không chỉ tập trung vào
việc cung ứng dịch vụ mà còn cần ñể ý tới các ñộng thái từ phía ñối thủ.
Như vậy, công việc nghiên cứu thị trường ñòi hỏi công ty kinh doanh dịch vụ
thông tin di ñộng cần nghiên cứu kỹ lượng cung, cầu, giá cả, giá thành và ñối thủ cạnh
tranh, qua ñó nắm ñược thực trạng lĩnh vực mình kinh doanh và là cơ sở lập chiến
lược, kế hoạch, ra các quyết ñịnh kinh doanh ñúng ñắn, kịp thời. Việc nghiên cứu thị
trường cần ñược mở rộng ra nhiều lĩnh vực, như nghiên cứu các giá trị ngầm hiểu của
khách hàng ñể nắm bắt ñược chính xác nhu cầu, các yếu tố tác ñộng ñến hành vi sử
dụng dịch vụ của khách hàng nhằm ñưa ra các kế hoạch cụ thể và phù hợp. Nghiên
cứu thị trường phải là nền tảng cho mọi hoạt ñộng kinh doanh của công ty cung ứng
dịch vụ thông tin di ñộng.
Nghiên cứu thị trường và xác ñịnh nhu cầu sử dụng của khách hàng là bước ñầu
tiên trong chuỗi các hoạt ñộng kinh doanh dịch vụ thông tin di ñộng. Ngoài các biện
pháp nghiên cứu thị trường như trên, khi xác ñịnh nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di
ñộng, người ta thường dựa trên các cơ sở dữ liệu sau: số liệu thống kê về dân số và
mật ñộ dân cư từng khu vực, mức ñộ tăng trưởng kinh tế, mức ñộ thu nhập bình quân,
nhu cầu về thông tin liên lạc nói chung dựa trên cơ sở số máy ñiện thoại cố ñịnh, kinh
nghiệm phát triển mạng của các mạng trước, giá thành hệ thống và thiết bị ñầu cuối...
Dựa trên những cơ sở dữ liệu này, các công ty kinh doanh dịch vụ thông tin di
ñộng sẽ tiến hành dự ñoán nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng ñể lập chiến lược
và kế hoạch kinh doanh phù hợp, ñặc biệt là chiến lược phát triển mạng lưới, phát triển

dịch vụ, lập kế hoạch giá cước phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Tổ chức khai thác các loại dịch vụ thông tin di ñộng
Quy trình thực hiện liên lạc bằng dịch vụ TTDð trên mạng diễn ra như sau:

Âm thanh

Mã hóa tại
máy gọi

Trạm
thu phát

Máy
nhận

Giải mã

Hình 2.2 : Quy trình thực hiện liên lạc trên mạng thông tin di ñộng
Nguồn: [11]


24

Hiện nay, trên thị trường thông tin di ñộng Việt Nam các công ty ñã ñưa công
nghệ CDMA vào khai thác, tuy nhiên, các công ty cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng
công nghệ GSM vẫn chiếm thị phần khống chế khoảng hơn 90% [20], do ñó, trong
giới hạn ñề tài tập trung nghiên cứu việc tổ chức khai thác các loại dịch vụ thông tin di
ñộng dựa trên công nghệ GSM. Mạng thông tin di ñộng cơ bản ñược chia thành hai
phần: phần chuyển mạch và phần vô tuyến. Mỗi phần ñều có các khối chức năng và
ñược lắp ñặt ở các khối khác nhau của hệ thống thiết bị mạng di ñộng.

ðể có ñược dịch vụ thông tin di ñộng cung cấp cho khách hàng, công ty cung
ứng dịch vụ thông tin di ñộng cần phải ñáp ứng ñược các công việc sau: ñầu tư xây
dựng các tổng ñài hay còn gọi là các trung tâm chuyển mạch ñiện thoại di ñộng, ñầu tư
xây dựng mạng lưới các trạm thu phát thông tin di ñộng trong phạm vi muốn cung cấp
dịch vụ, tiến hành kết nối các trạm thu phát với tổng ñài chuyển mạch ñể tạo thành một
mạng lưới thông tin di ñộng hoàn chỉnh thông qua các thiết bị truyền dẫn ñặc chủng
(các thiết bị truyền dẫn như Viba, cáp quang,…). Cuối cùng là việc vận hành khai thác
và bảo dưỡng thì mới có khả năng cung cấp ñược dịch vụ thông tin an toàn, không bị
gián ñoạn, chất lượng cao.
- Tổ chức cung ứng các dịch vụ thông tin di ñộng
Quy trình tổ chức cung ứng các dịch vụ thông tin di ñộng ñi từ khâu phân phối,
bán hàng ñến duy trì khách hàng, chăm sóc khách hàng, và tiếp tục phát triển, nâng
cao chất lượng dịch vụ ñể quay lại quy trình tổ chức cung ứng dịch vụ. Các công ty
kinh doanh dịch vụ thông tin di ñộng hiện nay tại Việt Nam chủ yếu triển khai cung
ứng dịch vụ qua các hình thức bán hàng như sau:
+ Bán hàng trực tiếp: là sự giao tiếp trực tiếp giữa người bán hàng với khách hàng
tiềm năng, trong ñó người bán hàng có nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao quyền sở hữu
cho người mua và nhận tiền. Hoạt ñộng bán hàng cá nhân ñược thực hiện tốt không
những tạo nên những hình ảnh ñẹp về công ty mà công ty còn có ñược những thông tin
phản hồi nhanh chóng từ phía khách hàng, qua ñó ñáp ứng nhu cầu của khách hàng
ñược tốt hơn. Công ty cần chú ý ñến các mặt trong hoạt ñộng bán hàng cá nhân, ñó là:
sản phẩm, cửa hiệu (vị trí, ñịa ñiểm, cách thức trưng bày), nhân viên bán hàng (ñáp ứng
các yêu cầu về ngoại hình, kiến thức, kinh nghiệm, phong cách và thái ñộ phục vụ) bởi
ñội ngũ nhân viên trực tiếp tiếp xúc khách hàng và giới thiệu dịch vụ, cung cấp dịch vụ
và ký hợp ñồng với khách hàng. Trong kênh bán hàng này, công ty kinh doanh dịch vụ
thông tin di ñộng có thể kiểm soát chất lượng việc cung ứng dịch vụ tối ña.
+ Bán hàng qua kênh trung gian, ñại lý, bưu ñiện: ñược thực hiện bởi kênh trung
gian, là cầu nối giữa khách hàng và công ty. Kênh trung gian thường sẽ tập trung tối ña
hoá lợi ích cho mình nên chính sách cho các kênh trung gian này cần phải có sự khác
biệt và hấp dẫn riêng thì việc bán hàng và cung ứng dịch vụ mới ñạt hiệu quả cao.



25

+ Bán hàng qua hệ thống cửa hàng, ñiểm giao ñịch, chi nhánh, showroom của
công ty: là hình thức mà các công ty kinh doanh dịch vụ thông tin di ñộng tại Việt
Nam ñang tập trung xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, cần có chiến lược ñầu tư phù
hợp ñể phát triển và cân ñối các kênh phân phối, cung ứng dịch vụ tới khách hàng.
Việc tổ chức cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng không thể không có các hoạt
ñộng chăm sóc khách hàng, duy trì khách hàng mà các công ty kinh doanh dịch vụ
thông tin di ñộng hiện ñang triển khai. Bán hàng, phân phối dịch vụ ñến khách hàng
chỉ là hoạt ñộng ñầu tiên trong quá trình cung ứng, và nếu không có các hoạt ñộng tiếp
theo này ñể duy trì, chăm sóc khách hàng khi họ sử dụng dịch vụ, thì hệ số rời mạng sẽ
là con số rất lớn chứ không dừng ở mức hiện nay.
Chăm sóc khách hàng ñược phân ra các ñối tượng khách hàng khác nhau: khách
hàng trả trước, khách hàng trả sau, nhóm khách hàng gia ñình, nhóm khách hàng ñồng
nghiệp, nhóm khách hàng lâu năm,... Với mỗi ñối tượng khách hàng các công ty
thường thiết kế một chương trình riêng phù hợp với các ñặc ñiểm và lợi ích của các
nhóm khách hàng. Bên cạnh ñó, hoạt ñộng trả lời, tư vấn, giải ñáp và hướng dẫn khách
hàng sử dụng dịch vụ thông tin di ñộng là những hoạt ñộng không thể thiếu ñược ñối
với các công ty kinh doanh dịch vụ thông tin di ñộng. Phương án ñể duy trì hoạt ñộng
này ñược lên kế hoạch và triển khai ngay từ khi lập kế hoạch kinh doanh. Sẵn sàng
phục vụ giải ñáp mọi nhu cầu của khách hàng 24/24 là một trong những thế mạnh của
công ty có tiêu chuẩn phục vụ khách hàng, có cam kết phục vụ khách hàng.
Thu cước và các công tác thanh toán cước phí cũng nằm trong chuỗi các hoạt
ñộng cung ứng dịch vụ cho khách hàng và chiếm một vai trò rất quan trọng góp phần
thúc ñẩy việc phát triển kinh doanh dịch vụ thông tin di ñộng. Hệ thống thanh toán
cước phí ñược các công ty kinh doanh dịch vụ thông tin di ñộng phát triển rất ña dạng
ñể bảo ñảm mang ñến tiện ích cho người sử dụng, và cũng bảo ñảm tỷ lệ thu hồi nợ
ñọng, quay vòng vốn cho công ty. Các hình thức thanh toán cước, thu cước phổ biến

nhất hiện nay là thu cước tại kênh phân phối và thu cước trực tiếp tại ñịa chỉ của khách
hàng. Một hình thức mới bắt ñầu phát triển mạnh ñó là thanh toán cước qua hệ thống
thanh toán tự ñộng của các ngân hàng.
- Kiểm tra và phân tích ñánh giá về hoạt ñộng kinh doanh dịch vụ
Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch cũng chưa ñủ, công ty cần thường xuyên có sự
kiểm tra, kiểm soát, ñánh giá kết quả và quá trình thực hiện kế hoạch của từng bộ phận
trong tổ chức bộ máy của mình. Quản trị kinh doanh ñược coi như một “nghệ thuật”
của mỗi công ty.
Bên cạnh ñó, ñể nâng cao chất lượng dịch vụ, ñạt tiêu chuẩn quốc tế, công ty
kinh doanh dịch vụ thông tin di ñộng cần xây dựng và áp dụng theo hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001-2000 và luôn áp dụng các công nghệ mới, mở rộng phạm vi phục


×