Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 121 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển bền vững, đó không chỉ đơn thuần là quá trình phát triển kinh tế, là
sự gia tăng về quy mô sản lƣợng mà còn là phát triển mang tính bền vững, đảm bảo
sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế, xã hội và sự cân bằng của môi trƣờng sinh thái.
Hiện nay, phát triển bền vững là
một trong những nhiệm vụ quan trọng

Kinh tế
bền vững

nhất của các quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Trong thời gian
gần đây, vấn đề phát triển bền vững đã
đƣợc nghiên cứu ở nhiều quốc gia,
đƣợc đề cập ở nhiều hội nghị khu vực

Xã hội
bền vững

Môi trƣờng
bền vững

và thế giới. Các hội nghị đã trình bày
nhiều nội dung và mục tiêu khác nhau
về phát triển bền vững trong mối quan

Phát triển bền vững


hệ với các nhân tố: kinh tế, xã hội, môi trƣờng và thể chế. Theo thời gian, phát triển
bền vững đƣợc thống nhất với ba yếu tố chính, hay ba cực của một mô hình, đó là
phát triển kinh tế, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng (mô hình
ba cực của Mohan Munasingle). Đây là một đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan,
nội dung phát triển bền vững có tính chất quốc tế rộng lớn.
Để có thể giám sát tình hình phát triển của đất nƣớc, Việt Nam đã xây dựng
hệ thống chỉ tiêu thống kê giám sát và đánh giá phát triển bền vững với những mục
tiêu cụ thể. Tuy nhiên, quy mô của hệ thống chỉ tiêu này quá lớn (30 chỉ tiêu), các
chỉ tiêu lại có những xu hƣớng và mức độ biến động khác nhau. Một số chỉ tiêu phát
triển tốt theo thời gian, bên cạnh đó, một số chỉ tiêu chuyển biến xấu, tác động tiêu
cực tới quá trình phát triển. Nếu chỉ nhìn vào bảng thống kê dãy số thời gian của các
chỉ tiêu này, rất khó để có thể đánh giá và phân tích tổng hợp về xu hƣớng chung
phát triển bền vững. Đã có tổ chức, cá nhân quan tâm, nghiên cứu phƣơng pháp xây


2

dựng chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển bền vững để có cái nhìn tổng quát về vấn
đề này. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chƣa có hệ thống đánh giá nào đƣợc đề xuất
cụ thể và áp dụng trên thực tiễn. Từ đó, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu "Nghiên
cứu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam", đề xuất phƣơng pháp tính chỉ số
tổng hợp phát triển bền vững rõ ràng, cụ thể và khả thi. Trên cơ sở này, tác giả sử
dụng dữ liệu sẵn có của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 để tính toán thử nghiệm.
Đề tài này sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi quản lý “Thực tế phát triển bền vững ở
Việt Nam như thế nào?” và câu hỏi nghiên cứu "Sử dụng phương pháp nào để đánh
giá thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam?".

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chung của luận án là xây dựng phƣơng pháp tính chỉ số tổng hợp
phát triển bền vững có tính khả thi để có thể áp dụng thực tế, đánh giá thực trạng

phát triển ở Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu sẽ:
- Hệ thống hóa và làm rõ các nội dung liên quan tới phát triển bền vững, hệ
thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững
- Đề xuất phƣơng pháp tính các chỉ số riêng biệt, chỉ số thành phần, chỉ số
tổng hợp đánh giá phát triển bền vững trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đã có ở Việt Nam
- Tính toán thử nghiệm chỉ số tổng hợp phát triển bền vững ở Việt Nam giai
đoạn 2001 – 2010

3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là phát triển bền vững. Luận án sẽ lựa
chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững, xác định nguồn số liệu tƣơng
ứng, xây dựng công thức tính chỉ số tổng hợp và vận dụng tính toán thử nghiệm,
phân tích thực trạng phát triển bền vững.
Phạm vi nghiên cứu: Có nhiều phƣơng pháp thống kê khác nhau đánh giá
phát triển bền vững. Trong luận án này, tác giả đi sâu nghiên cứu quy trình, cách
thức tính chỉ số tổng hợp phát triển bền vững dựa trên hệ thống chỉ tiêu thống kê
sẵn có. Cụ thể:
+ Luận án tổng hợp số liệu, tính toán và phân tích chỉ số tổng hợp phát triển


3

bền vững trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê đã
có.
+ Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 10 năm, từ 2001 đến 2010, phù hợp với
chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm của Việt nam.
Về phƣơng pháp nghiên cứu, luận án dự kiến sẽ sử dụng một số phƣơng
pháp thống kê sau:
- Phƣơng pháp phân tích tƣ liệu. Đây là một trong các phƣơng pháp thu thập
thông tin trong điều tra xã hội học. Dựa trên các tài liệu đã có về phát triển bền

vững cũng nhƣ cách tính các chỉ số tổng hợp, tác giả đƣa ra cái nhìn tổng quát về
đối tƣợng nghiên cứu, làm cơ sở thực hiện các đánh giá sau này.
- Phƣơng pháp bảng, đồ thị thống kê: tổng hợp và biểu diễn số liệu các chỉ
tiêu thống kê phát triển bền vững theo thời gian.

4. Những đóng góp mới của luận án
Thông qua nghiên cứu của mình, tác giả đã có một số đóng góp tri thức mới
về mặt lý luận và thực tiễn hoạt động thống kê. Cụ thể :
Thứ nhất, đề tài xây dựng phƣơng pháp tính chỉ số tổng hợp đánh giá phát
triển bền vững ở Việt Nam. Trong đó, tác giả phân loại các chỉ tiêu theo đặc điểm
riêng có, sau đó nêu rõ cách thức tính từ chỉ số riêng biệt (xác định rõ các giới hạn
trên, giới hạn dƣới của từng chỉ số và áp dụng đối với từng loại chỉ tiêu), chỉ số
thành phần cho tới chỉ số tổng hợp. Đây sẽ là một đóng góp mới, tích cực về mặt lý
luận cho các nghiên cứu đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam trong quá trình
phát triển tiếp theo.
Thứ hai, về mặt thực tiễn, đề tài đƣa ra các phân tích, đánh giá thử nghiệm
tính bền vững trong phát triển của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Tác giả sử
dụng số liệu thực tế đã có của Việt Nam và áp dụng công thức tính chỉ số tổng hợp
vừa đề xuất để tính toán thử nghiệm, phân tích thực trạng phát triển bền vững của
Việt Nam trong 10 năm qua.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đƣa ra
phƣơng pháp thống nhất để tổng hợp, đánh giá và so sánh tính bền vững trong quá


4

trình phát triển của đất nƣớc. Ngoài ra, đề tài cũng mở ra hai hƣớng nghiên cứu tiếp
theo: về xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững cho các tỉnh thành,
tính toán và đánh giá trình độ phát triển của mỗi địa phƣơng; và về việc hoàn thiện
hơn nữa hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững đã có cũng nhƣ phƣơng

pháp tính chỉ số tổng hợp để có thể đánh giá thực trạng phát triển trong giai đoạn
mƣời năm tới.

5. Kết cấu của luận án
Sau phần mở đầu, đề cập đến sự cần thiết, mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi
nghiên cứu, đề tài giới thiệu tổng quan nghiên cứu. Phần nội dung chính đƣợc chia
làm 3 phần:
 Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về phát triển bền vững
 Chƣơng 2: Xây dựng phƣơng pháp tính chỉ số tổng hợp đánh giá phát
triển bền vững ở Việt Nam
 Chƣơng 3: Tính toán thử nghiệm và phân tích biến động chỉ số tổng
hợp phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010


5

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chƣơng 1 “Tổng quan về phát triển bền vững” sẽ gồm 4 phần chính: (1)
Khái niệm phát triển và phát triển bền vững; (2) Sự cần thiết phải thực hiện phát
triển bền vững; (3) Nội dung của phát triển bền vững; (4) Hệ thống chỉ tiêu thống kê
phát triển bền vững.

1.1. Khái niệm phát triển và phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm phát triển
Phát triển là thuật ngữ đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các văn bản, tài liệu
và trong sinh hoạt hàng ngày. Theo các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử,
các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới đƣa ra nhiều khái niệm khác nhau về phát
triển.
Trƣớc chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà nghiên cứu cho rằng phát triển
là việc sản xuất ra của cải vật chất thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của con ngƣời.

Khái niệm này chủ yếu bó hẹp trong hoạt động tự cung tự cấp, coi phát triển chỉ là
hoạt động đáp ứng cho cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân: ăn, mặc, ở...
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế nhiều nƣớc trên thế giới
ngày càng phát triển nên vào những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, khái niệm phát
triển không chỉ bó hẹp trong phạm vi sản xuất của cải vật chất phục vụ nhu cầu thiết
yếu, mà còn đƣợc mở rộng là sự tăng trƣởng kinh tế của các ngành trong toàn bộ
nền kinh tế, trong đó có chú ý về cơ cấu kinh tế. Các quốc gia bắt đầu chú trọng
vào ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất sản phẩm, tăng năng suất lao động, áp dụng
tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tăng nguồn thu cho quốc gia và cho chính ngƣời
dân của mình.
Tới đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhiều quốc gia có sự tăng truởng
kinh tế nhanh chóng nhƣng số nguời đói nghèo không giảm và đời sống của khoảng
40 dến 50% dân số - những nguời ở duới đáy xã hội hầu nhƣ không có gì thay đổi.
Ðiều này đã làm thay đổi quan niệm về phát triển từ cực đại hoá sản luợng sang cực


6

tiểu hoá đói nghèo, tức là tiếp cận phát triển theo hƣớng quan tâm hơn tới nhân tố
con ngƣời. Từ đó, phát triển đƣợc hiểu “là quá trình một xã hội đạt đến mức thoả
mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi là thiết yếu” [21,tr.12]. Amartya Kumar Sen, nhà
kinh tế học ngƣời Ấn Độ, đã đƣợc giải Nobel về kinh tế cũng chỉ ra: "...Không
thể xem sự tăng trƣởng kinh tế nhƣ một mục đích cuối cùng. Cần phải quan tâm
nhiều hơn đến sự phát triển cùng với việc cải thiện cuộc sống và nền tự do mà
chúng ta đang hƣởng" [2]. Quan niệm này cho thấy ngoài ý nghĩa tăng trƣởng
kinh tế nhƣ những thập kỷ trƣớc, phát triển đã chú trọng và bao hàm thêm các
nhân tố xã hội, nhân tố con ngƣời.
Mở rộng các nhu cầu thiết yếu và chú ý nhiều đến yếu tố xã hội, một quan
niệm khác cho rằng: “Nếu coi phát triển là dđối lập với nghèo khổ thì phát triển là
quá trình giảm dần, đi đến loại bỏ nạn đói ăn, bệnh tật, mù chữ, tình trạng mất vệ

sinh, thất nghiệp và bất bình đẳng” [21, tr.13].
Cùng với quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời, khái niệm phát triển đã
dần đƣợc hoàn thiện. Hiện nay, về cơ bản, khái niệm phát triển vẫn giữ nguyên nội
dung của thập niên trƣớc nhƣng trong đó nhấn mạnh hơn quyền của con ngƣời. Phát
triển bao hàm các yếu tố tăng trƣởng về kinh tế, tiến bộ về cơ cấu kinh tế và sự tiến
bộ về xã hội, đƣợc tổng kết qua sơ đồ dƣới đây:

Tăng trƣởng kinh tế

Thay đổi về lƣợng

Chuyển dịch
Phát triển

cơ cấu kinh tế

Tiến bộ xã hội

Thay đổi về chất
Sơ đồ 1.1. Các yếu tố của phát triển

(Nguồn: Giáo trình kinh tế phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc dân)


7

Nhƣ vậy, phát triển có phạm vi rộng hơn nhiều so với tăng trƣởng. Bản
thân tác giả cho rằng phát triển không chỉ là sự gia tăng về quy mô của nền kinh
tế quốc dân mà nó còn là sự thay đổi về bản chất: thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, mang lại cho con ngƣời một môi trƣờng sống tốt hơn với các phúc lợi xã

hội đi kèm.

1.1.2. Khái niệm phát triển bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển
của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trƣờng sinh thái học” [41,
tr.18-19]. Tuy nhiên, chiến lƣợc này chỉ nhấn mạnh phát triển bền vững ở góc độ
bền vững về sinh thái với ba mục tiêu: duy trì hệ sinh thái cơ bản và những hệ hỗ
trợ sự sống; bảo tồn tính đa dạng di truyền; bảo đảm sử dụng bền vững các loài và
các hệ sinh thái.
Khái niệm “phát triển bền vững” đƣợc công bố chính thức và phổ biến rộng
rãi vào năm 1987 qua Báo cáo Brundtland (còn gọi là báo cáo Tƣơng lai chung của
chúng ta) của Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển Thế giới (WCED) thuộc Liên hiệp
quốc. Báo cáo này ghi rõ "phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng đƣợc
những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai" [42, tr.37]. Mục tiêu của phát triển bền vững mà
WCED đƣa ra là làm thế nào để đạt đƣợc phát triển ở hiện tại mà không ảnh hƣởng
đến cuộc sống và sự phát triển sau này.
Nội hàm về phát triển bền vững đƣợc tái khẳng định tại Hội nghị Thƣợng
đỉnh Trái đất về Môi trƣờng và phát triển ở Rio de Janero (Brazil) năm 1992 và
Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững ở Johannesburg (Cộng
hoà Nam Phi) năm 2002. Phát triển bền vững đƣợc khái quát hóa theo ba mặt,
gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Ba mặt này kết
hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà với nhau trong quá trình phát triển. Các đại biểu


8


cũng thống nhất những nguyên tắc cơ bản, phát động một chƣơng trình hành
động vì sự phát triển bền vững có tên Chƣơng trình nghị sự 21 (AGENDA-21).
Từ đó, Chƣơng trình Nghị sự 21 về Phát triển bền vững và Mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ đã trở thành chiến luợc phát triển của toàn cầu và đƣợc tập trung
thực hiện.
Phát triển bền vững đƣợc biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên
80 đầu thập niên 90. Trên cơ sở những khái niệm đã có và từ sự phát triển thực tế
của đất nƣớc, các nhà nghiên cứu kinh tế của Việt Nam đã đƣa ra quan điểm về
phát triển bền vững là cơ sở để thực hiện những mục tiêu phát triển của đất nƣớc.
Đó là sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm
thiệt hại đến lợi ích của các cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm
thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng ngƣời này không
làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng ngƣời khác, sự phát triển của thế hệ hôm
nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và sự phát triển của loài
ngƣời không đe doạ sự sống còn hay làm suy giảm nơi sinh sống của các sinh vật
khác trên hành tinh.
Theo nghiên cứu của Viện chiến lƣợc phát triển, phát triển bền vững đƣợc
hiểu một cách toàn diện: “Phát triển bền vững bao trùm các mặt của đời sống xã
hội, nghĩa là phải gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội, gìn giữ và cải thiện môi trƣờng, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo
quốc phòng, an ninh” [24, tr.122]
Nhƣ vậy, so với khái niệm về phát triển, phát triển bền vững những yêu cầu
cao hơn và đòi hỏi sự quan tâm từ nhiều phía. GS.TSKH Trƣơng Quang Học đã
tổng hợp một số điểm khác biệt có tính nguyên tắc giữa phát triển truyền thống và
phát triển bền vững ở bảng 1.1.
Những quan điểm, khái niệm đã nêu đều chỉ rõ mong muốn chung về cuộc
sống tốt đẹp với sự bền vững lâu dài của con ngƣời. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng
phát triển bền vững là sự kết hợp chặt chẽ, là mối quan hệ qua lại giữa phát triển
kinh tế với các vấn đề xã hội và các yếu tố của môi trƣờng một cách hài hoà, ổn



9

định, linh hoạt. Tạo một môi trƣờng thực sự tốt đẹp cho quá trình phát triển trong
tƣơng lai là điều cần thiết ở bất kỳ quốc gia nào, trong bất kỳ giai đoạn nào.
Bảng 1.1.Từ phát triển đến phát triển bền vững
Tiêu chí
Trụ cột

Phát triển
Kinh tế (xã hội)

Phát triển bền vững
Hài hoà
kinh tế - xã hội – môi trƣờng

Trung tâm

Của cải vật chất/hàng hoá

Con ngƣời

Điều kiện cơ bản

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên con ngƣời

Chủ thể quản lý


Một chủ thể (Nhà nƣớc)

Nhiều chủ thể

Quan hệ với tự nhiên Khai thác, cải tạo tự nhiên

Bảo tồn, sử dụng hợp lý tự nhiên

Tính chất

Kinh tế truyền thống

Kinh tế tri thức

Cách tiếp cận

Đơn ngành, liên ngành thấp Liên ngành cao

(Nguồn: “Phát triển bền vững – Chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ XXI”,
GS.TSKH Trương Quang Học, trang 6)

1.2.Sự cần thiết phải thực hiện phát triển bền vững
Mọi ngƣời trên trái đất này luôn mong muốn hoàn thiện hơn cuộc sống của
mình để tạo nên những phát triển thần kỳ chƣa từng có. Nhƣng trái đất của chúng ta
với các điều kiện tự nhiên lại không thể đáp ứng đƣợc những mong muốn vô hạn ấy
của con ngƣời. Các nguồn tài nguyên chỉ là hữu hạn nên có thể cạn kiện dần, điều
kiện thiên nhiên có thể khắc nghiệt hơn... Điều này tạo nên mâu thuẫn gay gắt, đòi
hỏi vừa phải phát triển, vừa phải duy trì sự hài hoà giữa con ngƣời với môi trƣờng
sống của mình. Do vậy, thực hiện phát triển bền vững đƣợc coi nhƣ là nhiệm vụ
cấp bách hàng đầu của mỗi quốc gia. Các tổ chức và các quốc gia tuỳ theo những

mục tiêu khác nhau mà đƣa ra sự cần thiết phải phát triển bền vững và các nội
dung khác nhau về phát triển bền vững.
Hội nghị Thƣợng đỉnh về Môi trƣờng và Phát triển (Rio de Janeiro 6/1992)
đã gắn môi trƣờng vào với phát triển. Hội nghị đƣa ra khẩu hiệu phát triển bền
vững: "Con đƣờng duy nhất để đảm bảo chắc chắn cho chúng ta có một tƣơng lai an


10

toàn hơn, thịnh vƣợng hơn là phải cùng nhau giải quyết các vấn đề môi trƣờng và
phát triển một cách bền vững" [43, tr.2].
Ngoài sự lo ngại về vấn đề môi trƣờng, Hội nghị Phụ nữ thế giới lần thứ tƣ
tại Bắc Kinh năm 1995 còn quan tâm đến vai trò của phụ nữ trong xã hội. Theo đó,
sự phát triển và những hậu quả do môi trƣờng bị huỷ hoại đã làm tổn hại đến con
ngƣời, đặc biệt là đối với phụ nữ. Chính vì vậy, hội nghị đã đƣa ra yêu cầu bức thiết
phải thực hiện phát triển bền vững một cách toàn diện. Trong đó, đề cao vai trò
quan trọng của phụ nữ trong phát triển các phƣơng thức sản xuất và tiêu dùng bền
vững cũng nhƣ trong các phƣơng thức quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Cũng hƣớng về môi trƣờng, diễn đàn Thanh niên ASEM về phát triển bền
vững (28/6 đến 02/7/2004) đƣa ra yêu cầu bức thiết cần phải thực hiện phát triển
bền vững. Theo đó, trong đà phát triển ngày càng đi lên của các châu lục, các hoạt
động thực tiễn, các chính sách và cách thức tiêu dùng không mang tính bền vững
vẫn tồn tại, đe doạ các nguồn tài nguyên và làm giảm chất lƣợng cuộc sống trên trái
đất. Từ thực tế đầy khó khăn ấy, diễn đàn đề xuất lập ra một hệ thống khuyến khích
và ngăn chặn khả thi, hiệu quả nhằm thúc đẩy các hoạt động mang tính bền vững
hơn của các cá nhân, tập thể và tổ chức.
Gần đây, trong hội nghị quốc tế về phát triển bền vững của Liên hợp quốc
Rio 20+ diễn ra ở Rio de Janeiro từ 20/6 đến 22/6/2012, tổng thƣ ký của Hội nghị
đã phát biểu: Phát triển bền vững không phải là một lựa chọn! Đó là con đƣờng duy
nhất cho phép tất cả nhân loại chia sẻ một cuộc sống tƣơm tất trên hành tinh duy

nhất của chúng ta. Phát biểu đó cho thấy phát triển bền vững trở thành nhu cầu thiết
yếu của mỗi quốc gia trên trái đất này.
Ở Việt Nam, vấn đề phát triển bền vững mới xuất hiện. Trong thời gian đầu
của quá trình phát triển, Việt Nam vẫn theo con đƣờng phát triển thuần tuý, thiên về
tăng trƣởng kinh tế, ổn định xã hội, mà chƣa quan tâm đúng mức đến vấn đề khai
thác, sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên. Các chính sách về kinh tế không kết hợp


11

chặt chẽ với bảo vệ môi trƣờng. Các chính sách về môi trƣờng đƣợc đƣa ra lại chỉ
chú trọng việc giải quyết các sự cố môi trƣờng, phục hồi suy thoái mà chƣa có
những biện pháp cụ thể về bảo vệ, đa dạng hoá môi trƣờng hay những định hƣớng
trong tƣơng lai để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ sau. Trong hoàn cảnh nhƣ vậy,
tổn thƣơng môi trƣờng sẽ còn gia tăng cùng quá trình phát triển. Nhận thấy những
thiếu sót này và để khắc phục cũng nhƣ thực hiện Công ƣớc quốc tế về phát triển
bền vững (Rio de Janero 6/1992), Việt Nam đã tổ chức và tham gia thực hiện nhiều
hoạt động nhằm phát triển bền vững. Vấn đề phát triển bền vững đã đƣợc thể hiện
rõ ràng, chi tiết trong các Văn kiện chính trị, đặc biệt, Nghị quyết Đại hội đại biểu
Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã
hội 10 năm 2001 - 2010: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trƣởng
kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng”;
“Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, bảo đảm
sự hài hoà giữa môi trƣờng nhân tạo với môi trƣờng thiên nhiên, giữ gìn đa dạng
sinh học” [37]. Với giai đoạn 10 năm tiếp theo, từ 2011 - 2020, phát triển bền
vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lƣợc kinh tế - xã hội mà Đại hội đại biểu
lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đề ra: "Phát triển bền vững là cơ sở để
phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát
triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và
chính sách phát triển kinh tế-xã hội" [38].

Tóm lại, với mục tiêu phát triển kinh tế vững mạnh, các quốc gia trên thế
giới dù vô tình hay hữu ý đã tác động tới môi trƣờng, làm suy giảm dần các nguồn
tài nguyên thiên nhiên vô giá, đồng thời làm ảnh hƣởng xấu tới chất lƣợng cuộc
sống của con ngƣời, tạo hố ngăn cách giàu nghèo trong xã hội cũng nhƣ không đảm
bảo về các điều kiện giáo dục, y tế cơ bản. Thực tế xảy ra là yêu cầu cấp bách đòi
hỏi ngƣời dân toàn cầu thực hiện phát triển bền vững và coi đây là mục tiêu lớn nhất
trong chiến lƣợc phát triển của mỗi quốc gia.


12

1.3. Nội dung của phát triển bền vững
1.3.1. Nội dung phát triển bền vững theo một số tổ chức quốc tế
1.3.1.1. Hội nghị thƣợng đỉnh Trái đất về môi trƣờng và phát triển (Rio de
Janero 6/1992)
Hội nghị đề cập đến mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển, trong đó
coi môi trƣờng là yếu tố ƣu tiên hàng đầu. Theo đó, nội dung của phát triển bền
vững đƣợc biểu hiện qua ba lĩnh vực: kinh tế và xã hội, bảo tồn và quản lý môi
trƣờng cùng các nguồn tài nguyên và vai trò của các nhóm xã hội chính.
* Lĩnh vực kinh tế và xã hội:
Kinh tế và xã hội là hai vấn đề lớn có mối quan hệ tƣơng đối chặt chẽ với
nhau. Hội nghị đã kết hợp hai vấn đề này thành một nội dung của phát triển bền
vững gồm một số vấn đề chủ yếu sau:
Thứ nhất là sự hợp tác quốc tế. Mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, các
khu vực là điều cực kỳ quan trọng cho sự phát triển và tạo điều kiện cho việc phân
bổ tối ƣu nguồn lực của mỗi nƣớc, góp phần thực hiện phát triển bền vững trên toàn
cầu.
Thứ hai là cuộc đấu tranh với nghèo đói. Phát triển bền vững đòi hỏi tăng
trƣởng kinh tế phải bảo đảm cho xã hội thực sự tiến bộ, các cƣ dân trong xã hội đều
đƣợc hƣởng lợi một cách bình đẳng từ tăng trƣởng kinh tế và cuộc đấu tranh với

nghèo đói phải phát huy đƣợc tối đa hiệu quả của nó.
Thứ ba là nội dung về dân số và tính bền vững. Trên cơ sở môi trƣờng, hội
nghị xem xét ảnh hƣởng của gia tăng dân số sẽ làm nảy sinh các nhu cầu về tài
nguyên, về tƣ liệu sản xuất trong xã hội. Chính vì vậy, cần phải đảm bảo sự gia tăng
phù hợp về dân số trong phát triển bền vững.
Thứ tư, nội dung về bảo vệ và nâng cao sức khoẻ con ngƣời. Nhận rõ sự
phụ thuộc chặt chẽ giữa sức khoẻ con ngƣời với môi trƣờng (nguồn nƣớc sạch,
thực phẩm sạch...), hội nghị đề cao việc quan tâm đến tình trạng môi trƣờng để
đảm bảo nâng cao sức khoẻ của con ngƣời, xây dựng phát triển bền vững.
Thứ năm là ra quyết định về sự phát triển bền vững. Đƣa ra các chính sách


13

kinh tế xã hội với cơ sở bảo vệ môi trƣờng và quản lý việc thực hiện các chính sách Đó chính là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nƣớc.
* Lĩnh vực bảo tồn và quản lý môi trƣờng cùng các nguồn tài nguyên:
Theo tiêu thức bảo tồn và quản lý môi trƣờng cùng các nguồn tài nguyên,
phát triển bền vững biểu hiện một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, bảo vệ khí quyển. Khí quyển của chúng ta hiện nay đang chịu sức
ép ngày càng tăng do khí nhà kính, do khí thải ô nhiễm từ các nhà máy... Vấn đề
bảo vệ môi trƣờng trƣớc hết là phải bảo vệ bầu khí quyển trong lành nhằm đảm bảo
cho con ngƣời có đƣợc môi trƣờng sống bền vững.
Thứ hai, quản lý lâu bền đất. Đất là nguồn tài nguyên hữu hạn, muốn sử
dụng nó một cách lâu bền, buộc con ngƣời phải tìm cách sử dụng đất một cách hiệu
quả hơn. Cách đảm bảo tốt nhất là phải thực hiện tốt mối quan hệ giữa phát triển
kinh tế, xã hội và củng cố, bảo vệ môi trƣờng.
Thứ ba, đấu tranh với việc phá rừng. Rừng bảo vệ cho cuộc sống con ngƣời,
kiểm soát khí hậu và môi trƣờng trong lành hơn. Song, rừng hiện nay đang bị đe
doạ vì việc phá rừng và sử dụng quá bừa bãi, không kiểm soát đƣợc. Vì vậy, bảo vệ
rừng cần phải đƣợc đề cập đến trong các vấn đề phát triển bền vững.

Thứ tư, nội dung về quản lý các chất nguy hại. Cùng với phát triển kinh tế,
các ngành công nghiệp cũng ngày càng gia tăng và phát triển. Vì thế, lƣợng chất
thải nguy hại mà các nhà máy, xí nghiệp, thải ra môi trƣờng ngày một nhiều. Điều
đó đang gây ảnh hƣởng xấu tới sức khoẻ con ngƣời và gián tiếp không thể xây dựng
đƣợc xã hội phát triển bền vững.
* Lĩnh vực vai trò của các nhóm xã hội chính:
Trong Hội nghị, các quốc gia đã thống nhất đƣa ra quan điểm cần tập trung
quan tâm tới vai trò của một số nhóm xã hội chính sau:
Thứ nhất, vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp phát triển bền vững. Phụ nữ là
một lực lƣợng có kiến thức và kinh nghiệm đáng kể trong các hoạt động của đời
sống xã hội. Vì vậy, cần xây dựng những chiến lƣợc, chính sách và tạo điều kiện
cho phụ nữ phát huy vai trò của mình trong mọi hoạt động của xã hội.


14

Thứ hai, vai trò của thanh thiếu niên trong sự nghiệp phát triển bền vững.
ảnh hƣởng của các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trƣờng sẽ tác động trực tiếp tới
thế hệ này trong tƣơng lai. Vì vậy, đề cao vai trò của thanh thiếu niên đối với các
hoạt động phát triển bền vững của toàn xã hội là điều tất yếu và hết sức quan trọng.
Thứ ba, vai trò của công nhân và các nghiệp đoàn. Đây là bộ phận trực tiếp
bị ảnh hƣởng và trực tiếp có thể thay đổi cách hoạt động để góp phần phát triển
kinh tế, bảo vệ môi trƣờng. Chính vì vậy, cần tạo việc làm đầy đủ, và tạo điều kiện
cho bộ phận này phát huy đƣợc vai trò của mình trong các mục tiêu chung của xã
hội.
Thứ tư, vai trò của các nhà khoa học và công nghệ. Để phát triển bền vững,
một yêu cầu cấp thiết là phải nghiên cứu và xây dựng những hệ thống máy móc
hiện đại nhằm làm giảm ô nhiễm và đạt hiệu quả cao. Đây là nhiệm vụ trực tiếp của
các nhà khoa học công nghệ.
Cuối cùng, cần tăng cƣờng vai trò của nông dân trong sự nghiệp phát triển

bền vững. Nông lâm ngƣ nghiệp, gồm có trồng trọt, nuôi trồng cá, khai thác rừng...
rất dễ bị tổn thƣơng và xuống cấp trƣớc sự khai thác quá mức và quản lý không
đúng đắn. Vì vậy, nông dân cũng là những ngƣời sẽ có đóng góp nhiều vào sự
nghiệp phát triển bền vững chung nếu có có đƣờng lối hƣớng dẫn cụ thể.

1.3.1.2. Diễn đàn thanh niên ASEM
Diễn đàn thanh niên ASEM đã chỉ rõ nội dung phát triển bền vững đƣợc biểu
hiện qua bốn lĩnh vực: xã hội, kinh tế, môi trƣờng và thể chế.
* Lĩnh vực xã hội:
Diễn đàn cho rằng xoá nghèo đói là chìa khoá của phát triển bền vững. Đây
cũng là luận điểm mà Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về môi trƣờng đƣa ra. Một
khi cuộc sống ngƣời dân đƣợc ổn định và nâng cao, cơ sở của phát triển bền vững
mới đƣợc xây dựng và phát triển.
Bên cạnh đó, mặt giáo dục cũng cần đƣợc ƣu tiên trong các hoạch định xã
hội. Số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực tạo nên yếu tố không thể thiếu trong
phát triển. Giáo dục làm tăng chất lƣợng nguồn nhân lực, sẽ có những đóng góp lớn


15

vào định hƣớng phát triển của các quốc gia.
Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi ngƣời. Không có một sức khoẻ tốt, con
ngƣời không thể học tập và lao động, không thể tạo ra của cải vật chất ngày càng
tăng cho xã hội. Vì vậy, vấn đề sức khoẻ, y tế cần phải chăm lo chú ý, là một yêu
cầu của các vấn đề xã hội.
Cuối cùng, về mặt dân số, sự gia tăng dân số cao là dấu hiệu của phát triển
không bền vững. Gia tăng dân số quá nhanh làm tăng trƣởng kinh tế dù có đạt đƣợc
những thành tựu đáng kể nhƣng vẫn không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng
tăng trong xã hội. Vì vậy, cần tập trung giảm tỷ lệ tăng dân số, hạn chế những ảnh
hƣởng bất lợi nó gây ra để thực hiện phát triển bền vững lâu dài.

* Lĩnh vực kinh tế:
Diễn đàn thanh niên ASEM chú ý tới một số nội dung chủ chốt và đang là
vấn đề hiện nay.
Yếu tố đầu tiên là mô hình tiêu dùng. Những mô hình này chủ yếu là sự kết
hợp và cân bằng tƣơng đối giữa cung và cầu, do bàn tay vô hình dẫn dắt. Khi đó,
hiệu quả sinh thái và công bằng trên thị trƣờng khó có thể đạt đƣợc. Phát triển bền
vững đòi hỏi cần phát huy những tiềm năng sẵn có để đạt đƣợc công bằng xã hội và
hiệu quả sinh thái, bảo vệ môi trƣờng.
Việc làm cũng là vấn đề rất nóng bỏng hiện nay, đặc biệt là với thanh niên.
Chất lƣợng nguồn nhân lực không đƣợc đảm bảo, nạn thất nghiệp diễn ra tràn lan...
Nếu những tình trạng này tiếp diễn, các hiện tƣợng tệ nạn xã hội sẽ gia tăng, ảnh
hƣởng lớn tới mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Chính vì thế, cần tạo
điều kiện cho ngƣời dân tiếp thu những kiến thức mới, nâng cao tay nghề, chất
lƣợng nguồn nhân lực.
Để đảm bảo phát triển kinh tế giữa các nƣớc, cần quan tâm tới những mối
quan hệ thƣơng mại hợp tác thúc đẩy nhau cùng tiến bộ. Các nƣớc phát triển giúp
đỡ các nƣớc kém phát triển hơn về kinh nghiệm, cơ sở vật chất...
Không chỉ là các dự án phát triển, xây dựng kinh tế ổn định, vấn đề trợ cấp,
cho vay vốn và xoá nợ cũng đƣợc quan tâm. Ở một khía cạnh nào đó, việc xoá nợ


16

có thể giảm đƣợc gánh nặng về tài chính của các nƣớc kém phát triển hơn. Diễn
đàn cho rằng các biện pháp quản lý Nhà nƣớc hữu hiệu sẽ có tác động tích cực đối
với nỗ lực của các nƣớc đƣợc hƣởng lợi từ xoá nợ để phát triển bền vững.
* Lĩnh vực môi trƣờng:
Cũng giống nhƣ Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất về Môi trƣờng và phát triển,
diễn đàn thanh niên ASEM đề cập tới một số nội dung chính sau:
Thứ nhất là vấn đề nƣớc. Nguồn nƣớc ô nhiễm, khan hiếm nƣớc sạch là mối

lo ngại của nhiều quốc gia. Phát triển bền vững cần sự ổn định và phát triển nguồn
nƣớc này, đảm bảo cuộc sống lành mạnh cho ngƣời dân.
Thứ hai, về không khí. Không khí, đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô
tận đảm bảo duy trì cuộc sống con ngƣời. Nhƣng không khí đang ngày càng bị ô
nhiễm bởi các khí thải nhà máy, khí thải công nghiệp. Tình trạng hiệu ứng nhà
kính phá huỷ tầng ôzôn đang là vấn đề đƣợc quan tâm chú ý trên toàn thế giới,
không khí từ đó cũng đƣợc quan tâm chú ý trong phát triển bền vững.
Thứ ba, đó là vấn đề bảo vệ rừng. Rừng cũng là bộ phận quan trọng đảm bảo
cho cuộc sống và môi trƣờng làm việc của con ngƣời. Nhƣng còn tồn tại rất nhiều
tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, đốt nƣơng làm rẫy... làm mất đi sự đa dạng sinh
học. Cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, ban hành pháp luật hạn chế khai
thác, sử dụng quá tải rừng.
Thứ tư, nội dung về quản lý chất thải. Hiện nay, lƣợng chất thải nguy hại
ngày một tăng đang đe doạ sức khoẻ con ngƣời và môi trƣờng. Vì vậy, diễn đàn cho
rằng cần chú ý tới vấn đề này trong các chính sách, phƣơng thức quản lý ở tất cả các
quốc gia, buộc các công ty, doanh nghiệp sản xuất phải chịu trách nhiệm với
những chất thải của doanh nghiệp mình.
* Lĩnh vực thể chế:
Thể chế của mỗi quốc gia là cơ sở lập các kế hoạch, chính sách, đề ra các
mục tiêu hƣớng tới cũng nhƣ phổ biến hành động cho mọi ngƣời. Phát triển bền
vững là công việc của toàn dân, đòi hỏi toàn dân phải tham gia đóng góp và xây
dựng. Diễn đàn thanh niên ASEM đƣa ra một số nội dung cơ bản sau:


17

Thứ nhất, đó là chiến lƣợc phát triển bền vững quốc gia. Việc xây dựng và tổ
chức thực thi các chiến lƣợc và chính sách cần đƣợc đồng bộ và quản lý để đạt hiệu
quả cao.
Thứ hai, vấn đề chuyển giao công nghệ. Để phát triển một cách bền vững, tất

cả các nƣớc cần phải ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng các công nghệ
tiên tiến hơn để giảm ô nhiễm môi trƣờng và nâng cao năng suất lao động. Để đạt
đƣợc mục tiêu này, diễn đàn đề nghị cần có những chính sách khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ đƣợc dễ dàng hơn.
Thứ ba, về thông tin đại chúng. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng có mặt
khắp mọi nơi. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của ngƣời
dân về mọi mặt. Đây cũng là hình thức kêu gọi, tìm kiếm các giải pháp cho các vấn
đề về phát triển và bảo vệ môi trƣờng, thu hút đƣợc đông đảo ngƣời dân tham gia.
Vì vậy, cần phát triển hệ thống phƣơng tiện thông tin đại chúng và tạo mọi điều
kiện cho ngƣời dân đƣợc tiếp cận với những thông tin mới nhất.
Hai tổ chức trên đây đều thống nhất các nội dung phát triển bền vững gồm
kinh tế, xã hội, môi trƣờng và thể chế. Thể chế của mỗi quốc gia là cơ sở lập các kế
hoạch, chính sách, đề ra các mục tiêu hƣớng tới cũng nhƣ phổ biến hành động cho
toàn dân. Chính vì vậy, hai tổ chức này đã đƣa thể chế là một nội dung ngang hàng
với ba yếu tố chính tạo nên phát triển bền vững. Tuy nhiên, nếu nhƣ diễn đàn thanh
niên ASEM tách rời hai lĩnh vực kinh tế và xã hội thành hai nội dung của phát triển
bền vững thì Hội nghị thƣợng đỉnh về môi trƣờng và phát triển gộp hai lĩnh vực này
thành một nội dung. Từ đó, thấy đƣợc sự thay đổi trong cách nhìn nhận của thế giới
đối với phát triển bền vững, xác định mỗi một lĩnh vực là một trụ cột lớn cần phải
quan tâm và phát triển đúng mức.

1.3.1.3. Hai nhà môi trƣờng học Canada: Jacobs và Sadler
Khác với hai diễn đàn trên, hai nhà môi trƣờng học Jacobs và Sadler tiếp cận
phát triển bền vững theo bản chất của nó là sự phát triển có tính tổng hợp và tính hệ
thống. Theo những khái niệm đã trình bày ở trên, phát triển bền vững là tổng hoà
các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng.


18


Theo mối quan hệ không tách rời nhau đó, Jacobs và Sadler đƣa ra nội dung của
phát triển bền vững gồm ba nhân tố, ba cực của một tam giác: môi trƣờng, kinh tế
và xã hội, trong đó, môi trƣờng đƣợc đặt lên hàng đầu và nhân tố thể chế đƣợc gộp
trong xã hội.
Thứ nhất, cực môi trƣờng. Nhƣ đã biết, quá trình phát triển của loài ngƣời đã
tác động và gây nhiều ảnh hƣởng, hậu quả xấu tới sự trong lành, ổn định, phong phú
của môi trƣờng. Nó buộc thế hệ hiện tại và cả thế hệ tƣơng lai phải coi trọng và bảo
vệ có hiệu quả môi trƣờng chung thế giới. Phát triển bền vững đƣợc đƣa ra cũng để
thực hiện nhiệm vụ đó.
Thứ hai là cực kinh tế. Khả năng phát triển kinh tế của một xã hội dựa trên
nguồn nhân lực, vật lực và tài lực. Hội đủ ba yếu tố trên và kết hợp một cách hiệu
quả là vấn đề rất khó khăn. Trong cực này cần phải bảo đảm tăng trƣởng hiệu quả
và ổn định.
Thứ ba là cực xã hội. Sự phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội,
nghĩa là nâng cao và cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho tất cả mọi ngƣời. Con
ngƣời vẫn luôn là trung tâm của vũ trụ, là trọng tâm của tất cả các chính sách, thể
chế của quốc gia. Vì vậy, phát triển xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho
con ngƣời là nhiệm vụ và mục tiêu của bất kỳ một quốc gia, một tổ chức nào.
Cách phân chia của hai nhà nghiên cứu theo đúng khái niệm và xu hƣớng
phát triển bền vững của thế giới. Yếu tố thể chế đƣợc coi nhƣ vấn đề xã hội đảm
bảo quá trình phát triển. Nhƣ vậy, nội dung phát triển bền vững chính là sự phát
triển cân đối, hài hoà giữa ba nhân tố tăng trƣởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo
vệ môi trƣờng, không xem nhẹ nhân tố nào. Mô hình ba cực của hai nhà nghiên cứu
đã đƣợc Mohan Munasingle, chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) phát triển
thành sơ đồ 1.2.
Quan điểm này hiện nay đƣợc áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Sự kết
hợp của ba nhân tố với sức mạnh tổng hợp sẽ tạo nên sự ổn định, bền vững của mỗi
quốc gia.



19

- Tăng trƣởng
- Hiệu quả
- Ổn định
KINH TẾ
- Công bằng giữa các thế hệ
- Mục tiêu trợ giúp việc làm
- Giảm đói nghèo
- Xây dựng thể chế
- Bảo tồn di sản văn
hoá dân tộc

- Đánh giá tác động môi trƣờng
- Tiền tệ hoá hoạt động môi trƣờng

MÔI
TRƢỜNG


HỘI

- Công bằng giữa các thế hệ
- Sự tham gia của quần chúng

- Đa dạng sinh học và
thích nghi
- Bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên
- Ngăn chặn ô nhiễm


Sơ đồ 1.2. Sơ đồ phát triển bền vững của Mohan Munasingle
(Nguồn: Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường, trường Đại học Kinh tế
quốc dân – 2003, tr.53)
Hiện nay, quan điểm về nội dung phát triển bền vững của các quốc gia và tổ
chức trên thế giới đều tập trung trên ba khía cạnh chính của phát triển: kinh tế, xã
hội và môi trƣờng. Đây là quan điểm đúng đắn, đòi hỏi nỗ lực tập trung của các
quốc gia nhằm đƣa đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó cũng chính là cơ sở để Việt
Nam xác định nội dung phát triển bền vững cho mình.

1.3.2. Nội dung phát triển bền vững ở Việt Nam
Khi đã thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu, đói kém của chiến tranh, Việt Nam
đang ngày càng đạt đƣợc những thành tựu mới và đã tích cực tham gia phát triển,
hội nhập với thế giới về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Từ đó, phát triển bền vững cũng
đƣợc đặt ra nhƣ một vấn đề cấp thiết. Năm 2004, Việt Nam đã xây dựng đƣợc cho
mình chƣơng trình phát triển bền vững riêng, mang tên AGENDA-21. Trong đó,
Việt Nam nêu rõ mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là “đạt đƣợc sự đầy đủ
về vật chất, sự giàu có về văn hoá và tinh thần, sự bình đẳng của các công dân và sự
đồng thuận của xã hội, sự hài hoà giữa con ngƣời và tự nhiên; phát triển phải kết
hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà đƣợc ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội
và bảo vệ môi trƣờng” [7, tr.21]. Nhƣ vậy, nội dung phát triển bền vững gồm ba
nhân tố cụ thể: về kinh tế, xã hội và môi trƣờng.


20

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ phát triển bền vững ở Việt Nam theo AGENDA-21
Theo quan điểm chung của thế giới, Việt Nam đã xác định nội dung phát
triển bền vững gồm ba trụ cột chính, đƣợc quản lý theo phân cấp dọc từ trung ƣơng
tới địa phƣơng. Cụ thể:

- Phát triển bền vững kinh tế bao gồm 5 nội dung:
+ Duy trì tăng trƣởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao
không ngừng tính hiệu quả, hàm lƣợng khoa học-công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trƣờng.
+ Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo
hƣớng sạch hơn và thân thiện với môi trƣờng.
+ Thực hiện quá trình "công nghiệp hoá sạch".
+ Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.
+ Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phƣơng
phát triển bền vững.
- Phát triển bền vững xã hội bao gồm 5 nội dung:
+ Tập trung nỗ lực để xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm.
+ Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia
tăng dân số và tình trạng thiếu việc làm.
+ Định hƣớng quá trình đô thị hoá và di dân nhằm phân bố hợp lý dân
cƣ và lực lƣợng lao động theo vùng, bảo vệ môi trƣờng bền vững ở các địa phƣơng,
trƣớc hết là các đô thị.
+ Nâng cao chất lƣợng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề


21

nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nƣớc.
+ Phát triển về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ y tế và
chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trƣờng
sống.
- Phát triển bền vững môi trƣờng bao gồm 9 nội dung:
+ Sử dụng hợp lý, bền vững và chống thoái hoá tài nguyên đất.
+ Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản.
+ Bảo vệ môi trƣờng nƣớc và sử dụng bền vững tài nguyên nƣớc.

+ Bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên biển, ven biển, hải đảo.
+ Bảo vệ và phát triển rừng.
+ Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.
+ Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hƣởng có hại của
biến đổi khí hậu, góp phần phòng, chống thiên tai.
Nhân tố thể chế lúc đầu cũng đƣợc đƣa vào nội dung của phát triển bền vững
nhƣng sau này đã đƣợc loại bỏ. Theo tác giả, đây là sự lựa chọn đúng đắn. Lý do,
thể chế là yếu tố bên ngoài, là các chính sách, hoạt động của Nhà nƣớc, là những
quy định, luật lệ trong xã hội có tác động tới cả ba mặt của quá trình phát triển.
Không cần thiết phải có các chỉ tiêu liên quan đến vấn đề thể chế vì ảnh hƣởng của
nhân tố này sẽ đƣợc biểu hiện trực tiếp trên các kết quả kinh tế, xã hội hay môi
trƣờng thông qua hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững.

1.4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững
1.4.1. Một số vấn đề chung về hệ thống chỉ tiêu thống kê
1.4.1.1. Khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống kê
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp các chỉ tiêu phản ánh các mặt, các
tính chất quan trọng nhất, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt, giữa hiện tƣợng
nghiên cứu với các hiện tƣợng có liên quan.
Tác dụng chung của hệ thống chỉ tiêu thống kê là lƣợng hoá các mặt, các tính


22

chất, cơ cấu và các mối liên hệ cơ bản của đối tƣợng nghiên cứu giúp nhận thức
đƣợc bản chất cụ thể và tính quy luật phát triển của hiện tƣợng.
Nhƣ vậy, hệ thống chỉ tiêu là một tập hợp nhiều chỉ tiêu nhƣng không phải là
các chỉ tiêu bất kỳ nào đó mà là một tập hợp có tính hệ thống nhằm phản ánh hai nội

dung lớn: về các mặt, các tính chất quan trọng nhất của tổng thể và về mối liên hệ
cơ bản giữa các mặt trong tổng thể cũng nhƣ giữa tổng thể nghiên cứu và hiện
tƣợng có liên quan (trong phạm vi mục đích nghiên cứu).

1.4.1.2. Những yêu cầu trong xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
Để có đƣợc hệ thống chỉ tiêu thống kê phù hợp, có thể sử dụng để đánh giá
tình hình phát triển thực tế, hệ thống chỉ tiêu cần đáp ứng bốn yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, phải xuất phát từ mục đích nghiên cứu cụ thể và đặc điểm của hiện
tƣợng nghiên cứu để lựa chọn những chỉ tiêu phù hợp đƣa vào hệ thống.
Thứ hai, hệ thống chỉ tiêu phải phản ánh đƣợc những đặc điểm, tính chất chủ
yếu, những mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của hiện tƣợng, giữa hiện tƣợng nghiên
cứu và hiện tƣợng có liên quan.
Thứ ba, hệ thống chỉ tiêu phải có tính khả thi, tức là có thể thu thập đƣợc tài
liệu để tổng hợp các chỉ tiêu trong điều kiện nhân, tài vật lực sẵn có với sự tiết kiệm
hợp lý.
Thứ tư, số lƣợng các chỉ tiêu không nên quá nhiều và phức tạp, tạo điều kiện
dễ dàng trong tính toán và phân tích.
Dựa vào các yêu cầu này, luận án sẽ đánh giá tính hợp lý, khả thi của hệ
thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững áp dụng vào Việt Nam sau này.

1.4.2. Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững
trên thế giới
Bắt đầu vào năm 1995, đáp ứng yêu cầu của Hội đồng phát triển bền vững
của Liên hợp quốc (UN CSD), Ủy ban kinh tế và các vấn đề xã hội Liên hợp quốc
hợp tác với các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế và các thành viên khác đã xây
dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê gồm 134 chỉ tiêu quốc gia về phát triển bền vững.


23


Trong suốt 2 năm 1995 - 1996, các tổ chức tham gia tƣ vấn đã phác thảo phƣơng
pháp tính cho từng chỉ tiêu. Những chỉ tiên này đƣợc tổng hợp trong “sách xanh”
đƣợc ban hành phổ biến, rộng rãi.
Từ năm 1996 đến 1999, 22 quốc gia trên thế giới đã tự nguyện kiểm định hệ
thống chỉ tiêu này theo hàng loạt các tóm tắt hƣớng dẫn và hội thảo đào tạo. Sau khi
thực hiện, phần lớn các quốc gia đều cho rằng hệ thống chỉ tiêu này bao gồm quá
nhiều chỉ tiêu và khó có thể quản lý đƣợc. Kết quả là, năm 2001, UN CSD đã đƣa ra
hệ thống chỉ tiêu khuyến nghị gồm 15 chủ đề chính, 38 chủ đề nhánh và 58 chỉ tiêu
(Phụ lục 1). Hệ thống chỉ tiêu này đƣợc sửa đổi một lần nữa vào năm 2006, đƣợc
Ủy ban kinh tế và các vấn đề xã hội giới thiệu trong ấn phẩm “Chỉ tiêu thống kê
phát triển bền vững: Hƣớng dẫn và phƣơng pháp luận” đƣợc xuất bản năm 2007.
Đây là hệ thống chỉ tiêu tổng quát, phản ánh đa dạng các khía cạnh của phát triển
bền vững và là cơ sở để các quốc gia xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững
cho riêng mình.
Các tổ chức khác của Liên hợp quốc cũng giới thiệu hệ thống chỉ tiêu đánh
giá phát triển bền vững. Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) lại chia hệ
thống chỉ tiêu phát triển bền vững thành 2 nhóm chính: nhóm chỉ tiêu phản ánh chất
lƣợng cuộc sống và nhóm chỉ tiêu bền vững về sinh thái. Trong đó, cơ quan này tập
trung nhiều ở 2 chỉ tiêu chỉ số phát triển con ngƣời (HDI – human development
index) và các chỉ tiêu về quyền tự do của con ngƣời (HFI – human freedom index),
bao gồm: việc làm, tôn trọng quyền con ngƣời, an ninh, không có bạo lực.... Bên
cạnh đó, chƣơng trình môi trƣờng Liên hợp quốc (UNEP) chuẩn bị hệ thống thƣớc
đo nền kinh tế xanh. Gần đây, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) giới
thiệu chỉ số cuộc sống tốt đẹp hơn (BLI - Your Better Life Index) và hệ thống chỉ
tiêu cho chiến lƣợc phát triển xanh (Green Growth Strategy),…
Ngoài ra, các tổ chức xã hội và phi chính phủ cũng nghiên cứu và giới thiệu
các chỉ số quốc gia nhƣ chỉ số Dấu chân sinh thái (EF - Ecological Footprint), chỉ số
xã hội bền vững... Giới học viện cũng đƣa ra các chỉ số nhƣ Chỉ số hạnh phúc toàn
cầu (HPI - Happy Planet Index), Chỉ số bền vững về môi trƣờng và chỉ số phúc lợi



24

kinh tế bền vững (the Index of Sustainable Economic Welfare)...
Dựa vào khuyến nghị của UN CSD và thực tế phát triển, nhiều quốc gia đã
đƣa ra các chiến lƣợc phát triển bền vững AGENDA-21 cùng hệ thống chỉ tiêu
thống kê phát triển bền vững với số lƣợng và nội dung khác nhau: Indonesia (21 chỉ
tiêu), Trung Quốc (80 chỉ tiêu), Thái Lan (16 chỉ tiêu), Thụy Điển (30 chỉ tiêu), Anh
(15 chỉ tiêu), Mỹ (32 chỉ tiêu)...
So sánh các hệ thống chỉ trên, nhận thấy có một số chỉ tiêu đặc thù các quốc
gia đều sử dụng nhƣ: hệ số GINI, tỷ lệ thất nghiệp, GDP bình quân đầu ngƣời, phát
thải khí CO2.... Đây là những chỉ tiêu chung, phản ánh tổng quát tình trạng phát
triển bền vững trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu khuyến nghị của UN CSD. Ngoài ra, một
điểm chung dễ nhận thấy ở các hệ thống chỉ tiêu này là số lƣợng chỉ tiêu trong lĩnh
vực môi trƣờng chiếm tỷ trọng không lớn (2/21 chỉ tiêu của Indonesia, 2/16 chỉ tiêu
của Thái Lan, 6/30 chỉ tiêu của Thụy Điển,...). Chỉ có ở Trung Quốc và Anh, số
lƣợng các chỉ tiêu lĩnh vực môi trƣờng có cân đối hơn. Điều đó cho thấy sự lựa
chọn chỉ tiêu của các quốc gia còn phụ thuộc vào quan điểm, thực trạng và trình độ
phát triển của từng nƣớc. Cũng nhƣ có một số chỉ tiêu đặc thù mà mỗi quốc gia sẽ
đƣa ra riêng. Ví dụ nhƣ ở Thụy Điển, tuy chỉ có 6 chỉ tiêu thuộc lĩnh vực môi
trƣờng nhƣng do mối quan tâm về khai thác hải sản mà quốc gia này thêm chỉ tiêu
“Khai thác cá trích ở biển Ban Tíc” trong hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững của
mình.
Nhƣ vậy, theo kinh nghiệm thế giới, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền
vững cần dựa vào khuyến nghị của UN CSD để lựa chọn những chỉ tiêu then chốt,
tổng quát nhất. Tiếp đó, cần dựa vào những đặc điểm riêng có của từng quốc gia để
thêm vào hệ thống chỉ tiêu những chỉ tiêu phù hợp.

1.4.3. Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở
Việt Nam

Theo xu hƣớng thế giới, Việt Nam đã nghiên cứu để xây dựng hệ thống chỉ
tiêu thống kê phát triển bền vững cho riêng mình. Quá trình này đƣợc các Bộ, ban,
ngành và các tổ chức rất quan tâm. Kết quả là có nhiều hệ thống chỉ tiêu đƣợc đƣa ra.


25

Đƣợc ban hành đầu tiên vào năm 1998 là hệ thống chỉ tiêu phát triển bền
vững do Cục môi trƣờng thử nghiệm theo hƣớng dẫn của UN CSD. Hệ thống chỉ
tiêu này bao gồm 80 chỉ tiêu ở 4 lĩnh vực: lĩnh vực kinh tế (3 chỉ tiêu); lĩnh vực xã
hội (17 chỉ tiêu), lĩnh vực môi trƣờng (44 chỉ tiêu) và lĩnh vực quản lý môi trƣờng
(16 chỉ tiêu). Đây là hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững đầu tiên của Việt Nam một bộ chỉ tiêu quá đồ sộ. Điều đó gây nhiều khó khăn trong tổng hợp và xử lý số
liệu. Thêm vào đó, hệ thống chỉ tiêu này chỉ có 3 chỉ tiêu đánh giá về kinh tế, trong
khi lĩnh vực môi trƣờng lại có tới 60 chỉ tiêu. Phát triển bền vững là sự phát triển
không chỉ thiên về kinh tế mà còn phải quan tâm tới xã hội và môi trƣờng. Nhƣng
không phải vì quan tâm thêm 2 lĩnh vực kia mà số lƣợng chỉ tiêu về kinh tế lại
chiếm thiểu số vậy. Ba chỉ tiêu kinh tế trong hệ thống chƣa phản ánh đƣợc cụ thể
tình hình tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc. Sự không hợp lý này khiến cho việc
đánh giá phát triển bền vững mất cân đối khi chỉ quan tâm tới lĩnh vực môi trƣờng.
Theo thời gian, chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010 cũng đƣa ra
hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững với mục đích theo dõi, đánh giá tình hình phát
triển của đất nƣớc. Hệ thống chỉ tiêu này gồm 21 chỉ tiêu trên 3 lĩnh vực trụ cột
(Phụ lục 2). Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu này mới chỉ quan tâm tới các vấn đề về
tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ bảo đảm công bằng xã hội, chƣa chú trọng về bảo vệ
tài nguyên và môi trƣờng. Trong 21 chỉ tiêu đƣa ra chỉ có 2 chỉ tiêu trong lĩnh vực
môi trƣờng là “Độ che phủ của rừng” và “Diện tích rừng tự nhiên đƣợc bảo vệ”. Hai
chỉ tiêu này đều đánh giá về rừng, trong khi môi trƣờng là lĩnh vực rộng lớn, nó bao
gồm các yếu tố tự nhiên (rừng, đất, nƣớc, không khí, đa dạng sinh học...) cũng nhƣ
các ảnh hƣởng của hoạt động con ngƣời tới môi trƣờng (chất thải, nƣớc thải,...). Hệ
thống chỉ tiêu đƣa ra còn thiên lệch, chƣa bao phủ và đánh giá đầy đủ về môi trƣờng

trong phát triển bền vững.
Với xu hƣớng phát triển bền vững chung, chiến lƣợc toàn diện tăng trƣởng
và xóa đói giảm nghèo cũng đề xuất một hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững với
33 chỉ tiêu trên ba lĩnh vực (Phụ lục 3). Tuy nhiên, do mục đích của chiến lƣợc này
là về tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo nên phần lớn các chỉ tiêu đều tập trung


×