Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Quyền tác giả khoa luật kinh tế viện đại học mở.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.15 KB, 2 trang )

Nội dung cơ bản của Công ước Berne (1886) về quyền tác giả.
Công ước Berne (1886) về bảo hộ các quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học
và nghệ thuật ( xin gọi tắt là công ước Berne) được ký kết lần đầu vào ngày
9/9/1886 tại Berne, Thụy Sỹ. Sau đó, Công ước này được sửa đổi, bổ sung 7 lần
vào các năm: 1896 tại Paris, 1908 tại Berlin, 1914 tại Berne, 1928 tại Rome, 1948
tại Brussels, 1967 tại Stockholm và năm 1971 tại Paris. Văn bản hiện hành chính là
đạo luật Paris của Công ước thông qua lần sửa đổi, bổ xung vào ngày 24/7/1991 tại
Paris, Cộng hòa Pháp.
Ngày 7 tháng 6 năm 2004, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
có quyết định số 332/2004/QĐ-CTN về việc Việt Nam tham gia công ước Berne,
trở thành quốc gia thứ 156 tham gia công ước và Công ước này có hiệu lực thi
hành đối với Việt Nam từ ngày 26/10/2004.
Công ước Berne gồm các phần mở đầu, 47 điều khoản chính và Phần phụ lục gồm
6 khoản. Nội dung chủ yếu, quan trọng nhất của Công ước Berne là các quy định
được ghi nhận tại các điều khoản từ 1 đến Điều 21 và Phần phụ lục giành cho các
nước đang phát triển.
1.

Các nguyên tắc cơ bản của công ước.

Công ước Berne không có điều khoản riêng quy định những nguyên tắc cơ bản
trong việc thực hiện sự bảo hộ các quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học,
nghệ thuật của họ; Song, qua toàn bộ nội dung của Công ước và nhất là các quy
định được ghi nhận tại Điều 5, có thể rút ra các nguyên tắc cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nguyên tắc đối xử quốc gia. Đây là một trong nhưng nguyên tắc cơ
bản trong quan hệ quốc tế nói chung, thường được sử dụng trong các thông lệ
quốc tế, các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, về khuyến khích đầu tư và quan
hệ dịch vụ, thương mại quốc tế. Theo quy định của Công ước Berne thì những
tác phẩm (văn học, nghệ thuật) được bảo hộ theo Công ước Berne thì tác giả
của chúng được hưởng các quyền tương tư như công nhân của nước đó hiện
được hưởng theo quy định của luật quốc tế.


Thứ hai, nguyên tắc bảo hộ tự động. Có nghĩa là, tại các quốc gia đã tham gia
Công ước thì việc hưởng và thực hiện các quyền tác giả đối với tác phẩm văn


học, nghệ thuật không phải là bất kỳ thủ tục nào. Việc bảo hộ được thực hiện kể
cả trong trường hợp tác phẩm không được bảo hộ ở quốc gia gốc.
Công ước Berne đưa ra khái niệm quốc gia gốc của tác phẩm như sau: Đó là
quốc gia đã tham gia công ước và tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại đó.
Nếu tác phẩm được xuất bản đồng thời ở một số nước đều được tham gia công
ước thì lấy quốc gia có thời hạn bảo hộ ngắn nhất làm quốc gia gốc. Đối với tác
phẩm chưa công bố hoặc đã công bố lần đầu tiên tại một quốc gia chưa tham
gia công ước thì chỉ được bảo hộ theo Công ước Berne nếu tác giả là công dân
của nước đã tham gia công ước và quốc gia mà tác giả mang quốc tịch sẽ được
lấy làm quóc gia gốc của tác phẩm.
Thứ ba, nguyên tắc bảo hộ độc lập. Luật pháp của quốc gia đã tham gia công
ước sẽ quy định về mức độ và các thủ tục, phương thức bổ cứu nhằm thực hiện
sự bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được yêu cầu bảo hộ. Sự đãi ngộ đặc
biệt hoặc sự hạn chế bảo hộ của một quốc gia là thành viên của công ước đối
với những tác phẩm của tác giả là công dân của quốc gia không phải là thành
viên sẽ không bắt buộc áp dụng tại các quốc gia thành viên khác.



×