Bài tập cá nhân tuần 1- môn Công pháp quốc tế.
Bài làm
Trong khoa học pháp lý, mối quan hệ giữa công nhận và quyền năng
chủ thể luật quốc tế của quốc gia đợc công nhận là mọt vấn đề phức tạp, đợc giải
quyết theo nhiều chiều hớng khác nhau.
Trớc khi tìm hiểu về vấn đề này, chúng ta cần hiểu thế nào là công
nhận quốc tế. Công nhận quốc tế có thể đợc quan niệm là hành vi chính trị -
pháp lý của quốc gia công nhận dựa trên nền tảng các động cơ nhất định ( mà
chủ yếu là động cơ chính trị, kinh tế, quốc phòng) nhằm xác nhận sự tồn tại của
thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của quốc gia công
nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tếcủa thành viên mới và thể
hiện ý định muốn đợc thiết lập các quan hệ bình thờng, ổn định với thành viên
mới của cộng đồng quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc
tế.Trong thực tiễn quan hệ quốc tế có những thể loại khác nhau nh công nhận
các dân tộc đang đấu tranh, công nhận các chính phủ lu vong, công nhận các
bên tham chiến,.Song, công nhận quốc gia và chính phủ mới thành lập là
những thể loại cơ bản của công nhận quốc tế.
Vậy còn quyền năng chủ thể luật quốc tế là gì ? Quyền năng chủ thể
luật quốc tế là khả năng của chủ thể luật quốc tế tham gia vào quan hệ quốc tế,
thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ quốc tế trong khuôn khổ và trên cơ
sở luật quốc tế. Ví dụ, trên cơ sở quyền năng chủ thể luật quốc tế, quốc gia có thể
thực hiện các quyền nh ký kết điều ớc quốc tế, tham gia với t cách là thành viên
của tổ chức quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác,
Nh đ đề cập ngay từ đầu, vấn đề mối quan hệ giữa công nhận và quyềnã
năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia đợc công nhận là vấn đề đợc giải quyết
theo các chiều hớng khác nhau. Trong khoa học luật quốc tế, có nhiều quan điểm,
trờng phái và học thuyết khác nhau về vấn đề này, tuy nhiên chủ yếu vẫn là hai
thuyết cấu thành và tuyên bố đợc đề cập thờng xuyên hơn cả.
Thuyết cấu thành ( hay còn gọi là thuyết sáng lập ra chủ thể luật quốc
tế) xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX. Những ngời theo thuyết cấu thành cho rằng sự
công nhận là cần thiết để một thực thể có t cách là chủ thể luật quốc tế. Đây là
quan điểm đợc hình thành vào thời kì ngự trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
Những ngời đa ra quan điểm này nhằm ủng hộ việc duy trì chủ nghĩa thực dân
kiểu cũ. Bởi theo quan điểm của họ các dân tộc đứng lên thành lập quốc gia
thông qua con đờng đấu tranh giải phóng dân tộc sẽ không đợc thừa nhận. Trên
Đinh Thị Hoàng Hà-KT32D028
1
Bài tập cá nhân tuần 1- môn Công pháp quốc tế.
cơ sở đó các quốc gia thực dân có quyền đè bẹp các phong trào đó hoặc các quốc
gia đó, bằng bất cứ giá nào không cần phải chú ý tới các quyền của chủ thể luật
quốc tế mà họ đáng dợc hởng nh các quốc gia khác. Nh vậy, theo quan điểm của
thuyết cấu thành thì sự công nhận của các quốc gia khác có ý nghĩa quyết định,
là cơ sở hình thành nên quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia. Quốc gia
mới chỉ có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ quốc tế nh đặt quan hệ ngoai
giao, l nh sự với các quốc gia khác; đã a tranh chấp của nớc mình với một chủ thể
luật quốc tế khác ra giải quyết tại toà án quốc tếkhi có sự công nhận của các
chủ thể luật quốc tế khác. Sự tồn tại hiện hữu trong thực tế của một quốc gia sẽ
chỉ là vô nghĩa cho dù nó đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu thành quốc gia theo luật
quốc tế. Quốc gia mới này do không đợc công nhận sẽ bị cô lập, bị tách ra khỏi
cộng đồng quốc tế. Xem xét từ cội nguồn phát sinh cho đến nội dung của thuyết
này, chúng ta có thể thấy đây là một thuyết chính trị phản động và là thuyết
mâu thuẫn với luật quốc tế hiện đại.
Thuyết thứ hai đợc đề cập thờng xuyên bên cạnh thuyết cấu thành khi
nói về mối quan hệ giữa công nhận và quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc
gia đợc công nhận,đó là, thuyết tuyên bố. Thuyết tuyên bố là học thuyết của các
luật gia quốc tế t sản đợc hình thành nh là trào lu chống lại thuyết cấu thành.
Ngợc lại với thuyết cấu thành, những ngời theo thuyết tuyên bố khẳng định rằng
quốc gia đợc thành lập với đầy đủ dấu hiệu của nó là chủ thể của luật quốc tế,
không phụ thuộc vào sự công nhận. Việc công nhận quốc gia mới thành lập
không thể tạo ra chủ thể mới của luật quốc tế mà chỉ đóng góp vai trò tuyên
nhận sự tồn tại trên thế giới của một quốc gia. Một thực thể khi hội tụ đủ bốn
yếu tố cơ bản là có dân c thờng xuyên, có l nh thổ xác định, có chính phủ, có năngã
lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể luật quốc tế khác thì sẽ đợc coi là
quốc gia theo pháp luật quốc tế. Quốc gia mới này tồn tại trong thực tế, có khả
năng tham gia các quan hệ với các chủ thể luật quốc tế nên việc có công nhận
hay không không là cơ sở hình thành nên quyền năng chủ thể luật quốc tế.
Thuyết tuyên bố ra đời trong cuộc đấu tranh của các quốc gia dân tộc t
sản trẻ chống lại các quốc gia phong kiến quân chủ chuyên chế nên ở một mức độ
nào đó là thuyết tiến bộ.
Thực tế lịch sử chứng minh rằng công nhận đóng vai trò quan trọng
trong đời sống quốc tế.
Xuất phát từ quan điểm chung trên thế giới hiện nay, sự công nhận
quốc tế không là cơ sở để thực thể trở thành chủ thể luật quốc tế, song nó có vai
Đinh Thị Hoàng Hà-KT32D028
2
Bài tập cá nhân tuần 1- môn Công pháp quốc tế.
trò to lớn trong việc thúc đẩy các quan hệ giữa quốc gia đợc công nhận và thực
thể ( ở đây là quốc gia ) đợc công nhận. Việc công nhận quốc tế giữa một quốc gia
với một quốc gia mới sẽ tạo ra và đảm bảo những điều kiện thuận lợi để thiết lập
và phát triển những quan hệ bình thờng giữa các quốc gia này; tạo tiền đề để
thiết lập những quan hệ nhiều mặt ở những mức độ khác nhau, nh thiết lập
quan hệ ngoại giao hay quan hệ l nh sự trong lĩnh vực ngoại giao. Ngoài ra sựã
công nhận quốc tế còn làm phát sinh các hệ quả pháp lý khác; chẳng hạn, sự
công nhận quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia mới đợc công nhận có khả
năng thực tế để bảo vệ quyền miễn trừ quốc gia và miễn trừ t pháp đối với tài
sản của quốc gia mình tại l nh thổ của quốc gia công nhận, tạo cơ sở pháp lý đểã
chứng minh hiệu lực chứng cứ của các văn bản pháp luật do quốc gia mới ban
hành. Về nguyên tắc, mọi quốc gia đều có quyền đợc tham gia vào các hội nghị và
tổ chức quốc tế phổ cập. Quyền này của các quốc gia không phụ thuộc vào sự
công nhận của các quốc gia khác. Song, việc công nhận chính thức cũng có vai trò
thúc đẩy việc thực hiện các quyền đó của quốc gia và ngợc lại, chính việc tiến
hành chính sách không công nhận quốc tế đôi khi lại gây khó khăn cho quốc gia
không đợc công nhận muốn thực hiện quyền tham gia tổ chức quốc tế của mình.
Điều này có thể thấy rõ thông qua thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc.
Có thể nhận định rằng, công nhận một quốc gia mới xuất hiện là xác
nhận sự tồn tại của quốc gia đó với t cách là chủ thể luật quốc tế bình đẳng với
các quốc gia chứ không tạo ra một quốc gia mới. Công nhận là một bộ phận của
chính sách đối ngoại của các quốc gia có chủ quyền. Trớc khi tiến hành công
nhận một đối tợng nào đó, các nớc đều cân nhắc kỹ lỡng lợi ích của nớc mình.
Tài liệu tham khảo
1. Trờng đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, 2004.
2. Nguyễn Trung Tín ( chủ biên ), Tìm hiểu luật quốc tế, Nxb Đồng Nai, 1997.
3. LG.Nguyễn Tiến Trung, LG.Nguyễn Xuân Linh; Những nội dung cơ bản
của công pháp và t pháp quốc tế; Nxb Thống kê; 1998.
Đinh Thị Hoàng Hà-KT32D028
3
Bµi tËp c¸ nh©n tuÇn 1- m«n C«ng ph¸p quèc tÕ.
§inh ThÞ Hoµng Hµ-KT32D028
4