Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

bài báo cáo thực tập xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.43 KB, 31 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC

GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
1

09 XDDD&CN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN

A. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
I. KHÁI QUÁT DỰ ÁN : KHU PHỨC HỢP THƯƠNG MẠI – VĂN PHÒNG
- DỊCH VỤ VÀ CĂN HỘ THE SUN AVENUE
1.1. Tên công trình: KHU PHỨC HỢP THƯƠNG MẠI – VĂN PHÒNG DỊCH VỤ VÀ CĂN HỘ THE SUN AVENUE
1.2. Địa điểm: Đại Lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Quận 2, TP HCM.
II. CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT CHÍNH
2.1. Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng
Toàn bộ quá trình thi công, nhà thầu sẽ tuân theo các tiêu chuẩn và qui định sau:
-

Hồ sơ thiết kế

-

Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và nhà thầu Mekong.


-

TCVN (Tiêu Chuẩn Việt Nam) :
o Nghị định 46/2015/ NĐ – CP: Nghị định quản lý chất lượng công trình

xây dựng.
o TCXDVN 9395 : 2012: Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công nghiệm

thu.
o TCXDVN 9396 : 2012: Cọc khoan nhồi - Phương pháp xung siêu âm

xác định tính đồng nhất của bê tông.
o TCVN 9397 : 2012: Cọc khoan nhồi - Thí nghiệm kiểm tra khuyết tật

bằng phương pháp động biến dạng nhỏ.
o TCXDVN 5575 : 2012: Kết cấu thép, gia công và nghiệm thu.
o TCXDVN 391 : 2007: Bê tông khối lớn quy phạm thi công và nghiệm

thu.
o TCVN 371 : 2006: Quản lý chất lượng xây lắp công trình.
o TCVN 5951 : 1995: Hướng dẫn xây dựng sổ tay chất lượng.
o TCVN 4055 : 2012: Tổ chức thi công.
o TCVN 5308 : 1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


09 XDDD&CN

o TCVN 4086 : 1985: An toàn điện trong xây dựng.
o Các yêu cầu kỹ thuật khác trong hồ sơ Thiết kế kỹ thuật.
-

Toàn bộ vật liệu, thiết bị và phụ kiện cung cấp cho công trình sẽ được kiểm
nghiệm hoặc có chứng chỉ (nếu có) và phải được sự chấp thuận của Chủ đầu
tư.

2.2. Yêu cầu tiến độ
Tiến độ thi công hạng mục nhà thầu đề xuất (có bảng tiến độ kèm theo).
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
3.1. Bố trí tổng mặt bằng thi công (xem bản vẽ tổng mặt bằng)
3.2. Văn phòng tạm
-

Nhà thầu Công ty TNHH XD – ĐT MeKong (MIF) sẽ bố trí văn phòng tạm
tại công trường để điều hành dự án tại hiện trường.

-

Vị trí văn phòng tạm sẽ được bố trí trên mặt bằng linh hoạt với phương
châm bao quát toàn bộ công trường và dễ trao đổi thông tin với Ban Quản
Lý Dự Án cũng như các Nhà Tư Vấn (NTV: bao gồm Tư vấn Quản lý dự án
và Tư vấn giám sát).

3.3. Điện, nước tạm phục vụ thi công
-


Hệ thống điện, nước tạm phục vụ thi công cho những cọc đầu tiên sẽ dùng
nguồn điện đã được đấu nối và được BQLDA kiểm tra và chấp nhận cho sử
dụng tạm, nguồn nước sử dụng giếng khoan 4 giếng đủ lưu lượng nước phục
vụ trong thi công.

-

Hệ thống điện phục vụ thi công sẽ được kiểm tra hệ thống điện an toàn và
cho phép sử dụng thi công.

3.4. Các xưởng sản xuất và phụ trợ
-

Bãi gia công cốt thép: Nhà thầu sẽ bố trí bãi gia công tại công trường theo
đúng bản vẽ tổng mặt bằng đã được BQLDA phê duyệt.

-

Kho kín chứa vật tư như phụ gia, que hàn, kẽm buộc, ubolt..., thiết bị thí

GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN


nghiệm sẽ được chứa trong 02 container 20 feet (6x2.4x2.6).
-

Bê tông sử dụng cho dự án được cung cấp bởi trạm trộn của các nhà cung
cấp bê tông thương phẩm như: Bê tông Rạch Chiếc, bê tông Mê Kông…(do
Nhà thầu đề xuất đơn vị cung cấp bê tông).

3.5. Đường công vụ
-

Đường công vụ được đổ bê tông cốt thép được thể hiện trên bản vẽ để phục
vụ cho công tác khoan cọc đại trà, công tác chở đất khoan lên và đổ bê tông
cọc.

3.6. Hệ thống trạm trộn dung dịch Polymer
-

Để thuận tiện cho việc cấp và thu hồi dung dịch xử lý bố trí 2 tank chứa
dung dịch có thể tích chứa 576 m 3 dung dịch đủ để phục vụ cấp và chứa thu
hồi.
Thông số kỹ thuật của 1 tank:

Chiều dài:

16m

Chiều rộng:

6m


Chiều cao:

3m

Thể tích chứa:

288m3

3.7. Biện pháp thi công đảm bảo an toàn đối với các công trình liền kề
-

Ngay sau khi hoàn thành công tác khoan tạo lỗ, Nhà thầu sẽ vận chuyển đất
và mùn khoan ra khỏi khu vực thi công.

-

Mọi vật tư, thiết bị thi công đều được thu dọn ngay sau khi kết thúc một
công việc.

-

Tiến hành lập hồ sơ quan trắc công trình lân cận như chụp ảnh hiện trạng,
lập mốc tọa độ để theo dõi.

B. QUY TRÌNH THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI
I. CÔNG TÁC THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI
1.1. Định vi tim cọc
Vị trí cọc phải được xác định đúng theo bản vẽ thiết kế. Dùng máy toàn đạc
điện tử để xác định vị trí tim cọc.
GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY

SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN

Trước khi khoan hạ vách, mỗi tim cọc sẽ được gửi ra bốn điểm A, A1, B, B1
vuông góc với nhau. Bốn điểm này phải được đảm bảo không dịch chuyển cho tới
khi hạ xong ống vách để khi kiểm tra nghiệm thu xong ống vách.

CÔNG TÁC GỬI ĐIỂM

1.2. Dung dich Polymer
Bột Polymer khi trộn với nước sẽ tạo thành một dung dịch có tác dụng giữ vững
thành đất hố khoan. Polymer được tập kết đến công trình trong bao 25 kg và được
bảo quản trong các công chứa hoặc trên bãi và được che đậy. Polymer được trộn
trực tiếp trong quá trình khoan và được cấp liên tục trong quá trình khoan (theo
tiêu chí kỹ thuật pha trộn của Polymer). Polymer trong hố khoan sẽ phải cao hơn
mực nước ngầm để tạo áp lực ngăn không cho mạch nước ngầm chảy vào hố
khoan vì vậy giúp thành hố khoan ổn định.
1.2.1. Chuẩn bị Polymer
Polymer sẽ được dùng là Polymer Polybor A2718 và Anionic QH-74 do
Australia sản xuất. dung dịch Polymer sẽ được trộn và chứa trong bể chứa hay silo
đã được lắp đặt sẵn. Tỉ lệ pha trộn tùy vào dạng địa chất khoảng (20 đến 50 kg/1
m3).
Tiêu chí kỹ thuật của Polymer.
GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG

5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-

Tỷ trọng: 1.001 ÷ 1.05 g/cm3

-

Độ nhớt: 30 ÷ 50 giây (phễu 946/1500cc)

-

Độ pH: 7 ÷ 10

-

Hàm lượng cát % : < 2

09 XDDD&CN

1.2.2. Sử dụng Polymer sau khi khoan.
Khi khoan đất, hố khoan được bơm đầy Polymer để đảm bảo áp lực trong hố
khoan ổn định.
Trong suốt quá trình thi công, phải kiểm tra các đặc tính của dung dịch khoan
(Polymer cấp).
Phải đạt các tiêu chuẩn sau:
-


Tỷ trọng: 1.001 ÷ 1.05 g/cm3

-

Độ nhớt: 30 ÷ 50 giây (phễu 946/1500cc)

-

Độ pH: 7 ÷ 10

-

Hàm lượng cát % : < 2

Các số liệu này được lưu lại để làm hồ sơ nghiệm thu chất lượng cọc
1.2.3. Dụng cụ kiểm tra Polymer.
Polymer được kiểm tra bằng bộ thí nghiệm chuyên dùng.

CÂN TỈ TRỌNG
CÁT

GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
6

KIỂM TRA %


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


ĐO ĐỘ NHỚT

09 XDDD&CN

KIỂM TRA PH

1.3. Ống vách - Casing
Ống vách - ống chống tạm (casing) dùng để bảo vệ thành hố khoan ở phần đầu
cọc, tránh lở đất bề mặt đồng thời là ống dẫn hướng cho suốt quá trình khoan tạo
lỗ.
Ống vách sử dụng được chế tạo tại xưởng sản xuất rồi vận chuyển về công trình.
Ống vách có kích thước 1100 cm cho cọc D1000 mm và 1300 cm cho cọc D1200
mm dày 10mm dài 4,5 m.

Để hạ ống vách, đầu tiên phải khoan tạo lỗ đúng vị trí vị trí tim cọc với
đường kính lớn hơn kích thước cọc từ 10-20cm. Khoan tới độ sâu nhỏ hơn chiều
dài ống vách khoảng 0.5÷1 m. Sau đó hạ ống vách sao cho cao độ ống vách phải
cao hơn mặt đất hiện hữu ít nhất là 20 cm để tránh bùn đất chảy vào hố khoan
trong quá trình thi công đồng thời dễ dàng thi công cho công tác đổ bê tông. Sau

GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN

khi đổ bê tông xong 30 phút ống vách sẽ được rút lên bằng cẩu hoặc dùng búa

rung để đem đi hạ vách cọc mới.
1.4. Công tác khoan.
Khi tiến hành khoan, máy khoan sẽ được kiểm độ thăng bằng của xe, độ
thẳng đứng của cần khoan theo 2 hướng dọc xe và ngang xe bằng thước thủy.

Trong suốt qua trình khoan phải đảm bảo dung dịch Polymer lúc nào cũng
phải cao hơn mực nước ngầm 1m.
Trong quá trình khoan nếu gặp trường hợp Polymer tụt đột ngột hoặc dâng
đột ngột thì phải báo ngay cho tư vấn giám sát để kịp thời xử lý.
Trong lúc khoan phải áp dụng các biện pháp để hạn chế không cho Polymer
chảy ra công trình gây mất vệ sinh .
Đất sau khi lấy từ hố khoan lên có máy đào kết hợp với xe trung chuyển chở
đất vận chuyển đi ra khỏi khu vực thi công, phải dọn sạch nếu như xe khoan hay xe
vận chuyển làm rơi vãi đất trên công trình.

GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN

Sau khi khoan xong mời tư vấn giám sát cùng kiểm tra nghiệm thu chiều sâu
cọc, koden để kiểm tra đường kính cọc và độ thẳng đứng của cọc, sai số độ thẳng
đúng của cọc cho phép là 1%.
Nếu không đạt độ thẳng đứng thì nhà thầu phải tiến hành xủ lý khi nào đạt
thì mới tiến hành làm công việc tiếp theo.
1.5. Lồng Thép

Thép sử dụng tại công trình được mua và vận chuyển từ nhà máy sản xuất về
công trình. Mỗi đợt thép nhập về đều phải kèm theo phiếu xuất xưởng, chứng chỉ
xuất xưởng và tem của sản phẩm, sau khi thép về thì phải được lấy mẫu đi thí
nghiệm trước khi đem vào sử dụng theo yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu.
Cốt thép được gia công theo bản vẽ thiết kế mà nhà thầu triển khai được chủ
đầu tư và tư vấn giám sát phê duyệt.
Lồng thép được hạ xuống lỗ khoan bằng cẩu phục vụ bánh xích sau khi đã
nghiệm thu ở bãi lồng thép. Các đoạn lồng thép được nối với nhau bằng ubolt và
nối buộc với thép.
Thép treo lồng được nối ubolt 100% với thép chủ lồng trên cùng và dùng bát
để treo lồng. Để đảm bảo lớp bê tông bảo vệ cốt thép ta sử dụng con kê hình tròn
D= 140 dày 4 cm (bê tông thương phẩm) đặt cách đều nhau 2 m.
1.5.1. Gia công lồng thép
Thép gia cường (đai định vị) D20 uốn thành vòng tròn đặt phía trong thép
chủ liên kết với thép chủ bằng nối hàn ngoại trừ đai định vị ở đầu lồng thì có thêm
4 vị trí con chặn D20 dài 10 cm để tránh trường hợp lồng rơi trong lúc cẩu hạ lồng.
Ống thép sonic D60 phục vụ công tác siêu âm, D114 phục vụ công tác
khoan lấy lõi được đặt sẵn trong lồng thép và được nối với nhau bằng măng song
có sẵn từ nhà máy và được liên kết hàn kín để tránh trường hợp bê tông chui vào
làm tắt ống sonic trong khi đổ bê tông. Số lượng 03 ống D60 + 01 ống D114 cho
cọc D1200 và 02 ống D60 + 01 ống D114 Cho cọc D1000.
GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN


1.5.2. Hạ lồng thép
Nối các đoạn lồng thép chủ yếu bằng ubolt và buộc kẽm, chiều dài mối nối
theo quy định của thiết kế. Khi cọc có chiều dài lớn, Nhà thầu phải có thêm biện
pháp gia cường mối nối để tránh tuột lồng thép khi lắp hạ. Khi hạ lồng phải chú ý
định vị lồng thép thẳng đứng không để lồng xiên cắm vào thành hố khoan gây sạt
lở, các mối nối sau khi làm xong phải được kiểm tra kỹ mới thi công mối nối tiếp
theo.
1.6. Đổ bê tông
1.6.1. Lắp ống đổ bê tông
Ống đổ bê tông với đường kính 273 mm chiều dài tiêu chuẩn 0.5m, 1m,
1.5m, 2.15m, 3.15m sẽ được nối với nhau bằng ren hình thang. Để đảm bảo kín
khít trong lúc nối ống đổ các ren ống sẽ được tra mỡ bò. Số lượng ống lắp sẽ được
tính toán tổng hợp sao cho đủ chiều dài cọc. Các ống đổ được chia chiều dài và tra
mỡ bò như trên nhằm kín khít.
-

Thuận lợi trong việc tổ hợp ống đổ, đảm bảo chiều dài ngậm bê tông trong
khi đổ bê tông.

-

Dễ dàng lưu trữ sắp xếp vận chuyển trong công trình và công tác vận
chuyển.

-

Đảm bảo an toàn khi lắp ráp và cắt bỏ khi thổi rửa cọc cũng như công tác
đổ bê tông.

-


Việc tra mỡ bò khi lắp ống đổ nhằm mục đích giảm ma sát khi lắp và tháo
ống, ngăn không cho dung dịch Polymer vào ống qua mối nối ren trong quá
trình đổ bê tông. Trình tự lắp ráp ống đổ phải được ghi chép lại đầy đủ
(chiều dài tiêu chuẩn đã nêu trên) để tổng hợp cắt bỏ để đảm bảo chiều sâu
ngậm bê tông trong quá trình đổ bê tông.
Chiều dài lắp ống đổ phải cách đáy cọc một đoạn từ 200 mm lúc đổ cắt cầu.

Để đảm bảo sạch đáy cọc và khoảng hở cho quả cầu xốp thoát ra ngoài.

GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN

1.6.2. Nghiệm thu trước khi đổ bê tông
Công tác thổi rửa được tiến hành sau khi lắp đặt ống đổ bê tông xong. Ta
tiến hành lắp hệ thống ống dẫn khí vào bên trong ống đổ bê tông. Sử dụng máy nén
khí (hoặc bơm hút đáy) thổi những cặn lắng mịn dưới đáy hố khoan đẩy ra ngoài
thông qua vòi thoát Polymer. Sau khi thổi một thời gian tiến hành nghiệm thu độ
lắng dung dịch hố khoan. Hố khoan phải đủ chiều sâu thiết kế sau khi khoan xong,
độ lắng cọc cho phép không quá 10cm và chất lượng dung dịch Polymer phải đạt
các yêu cầu kỹ thuật.
- Tỷ trọng: 1.001 ÷ 1.05 g/cm3
- Độ nhớt: 30 ÷ 50 giây (phễu 946/1500cc)
- Độ pH : 7 ÷ 10

- Hàm lượng cát % : < 2

Nếu sau khi nghiệm thu trước khi đổ bê tông hố khoan vẫn chưa đạt độ sâu
thiết kế hoặc lượng bùn sình còn nhiều trong hố khoan thì tiếp tục thổi rửa vệ sinh
cọc cho đến khi đạt độ sâu thiết kế.
1.6.3. Yêu cầu kỹ thuật của bê tông
Bê tông sử dụng là bê tông thương phẩm được vận chuyển tới công trình bằng
xe chuyên dùng thông số kỹ thuật của bê tông phải đảm bảo đúng với thiết kế.
Trước khi đổ bê tông tất cả các xe bê tông phải được kiểm tra độ sụt theo thiết
kế ( độ sụt thường là :18+2 cm) những xe không đạt được trả về nhà máy.
Bê tông được lấy mẫu theo chỉ định của tư vấn giám sát. Mẫu được lấy là mẫu
lập phương 15x15x15 cm. Mẫu được lấy tương ứng đầu mũi cọc, giữa cọc, đỉnh
cọc. Mỗi tổ mẫu có 4 viên. Số lượng tổ mẫu tùy vào yêu cầu của chủ đầu tư hay
đơn vị tư vấn giám sát, các tổ mẫu lấy sẽ được lưu tại công trình và sẽ chuyển đi
phòng thí nghiệm kiểm tra. Các tổ mẫu sẽ được nén kiểm tra theo tiêu chuẩn 7
ngày hay 28 ngày.
Trường hợp có thay đổi số lượng hay thời gian lấy mẫu sẽ theo chỉ định của cán
bộ kỹ thuật phụ trách thi công hay Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư.
GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN

1.6.4. Yêu cầu về cung cấp bê tông
Toàn bộ việc cung cấp bê tông phải tuân thủ theo yêu cầu đặt hàng về khối
lượng. Nhà cung cấp bê tông phải cung cấp đủ khối lượng đã đặt trước cũng như

phải đảm bảo được thời gian vận chuyển đến công trình để tránh tình trạng gián
đoạn việc đổ bê tông quá lâu.
Đơn vị cung cấp bê tông phải đảm bảo rằng đơn vị thi công, chủ đầu tư, đơn
vị tư vấn giám sát có toàn quyền trong việc kiểm tra chất lượng cũng như khối
lượng của bê tông đến công trình.
Đơn vị cung cấp bê tông phải có cán bộ có kinh nghiệm trực ở công trình
khi bê tông tới công trình.
1.6.5. Tốc độ cung cấp
Quá trình đổ bê tông phải diễn ra liên tục, phải đảm bảo ống đổ bê tông
sạch, kín nước. Trong suốt quá trình đổ bê tông dung dịch Polymer thu hồi phải
được bơm sạch không để chảy tràn ra mặt bằng công trình. Ống đổ bê tông phải
được đảm bảo ngậm trong bê tông ít nhất là 3m đến 6m.
Tốc độ cung cấp bê tông được yêu cầu như sau:
-

Tối thiểu có đủ 04 xe bê tông có độ sụt đạt tiêu chuẩn ở công trình mới tiến
hành đổ bê tông. Các xe bê tông tiếp theo phải có mặt kịp thời để đảm bảo
không bị gián đoạn vì chờ bê tông.

-

Công tác vận chuyển chỉ được ngưng khi có lệnh ở công trình.

-

Khi có vấn đề trục trặc kỹ thuật gì về công tác cung cấp bê tông phải báo
ngay cho cán bộ kỹ thuật tại hiện trường để kịp thời điều chỉnh.

-


Thời gian chờ của xe bê tông không quá 2 giờ tính từ khi ra khỏi trạm trộn
bê tông. Thời gian chờ bê tông không quá 4 giờ .

1.6.6. Đổ bê tông.
Đầu ống đổ được gắn vào phễu đổ. Bê tông được xả trực tiếp từ xe vận
chuyển vào phễu đổ và theo ống đổ xuống đáy cọc.
GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN

Để đảm bảo lớp bê tông ban đầu không lẫn dung dịch Polymer ta dùng một
quả cầu bằng xốp có đường kính nhỏ hơn đường kính trong của ống đổ, thả vào
trong ống đổ trước khi đổ bê tông. Trong quá trình đổ bê tông hố khoan sẽ được
kiểm tra liên tục bằng thước dây không dãn có gắn quả dọi bằng thép. Kết quả thực
tế sẽ được thể hiện trên biểu đồ dâng bê tông trong hồ sơ nghiệm thu. Trong quá
trình đổ bê tông ống đổ sẽ được cắt dần nhưng phải đảm bảo chiều sâu ngậm bê
tông không nhỏ hơn 3 m. Với cách đổ này, bê tông sẽ dâng lên và chiếm chỗ của
dung dịch Polymer cùng với việc khống chế chiều sâu ngậm ống đổ để tránh tình
trạng cắt ống đổ nhiều quá so với độ dâng bê tông sẽ làm lẫn lộn bê tông và dung
dịch Polymer gây ảnh hưởng chất lượng của cọc.
1.7. Hoàn thành cọc
Sau khi đổ bê tông xong ống vách sẽ được rút lên bằng xe cẩu phục vụ hay
dùng búa rung. Do cao độ đầu cọc sâu hơn so với cao độ nền công trình nên sau
khi rút vách lên, ta phải tiến hành bao che đầu cọc để tránh để lại hố hầm trên mặt
bằng công trình,đồng thời căng dây, đặt biển báo để tránh người máy móc đi lại

trên đầu cọc mới đổ xong.
Mỗi cọc hoàn thành đều có các biên bản kiểm tra, các báo cáo phải chứa các
thông số sau :
-

Số hiệu cọc, vị trí cọc.
Cao trình cắt cọc.
Cao trình ống vách.
Đường kính cọc.
Các thông số của lồng thép.
Mác bê tông, nhà máy cấp bê tông, phụ gia, độ sụt, số mẫu thí

-

nghiệm…
Ngày đổ bê tông.
Ngày khoan cọc và ngày hoàn thành .
Độ sâu cọc tính từ mặt đất.
Độ sâu cọc tính từ miệng vách.
Khối lượng bê tông theo thiết kế và theo lý thuyết.
Biểu đồ dâng bê tông của trong quá trình đổ bê tông.
Thời gian đổ và thời gian kết thúc từng xe.

GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


09 XDDD&CN

- Thời tiết khi đổ bê tông.
II. Công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc
Có nhiều phương pháp để kiểm tra chất lượng bê tông cọc. Tuy nhiên theo
yêu cầu của hồ sơ nghiệm thu, chúng tôi chỉ giới thiệu phương pháp phổ biến nhất
và có độ chính xác cao là phương pháp siêu âm và khoan mùn lấy lõi đầu cọc.
Nhờ phương pháp này để phát hiện được các khuyết tật của bê tông trong
thân cọc một cách tương đối chính xác.
2.1. Phương pháp thí nghiệm
Các xung siêu âm được truyền qua bê tông thông qua các đầu dò siêu âm.
Phương pháp này đưa ra nhằm xác định độ đồng nhất bê tông liền khối lớn của
cọc khoan nhồi, vị trí và khuyết tật tiềm ẩn nếu có. Tại vị trí của đầu nhận tín
hiệu, các xung thời gian đến và cường độ tín hiệu đo được thông qua bê tông.
Đối với những ống ống siêu âm thẳng với khoảng cách đều nhau, phần bê tông
đồng nhất được thể hiện bằng số lần đến của các xung vận tốc sóng và cường độ
tín hiệu hợp lý, phần bê tông không đồng nhất cũng được thể hiện rõ bằng
khoảng thời gian tăng và giảm cường độ tín hiệu do bê tông nhiễm bẩn, bê tông
xốp, rỗ, khuyết.
2.2. Quy trình thí nghiệm
Thí nghiệm siêu âm được thực hiện với đầu phát và đầu nhận tín hiệu trên
cùng một mặt cắt ngang trong từng cặp ống được bố trí song song, cho đến khi kết
quả đưa ra cho thấy khuyết tật tiềm ẩn (nếu có). Đánh giá thêm vùng nghi ngờ
bằng cách căn chỉnh lại 2 đầu dò trong ống siêu âm theo phương thẳng đứng.
Nếu kết quả trên biểu đồ đưa ra cho thấy ống siêu âm bị tách khỏi bê tông,
cần phải có một phương pháp thí nghiệm khác thay thế để xác định độ đồng nhất.
o TCXDVN 9396 ÷ 2012: Cọc khoan nhồi, phương pháp xung siêu âm

xác định tính đồng nhất của bê tông.
2.3. Báo cáo kết quả thí nghiệm



Tên, vị trí công trình.

GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


09 XDDD&CN

Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế/giám sát, nhà thầu thi công cọc, đơn vị thí

nghiệm.
• Các số liệu của cọc, cấu kiện thí nghiệm
• Biểu đồ phổ siêu âm và vận tốc sóng theo chiều sâu.
• Kết luận chung và kiến nghị.
III. Những sự cố thường gặp trong thi công khoan cọc và biện pháp xử lý
khắc phục
3.1. Hố khoan gặp vật cứng
a) Nguyên nhân :

Do sự khác biệt của địa chất

b) Biện pháp xử lý: Dùng mũi khoan ruột gà khoan để xoắn nếu gặp lớp đá
phong hóa hay đá mồ côi cứng quá thì dùng chùy sắt nặng từ 6-8 tấn để giã.
3.2. Sạt thành hố khoan

a) Nguyên nhân:
− Tầng địa chất trên gần chân vách yếu
− Mực Polymer trong hố khoan thấp hơn cao độ yêu cầu duy trì áp lực cột





dung dịch không đủ.
Các chỉ tiêu kỹ thuật của Polymer không thích hợp với địa tầng.
Gặp địa tầng có mạch nước ngầm lớn chảy quá kéo theo dung dịch Polymer.
Thời gian chờ bê tông quá lâu.
Hạ lồng thép cạ vào thành hố khoan.

b). Biện pháp khắc phục xử lý.
− Dựa vào hồ sơ khoan địa chất để quyết định sử dụng ống vách dài bao nhiêu

để đảm bảo ống vách phải qua lớp tầng đất yếu phía trên.
− Tùy theo phương pháp thi công mà lựa chọn chủng loại hay tỉ lệ pha trộn để
phù hợp với địa tầng thi công.
− Nếu khi khoan gặp phải tầng mực nước ngầm lớn hay là mạch nước ngầm
lớn thì phải xử lý ngay bằng các phương pháp nếu nông thì nối ống vách
rung qua tầng đó hoặc dùng phương pháp hạ mực nước ngầm để xủ lý. Còn
nếu sâu quá thì có thể lấp tạm hố khoan chờ sau 1 thời gian khoan tiếp,
nhưng trong quá trình chờ phải thay dung dịch Polymer.

GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
15



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN

− Trong lúc khoan phải duy trì tốc độ lên xuống đều và vừa phải để tránh cọ

xát vào thành hố khoan làm sạt lở.
− Trong lúc khoan phải kiểm tra cung cấp dung dịch khoan liên tục không để
tình trạng hụt hay dung dịch Polymer không đạt yêu cầu kỹ thuật.
− Hạ lồng thép cẩn thận không để cạ vào thành hố khoan, không hạ quá nhanh
tránh tuột lồng thép.
3.3. Rơi lồng thép trong lúc hạ lồng, trồi lồng khi đổ bê tông
a) Nguyên nhân:





Do các mối nối lồng không đúng kỹ thuật.
Đứt gãy con chặn treo lồng.
Bị tuột hay gẫy cây ngáng lồng.
Trồi lồng khi đổ bê tông là do bê tông dâng quá nhanh hoặc do đầu lồng
không được hàn cố định vào vách.
b) Khắc phục

− Mối nối lồng phải thi công đúng thiết kế được kiểm tra nghiêm ngặt khi làm

xong.
− Các con chặn đai định vị phải được hàn đúng kỹ thuật đủ chiều dài đường

hàn quy định.
− Trong quá trình đổ bê tông phải đổ từ từ và đều không nhồi nhiều quá. Thép
râu lồng phải hàn định vị vào ống vách.
c) Biện pháp xử lý
− Nếu bị rơi lồng mà lồng còn nằm trong thành vách thì bơm cạn Polymer cho

lộ lồng thép rồi dùng móc để móc vào đai định vị kéo lên.
− Nếu bị rơi lồng sâu quá thì có thể dùng cần kali gắn thêm móc lưỡi câu thả
xuống để kéo lồng lên.
3.4. Tắc ống khi đổ bê tông
a) Nguyên nhân.





Do ống đổ bị bón bê tông vì vệ sinh ống không kỹ.
Do quả cầu xốp quá lớn.
Do ống đổ bê tông không kín gây ra hiện tượng mất nước xi măng.
Do độ sụt bê tông không đạt quá khô hoặc quá nhão.

GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN


b) Biện pháp xử lý.
− Phải kiểm tra vệ sinh ống đổ sau khi đổ xong và trước khi đổ bê tông thật

sạch.
− Quả cầu làm bằng xốp phải đúng chuẩn không được lớn quá hay nhỏ quá.
− Các mối nối ren của ống đổ phải vặn khít và phải tra mỡ bò trước khi ráp
ống.
− Tất cả các xe bê tông trước khi vào vị trí xả bê tông phải tuyệt đối kiểm tra
độ sụt và thời gian vận chuyển.
− Trong trường hợp đổ bê tông bị tắc ống thì phải xem xét thời điểm đó là mới
đang cắt cầu hay đang đổ và chiều sâu cọc còn lại là bao nhiêu mới có
phương án xử lý hiệu quả được.
− Nếu đang cắt cầu mà bị tắc thì có thể dùng cẩu kéo lên và thả vào bàn đổ để
mục thay đổi gia tốc làm bê tông thoát qua đoạn ống bị tắc.
− Nếu không được thì cắt toàn bộ ống đổ lắp lại và đổ cắt cầu lại từ đầu.
− Nếu bị tắc ống trong khi đang đổ thì phải đo chiều sâu cọc cẩn thận và cắt
hết toàn bộ ống lắp lại nhưng đến chiều sâu đo được cắt cầu lại , khi cắt cầu
xong thì phải lắp thêm từ 2 đến 3 m ống đổ dìm xuống và đổ bê tông tiếp
theo đến cao độ dừng.
3.5. Sự cố ống vách bị lún, nghiêng
a) Nguyên nhân.
− Do tầng địa chất dưới chân vách không ổn đinh, làm sụp đất chân ống vách,

nghiêng lệch ống vách.
− Do tác động cơ giới phía bên trên làm sai lệch vị trí ống vách.
− Do khối lượng lồng thép quá lớn, khi neo lồng thép vào ống vách làm
nghiêng lệch ống vách.
b) Biện pháp xử lý.
− Gia cố miệng ống vách bằng thép hình (H, I,…) để neo giữ ống vách với sàn


platform, đồng thời giảm thiểm tác động cơ giới xung quanh vị trí lỗ khoan.
− Nối dài ống vách khi cần thiết nhằm đưa chân vách cắm vào tầng đất tốt,
tránh hiện tượng nghiêng lún và sạt lỡ.
− Khi xảy ra hiện tượng lún, nghiêng ống vách, dừng ngay các công tác đang
thực hiện, tiến hành xử lý lại ống vách. Dùng cẩu phục vụ kê chỉnh lại ống
GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN

vách, gia cố nền đất tại vị trí vách, có thể kê lót thêm tole chống lầy tạo mặt
phẳng chịu lực xung quang vị trí cọc khoan. Kiểm tra lại vị trí tim cọc, cao
độ ống vách sau khi hồn tất cơng tác chỉnh sửa.
3.6. Sự cố khi khoan gặp đá, bê tơng, thép của móng cũ
a) Ngun nhân.
− Do khi giải tỏa, giải phóng mặt bằng khơng làm triệt để.
− Do khảo sát mặt bằng khơng tốt.
− Do tầng địa chất thay đổi có thể các khối đá mồ cơi hoặc đá bàng trong vị trí

đào.
b) Biện pháp xử lý.
− Trường hợp gặp móng nơng, cọc nhỏ: Cho máy đào đào phá, tháo dỡ, phá

đá, bê tơng, thép của móng cũ ra khỏi vị trí tim cọc, tiến hành lấp lại bằng
đất khơ, cát san lấp (hoặc vật liệu phù hợp), sau đó tiến hành đào bình
thường.

− Trường hợp gặp móng sâu, cọc bê tơng lớn thì biện pháp khắc phục như sau:

+ Dùng búa để phá vỡ cọc hoặc khối bê tơng rồi dùng máy khoan để khoan hút
đưa khối vỡ lên trên.
+ Khoan để làm giảm yếu chướng ngại vật trước khi dùng mũi khoan RCD
để khoan hút dần khối vỡ lên trên.
+ Nếu tất cả phương án trên khơng khắc phục được thì tạm dừng thi cơng, báo
cáo thiết kế, chờ ý kiến thiết kế.
− Nếu gặp đá trong lòng đất thì trình tự khắc phục như sau:

+ Tùy thuộc vào bản chất và kích thước của chướng ngại vật, một vài
phương pháp được chọn để di dời chướng ngại vật:
i)

Bằng cách đào nếu chướng ngại vật nằm trên bề mặt hố khoan.

ii) Bằng cách sử dụng búa đục nặng để phá vỡ dần.

GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN

iii) Bằng cách khoan để làm yếu chướng ngại vật trước khi dùng mũi khoan
RCD để khoan hút dần khối vỡ lên trên.



Các phương pháp thường được sử dụng nhất được liệt kê ở trên là mục
“i)” và “ii)”. Tuy nhiên, cả ba phương pháp đã được sử dụng thành công
trong việc xây dựng cọc khoan nhồi ở nhiều nơi.

− Sau khi thổi rửa phải đo lại cẩn thận chiều sâu hố khoan, đồng thời theo dõi

trong thời gian ngắn để có thể tiếp tục thi cơng các cọc kế bên.
3.7. Sự cố gặp hang caster khi khoan
− Q trình hình thành hang caster: Trong các khối núi đá vơi chủ yếu tập trung

tại Miền Bắc Việt Nam và kéo dài đến đầu tỉnh Quảng Trị thì khơng thấy xuất
hiện trên bề mặt, tại Đà Nẵng lại xuất hiện khối núi Ngũ Hành Sơn, vơ Miền
Nam bắt gặp đá vơi tại Hà Tiên. Có thể nhận định diện phân bố của đá vơi tại
Việt Nam có xu hướng chìm sâu và tắt dần từ Bắc vào Nam.Trong xây dựng
cầu trên QL1A đã gặp một vài sự cố khi thi cơng cọc khoan nhồi qua vùng có
hang caster như cầu Hàm Rồng (Thanh Hố), cầu sơng Gianh và QL12A
(Quảng Bình) là ví dụ điển hình.
− Nói chung khơng thể định trước được sự phân bố của hang caster, cần chú ý
khi khoan nếu gặp hang thì cần phải xử lý ngay. Trong điều kiện có thể nên tiến
hành thăm dò địa vật lý trước rồi khoan sau. Khi khoan thì u cầu người đứng
máy và người chỉ đạo kỹ thuật phải rất nhiều kinh nghiệm. Khi gặp các hang
phải thực hiện chống ống vách tránh hiện tượng mất dung dịch và sập đáy có
thể dẫn đến mất tồn bộ dụng cụ khoan.
− Dấu hiệu thường thấy khi mũi khoan gặp hang caster là: độ lún cần khoan tăng
đột ngột, cao độ dung dịch trong lỗ khoan có thể bị tụt xuống khi gặp hang
rỗng hoặc dâng lên khi trong hang có nước có áp hoặc bùn nhão. Mức dung
dịch khoan tại miệng ống vách thay đổi đột ngột, lúc đó cần ghi nhận lại độ sâu
hố khoan, tùy theo thời gian kết thúc hiện tượng nhanh hay chậm để có thể
phán đốn được độ rộng của hang caster. Khi kết thúc q trình khoan sử dụng

GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN

phương pháp Koden kiểm tra độ thẳng đứng hố khoan kết hợp kiểm tra hình
dạng hang caster đồng thời để biết chính xác vị trí của hang.
− Cách khắc phục: Sử dụng ống vách để lại được đưa xuống cùng với lồng thép
để chắn bê tông tràn vào hang caster, nếu thể tích hang lớn ảnh hưởng đến độ
tràn của bê tông sang các vị trí của những hố khoan bên cạnh( ống vách để lại
có chiều dài lớn hơn chiều dài hang caster và hai đầu ống vách được đặt vào
lớp địa chất ổn định).

Trong trường hợp caster nhỏ có thể đổ bê tông lấp đầy hang nhưng cần chú
ý công tác đo độ dâng bê tông và tính toán việc cắt ống đổ hợp lý.
3.8. Không rút được đầu mũi khoan lên
a) Nguyên nhân.
− Do một nguyên nhân nào đó như mất điện máy phát, hỏng cẩu,... làm gián đoạn

quá trình khoan cọc, cần phải rút đầu khoan lên ngay, ngay sau khi mất điện thì
đầu khoan bị kẹt ở đáy lỗ không cẩu lên được cũng không thể nhổ lên được.
− Nguyên nhân là do hiện tuợng sập vách phần đất đã khoan duới đáy ống vách
chưa kịp hạ xảy ra ngay sau khi mất điện làm nghiêng đầu khoan, đầu khoan bị
vướng vào đáy ống vách và bị toàn bộ phần đất sập xuống bao phủ. Do vậy
không thể rút đầu khoan lên được.
b) Biện pháp xử lý.

*

Cách 1: Rút ống vách lên khoảng 20 (cm) sau đó mới rút đầu khoan, sau khi

rút được đầu khoan lên rồi sẽ lại hạ ngay ống vâch xuống.
* Cách 2: Nếu không thể nhổ được ống vách do ống vách đã hạ sâu, lực ma sát
lớn, ta phải dùng biện pháp xói hút . Cách tiến hành như sau:
− Dùng vòi xói áp lực cao xói hút phần đất đã bị sập và xói sâu xuống dưới đầu
khoan mục đích làm cho đầu khoan trôi xuống dưới theo phương thẳng đứng
để khỏi bị nghiêng vào thành vách. Sau đó mới cẩu rút đầu khoan.
Lưu ý: Trong suốt quá trình xói hút luôn giữ cho mực nước trong lỗ khoan ổn
định đầy trong ống vách để giữ ổn định thành lỗ khoan dưới đáy ống vách.

GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN

3.9. Nghiêng lệch hố khoan trong quá trình khoan
a) Nguyên nhân.
Có thể do có tảng đá mồ côi, cọc gỗ… làm cho cần khoan lệch qua 1 bên. Nếu
khoan liên tục như thế làm cho lệch hố khoan. Độ nghiêng cọc khoan nhồi phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố từ khi bắt đầu thi công đến khi kết thúc công tác
khoan cọc.
b) Biện pháp xử lý.
1. Trong giai đoạn hạ ống vách (Casing)

- Kiểm tra bằng thước Nivo, máy thủy bình, toàn đạc…
2. Trong giai đoạn khoan:
- Độ nghiêng của cần khoan, đầu bò… cái này chỉ có ở một số thiết bị như là
máy khoan cần. Riêng máy khoan RCD do đặc thù trong quá trình khoan sẽ đi
thẳng từ trên xuống tới đáy hố khoan, và các đoạn ống khoan được nối với
nhau bằng bulon, mặt bích được gia công trước nhằm tránh hiện tượng cong
vênh khi lắp ráp lại với nhau. Vì vậy chỉ cần kiểm tra đo nghiêng của giàn
khoan và ống khoan bằng thước Nivo sẽ có thể khống chế độ nghiêng trong
quá trình khoan.
3. Sau khi khoan xong: kiểm tra bằng máy Koden, loại này hiện đang rất phổ
biến tại Việt nam vì nhanh và chính xác.
Tóm lại: Kiểm tra độ nghiêng cọc sau khi khoan thì dùng Koden. Còn muốn
hạn chế nó thì phải có thiết bị khoan và quy trình kiểm tra nghiêm ngặt.
3.10. Sự cố không hạ được lồng, rơi lồng, hư hỏng lồng thép trong quá
trình cẩu hạ
i. Sự cố không hạ được lồng thép:

a) Nguyên nhân.
GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN

− Do lỗ khoan không đảm bảo đúng đường kính khoan, hoặc do độ nghiêng lỗ

khoan quá mức cho phép.

− Do công tác gia lồng thép không đảm bảo đúng kích thước theo thiết kế.
− Do địa chất thay đổi làm cho đường kính hố khoan bị thu hẹp hoặc có chướng
ngại vật ngang hông.
b) Biện pháp xử lý.
Kiểm tra sửa chữa lại đường kính lưỡi khoan.
Nếu do độ nghiêng lỗ khoan (Xem các khắc phục mục 3.9).
Tăng cường kiểm tra công tác gia công lồng thép.
Kiểm tra và vo lại lỗ khoan trước khi hạ lồng thép.
ii. Sự cố rơi được lồng thép:





a) Nguyên nhân.
− Do quá trình lắp dựng lồng thép không đảm bảo, vị trí các mối nối không đúng,

liên kết không đủ lực…
− Do các mối hàn neo lồng thép vào ống vách không đúng tiêu chuẩn.
− Do trọng lượng của lồng thép quá lớn so với khả năng chịu lực của thép treo
lồng
b) Biện pháp xử lý.
− Giám sát chặt chẽ quá trình lắp đặt, gia công lồng thép.
− Trường hợp trọng lượng lồng thép quá lớn cần phải tính toán lại khả năng chịu

lực của thép treo lồng (số lượng, đường kính…) trước khi tiến hành treo lồng
thép vào bát treo lồng.
iii. Sự cố hư hỏng lồng thép trong quá trình cẩu hạ:
a) Nguyên nhân.
− Do công tác cẩu lồng thép không đảm bảo đúng quy cách.

− Do lồng thép gia công không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các mối nối thép không

đảm bảo đủ độ chặt.
− Do lồng thép bị biến dạng trong bãi tập kết do bị chất chồng.
b) Biện pháp xử lý.
− Giám sát chặt chẽ quá trình lắp đặt, gia công lồng thép.

GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN

− Khi cẩu nâng lồng thép lắp đặt vào hố khoan phải sử dụng cả hai tời để cẩu (tời

đơn và tời tứ).
− Bãi tập kết lồng thép phải đủ rộng, và số lượng lồng thép gia công đảm bảo
phù hợp với tiến độ thi công cọc, nhằm tránh hiện tượng ứ đọng quá nhiều lồng
đã gia công trên công trường.
3.11. Sự cố rút ống vách kéo theo cả bê tông cọc mới đổ
a) Nguyên nhân.
− Do ống vách bị biến dạng.
− Do ống vách không được vệ sinh sạch sau khi đổ bê tông trước đó .
− Do tương tác giữa bê tông và dung dịch polymer làm bê tông bề mặt cọc bị

b) Biện pháp xử lý.
− Kiểm tra chặt chẽ chất lượng bê tông trước khi tiến hành công tác đổ bê tông.

− Chỉnh sửa, kiểm tra lại ống vách trước khi hạ vách, khoan cọc.
− Tiến hành vệ sinh sạch sẽ ống vách sau khi đổ bê tông xong, tránh để bê tông

bám dính lại thành ống vách.
− Cao độ dừng bê tông phải đảm bảo cao hơn cao độ dừng thiết kế (từ 0,5 đến
1m) nhằm đẩy được lượng bùn đất và dung dịch polymer, bê tông chất lượng
xấu, bị mất độ sụt do tương tác với polymer ra vị trí đầu cọc.
3.12. Sự cố không rút được casing, hư hỏng ống siêu âm
a) Nguyên nhân.
− Do sử dụng khoan RDC nên chiều dài vách chỉ 4,5 – 6m, vì vậy việc rút vách

nằm trong năng lực của các loại cẩu có tải trọng nặng 50 tấn tại công trường.
− Do điều kiện đất (chủ yếu là tầng cát, sét…). Lực ma sát giữa ống chống với
đất ở xung quanh lớn hơn lực nhổ lên ( lực nhổ và lực rung) hoặc khả năng cẩu
lên của thiết bị làm lỗ không đủ. Trong tầng cát thì sự cố kẹp ống thường xảy
ra, do ảnh hưởng của nước ngầm khá lớn, ngoài ra còn do ảnh hưởng của mật
độ cát với việc cát cố kết lại dưới tác dụng của lực rung. Còn trong tầng sét, do
lực dính tương đối lớn hoặc do tồn tại đất sét nở v.v...
− Ống vách hoặc thiết bị tạo lỗ nghiêng lệch nên thiết bị nhổ ống vách không
phát huy hết được năng lực.
− Ống vách bị cong vênh nên làm tăng lực ma sát giữa ống vách với tầng đất.
GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

09 XDDD&CN


− Thời gian giữa hai lần lắc ống dài quá cũng làm cho khó rút ống đặc biệt là khi

ống vách đã xuyên vào tầng chịu lực.
− Bê tông đổ một lượng quá lớn mới rút ống vách hoặc đổ bê tông có độ sụt quá
thấp làm tăng ma sát giữa ống vách và bê tông.
− Có thể do quá trình thi công lâu quá, máy móc đi lại xung quanh, làm cho đất
lèn chặt và ép thành ống vách chặt lại nên không rút ra được.
b) Biện pháp xử lý.
− Chọn phương pháp thi công và thiết bị thi công đảm bảo năng lực thiết bị đủ

đáp ứng nhu cầu cho công nghệ khoan cọc.
− Khi sử dụng năng lực của bản thân máy mà nhổ ống chống không lên được thì
có thể thay bằng kích dầu, búa rung có năng lực lớn để kích nhổ ống lên.
− Trước khi lắc ống lợi dụng van chuyển thao tác, lúc lắc với một góc độ nhỏ làm
cho lực cản giảm đi, để cho nó từ từ trở lại trạng thái bình thường rồi lại nhổ
lên, và phải đảm bảo hướng nhổ lên của máy trùng với hướng nhổ lên của ống.
Nếu ống bị nghiêng lệch thì phải sửa đổi thế máy cho chuẩn.
− Trường hợp ống vách bị cong vênh, cần sửa chữa lại trước khi tiến hành khoan
hạ ống vách.
3.13. Nguyên nhân và biện pháp xử lý khi bị trồi lồng thép trong lúc đổ
bê tông
a) Nguyên nhân.
− Trồi lồng thép trong khi đổ bê tông là do lực đẩy động của bê tông. Đây là là

nguyên nhân nhân chính gây ra sự cố trồi lồng thép, lực đẩy động bê tông xuất
hiện ở đáy lỗ khoan khi bê tông rơi từ miệng ống xuống (thế năng chuyển
thành động năng ). Chiều cao rơi bê tông càng lớn, tốc độ đổ bê tông càng
nhanh thì lực đẩy động càng lớn. Lồng thép sẽ không bị trồi nếu lực đẩy động
nhỏ hơn trọng lượng lồng thép.
− Quá trình đổ bê tông để ngậm ống quá dài tạo áp lực đẩy ngược lồng thép lên.

b) Biện pháp xử lý.

GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


09 XDDD&CN

Vì vậy có thể giảm thiểu sự trồi lồng thép nếu hạn chế tối đa chiều cao rơi bê
tông và tốc độ đổ bê tông. Chiều cao này có thể khống chế căn cứ vào trọng

lượng lồng thép.
− Mặt khác có thể coi bê tông rơi xuống đáy lỗ khoan là trên nền đàn hồi, vì vậy
việc giảm thiểu tốc độ đổ bê tông sẽ làm giảm thiểu phản lực đẩy ở đáy lỗ
khoan.
− Kiểm tra quá trình cắt ống đổ bê tông, đảm bảo ống đổ ngậm trong bê tông
không quá 6m.

C. BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
1. Kế hoạch an toàn lao động
1.1. Hướng dẫn - đào tạo
− Tất cả công nhân lao động trên công trường đều phải tham gia lớp hướng

dẫn an toàn lao động theo đúng quy định.
− Cán bộ chuyên trách về an toàn lao động thường xuyên có mặt tại hiện

trường để kiểm tra giám sát và hướng dẫn về công tác an toàn lao động.
− Cán bộ giám sát, quản lý của ban điều hành đều phải nắm vững các quy định
an toàn lao động cũng như được hướng dẫn cách sơ cứu các trường hợp tai
nạn nhẹ xảy ra trên công trường.
− Tất cả mọi người đều phải tuân thủ TCVN 5308 – 91 “Quy phạm kỹ thuật
GVHD: TRẦN NGUYỄN VIỆT DUY
SVTH: NGUYỄN THÁI QUANG
25


×