Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI THU HOẠCH BDTX GDTX 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.96 KB, 16 trang )

BÁO CÁO BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2015 – 2016
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên giáo viên: NGUYỄN THÁI DŨNG
Bộ môn: điện dân dụng
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm KTCN
Năm vào ngành: 2011
Nhiệm vụ được giao: giảng dạy các lớp điện dân dụng Đ8.1; Đ8.2; Đ11.1; Đ11.2
PHẦN 2: NỘI DUNG BÁO CÁO BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
I. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1: Đánh giá ngoài trung tâm GDTX.
Sau đây tôi xin báo cáo nội dung bồi dưỡng 1 theo các tiêu chí, tiêu chuẩn tôi đã
được phân công trong quá trình kiểm định chất lượng tại Trung tâm GDTX A Lưới.
TIÊU CHUẨN 3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Tiêu chí 3: Các công trình phục vụ sinh hoạt
Các công trình phục vụ sinh hoạt của Trung tâm GDTX A Lưới chưa đáp ứng được
nhu cầu sinh hoạt của cán bộ giáo viên, nhân viên và học viên nói chung.
Chỉ số c: Có phòng nghỉ cho giáo viên, khu vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên và học viên, riêng đối với nam và nữ, đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy
định.
1. Mô tả hiện trạng:
- Không có phòng nghỉ cho giáo viên;
- Không có khu vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên,
- Có nhà vệ sinh riêng đối với nam và nữ đảm bảo vệ sinh môi trường [H1-3-03-0?];
2. Điểm mạnh:
- Khuôn viên trung tâm rộng, có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà phòng nghĩ cho
giáo viên và khu vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên.
- Ban giám đốc trung tâm đủ điều kiện để quản lí tốt cơ sở vật tư trang thiết bị các
công trình phục vụ sinh hoạt chung cho giáo viên nếu được đầu tư xây dựng.
3. Điểm yếu: Nguồn kinh phí hỗ trợ từ cấp trên còn hạn hẹp, Trung tâm không tự
chủ được nguồn vốn xây dựng
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:



1


- Quản lí tốt các công trình sinh hoạt hiện có
- Xin nguồn vốn xây dựng từ cấp trên để xây thêm phòng nghĩ cho giáo viên, nhà vệ
sinh riêng cho giáo viên.
5. Tự đánh giá: Không đạt
Tiêu chí 4. Khai thác, tận dụng cơ sở vật chất sẵn có của địa phương để mở rộng
hoạt động giáo dục của trung tâm
Chỉ số a. Khai thác, tận dụng tối đa phòng học của các trường trung học cơ sở, trung
học phổ thông, nhà văn hóa, hội trường của địa phương.
Để đáp ứng nhu cầu học tập của học viên và người dân tại các địa bàn các xã, thị
trấn, hiện nay Trung tâm GDTX A Lưới đã khai thác, tận dụng tối đa phòng học của các
trường trung học cơ sở, nhà văn hóa, hội trường của địa phương để mở rộng hoạt động
giáo dục của Trung tâm.
1. Mô tả hiện trạng
Trung tâm khai thác, tận dụng tối đa tại địa phương:
- Phòng học của các trường trung học cơ sở Hồng Thượng, Hồng Thủy, Hồng Hạ,
Hồng Vân, A Roàng, Đông Sơn, Nhâm, Hồng Thái, …
- Nhà văn hóa và hội trường của các xã: Hồng Bắc, Hồng Trung, …
Các minh chứng:
- Hợp đồng thuê địa điểm mở lớp, đặt lớp tại các xã: [H1-4-03-01?]; [H1-4-03-02];
[H1-3-03-03];
- Các báo cáo của trung tâm có về việc khai thác, tận dụng tối đa phòng học của
các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, nhà văn hóa, hội trường của địa
phương; [H1-4-03-01]; [H1-4-03-02];
2. Điểm mạnh:
- Luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Huyện, Sở giáo dục.
- Luôn nhận được sự quan tâm, phối hợp của lãnh đạo các xã, thị trấn; hiệu trưởng

các trường THCS trên địa bàn huyện.
- Giáo viên chuyên trách nhiệt tình, tận tâm với công việc.
3. Điểm yếu:
- Một số địa phương, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, chưa đáp ứng được
cho nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

2


- Ban giám đốc trung tâm phối hợp với lãnh đạo các địa phương kiến nghị lên cấp
trên để xin trang cấp thêm các cơ sở vật chất phục vụ công tác phổ cập ở các địa phương.
5. Tự đánh giá:
Đạt.
II. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2: Nội dung bồi dưỡng chính trị đầu năm học và
các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016
1. Nội dung bồi dưỡng
- Những nội dung cơ bản của công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm
2030 theo tinh thần Nghị quyết 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị; những nội
dung cốt lõi trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng.
- Tình hình kinh tế - xã hội sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV và Nghị quyết của
Huyện ủy A Lưới khóa X (2010 - 2015). Và tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng
đầu năm và các nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015.
- Tình hình thời sự quốc tế, trong nước, trong tỉnh và huyện nổi bật trong 6 tháng
đầu năm 2015.
- Chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015 “về
trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh”.
2. Nhận thức của bản thân về nội dung bồi dưỡng chính trị hè:

Sau khi lắng nghe và tiếp thu những nội dung đã được học tập trong đợt bồi dưỡng
chính trị hè, năm học 2015-2016, tôi xin trình bày những nhận của mình về vấn đề như
sau:
III. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 3:
1. Mã mô đun 22: Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục thường xuyên.
1.1. Nhận thức về việc tiếp thu những kiến thức, kĩ năng được quy định trong mục
đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX.
Khái miệm về kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra là hoạt động thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ năng, thái độ học
tập của học sinh nhằm cung cấp dữ kiện cho việc đánh giá.
Đánh giá kết quả học tập của học viên là quá trình thu thập và xử lí những thông tin
có liên quan đến mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng, hành vi và thái độ của người học
so với mục tiêu học tập; phân tích tác động, nguyên nhân của tình hình nhằm giúp giáo
viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục tìm ra giải pháp mới, quyết định sư phạm tốt hơn
hỗ trợ người học đạt được mục tiêu học tập một cách hiệu quả hơn.

3


Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá
-

kiểm tra xem học sinh đã học được những gì.

-

Phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình học tập của học sinh.

-


Kiểm soát và đa dạng hóa các phương pháp dạy học.

-

Nhằm duy trì các tiêu chuẩn đã đạt được

-

Tạo động cơ thúc đẩy người dạy và người học.

-

Đo đếm, đánh giá được các kĩ năng đặc thù của người học.

-

Xác định được nhiều khả năng khác nhau của người học.

-

Phân loại học sinh theo khả năng của từng người.

-

Chuẩn bị sẵn sàng cho học sinh bước vào các chương trình học theo nhu cầu.

- Lựa chọn các chương trình học tập phù hợp với điều kiện và khả năng của học
sinh.
-


Phản ánh hiệu quả thực hiện của học sinh.

Ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá học sinh:
- kiểm tra, đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học, và hoạt động
quản lý giáo dục.
- Kiểm tra, đánh giá đúng thực tế, khách quan sẽ giúp học sinh tự tin, hăng say, nâng
cao năng lực sáng tạo trong học tập.
- Với học sinh: có thể dễ dàng nhận thấy việc đánh giá phản ánh những thông tin thực
tế về khả năng và kết quả thực hiện của học sinh, tạo điều kiện để so sánh và lên kế
hoạch cho các chương trình học tập theo nhu cầu.
- Với giáo viên: Việc đánh giá cung cấp cho giáo viên những phản hồi về kết quả dạy
học của mình và là một tấm gương để học có thể nhìn nhận được bản thân củng như các
học sinh của mình, tìm ra những điểm yếu để sửa chữa, đồng thời phát hiện và khuyến
khích các điểm mạnh.
Vị trí, vai trò và chức năng của kiểm tra, đánh giá:
- Kiểm tra là tiền đề của đánh giá, là khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy
học. Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lý thông tin về
trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của học sinh cùng với tác động và nguyên
nhân của tình hình đó nhằm tạo ra cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên để
học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn. Đánh giá được bắt đầu khi chúng ta định ra một
mục tiêu giáo dục phải theo đuổi và kết thúc khi đưa ra quyết định liên quan đến mục tiêu
đó, đồng thời lại mở đầu cho một chu trình giáo dục tiếp theo.

4


- Kiểm tra, đánh giá có chức năng xác định được mức độ cần đạt trong việc thực hiện
mục tiêu dạy học, mức độ thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục
mà học sinh đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập.
- Thông qua kiểm tra để phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắt

và xác định nguyên nhân. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện
thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối
ưu hóa phương pháp học tập.
Các hình thức kiểm tra, đánh giá:
-

Kiểm tra miệng (vấn đáp)

-

Kiểm tra viết (15 phút, 1 tiết)

Các phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh:
-

Đánh giá bằng kết quả bài thi

-

Đánh giá bằng kết quả bài kiểm tra

-

Đánh giá bằng kết quả các bài tiểu luận, bài tập về nhà.

-

Đánh giá bằng kết quả vấn đáp.

-


Tự đánh giá

-

Đánh giá lẫn nhau (kiểm tra chéo)

Một số yêu cầu sư phạm có tính quy tắc trong kiểm tra, đánh giá học sinh:
-

Phải bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình.

- Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của
đề kiểm tra.
-

Đánh giá chính xác, đúng thực trạng

-

Kết hợp giữa định tính và định lượng.

-

Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài

-

Phải là động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học


Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá:
-

Đảm bảo tính toàn diện

-

Đảm bảo độ tin cậy

-

Đảm bảo tính khả thi

-

Đảm bảo tính phân hóa và phát triển

-

Đảm bảo tính hệ thống và hiệu quả.

Quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh:

5


-

Thu thập thông tin


-

Xử lý thông tin

-

Ra quyết định.

b.
môn

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động chuyên

Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh trong dạy học sẽ làm tích cực hóa
hoạt động nhận thức của học sinh thông qua việc tổ chức cho học sinh cùng tham gia vào
các hoạt động để thông qua đó lĩnh hội tri thức, dùng các kiến thức về lí thuyết để vận
dụng vào hoạt động thực hành.
Nhận thức được điều đó, trong công tác chuyên môn của mình tôi luôn thực hiện tốt
vệc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, phù hợp với đối tượng học sinh và phương pháp
dạy học. cụ thể như sau:
- Tuân thủ quy trình soạn đề kiểm tra. Trong các đề kiểm tra, toi luôn xác định mục
tiêu cụ thể của đề, trọng tâm kiến thức cần kiểm tra, đánh giá, lập ma trận nội dung, mức
độ các câu hỏi. Số lượng và mức độ của câu hỏi trải đều trong các chương, bài của
chương trình đã học. một điều không thể thiếu trong đề kiểm tra môn nghề điện dân dụng
là phải có sự liên hệ với thực tế với nội dung đã học.
- Trong các đề kiểm tra thực hành, tôi luôn đặt ra các yêu cầu để học sinh thể hiện
được kĩ năng, sự sáng tạo từ kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn. Từ đó học sinh
có hứng thú với môn nghề mà các em đang theo học và có thể phát huy năng lực của bản
thân.
- Trong quá trình chấm bài (đánh giá) tôi luôn xác định rõ mục tiêu kiểm tra, đánh

giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình. Đánh giá đúng năng lực làm bài của
các em, không chạy theo thành tích.
- Sau khi chấm bài, tôi luôn trả lại bài cho học sinh để các em so sánh, đánh giá
ngược lại để có sự phản ánh kết quá đối với bản thân tôi. Sau đó tôi sẽ nhận xét trước lớp
các bài kiểm tra làm tốt và những bài làm chưa tốt để học sinh hiểu rõ hơn vấn đề. Đồng
thời thông qua đó, các em sẽ rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân mình trong quá
trình học và trong các bài kiểm tra sau này.
- Đối với các đề kiểm tra định kì, sau khi giáo viên ra đề, ma trận đề, đáp án sẽ nộp
lên tổ trưởng và phụ trách chuyên môn duyệt lần cuối rồi mới tổ chức cho học sinh kiểm
tra.
- Sau đây là nội dung một đề kiểm tra định kì tôi đã soạn và tổ chức kiểm tra dùng
để minh họa cho nội dung BDTX này:

6


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG THPT
HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2015 – 2016
Hình thức kiểm tra: tự luận
Số câu: 3 câu (thang điểm 10)
Thời gian làm bài: 45 phút
Nội dung
Sử dụng và

Mức độ
Nhận biết
Số câu: 01

bảo dưỡng


Số điểm: 4.0 đ

Tổng cộng
Hiểu

Vận dụng
Số câu: 01
Số điểm: 4.0 đ

máy bơm nước Tỉ lệ: 40 %
Những hư

Số câu: 1

Tỉ lệ: 40 %
Số câu: 1

hỏng thường

Số điểm: 3,5 đ

Số điểm: 3,5 đ

gặp của máy

Tỉ lệ: 35 %

Tỉ lệ: 35 %


giặt và cách
khắc phục
Tính toán,

Số câu: 1

Số câu: 1

thiết kế chiếu

Số điểm: 2.5 đ

Số điểm: 2.5 đ

sáng
Tổng cộng

Số câu: 01

Số câu: 1

Tỉ lệ: 25 %
Số câu: 1

Tỉ lệ: 25 %
Số câu: 03

Số điểm: 4.0 đ

Số điểm: 3,5 đ


Số điểm: 2.5 đ

Số điểm:10,0đ

Tỉ lệ: 40 %

Tỉ lệ: 35 %

Tỉ lệ: 25 %

TRUNG TÂM GDTX A LƯỚI

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

TỔ HƯỚNG NGHIỆP

HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 -2016
MÔN: NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG THPT

ĐỀ BÀI
Câu 1: Tình bày cách sử dụng và bảo dưỡng máy bơm nước. (4 điểm)
Câu 2: Khi sử dụng máy giặt, thấy có điện vào máy, đèn báo sáng nhưng không có hiện
tượng nạp nước vào thùng, chờ lâu máy không hoạt động. Theo em máy giặt bị gì? Cần

7


khắc phục phần nào? (3.5 đ)
Câu 3: Tính toán, thiết kế chiếu sáng cho 1 phòng học có kích thước: dài 8m, rộng 7m,

chiều cao từ nền đến trần 4m. Biết đèn được chôn sát trần. (2.5 đ)
…..Hết…..
Chú ý: học sinh không được sử dụng tài liệu
ĐÁP ÁN
Câu 1: Cách sử dụng và bảo dưỡng máy bơm nước:
- Đặt máy cố định, Ống hút nước càng ngắn, ít mối nối, ít gấp khúc càng tốt. (0.5 đ)
- Chỗ đặt máy đủ rộng, thuận tiện cho việc thao tác khi bảo dưỡng hoặc sửa chữa máy
bơm. (0.5 đ)
- Đặt máy nơi khô ráo, thoáng mát. (0.5 đ)
- Nên dùng loại ống ống nhựa cứng để lắp đặt ống hút nước. Các mối nối phải được vặn
chặt, không rò rỉ nước. (0.5 đ)
- Đường dây cấp điện: Nên dùng loại dây mềm, tiết diện cỡ 1,5mm 2 hoặc 2,5mm2 có
cách điện bằng hai lớp nhựa PVC. Để đảm bảo an toàn về điện cần nối dây tiếp đất với vỏ
máy bơm. (0.5 đ)
b)Vận hành máy bơm nước (0.5 đ)
- Đóng điện vào máy bơm nước.
- Quan sát máy bơm làm việc.Nếu máy bơm làm việc không bình thường cần cắt điện
máy bơm, phán doán và tìm các hư hỏng để khắc phục.
Bảo dưỡng máy bơm nước (1đ)
- Giữ gìn cho phần bơm và phần động cơ sạch sẽ, nếu có dầu mỡ thì phải tẩy sạch, sau
đó dùng rẻ lau sạch.
- Tra dầu mỡ cho trục, ổ bi động cơ theo định kỳ
- Phần bơm cần chú ý các ống dẫn nước không bị tắc, bị gãy hoặc nứt vỡ. Đặc biệt cần
làm vệ sinh miệng ống hút.
Câu 2: Máy giặt có thể bị:
- Mất nước nguồn cấp. (0.5 đ)
- Van nguồn nước bị đóng. (0.5 đ)
- Lưới lọc nước nguồn bị bẩn quá. (0.5 đ)

8



- Van điện từ nạp nước bị kẹt. (0.5 đ)
- Cuộn dây van nạp nước bị đứt, cháy (0.5 đ)
- Không có điện cấp cho van nạp. (0.5 đ)
Cần kiểm tra sửa chữa phần cấp nước, vệ sinh lại lưới lọc hoặc thay lại cuộn điện từ
(0.5 đ)
Câu 3:
- Chọn độ rọi cho lớp học: E = 300lx, hệ số k = 1,3, ksd = 0,46 (0,5đ)
- Tính quang thông tổng: Φ tổng = k.E.S/ ksd = 1,3.300.8.7/0,46 = 47478 lm (0,5đ)
Chọn đèn ống huỳnh quang 36W; dài 1,2m; Φ 1 bóng = 3200lm (0,25đ)
Số bóng đèn: N = Φ tổng / Φ 1 bóng = 47478/3200 = 14,8 chọn thành 16 bóng (0,5đ)
Số bộ đèn: N/2 = 16/2 = 8 bộ (0,25đ)
HS vẽ sơ đồ đúng (0,5đ)
Giáo viên ra đề
Nguyễn Thái Dũng

2. Mã mô đun 25: một số vấn đề chung về chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu
của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ
Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng,
chuyển giao công nghệ bân hành theo thông tư 26/10/TT-BGDDT, ngày 27 tháng 10 năm
2010 của bộ Giáo dục và Đào tạo
2.1.Cấu trúc chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật
kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ
Chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến
thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; bao gồm năm (05) chương trình sau:
a. Chương trình giáo dục pháp luật.
b. Chương trình giáo dục văn hóa – xã hội.
c. Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường.
d. Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe.

e. Chương trình giáo dục phát triển kinh tế.
2.2. Cấu trúc cụ thể của từng chương trình
a. Chương trình giáo dục pháp luật: gồm 3 phần, với 37 chuyên đề:
Phần 1: Một số vấn đề chung, có 6 chuyên đề (từ chuyên đề 1 đến 6)

9


Phần 2: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, có 17 chuyên đề (từ chuyên đề 7 đến
23)
Phần 3: pháp luật trong một số lĩnh vực đời sống xã hội, có 14 chuyên đề (từ chuyên đề
24 đến 37)
b. Chương trình giáo dục văn hóa – xã hội. gồm 8 phần với 77 chuyên đề.
Phần 1: Lịch sử Việt Nam
Phần 2: Địa lí Việt Nam
Phần 3: Con người Việt Nam
Phần 4: Văn hóa Việt Nam
Phần 5: Xã hội
Phần 6: Gia đình và trẻ em
Phần 7. Giới và phát triển
Phần 8: Kĩ năng sống
c. Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường. Gồm có 3 phần với 55 chuyên đề
Phần 1. Một số vấn đề chung về môi trường và bảo vệ môi trường
Phần 2. Những vấn đề môi trường và tài nguyên Việt Nam
Phần 3. Một số vấn đề môi trường thế giới hiện nay
d. Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe. Gồm 2 phần với 45 chuyên đề
Phần 1: Chăm sóc, Bảo vệ sức khỏe
Phần 2: Phòng và chữa một số bệnh thường gặp
e. Chương trình giáo dục phát triển kinh tế. Gồm 4 phần với 54 chuyên đề.
Phần 1: Phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường và hội nhập

Phần 2: Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững
Phần 3: Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Phần 4: Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt
3.Mã mô đun 26: Mục tiêu chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người
học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ.
Nhận thức về việc tiếp thu những kiến thức, kĩ năng được quy định trong mục đích,
nội dung chương trình, tài liệu BDTX về giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập
nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ.
Mục tiêu của chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học,
cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ

10


1. Mục tiêu chung:
Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng,
chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời
của mọi người, giúp người học cập nhật kiến thức, kĩ năng cần thiết cho cuộc sống và sản
xuất và tiếp nhận công nghệ mới để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia
đình và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng,
chuyển giao công nghệ nhằm
:
- Cung cấp một số kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, phù hợp với nhu cầu học tập
thường xuyên, học tập suốt đời của người học, giúp người học cập nhật kiến thức, kỹ
năng mới về Pháp luật, về Văn hoá-Xã hội, về Bảo vệ sức khoẻ, về Bảo vệ môi trường và
về Phát triển kinh tế - Tăng thu nhập.
- Chuyển giao công nghệ, giúp người học đáp ứng yêu cầu của cuộc sống và sản
xuất.

- Góp phần hình thành nhu cầu, thói quen và kỹ năng tự học, học tập thường xuyên,
học tập suốt đời.
3.Mục tiêu của từng nội dung trong chương trình
a. Chương trình giáo dục phát triển kinh tế: là một trong những chương trình giáo
dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của người học nhằm giúp người học cập nhật, bổ
sung kiến thức, kĩ năng sống cần thiết về phát triển kinh tế góp phần nâng cao thu nhập
của bản thân, gia đình và phát triển cộng đồng bền vững.
- Cung cấp cho người học một số kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết thực về phát triển
kinh tế trong cơ chế thị trường và hội nhập, phát triển kinh tế vì sự phát triển bền vững,
phát triển kinh tế ở nông thôn và một số kĩ thuật về chăn nuôi và trồng trọt.
- Trang bị cho người học một số kĩ năng cần thiết để họ có thể thích ứng và giải quyết
có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của sản xuất trong cơ chế thị trường và hội nhập;
góp phần rèn luyện, củng cố kĩ năng đọc, viết và tính toán cho người học.
- Góp phần hình thành ý thức và thói quen hạch toán kinh tế trong sản xuất, ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất sạch để góp phần tăng thu nhập cho
bản thân, gia đình và góp phần bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của cộng
đồng.
- Góp phần nâng cao lòng tự tin về bản thân, về khả năng có thể phát triển kinh tế,
tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, hạn chế mặc cảm, tự ti, an phận.

11


- Giúp người học có thái độ phê phán đối với những người, những hiện tượng, hành vi
phát triển kinh tế làm ô nhiễm môi trường hoặc vi phạm pháp luật. Khuyến khích người
học tuyên truyền mọi người trong gia đình và cộng đồng về những điều đã được học,
được thảo luận.
b. Chương trình giáo dục pháp luật: là một trong những chương trình giáo dục
thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của người học nhằm giúp người học cập nhật, bổ sung
kiến thức, kĩ năng sống cần thiết về chính trị, pháp luật nhằm góp phần nâng cao chất

lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.
- Giúp người học hiểu được tầm quan trọng của giáo dục chính trị, pháp luật đối với
cuộc sống con người và đối với sự phát triển bền vững của quốc gia, cộng đồng.
- Cung cấp cho người học một số kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết thực về các
quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp và các quy định của pháp luật
trong một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.
- Giúp người học điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hiểu biết trước đây của mình về
chính trị, pháp luật.
- Trang bị cho người học những kĩ năng cần thiết để thực hiện, bảo vệ các quyền,
nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật và vận dụng các quy định
pháp luật vào đời sống hàng ngày để giải quyết có hiệu quả các vấn đề thực tế.
- Góp phần hình thành thói quen và kĩ năng tự học, học thường xuyên, học suốt đời.
- Góp phần hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, tin tưởng vào pháp luật và nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật.
- Giúp người học có thái độ phê phán đối với những hiện tượng, hành vi vi phạm
pháp luật.
- Khuyến khích người học tham gia tuyên truyền vận động mọi người trong gia đình
và cộng đồng cùng chấp hành pháp luật
c. Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội: là một trong những chương trình giáo
dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của người học nhằm giúp người học cập nhật, bổ
sung kiến thức, kĩ năng sống cần thiết về văn hoá - xã hội, góp phần nâng cao hiểu biết
và giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần
phát triển cộng đồng bền vững.
Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội nhằm cung cấp cho người học một số kiến
thức cơ bản, thiết thực về các vấn đề văn hóa - xã hội của đất nước nói chung và của địa
phương nói riêng như: lịch sử Việt Nam; địa lí Việt Nam; con người Việt Nam; văn hoá
Việt Nam; xã hội; gia đình và trẻ em; giới và phát triển; kĩ năng sống.
Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội nhằm góp phần hình thành và phát triển cho
người học một số kĩ năng cần thiết như nhận biết được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả
và đề xuất được một số biện pháp để giải quyết các vấn đề trong xã hội, gia đình và cộng

đồng; biết bảo vệ các di tích văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước; biết bảo
12


vệ truyền thống văn hoá Việt Nam nói chung và của địa phương nói riêng; biết bảo vệ
hạnh phúc gia đình, thực hiện trách nhiệm đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em; bảo vệ
quyền lợi chính đáng của phụ nữ và bình đẳng giới; biết phòng chống các tệ nạn xã hội,

Ngoài ra, Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội góp phần hình thành và phát triển
cho người học một số kĩ năng sống cơ bản (kĩ năng thu thập, xử lí thông tin; kĩ năng giao
tiếp; kĩ năng hợp tác; kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột và kĩ năng đàm phán,
thương lượng; kĩ năng kiên định, từ chối; kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ…), giúp người học
rèn luyện, củng cố kĩ năng đọc, viết và tính toán.
Chương trình giáo dục văn hoá - xã hội góp phần hình thành và phát triển cho người
học:
- Tình yêu quê hương, đất nước.
- Lòng tự hào và thái độ trân trọng đối với lịch sử, các di tích văn hoá, lịch sử, các
danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hoá tốt đẹp của đất nước và địa phương, của các
dân tộc của mỗi gia đình…
- Phản đối, tố cáo, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật như phá vỡ các
cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hoá, các tệ nạn xã hội (rượu chè, cờ bạc, mê
tín, dị đoan, buôn bán người, nghiện hút ma tuý, tệ nạn tảo hôn, bạo lực đối với phụ nữ
và trẻ em; lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em; lạm dụng lao động trẻ em,…).
- Ý thức tuyên truyền và vận động mọi người trong gia đình và cộng đồng về những
điều đã được học.
d. Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường: là một trong những chương trình giáo
dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học nhằm giúp người học tăng cường, cập
nhật, bổ sung kiến thức về môi trường và những kĩ năng cần thiết để tham gia bảo vệ môi
trường gia đình, cộng đồng, quốc gia và toàn cầu, góp phần vào sự phát triển bền vững.
- Cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về môi trường

và bảo vệ môi trường giúp người học nhận biết được tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt,
nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường;
quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển bền vững; quan hệ giữa môi trường địa
phương, môi trường quốc gia với môi trường toàn cầu,...
- Tạo điều kiện để người học điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện kinh nghiệm, hiểu biết
trước đây của mình về môi trường và bảo vệ môi trường.
Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường góp phần hình thành và phát triển cho người
học một số kĩ năng cần thiết để sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và đối xử thân thiện với môi trường để có thể tham gia một cách hiệu quả vào việc
bảo vệ môi trường trong đời sống và sản xuất của bản thân, gia đình, cộng đồng.
Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường góp phần hình thành và phát triển ở
người học:

13


- Thái độ trân trọng giá trị của môi trường;
- Ý thức được trách nhiệm, thực hiện bảo vệ môi trường trong đời sống và sản xuất
của bản thân, cộng đồng và quốc gia;
- Thái độ phê phán đối với những người, với những hiện tượng, hành vi gây ô nhiễm,
suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên;
- Lòng tự tin về bản thân, về khả năng có thể tham gia một cách hiệu quả vào bảo vệ
môi trường;
- Ý thức tuyên truyền mọi người trong gia đình và cộng đồng về những điều đã được
học về bảo vệ môi trường.
e. Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe: là một trong những chương trình giáo
dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của người học nhằm giúp người học cập nhật, bổ
sung kiến thức, kĩ năng sống cần thiết để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia
đình và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.
- Giúp người học hiểu được tầm quan trọng của sức khoẻ đối với cuộc sống con người

và đối với sự phát triển bền vững của quốc gia, cộng đồng.
- Cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản, thiết thực về bảo vệ sức khỏe.
- Trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản về phòng, chữa một số bệnh thường
gặp để giúp mọi người tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống
của mình.
- Người học có được một số kĩ năng cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia
đình và cộng đồng
- Biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; phòng chống một số bệnh tật thường gặp tại
địa phương.
- Có kĩ năng phổ biến những hiểu biết và kinh nghiệm của mình để giải quyết có hiệu
quả các vấn đề có liên quan đến chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật, bệnh
dịch cho bản thân, gia đình và cộng đồng trên tinh thần khoa học.
- Người học có thái độ hợp tác trong chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; tuân thủ các nguyên
tắc trong phòng chống dịch bệnh, sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh; không đồng tình,
phản đối, phê phán những hành vi làm lây lan dịch bệnh.
- Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình và cộng đồng chấp hành
các chủ trương, chính sách, quy định của
pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe,...
- Có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, bảo vệ
sức khỏe.
- Có ý thức vận dụng những kiến thức về sức khỏe được học vào cuộc sống và vận
động người khác cùng thực hiện.

14


- Hưởng ứng và tích cực tham gia vào các chiến dịch /đợt phòng chống dịch bệnh ở
cộng đồng.
4. Mã mô đun 27: Một số kĩ năng cần thiết để tổ chức thực hiện chương trình
giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao

công nghệ.
a. Nhận thức về việc tiếp thu những kiến thức, kĩ năng được quy định trong mục đích,
nội dung chương trình, tài liệu BDTX.
Sau quá trình tự bồi dưỡng về nội dung này, tôi đã tôi đã tiếp thu và đua ra được một
số kĩ năng cần thiết để tổ chức thực hiện chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của
người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ như sau:
Để có kĩ năng tổ chức thực hiện chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người
học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ, người giáo viên TTGDTX cần
có được các kĩ năng sau:
a. Kĩ năng đặt câu hỏi
Đa số thông tin của các tài liệu đưa ra đều dưới dạng câu hỏi. do vậy, nếu câu hỏi
được thiết kế tốt sẽ giúp cho người học tham gia tốt hơn. Đồng thời, thông qua đó, người
học có cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn và chủ động hơn.
Khi đặt câu hỏi, giáo viên cần chú ý các vấn đề sau:
-

Câu hỏi phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiễu

-

Từ ngữ phải phù hợp với đối tượng, phù hợp với nội dung bài học và phù hợp
với địa phương.

-

Người giáo viên phải hiểu được người học, hiểu được nhu cầu, quan niệm, suy
nghĩ và kinh nghiệm của họ.

-


Hướng dẫn, gợi ý, dẫn dắt học viên tư duy phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề.

-

Động viên học viên chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.

-

Giáo viên phải đánh giá được mức độ tiếp thu của học viên

b. Kĩ năng lắng nghe: Khi lắng nghe phản hồi từ học viên, người giáo viên cần xác định
được:
- Mục đích lắng nghe
- Để lắng nghe hiệu quả cần chú ý điều gì.
- Thái độ lắng nghe
- Những điều nên tránh khi lắng nghe.
c. Kĩ năng trình bày
Trước khi trình bày, giáo viên cần xác định trước được:

15


-

Chủ đề và đối tượng trình bày.

-

Xây dựng, lựa chọn thông tin cần trình bày. Thông tin trình bày phải mạch lạc,
rõ ràng, có trọng điểm, các vấn đề phải đảm bảo có sự logic.


-

Xác định thời gian, địa điểm trình bày: Mỗi vấn đề chỉ nên trình bày trong
khoảng 20 phút nhằm tránh làm cho người nghe bị nhàm chán.

-

Phương tiện, đồ dùng dạy học.

-

Các tờ nhắc để trình bày nhằm tránh bỏ sót, tránh vượt quá thời gian đã định.

Khi trình bày, giọng điệu phải mạch lạc, giọng nói cần kết hợp với cử chỉ, điệu bộ để
thu hút và lôi cuốn người nghe.

16



×