Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Báo Cáo Thực Tốt Nghiệp Công Ty Cơ Khí Duyên Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 106 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải
LỜI NÓI ĐẦU

Thực tập cán bộ kỹ thuật là giai đoạn cuối của mỗi sinh viên trước khi nhận đồ án tốt
nghiệp. Với em qua quá trình thực tập này, em đã thấy được nhiều điều mà trước đây em
chỉ được học qua sách quả và còn rất nhiều điều mà chỉ có trong thực tế sản xuất em mơi
thấy, trang bị cho em những kiến thức học hỏi .Cho em thấy được cách quản lý phân
xưởng, sự phân bố sắp xếp các máy gia công, điều kiện làm việc của công nhân nghành
cơ khí, các phương án và các biện pháp gia công tối ưu nhất , các quy phạm tiêu chuẩn
của nhà nước áp dụng cho các sản phẩm cơ khí. Đây sẽ là những kiến thức thực tế ban
đầu rất bổ ích cho em sau này khi vào thực tế công việc .
Để hoàn thành đợt thực tập này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy
giáo, các cô giáo và các bác trong công ty Cơ khí Duyên Hải. Đặc biệt có sự hướng dẫn
và chỉ bảo tận tình của cô Tạ Thị Thúy Hương, đã cho em những kiến thức cần
thiết,những tài liệu cần thiết phục vụ cho đợt thực tập và chuẩn bị cho đợt tốt nghiệp sắp
tới.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo các cô giáo
và các bác trong công ty cùng bạn bè thực tập đã giúp đỡ để em hoàn thành báo cáo thực
tập tốt nghiệp này.

Nhóm sinh viên thực tập
Lớp: Cơ khí CTM K9
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.


8.

Nguyễn Thành Luân
Phạm Đình Luân
Nguyễn Văn Lực
Cao Công Mạnh
Phạm Hữu Mạnh
Bùi Hữu Nghĩa
Vũ Quang Nghĩa
Nguyễn Quảng Ninh

Cao Công Mạnh – CTM9

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

NỘI DUNG THỰC TẬP
CÔNG TY CƠ KHÍ DUYÊN HẢI
133 Đường 5 cũ – Phường Sở Dầu – Quận Hồng Bàng – Hải Phòng

I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT
1.1. Lịch sử phát triển của công ty

a. Thành lập nhà máy vào những năm đầu phát triển ( 1955 – 1965)
Tháng 03/1927 bên đại lộ Hăngri Rivie ( Trần Quang Khải ) xưởng cơ khí Rô-be
(Les Ateliers Robet) chuyên sửa chữa máy móc được xây dựng cơ ngơi còn nhỏ chỉ có

một máy tiện một máy bào một máy khoan hai lò rèn và một số dụng cụ khác.
Sau một thời gian, Rôbe phát triển thành một nhà máy nhỏ có chừng hai mươi máy
móc có thể cạnh tranh với các xưởng lớn như Đăng–xét, Comben S.A.C.R.I.C….
Khởi nghĩa tháng 8 thành công (1945) Chính quyền cách mạng tôn trọng giữ nguyên
hoạt động của các nhà máy do tư sản nước ngoài và trong nước đầu tư. Trong những
năm 1946 – 1955 xưởng sản xuất các mặt hang phục vụ quân đội pháp cũng là những
năm phát đạt nhất . thời kỳ này xưởng có khoảng 70 công nhân.
Hiệp định Giơ- ne – vơ được ký kết (7/1945) Hải phòng trở thành nơi tập kết 300
ngày chuyển quân để thực dân pháp rút khỏi miềm bắc. Cha con Rôbe về nước để lại
“Les Atelies” tan hoang trên đất hải phòng sau khi không thực hiện được âm mưu di
chuyển máy móc và tài sản.
Tháng 06/1955 Liên Hiệp công đoàn Thành Phố cùng công nhân khôi phục lại sản
xuất dưới hình thức “Tập đoàn sản xuất tự cứu” với 28 công nhân cùng với diện tích
nhỏ hẹp. Đây là tập đoàn sản xuất đầu tiên của công nhân thành phố sau khi bộ đội ta
tiếp quản.
Ngày 05/10/1955 tập đoàn được sở Công thương Hải Phòng cấp giấy phép đăng ký
sản xuất mang tên “Tập đoàn sản xuất Duyên Hải” do ông Huỳnh Tấn Minh phụ trách.
Việc tập đoàn sản xuất Duyên Hải được thành lập có ý nghĩa quan trọng đặt nền
móng cho sự ra đời của một nhà máy cơ khí lớn của ngành công nghiệp miền bắc và
những đóng góp to lớn cho ngành kinh tế quốc dân.
Mặc dù bước đầu khởi nghiệp đầy khó khăn nhưng chị em cán bộ công nhân viên
vẫn kiên trì phấn đấu vượt khó khăn để sản xuất hàng năm cung cấp 5 – 6 tấn dụng cụ
máy móc cho thành phố. Đáng chú ý là đã vận hành lại máy tiện quả Rôtuyn (Trước đây
Đông Dương phải nhập sản phẩm này từ Pháp).
Cao Công Mạnh – CTM9

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Công ty Cơ khí Duyên Hải

Năm 1957 nhà máy được đầu tư mở rộng thêm phân xưởng đúc 813m 2 tăng thêm 10
máy móc. Tình hình sản xuất phát triển khá nhanh uy tín của nhà máy lan rộng được
nhiều nhà máy trên miền bắc đặt hang. Tiêu biểu là các sản phẩm :

 Sản xuất một máy kéo dây tự động dài 12m cho nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ.
 Thiết kế toàn bộ dây chuyền nhà máy gạch cho Việt Trì và chế tạo hệ thống ép
ngói 5 mặt.
 Xây dựng hai nhà máy đúc rộng 760m2, một nhà máy sắt hàn 168m2….
Tháng 06/1958 thành uỷ và uỷ ban hành chính thành phố quyết định nâng “ Tập doàn
sản xuất Duyên Hải” lên cấp xí nghiệp Quốc doanh địa phương. Đến tháng 05/1959
nhà máy có 450 người. Cuối năm 1957 chi đoàn thanh niên được thành lập và năm 1953
chi bộ dảng của nhà máy ra đời và gồm 15 đảng viên. Năm 1959 ban lãnh đạo nhà máy
gồm:

1. Đồng chí Huỳnh Tấn Minh – Giám đốc
2. Đồng chí Lê Kim Thẻ - bí thư đảng uỷ
3. Đồng chí lê văn nhân – Thư ký công đoàn
Sáu tháng đầu năm 1959 nhà máy thực hiện 102,48% kế hoạch, lợi nhuận đạt
36.923,95 đồng, tăng 11,2% so với kế hoạch. Tổng doanh thu là 415.195,63 đồng .Nộp
thuế 9.326,18 đồng (tiền luơng thời điểm này là 32-36 đồng ). Sản xuất phát triển nhà
máy xây dựng các khu tập thể và phần lớn công nhân được chia nhà ở.
Trong công cuộc kiến thiết miền bắc nhà máy cơ khí duyên hải đang từng bước trở
thành những đơn vị đi đầu trong ngành công nghiệp Thành phố và Trung ương.

b. Phong trào thi đua “Sóng Duyên hải” 1960-1965
Thực hiện thắng lợi công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và chuẩn
bị cho bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất

(1961-1965) ngành cơ khí
chế tạo được coi là then chốt.
Để chào mừng thành công của đại hội đảng toàn quốc lần thứ III (họp từ ngày 510/09/1960) hưởng ứng lời kêu gọi của tổng liên đoàn lao động Việt Nam, hội liên hiệp
phụ nữ Việt Nam: ngày 14/09/1960, đảng uỷ nhà máy tổ chức hội nghị mở rộng bàn và
quyết định hội thao diễn kỹ thuật vào mùa xuân năm 1961. Đây là hội nghị mở rộng bàn
và quyết định lịch sử mở đầu phong trào “ Sóng duyên hải” được phát động ra toàn
miền Bắc.
Hưởng ứng cuộc vân động “Hợp lý hoá sản xuất cải tiến quản lý cải tiến kỹ thuật”
của chính phủ Tháng 01/1961 nhà máy mở hội thao diễn màu xuân. Kết quả chỉ trong 4
giờ thao diễn của ngày chủ nhật toàn nhà máy đã phá 32 chỉ tiêu năng suất tăng từ 10400%.
Cao Công Mạnh – CTM9

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

 Tiện trục bơm hết 4h/01 cái trong khi định mức là 08h/01 cái.
 Tiện thân bơm hết 8h sau xuống 6h và hôm sau còn 5h55’/01 cái
 Tiện mặt bích đã mài từ 7h xuống còn 1h37 phút.
Sau đợt một đợt thao diễn kéo dài 15 ngày toàn nhà máy đã phá 237 chỉ tiêu định
mức kinh tế kỹ thuật. Trong đó:







100 chỉ tiêu vượt từ 50-100%
50 chỉ tiêu vuợt từ 150-200%
85 chỉ tiêu vượt từ 200-500%
2 chỉ tiêu vượt từ 500-611%
Ngày 30/01/1961 đồng chí Lê Thanh Nghị Uỷ viên bộ chính trị Phó thủ tướng về nhà
máy dự khai mạc đợt hai của hội thao diễn kỹ thuật, kết thúc đợt hai công nhân nhà máy
đã phá trên 250 sáng kiến đưa năng suất lao động từ 25-90% nhiều chỉ tiêu bị phá năng
suất vượt mức kế hoạch sản lượng ngày càng cao gang đúc từ 21tấn/tuần tăng lên 36tấn/
tuần.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm theo sát các bước phát triển của phong trào thi
đua lao động sản xuất của công nhân lao động Hải Phòng của nhà máy Cơ khí Duyên
hải. Bác viết bài đăng trên báo nhân dân số 2611 ngày 15/03/1961 vài ý kiến về “ Phong
trào Duyên Hải” mang bút danh T.L: mở bài bác viết “ Phong trào học tập Duyên Hải
và thi đua với Duyên Hải đang phát triển mạnh ở các công truờng và xí nghiệp. Đó là
một điều rất tốt …. Phong trào Duyên Hải phát triển bền vững chắc và rộng khắp thì
chúng ta nhất định hoàn thành vượt mức kế hoạch năm nay và hoàn thành thời hạn 5
năm”.
Hội thao diễn còn tác dộng tích cực đến công tác quản lý của cán bộ phát huy dân chủ
trong công nhân xác định đúng phương hướng sản xuất . Điều đó có tác dụng hơn là
một lớp bổ túc quản lý xí nghiệp dài hạn thấy được hạn chế về trình độ của cả cán bộ và
công nhân. Cho nên nhà máy triển khai ngay việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công
nhân viên và đề ra tiêu chuẩn cụ thể bắt buộc đối với từng cán bộ công nhân viên:

 Công nhân thường : văn hoá hết cấp 1
 Công nhân kỹ thuật : văn hoá hết cấp II và qua sơ cấp kỹ thuật
 Nhân viên nghiệp vụ : văn hoá hết cấp hai và qua sơ cáp nghiệp vụ
 Cán sự : văn hoá hết cấp II, nghiệp vụ qua trung cấp ngành mình
 Chánh phó quản đốc trưởng phó ban văn hoá hết cấp II qua sơ hoặc trung
cấp kỹ thuật qua chương trình quản lý xí nghiệp


 Trưởng phó phòng : văn hoá hết cấp III, kỹ thuật qua trung cấp hoặc cao
đẳng chuyên tu ngành mình

Cao Công Mạnh – CTM9

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

 Chánh phó giám đốc : văn hoá hết cấp III, qua trung cấp quản lý xí nghiệp
quản lý kỹ thuật, riêng phó giám đốc kỹ thuật qua cao đẳng chuyên tu ngành
mình.
Bước vào những năm 1964 những sự kiện quan trọng của đất nước đã đẩy phong trào
thi đua lên một mức cao hơn. Ngày 27/03/1964 bộ chính trị và Hồ Chủ Tịch triệu tập
hội nghị “Chính trị đặc biệt”. Bác kêu gọi:“ Mỗi nguời chúng ta làm việc bằng hai để
đèn đáp lại đồng bào miền nam ruột thịt”.
Thực hiện lời Bác, trong 2 năm 1964-1965, nhà máy đã hoàn thành vuợt mức kế
hoạch đạt 109% , phát huy 617 sáng kiến cái tiến hợp lý hoá sản xuất, trong đó có 311
sáng kiến được áp dụng thường xuyên , phá 137 chỉ tiêu hạ 439 định mức, giảm 60.138
giờ công tiết kiệm được 118.988 kg nguyên liệu làm lợi cho nhà nước 228.498 đồng
Trong đó có 26,1% tổng số công nhân có sáng kiến.
Mười năm ( 1955-1965) sau ngày thành phố Hải Phòng được giải phóng xưởng cơ
khí Rôbe nhỏ bé đã nhanh chóng phát triển thành nhà máy cơ khí Duyên Hải có quy mô
lớn thành đơn vị có lá cờ đầu của ngành công nghiệp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

c. Giai đoạn vừa sản xuất vừa chiến đấu ( 1965-1975)
Những năm 1965-1976 là thời kỳ nhà máy cơ khí Duyên hải bước vào thử thách qua

hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ và chứng minh tiềm lực phát triển của mình.
Đứng trước tình hình và nhiệm vụ mới của đảng uỷ giám đốc công đoàn tổ chức các
phong trào thi đua hưởng ứng cuộc vận động “Thanh niên 3 sẵn sàng , phụ nữ 3 đảm
đang” giành 3 đỉnh cao “năng suất cao chất lượng tốt tiết kiệm nhiều”. Cán bộ công
nhân viên tin tưởng và nêu cao ý thức phấn đấu khắc phục khó khăn vượt qua thử thách.
Trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, cán bộ,
đảng viên, công nhân Duyên Hải phát huy truyền thống đoàn kết phát huy sáng tạo và
thu được những kết quả cụ thể :






Giá trị tổng sản lượng bình quân hang năm đạt 100,6%
Giá trị sản phẩm chủ yếu bình quân hàng năm đạt 103,41%
Giá thành hạ
Tích lũy bình quân đạt 121,08%
 Các mặt quản lỹ được tăng cường, các phong trào thi đua được giữ vững và tăng
cường
 Phân xưởng đúc hoàn thành kế hoạch có năm vượt 93 ngày
 Phân xưởng cơ khí trong 4 năm vượt kế hoạch từ 15-25 ngày
 Tự chế được 36 thiết bị cho muời công trình sản xuất trị giá 26.000 đồng . Phát
huy sáng kiến vẫn là một phong trào của Duyên hải trong thời chiến

Cao Công Mạnh – CTM9

5



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

 Năm 1966: 461 sáng kiến (đặc biệt có 5 sáng kiến làm lợi tổng số tiền là 49.970
đ)

 Năm 1967: 697 sáng kiến , phá 17 trên 2 chỉ tiêu, hạ 126 định mức
 Năm 1968: 513 sáng kiến
Trong điều kiện chiến tranh phá hoại ác liệt, nhà máy vẫn mở trường đào tạo công
nhân kỹ thuật. Hàng năm bổ xung cho nhà máy hàng trăm công nhân trẻ, đáp ứng nhu
cầu sản xuất , chiến đấu phục vụ chiến đấu
Về công tác đoàn thể :

 Năm 1965: 124 đảng viên
 Năm 1969: 230 đảng viên , 974 đoàn viên công đoàn, 418 đoàn viên thanh niên
d. Tranh thủ thời gian hòa bình, đẩy mạnh sản xuất, góp phần đánh thắng chiến tranh phá
hoại lần thứ 2 (1969 – 1975)
Đế quốc Mỹ ngừng ném bom, miền Bắc nhanh chóng chuyển sang trạng thái tạm
thời hoà bình, đẩy mạnh khôi phục kinh tế sẵn sang chiến đấu
Những nguyên tắc quản lý sản xuất chính quy được triển khai ngay:








Thực hiện tổng vệ sinh công nhiệp thường xuyên

Phục hồi chế độ trả lương theo sản phẩm
chỉ đạo sản xuất theo tiến độ
Tăng cường cơ sở kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm
Gắn liền sản xuất với tiêu thụ
Xây dựng phong cách làm ăn mới cho cán bộ công nhân
Trước yêu cầu mới từ trực thuộc bộ công nghiệp nặng năm 1969, nhà máy trực thuộc
bộ cơ khí luyện kim . Nhiệm vụ mới được giao là chuyển hướng sản xuất các loại mặt
hàng mới , có yêu cầu kỹ thuật chính xác cao như phụ tùng máy tàu thuỷ , máy nén khí,
tàu hút bùn, tàu đánh cá….
Đây là những sản phẩm phục vụ nhu cầu cấp thiết của giao thông hàng hóa vào tiền
tuyến phục vụ phát triển kinh tế quốc dân
Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ II của đế quốc mỹ , giám đốc và Đảng uỷ
nhà máy đã quán triệt ngay từ đầu đường lối chiến tranh toàn dân bảo vệ tổ quốc
Mỗi công nhân là một chiến sĩ, mỗi nhà máy là một pháo đài . Lực lượng tự vệ nhà
máy cùng các đơn vị bạn giăng lưới thép bảo vệ vùng trời bến cảng thân yêu
Để củng cố và phát triển , lực lượng vũ trang của nhà máy được trang bị pháo phòng
không các loại súng bộ binh sẵng sàng chiến đấu
Năm 1973, nhà máy tích cực chế thử mặt hàng tàu hút bùn mới HB3( năm 1970 đã
đóng và chế tạo tàu hút bùn HB16), máy lạnh, kích thuỷ lực, ra sức chuẩn bị cơ sở vật
chất kỹ thuật tạo điều kiện cho thực hiện kế hoạch sản xuất năm 1974
Cao Công Mạnh – CTM9

6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

Về nhiệm vụ kế hoạch năm 1975, nhà máy phải hoàn thành với giá trị sản lượng

121% so với năm 1974 và là năm có sản lượng cao nhất từ trước cho tới thời điểm này .
Nhà máy nâng cao chất lượng mặt hang cũ ( tàu HB16, máy lạnh 4000 kcal/h) chế độ
thử ổng định và đưa vào sản xuất mặt hàng mới : tàu hút bùn HB3, HB30, tàu các
400cv, máy lạnh 1.000kcal/h.

e. Mở rộng quy mô, giữ vững sản xuất, đảm bảo đời sống người lao động ( 1975-1985)
Đại thắng mùa xuân 1975 kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và vĩ đại trong
lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Đất nước độc lập, thống nhất cùng đi lên chủ
nghĩa xã hội
Lãnh đạo nhà máy đã chủ động xác định phương hướng và mục tiêu sản xuất, mở
rộng quy mô, tăng cường cơ sở vật chất nhằm đảm bảo phát triển bền vững . Các mặt
hàng sản xuất trong những năm (1975-1980) gồm : Các tàu đánh cá 300-400-600 sức
ngựa , tàu thăm dò địa chấn biển , máy đông lạnh 4.000-10.000-75.000 cal/h, trạm sửa
chữa nổi 50-350 tấn, sà lan đóng cọc, sà lan ghép phục vụ khai thác cá biển, thăm dò
dầu khí, phục vụ nông nghiệp bảo quản thực phẩm tươi sống sửa chữa tàu ngay trên mặt
biển và quốc phòng
Các cơ sở sản xuất được mở rộng theo quy mô và phân chia theo lĩnh vực chuyên
môn hoá :
 Khu vực xưởng A1(số 14 Trần Quang khải ) có diện tích 12.000m2 chuyên sản
xuất máy lạnh và các chi tiết máy
 Khu vực xưởng A2 số 6 đường máy tơ ) diện tích 28.820 m2 chuyên sản xuất phôi
gang phôi thép để cung cấp nguyên liệu cho A1 và A3
 Khu vực xưởng A3( bến kiền ) là khu vực lớn nhất của nhà máy được xây dựng từ
những năm 1970-1974. Ở đây có nhiều loại máy phức tạp lớn để chuyên sản xuất
tàu thuyền trong đó có hai mặt hàng chính là tàu hút bùn Hb các cỡ và tàu đáng cá
400cv
Những năm 1980-1985 là thời kỳ phát triển và ổn định của nhà máy cơ khí Duyên
Hải. Ba xưởng A1, A2, A3 được hình thành trước đó đã đi vào sản xuất ổn định . Từ
1983 khi xưởng A3 chính thức đi vào khai thác thì công tác vật tư nhất là điện năng
đều hoạt động vất vả để phục vụ cho xưởng A3(đây là xưởng trọng điểm của nhà máy )

phục vụ đóng tàu . Công tác điện năng một mặt khôi phục lại xưởng nhiệt điện CE, một
mặt làm đường dây 35 kV ưu tiên từ cảng vật cách chạy máy bù cho thành phố để đổi
lấy sự cung cấp điệ 24/24
Để chủ động cung cấp vật tư , nguyên nhiên liệu cho đóng tàu, các kỹ sư luyện kim
đã tự chế tạo thành công lò sản xuất đất đèn 1 pha tại xưởng A3 đảm bảo nhu cầu đất
đèn của xí nghiệp. Kỹ sư và công nhân cơ điện và xưởng động lực khôi phục thành công
Cao Công Mạnh – CTM9

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

thiết bị sản xuất oxy di động đã hỏng nhiều năm của quân đội với chất lượng oxy đạt từ
98.7%, công suất 100 chai / ngày.
Tính đến tháng 12 năm 1984 quy mô của nhà máy là rất lớn vượt xa so với những
năm phát triển trước đó. Tổng số các bộ công nhân viên chức lên tới 2.325 nguời trong
đó có 1.975 nguời trực tiếp sản xuất, 200 người có trình độ đại học và tương đương.
Những năm 1981-1985 đất nước ta thực hiện và triển khai nghị quyết đại hội lần thứ
V của đảng . Cơ chế bao cấp ở thời điểm này đã gây nhiều khó khăn cho phát triển đất
nước, nhà máy cơ khí Duyên Hải cũng phải chịu nhiều khó khăn. Về mặt hàng sản xuất
cơ khí quá ít ỏi chủ yếu phục vụ cơ khí tàu thuyền chủ yếu do xưởng A3 đảm nhận sản
xuất cơ khí ở A1 thưa thớt dần. Với sự giúp đỡ của bộ cơ khí luyện kim, xưởng A1 đã
chế tạo thí nghiệm thành công máy thuỷ diesel D22T . đây là chiếc máy thuỷ đầu tiên
đựoc chế tạo ở nhà máy
Ngày 01/01/1985, phân xưởng A3 được tách ra khỏi nhà máy cơ khí Duyên Hải để
thành lập nhà máy cơ khí bến kiền , chuyên sản xuất tàu thuyền thuộ bộ cơ khí luyện
kim

Cán bộ, công nhân viên thuộc nhà máy cơ khí Duyên Hải lại tiếp tục cuộc hành trình
phấn đấu vuơn lên, từng bứoc thích ứng với cơ chế thị trường và hội nhập

f. Vượt khó khăn - tổ chức lại từng bước thích ứng với cơ chế mới (1985-1995)
Sau khi tách thành hai xí nghiệp, từ 01/01/1985 nhà máy cơ khí Duyên hải thu nhỏ
và thực hiệ chế độ quản lý 3 cấp với sản phẩm chủ yếu là động cơ diesel thuỷ, đây là
sản phẩm mới, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Để xây dựng dây chuyền sản xuất D22T và
D33t hoàn chỉnh, nhà máy còn phải mua một số thiết bị mới của nước ngoài. Thời gian
này chiếc máy doa nhiều trục trặc do kỹ sư và công nhân tự chế tạo đã ra đời, bảo đảm
chất lượng và số lượng ngày càng tăng để gia công thêm
Sau hai năm chia tách, nhờ mọi nỗ lực của cán bộ, công nhân viên nhà máy đã nhanh
chóng tiến hành sản xuất hàng loạt máy D22T
 Năm 1986 đạt 110 chiếc
 Năm 1987 đạt 150 chiếc
 Năm 1988 đạt 250 chiếc
 Năm 1987 nhà máy lại nghiên cứu thành công việc chế tạo D33T , đánh dấu
một bước mới về tinh thần vượt khó của đội ngũ kỹ thuật và công nhân lành
nghề của nhà máy
Từ năm 1989, theo hướnng đổi mới về cơ chế mở cửa, các sản phẩm nước ngoài tràn
ngập việt nam . Trong đó có các sản phẩm cơ khí chất lượng cao giá rẻ, đặc biệt là các
sản phẩm động cơ diezel D12T, D22T,D33T từ Trung Quốc . Thị trường D22T và D33t
chính của nhà máy là Đồng bằng sông cửu long và nam trung bộ chuyển sang tiêu thụ
sản phẩm nước ngoài khiến tình hình sản xuất của nhà máy hoàn toàn đình trệ . Năm
Cao Công Mạnh – CTM9

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Công ty Cơ khí Duyên Hải

1989 chỉ tiêu thụ được 25 chiếc và đến 1990 thì việc tiêu thụ sản phẩm này ngừng trệ
hoàn toàn . số lượng công nhân là 911 người, đến năm 1990 chỉ còn lại 306 người
Sự đình đốn sản xuất của nhà máy cơ khí Duyên Hải nằm trong tình trạng chung của
các nhà máy cơ khí trong cả nước. Để giải quyết tình trạng chung đó, nhà nước ban
hành và thí điểm thông tư 14/CP giải quyết cho một số lớn công nhân không có việc làm
được lĩnh một lần tiền để làm vốn phát triển kinh doanh. Nhà máy cơ khí Duyên hải
được chọn làm thí điểm thong tư 14/CP( ngày 06/06/1989). Những công nhân còn lại xí
nghiệp lương hang tháng chỉ còn lại 50-60%
Tình hình sản xuất đình trệ đã đe doạ sự tồn tại của nhà máy. Công đoàn nhà máy
bàn với giám đốc mở hội nghị công nhân viên chức bất thường để tìm biện pháp thoát
khỏi khó khăn. Ngày 12/09/1990 hội nghị công nhân viên chức được triệu tập.Hội nghị
ra lời kêu gọi mọi người đi tìm mặt hàng cho xí nghiệp và cóp chế độ khen thưởng thích
đáng cho ngưòi tìm được việc cho nhà máy. Đến cuối năm 1990 có 20 cán bộ CNV đã
tìm được việc cho nhà máy tiêu biểu là các mặt hang lớn nhỏ sản xuất ụ nổi 250T, 2 tàu
HB3, 700 cái bơm Unicef…

g. Giai đoạn 1991-1995
Sau khi được nhà nước duyệt cho vay vốn xây dựng dây chuyền cán thuỷ 1.7 triệu
tấn / năm, nhà máy tập trung thiết kế, xây dựng và sản xuất thử sản phẩm mới. ngày
19/12/1991, dây chuyền sản xuất thép được xây dựng hoàn chỉnh. Đúng 12h ngày
20/12/1991, cuộn thép Ф8 đầu tiên của nhà máy được ra đời. sau đợt sản xuất thí
nghiệm thép Ф8 thàng công nhà máy sản xuất thêm nhiều chủng loại quy cách thép xây
dựng mới như thép trơn, thép gai Ф10,Ф12,Ф14,Ф18,Ф22…
Năm 1993, nước ta từng bước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội. Nhà
máy Duyên Hải cũng bắt đầu khởi sắc. Đó là thuận lợi nhưng cũng là thử thách to lớn
đối với nhà máy. Do vậy lãnh đạo nhà máy tổ chức hội nghị công nhân viên chức thảo
luận và quyết định những công việc cơ bản nhằm mở rộng sản xuất và thị trường đại hội
quyết định:

 Nâng cấp dây truyền cáp thép, thay động cơ tăng tốc độ để nâng cao năng suất
 cải tiến lò đốt để giảm chỉ tiêu hao đầu FO
 Đưa các bàn vòng nghịch vào sản xuất
 Nghiên cứu gia công rãnh trục thép gai
 Tiếp cận rộng rãi thị trường thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng
 Hợp lý hoá tổ chức sản xuất
Ngoài ra nhà máy còn xây dựng lò luỵên thép có công suất 6t/mẻ, tự tìm tòi thiết kế
khuôn dập tôn 20 ly
Phân xưởng luyện thép đivào hoạt động cung cấp 85% thép thỏi cho phân xưởng cán
vì vậy giá thành thép cán hạ xuống đáng kể
Cao Công Mạnh – CTM9

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

Khối lượng sản xuất cơ khí trong những thời điểm này là đáng kể, duy trì được hàng
tháng giá trị tương đương 300 triệu đồng
Để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất nhà máy đã tổ chức những đợt thi đua
kéo dài trong hai năm. Tất cả các đơn vị đều lấy hiệu quả sản xuất king doanh của đơn
vị làm tiêu chuẩn
 Phân xưởng luyện thép với nội dung chủ yếu : hạ chỉ tiêu hao điện cho một tấn
sản phẩm <1.000KWh
 Phân xưởng cán với mục tiêu : dầu FO≤ 110kg/t sp
 Phân xưởng đúc với quyết tâm không để sản phẩm hỏng ≥ sp đúc gang cho phép
 Phân xưởng cơ khí đảm bảo gia công chính xác ….
 Kết quả của cuộc thi đua cũng là kết quả của năm 1994:

 Doanh thu nhà máy đạt 50 tỷ đồng, bằng 111% năm 1993
 Nộp ngân sách 1.430.000.000đ bằng 160% năm 1993
 Thu nhập bình quân 550.000đ/người / tháng
Cũng trong thời gian này nhà máy đã hoàn tất mọi thủ tục, văn bản, chuẩn bị việc
triển khai liên doanh với Hàn Quốc.Sản xuất sản phẩm kết cấu thép siêu trường, siêu
trọng, mở ra một hướng đi mới về sản xuất cơ khí của nhà máy. Hoàn thành xong các
thủ tục để ký văn bản với công ty TAHAGY( nhật bản) về thành lập liên doanh sản xuất
gang đúc bằng công nghệ hiện đại . Các hoạt động đó tạo điều kiện cho nhà máy nâng
cao vị thế và khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đang phát triển.

h. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh xây dựng công ty phát triển toàn diện (19962009):
Giữ vững sản xuất, xác lập phương hướng phát triển phù hợp (1996-2000) . Trong
những năm 1996-2000, Đảng bộ công ty tiến hành hai kỳ đại hội nhiệm kỳ 1996-1998
và 1998-2000). Đại hội đã tập trung trí tuệ quyết định hướng đi, khai thác mọi tiềm
năng thế mạnh và những yếu tố thuận lợi để phát riển sản xuất
Năm 1996, trước tình hình giá điện tăng các phân xưởng bô trí đi ca hợp lý, đưa sản
lượng thép từ 750T/ tháng lên 1.250T/tháng, điện năng giảm từ 1.100kwh/ tấn xuống
còn 900kwh/tấn. Công ty đã đầu tư mua một lò điện trung tần 0.4tấn/mẻ trị giá 600 triệu
đồng để nâng cao chất lượng phôi đúc, trang bị hệ thống hút bụi cho lò 6T/mẻ
Năm 1996 sản lượng thép là 12.900tấn tăng 14% so với 1995
Năm 1997 do có nhiều khó khăn, nhất là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính,
giá cả các loại tăng, công ty chú trọng và giải pháp trọng tâm là giảm tiêu hao điện cho
luyện thép và tiêu hao dầu FO cho cán thép để chống lỗ là chính
Về biện pháp giảm điện, khâu công nghệ luyện thép được thực hiện hợp lý, rót thép
ở nhiệt độ thấp, không tưới nước vào khuôn, nghiên cứu dùng chất chống dính dạng bột
thay cho nhúng khuôn vào dung dịch sơn để tăng độ thoát đơn giản trong thao tác

Cao Công Mạnh – CTM9

10



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

Năm 1998, công ty tiếp tục đầu tư gần 300 triệu đồng nâng cấp hệ thống thiết bị cán,
chê tạo mới bàn vòng thuận, nghịch, nối dài trục nối, tách môtơ máy cán chính, đưa hệ
các đăng vào sử dụng, cải tiến lò nung phôi, giảm tiêu hao dầu FO (còn 65kg/T). Tháng
10/1998, máy cán mini đi vào hoạt động để tận dụng các loại thép cán phế và đa dạng
hoá sản phẩm. Sản lượng thép 1998 đạt 12.800T
Năm 1999, tuy có nhiều khó khăn hơn nhưng công ty vẫn duy trì sản xuất thép và ổn
định số cán bộ, công nhân khu vực này.
Năm 1999 sản lượng thép giảm còn 8.580T
Năm 2000 sản lượng thép thỏi giảm từ 11.000T xuống còn 4.000T, thép cán còn
6.000T đảm bảo việc làm cho 350 cán bộ, công nhân viên. Doanh thu đạt hơn 31 tỷ
đồng
Ngành chế tạo cơ khí sản xuất các sản phẩm truyền thống gặp rất nhiều khó khăn.
Công ty đã tập trung nỗ lực cho mọi hoạt động tiếp thị, tìm kiếm mặt hàng và tiêu thụ
sản phẩm. Công ty đã nhận thiết kế, chế tạo một máy lốc tôn dày 16mm, chiều rộng 6m.
đây là mặt hàng mới, là máy lốc tôn lớn nhất hiện tại được chế tạo tại Việt Nam trị giá
hàng tỷ đồng. Đội ngũ CB- CNKT đã thực
Hiện thành công đơn đặt hang của hãng POMINI (Italia) sản xuất và cung cấp hàng
loạt hộp giảm tốc liền động cơ ( Geared motor) Gm 150- GM250; lắp đặt dây chuyền
cán thép Nhà Bè cơ khí trong năm :
 Hộp giảm tốc các loại : 467 chiếc
 Máy lốc tôn LT 50-16: 1 cái
 Lô xeo giấy : 25 quả
 Bơm tay VN6: 650 cái
 Phụ tùng bán lẻ tàu HB: 31 tấn

 Phụ tùng CN và thiết bị CN: 430.8 tấn
 Hàng kết cấu thép cho hang TKENAKA= 30 trấn
Giá trị tổng sản phẩm cơ khí đặt 8 tỷ đồng ( năm 1995 đạt 6 tỷ đồng )
Cũng trong giai đoạn 1996-2000, công ty chế tạo thành công 4 hộp giảm tốc cỡ lớn
A=100 răng chữ V. Chế tạo thiết bị cho nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Công ty X89
Bộ Quốc phòng, công ty mía đường Đắclắc…. Đặc biệt , công ty đã tham gia công trình
cấp nhà nước về chế tạo trục bơm và cánh bơm hướng trục 36.000m3/h . sản xuất thành
công hộp giảm tốc cỡ lớn tới 730KW. Thực hiện thành công đề tài cấp nhà nước
KHCN-05-11 chế tạo hộp giảm tốc cỡ lớn bằng phương pháp vành răng trị giá gần 900
triệu đồng
Những thành tích đạt được trong giai đoạn 1996-2000 của công ty cơ khí Dyên Hải
đều gắn liền với các mặt của công tác xây dựng Đảng, hoạt động của các tổ chức quần
chúng và các phong trào thi đua lao động, sản xuất, tổ chức đời sống ..
Tổ chức đoàn đã quy tụ được lực lượng thanh niên công nhân và phát huy được vai
trò xung kích của đoàn viên thanh niên
Cao Công Mạnh – CTM9

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

Trong những năm 1996 toàn công ty có 367 sáng kiến làm lợi khoảng 1.28 tỷ đồng ,
9 người được tặng bằng lao động sang tạo
Năm 1997 có 245 sáng kiến làm lợi 1.21 trỷ đồng, 10 người được nhận bằng lao
động sáng tạo
Năm 1998 có 237 sáng kiến làm lợi trên 500 triệu đồng só tiền thưởng là 25 triệu
đồng

Trong 5 năm cơ khí Duyên Hải vượt qua những khó khăn thách thức đứng vững và
vươn lên trong cơ chế thị trường . Đảng bộ và giám đốc công ty đã lãnh đạp phát triển
sản xuất, đa dạng hoá sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường mở ra hướng
làm ăn mới liên doanh với các đơn vị trong và ngoài nước
Đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật ngày càng trưởng thành về năng lực trình
độ đảm nhận được những kỹ thuật cao. đội ngũ công nhân nêu cao ý thức trách nhiệm ,
tận tuỵ với công việc lao động sáng tạo. Sản xuất ổn định và bước phát triển mới tạo đà
cho sự vươn lên của của nhà máy trong những năm đầu của thế kỷ mới

i. Chấm dứt thời kỳ khó khăn tạo bước phát triển mới
Những năm 2000-2005, đảng bộ công ty cơ khí Duyên hải tiến hành các kỳ đại hội
lần thứ 24 (2001-2003) lần thứ 25(2003-2005) và lần thứ 26 (2005-2008) . Mỗi kỳ đại
hội là một mốc son đánh dấu quá trình phát triển của công ty . Có truyền thống vẻ vang
của mình, nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngành cơ
khí vẫn phải đối mặt với những khó khăn chưa có hướng chuyển biến đột phá
Năm 2003, công ty cơ khí duyên hải được chuyển thành công ty TNHH nhà nước
một thành viên. Chức năng được giao là :
 Sản xuất kinh doanh thiết bị, máy móc phụ tùng công nghiệp hộp giảm tốc các loại
khung nhà xưởng và kết cấu thép
 Sản xuất kinh doanh thép xây dựng, thép hình phá dỡ tàu cũ
 sản xuất kinh doanh thiết bị nâng hạ
 Xuất nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư
 Xây dựng công nghịêp dân dụng , cơ sở hạ tầng, phát triển kinh doanh nhà công ty
đồng thời phải thực hiện 2 nhiệm vụ do tổng công ty nhà máy và thiết bị CN giao
 Vừa hoàn thành nhiệm vụ SX-KD vừa phải xây dựng và di chuyển khu vực phân
xưởng A2 lên Km 8 đường 5 cũ ( khu đường cảng – Quán Toan- Hồng Bàng ) để
ổn định và mở rộng sản xuất
Năm 2002 do gía phôi thép nhập tăng 20-30%và khan hiếm trên thị trường đồng thời
gía thép vụn và các vật tư đầu vào tăng, giá điện tăng …….Công ty không có phôi thép
nên từ tháng 05/2002 phân xưởng cán đã phải cho công nhân nghỉ chờ việc

Dù vậy, mặt hàng hộp GT vẫn đạt doanh thu 3.400 triệu đồng tương đương 800 hộp
GT350 nhưng tỷ trọng mới chiếm khoảng 29% giá trị sản phẩm cơ khí . Năm 2002 giá
trị sản lượng đạt 4.000 triệu . đây là năm công ty có hợp đồng lớn với nhà máy thép
Cao Công Mạnh – CTM9

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

Tam Điệp (5 tỷ đồng ) nhà máy thép Sông Đà 12( 4 tỷ đồng ), nhà máy thép Nam Đô
( hơn 1 tỷ đồng )
Năm 2004, công ty đã hoàn thành và đưa vào sản xuất ổn định phân xưởng rèn dập,
phân xưởng kết cấu thép ở đường cảng, Quán Toan. Do được đầu tư nhiều trang thiết bị
hiện đại, công ty có đủ điều kiện nhận làm các sản phẩn có kết cấu kỹ thuật lớn. Tiêu
biểu là chế tạo gia công 765 hộp GT, trị giá 4.205 tỷ đồng. Chế tạo hai dây chuyền tự
cán thép Phú Mỹ I và Phú Mỹ II trị giá gần 9 tỷ đồng, chế tạo 200T hàng cho thuỷ điện
Plei-krông trị giá 3.34 tỷ đồng ; chế tạo và lắp đặt dây chuyền cáp thép 3 vạn tấn / năm
để trang bị cho công ty trị giá gần 25 tỷ đồng. Ngoài ra công ty còn làm hàng chục cối
trộn bêtông phục vụ cho xây dựng các thiết bị phụ tùng tàu hút bùn HB16, khung cẩu
cho cảng Đoạn Xá ….. Kết quả sản xuất cơ khí và sang kết cấu thép đạt giá trị sản xuất
công nghiệp 34.212 tỷ đồng. Đó là giá trị cao nhất về giá trị sản lượng cơ khí từ trước
đó đến thời điểm 2004
Những năm 2001-2009, công ty đã hoàn thành nhiều dự án sản xuất hộp giảm tốc cỡ
lớn, số vốn là 6.000 triệu đồng ( nhà nước hỗ trợ cho vay 2.000trđ) nghiên cứu đúc
thành công thép 13 với giá trị thương phẩm cho doanh thu lớn; hoàn thành dự án
K.C.05, DA02 và bảo vệ thành công cấp nhà nước được hội đồng nghiệm thu đánh giá
suất sắc

Các mặt công tác chăm lo đời sống người lao động xây dựng môi trường văn hoá ,
thi đua phát huy sáng kiến cải tiến công nghệ . Những năm 2002-2009 công nhân được
đảm bảo việc làm ổn định
Ban chấp hành Đảng bộ quan tâm, kiện toàn đội ngũ cán bộ đoàn thể và chỉ đạo
phong trào quần chúng thi đua lao động sản xuất
Những năm 2002-2009, công đoàn tổng công ty xếp loại suất sắc được tặng cờ luân
lưu của công đoàn công nghiệp việt nam
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được thành đoàn xếp loại A, được TW đoàn
UBND thành phố tặng bằng khen
Kết luận
Công ty cơ khí Duyên Hải được thành lập sau ngày thành phố Hải Phòng được giải
phóng, trên cơ sở một xưởng sản xuất của tư sản người Pháp. Trải qua nửa thế kỷ, từ một
xưởng cơ khí nhỏ bé đã phát triển thành một Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một
thành viên, có quy mô lớn, công nghệ tương đối hiện đại, đội ngũ công nhân đông, doanh
thu cao.
Quá trình xây dựng và phát triển cơ khí Duyên Hải đều gắn liền với sự phát triển
của lịch sử đất nước và của thành phố Hải Phòng.
Cao Công Mạnh – CTM9

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

Xưởng cơ khí Rôbe của tư sản Pháp tồn tại hơn hai chục năm nhưng cơ ngơi vẫn
còn quá nhỏ bé. Khi thành phố được giải phóng, 28 công nhân trở lại làm việc, với gần
như “hai bàn tay trắng”, khôi phục sản xuất dưới hình thức “Tập đoàn sản xuất tự cứu”.
Phương tiện thiếu thốn, công nhân tự nguyện mang dụng cụ cá nhân đến đóng ghóp.

Ngày 5-10-1955, Tập đoàn sản xuất Duyên Hải được thành lập, có ý nghĩa quan trọng đặt
nền móng cho sự ra đời của một nhà máy cơ khí lớn của ngành công nghiệp Việt Nam.
Buổi đầu khởi nghiệp khó khăn, thiết bị thô sơ, trình độ tay nghề công nhân thấp,
không có kỹ sư, thợ bậc cao, Ban quản trị chưa có kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo sản
xuất... Nhưng với quyết tâm của những con người được giải phóng, phấn đấu mang hết
công sức, trí tuệ phục vụ công cuộc xây dựng đất nước, nên chỉ trong vòng 5 năm, Cơ khí
Duyên Hải đã đứng vào tốp đầu của ngành cơ khí Việt Nam. “Sóng Duyên Hải” lan rộng
ra toàn miền Bắc. Phong tròa học tập Duyên Hải và thi đua với Duyên Hải phát triển
mạnh ở các xí nghiệp, công trường...
Phát huy truyền thống, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đội ngũ
cán bộ, công nhân Duyên Hải vượt qua bom đạn, giữ vững sản xuất, cung cấp nhiều sản
phẩm phục vụ quốc phòng và nền kinh tế quốc dân. Hơn 300 cán bộ, đảng viên, công
nhân tình nguyện nhập ngũ, trực tiếp chiến đấu, nhiều đồng chí đã hy sinh anh dũng vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc. Đất nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, trong điều
kiện mới, Công ty Duyên Hải đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn. Cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp không còn phù hợp sẽ là khó khăn tưởng chừng không thể vượt
qua. Sau những lúng túng trong quản lý, sản xuất sa sút trong cơ chế thị trường, cơ khí
Duyên Hải đã dần từng bước khẳng định được vị trí của mình. Thế hệ cán bộ, công nhân
mới được đào tạo có năng lực, trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật, tâm huyết đã làm
lên diện mạo của Duyên Hải vào những năm đầu của thế kỷ 21.
Quá trình xây dựng và trưởng thành của cơ khí Duyên Hải có thể rút ra một số
điểm nổi bật như sau:
1. Đoàn kết là truyền thống xuyên suốt nửa thế kỷ của các thế hệ cán bộ, đảng viên
và công nhân
Đoàn kết vốn là truyền thống quý báu của nhân dân ta, của Đảng ta được thể hiện
rõ nét trong các thế hệ cán bộ, đảng viên, công nhân viên Cơ khí Duyên Hải. Những lớp
thợ thuyền của xưởng Rô-be dưới thời Pháp thuộc đã tương thân, tương ái giúp nhau
trong cuộc sống, trong đấu tranh chống chủ tư bản bóc lột. Hải Phòng được giải phóng,
28 người thợi đầu tiên đến xưởng cùng nhau vượt qua khó khăn của ngày đầu lập nghiệp.
Chỉ có đoàn kết những người thợ Cơ khí Duyên Hải mới làm nên ”Sóng Duyên Hải” mãi

Cao Công Mạnh – CTM9

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

đi vào lịch sử của phong trào thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội; mới vượt qua được
những ngày chống Mỹ gian khổ và đứng vững trong cơ chế thị trường.
2. Năng động, sáng tạo, vượt khó là một trong những yếu tố làm nên những thành
tích của Duyên Hải
Năng động, sáng tạo, vượt khó là một truyền thống quý báu của thế hệ cán bộ,
công nhân Cơ khí Duyên Hải. Đây cũng chính là một trong những điều kiện đòi hỏi đối
với mỗi người thợ cơ khí chế tạo. Trước yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo quốc phòng - an ninh của đất nước, cán bộ, đảng viên, công nhân viên Duyên
Hải luôn đầu tư nghiên cứu, thiết kế những sản phẩm mới, những phụ tùng, thiết bị, máy
móc góp phần giảm nhập ngoại, tiết kiệm ngoại tệ cho khách hàng; năng động trong cơ
chế thị trường. Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất , tạo điều kiện hình thành những đơn
vị mới cho ngành Công nghiệp Việt Nam và vững vàng vượt qua thời điểm cam go nhất.
3. Phát động và tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua lao động sản xuất, cải
tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ - một truyền thống của công ty
Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, hội thao diễn kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất đã
nhanh chóng trở thành phong trào “Sóng Duyên Hải” lan rộng toàn miền Bắc. Ngành
công nghiệp Việt Nam đẩy mạnh thi đua với Duyên Hải, phấn đấu vượt Duyên Hải.
Thành tích này đã đặt nền móng cho phong trào thi đua diễn ra liên tục, thường
xuyên của Duyên Hải. Trong bất kỳ thời điểm nào, giai đoạn lịc sử nào, Duyên Hải cũng
đều phát động thi đua, hình thành động lực thúc đẩy sự say mê nghiên cứu, sáng tạo của
cán bộ, công nhân viên. Duyên Hải là một trong những đơn vị có nhiều sáng kiến cải tiến

kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ. Do vậy, các sản phẩm luôn luôn được cải tiến,
nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Đó cũng là
một trong những yếu tố quyết định thành công của cơ khí Duyên Hải.
Công ty Cơ khí Duyên Hải, qua nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành đã có những đóng
góp quan trọng với ngành công nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Đó là cơ sở vững chắc để
đơn vị vững bước tiến lên trong thế kỷ 21.
1.2 Các sản phẩm của công ty.
Những sản phẩm chính của công ty:
Hộp giảm tốc các loại: 1 cấp hoặc nhiều cấp, các trục truyền động song song hoặc
vuông góc (truyền động bánh răng côn xoắn, trục vít, bánh vít), giảm tốc vi sai, giảm tốc

Cao Công Mạnh – CTM9

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

liền điện cơ... Với nhiều cấp tỷ số truyền cà nhiều phương án lắp; công suất truyền động
của hộp giảm tốc tới 1200KW, khoảng cách tâm tới 2.400mm.
Thiết bị phụ tùng công nghiệp phục vụ các ngành (luyện thép, cán thép, xi măng,
hóa chất, mía đường, giao thông vận tải, vật liệu xây dựng...)
Tầu hút bùn và phụ kiện tàu hút bùn.
Thép thanh vằn xây dựng cán nóng.
Đúc và gia công các chi tiết bằng gang xám, gang cầu, thép chất lượng cao.
Chế tạo thiết bị cho các dự án thủy điện lớn như Sơn La, Pleikrong, A Vương...
Những sản phẩm nhà máy đã sản xuất trong 40 năm (1955 – 1995):
500 máy cưa cần

872 máy mài hai đá
3.066 máy bơm nước 300 - 400 m3/h
40 máy phát điện 75 KW
200 máy lạnh 10.000 – 75.000 Kcal/h
168 tàu HB 30 – 100 m3/h
20 tàu vận tải pha sông biển 50 – 600 tấn
207 máy nén khí 33 at
122 máy cán cao su
2.373 hộp giảm tốc các loại
632 động cơ thủy D22T và D33T
8.000 máy bơm nước cho Unicef
Luyện và cán thép trên 50.000 tấn thép xây dựng
Hàng năm chế tạo trên 300 tấn phụ tùng công nghiệp cho các nhà máy xi măng,
thủy lợi
Thiết kế và trang bị toàn bộ cho 10 nhà máy như nhà máy đường, giấy, cáp điện
Cao Công Mạnh – CTM9

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

Những sản phẩm công ty đã sản xuất trong 10 năm (1996 – 2005):
6.796 hộp giảm tốc có tâm A từ 250-2080mm
1 máy lốc tôn LT50-16
25 lô xeo giấy
650 bơm tay VN6
3 tàu hút bùn HB3

54.256 tấn thép cán xây dựng 12 - 24
66.256 tấn uyện thép thỏi để cán thép có kích thước 90x90x1200mm
Chế tạo 6 dây chuyền cán thép (Theo thiết kế của Italia-Hãng Danieli, Pomini,
Simac)
Đúc gang cầu hợp kim chất lượng cao FCD400-12; FCD500-7 phục vụ cho thị
trường cán thép.
Chế tạo 700 tấn thiết bị thủy công khe van, van thẳng, van cung cho Nhà máy
Thủy điện Plêikrông ở Kontum và A.Vương ở tỉnh Quảng Ninh.
40 cối trộn bê tông loại 750 và 1000
20 khung cẩu cho Cảng Đoạn Xá Hải Phòng loại 30 và 40 FIT
9.002 tấn phụ tùng công nghiệp và thiết bị công nghiệp
1.3 Sơ bộ mặt bằng phân xưởng.
Các phân xưởng của doanh nghiệp gồm:

+ Phân xưởng cán thép có công suất thiết kế là 3,2 vạn tấn/năm.(Hiện đang
dừng hoạt động)
+ Phân xưởng đúc.
+ Phân xưởng rèn, dập
+ Phân xưởng kết cấu thép 1 và 2: hàn, cắt thép tấm bằng các máy bán tự động
và tự động.
+ Phân xưởng cơ khí: gia công các chi tiết bằng các máy tiện, máy phay, máy
doa, máy khoan,…
Cao Công Mạnh – CTM9

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải


+ Phân xưởng lắp ráp: lắp ráp các chi tiết, bộ phận máy thành một sản phẩm
hoàn chỉnh.
Sơ bộ bố trí các phân xưởng:

II. CÁC NỘI DUNG KỸ THUẬT VỀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO
2.1. Đặc điểm các sản phẩm chính
Công ty TNHHNN cơ khí Duyên Hải Hải Phòng trong quá trình xây dựng và phát
triển đã sản xuất và cung cấp cho nền kinh tế quốc dân nhiều sản phẩm cơ khí phục vụ
cho các ngành sản xuất khác nhau. Trong đó sản phẩm truyền thống và lâu đời nhất là các
loại hộp giảm tốc điển hình là hai loại hộp giảm tốc bánh răng trụ nằm ngang một cấp và
hai cấp với:
+ Hộp giảm tốc bánh răng trụ một cấp nằm ngang ký hiệu GT1B.
+ Hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp nằm ngang ký hiệu GT2B.
+ Mỗi kiểu trên có kích cỡ và tỉ số truyền khác nhau.
Công dụng chủ yếu của sản phẩm hộp giảm tốc: Hộp giảm tốc bánh răng trụ một cấp
và hai cấp nằm ngang được dùng trong hệ thống truyền dẫn của các máy móc thiết bị,
nhằm thay đổi tốc độ của hệ thống nó được dùng khá rộng rãi trong các ngành công
nghiệp.
Ưu điểm của hộp giảm tốc :
Làm việc được trong điều kiện tải trọng thay đổi và gián đoạn, hiệu suất truyền động
cao, có thể quay hai chiều, hoạt động trong môi trường t < 50 độ và không có axit.
Ngoài ra công ty còn chế tạo các chi tiết dạng trục, bánh răng,…
Cao Công Mạnh – CTM9

18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Công ty Cơ khí Duyên Hải

Hộp giảm tốc

Chi tiết dạng trục

Cao Công Mạnh – CTM9

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

Chi tiết bánh răng
2.2. Dạng sản xuất
Dạng sản suất chính của nhà máy là sản suất đơn chiếc. Đặc điểm chính của dạng
sản suất này là sản lượng hàng năm ít, thường từ một đến vài chục chiếc, sản phẩm không
ổn định do chủng loại nhiều, chu kỳ chế tạo lại không được xác định. Dạng sản suất này
chỉ sử dụng các trang thiết bị,dụng cụ công nghệ vạn năng, sản xuất đạt năng suất thấp,
chất lượng sản phẩm chưa cao, phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề của công nhân

2.3. Quy trình công nghệ của các sản phẩm chính của đơn vị.
Mô tả kết cấu sơ lược
Vỏ hộp giảm tốc được chế tạo thành hai phần gồm: Thân hộp và nắp hộp đúc bằng
gang GX21-40.
Các trục mang bánh răng truyền động nằm song song với nhau trên một mặt phẳng
ngang, toàn bộ chi tiết nằm trong hộp kín do đó làm việc được ở nơi có nhiều bụi.
Đầu vào trục nhanh của hộp giảm tốc có hình dạng côn, đầu ra có dạng hình trụ.

Các bánh răng truyền động thuộc loại răng nghiêng, dạng răng thân khai .Phía trên
nắp hộp là cửa quan sát phía trong hộp khi cần thiết để đổ dầu bôi trơn.
Giữa thân có núm đặt que thăm dầu để kiểm tra mức dầu bôi trơn, dưới sát đáy thân
hộp là nút tháo dầu cặn.
Việc lựa chọn sao cho hộp giảm tốc sử dụng đúng với công suất chế độ làm việc
nhiệt độ môi trường xung quanh là quan trọng và cần thiết vì nó đảm bảo tuổi thọ thời
gian làm việc của hộp ổn định lâu dài.
2.3.1. Quy trình công nghệ gia công hộp giảm tốc.

• Nguyên công 1: phay mặt đáy.
• Nguyên công 2: phay mặt lắp ghép.
• Nguyên công 3: cào rà mặt lắp ghép, mài sơ bộ.
Cao Công Mạnh – CTM9

20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

• Nguyên công 4: khoan lỗ bắt bộ.
• Nguyên công 5: đóng chốt định vị.
• Nguyên công 6: phay mặt đầu.
• Nguyên công 7: tiện lỗ trên máy doa.
• Nguyên công 8: tiện tinh lỗ cắt rãnh đầu.
• Nguyên công 9: lấy dấu khoan, ta rô lắp quan sát
2.3.2. Quy trình công nghệ gia công trục vít.



Nguyên công 1: Khoả mặt đầu và khoan tâm một đầu trục



Nguyên công 2: Khỏa mặt đầu và khoan tâm còn lại



Nguyên công 3: Tiện thô nửa trục



Nguyên công 4: Tiện thô nửa trục còn lại



Nguyên công 5: Tiện tinh nửa trục



Nguyên công 6: Tiện tinh nửa trục còn lại



Nguyên công 7: Phay then



Nguyên công 8: Phay răng




Nguyên công 9: Tôi đỉnh răng và cổ trục



Nguyên công 10: Mài cổ trục ∅50 và ∅63 và mài côn ∅50



Nguyên công 11: Mài cổ trục ∅50 và ∅63 đầu còn lại



Nguyên công 12: Kiểm tra
2.3.3. Quy trình công nghệ gia công bánh vít.

• Nguyên công 1: tiện mặt đầu, tiện lỗ moay-ơ
• Nguyên công 2: tiện mặt trụ ngoài và mặt đầu còn lại moay ơ.
• Nguyên công 3: xọc rãnh then.
• Nguyên công 4: tiện mặt trụ ngoài mặt đầu của vành bánh vít.
• Nguyên công 5 :tiện mặt mặt trụ trong tiện mặt đầu còn
• Nguyên công 6: lắp ghép moay ơ với vành trục vít.
• Nguyên công 7: khoan lỗ định vị và lỗ ghép vít.
Cao Công Mạnh – CTM9

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Công ty Cơ khí Duyên Hải

• Nguyên công 8: phay răng bánh vít.
• Nguyên công 9: nhiệt luyện
• Nguyên công 10: kiểm tra
2.3.3. Quy trình công nghệ gia công bánh răng.

• Nguyên công 1: phay mặt đầu.
• Nguyên công 2 :tiện mặt trụ ngoài.
• Nguyên công 3: tiện mặt trụ trong.
• Nguyên công 4: xọc răng.
• Nguyên công 5: phay then.
• Nguyên công 6: nhiệt luyện bề mặt răng.
• Nguyên công 7: mài răng.

2.4. Các đồ gá được ứng dụng trong sản xuất
Đồ gá được ứng dụng trong sản xuất của phân xưởng máy chủ yếu là những đồ gá
đơn giản như:
+ Trên máy tiện chủ yếu là dùng mâm cặp, mũi tâm hoặc là hai mũi tâm. Đối với chi tiết trụ
cỡ lớn thì sử dụng thêm Luynet để tăng độ cứng vững hoặc các gối đỡ tự lựa.

Cao Công Mạnh – CTM9

22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải


Đồ gá trên máy tiện.(1:mâm cặp 2:mũi chống tâm sau.)

Luynet tăng cứng

Cao Công Mạnh – CTM9

23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

+ Trên

máy
phay, khoan, bào
thì đồ gá sử
dụng là các êtô,
khối V, đối
với chi tiết cần
khoan
nhiều lỗ thì sử
dụng đồ gá là mâm cặp có lắp cơ cấu phân độ đơn giản hoặc phân độ vi sai.

Ê tô
+ Thường gá chi tiết trực tiếp trên bàn máy sử dụng bu lông , đai ốc và bạc chữ U,
lắp vào bàn máy qua rãnh chữ T


Cao Công Mạnh – CTM9

24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty Cơ khí Duyên Hải

Bàn máy và đòn kẹp bằng bu lông

Khối V

Cao Công Mạnh – CTM9

25


×