Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.47 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================

NGÔ QUANG DUY

VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

==================

NGÔ QUANG DUY

VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 03 08

Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Thị Phượng


Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS Ngô Thị Phượng. Các số liệu, tài liệu tham khảo
trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Tác giả luận văn

Ngô Quang Duy

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài .................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .......................................................... 8
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 9

6. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................... 9
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ....................................................................... 9
8. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 10
NỘI DUNG ...............................................................Error! Bookmark not defined.
Chương 1. XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH
QUYỀN CẤP XÃ Ở HÀ NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
......................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Nông thôn Việt Nam trong lịch sử và xây dựng nông thôn mới ở Việt
Nam hiện nay ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Đặc điểm của nông thôn Việt Nam trong lịch sửError! Bookmark
not defined.
1.1.2. Nông thôn mới và những nội dung cơ bản trong xây dựng nông
thôn mới ở Việt Nam hiện nay ................. Error! Bookmark not defined.
Nông thôn mới ở Việt Nam ...................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Những yếu tố tác động đến xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện
nay............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Chính quyền cấp xã và chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Nam ...... Error!
Bookmark not defined.

ii


1.2.1. Đặc điểm của cấp xã và vị trí, vai trò, chức năng của chính quyền
cấp xã ........................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Khái quát về tỉnh Hà Nam và chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Nam
.................................................................. Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 1 ....................................................Error! Bookmark not defined.
Chương 2: VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRONG XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG,
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ....Error! Bookmark not defined.

2.1. Thực trạng vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn
mới ở Hà Nam hiện nay .............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Vai trò của chính quyền cấp xã trong triển khai, tổ chức thực hiện
xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam ........ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Vai trò của chính quyền cấp xã trong kiểm tra, giám sát quá trình
xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam ......... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Vai trò của chính quyền trong sự phối kết hợp với các Đoàn thể cấp
xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà NamError!

Bookmark

not

defined.
2.2. Hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với chính quyền cấp xã trong xây
dựng nông thôn mới ở Hà Nam ................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Hạn chế của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở
Hà Nam .................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với chính quyền cấp xã đối với quần
chúng nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam .............. Error!
Bookmark not defined.
2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hơn vai trò của chính
quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà NamError!
not defined.

iii

Bookmark



2.3.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ và quần chúng nhân dân về
xây dựng nông thôn mới .......................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền và các tổ chức
trong hệ thống chính trị cấp xã để xây dựng nông thôn mới ............ Error!
Bookmark not defined.
2.3.3. Nâng cao tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ cấp xã trong
xây dựng nông thôn mới .......................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 2 ....................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ...............................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 11
BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

HĐND

Hội đồng nhân dân

NĐ – CP

Nghị định - chính phủ

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

TW


Trung ương

XHCN

Xã hội chủ nghĩa
Ủy ban nhân dân

UBND

iv


v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm đa số trong dân
cư. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, nông dân chiếm hơn 90 % dân số,
đến nay nông dân vẫn chiếm khoảng 70% dân số cả nước. Vì vậy, phát triển
nông nghiệp, xây dựng nông thôn hiện đại có vị trí chiến lược quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời là nền tảng bảo đảm
phát triển kinh tế bền vững, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn vừa nhằm phát huy vai trò chiến lược của kinh tế nông
nghiệp và đội quân chủ lực nông dân đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
làm nền tảng vững chắc cho xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa nhằm nâng cao
đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần và xây dựng người nông dân mới - người
nông dân xã hội chủ nghĩa. Qua đó, nâng cao hơn nữa vị thế của giai cấp nông
dân trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân,
nông thôn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và
Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm, chăm lo đến vấn đề này. Điều đó
được thể hiện thông qua các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đối với vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn mà tiêu biểu là Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày
05/8/2008 tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới có
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch
vụ, đô thị theo quy hoạch. Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống
chính quyền cấp xã ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
1


Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, đất nước ta đã và đang đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các
lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.., trong đó, nổi lên vấn đề rất quan
trọng là xử lý mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Đổi mới
hệ thống chính trị là một nội dung quan trọng của đổi mới chính trị nhằm thực
hiện và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo động lực cho đổi mới và phát
triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở nước ta. Đổi mới
hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay phải đặc biệt chú trọng tới việc đổi mới
và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở theo tinh thần Nghị quyết
Hội nghị Trung ương năm khóa IX.
Trong hệ thống quản lý bốn cấp ở nước ta, cấp xã thuộc cấp cơ sở, là
cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị, quản lý địa bàn nông thôn. Cấp xã có
vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, gắn liền nông nghiệp, nông thôn và nông
dân. Tỉnh Hà Nam hiện nay có 117 đơn vị cấp cơ sở, trong đó có 100 xã, 7 thị
trấn, 10 phường. Như vậy, trong số đơn vị cấp cơ sở của tỉnh Hà Nam, cấp xã

là chủ yếu, chiếm tới 85% đơn vị cấp cơ sở. Trong quá trình đổi mới đất
nước, đặc biệt là đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị, hệ thống chính
quyền cấp xã ở tỉnh Hà Nam đang tiếp tục được kiện toàn về tổ chức, hoạt
động cũng như đội ngũ cán bộ. Trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới, chính quyền cấp xã có vai trò đặc biệt
quan trọng.
Mặc dù vậy, hoạt động hệ thống chính quyền cấp xã vẫn còn nhiều hạn
chế nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Cụ thể là, tổ chức bộ máy của hệ
thống chính quyền còn nhiều bất cập, hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa đáp
ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong quá trình
xây dựng nông thôn mới. Sự phân công và phối hợp giữa chính quyền với tổ
chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội chưa cụ thể, rõ ràng, minh bạch.
Công tác tổ chức cán bộ tiến hành còn chậm, chưa kiên quyết. Năng lực và
2


trình độ của cán bộ chưa đáp ứng được chức năng nhiệm vụ. Tình trạng quan
liêu, tham nhũng, mất đoàn kết nội bộ vẫn còn xảy ra ở một số nơi. Một bộ
phận cán bộ cấp xã thoái hóa, biến chất vừa vi phạm quyền làm chủ của nhân
dân vừa tham ô, tham nhũng làm mất lòng tin trong nhân dân.
Những hạn chế, yếu kém trên của hệ thống chính quyền đã và đang tác
động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói
chung và quá trình xây dựng nông thôn mới nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu
khách quan cho việc nhận thức đúng đắn vai trò của hệ thống chính quyền cấp
xã trong việc xây dựng nông thôn mới. Đồng thời có những quan điểm, giải
pháp phù hợp để đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ
sở nông thôn Hà Nam nhằm phát huy những thế mạnh của tỉnh, hạn chế
những yếu kém, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng
cao đời sống cho nhân dân ở nông thôn. Xây dựng nông thôn mới và hệ thống
chính quyền cấp xã ở nông thôn là những vấn đề quan trọng, bức xúc hiện

nay, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu một cách nghiêm túc cả trên lĩnh vực lý
luận và thực tiễn để giải quyết kịp thời những khó khăn ở chính cơ sở.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Vai trò của chính quyền
cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay” làm đề tài luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài luận văn. Các công trình đó được chia thành hai nhóm vấn đề:
Thứ nhất, nghiên cứu về chính quyền cấp xã, có một số công trình tiêu
biểu sau:
"Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
trong giai đoạn hiện nay ở nước ta", của tác giả Bùi Tiến Quý, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2000. Ở công trình này, Tác giả đã trình bày khá rõ cơ
cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của các bộ phận trong bộ máy chính
3


quyền cấp cơ sở, qua đó cho thấy hoạt động của chính quyền cấp cơ sở ở địa
trong giai đoạn hiện nay.
"Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước cấp xã" của hai tác giả Thang
Văn Phúc và Chu Văn Thành, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Ban Tổ
chức Cán bộ chính phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. Các tác giả đã
khái quát đặc điểm, chức năng của chính quyền cấp xã và vai trò của chính
quyền trong việc quản lý nhà nước ở địa phương. Từ đó thấy được chức năng
nhiệm vụ của đội ngũ chính quyền cấp xã, tổ chức chính quyền ở địa phương
là nơi trực tiếp điều hành quản lý ở nông thôn.
"Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam", do tác giả
Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Cuốn
sách tập hợp các bải tham luận của các nhà khoa học và quản lý Nhà nước
trình bày trong Hội thảo khoa học về kiến nghị các giải pháp cải cách hành

chính giai đoạn 2001- 2005 của Học viện Hành chính quốc gia. Đồng thời,
cuốn sách cuãng đã phân tích các tiến trình cải cách hành chính ở nước ta
những năm qua, nguyên nhân, những hạn chế, kiến nghị một số giải pháp cơ
bản thúc đẩy cải cách hành chính của Việt Nam trong thời gian tới.
"Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta
hiện nay", của hai tác giả Nguyễn Văn Sáu và Hồ Văn Thông (chủ biên),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Các tác giả đã trình bày, phân tích quy
chế dân chủ ở cấp cơ sở việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ ở cấp cơ sở,
đánh giá những kết quả, hạn chế, bất cập trong thực hiện quy chế dân chủ cơ
sở trong giai đoạn hiện nay.
“Hệ thống chính trị cơ sở - đặc điểm, xu hướng và giải pháp”, của tác
giả Vũ Hoàng Công, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2002. Công trình
này đã phân tích một cách khoa học - thực tiễn về đặc điểm của hệ thống
chính trị cấp cơ sở đồng thời dự báo xu hướng vận động của hệ thống đó. Từ
đó đề xuất nhiều giải pháp có giá trị để phát huy vai trò của hệ thống chính trị
cấp cơ sở ở nước ta.

4


“Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay”, của tác giả
Hoàng Chí Bảo, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2005. Công trình này đã
đi sâu phân tích đặc điểm của cấp cơ sở, thực trạng cơ cấu tổ chức và của hệ
thống chính trị ở cơ sở nông thôn, từ đó đề ra những quan điểm và giải pháp
nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở
nông thôn…
Các công trình nghiên cứu trên đây đã đi vào tìm hiểu những khía cạnh
khác nhau của hệ thống chính trị ở cơ sở, phân tích, lý giải về yêu cầu và cách
thức tổ chức, hoạt động để đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện tốt quy chế
dân chủ ở cơ sở.

Thứ hai, nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới, có một số công trình
tiêu biểu như sau:
“Những quy định pháp luật và công tác văn hóa xã hội ở cơ sở và xây
dựng nông thôn mới”, của tác giả Bùi Văn Thấm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, năm 2003. Công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập và giới thiệu các
quy định của Nhà nước về công tác văn hóa xã hội và quy định về nông thôn
mới, về việc xây dựng nông thôn mới ở các vùng miền của đất nước, trong đó,
nhấn mạnh miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
“Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - quá khứ
và hiện tại” của tác giả Nguyễn Văn Bích, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
năm 2000. Cuốn sách này tác giả đã phân tích những sự thay đổi cơ bản trong
cơ cấu kinh tế nông nghiệp và đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn
Việt Nam sau hơn hai mươi năm đổi mới.
“Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam”, của tác giả
Nguyễn Hữu Tiến, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội năm 2007. Cuốn sách là tập
hợp các công trình nghiên cứu của tác giả trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở
nông thôn. Qua đó thấy được những tồn tại và hạn chế của việc phát triển kinh
tế xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
5


“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau”, của
chuyên gia nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, tác giả Đặng
Kim Sơn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008. Công trình này đã nêu
lên thực trạng các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay,
những thành tựu cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Xuất phát
từ thực tiễn đó, tác giả đã đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách
nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng phát triển.
“Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp
Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Từ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm

2008. Công trình này không chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản về hội nhập
kinh tế quốc tế, các hiệp định thương mại khu vực và toàn cầu liên quan đến
nông nghiệp nói chung và đến ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng, những
ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển nông nghiệp Việt Nam
trong thời gian qua, mà còn nêu lên quan điểm và những giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển nền nông nghiệp nước ta trong xu hướng hội nhập quốc tế.
“Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do tác giả
Vũ Văn Phúc chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2012. Công
trình này là tập hợp các bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan
Trung ương, địa phương, các ngành, các cấp về xây dựng nông thôn mới ở
Việt Nam, gồm những vấn đề lý luận chung về nông thôn mới, kinh nghiệm
quốc tề về xây dựng nông thôn mới, thực tiễn và kết quả bước đầu trong xây
dựng nông thôn mới ở một số địa bàn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các địa
bàn thí điểm xây dựng nông thôn mới.
“Nhìn lại hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới: Kết quả và một số bài học kinh nghiệm” của Phó Thủ tướng,
Trưởng ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,
Tạp chí Cộng sản, (số 94), năm 2014, tr.8-14. Bài viết đã trình bày những kết
quả quan trọng bước đầu trong hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu
6


quốc gia xây dựng nông thôn mới căn cứ và 19 tiêu chí của nông thôn mới.
Đồng thời bài viết cũng khái quát những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc từ các
cấp chính quyền địa phương, cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện
đến nguồn vốn đầu tư cho Chương trình, từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ
yếu tiếp túc đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong
thời gian tiếp theo…
Ngoài các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên, vấn đề nông nghiệp, nông
thôn, nông dân và vấn đề xây dựng nông thôn mới còn là tiêu điểm trong

nhiều tạp chí như tạp chí Nông thôn mới, tạp chí Xây dựng Đảng, tạp chí
Nghiên cứu lý luận… với nhiều bài viết như: Bài viết của tác giả Thanh An
đăng trên tạp chí Nông thôn mới số 278 (kỳ 1, tháng 9/2010) với nhan đề “Gỡ
thế cho “tam nông” phát triển là cơ hội để nông dân làm giàu”. Bài viết đã đề
cập đến các ý kiến khác nhau trong việc tạo hướng đi mới cho nông nghiệp,
nông dân Việt Nam hiện nay.
Bài viết của tác giả Hải Sơn đăng trên tạp chí Nông thôn mới số 279 (kỳ
2, tháng 9/2010) với nhan đề “Thi đua xây dựng nông thôn mới việc lớn phải
làm đến cùng”. Bài viết đã đề cập đến vai trò, tầm quan trọng của việc xây
dựng nông thôn mới đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Đắc đăng trên tạp chí Nông thôn mới số
290 (kỳ 1, tháng 3/2011) với nhan đề: “Kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng nông
thôn mới từ Trung ương đến cơ sở”. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu đề cập
đến việc củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ Trung
ương đến cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng nông thôn
mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Bài viết của tác giả Hồng Chương đăng trên tạp chí Xây dựng Đảng số
3/2011 với nhan đề: “Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ xã trong việc quy hoạch
xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình”. Trong bài viết này, tác giả đã đi sâu
7


phân tích vai trò của Đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong việc quy
hoạch xây dựng nông thôn mới…
Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu và bài viết khác về hệ thống
chính quyền cấp xã và vấn đề xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
Các công trình nghiên cứu mặc dù đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau
của hệ thống chính trị cấp cơ sở, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và
vấn đề xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay, tuy nhiên, việc nghiên
cứu vai trò của hệ thống chính quyền cơ sở ở từng địa phương vẫn còn rất

khiêm tốn. Đặc biệt, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống vai trò của chính quyền cấp xã đối với việc xây dựng nông thôn mới ở
Hà Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Từ vị trí vai trò của chính quyến cấp xã, luận văn trình bày
thực trạng thực hiện vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn
mới ở Hà Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của
chính quyền cấp cơ sở, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở địa
phương hiện nay.
Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình bày đặc điểm nông thôn Việt Nam và những nội dung cơ bản
trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích các yếu tố tác động đến xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.
- Khái quát vai trò của chính quyền cấp xã và vai trò của chính quyền cấp
xã ở Hà Nam.
- Trình bày thành tựu và hạn chế trong thực hiện vai trò của chính quyền
cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính quyền cấp xã
trong việc xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay.
8


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được triển khai nghiên cứu trên cơ sở quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về vai trò của chính quyền cấp xã. Đồng thời, luận văn
cũng kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu trước về chính
quyền cấp xã và vai trò của chính quyền cấp xã đối với việc xây dựng nông
thôn mới.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên

cứu logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, khảo sát thực tiễn...
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng
nông thôn mới ở Hà Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát vai trò của
chính quyền cấp xã trong việc xây dựng nông thôn mới từ năm 2009 đến nay
ở Hà Nam.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn làm rõ vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông
thôn mới ở Hà Nam, từ đó đề ra một số giải pháp cho việc phát huy hiệu quả
việc xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ những khía cạnh lý luận về
vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu
tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề liên quan
tới chính quyền cấp xã. Đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo để tuyên
truyền đối với công tác xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, trong đó
đưa ra những bất cập của đội ngũ chính quyền cấp xã và một số giải pháp
9


nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của bộ máy chính quyền cấp xã trong xây
dựng nông thôn mới hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.

10



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Dân vận Trung ương (2002), Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hà Nam, Lịch sử tỉnh Hà Nam, Nxb Văn hóa
thông tin.
3. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (1995), Hội thảo bàn về cải cách hành chính
địa phương, vụ chính quyền địa phương, Kỷ yếu đề tài khoa học, Hà Nội.
4. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước
(2000), Chính quyền cấp xã và quản lý Nhà nước ở cấp xã, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
5. Ban Tổ chức Cán bộ chính phủ (1993), Sổ tay công tác chính quyền, Hà Nội.
6. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 5, khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương (2006), Tài liệu tham khảo phục vụ
nghiên cứu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ nội vụ - Viện nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước (2004), Hệ thống
chính trị cơ sở - thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
9. Hoàng Chí Bảo (2005), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện
nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn Văn
Thọ, Trần Xuân Sầm (1999), Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị
nước ta trong giai đoạn mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai
mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa
cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.
11


13. Vũ Hoàng Công (2002), Hệ thống chính trị cơ sở - đặc điểm, xu hướng và
giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Cục Thống kê tỉnh Hà Nam (2008), Niên giám thống kê tỉnh Hà nam
2007 Nxb Thống kê, Hà Nội.
15. Phan Đại Doãn (1996), Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - một
số vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết của Bộ chính trị về một số vấn
đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban
chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban
chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Đào Thanh Hải (2006), Giới thiệu về các tổ chức chính trị - xã hội Việt
Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
24. Nguyễn Ngọc Hiến (2001) "Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính
ở Việt Nam" Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12


28. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Nghiên cứu một số vấn
đề nhằm củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự
nghiệp đổi mới và phát triển ở nước ta hiện nay, Báo cáo tóm tắt công
trình tổng quan và kiến nghị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
29. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Đề cương bài giảng
Chính trị học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Học viện Hành chính quốc gia (2007), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành
chính nhà nước, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
31. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2013), Những
vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị hành chính, Hà Nội.
32. Hội đồng chỉ đạo xuất bản sách Xã - Phường - Thị Trấn, Cẩm nang công
tác tổ chức – cán bộ xã, phường,thị trấn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn bộ giáo trình quốc gia các bộ
môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2008), Giáo trình
Chủ nghĩa xã hội Khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Tô Duy Hợp (2003), Định hướng phát triển làng - xã đồng bằng sông
Hồng ngày nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Khánh (2001), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (qua khảo sát
một số làng xã), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ( Sửa đổi) (1994),
Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
37. Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (Sửa đổi) (1994), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

38. Dương Xuân Ngọc (2000), Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã - một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13


39. Vũ Văn Ninh (2014), “Nhìn lại hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: kết quả và một số bài học kinh
nghiệm”, Tạp chí Cộng sản, (số 94), tr.8-14.
40. Nguyễn Trọng Phúc (2000), Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
41. Thang Văn Phúc và Chu Văn Thành (2000) "Chính quyền cấp xã và quản
lý nhà nước cấp xã" của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Ban Tổ chức
Cán bộ chính phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Thang Văn Phúc (2002), Vai trò của các hội trong đổi mới và phát triển
đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Vũ Văn Phúc (2012) Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Nguyễn Minh Phương (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ
sở đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, Tạp chí lý luận chính trị, số 7, tr30.
45. Bùi Tiến Quý (2000) "Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính
quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta", Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
46. Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn (2001), Con đường công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Chu Hữu Quý (1996), Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn,
nông nghiệp Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (2001), Cộng đồng làng xã Việt Nam
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Nguyễn Văn Sáu, Hồ văn Thông (2003), Thực hiện quy chế dân chủ và

xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

14


50. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm
nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Phan Xuân Sơn (2002), Các đoàn thể nhân dân trong việc đảm bảo dân
chủ ở cơ sở hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Phan Xuân Sơn (2010), Các chuyên đề bài giảng Chính trị học, Nxb
Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
53. Đỗ Thị Thạch, Phạm Thành Nam (2006), Hệ thống chính trị cấp cơ sở với
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân hiện nay, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội.
54. Hà Văn Tấn (1989), Làng, liên làng, siêu làng- mẫy suy nghĩ về phương
pháp, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
55. Bùi Văn Thấm (2003), Những quy định pháp luật và công tác văn hóa xã
hội ở cơ sở và xây dựng nông thôn mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Lê Minh Thông (2007), Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ
thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Nguyễn Hữu Tiến (2008), Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở
Việt Nam (Tuyển tập), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
58. Nguyễn Từ (2008), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát
triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. Tỉnh ủy Hà Nam (2010), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
60. Tỉnh ủy Hà Nam (2011), Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh

khóa XVII về chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Nam giai
đoạn 2011 - 2020, định hướng 2030.

15



×