Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của công ty cao su thanh hóa trong hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.61 KB, 91 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cao su là cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm của nó được dùng làm nguyên
liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và là nguồn xuất khẩu
mang lại giá trị kinh tế cao.
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện thuận lợi cho cây cao su phát
triển trên diện tích rộng và mang lại năng suất cao. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất
khẩu cao su lớn thứ 4 thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Với kết quả này,
cao su trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị xếp thứ 2 sau lúa gạo, chiếm tỷ
lệ cao trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm theo
hướng xuất khẩu ngày càng trở nên vô cùng quan trọng và quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Đẩy mạnh tiêu thụ hướng ra xuất khẩu, doanh nghiệp mới khai
thác được hết lợi thế cạnh tranh của mình, thay đổi phân công lao động, thực hiện
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ngoại tệ quan trọng
cho đất nước.
Công ty cao su Thanh Hóa là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tỉnh Thanh
Hóa, trực tiếp quản lý các nông trường trồng cao su, Xí nghiệp chế biến và Dịch vụ cao
su và Trung tâm quan lý chất lượng. Công ty cao su Thanh Hóa kinh doanh trong nhiều
lĩnh vực như : Làm mới giống cao su, chuyển giao công nghệ, thu mua mủ cao su và
đặc biệt là tiêu thụ các sản phẩm từ mủ cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu. Song từ thực trạng sản xuất của công ty, để đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh và
thúc đẩy xuất khẩu, công ty cần giải quyết những câu hỏi lớn sau:
Khối lượng mủ cao su chế biến và tiêu thụ hàng năm nên là bao nhiêu?
Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sản suất và tiêu thụ sản phẩm mủ cao
su của Công ty như thế nào?
Sản phẩm mủ cao su nào của Công ty được khách hàng ưa chuộng nhất?

1



Khách hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Công ty là ai và ở
đâu?
Công ty cần có những giải pháp nào nhằm xúc tiến tiêu thụ theo hướng xuất
khẩu?
Để góp phần trả lời các câu hỏi trên và giúp Công ty tìm ra cho mình hướng đi
đúng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mủ cao su trong tương lai, chúng tôi chọn
nghiên cứu đề tài:”Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm mủ
cao su của Công ty cao su Thanh Hóa trong hội nhập kinh tế quốc tế”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mủ cao
su của Công ty những năm qua, từ đó đề xuất định hướng và những giải pháp nhằm
đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm mủ cao su của Công ty trong tương lai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm các nông sản hàng hóa
nói chung và sản phẩm cao su nói riêng trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đánh giá thực trạng tiêu thụ các sản phẩm mủ cao su của Công ty cao su
Thanh Hóa trong những năm qua, từ đó phát hiện và phân tích các điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức trong tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Công ty cao su Thanh
Hóa trong hội nhập kinh tế quốc tế.
-

Nghiên cứu các căn cứ, định hướng, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu

nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Công ty cao su Thanh Hóa trong
những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
-


Các sản phẩm mủ cao su chủ yếu của Công ty (Các sản phẩm cao su định

chuẩn): SVR5, SVR3L, SVR10.
-

Các kênh tiêu thụ

2


-

Các hình thức tiêu thụ: Xuất khẩu trực tiếp, nội địa

-

Các khách hàng chủ yếu của Công ty.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Về không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu chủ yếu trên phạm vi hoạt động của Công ty cao su
Thanh Hóa. Một số nội dung chuyên sâu sẽ khảo sát tại một đơn vị khai thác, chế biến
và khách hàng.
1.3.2.2 Về thời gian
Đề tài được thực hiện từ 15/1/2010 đến 20/5/2010.
Các thông tin về thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mủ cao su được thu thập
từ năm 2007 đến năm 2009.
1.3.2.3 Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng tiêu thụ các sản phẩm mủ cao
su của Công ty trên thị trường trong nước và nước ngoài theo các hình thức tiêu thụ,

điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong tiêu thụ các sản phẩm của Công ty.
Nghiên cứu các căn cứ khoa học, định hướng và một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của Công ty cao su Thanh Hóa trong các năm tiếp theo.

3


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
MỦ CAO SU TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.1.1 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế đạt tới đỉnh cao
đòi hỏi phải đưa vào lưu thông quốc tế các yếu tố của quá trình tái sản xuất xã hội, dựa
trên sự phân công lao động toàn cầu, thông qua các loại hình kinh tế khác nhau giữa
các nước và do đó các nền kinh tế xâm nhập vào nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau,
chuyển hóa thành nền kinh tế toàn cầu.
Toàn cầu hóa là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ trong lực lương sản xuất,
dẫn đến phá vỡ sự biệt lập của các quốc gia, tạo ra sự gắn kết, sự tương tác giữa các
quốc gia, dân tộc trong sự vận động và phát triển. Thế giới hóa cũng có nghĩa là toàn
cầu hóa và quốc tế hóa. Quốc tế hóa, toàn cầu hóa là một quá trình, vì vậy nó khác với
các vấn đề toàn cầu. Tham gia vào các quá trình toàn cầu hóa chính là hội nhập kinh tế
quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế có nghĩa là gia nhập, tham gia vào một tổ chức chung,
một trào lưu chung của quốc tế, mỗi quốc gia trở thành một bộ phận trong tổng thể.
Hội nhập kinh tế quốc tế thường có nhiều mức độ từ nông đến sâu, từ một vài lĩnh vực
đến nhiều lĩnh vực, từ một vài nước đến nhiều nước.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là một tổ chức toàn cầu, Liên minh châu
Âu (EU) là một tổ chức khu vực có mức độ hội nhập kinh tế sâu trên nhiều lĩnh vực và
liên minh kinh tế lớn nhất thế giới. Trên con đường hội nhập – Việt Nam đã tham gia

ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Trước đó Việt Nam đã bình thường hoá với Ngân
hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế Giới, Quỷ tiền tệ quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam. Về
phương diện kinh tế thì hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động sau.
-

Mở cửa nền kinh tế, tự do hóa thương mại và đầu tư

4


-

Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

-

Thực hiện cải cách, đổi mới có chế chính sách trong nước

-

Thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực dịch vụ, thương mại dịch vụ, bản quyền

sở hữu trí tuệ, môi trường vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe con người.
2.1.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Đại hội IX của Đảng đã khẳng định “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời thực
hiện nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có
hiệu quả và bền vững”.
Thực hiện đường lối chủ trương hội nhập của Đảng, Chính phủ Việt Nam đã
triển khai tiến trình hội nhập. Năm 1992, Việt Nam đã khai thông được quan hệ với các

tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB.
Tháng 7 năm 1994 gia nhập ASEAN, và thực hiện CEPT/AFTA
Tháng 3 năm 1996 tham gia sáng lập ASEM.
Tháng 11 năm 1998 gia nhập APEC.
Tháng 7 năm 2000 ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ.
Từ năm 2002 thực hiện các cam kết và chương trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tháng 11 năm 2006 Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại
(WTO).
Những cơ hội và thách thức chủ yếu của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc
tế là:
* Về cơ hội: Khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam được
tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập
khẩu đã được cắt giảm ở các ngành dịch vụ, không bị phân biệt đối xử trong thương
mại.
Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định
của (WTO), môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện.

5


Gia nhập WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác
trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm
thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi
ích của đất nước, của doanh nghiệp.
Việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình
cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộ hơn, có
hiệu quả hơn.
Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới, việc
gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho Việt

Nam triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại.
* Về thách thức : Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, tính cạnh tranh sẽ diễn ra
gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn.
Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hóa là không đồng đều. Những
nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia, sự “phân
phối”lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm
chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, nguy cơ phá sản một bộ phận doanh
nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hóa giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó
đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn, phải quán triệt và thực
hiện thật tốt chủ trương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói, giảm
nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”. Hội
nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các
nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa
hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó
khăn không nhỏ.
Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường,
bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.

6


Thủ tướng đã nêu rõ: “Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, hội nhập kinh tế
quốc tế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ”. Cơ hội tự nó
không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tùy thuộc vào khả năng tận
dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến
đâu còn tùy thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta. Cơ hội và thách thức không phải
“nhất thành bất biến” mà luôn vận động, chuyển hóa và thách thức đối với này có thể
là cơ hội cho ngành khác phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để
vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng

được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những
khó khăn dại hạn rất khó khắc phục. Ở đây, nhân tố chủ quan nội lực của đất nước, tinh
thần tự lực tự cường của toàn dân tộc là quyết định nhất.
2.1.1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới sản xuất và xuất khẩu cao su Việt
Nam
a) Tác động tích cực
Hiện nay, cao su của Việt Nam được tự do thâm nhập thị trường thế giới và
thường được hưởng mức thuế thấp hoặc thuế tương đương với các đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên, khi gia nhập WTO, mức thuế nhập khẩu tại các nước thành viên sẽ thấp
hơn, tạo cơ hội thuận lợi cho các nước nhập khẩu cao su Việt Nam.
Trên thị trường Đài Loan, trước năm 2007 các sản phẩm cao su Việt Nam phải
chịu mức thuế phân biệt đối xử trong khi hầu hết các đối thủ cạnh tranh được miễn
thuế trên thị trường này. Một trong những thí dụ điển hình khác của việc phân biệt đối
xử là trước đây phí hạn ngạch được cấp cho những doanh nghiệp Trung Quốc nhập
khẩu cao su của Thái Lan, Malaysia, Indonesia chỉ bằng 60 – 65% so với lệ phí hạn
ngạch nhập khẩu cao su của Việt Nam. Chính tình trạng này đã khiến cho một số
doanh nghiệp của Trung Quốc tìm cách ép giá cao su của Việt Nam. Tuy nhiên, khi
Việt Nam tham gia vào WTO, sự phân biệt đối xử này sẽ bị loại trừ hoàn toàn bởi khi
đó Trung Quốc phải thực hiện nguyên tắc tối huệ quốc (MFN). Việc gia nhập WTO
chắc chắn sẽ khiến cho sản phẩm cao su của Việt Nam được đối xử công bằng hơn như

7


các nước thành viên khác và đó là cơ hội để Việt Nam có thể nâng cao năng lực cạnh
tranh trên thị trường thế giới và gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Với việc Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều
cơ hội ký kết hợp đồng với các đối tác ở nhiều nước là thành viên của WTO, tránh
được việc lệ thuộc xuất khẩu phần lớn vào một thị trường (như Trung Quốc hiện
nay), dễ gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi việc xuất khẩu vào nước đó không thuận

lợi hoặc có những khó khăn bất ngờ không tiên liệu trước sẽ gây ra những cú sốc
lớn, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu và các chiến lược, chính sách phát triển
trong nước của ngành.
Bên cạch đó, cơ hội về tăng thu hút đầu tư, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ
cao từ các nước phát triển và đang phát triển vào Việt Nam sẽ tăng lên. Việc tham
gia và chấp nhận các luật lệ, quy tắc của WTO sẽ như một chứng chỉ giúp cho Việt
Nam tạo dựng được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các nước thành
viên WTO. Trên cơ sở đó, những nhà đầu tư này sẽ yên tâm đầu tư vào Việt Nam
mà cao su là một ngành chắc chắn sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư bởi lẽ việc chế
biến cao su ở Việt Nam có thể được nói là còn nhiều tiềm năng và cơ hội để phát
triển. Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp chế biến cao su tại Việt Nam còn ít, khả
năng cạnh tranh còn chưa cao, nên có thể được coi chế biến cao su là một lĩnh vực
mới mẻ hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài. Về phía mình, các nhà sản xuất cao su
Việt Nam sẽ có cớ hội hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để liên doanh, liên kết
xây dựng các nhà máy chế biến mủ cao su để tạo ra cao su chế biến có hàm lượng
cao, chuyển đổi cơ cấu đầu tư vào Việt Nam sẽ tạo điều kiện tăng giá trị gia tăng
của ngành cao su từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu tinh. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư
tham gia vào thị trường Việt Nam còn có hiệu ứng nhập khẩu các máy móc, công
nghệ giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các nhà sản xuất Việt Nam qua đó cũng
được phát triển. Hệ quả là Việt Nam có thể chế biến, sản xuất ra các loại cao su có
chất lượng cao, nâng cao giá thành, cạnh tranh với các đổi thủ truyền thống như
Thái Lan, Malaysia, Indonesia, xuất khẩu sang các thị trường đòi hỏi chất lượng như

8


Nhật Bản, Mỹ, EU. Ngoài ra, việc đầu tư chuyển giao công nghệ diễn ra không chỉ ở
khâu chế biến mà còn ở khâu trồng và khai thác. Với công nghệ và kỹ thuật mới,
chắc chắn rằng Việt Nam có thể tạo ra những chủng loại cao su phù hợp với nhu
cầu thị trường thế giới hiện nay như sản phẩm cao su SVRS10, SVRS20, nâng

cao chất lượng mủ cao su, tăng năng suất, sản lượng, khắc phục được nhược
điểm cố hữu tồn tại bấy lâu nay của ngành trồng và khai thác cao su, góp phần
cạnh tranh trên thị trường trên thị trường thế giới.
Việc gia nhập WTO cũng tạo cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi,
các hình thức tín dụng, tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, …
Hiện nay, tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam và các công ty khác còn hạn
chế về vốn trong việc xây dựng, đầu tư, mở rộng các nhà máy cao su trong nước,
mua máy móc công nghệ hiện đại để sản xuất ra các loại cao su có chất lượng
cao như SVR 10, SVR 20 và mủ Latex theo tiêu chuẩn châu Âu phù hợp với nu
cầu của các nước phát triển như EU, Mỹ, Nhật. Việc này đã hạn chế rất nhiều
khả năng cạnh tranh của cao su Việt Nam trên thị trường đã hạn chế rất nhiều
khả năng cạnh tranh của cao su Việt Nam trên thị trường thế giới. Do vậy, với
việc có thêm nguồn vốn vay, hộ trợ từ các tổ chức tài chính nói trên, ngành cao
su Việt Nam sẽ có một bước tiến mới trong việc sản xuất và xuất khẩu.
Việc giảm thuế nhập khẩu của cao su sẽ không có ảnh hưởng nhiều tới
ngành cao su trong nước bởi hiện nay Việt Nam là nước cũng như giá xuất khẩu
của Việt Nam thấp hơn so với giá cao su của các nước xuất khẩu như Thái Lan,
Indonesia, Malaysia.
Về trợ cấp trực tiếp cho xuất khẩu cao su, hiện nay nhà nước không có
biện pháp trợ cấp xuất khẩu trực tiếp cho ngành cao su. Do vậy, khi Việt Nam
gia nhập WTO sẽ không phải bãi bỏ biện pháp trợ cấp xuất khẩu trực tiếp nào và
như vậy sẽ không ảnh hưởng tới việc xuất khẩu cao su. Có thể nói, việc Việt
Nam gia nhập WTO sẽ có nhiều ảnh hưởng tích cực tới việc sản xuất và xuất
khẩu cao su.

9


b. Tác động tiêu cực
- Giá dầu thô tăng cao đẩy giá các mặt hàng liên quan tăng cao đưa đến lạm phát

toàn cầu nhưng ở mức độ khác nhau theo từng quốc gia.
- Đồng đô la mất giá do nền kinh tế Mỹ suy thoái và chính sách của Mỹ để giải
quyết vấn đề thâm hụt thương mại.
Nguyên nhân về phía Việt Nam:
Tỷ lệ xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm đến 20% tổng lượng XK.
Thanh toán trong xuất nhập khẩu đến 90% là bằng đô la nên lệ thuộc nhiều.
Ngoại tệ từ các nguồn vốn FDI và Việt kiều tăng nhanh, thu hút tiền đồng
chuyển đổi lớn làm mất cân đối, ngân hàng phải tăng lãi suất để huy động tiền.
Lượng tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán. bất động sản tăng trưởng quá
nhanh (60% so với 20% trong năm 2007).
c) Những quy định bắt buộc khi Việt Nam là thành viên của WTO đối với xuất khẩu
nông sản
Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO), các ngành kinh tế đất nước sẽ có nhiều thay đổi. Đối với nông nghiệp,
những biến đổi do tác động của việc gia nhập WTO cũng không tránh khỏi. Cam kết
của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực nông nghiệp đã tác động đối với sản xuất, xuất
khẩu hàng nông sản của Việt Nam.
Tổ chức Thương mại thế giới đã thấy sự cần thiết phải đưa vấn đề nông nghiệp
vào trong khuôn khổ những nguyên tắc của mình nhằm chống lại một thực tế là giá cả
trên thị trường nông sản thế giới thường bị bóp méo. Bởi đây là mặt hàng có tính nhạy
cảm cao, luôn được các nước có chính sách duy trị bảo hộ cao, chặt chẽ và đồng thời
tìm cách hộ trợ cho xuất khẩu. Cụ thể, Hiệp định Nông Nghiệp (AOA), với mục tiêu
cải cách thương mại quốc tế đối với hàng nông sản theo hướng công bằng, bình đẳng,
góp phần củng cố vai trò của thị trường, đã yêu cầu các nước phải chấp nhận 2 điều
kiện: i) Giảm trợ cấp. bao gồm cả trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp sản xuất; ii) Tăng mức

10


độ mở cửa thị trường hay nói cách khác là tăng sự tiếp cận thị trường. Vì vậy, khi gia

nhập WTO nước ta cũng phải thực hiện những cam kết trên.
* Cam kết cắt giảm trợ cấp
Đối với trợ cấp xuất khẩu, nước ta cam kết bãi bỏ ngay trợ cấp xuất khẩu cho
hàng nông sản khi được chính thức kết nạp vào WTO. Tuy nhiên, chúng ta vẫn được
bảo lưu quyền thụ hưởng một số quy đinh riêng của WTO dành cho một nước đang
phát triển trong lĩnh vực này trong một thời gian nhất định.
Đối với trợ cấp sản xuất trong nước: Theo thông báo của Việt Nam cho WTO,
tổng mức hỗ trợ sản xuất trong nước (Ttal AMS) giai đoạn cơ sở 1999 – 2001 là
3.961,59 tỷ VND/năm. Các chính sách hỗ trợ của chúng ta đa phần nằm trong diện
“hộp xanh” và “Chương trình phát triển” dành cho các nước đang phát triẻn tầm trung
bình. Đây là những nhóm được tự do áp dụng. Tuy nhiên, trong một số năm tới, ngân
sách nước ta cũng đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này.
Ở nhóm hỗ trợ “hộp đỏ” nước ta vẫn được phép trợ cấp tối đa 10% giá trị sản
lượng hàng nông sản. Về nguyên tắc, những cam kết về việc loại bỏ trợ cấp đối với sản
xuất hàng nông sản không ngăn cản chúng ta tiếp tục hỗ trợ cho ngành sản xuất nông
sản của nước ta. Tuy vậy trong điều kiện ngân sách của Nhà nước còn hạn hẹp nhưng
chúng ta hoàn toàn không phải dễ dàng áp dụng được đầy đủ các yêu cầu của Hiệp
định nông nghiệp.
* Cam kết mở cửa thị trường hàng nông sản
Việc trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam có một số cơ hội
sang cạnh tranh tăng lên đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp tích cực như đấu
tranh chống phân biêt đối xử, tăng sản phẩm chế biến sâu, tăng cường nghiên cứu
thị trường…
Trong tiến trình đàm phán song phương với 28 đối tác và đàm phán đa
phương về mở cửa thị trường. Việt Nam đã cam kết giảm giá thuế nông sản 20% so
với mức thuế ưu đãi tối huệ quốc (MFN) hiện hành. tức là từ mức 23,5% như hiện
nay xuống còn 20% (tính theo mức thuế trong hạn ngạch của một số mặt hàng)

11



trong vòng từ 5 đến 7 năm tới. Mức độ giảm có sự khác nhau giữa các sản phẩm hoặc
nhóm sản phẩm. Khái quát chung là các sản phẩm chế biến hiện có mức thuế cao
(40%- 50%) thì bị yêu cầu giảm nhiều hơn so với nông sản thô.
Các mặt hàng nông sản thô chúng ta có khả năng xuất khẩu lớn như gạo, cà phê,
cao su, hạt tiêu… không giảm hoặc giảm rất ít vẫn sẽ áp dụng hạn ngạch thế quan
trong một thời gian nữa là đường, muối, trứng, gia cầm, thuốc lá.
* Cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng
Một trong những nguyên tắc của WTO là các thành viên phải thực hiện cạnh
tranh lành mạnh trong buôn bán quốc tế bằng cách cho nhau hưởng chế độ tối huệ quốc
(MNF) và chế độ đối xử quốc gia (NT). Để cạnh tranh lành mạnh các nước không được
sử dụng những biện pháp can thiệp của Nhà nước vào buôn bán quốc tế. Đáp ứng yêu
cầu này, Công ty cao su Thanh Hoá đã và đang từng bước tái cấu trúc lại doanh nghiệp
theo hướng cổ phần hoá.
d) Chủ trương chính sách của Việt Nam trong xuất khẩu cao su
Cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
của nước ta hiện nay. Vì vậy trong giai đoạn sắp tới yêu cầu phát triển đất nước là ra
sức phấn đấu, đưa nước ta thành nước công nghiệp. Yêu cầu đó đặt ra trong điều kiện
nền kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh hết sức gay gắt, hội nhập khu vực và thế
giới ngày càng mở rộng, làm nảy sinh nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi phải khắc
phục những khuyết tật của kinh tế quốc doanh nói chung.
Thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá nông
nghiệp, nông thôn một số chính sách của Việt Nam về phát triển sản xuất cao su đã
được thực thi.
Nghị Quyết số 15/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 của Quốc hội về việc
miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Nghị định 129/2003/NĐ – CP, ngày 3 tháng 11 năm 2003 của Chính Phủ quy
định chi tiết ban hành Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 của
Quốc hội về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.


12


Quyết định số 110/2002/QĐ – TTg ngày 21 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng
Chính Phủ về việc lập, sử dụng quản lý Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng.
Quyết định số 564/QĐ – HHCS, ngày 14-11-2006 của Chủ tịch Hiệp hội cao su
Việt Nam về việc ban hành “Quy chế quản lý tài chính Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cao
su”
Quyết định số 563/QĐ HHCS, ngày 14-11-2007 của Chủ tịch Hiệp hội cao su
Việt Nam về việc thành lập Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cao su.
Quyết định số 610/QĐ- HHCS, ngày 5-12-2006 của Chủ tịch Hiệp hội cao su
Việt Nam về việc thành lập Hội quản lý Quỹ bảo hiểm xuất khẩu cao su.
Quyết định số 621/QĐ- HHCS, ngày 07-12-2006 của Chủ tịch Hiệp hội cao su
Việt Nam về việc Ban hanh Quy chế hoạt động của Hội quản lý Qũ Bảo Hiểm xuất
khẩu cao su.
Quyết định số 248/2006/QĐ TTg ngày 30 tháng 10 năm 2006 của thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt
Nam.
Quyết định số 249/2006/QĐ – TTg ngày 30 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng
chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.
Quyết định số 966/QĐ –TTg ngày 17 tháng 07 năm 2006 của thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh giải đoạn 2006 – 2010 và định
hướng phát triển đến năm 2020 của Tổng công ty cao su Việt Nam.
Như vậy, các Nghị định và quyết định nêu trên đều hướng tới thúc đẩy sản xuất.
chế biến và xuất khẩu cao su của Việt Nam.
2.1.2. Lý luận về tiêu thụ sản phẩm
2.1.2.1 Sản phẩm
Theo quan niêm truyền thống sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý học, hoá
học, sinh học… có thể quan sát được, dùng để thoả mãn những nhu cầu cụ thể của sản
xuất hoặc đời sống.


13


Theo quan điểm marketing sản phẩm là thứ có khả năng thoả mãn nhu cầu
mong muốn của khách hàng cống hiến những lợi ích cho họ và có thể đưa ra chào bán
trên thị trường với khả năng thu hút, chú ý mua sắm và tiêu dùng. Theo đó, một sản
phẩm được cấu thành và hình thành từ hải yếu tố cơ bản.
-Yếu tố vật chất: Những đặc tính vật lý, hoá học, hình học, kể cả những đặc tính
đó có tính chất bao gói với chức năng bảo quản hàng hoá.
- Yếu tố phi vật chất: Tên gọi, nhãn hiệu, biểu trưng, cách sử dụng, cách thức
nhận biêt, dịch vụ, những thông tin về tập quán. thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách
hàng mà các nỗ lực Marketing phải hướng tới thoả mãn. Theo quan điểm này, sản
phẩm vừa là cái “đã có”, vừa là cái “đang và tiếp tục phát sinh” trong trạng thái biến
đổi không ngừng của nhu cầu. Ngày nay, người tiêu dùng hiện đại khi mua một sản
phẩm không những chú ý đến khía cạnh vật chất mà còn quan tâm đến nhiều khía cạnh
phi vật chất, khía cạnh hữu hình và cả yếu tố vô hình của sản phẩm.
2.1.2.2 Thị trường
Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, trao đổi. Như
vậy ở đâu diễn ra các hoạt động trên thì ở đó xuất hiện thị trường. Theo học thuyết của
Mác thì cần hiểu rằng thị trường là nơi diễn ra các mối quan hệ kinh tế, là nơi chứa
đựng tổng số cung, cầu, là nơi tập hợp nhu cầu của một loại hàng hoá nào đó.
Từ các khái niệm nêu trên cho thấy thị trường chứa đựng tổng số cung và tổng
số cầu về một lô hàng hoá, hay nhóm hàng hoá nào đó. Thị trường bao gồm các yếu tố
thời gian và yếu tố không gian, trên thị trường luôn diễn ra hoạt động mua, bán và các
mối quan hệ tiền tệ.
Chức năng của thị trường bao gồm:
+ Chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng hoá dịch vụ
+ Chức năng thực hiện giá cả

+ Chức năng điều tiết kích thích tiêu dùng xã hội
+ Chức năng thông tin thị trường

14


Các quy luật kinh tế thường xuất hiện trên thị trường là:
+ Quy luật giá trị: là quy luật cơ bản của nền sản xuất hàng hoá, quy luật này
yêu cầu trao đổi hàng hoá phải dựa trên chi phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
hàng hoá đó.
+ Quy luật cạnh tranh: Đây chính là cơ chế vận động của thị trường cạnh tranh
là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển mặt khác nó cũng đào thải những hàng hoá
không được thị trường chấp nhận.
+ Quy luật cung cầu: Quy luật cầu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá
cả và lượng cầu hàng hoá và dịch vụ, quy luật phản ánh mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa
giá cả và lượng cung về hàng hoá dịch vụ.
2.1.2.3 Giá cả
Quan niệm của các nhà kinh tế học cổ điển và các nhà kinh tế kinh điển chủ
nghĩa Mác thì: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Hàng hoá có 2 giá trị
sử dụng và giá trị hàng hoá. Thước đo giá trị hàng hoá là lao động xã hội cần thiết kết
tinh trong hàng hoá đó.
Như vậy, giá cả là biểu hiện bằng tiền của lượng lao động xã hội cần thiết kết
tinh trong hàng hoá đó.
Giá cả là một phạm trù kinh tế của sản xuất hàng hoá. Giá cả xuất hiện trong lưu
thông và trong thị trường, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, giá cả còn
thể hiện sự cạnh tranh, tranh dành về lợi ích kinh tế đồng thời phản ánh giá trị hàng
hoá, phản ánh cung cầu. Giá cả là yếu tố quan trong trong nền kinh tế, đặc biệt trong
nền kinh tế thị trường, giá cả là cơ sở quan trong để người sản xuất và tiêu dùng đưa ra
các quyết định khi tham gia thị trường. Như vậy, giá cả luôn biểu hiện tổng hợp các
mối quan hệ kinh tế, giá cả và thị trường có mối quan hệ chặt chẽ gắn bó với nhau, tác

động qua lại với nhau. Thị trường chi phối sự cấu tạo và mức độ hoàn thành giá, song
giá cả tuỳ lúc, tuỳ nơi cũng gây ra sự biến động mạnh mẽ tới sản xuất và tiêu dùng.
Sự hình thành giá cả phản ánh mối quan hệ cung cầu về hàng hoá và dịch vụ
trên thị trường. Trên thị trường người sản xuất và người tiêu dùng tuy đối lập nhau

15


trong việc thực hiện các chức năng riêng biệt của mình, nhưng trong quan hệ trao đổi
mua bán họ lại vừa có quan hệ hợp tác, vừa đấu tranh với nhau về giá để rồi cuối cùng
hai bên đều đi đến chấp nhận hình thành nên một mức giá nào đó gọi là giá thị trường
hay giá cân bằng. Giá cân bằng là mức giá tại đó lượng cung bằng lượng cầu, nghĩa là
lượng hàng cung ứng ra thị trường vừa đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
2.1.2.4 Kênh tiêu thụ sản phẩm
Kênh tiêu thụ sản phẩm là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở sản xuất
kinh doanh độc lập hay phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình tạo dòng vận chuyển
hàng hoá dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
Tham gia trong kênh tiêu thụ sản phẩm bao gồm các thành viên trung gian
thương mại từ nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý và môi giới.
Tuỳ thuộc số lượng các trung gian thương mại tham gia trong kênh tiêu thụ sản
phẩm mà có các loại kênh tiêu thụ khác nhau, như kênh tiêu thụ trực tiếp, kênh tiêu thụ
cấp 1, kênh tiêu thụ cấp 2…
Chức năng chủ yếu của kênh tiêu thụ sản phẩm là:
Làm cho các dòng chảy của kênh thông suốt, các dòng chảy của kênh tiêu thụ
sản phẩm gồm dòng vận chuyển, sản phẩm dịch vụ từ nơi sản xuất đến người tiêu
dùng, dòng chuyển quyền sở hửu hàng hoá, dòng thanh toán, dòng thông tin 2 chiều,
dòng xúc tiến hỗ trợ.
Thực hiện một số chức năng cụ thể của hoạt động tiêu thụ như thu thập thông
tin thị trường, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, đàm phán hợp đồng kinh tế,
phân phối sản phẩm, hoàn thiện hàng hoá, tài trợ và chia sẻ rủi ro.

2.1.2.5 Tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng
hoá, thông qua quá trình này hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái
tiền tệ và vòng chu chuyển “Hàng hoá - Tiền tệ - Hàng hoá” được thực hiện.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là
yếu tố quyết định tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như người sản xuất.

16


Tiêu thụ là quá trình hoạt động của doanh nghiệp làm cho sản phẩm trở thành
hàng hoá trên thị trường.
Như vậy có thể hiểu “tiêu thụ ” là quá trình chuyển hoá quyền sở hửu và quyền
sử dụng hàng hoá tiền tệ giữa các chủ thể kinh tế.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hoá thì khâu tiêu thụ dược
đánh giá là khâu quan trọng nhất, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các cơ
sở sản xuất kinh doanh. Có thể nói tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện vốn, vật
chất thành tiền tệ, quá trình này đòi hỏi đảm bảo tổng doanh thu của doanh nghiệp lớn
hơn tổng chi phí bỏ ra. Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt thì
công tác tiêu thụ sản phẩm là công việc vô cùng khó khăn buộc các doanh nghiệp phải
suy nghĩ.
Tiêu thụ sản phẩm có các vai trò sau:
+ Giúp cho sản xuất thích ứng với thị trường. Quan điểm tiêu thụ sản phẩm là
phát hiện nhu cầu khách hàng, đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chẳng
hạn, trong tiêu thụ sản phẩm mủ cao su khách hàng cần sản phẩm nào, số lượng bao
nhiêu, chất lượng, mẫu mã….
+ Tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu khách hàng được phát hiện, từ đó quyết định sản
xuất trên cơ sở lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, mở rộng sản xuất.
Sản phẩm mủ cao su được tiêu thụ càng nhiều về số lượng, chủng loại mẫu mã,
chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp sẽ đầu tư khai thác tiềm năng đất, giống, theo

hướng mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
+ Đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội
Thông qua tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp nắm bắt được xu thế tiêu dùng, để
đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội về số lượng chủng loại, chất lượng, thời gian và khả
năng thanh toán.
+ Giúp cho doanh nghiệp ra các quyết định có hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh. Tiêu thụ sản phẩm đã chỉ ra các nhà quản lý doanh nghiệp nên tác động ở khâu
nào, đầu tư vào sản phẩm nào có hiệu quả kinh tế.

17


Tổ chức tiêu thụ sản phẩm bao gồm nhiều nội dung, song có thể tổng hợp lại ở 3
mảng chính như sau:
Lập kế hoạch tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá có mục tiêu là bán hết các sản phẩm doanh nghiệp
tạo ra, với doanh thu tối đa và chi phí kinh doanh trong hoạt đông tiêu thụ tối thiểu. Sể
thực hiện thành công mục tiêu này thì doanh nghiệp phải lập kế hoạch tiêu thụ vào mỗi
kỳ kinh doanh. Thông thường thì người ta tiến hành các thủ tục sau:
Lựa chọn thị trường mục tiêu
Lựa chọn thương nhân giao dịch.
Lập kế hoạch tiêu thụ.
Đề ra các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ.
Tổ chức mạng lưới tiêu thụ
Xác định hệ thống tiêu thụ sản phẩm, việc xác định này phụ thuộc vào đặc điểm
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đặc điểm của sản phẩm hàng hoá mà
doanh nghiệp muốn tiêu thụ. Thực chất khi xác định hệ kênh tiêu thụ sản phẩm, doanh
nghiệp đã xác định các điểm bán hàng của mình và phải dựa trên các kết quả nghiên
cứu về thị trường.
Xây dựng trang thiết bị cho nơi bán hàng : Không những nhằm mục đích bán

hàng thuận lợi mà còn phải nhằm mục đích thu hút khách hàng.
Tổ chức bán hàng
Công tác quản trị nhân sự đòi hỏi phải tính toán và tuyển chọn đầy đủ lực lượng
cần thiết cho khâu bán hàng. Trên cơ sở thiết bị hiện có, việc bố trí, sắp đặt hàng là một
việc không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mà đòi hỏi nghệ thuật cao, có một chính sách giá cả
hợp lý cũng là chất xúc tác quan trọng nhằm tăng doanh thu bán hàng cho doanh
nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm

18


Thị trường tiêu thụ sản phẩm thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu sản
xuất và tiêu thụ. Nếu thị trường tiêu thụ chấp nhận sản phẩn thì quy mô sản xuất sẽ
được duy trị phát triển và mở rộng, ngược lại thì ngành sản xuất đó sẽ dẫn đến phá sản.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm tác động mạnh đến sản xuất của doanh nghiệp bởi
các quy luât cung - cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị… Thị trường là đối tượng
của sản xuất đồng thời nó cũng điều tiết sản xuất.
Chất lượng sản phẩm
Đó là những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thong số
có thể được và có thể so sánh được. Để giữ vững và nâng cao uy tín của sản phẩm, đảm
bảo cho qua trình sản xuất kinh doanh liên tục thì bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm
cách nâng cao chất lượng sản phẩm.
Giá bán sản phẩm
Đây là yếu tố chính quyết định tới việc mở rộng quy mô hay thu hẹp sản xuất
của các đơn vị sản xuất. Việc thay đổi giá cả trên thị trường dẫn tới các đơn vị sản xuất
có nên đầu tư mở rộng quy mô sản xuất hay không. Khi giá bán sản phẩm tăng thì các
doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng sản phẩm ra thị trường,khi giá bán
có xu hướng giảm lượng hàng hoá bán ra trên thị trường, thậm chí khi giá thấp ở một

mức nào đó chủ doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Thực tiễn sản xuất kinh doanh sản
phẩm trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến giá bán không
để mất khách hàng mà lợi nhuận đạt lớn nhất.
Cơ chế chính sách
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp chịu sự chi phối bởi
các quy luật thị trường cung, cầu, giá cả… Song sự tác động của Nhà nước tới thị
trường có ý nghĩa to lớn và giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Chính sách là những công cụ, biện pháp cụ thể của Nhà nước nhằm khắc phục tình
trạng trì trệ, điều chỉnh và định hướng các hoạt động kinh tế, hoạt động theo khuôn khổ
của pháp luật, theo đúng mục tiêu đã định trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng và
Nhà nước.

19


Ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý cũng như các yếu tố phát triển xã hội, việc huy
động nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển gặp nhiều khó khăn cả về chất và
lượng. Mặt khác do vị trí địa lý ảnh hưởng không nhỏ tới việc giao hàng, chi phí vận
chuyển lớn so với các doanh nghiệp trong ngành cao su.
Công ty cao su Thanh Hoá nằm ở tỉnh Thanh Hoá chịu sự chi phối của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm bốn mùa rõ rệt. Mùa hạ nhiều mưa nhiệt độ không
cao lắm, mùa đông mưa ít. Mặc dù vậy cũng ảnh hưởng không lớn tới quá trình chăm
sóc và khai thách cây cao su của Công ty cao su Thanh Hoá.
Tóm lại, việc tổ chức các hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ thúc đẩy nhanh quá
trình phân phối và lưu thông, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội, trên cơ sở đó
thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế.
Trong doanh nghiệp, kết quả hoạt động của tiêu thụ sản phẩm có tác động rất
lớn, nhiều khi đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả của quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Chính nhờ tiêu thụ mà doanh nghiệp có thể thu hồi được các

chi phí đã bỏ ra, thực hiện được mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác trong sản xuất
kinh doanh của mình. Kết quả của quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ phản ánh tính đúng
đắn của mục tiêu và chiến lược kinh doanh, chất lượng công tác của cả bộ máy quản lý
doanh nghiệp nói chung và bộ phận tiêu thụ sản phẩm nói riêng.
2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản phẩm mủ cao su
2.1.3.1 Đặc điểm kinh tế
Cây cao su có tên khoa học là Hévéa brasiliensis được tìm thấy trong tình trạng
hoang dại từ vùng châu thổ sông Amazone (Nam Mỹ), được nhân trồng với quy mô
lớn trên thế giới, năm 2000 đạt 9,43 triệu ha, Sản phẩm đặc biệt của cây cao su là mủ
cao su, một nguyên liệu cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Các sản
phẩm khác cũng có công dụng không kém phần quan trọng như gỗ, dầu hạt. Ngoài ra,
trồng cây cao su còn có tác dụng bảo vệ rừng sinh thái, cải thiện kinh tế xã hội ở các

20


vùng trung du, miền núi, vùng định cư của các dân tộc it người, góp phần bảo vệ an
ninh quốc phòng tại các vùng biên giới.
2.1.3.2 Đặc điểm kỹ thuật
Cây cao su thuộc dạng cây rừng lớn (đại mộc), nhưng khi được nhân
trồng thì cây được dành một khoảng diện tích 18 – 29m 2 /cây (mật độ trồng 400550 cây/ha), chu kỳ sống của cây được giới hạn từ 30-35 năm chia ra 2 thời kỳ:
Thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB): Là khoảng thời gian từ lúc trồng đến
khi được đưa vào khai thác (cạo mủ), thường từ 5-7 năm tuỳ theo điều kiện sinh
thái và chăm sóc. Cuối thời gian này, trong điều kiện tăng trưởng tốt, cây
thường cao khoảng 8-10m, vành than đo ở chiều cao 1m cách đất 50cm và tán
cây đã che phủ hầu như toàn bộ diện tích.
Thời kỳ kinh doanh (KD): Là thời gian khai thác mủ cây, từ 20 đến 25
năm từ lúc bắt đầu cạo mủ cho đến khi đốn hạ cây. Trong thời kỳ kinh doanh,
cây vẫn tiếp tục tăng trưởng tuy có chậm hơn với thời kỳ KTCB. Nhiệt độ thích
hợp cho cây cao su từ 25- 30 0 C, lượng mưa từ 1500-2000mm nước/năm, giờ

chiếu sáng tốt cho cây bình quân từ 1800 2800 giờ/năm và tối hảo là khoảng
1600 – 1700 giờ/năm.
Cây cao su sống ở tất cả các loại đất, đặc biệt ở các loại đất mà cây khác
không thể sống dược.
Độ cao thích hợp với các vùng đất có độ cao tương đối thấp: Dưới 200m.
Ở Việt Nam cao su thích hợp ở vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên và vùng
Duyên hải miền Trung và Khu IV cũ.
2.1.3.3 Đặc điểm sơ chế mủ cao su
Các sản phẩm thu được từ vườn cây dù ở dạng mủ nước hoặc mủ đông
thiên nhiên tại chỗ đều dễ hư hỏng và không sử dụng được ngay. Các sản phẩm
này phải qua sơ chế nhằm chuyển đổi từ dạng mủ tươi dễ hư hỏng sang dạng
cao su có thể tồn trữ trong thời gian dài và là mặt hàng có thể mua bán dễ dàng.
Dạng nguyên liệu sơ chế này còn gọi là cao su bán thành phẩm.

21


Các dạng cao su bán thành phẩm gồm: Mủ mủ khối theo sơ đồ sau :

Mủ
nước

Mủ
phụ
Đánh
đông

Mủ
khối
Mủ

khối

SVR5
SVR10

SVR3L

Sơ đồ 2.1 Các loại cao su sơ chế từ mủ nước và mủ phụ
Quy trình cụ thể chế biến mủ nước thành mủ khô (cao su khối) và mủ ly tâm
được thể hiện qua các sơ đồ 2.1.

22


Quy trình chế biến mủ nước và mủ phụ

Mủ phụ
Nguyên liệu

Mủ phụ
Nguyên liệu

Phân loại

Xác định DRC
%/PH

Xử lý hóa chất

Phối, trộn, xử lý

hóa

Đánh đông

Cán, sấy

Cán, băm, sấy, ép

Đóng bành

Sản phẩm

Sản phẩm

SVR10

SVRL, SVR3L

Sơ đồ 2.2 Các công đoạn sơ chế mủ nước và mủ phụ

23


Bảng 2.1 Các tiêu chí chất lượng sản phẩm mủ cao su SVR của Công ty cao su
Thanh Hóa
Chỉ tiêu
1. Hàm lượng chất bẩn tính bằng %, không lớn hơn
2. Hàm lượng chất bay hơi tính bằng %, không lơn
hơn
3. hàm lượng tro, tính bằng %, không lớn hơn

4. hàm lượng Nitơ tính bằng % không lớn hơn
5. Đợ dẻo đầu, không nhỏ hơn
6. Chỉ số duy trì độ dẻo (PRI), không nhỏ hơn
7. Chỉ số màu, mẫu hơn, không lớn hơn

SVR3L
0,03

SVR5
0,05

SVR10
0,08

0,5

0,6

0,6

0,8
0,8
0,8
0,6
0,6
0,6
35
30
30
60

60
50
6
Nguồn: Trung tâm quản lý chất lượng

2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm mủ cao su trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1.1 Trên thế giới
* Sản lượng sản xuất và tiêu thụ
Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp của các
nước có nền kinh tế mạnh ngày càng cao mà khối lượng sản xuất và tiêu thụ những
năm gần đây đều tăng mạnh.
Theo Tổ chức Nghiên cứu cao su thế giới (IRSG) sản lượng cao su thiên nhiên
(Natural mubbur) và cao su tổng hợp (Synthetic rubber) được tiêu thụ trong năm 2008
ước khoảng 22,93 triệu tấn, tăng hơn năm 2007 là 6,2% trong đó cao su thiên nhiên
được tiêu thụ là 9,73 triệu tấn (tăng 5,6%) và cao su tổng hợp vẫn chiếm ưu thế (58%),
còn cao su thiên nhiên chỉ chiếm 42% trong tổng nhu cầu cao su năm 2008, giảm nhẹ
so với năm 2007 (Bảng 2.2). Sản lượng cao su thiên nhiên đạt 9,91 triệu tấn, mức cung
cao hơn cầu so với năm 2008. Sản lượng cao su tổng hợp đạt được 13,57 triệu tấn năm
2009 tăng 6,6% so với năm 2008, sản lượng sản xuất cao hơn sản lượng tiêu thụ là 384
ngàn tấn, chứng tỏ phần nào đáp ứng được nhu cầu cao su tổng hợp năm 2009.

24


Bảng 2.2 Khối lượng cao su sản xuất và tiêu thụ giai đoạn từ 2007 – 2009 toàn thế giới
Hạng mục
Cao su
thiên
nhiên

Cao su
tổng
hợp
Tổng
lượng
cao su

Khối lượng (1000 tấn)

So sánh (%)

2007

2008

2009

08/07

09/08

BQ

Sản lượng sản xuất

8892

9686

9911


108,93

102,32

105,57

Khối lượng tiêu thụ

9082

9216

9734

101,48

105,62

103,53

Chênh lệch cung cầu

-190

470

177

-


-

-

Sản lượng sản xuất

12155

12736

13575

104,78

106,59

105,68

Khối lượng tiêu thụ

11895

12372

13191

104,01

106,62


105,61

Chênh lệch cung cầu

260

364

384

-

-

-

Sản lượng sản xuất

21047

22422

23486

104,75

106,5

105,64


Khối lượng tiêu thụ

20977

21588

22925

102,91

106,19

104,54

Chênh lệch cung cầu

70

834

561

-

-

-

43


43

42

-

-

-

Tỷ lệ NR/SR (%)

Nguồn :Hiệp hội cao su Việt Nam
Ghi chú: NR: Cao su thiên nhiên; SR: Cao su tổng hợp

25


×