Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh sóc trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.9 KB, 16 trang )

Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh Sóc
Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU-------------------------------------------------------------------------------------------1
CHƯƠNG I-----------------------------------------------------------------------------------------2
BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÀNH
LÂM NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN QUA------------------------2
I. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH SÓC TRĂNG..................................2
1. Diễn biến thời tiết............................................................................................................2
2. Tình hình xâm nhập mặn................................................................................................3
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÀNH LÂM NGHIỆP.........................................................3
1. Tình hình sản xuất ngành lâm nghiệp.............................................................................3
2. Định hướng phát triển ngành lâm nghiệp........................................................................3

CHƯƠNG II---------------------------------------------------------------------------------------4
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG LÂM NGHIỆP, ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ---------------4
I. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ................................4
1. Khả năng thay đổi ranh giới các hệ sinh thái rừng..........................................................4
2. Chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng.....................................................................6
3. Nguy cơ cháy rừng..........................................................................................................6
4. Thảm thực vật rừng.........................................................................................................7
5. Thu hẹp diện tích rừng ngập mặn do nước biển dâng ....................................................7
6. Nguy cơ sâu, dịch bệnh phá hoại rừng............................................................................8
7. Động vật và thực vật quý hiếm.......................................................................................9
II. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN
DÂNG...................................................................................................................................11
1. Phát triển, quản lý bền vững, trồng rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt là rừng ngập mặn
ven biển Vĩnh Châu, Trần Đề, Cù Lao Dung....................................................................11


2. Tăng cường phòng chống cháy rừng, bảo vệ và phát triển diện tích rừng tràm hiện nay
...........................................................................................................................................13
3. Chọn và nhân giống những loại cây rừng thích hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Sóc
Trăng và biến đổi khí hậu.................................................................................................13

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ--------------------------------------------------------------------14
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh Sóc
Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

MỞ ĐẦU
BĐKH đang được xem là vấn đề nóng bỏng nhất - yếu tố quan trọng, có tác
động toàn diện đến sự phát triển bền vững tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới
nói chung. Do ảnh hưởng của BĐKH, thiên tai trên phạm vi toàn cầu đã, đang và sẽ
xảy ra với tần suất nhiều hơn, phức tạp hơn, cường độ tăng mạnh hơn làm trầm trọng
thêm mức độ ảnh hưởng của thiên tai.
Sóc Trăng là tỉnh cuối nguồn sông Hậu nằm trong vùng ven biển vùng đồng
bằng sông Cửu Long, là tỉnh có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, có các hệ sinh thái
(HST) mặn ngọt lợ phong phú. Tuy nhiên trong thời gian qua, do những nguyên nhân
khác nhau, ĐDSH, các HST, đặc biệt là các HST rừng ngập mặn ven biển - HST có
ĐDSH cao nhất bị suy thoái đáng kể. Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng
ngập mặn ven biển, tác động xấu đến hệ sinh thái rừng tràm và rừng trồng trên đất bị
nhiễm phèn vùng trũng thấp khu vực Tây Bắc của tỉnh Sóc Trăng. Trong những năm
gần đây, rừng tuy có tăng lên về diện tích, nhưng chất lượng rừng không cao.
Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng cùng với hạn hán kéo dài sẽ làm thay đổi sự
phân bố và khả năng sinh trưởng của các loài thực vật và động vật rừng. Số lượng
quần thể các loài động thực vật rừng quý hiếm sẽ ngày càng suy kiệt và nguy cơ tuyệt
chủng tăng. Nhiệt độ tăng và hạn hán kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng, nhất là

HST rừng tràm khu vực nội đồng, vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng
lượng phát thải khí nhà kính, làm gia tăng BĐKH và tạo điều kiện cho một số loài sâu
bệnh hại rừng phát triển. BĐKH làm thay đổi số lượng và chất lượng hệ sinh thái rừng,
đa dạng sinh học. Chức năng và dịch vụ môi trường (điều tiết nguồn nước, điều hoà
khí hậu, chống xói mòn v.v…) và kinh tế của của rừng bị suy giảm. Nước biển dâng
và hạn hán làm giảm năng suất và diện tích cây trồng dẫn tới nhu cầu chuyển đổi rừng
sang đất sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy sản tăng.
Trước tình hình này, việc “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước
biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh Sóc Trăng và đề xuất kế hoạch ứng
phó” là nhu cầu cấp thiết hiện nay nhằm tìm ra phương hướng phát triển ngành lâm
nghiệp bền vững trong thời gian tới.

1


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh Sóc
Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

CHƯƠNG I
BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT NGÀNH LÂM NGHIỆP TỈNH SÓC
TRĂNG TRONG THỜI GIAN QUA
I. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
1. Diễn biến thời tiết
a) Nhiệt độ
Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 – 11 với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 với gió
mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình của tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2009 dao động trong
khoảng 26,6 – 26,90C, và đỉnh điểm là vào các năm 2005 – 2006 (đạt 26,90C), nhiệt độ thay đổi
thất thường không diễn ra theo bất kỳ quy luật nhất định và có xu hướng khắc nghiệt hơn như

“nóng thì càng nóng hơn và lạnh thì càng lạnh hơn”,
b) Lượng mưa
Trong những năm qua mưa thường đến sớm hơn, kéo dài và kết thúc muộn, chứ không
còn theo quy luật của mấy chục năm trước, Cụ thể trong năm 2007, 2008, mùa mưa kéo dài
mãi đến tháng 12 và tháng 1 năm sau, muộn hơn mấy năm trước hơn 1 tháng. Mùa lũ cũng có
độ trễ, đỉnh lũ thường xuất hiện muộn. Tình trạng mưa kéo dài, lũ về đạt đỉnh muộn và trùng
vào lúc triều cường hàng tháng khiến cho vùng hạ lưu nhiều nơi bị ngập. Tuy nhiên, đến năm
2009 thì mùa mưa lại đến muộn hơn (bắt đầu vào khoảng giữa tháng 5) khoảng 10 – 15 ngày
và kết thúc sớm hơn (cuối tháng 10),
c) Bão, áp thấp nhiệt đới
Số lượng các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Sóc Trăng
không nhiều. Tuy nhiên, những hiện tượng bất thường của thời tiết như sự hình thành của áp
thấp nhiệt đới ngay trên khu vực biển Đông, một số cơn bão có cường độ rất mạnh (cấp 12, trên
cấp 12) đã xảy ra; lốc xoáy cục bộ xuất hiện nhiều. Ảnh hưởng về tai biến thiên tai nặng nhất
trong những năm gần đây là cơn bão số 9 năm 2006 và trong năm 2007 là cơn bão số 7 gây
thiệt hại nặng nề và người và của. Riêng trong năm 2008 tuy là ảnh hưởng của hiện tượng La
Nina gây mưa nhiều trên diện rộng cả nước nhưng riêng tỉnh Sóc Trăng trong năm này lại
không ảnh hưởng trực tiếp nhiều.
d) Các yếu tố thời tiết cực đoan
Trong những năm qua, tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp. Các đợt nắng nóng, số
ngày nắng nóng, các đợt rét, số ngày rét, lốc xoáy đã có sự thay đổi, tăng lên và tác động ngày
càng lớn. Nắng nóng gay gắt trong mùa khô, mùa mưa có lượng mưa tương đối nhiều, thường
xuyên xảy ra lốc xoáy, giông, sét.
e) Hạn hán
Theo số liệu thống kê tình hình hạn hán tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2006
– 2010 với diễn biến phức tạp hơn cả về thời gian, mức độ và có xu hướng tăng đợt
hạn hán vào những năm sau kế tiếp. Cụ thể, theo nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường
2



Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh Sóc
Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

tỉnh Sóc Trăngvào năm 2006 xuất hiện 2 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 18/8 – 24/8, đợt 2
vào đầu tháng 9); năm 2007 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 5/6 – 9/6, đợt 2 từ
17/7 – 27/7, đợt 3 từ 5/9 – 10/9); năm 2008 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 2/6
– 8/6, đợt 2 từ 10/7 – 21/7, đợt 3 từ 22/8 – 31/8).
2. Tình hình xâm nhập mặn
Tại vị trí đo qua từng năm cho thấy độ mặn cao nhất tại các trạm đo tăng (năm
2005) do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời tiết nóng
trên toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, thời điểm nắng nóng và khô hạn kéo dài. Độ
mặn cao nhất của các năm 2006, 2007, 2008 và năm 2009 có diễn biến thất thường,
luôn ở mức thấp hơn TBNN và thấp hơn cùng kỳ 2005. Đến năm 2010 do mùa mưa
kết thúc sớm (cuối tháng 10) năm 2009, mực nước đầu nguồn sông Hậu tại Châu Đốc
xuống nhanh và ở mức thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó gió Đông Bắc hoạt
động khá mạnh và thủy triều vùng ven biển Đông ở mức cao nên từ đầu tháng 1/2010
đến nay mặn đã xâm nhập khá mạnh vào vùng cửa sông và đi sâu dần vào nội đồng, do
ảnh hưởng của hiện tượng El-nino nên trong các tháng 2, 3, 4 và những ngày đầu
tháng 5 thời tiết các nơi trong tỉnh tiếp tục khô hạn, mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào
các sông rạch trong tỉnh và đạt mức cao nhất năm 2010 là: tại Đại Ngãi độ mặn cao
nhất 11,6‰; tại Trần Đề 26,6‰; Long Phú 21,0‰; tại Thạnh Phú 16‰; và tại TP.Sóc
Trăng 5,2‰; An Lạc Tây 2,8‰.
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÀNH LÂM NGHIỆP
1. Tình hình sản xuất ngành lâm nghiệp
Giai đoạn 2001- 2005, GTSX lâm nghiệp tăng bình quân 6,6%, năm 2005 đạt 88,3 tỷ
đồng (giá hh) trong đó trồng và nuôi rừng 3,9 tỷ đồng, khai thác gỗ và lâm sản 82,3 tỷ đồng,
dịch vụ lâm nghiệp 2,1 tỷ đồng.
Cơ cấu rừng trồng từng bước được chuyển đổi theo hướng bảo vệ, phát triển rừng
phòng hộ đi đôi với phát triển rừng kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất ngành lâm nghiệp. Diện
tích rừng tập trung đến hết năm 2005 có 9.202 ha tăng 715 ha so với năm 2000, bao gồm rừng

sản xuất 4.494 ha chiếm 48,8%, rừng phòng hộ ven biển 4.454 ha chiếm 48,4% và rừng đặc
dụng 254 ha chiếm 2,8% diện tích rừng tập trung. Năm 2007, diện tích rừng phòng hộ của tỉnh
là 5.531 ha, rừng tập trung là 9.977 ha. Và đến năm 2009 tỉnh Sóc Trăng có 10.711,92 ha đất
lâm nghiệp được thống kê trong diện tích tự nhiên. Trong đó, rừng sản xuất 5.013,99 ha; rừng
phòng hộ 5.433,38 ha; rừng đặc dụng 264,55 ha, chủ yếu tập trung dọc theo bờ biển dài hơn 72.
2. Định hướng phát triển ngành lâm nghiệp
Tăng cường phát triển rừng theo hướng đa mục tiêu, kết hợp có hiệu quả giữa phòng hộ,
đặc dụng với kinh tế và tăng cường cảnh quan sinh thái. Tập trung khoanh vùng bảo vệ và ổn
định phát triển các rừng ngập mặn ven biển, vùng cửa sông và rừng chắn cát. Cơ bản duy trì
diện tích rừng hiện có nhưng chuyển đổi một số diện tích rừng sản xuất hiệu quả thấp sang cây
trồng khác để tăng hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Tăng diện tích rừng tập trung từ 12.228 ha
(2005) lên 12.500 ha gồm rừng sản xuất 6.214 ha, rừng phòng hộ 6000 ha (tăng 493 ha) và
rừng đặc dụng 286 ha đến năm 2010.
Giai đoạn 2011- 2020, ổn định diện tích rừng tập trung khoảng 13.000- 14.000 ha trong
đó rừng sản xuất 6.000 ha, rừng phòng hộ 7000 ha (tăng 1.493 ha) và rừng đặc dụng 286 ha; độ
che phủ của rừng kể cả cây lâu năm, cây phân tán (qui đổi) đạt 17% và 21-22% vào năm 2010
và 2015-2020.
3


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh Sóc
Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU VÀ
NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LÂM
NGHIỆP, ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ
I. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG
Theo báo cáo về Biến đổi khí hậu và Phát triển con người ở Việt Nam của
Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP, 2007,), từ năm 1900 đến năm

2000, mỗi thập kỷ, nhiệt độ trung bình ở Viêt Nam tăng 0,1 0C. Mùa hè trở nên nóng
hơn, với nhiệt độ trung bình tăng 0,1 - 0,30C/thập kỷ. So với năm 1990, nhiệt độ trung
bình năm 2050 sẽ tăng 1,4 - 1,50C và nhiệt độ trung bình năm 2100 sẽ tăng 2,5 - 2,80C.
Đất liền sẽ là nơi có nhiệt độ cao nhất. So với năm 1990, lượng mưa trung bình hàng
năm sẽ tăng 2,5 - 4,8 % vào năm 2050 và 4,7 - 8,8% vào năm 2100. Lượng mưa tăng
cao nhất ở phía Bắc Việt Nam và thấp nhất ở đồng bằng Nam bộ. Lượng mưa sẽ tập
trung hơn vào các tháng mùa mưa, hạn hán sẽ nghiêm trọng hơn vào mùa khô. Biến
đổi khí hậu đã và đang làm cho lượng mưa thay đổi bất thường và rất khác nhau theo
mùa và theo vùng (Schaefer, 2003). Lượng mưa hàng tháng đã giảm ở hầu hết các
vùng trong cả nước vào tháng 7 và 8, tăng lên vào tháng 9, 10 và 11 (Bộ TN và MT,
2003).
Rừng của tỉnh Sóc Trăng trước đây được phân chia làm 3 loại là: rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Rừng phòng hộ tập trung chủ yếu ở 3 huyện
vùng ven biển đó là Vĩnh Châu, Trần Đề và huyện Cù Lao Dung, rừng đặc dụng và
rừng sản xuất tập trung chủ yếu ở 3 huyện Ngã Năm, Châu Thành và Mỹ Tú. Rừng
ngập mặn đóng vai trò quan trọng đến phát triển bền vững của tỉnh chủ yếu là chống
xói mòn, mặn hoá, cát hoá đất ven biển, bảo vệ cân bằng sinh thái các vùng cửa sông
đồng thời phục vụ cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, khi nước biển dâng cao do tác
động của BĐKH thì diện tích rừng phòng hộ này sẽ giảm tác dụng của nó, xâm nhập
mặn sẽ tiến sâu vào trong nội đồng hơn, sạt lở diễn ra nhiều hơn. Thảm rừng ngập mặn
có độ che phủ cao trở nên trơ trọi, bị chia cắt; môi trường đất bị ô nhiễm do quá trình
phèn hóa gia tăng ở quy mô lớn; giảm đi quá trình bồi tụ phù sa do mất rừng; đa dạng
sinh học bị suy giảm nhanh chóng; mất cân bằng sinh thái.
Hiện tượng BĐKH sẽ làm gia tăng sóng, gió, bão, nhiệt độ,... gây ảnh hưởng
đến sự phát triển của rừng phòng hộ ven biển, làm giảm khả năng giữ đất, chắn sóng
của cây rừng. Khi rừng phòng hộ bị ảnh hưởng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và
đa dạng sinh thái trong khu vực nghiên cứu. Nhiệt độ tăng và nước biển dâng là 2 yếu
tố gây tác động nhiều nhất đến ngành lâm nghiệp – ngành kinh tế chiếm vị trí quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và có vai trò to lớn trong môi trường sinh thái
tỉnh Sóc Trăng. BĐKH làm gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa sẽ làm ảnh hưởng

đến thảm thực vật rừng và hệ sinh thái rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Tác
động của BĐKH, tính dễ bị tổn hại do BĐKH gây ra đối với:
1. Khả năng thay đổi ranh giới các hệ sinh thái rừng
Theo dự báo, dưới tác động của biến đổi khí hậu, ranh giới các hệ sinh thái rừng
tại Việt Nam nói chung có sự thay đổi: ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ
4


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh Sóc
Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

sinh có thể chuyển dịch, rừng cây họ dầu mở rộng lên phía Bắc và các dải cao hơn,
rừng rụng lá với nhiều cây chịu hạn phát triển mạnh. Riêng tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng,
việc thay đổi ranh giới có thể diễn ra đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.
Nhiệt độ, lượng mưa và bão là các yếu tố chủ yếu gây thay đổi ranh giới rừng
ngập mặn tỉnh Sóc Trăng.
Theo thống kê, đến năm 2009 tỉnh Sóc Trăng có 10.711,92 ha đất lâm nghiệp
được thống kê trong diện tích tự nhiên. Trong đó, rừng sản xuất 5.013,99 ha; rừng
phòng hộ 5.433,38 ha; rừng đặc dụng 264,55 ha, chủ yếu tập trung dọc theo bờ biển
dài hơn 72 km.
Tại khu vực nội đồng, theo thống kê thì diện tích rừng nằm tập trung tại 3 phân
trường Mỹ Phước, Thạnh Trị, Phú Lợi. Chủ yếu là rừng sản xuất (với các mô hình
phát triển nông lâm ngư nghiệp), trong đó phòng hộ môi trường chiếm tỷ lệ không
đáng kể (có tổng diện tích tự nhiên: 308 ha, trong đó diện tích rừng: 280,9 ha, diện tích
kênh mương, bờ: 7,3 ha, diện tích khác (xây dựng cơ sở hạ tầng): 19,8 ha).
Trong khi đó, sự phân bố của rừng phòng hộ khá dài (trải dài theo 72 km bờ
biển), phân bố tập trung ở ven biển các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề và Cù Lao Dung.
Trong đó, Vĩnh Châu là nơi có diện tích rừng phòng hộ cao nhất với 3.011 ha (chiếm
84,5% tổng diện tích rừng huyện Vĩnh Châu). Rừng phòng hộ đang đóng vai trò quan
trọng đến phát triển bền vững của tỉnh chủ yếu là chống xói mòn, mặn hoá, cát hoá đất

ven biển, bảo vệ cân bằng sinh thái các vùng cửa sông. Rừng ngập mặn tạo thành một
đai rừng hẹp bảo vệ bờ biển và đê biển khỏi các cơn sóng do bão, sóng, lũ lụt và làm
giảm xói lở.
Cùng với nhiệt độ, sự biến đổi của lượng mưa cũng có ảnh hưởng lớn đến sự
phân bố và phân vùng của các loài cây ngập mặn. Sở dĩ lượng mưa có ảnh hưởng đến
sự phân bố các quần xã và thành phần loài vì nó cung cấp nước cho đất, tăng cường
lượng nước ngọt chảy qua bề mặt, làm giảm nồng độ muối trong đất, nhất là vào thời
gian cây sinh trưởng mạnh mẽ (lúc cây con mới bén rễ và lúc cây ra hoa kết quả),
tránh cho cây khỏi bị “hạn sinh lý”do nồng độ muối cao. Vì vậy, mùa mưa thường
cũng là mùa ra hoa, kết quả và phát tán hạt giống của các cây ngập mặn. Tuy nhiên,
lượng mưa lớn không phải bao giờ cũng có lợi. Do ảnh hưởng của BĐKH nên các hiện
tượng mưa lớn thường xuyên xảy ra hơn cả về cường độ và thời gian. Khi mưa lớn chỉ
tập trung trong thời gian ngắn và nhiều tháng còn lại trong năm bị khô hạn sẽ gây ảnh
hưởng bất lợi phân bố của cây ngập mặn. Trong hoàn cảnh đó, mưa lớn sẽ lọc rửa hết
muối trong đất, ngược lại về mùa khô lượng muối trong đất lại quá cao.
Những nơi thường có mưa lớn bất thường và xuất hiện ngày càng thường xuyên
hơn, có ngày mưa tới 400 - 500 mm và thường tập trung vào mùa mưa (cũng có tần
xuất xuất hiện thường xuyên hơn do ảnh hưởng của BĐKH) nên lượng mưa càng lớn
hơn và làm đất ngập mặn bị lọc hết muối, nhất là khi con nước kém. Một số nơi, mưa
lớn đã cuối theo cát, sỏi ra các bãi lầy, lấp rễ hô hấp và phá huỷ cây con đang tái sinh.
Bởi vậy, sự phân bố cây ngập mặn ở đây sẽ ngày càng thưa và không đồng đều.
Ngoài ra, bờ biển Sóc Trăng, do các yếu tố tự nhiên tác động: dòng chảy sông
Mêkông, chế độ triều biển Đông và dòng chảy dọc bờ biển dưới ảnh hưởng gió mùa
tạo ra một quá trình bồi dần và xói lở năng động dọc theo đường bờ biển. Tình trạng
sạt lở ven biển Vĩnh Châu đã lên mức báo động, diện tích rừng bị xâm hại, không thể
trồng rừng mới tại khu vực này gây ảnh hưởng đến diện tích rừng tại khu vực này.
5


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh Sóc

Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

Trong tương lai, với tần suất và cường độ gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực
đoan, dâng cao mực nước biển thì diện tích rừng phòng hộ sẽ bị thu hẹp diện tích
nhanh chóng.
Một yếu tố nữa là bão. Bão với tần suất và cường độ ngày càng gia tăng sẽ tác
động đến HST rừng ngập mặn. Nhìn chung, RNM thường không thể phát triển được ở
những nơi chịu tác động trực tiếp theo chu kỳ năm của bão. Bão và triều cường đưa cát
vào bờ, làm cho các loài cây ngập mặn có rễ thở trên mặt đất bị vùi lấp và chết đứng.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, khi tốc độ gió là 5m/s thì nước biển tăng cao 10cm.
Khi tốc độ gió tới 10m/s thì nước biển tăng lên 20cm, nếu không có gió thì nước biển
chỉ tăng 4cm. Nước mặn, lợ vào đến đâu thì các loài cây ngập mặn theo dòng nước
vào sâu trong nội địa đến đó. Nước biển dâng tạo điều kiện cho một số loài cây ngập
mặn xâm lấn nội địa, giảm diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Nhiều loài động thực vật nước ngọt biến mất và thay vào đó là các loài nước lợ. Nước
biển dâng cũng ngăn cản sự bồi tụ của các bãi triều, ngăn cản sự tái sinh tự nhiên của
các loài cây ngập mặn tiên phong như mắm, bần chua.
Như vậy, ranh giới diện tich rừng có thể sẽ bị thu hẹp ở phía bên ngoài biển và
dần dần đi vào đất liền theo sự gia tăng độ mặn tại các cửa sông, rạch và các yếu tố
môi trường thuận lợi cho cây ngập mặn phát triển.
2. Chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng
Phân tích các mối quan hệ khí hậu và tăng trưởng cây rừng cho thấy sự suy
giảm trong tăng trưởng là kết quả của nhiệt độ nóng lên. Nhiệt độ cao kết hợp với ánh
sáng mặt trời dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn đến tăng cường quá trình đồng
hóa cây xanh. Tuy vậy, chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ
ẩm giảm.
Sự thay đổi về điều kiện thời tiết, với sự gia tăng về nhiệt độ và lượng mưa là
một trong những nhân tố hạn chế sự sinh trưởng của cây ngập mặn.
- Nhiệt độ cao bất thường gây ra hiện tượng cháy lá, nhất là vào những ngày
nước triều kiệt.

- Do ảnh hưởng của BĐKH nên các hiện tượng mưa lớn thường xuyên xảy ra
hơn cả về cường độ và thời gian. Khi mưa lớn chỉ tập trung trong thời gian ngắn và
nhiều tháng còn lại trong năm bị khô hạn sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến sự tăng trưởng
của cây ngập mặn. Trong hoàn cảnh đó, mưa lớn sẽ lọc rửa hết muối trong đất, ngược
lại về mùa khô lượng muối trong đất lại quá cao. Chính vì vậy, cây ngập mặn tại
những khu vực này thường bị ngừng sinh trưởng hoặc chết cây con.
Nhìn chung, biến đổi khí hậu làm giảm quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây rừng nói chung trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
3. Nguy cơ cháy rừng
Sự biến động phức tạp của thời tiết có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Có
thể nêu ra hai nhóm thời tiết cực hạn quan trọng nhất:
- Trước hết đó là khả năng tăng tần suất và mức độ gây hại của các hiện tượng
thiên nhiên như bão, lũ lụt. Mưa lũ tăng lên đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ ngập lụt
ở các vùng trũng vốn thường xuyên bị ngập, gây chua úng, xói lở đất làm ảnh hưởng
xấu đến sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và chất lượng cuộc sống của con người.
6


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh Sóc
Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

- Thời tiết cực hạn quan trọng thứ hai chính là hạn hán. Hạn hán đã gây nhiễm
mặn, nhiễm phèn ở các vùng trên địa bàn tỉnh đe dọa trực tiếp đến sản xuất, tới sự phát
triển và tính đa dạng sinh học của rừng ngập mặn và rừng tràm đồng thời làm tăng
nguy cơ cháy rừng. Đối với sản xuất lâm nghiệp, đây là loại thiên tai tồi tệ nhất, xảy ra
ngày càng nghiêm trọng với tần suất và quy mô ngày càng lớn gây nhiều thiệt hại và
kéo dài dai dẳng, trong đó hai yếu tố liên quan chặt chẽ tới biểu hiện của biến đổi khí
hậu là nhiệt độ và lượng mưa đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây nên cháy
rừng.
Nhiệt độ tăng, lượng mưa giảm sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng, khí hậu biến đổi

thường là yếu tố chi phối ảnh hưởng đến cháy rừng lớn, được sự hiện diện của các
nguồn đánh lửa (McKenzie et al., 2004). Trên quan điểm nông nghiệp, có thể thấy hạn
hán thường xảy ra vào mùa khô, nắng nóng, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều
lần, đã làm cây trồng khô héo nhanh chóng, làm tăng nguy cơ cháy rừng và làm chết
cây hàng loạt.
Diện tích rừng nằm trong diện dễ cháy vào mùa khô trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
chủ yếu là gần 5.500 ha rừng tràm tập trung tại vùng nội đồng, với ba phân trường
Thạnh Trị, Phú Lợi và Mỹ Phước, trong đó Mỹ Phước là phân trường có diện tích lớn
nhất với khoảng gần 3.000 ha. Sự gia tăng nhiệt độ và suy giảm lượng mưa hiện nay
và trong thời gian tới đang và sẽ là yếu tố gây nguy cơ cao cháy rừng tại khu vực. Do
đó, bên cạnh việc tăng cường công tác phòng chống cháy rừng thì giải pháp lâu dài
vẫn là ngành lâm nghiệp cần có kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.
4. Thảm thực vật rừng
Thảm thực vật chính tại các hệ sinh thái rừng tỉnh Sóc Trăng bao gồm: hệ sinh
thái rừng tràm tập trung tại Mỹ Tú, Châu Thành, Ngã Năm…và hệ sinh thái rừng ngập
mặn phòng hộ ven biển các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề và Cù Lao Dung. Đây là các
hệ sinh thái rừng có vai trò quan trọng trong sinh thái môi trường và kinh tế - xã hội tại
địa phương. Dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thảm thực vật rừng tỉnh Sóc
Trăng sẽ bị ảnh hưởng bao gồm:
Các hiện tượng thời tiết cực đoan trong tương lai, đặc biệt là bão sẽ là đối tượng
tác động rất lớn đến thảm thực vật rừng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Gần đây, các cơn bão liên tục đổ bộ vào miền Trung đã gây ra lụt lội, xói lở đất
nghiêm trọng ở các tỉnh ven biển miền Trung, gây ra triều cường và hiện tượng nước mặn
xâm nhập sâu vào đất liền, ảnh hưởng tới sản xuất lâm nghiệp tại địa bàn. Tuy nhiên, bão
có xu hướng tiến sâu về phía Nam, đặc biệt là các tỉnh ven biển Nam bộ trong đó có tỉnh
Sóc Trăng với 72 km bờ biển sẽ gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, hệ sinh thái rừng là
lá chắn bảo vệ cho tỉnh Sóc Trăng. Đặc biệt, diện tích rừng ngập mặn ven biển sẽ bị thiệt
hại đáng kể dưới tác động của sóng và gió do ảnh hưởng của bão.
Biến đổi khí hậu làm thay đổi chất lượng và số lượng hệ sinh thái rừng và đa dạng
sinh học. Chức năng và dịch vụ rừng (điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu, chống xói

mòn,…) và kinh tế cuả rừng bị suy giảm.
5. Thu hẹp diện tích rừng ngập mặn do nước biển dâng
Nước biển dâng và hạn hán kéo dài làm giảm năng suất và diện tích cây trồng
dẫn tới nhu cầu chuyển đổi rừng sang đất sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy sản
tăng, điều này làm suy giảm diện tích rừng.
7


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh Sóc
Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

Theo kịch bản nước biển dâng 1 m (vào năm 2100) thì Sóc Trăng sẽ là 1 trong
10 tỉnh đứng đầu về thiệt hại với diện tích bị ngập khoảng 1.425 km 2, chiếm đến
43,7% diện tích cả tỉnh. Do địa hình của tỉnh có dạng hình lòng chảo thoải, hướng dốc
chính từ sông Hậu thấp dần vào phía trong, từ biển Đông và kênh Quản lộ thấp dần
vào đất liền với những giồng đất ven sông. Khi nước biển dâng, khu vực trũng thấp có
cao độ trung bình từ 0,5 – 1m (huyện Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh Trị, Ngã Năm và
một phần phía Bắc huyện Mỹ Xuyên) của tỉnh sẽ là nơi chịu ngập úng nặng nề. Đây
cũng là khu vực phát triển rừng của tỉnh Sóc Trăng, chủ yếu là rừng sản xuất và rừng
đặc dụng với hệ sinh thái rừng tràm tập trung (chủ yếu tại 3 phân trường: Thạnh Trị,
Phú Lợi và Mỹ Phước).
Điều này, kéo theo các hoạt động sản xuất nông – ngư nghiệp, du lịch sinh thái
tại khu vực bị ảnh hưởng. Theo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020,
diện tích đất rừng sản xuất là 5.406,53 ha, trong đó đất rừng tự nhiên 158,87 ha, đất có
rừng trồng 1.230,79 ha và đất trồng rừng 4.016,87 ha. Đây sẽ là đối tượng bị ảnh
hưởng bởi quá trình ngập úng trong tương lai.
Bảng: Sóc Trăng là 1 trong 10 tỉnh bị ngập nước nặng nhất theo kịch bản nước
biển dâng 1m
Diện tích bị
ngập

% bị ngập
2
(km )
1
Bến Tre
2.257
1.131
50.1
2
Long An
4.389
2.169
49,4
3
Trà Vinh
2.234
1.021
45,7
4
Sóc Trăng
3.259
1.425
43,7
5
TP.Hồ Chí Minh
2.003
862
43,0
6
Vĩnh long

1.508
606
39,7
7
Bạc Liêu
2.475
962
38,9
8
Tiền Giang
2.397
783
32,7
9
Kiên Giang
6.224
1.757
28,2
10
Cần Thơ
3.062
758
24,7
Tổng cộng
29.827
11.474
38,6
Nguồn: Jeremy Carew Ried-Giám đốc Trung tâm Quốc tế về quản lý môi trường
(ICEM), 2007
STT


Tỉnh

Tổng diện tích
(km2)

Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng hiện có, tác động xấu đến rừng
tràm và rừng trồng trên đất bị ô nhiễm phèn ở các khu vực nội đồng tỉnh Sóc Trăng.
Tổng diện tích rừng tràm hiện nay là khoảng trên 5.000 ha, dưới tác động của các yếu
tố thời tiết, khí hậu do hậu quả của biến đổi khí hậu, diện tích này sẽ suy giảm đáng
kể.
Bên cạnh tác động đến diện tích rừng tràm nội đồng thì nước biển dâng còn làm
giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển, đặc biệt là hệ thống rừng phòng hộ ven biển
thuộc Vĩnh Châu 4.007,88 ha, huyện Cù Lao Dung 1.173,17 ha và huyện Trần Đề
921,81 ha (theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Sóc Trăng).
6. Nguy cơ sâu, dịch bệnh phá hoại rừng
Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng cùng với hạn hán kéo dài tạo điều kiện cho một
8


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh Sóc
Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

số loài sâu bệnh hại cây rừng phát triển. Tăng dịch bệnh và làm giảm khả năng chống
chọi của các hệ sinh thái rừng trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là điều cần tính
toán và có biện pháp thích ứng của các cấp, ngành liên quan khi định hướng phát triển
ngành lâm nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới.
Các dịch bệnh, sâu hại phát triển trên cây rừng, đặc biệt là cây tràm sẽ sinh sôi
phát triển dưới điều kiện về lượng mưa và nhiệt độ thay đổi theo chiều hướng gia tăng.
Hiện nay có khoảng 12 loài côn trùng gây hại chủ yếu cho cây, nhất là Xén tóc đục

thân, nhóm sâu hại ngọn tràm non, sâu cuốn lá tràm. Qua thống kê cho thấy, sâu bệnh
hại rừng tràm ở nước ta nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng đang ở mức độ hại nhẹ,
chưa có vấn đề nghiêm trọng. Tỷ lệ hại bình quân của sâu cuốn lá 75% và chỉ số hại là
14,5%, sâu róm ăn lá tràm, tỷ lệ hại là 75% và chỉ số hại là 15% (mức độ nhẹ). Đây là
những loài sâu hại tiềm năng, trong tương lai, tràm được trồng trên quy mô lớn, với
những thay đổi về yếu tố môi trường cần chú ý loài sâu róm ăn lá tràm và sâu cuốn lá,
ăn lá ngọn cây tràm, đặc biệt trong thời gian tới các yếu tố môi trường thuận lợi cho
quá trình sinh trưởng của sâu như nhiệt độ tăng và biến đổi lượng mưa.
Đặc điểm chính để sâu hại, dịch bệnh phát triển mạnh thành dịch là thời tiết
khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài, nhiệt độ không khí cao. Hiện tượng thời tiết này sẽ có
khả năng diễn biến phức tạp trước tình hình biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng trong thời gian tới. Các loại sâu, bệnh thường gây hại rừng tràm sẽ phát triển
mạnh bao gồm: Sâu róm ăn lá tràm (Dasychira sp.); Sâu cuốn lá nhỏ (Strepsirates
sp);bệnh cháy lá, bệnh đốm lá….
Sâu róm ăn lá tràm (Dasychira sp.): Sâu róm ăn lá tràm là loài nguy hiểm nhất
hiện nay ở rừng tràm. Khi đã thành dịch, chúng ăn lá tràm đến xơ xác trên diện rộng.
Sâu róm ăn lá tràm có khả năng phát triển, nếu thời tiết khô hạn kéo dài trong mùa
khô. Sâu ăn lá ở rừng tràm gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây.
Sâu cuốn lá nhỏ (Strepsirates sp):Chúng phá hại tràm ở giai đoạn vườn ươm và
tràm mới trồng ở cấp tuổi I. Mùa hại chính trên rừng trồng từ tháng 5 đến tháng 11.
Ngoài ra, các bệnh hại rừng tràm có tỷ lệ gia tăng vào đầu mùa khô như bệnh
cháy lá, bệnh đốm lá thời gian phát sinh bệnh mạnh vào mùa mưa khi có ẩm độ, nhiệt
độ cao tháng 7, 8 hàng năm.
Tuy nhiên, việc phòng trừ sâu bệnh hại cây tràm và rừng ngập mặn rất khó khăn
vì khi dùng thuốc hóa học sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh vật thủy sinh. Đặc biệt, cây tràm
không nên giữ nước trong mùa khô để hạn chế sự phát sinh bệnh (điều này mâu thuẫn
với phòng cháy rừng). Có thể hạn chế bằng cách điều tiết để giữ được độ ẩm đất khỏi
bị cháy rừng, mặt khác không ảnh hưởng đến sức khỏe của cây để cây tràm có khả
năng chống chịu được với sâu bệnh. Tuy nhiên, gia tăng tình trạng ngập úng do mực
nước biển dâng và lượng mưa trong tương lai là yếu tố gây phát triển dịch bệnh, sâu

hại trên rừng tràm vùng nội đồng tỉnh Sóc Trăng.
Như vậy, hạn hán trong mùa khô với nhiệt độ tăng cao và kéo dài cùng với quá
trình ngập úng tăng tại vùng nội đồng do nước biển dâng và biến đổi khí hậu là những
yếu tố có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển sâu, dịch bệnh hại rừng tràm tỉnh
Sóc Trăng trong thời gian tới.
7. Động vật và thực vật quý hiếm
Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng là nơi có sự đa dạng
9


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh Sóc
Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

và phong phú về thành phần động, thực vật. Sự đa dạng về hệ thủy sinh vùng bãi bồi là
điều kiện thu hút các loài động vật di cư đến kiếm ăn, đặc biệt là các loài chim tạo nên
sự giàu có vùng bãi bồi. Đây cũng là khu vực cung cấp thực phẩm và đảm bảo cuộc
sống cho một bộ phận người dân vùng ven biển.
Biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi thành phần và cấu trúc của một số hệ sinh thái
rừng, buộc các loài phải di cư và tìm cách thích ứng với điều kiện sống mới. Biến đổi
khí hậu sẽ làm tăng nguy cơ tuyệt chủng một số loài động thực vật, gây khó khăn cho
công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Một số loài nếu không thích nghi được với môi
trường sống mới thì mãi mãi sẽ biến mất khỏi hành tinh.
Các yếu tố khí hậu tác động một cách tổng hợp lên hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Khi khí hậu nóng lên, các yếu tố như sự biến động nhiệt độ, lượng mưa, nước biển
dâng sẽ là những yếu tố tác động mạnh nhất lên hệ sinh thái rừng ngập mặn. Hệ thực
động vật rừng cũng thay đổi theo.
- Tác động tới động vật rừng ngập mặn:
Rừng ngập mặn chính là cái nôi của nghề cá ven bờ (cả khai thác và nuôi trồng
thủy sản ven bờ). Phần lớn các hoạt động của nghề cá (cả khai thác và nuôi trồng)
được thực hiện ở vùng ven bờ đều có liên quan đến HST rừng ngập mặn. Liên quan

đến người nghèo, thu nhặt cua, ốc, cá, tôm từ rừng ngập mặn chính là nguồn thu nhập
chính của họ. RNM chính là cá nôi che chở cho ấu trùng cua biển sinh trưởng và phát
triển. Ngoài ra, với việc diện tích rừng bị suy giảm do nước biển dâng, đã ảnh hưởng
đến môi trường sống của chim ở trong vùng lõi, một số cây là nơi làm tổ chết, chim
không đủ lượng nước ngọt để uống, nhiều loài chim và một số loài bò sát cũng biến
mất.
Những cơn bão lớn xuất hiện hàng năm vào các tỉnh ven biển với tần xuất và
cường độ ngày càng khốc liệt hơn do tác động của BĐKH đã làm vỡ đê biển, phá huỷ
các RNM tự nhiên hoặc trồng để bảo vệ đê, phá huỷ môi trường sống của nhiều loài
tôm cá biển cũng như chim nước.
Mực nước biển dâng cao lên 30cm theo kịch bản BĐKH năm 2050, khoảng
50% các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng, trong
đó có HST rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng. Khi diện tích rừng bị thu hẹp do nước biển
dâng, một số loài di chuyển vào bên trong nội đồng, tại các vùng nuôi tôm ven biển.
Tại đây, các hoạt động của máy bơm sục khí đã tác động đến đời sống của chim non,
do chim bố mẹ không kiếm đủ lượng thức ăn cần thiết. Ở những nơi RNM bị phá huỷ
làm đầm nuôi tôm này, hiện tượng tích tụ chất bảo vệ thực vật trong thủy sản nuôi tăng
cao. Các hoá chất, chất thải từ các trang trại nuôi tôm đã phá huỷ chu trình dinh dưỡng
trong RNM cũng như các hệ sinh thái lân cận dẫn đến phản ứng dây truyền khiến cho
nhiều loài động vật, hải sản trong các hệ sinh thái này giảm sút.
Do mất RNM số lượng sinh vật phù du và sinh vật đáy làm thức ăn cho các loài
thủy sản giảm đáng kể, dẫn đến tình trạng giảm sút năng suất tôm nuôi theo hình thức
quảng canh: năm 1980 là 200 – 250 kg/ha/vụ, đến 2001 chỉ còn 70 – 80 kg/ha/vụ.
Theo ước tính cứ 1 ha RNM trước đây có thể khai thác được từ 700 – 1000 kg thủy
sản, nhưng hiện nay chỉ thu được 1/20 so với trước đây.
Mưa lớn và tập trung trong thời gian ngắn cũng gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến
nguồn lợi sinh vật sống trong các rừng ngập mặn, đặc biệt là các động vật nổi ở vùng
10



Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh Sóc
Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

cửa sông và vùng nước lợ. Mưa lớn sẽ làm độ mặn thay đổi đột ngột và làm cho một
số sinh vật nổi ở vùng rừng ngập mặn cửa sông chết hàng loạt. Vào mùa khô, với
cường độ nắng nóng kéo dài như là hệ quả của biến đổi khí hậu về hệ động vật ven
sông vùng rừng ngập mặn. Ở thời điểm này, độ mặn trong đất rừng ngập mặn lên cao
(4 - 4,5%) ảnh hưởng đến cả thực vật và các sinh vật đáy như thân mềm, giun nhiều tơ.
Các đối tượng này bị chết hoặc phải di cư, gây ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn tự nhiên
cho các đối tượng hải sản tôm, cua, ghẹ, cá nước lợ trong RNM, gây suy giảm năng
xuất sinh học.
- Tác động tới hệ thực vật rừng:
Hệ sinh thái rừng tràm tập trung và hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển chịu
tác động trực tiếp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Thảm thực vật rừng ngập mặn
tỉnh Sóc Trăng với khoảng 20 loài thực vật thuộc 16 họ được ghi nhận. Các loài phổ
biến nhất là Bần chua (Sonneratia caseolaris), Dừa nước (Nipa frutican), Mắm trắng
(Avicennia alba), Mắm đen (Avicennia offieinalis), Mắm biển (Avicennia maina),
Đước (Rhizophora apiculata)… hệ thực vật này sẽ bị các yếu tố thời tiết thay đổi và
nước biển dâng tác động đến chỉ số tăng trưởng sẽ giảm do đó ảnh hưởng đến sự suy
giảm trong quá trình phát triển của thảm thực vật rừng, suy giảm diện tích rừng là điều
khó tránh khỏi khi mực nước biển dâng và gia tăng ngập úng vùng nội đồng.
II. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC
BIỂN DÂNG
Một số biện pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu đối với ngành
lâm nghiệp gồm:
1. Phát triển, quản lý bền vững, trồng rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt là rừng
ngập mặn ven biển Vĩnh Châu, Trần Đề, Cù Lao Dung
Việc chạy theo lợi ích kinh tế trong việc nuôi trồng tôm và việc sử dụng
không bền vững tài nguyên thiên nhiên của vùng ven biển đã đe dọa đến chức
năng phòng hộ của rừng ngập mặn. Vùng ven biển cũng chịu tác động của biến

đổi khí hậu. Một vành đai rừng ngập mặn được quản lý tốt sẽ góp phần bảo vệ
biển khỏi bị xói lở, hạn chế tác động xấu của những cơn gió mạnh và đợt sóng
lớn. Giúp tiết kiệm đáng kể chi phí bảo dưỡng đê bao và khắc phục những hậu
quả xung đột giữa phát triển kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững.
Một dải rừng ngập mặn loài Avicennia rộng 50m đủ sức chặn những con
sóng cao 1m xuống chưa đầy 0,3m. Để chống đỡ hoàn toàn con sóng cao 1m, ta
cần một dải rừng ngập mặn rộng 150m (Nguồn: Sinh vật học thủy sinh 285,
1994).

11


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh Sóc
Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó
Hình II.1: Trồng rừng ngập mặn làm giảm nguy cơ xói lở bờ biển do sóng

Do đó, việc tăng cường trồng, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn nhằm
thích ứng với biến đổi khí hậu với các nội dung chính:
- Áp dụng các chiến lược dàn trải các rủi ro nhằm khắc phục những bất ổn
(bảo vệ các loài đại diện và môi trường sống).
Việc áp dụng các chiến lược dàn trải rủi ro nhằm khắc phục các bất ổn đòi
hỏi thử nghiệm nhiều cách thức trồng rừng ngập mặn khác nhau để bắt chước
thiên nhiên. Hay nói cách khác là mô phỏng mô hình khoanh nuôi tái sinh tự
nhiên thành công, thí điểm các phương pháp trồng rừng mới, nhằm tạo ra các
khu rừng ven biển đa dạng cả về cơ cấu loài cũng như tăng khả năng thích ứng
đối với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
- Bảo vệ các khu rừng ngập mặn đã thể hiện tốt chức năng phòng hộ (có
sức chống chịu cao).
Việc bảo vệ diện tích rừng hiện nay có nhiều cách, trong đó tiếp cận mới
về quản lý hiệu quả rừng ngập mặn là giải pháp tối ưu hiện nay. Các hoạt động

chủ yếu này được hỗ trợ bởi việc xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức môi
trường cho cán bộ chính quyền địa phương và người dân sống trong vùng ven
biển.
- Thiết lập các vùng đệm để rừng ngập mặn có thể phát triển lấn vào khi
mực nước biển dâng cao.
Điều này cần được quy hoạch lại hiện trạng sử dụng đất khu vực bên trong
rừng ngập mặn, hiện nay đây là khu vực nuôi tôm và khu vực sinh sống của một
bộ phận dân cư.
- Khôi phục các khu vực bị suy thoái.
Các khu vực suy thoái chủ yếu là do người dân chặt phá rừng và xói lở bờ
biển gây nên. Giải pháp trồng rừng và xây dựng công trình tại những khu vực
này là giải pháp tối ưu. Trong đó, xây dựng một mô hình khôi phục rừng ngập
mặn tại các điểm bị xói lở kết hợp với các biện pháp dưới đây nằm trong chiến
lược quản lý tổng hợp vùng ven biển, chiến lược này sẽ xem xét toàn thể vùng
ven biển, chứ không chỉ tập trung vào các điểm xói lở biệt lập và sẽ xem xét các
phương án khác nhau tùy thuộc vào điều kiện hiện trường cụ thể:
+ Thiết kế đê thích hợp.
+ Sử dụng rào cản chắn sóng, hạn chế xói lở và gia tăng bồi lắng.
+ Khôi phục rừng ngập mặn trong điều kiện che chắn tương đối phía sau
rào cản chắn sóng.
- Quản lý, bảo vệ hiệu quả khỏi những tác động xấu từ con người.
- Phát triển các nguồn sinh kế khác cho người dân sống dựa vào rừng ngập
mặn.
Trong các hoạt động chính góp phần khắc phục thách thức và thích ứng
với biến đổi khí hậu, ngoài công tác trồng rừng, phục hồi và quản lý rừng ngập
mặn là thiết lập cơ chế đồng quản lý trong rừng ngập mặn và khu vực bãi bồi.
hoạt động này nhằm tăng thu nhập cho người nghèo và khắc phục xung đột giữa
12



Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh Sóc
Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

phát triển kinh tế với quản lý bền vững rừng ngập mặn ven biển.
- Giám sát phản ứng của rừng ngập mặn với biến đổi khí hậu.
Ví dụ: Dự án Đồng quản lý thí điểm tại một địa phương.
2. Tăng cường phòng chống cháy rừng, bảo vệ và phát triển diện tích rừng tràm
hiện nay
Tăng cường công tác phòng chống cháy rừng tại khu vực rừng tràm trồng
tại các phân trường trong nội đồng bao gồm việc: nâng cao năng lực phòng chống
cháy rừng cho cán bộ kiểm lâm và xây dựng, hoàn thiện hệ thống cảnh báo.
- Tăng cường công tác phòng chống cháy rừng như: chia ra nhiều chốt trực;
trang bị khá đầy đủ các phương tiện phòng cháy chữa cháy như máy bơm, búa, dao,
xẻng, đồ dập lửa, điện thoại liên lạc; bố trí nhiều chòi canh; tổ chức làm vệ sinh dọn
sạch cỏ trên bờ bao, khai thông hệ thống kênh mương và phân công trực chốt 24/24h.
- Nghiên cứu phát triển hệ thống cảnh báo nguy hại cho khu vực rừng tràm nội
đồng. Mức độ nguy hại cháy rừng cơ bản được tính toán dựa trên chỉ số cháy của
Nesteror (1949). Các nhân tố khí hậu được dùng trong nghiên cứu hệ thống cảnh báo
gồm: nhiệt độ khô, nhiệt độ ướt, lượng mưa, ẩm độ, số ngày không mưa….
3. Chọn và nhân giống những loại cây rừng thích hợp với điều kiện tự nhiên của
tỉnh Sóc Trăng và biến đổi khí hậu.
- Quy hoạch sử dụng đất bền vững, quy hoạch hợp lý 3 loại rừng.
- Tăng cường trồng rừng, trước hết là rừng phòng hộ, bảo vệ và phất triển rừng
ngặp mặn, bảo vệ rừng tự nhiên tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên tăng cường phòng
chống cháy rừng, thành lập ngân hàng giống cây rừng tự nhiên nhằm bảo vệ một số
giống cây rừng quý hiếm, tăng cường hiệu suất sử dụng gỗ và kiềm chế sử dụng
nguyên liệu gỗ, chọn và nhân giống một số loại cây trồng thích hợp với điều kiện tự
nhiên có tính đến BĐKH.

13



Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh Sóc
Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng có tác động rất lớn đến ngành lâm nghiệp
tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là diện tích rừng ngập mặn ven biển có vai trò quan trọng
trong chắn sóng, bảo vệ đường bờ và môi sinh cho vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng đang
có nguy cơ bị ngập nặng. Điều này đe dọa đến tính bền vững của các hoạt động sản
xuất của ngành lâm nghiệp nói riêng và hoạt động kinh tế của tỉnh Sóc Trăng nói
chung.
KIẾN NGHỊ
Thiên tai và sự diễn biến thất thường về thời tiết, khí hậu, thiên tai tăng thêm do
tác động của BĐKH sẽ gia tăng và rất khó lường, cũng như quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hóa đang diễn ra nhanh chóng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, tạo ra sự phát triển
toàn diện, nhưng làm gia tăng thảm hoạ trước thiên tai. Mặt khác, sự khai thác, tác
động của con người không tuân thủ nghiêm theo quy luật tự nhiên, quản lý còn yếu
kém, kiểm soát về tài nguyên, môi trường cộng với sức ép về dân số... làm tăng nguy
cơ mất an toàn khi có thiên tai, ảnh hưởng lớn đến phát triển bền vững và phá huỷ môi
trường sinh thái, đặc biệt là HST rừng tỉnh Sóc Trăng.
Trong bối cảnh hiện nay tỉnh Sóc Trăng cần:
- Lồng ghép kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng vào
định hướng quy hoạch phát triển của ngành lâm nghiệp.
- Tiếp cận khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới đang phát triển, nhiều
kinh nghiệm của các nước trên thế giới có thể chuyển giao thông qua hợp tác về thích
ứng và giảm thiểu với BĐKH.
- Các nguồn hỗ trợ từ các quốc gia và các tổ chức quốc tế đang dành ưu tiên
cho các mục tiêu phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng và giảm thiểu với BĐKH;

- Tiếp tục nhận sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cũng như các cấp, các ngành
đã và đang quan tâm đặc biệt tới BĐKH.
- Kinh nghiệm phòng chống thiên tai của nhân dân, các ngành, các cấp được
đúc kết và cần được phát huy.

14


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động lâm nghiệp tỉnh Sóc
Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng hợp dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển
nông nghiệp – nông thôn và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020, UBND tỉnh Sóc Trăng, năm 2009.
2. Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Sóc Trăng, UBND tỉnh Sóc
Trăng, năm 2010.
3. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, UBND
tỉnh Sóc Trăng, năm 2009.
4. IPCC, 2007. The 4th assessement report of the Intergovernmental Panel on
limate Change.
5. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (được thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008).
6. Báo cáo phát triển con người, năm 2007/2008 của UNDP - Cuộc chiến
chống biến đổi khí hậu: đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách.




×