Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua máy tính xách tay của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.04 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Bảng câu hỏi là công cụ điều tra phổ biến nhất, được sử dụng để thu
thập thông tin từ nhiều người, và bảng câu hỏi có thể kết hợp với nhiều kĩ
thuật khác nhau. Số lượng câu hỏi bao nhiêu tùy thuộc vào nội dung nghiên
cứu. Đó là vì bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên nguyên tắc tâm lý và
những nguyên lý này là nền tảng cho hành vi của con người. Mục đích
không phải chỉ để hiểu hành vi này từ đó tiến đến bước giải thích, mà còn để
vượt qua những rào cản do chính những hành vi này tạo ra. Và để thiết kế
một bảng câu hỏi hoàn chỉnh, đáp ứng cao nhất cho một dự án nghiên cứu
không phải là một chuyện một sớm một chiều mà nó còn gặp rất nhiều
những khó khăn khác nhau. Để giải đáp được những khó khăn thường gặp
trong việc thiết kê bảng câu hỏi và cách thức để thiết kế một bảng câu hỏi
hoàn chỉnh cho một dự án,nhóm chúng tôi đã quyết định đi nghiên cứu với
đề tài: Phân tích những khó khăn thường gặp trong việc thiết kế bảng câu
hỏi nghiên cứu marketing? Thiết kế bảng câu hỏi điều tra khảo sát cho dự án
nghiên cứu: "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua máy tính
xách tay (lap top) của sinh viên trường Đại học Thương Mại".


CHƯƠNG I: NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP TRONG
VIỆC THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.
Bảng câu hỏi là công cụ điều tra phổ biến nhất, được sử dụng để thu
thập thông tin từ nhiều người, và bảng câu hỏi có thể kết hợp với nhiều kỹ
thuật khác nhau. Số lượng câu hỏi bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung nghiên
cứu. Bảng câu hỏi rất quan trọng, đó là điều hiển nhiên nhưng để thiết kế
được 1 bảng câu hỏi hoàn chỉnh lại là 1 việc hết sức khó khăn. Bảng câu hỏi
trong nghiên cứu marketing phải là kết quả của hàng loạt các công việc được
thực hiện hết sức tỉ mỉ, cẩn thận, tiêu tốn thời gian và chi phí.
Khi viết các câu hỏi, ngữ pháp là hết sức quan trọng nhưng nghệ thuật để
thiết kế câu hỏi đòi hỏi nhiều hơn thế nữa. Ví dụ, một người được hỏi sẽ


không hiểu câu hỏi hay không có hứng thú với chủ đề của cuộc nghiên cứu.
Nhưng những vấn đề trên sẽ tránh được nếu bảng câu hỏi được một nhà
nghiên cứu marketing có kỹ năng, có kiến thức và kinh nghiệm soạn thảo ra.
Một khía cạnh khác của việc thiết kế bảng câu hỏi cần phải quan tâm là do
có nhiều phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau nên bảng câu hỏi được
thiết kế cho từng phương pháp thu thập ấy không hoàn toàn giống nhau.
- Đối với bảng câu hỏi dùng cho phỏng vấn trực tiếp:
+ Trường hợp phỏng vấn trực tiếp cá nhân: Bảng câu hỏi phải tiên liệu nhu
cầu của cả người hỏi lẫn người trả lời. Nội dung của cả hai thường được in
trên cùng một biểu mẫu, người trả lời phải được hỏi những câu hỏi có ý
nghĩa rõ ràng và những lời giải thích về cách thức trả lời theo đúng yêu cầu.
+ Trong trường hợp phỏng vấn mà người được hỏi tự thực hiện việc trả lời
bằng cách điền câu trả lời vào bảng câu hỏi có sẵn. Lúc này, phần lớn câu


hỏi được thiết lập theo kiểu hỏi thẳng với người trả lời. Người phỏng vấn sẽ
có một bảng câu hỏi riêng để theo dõi, sẵn sàng giải thích và khêu gợi sự
hợp tác từ phía người trả lời.
+ Trường hợp phỏng vấn không chính thức hay còn gọi là “ trò chuyện ” thì
không cần bảng câu hỏi tiêu chuẩn. Người phỏng vấn phải rất chủ động
trong khi lựa chọn mỗi câu hỏi, thứ tự câu hỏi, năng động để nghĩ ra câu hỏi
thích hợp. Tuy nhiên, người phỏng vấn cần có một biểu mẫu để điều khiển
cuộc thảo luận đúng như chủ đề đã định, ghi chép lại các thông tin cho có
thứ tự, hệ thống.
- Đối với bảng câu hỏi dùng cho phỏng vấn qua điện thoại:
Phải có biểu mẫu hay bảng câu hỏi có thể đọc và thảo luận nhanh vì nhịp độ
nhanh là cần thiết để giữ được sự chú tâm trong giao tiếp. Do người trả lời
không nhìn thấy bảng câu hỏi chi tiết qua điện thoại nên một số loại câu hỏi
phức tạp là không phù hợp vì họ không dễ dàng chỉ có thể nghe mà hình
dung ra được. Vì vậy, các câu hỏi nên được chuẩn bị sao cho ngắn gọn hơn

những câu hỏi trực tiếp.
- Đối với bảng câu hỏi dành cho phỏng vấn qua thư tín:
Trường hợp này yêu cầu của việc thiết kế bảng câu hỏi là cao nhất vì người
phỏng vấn không giúp đỡ được gì cho người trả lời. Bảng câu hỏi phải được
trình bày một cách thuyết phục, cung cấp một phương tiện dễ dàng để gửi trả
các biểu mẫu đã điền xong, phải giải thích một cách cặn kẽ về những điều
chúng ta muốn và các hình thức trả lời.


CHƯƠNG II: THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI
2.1. Vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu.
2.1.1. Vấn đề nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua máy tính xách tay (lap top) của
sinh viên Đại học Thương Mại.
2.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua máy tính xách tay (lap
top) của sinh viên Đại học Thương Mại.
- Đối với những sinh viên hiện nay chưa sử dụng Laptop :
+ Xác định nhu cầu mua Laptop của họ trong thời gian học.
- Đối với những sinh viên đã sử dụng Laptop :
+ Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua
Laptop của họ.
- Các chương trình khuyến mãi , quảng cáo , dịch vụ chăm sóc khách
hàng có tác động như thế nào đến nhu cầu mua Laptop của sinh viên.
Mục tiêu cụ thể :
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn Laptop của sinh
viên.



- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến xu hướng lựa chọn Laptop
của sinh viên Đại học Thương Mại.
-Đưa ra bảng câu hỏi hoàn chỉnh cả về hình thức lẫn nội dung cho dự
án nghiên cứu: "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua máy tính
xách tay (lap top) của sinh viên Đại học Thương Mại".
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu :
• Phạm vi không gian : Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn trường Đại
học Thương Mại.
• Phạm vi thời gian : Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2016 đến tháng 4/2016.
2.1.4. Đối tượng nghiên cứu :
• Đối tượng điều tra: Sinh viên trường Đại học Thương Mại.
• Đối tượng nghiên cứu : Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua máy tính
xách tay (lap top) của sinh viên Đại học Thương Mại.
2.2.

Mô hình nghiên cứu.
Văn hóa
Xã hội
Cá nhân
Tâm lý
Các Marketing

2.2.1. Văn hóa
Rào cản văn hóa đối với việc phát triển thị trường đã quá rõ ràng. Để vượt
qua được rào cản này đòi hỏi nhà sản xuất và người kinh doanh phải luôn


thấu hiểu văn hóa bản địa và ảnh hưởng của nó tới quyết định mua hàng.
Trong một phạm vi xã hội, hành vi tiêu dùng của một cá nhân sẽ thể hiện cá

tính riêng và sẽ xây dựng mối quan hệ xã hội dưới sự dẫn dắt của yếu tố văn
hóa.
Nền văn hóa
Văn hóa là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến ý muốn và hành vi của một
người. Những ứng xử của con người đều mang tính hiểu biết. Đứa trẻ lớn
lên trong xã hội thì học những giá trị, nhận thức, sở thích và cách ứng xử cơ
bản thông qua gia đình và những định chế quan trọng khác. Người Việt Nam
khi mua hàng bao giờ cũng bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa mang bản sắc
dân tộc tác động đến các giá trị lựa chon mua. Người Nhật mà mua máy tính
sẽ yêu cầu khác với người Trung Quốc, Người Nhật thích những chiếc máy
tính nhỏ gọn, có thể di chuyển dễ dàng.
Chẳng hạn, các nền văn hóa khác nhau gắn các ý nghĩa khác nhau cho
màu sắc: với Dell - tập đoàn máy tính nổi tiếng một thời đã bị người Nhật
tẩy chay sản phẩm laptop chỉ vì thiết kế giao diện ở Nhật là màu đen (người
Nhật kị màu đen). Người Trung quốc thì kị màu trắng vì họ nghĩ màu trắng
đặc trưng cho sự tang thương, kị số 4 vì nó phát âm tương tự chữ tử…
Những người quan tâm đến máy tính thường là những người tiếp thu giáo
dục về công nghệ, thấy được những lợi ích từ việc sử dụng máy tính và sự
coi trọng trong xã hội đối với những người sử dụng thành thạo máy tính.
Nói tóm lại nền văn hóa là cái rất khó thay đổi trong người tiêu dùng vì
vậy các cách lựa chọn máy tính của người tiêu dùng ở mỗi nền văn hóa sẽ
khác nhau từ màu sắc đến những yêu cầu về mặt kĩ thuật.
Đối với sinh viên thì yếu tố văn hóa không ảnh hưởng quá nhiều đến việc
lựa chọn mua máy tính.


Nhánh văn hóa
Mối nền văn hóa chứa đựng những nhóm nhỏ hơn hay các nhánh văn hóa,
là những nhóm văn hóa tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt và mức độ
hòa nhập với xã hội cho các nhóm thành viên của nó. Các nhóm văn hóa đặc

thù bao gồm các dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và tín ngưỡng, các vùng địa lý.
Như các nhánh văn hóa theo vùng địa lý như dân tộc Việt Nam bao gồm
người Việt trong nước và cộng đồng người Việt ở nước ngoài ít nhiều cũng
thể hiện những thị hiếu cũng như thiên hướng dân tộc đặc thù.
Ví dụ người dân tộc thiểu số nhu cầu mua máy tính là rất ít còn với khu
thành thị lại hoàn toàn ngược lại các nhóm tôn giáo như Công giáo, phật
giáo đều tượng trưng cho những nhóm văn hóa đặc thù và đều có những ưa
chuộng và cấm kỵ riêng biệt của họ.
Trong mỗi nhóm văn hóa đặc thù, người ta cùng chia sẻ một hệ thống giá
trị dựa trên những kinh nghiệm cuộc sống và các hoàn cảnh sống khác nhau.
Mỗi nhóm văn hóa đặc trưng làm thành một phân đoạn thị trường quan
trọng. Nhánh văn hóa lứa tuổi sẽ quyết định việc lựa chọn kiểu dánh mẫu mã
cho sản phẩm.
Sinh viên thuộc nhánh văn hóa từ 19 -25 thì mạnh dạn, phóng khoáng,
tiêu dùngmạnh. Trình độ giáo dục cao nhu cầu về máy tính có kiểu dánh trẻ
trung, năng động, màu sắc nổi bật nhưng quyết định mua thường bị chi phối
bởi bố mẹ.
Tầng lớp xã hội
Về cơ bản, tất cả các xã hội loài người đều có sự phân tầng xã hôi. Việc
phân tầng xã hội có thể mang hình thức một hệ thống đẳng cấp. Thông
thường hơn, sự phân tầng xã hội mang hình thức là những tầng lớp xã hội.


Tầng lớp xã hội là những giai tầng tương đối đồng nhất và bền vững trong
xã hội, được sắp xếp theo một trật tự, các thành viên trong những thứ bậc ấy
để cùng chia sẻ những giá trị, mối quan tâm và các cách ứng xử giống nhau.
Là vị trí tương đối trong xã hội quyết định nguồn lực được sử dụng của mỗi
cá nhân.
Tầng lớp xã hội không chỉ dựa vào một yếu tố duy nhất như thu nhập, mà
còn cả sự kết hợp của nghề nghiệp, học vấn, của cải... trong cuộc đời người

ta vẫn có thể vươn đến một tầng lớp xã hội cao hơn hoặc tụt xuống thấp hơn.
Những người thuộc cùng một tầng lớp xã hội có xu hướng thể hiện cách cư
xử tương đối giống giống nhau, kể cả hành vi mua sắm.
Đối với sinh viên cũng chia ra nhiều tầng lớp khác nhau, có bạn sinh viên
được sinh ra trong gia đình giàu có, có bạn thuộc tầng lớp thấp hơn.
Tầng lớp sinh viên giàu có hơn thì khi mua máy tính không chỉ xem xét chất
lượng của sản phẩm mà còn đánh giá xem nó có phù họp với hình ảnh của
bản thân, địa vị trong xã hội của mình. Đảm bảo các máy tính vừa có chất
lượng vừa phải có tính phong cách thể hiện được đẳng cấp của họ như
Apple, Sony...
Còn đối với các bạn sinh viên ít tiền hơn hay quan tâm đến những dòng máy
tính bền, chất lượng vừa phải, giá cả phù hợp với túi tiền, như Dell, Acer...

2.2.2. Xã hội
Nhóm tham khảo
Hành vi của con người thường chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhóm người.
Các nhóm tham khảo là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến
suy nghĩ và cân nhắc của người tiêu dùng khi mua sắm sản phẩm.


Sinh viên có thể chịu ảnh hưởng của nhóm thành viên, là nhóm mà cá nhân
người tiêu dùng tham gia và có tác động qua lại như gia đình, bạn bè hàng
xóm. Đặc biệt là sinh viên việc nghe theo sự hướng dẫn và gợi ý của bố mẹ
khi lựa chọn máy tính là việc thường xuyên xảy ra. Các nhóm tham khảo
này trực tiếp tác động đến suy nghĩ của sinh viên. Họ khuyến khích hay cản
trở sinh viên mua máy tính của một hãng nào đó dựa vào kinh nghiệm và
hiểu biết của bản thân. Bản thân các bạn sinh viên có quan hệ càng sâu sắc
với nhóm này mức độ tác động càng mạnh. Chỉ một tin đồn xấu từ nhóm
tham khảo này cũng khiến người tiêu dùng loại bỏ sản phẩm ra khỏi suy
nghĩ của người tiêu dùng.

Sinh viên cũng rất hay có hành vi bắt chước được bắt chước. Như yêu
thích một nhóm nhạc nào đó và cân nhắc mua một chiếc máy tính chỉ bởi
nhóm nhạc ấy dùng máy tính của hãng đó.
Nhóm tham khảo càng gần gũi thì quá trình trao đổi thông tin càng trở
nên hiệu quả. Mức độ cân nhắc khi mua sắm dich vụ vì thế cũng tăng lên,
càng có sự đóng góp của nhóm tham khảo suy nghĩ của người tiêu dùng
càng phức tạp và khó đoán trước.
2.2.3. Yếu tố cá nhân
Tuổi tác
Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì suy nghĩ, tính cách của một người cũng sẽ có
những điểm khác biệt. Nếu như tuổi trẻ bồng bột, suy nghĩ không chín chắn,
hành động thiên về cảm tính thì khi trưởng thành hơn, suy nghĩ của họ cũng
chín chắc hơn, họ biết điều gì là tốt cho mình, cho người khác, điều gì nên
và không nên làm…
Trong một trường hợp cụ thể là khi mua máy tính xách tay, sinh viên những người trẻ, họ có đặc điểm là ham thích tìm tòi, theo đuổi cái mới, nên
khi mua laptop, họ thường chọn những sản phẩm mới ra, có nhiều tính năng,


độc đáo một chút, nếu có thể có nhiều màu sắc, thể hiện được cá tính của
bản thân thì lại càng gây được sự hứng thú.
Nghề nghiệp
Tùy vào tính chất và sự đòi hỏi của những công việc khác nhau mà những
người làm nghề khác nhau có xu hướng lựa chọn hàng hóa nói chung, máy
tính xách tay nói riêng là khác nhau.
Sinh viên chuyên ngành kinh tế cần máy tính xách tay không cần quá
nhiều tính năng, vì họ chủ yếu dùng máy tính để nhập văn bản, chạy một số
phần mền chuyên dụng và giải trí,… cũng có những đặc điểm giống như vậy
là những nhân viên văn phòng nói chung.
Sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin hoặc dân IT lại khác. Họ làm
việc với máy tính mọi lúc, máy tính được xem như là công cụ của họ trong

việc học tập, làm việc. Những người này cần máy tính có tốc dộ cao và một
số tính năng chuyên dụng phục vụ cho công việc của họ.
Hay những người học mỹ thuật, xây dụng hay thiết kế thì yêu cầu về máy
tính của họ lại là đồ họa để họ có thể thiết kế, xây dựng mô hình ngay trên
máy tính của mình.

Hoàn cảnh kinh tế
Hoàn cảnh kinh tế của một người sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm
của người đó. Hoàn cảnh kinh tế của một người bao gồm số thu nhập dành
cho tiêu dùng, số tiền gửi tiết kiệm và tài sản, khả năng vay mượn và thái độ
đối với việc chi tiêu, tiết kiệm.


Đối với sinh viên, máy tính là một thứ có giá trị lớn nên khi mua, họ phải
quan tâm đến hoàn cảnh kinh tế của gia đình để chọn máy tính. Ở đây, hoàn
cảnh kinh tế ảnh hưởng đến hành vi mua máy tính của họ thông qua giá của
chiếc máy tính mà họ muốn mua và giá cũng trở thành một yếu tố quan
trọng để có thể lựa chọn một chiếc máy tính thích hợp.
Lối sống
Những người tiêu dùng cùng nhánh văn hóa hoặc cùng tầng lớp xã hội
như nhau và thậm chí cùng hoàn cảnh kinh tế có thể có lối sống khác nhau.
Lối sống là sự biểu hiện của người đó được thể hiện ra thành những hoạt
động, mối quan tâm, quan điểm của người đó trong cuộc sống. Phong cách
sống mô tả sinh động toàn diện một người trong tác động với môi trường
sống. Phong cách sống hàm chứa nhiều nội dung hơn là tầng lớp xã hội và
cá tính của người đó. Nếu ta biết được cá tính của một người, ta có thể biết
được một số đặc điểm tâm lý riêng biệt của người đó. Lối sống là những giá
trị hay sở thích được chia sẻ đặc biệt.
Lối sống được chia thành nhiều loại:
Lối sống của người kinh nghiệm: những người có tính bốc đồng, trẻ, thích

thú với các tình huống rủi ro và khác thường hành vi của những người này
khó dự đoán vì mang tính khác thường, ưa thích những gì mới mẻ và mạo
hiểm. Những người này ưa thích những loại máy tính mới ra, tích hợp nhiều
tính năng…
Lối sống của người tin tưởng rất nguyên tắc và thích những nhãn hiệu đã
được khẳng định. Đây là tập khách hàng khá trung thành với những nhãn
hiệu máy tính đã được lựa chọn từ những làn tiêu dùng trước.


Lối sống của người nỗ lực đây là những người khá thành công, luôn quan
tâm đến sự công nhậ của người khác. Mua máy tính để khẳng định địa vị xã
hội của mình. Họ thường mua những sản phẩm có giá tương đối cao, có kiểu
dáng đẹp, sang trọng, mong muốn nhận được sự tôn trọng từ người khác.
Nhân cách và ý niệm bản thân
Nhân cách thể hiện những đặc điểm tâm lý đặc trung của một người đến
những phản ứng tương đối nhất quán, lâu bền với môi trường của mình.
Những đặc điểm tâm lý đặc trưng hình thành nên nhân cách thường là tính
tự tin, tính độc lập, lòng tôn trọng, sự hòa đồng, kín đáo, tính nhẫn nại, dễ
thích nghi… Mỗi kiểu nhân cách khác nhau thì hành vi mua của họ cũng
khác nhau.
Mua máy tính để thể hiện cá tính của bản thân, người tự tin sẽ có cân nhắc
khác những người rụt rè, kín đáo. Những hình ảnh quảng cáo về máy tính
thể hiện sự tự tin, tính độc lập sẽ khiến những người có sự tự tin, muốn thể
hiện mình quan tâm đến nhiều hơn là những người rụt rè.
2.2.4. Tâm lý
Động cơ
Động cơ là nhu cầu đang gây sức ép đủ lớn để hướng người đó phải tìm
cách để thỏa mãn nhu cầu đó. Việc thỏa mãn nhu cầu này sẽ làm giảm đi sự
căng thẳng. Động cơ chính là thứ thúc đẩy con người đưa ra những hành
động để thỏa mãn được nhu cầu nào đó.

Động cơ mua máy tính của sinh viên chủ yếu là để phục vụ cho công việc
học tập của bản thân họ. Ngoài ra, động cơ của họ còn có thể là để học ngoài
ngữ, chơi game, giải trí... Tùy vào những động cơ khác nhau mà yêu cầu của
máy tính cũng có đôi chút khác nhau. Khi mua máy tính cho công việc học


tập thì còn phụ thuộc vào chuyên ngành mà sinh viên đó đang theo học để
lựa chọn nữa. Khi động cơ của họ là mua để chơi game thì họ đòi hỏi máy
tính phải có dung lượng bộ nhớ lớn, chíp xử lý cũng phải nhanh để chơi
game không bị giật…
Nhận thức
Nhận thức là khả năng tư duy của con người, nó có thể được định nghĩa là
một quá trình thông qua đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các
thông tin để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh.
Động cơ thúc đẩy con người hành động. Song hành động của con người
diễn ra như thế nào lại phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của họ về môi trường
xung quanh. Hai khách hàng có động cơ như nhau cùng đi vào siêu thị
nhưng sự lựa chọn nhãn hiệu, số lượng hàng hóa lại hoàn toàn khác nhau.
Thái độ của họ về mẫu mã, giá cả, chất lượng, mặt hàng, hệ thống dịch vụ…
Mọi thứ đều không giống nhau. Đó là kết quả của nhận thức về những kích
thích marketing, nhận thức không chỉ phụ thuộc vào các tác nhân kích thích
mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ tương quan giữa các tác nhân kích thích
với môi trường xung quanh và bản thân cá thể.
Con người có thể nhận thức khác nhau về cùng một đối tượng do 3 tiến
trình cảm nhận: sự chú ý chọn lọc, sự bóp méo và sự khắc họa.
Sự hiểu biết diễn tả những thay đổi trong hành vi của con người phát sinh từ
kinh nghiệm. Kinh nghiệm trong ý thức con người là trình độ của họ về cuộc
sống, về hàng hóa, về cách đối nhân xử thế. Đó là kết quả của những tương
tác của động cơ (mục đích mua), các vật kích thích (hàng hóa cụ thể) những
gợi ý (bạn bè, gia đình, thông tin quảng cáo). Có thể thấy rằng kinh nghiệm

của con người là do sự học hỏi và sự từng trải.


Sinh viên là những người có kiến thức, môi trường họ đang sống cũng cho
phép họ có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng. Khi họ có nhu cầu mua
máy tính, chắc chắn họ phải tìm hiểu thông tin rất kỹ, tuy không thể bằng
các chuyên gia nhưng họ cũng có nhận thức về máy tính.
Tri thức
Khi người ta hành động, họ đồng thời cũng lĩnh hội được những kiến
thức. Kiến thức diễn tả những thay đổi trong hành vi của một người phát
sinh từ kinh nghiệm.
Các nhà lý luận về kiến thức cho rằng kiến thức của một người có được từ
sự tương tác của những thôi thúc, tác nhân kích thích, những tình huống gợi
ý, những phản ứng đáp lại và sự củng cố.
Phản ứng của người tiêu dùng về ý tưởng mua một chiếc máy tính bắt
nguồn từ những tình huống gợi ý xung quanh như sự ủng hộ của người thân,
những chiêc máy tính của đồng nghiệp, bạn bè, những quảng cáo về máy
tính hay thông báo về giảm giá… tất cả đều là những gợi ý có thể ảnh hưởng
đến phản ứng đáp lại của anh ta về việc mua 1 chiếc máy tính.

Niềm tin và thái độ
Niềm tin là ý nghĩ khẳng định mà con người có được về những sự việc
nào đó. Niềm tin có thể dưạ trên cơ sở những hiểu biết, dư luận hay sự tin
tưởng và có thể chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh hưởng của yếu tố tình
cảm.


Thái độ mô tả những đánh giá tốt hay xấu dựa trên nhận thức, những cảm
xúc và những xu hướng hành động của một người về một đối tượng hoặc
một ý tưởng nào đó. Người ta đều có thái độ về hầu hết mọi thứ : tôn giáo,

chính trị, quần áo, thức ăn,v.v..
Khách hàng sẽ hình thành thái độ đối với các nhãn hiệu khác nhau thông
qua thủ tục đánh giá các đặc tính của các nhãn hiệu khác nhau theo tầm quan
trọng tương đối của từng đặc tính để đánh giá tổng quát đối với từng nhãn
hiệu và quyết định mua dựa trên đánh giá đó.
2.2.5. Các yếu tố Marketing
Thương hiệu
Thương hiệu là khái niệm của người tiêu dùng về sản phẩm với những
dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì nhằm khẳng định chất
lượng của sản phẩm. Thương hiệu là yếu tố rất quan trọng ảnh hường quyết
định của sinh viên, hầu hết các thương hiệu này đều rất phổ biến thông qua
các kênh truyền thông và trong sinh viên thì nguồn thông tin có lẽ bổ ích
nhất kinh nghiệm đã sử dụng của các bạn. Trên thị trường hiện này có rất
nhiều thương hiệu laptop được mua bán, việc lựa chọn một thương hiệu
laptop phù hợp với sinh viên là hết sức đơn giản.
Để tìm hiểu sinh viên thường hay quan tâm đến thương hiệu máy tính nào ta
có thể sử dụng một số câu hỏi dưới đây:
Bạn đã và đang sử dụng máy tính của hãng nào ? ( Dell, Sony. Acer…)
Tại sao bạn lại chọn hãng máy tính đó ?
Giá cả


Giá cả là yếu tố không thể thiếu trong việc lựa chọn máy tính của sinh
viên. Mức giá phù hợp nhất với sinh viên là từ 8 đến 12 triệu, vừa hợp với
khả năng chi tiêu cũng như là về cấu hình.
Việc tìm hiểu thông tin về giá cả mong muốn khi mua một chiếc laptop đối
với các nhà sản xuất máy tính là hết sức quan trọng, sinh viên là một tập
khách hàng có nhu cầu rất lớn. Ngoài ra nhiều bạn sinh viên cũng mong
muốn có thể được tham gia các chương trình trả góp khi mua laptop, đó
cũng là một chương trình mà các nhà kinh doanh cẩn phải chú ý.

Chất lượng
Yếu tố mà các bạn sinh viên quan tâm nhất chính là cấu hình mạnh, các
bạn sinh viên chọn yếu tố cấu hình là quan trọng nhất. Đây là yếu tố rất quan
trọng đáp ứng yêu cầu học thập của sinh viên, chủ yếu tập trung vào các mục
đích học tập, truy cập thông tin, máy phải có chất lượng cao cộng với tính
năng mỏng - gọn nhằm thuận tiện trong quá trình di chuyển.
Đối với sinh viên thì các tính năng như lướt web, cấu hình mạnh và các
phần mềm được hổ trợ có lẽ là những chức năng quan trọng nhất. Trong đó
cấu hình mạnh được nhiều sinh viên lựa chọn tiếp theo sau cấu hình mạnh là
laptop có chức năng hỗ trợ phần mềm tốt. Cuối cùng là tính năng lướt web
nhanh, đây là chức năng hỗ trợ rất lớn cho sinh viên để phục vụ cho việc
học.
Mẫu mã
Tiêu chí tiếp theo là mẫu mã laptop. Đây là tiêu chí được các bạn quan
tâm nhiều hơn giá. Nếu mẫu mã đẹp và chất lượng cao thì có lẽ các bạn sinh
viên sẽ quyết định mua mà không cần quan tâm nhiều tới giá.
Nhìn chung các bạn sinh viên điều chọn laptop có kiểu dáng mỏng- gọn,


bởi vì với tính chất này sinh viên có thể di chuyển lại nhẹ nhàng, rất phù hợp
với nhu cầu của các bạn. Tiếp theo là laptop có màn hình đẹp trong sự lựa
chọn. Và cuối cùng là laptop có in logo thương hiệu và màu sắc đẹp .
Khuyến mãi
Hình thức khuyến mãi là tiêu chí sau cùng trong 5 tiêu chi được các bạn
quan tâm nhiều nhất. Hầu như các bạn không mua laptop vì có chương trình
khuyến mãi mà chủ yếu là do chức năng của máy. Do đó các doanh nghiệp
có thể xem lại hình thức quảng cáo đã phù hợp với sinh viên chưa và có thu
hút sự quan tâm của họ chưa.
Trong các hình thức khuyến mãi thì hình thức tặng các dụng cụ hổ trợ
như: tai nghe, chuột… luôn được các bạn quan tâm nhiều nhất vì đây là các

dụng cụ hổ trợ có ích mà không kém phần quan trọng. Kế đến là hình thức
giảm giá giá là hình thức khuyến mãi cũng rất hấp dẫn. Trả góp xem ra
không thu hút được sự quan tâm cho lắm. Qua đó cho thấy rằng để thu hút
được sự quan tâm nhiệt tình của các bạn sinh viên thì các nhà cung cấp nên
tăng cường các hình thức khuyến mãi có ích phục vụ thêm cho hoạt động
học tập của sinh viên.

CHƯƠNG 3: BẢNG CÂU HỎI HOÀN CHỈNH

BẢNG CÂU HỎI

Kính chào anh/chị!


Chúng tôi là sinh viên khoa Marketing trường Đại học Thương Mại – Hà Nội.
Chúng tôi đang thực hiện chương trình khảo sát phục vụ cho đề tài: “Nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua máy tính xách tay (lap top) của sinh
viên Đại học Thương Mại.” Đây là bảng câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập dự liệu
từ sinh viên Đại học Thương Mại. Cuộc phỏng vấn này có ý nghĩa rất quan trọng
đến nghiên cứu, do vậy sự hồi đáp của anh/chị là rất quý giá đối với việc nghiên cứu
của chúng tôi. Tất cả các thông tin từ anh/chị là những thông tin hữu ích. Tất cả các
câu trả lời của anh/chị đều được ghi nhận nên không có câu trả lời nào là đúng hay
sai vì đó chính là thái độ của riêng anh/chị về vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu.
Với những ý nghĩa trên, chúng tôi rất mong được sự cộng tác chân thành của
anh/chị. Xin chân thành cảm ơn!
A: Anh/chị đã hoặc đang sử dụng máy tính không?
1. Có

2. Không


B: Xin anh/chị vui lòng cho biết anh/chị đã, đang hoặc muốn sử dụng
thương hiệu máy tính nào dưới đây?
1.
2.
3.
4.

Dell
Sony vaio
Lenovo
Apple

5. Acer
6. Toshiba
7. hp
8. khác…

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến thương hiệu máy tính X. “X” là đại
diện cho thương hiệu máy tính mà anh/chị đã chọn ở trên. (câu B)
Xin vui lòng đọc kỹ những phát biểu sau. Sau mỗi câu phát biểu, vui lòng đánh
dấu (√) vào ô để trả lời cho thể hiện đúng nhất quan điểm của anh/chị theo những
mức độ sau:

1

2

3

4


Hoàn
toàn Không đồng Không có ý Đồng ý
không đồng ý ý
kiến

5
Hoàn toàn
đồng ý


C: Xin anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh chị với các phát biểu
dưới đây:
I.

Nhóm thang đo về nhận biết thương hiệu của 1
thương hiệu máy tính X
1. Tôi biết máy tính X qua chương trình quảng cáo
(trên truyền hình, báo, tạp chí, tờ rơi…)
2. Tôi biết máy tính X qua chương trình khuyến mãi.
3. Tôi biết máy tính X vì người thân tôi giới thiệu
(cha, mẹ, bạn bè, đồng nghiệp…)
4. Tôi có thể nhận biết máy tính X qua biểu tượng của
thương hiệu (logo) một cách dễ dàng.
5. Tôi biết máy tính X vì uy tín của thương hiệu trên
thị trường nhiều năm qua.
6. Khi nói đến máy tính X tôi có thể biết ngay máy
tính đó của công ty nào sản xuất
II.
Nhóm thang đo về đặc tính sản phẩm của

thương hiệu máy tính X
7. Kiểu dáng đẹp, thời trang bắt mắt
8. Có nhiều màu sắc để chọn
9. Chất lượng tốt
10.Giá rất tốt
11.Cấu hình mạnh.
12.Thời gian pin lâu
13.Dung lượng bộ nhớ cao.
III.

Nhóm thang đo về giá trị cảm nhận thương
hiệu máy tính X
14.Kiểu dáng đẹp.
15.Lướt web nhanh.
16.Cấu hình mạnh
17.Hỗ trợ phần mềm tốt

2

3

4

5


IV.

Nhóm thang đo về mức độ ưu tiên các tiêu chí
khi chọn mua máy tính X của anh/chị.

18.Giá cả
19.Kiểu dáng
20.Bảo hành
21.Chất lượng
22.Thương hiệu
23.Khuyến mãi
V.

Nhóm thang đo về chuẩn chủ quan (ảnh
hưởng xã hội).
24.Tôi tin rằng cha/mẹ của tôi sẽ ủng hộ tôi mua máy
tính X
25.Tôi tin rằng anh/chị tôi sẽ ủng hộ tôi mua máy tính
X
26.Tôi tin rằng bạn bè tôi sẽ ủng hộ tôi mua máy tính
X
27.Tôi tin rẳng đồng nghiệp tôi sẽ ủng hộ tôi mua máy
tính X
VI. Nhóm thang đo về dịch vụ hậu mãi nổi bật
của thương hiệu máy tính X
28.Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, không phân biệt
mua máy tính ở đâu.
29.Có nhiều trạm bảo hành.
30.Chất lượng sản phẩm sau bản hành tốt.
31.Nhân viên bảo hành chuyên nghiệp.
VII. Nhóm thang đo về Lòng trung thành đối với
thương hiệu.
32.Hiện tại tôi chưa mua máy tính, nếu mua tôi sẽ mua
máy tính thương hiệu X.
33.Tôi đang có ý định chọn mua máy tính thương hiệu

X thay cho máy tính cũ mà tôi đang sử dụng.
34.Tôi đã có máy tính, nếu có nhu cầu mua thêm, tôi
sẽ chọn mua máy tính thương hiệu X.


35. Mức giá máy tính mà bạn muốn mua là bao nhiêu?
1. <10 triệu đồng
3. 14 – 20 triệu đồng
2. 10 – 14 triệu đồng
4. >20 triệu đồng
D. Xin anh/ chị vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân anh/chị:
Họ và tên:……………………………………………………………………
Sinh viên năm:………………………………………………………………
Giới tính:……………………………………………………………………..

Xin chân thành cảm ơn quý anh/chị đã dành thời gian trả lời câu hỏi cho phần
nghiên cứu này!

KẾT LUẬN

Trên đây là bài nghiên cứu của nhóm về đề tài “Phân tích những khó
khăn gặp phải khi thiết kế một bảng câu hỏi trong việc nghiên cứu những
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua máy tính xách tay của sinh viên Đại
học Thương mại”. Thông qua đề tài nghiên cứu này chúng tôi muốn chỉ ra
những khó khăn trong việc thiết kế một bảng câu hỏi dùng trong mỗi
phương thức phỏng vấn như phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại
hay phỏng vấn qua thư tín. Nhóm cũng đã đưa ra các bước trong việc thiết
kế một bảng câu hỏi hoàn chỉnh trong việc nghiên cứu các yêu tố ảnh hưởng



đến hành vi mua lap top của sinh viên Đại học Thương mại. Và cũng qua đề
tài này nhóm chúng tôi cũng mong muốn bài thảo luận của nhóm sẽ là kim
chỉ nam, là khung sườn cho các sinh viên, cho những người mới đi làm và
cho những ai đam mê với việc nghiên cứu marketing có thể tạo ra được một
bảng câu hỏi hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề tài mà các bạn
nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Slide bài giảng học phần Nghiên cứu Marketing 1.3;
- PGS.TS. Nguyễn Viết Lâm (2004); Giáo trình Nghiên cứu marketing;
NXB Thống kê;
- Th.s. Nguyễn Anh Sơn (2010), Giáo trình ngiên cứu marketing;




×