Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LUỒNG HỌC SINH PHỔ THÔNG TỚI ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.04 KB, 9 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LUỒNG HỌC SINH PHỔ THÔNG TỚI ĐÀO
TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1: Cơ sở lý luận về phân luồng học sinh phổ thông
1.1: Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình thúc đẩy phát triển nguồn lực con người
tri thức, phát triển các kỹ năng và các phẩm chất lao động mới, thúc đẩy sáng tạo
thành tựu khoa học – công nghệ mới, đảm bảo cho sự vận động tích cực các ngành
nghề, lĩnh vực và toàn bộ xã hội. (1)
(1)PGS.TS. Nguyễn Tiệp (2005), Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao động-Xã
hội, Hà Nội, tr.161
1.1: Khái niệm thế nào là phân luồng học sinh phổ thông.
Theo Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ :
“Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên
cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để HS tốt nghiệp
THCS, THPT tiếp tục học ở cấp học hoặc trình độ cao hơn, học trung cấp, học
nghề hoặc lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân, nhu cầu
xã hội; góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với
nhu cầu phát triển của đất nước ”.
1.2: Các hình thức phân luồng học sinh phổ thông
Việc "phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở" được định hướng vào bốn luồng
chính là:
( />sid=491)
- Học tiếp lên Trung học phổ thông
(dành cho một số học sinh có năng lực tốt, có thiên hướng nghiên cứu chuyên môn
cao và có nguyện vọng học lên Đại học, Cao đẳng )
- Học lên Trung cấp chuyên nghiệp hoặc Trung cấp nghề
(dành cho số học sinh có năng lực trung bình khá và có thiên hướng kỹ thuật, thực
hành);
- Vừa làm vừa học tiếp Trung học phổ thông theo chương trình Giáo dục
thường xuyên
(trước đây gọi là Bổ túc Trung học phổ thông);




Trực tiếp đi làm kiếm sống
(có thể học qua các chương trình sơ cấp hoặc sẽ học tiếp lên cao hơn, sau một số
năm lao động).
-

1.3: Vai trò ý nghĩa của phân luồng học sinh phổ thông
-Về mục tiêu :
Phân luồng học sinh sau THCS là nhằm phát huy năng lực của người học
tốt nhất theo khả năng, hoàn cảnh, điều kiện mà họ có được.
- Về ý nghĩa :
Phân luồng học sinh sau THCS là biện pháp thực hiện hợp lý hoá xu
hướng phân hoá của học sinh sau THCS trên cơ sở năng lực học tập, nguyện vọng
của học sinh và nhu cầu xã hội.
Thực hiện phân luồng học sinh PT lành mạnh, đúnghướng thông thoáng thực
chất là nâng cao hiệu quả giáo dục và hiệu quả xã hội (mặt bằng chất lượng giáo
dục phổ thông được nâng lên, cơ cấu nhân lực đượccải thiện, tránh được lãng phí
xã hội trong giáo dục …).
Thực hiện không tốt việc phân luồng học sinh PT cũngcó nghĩa là chúng ta
vô tình xô đẩy một bộ phận đông đảo học sinh sau tốtnghiệp yếu thế về học lực và
hoàn cảnh, về điều kiện gia đình khôngđược tiếp tục học mà phải nghỉ học, phải
tham gia lao động sản xuất mà khôngcó kỹ năng nghề qua đào tạo. Mặt khác, có
không ít học sinh đáng lẽ chỉ cần tốtnghiệp THCS là có thể học ngay trung cấp
chuyên nghiệp nhưng các em lại điđường vòng, học và tốt nghiệp trung học phổ
thông rồi thi đại học, cao đẳngkhông đỗ mới quay lại học trung cấp chuyên nghiệp,
gây lãng phí thời gian, tàichính một cách không cần thiết
Phân luồng học sinh PT giúp tạo ra phương thức học phù hợp và cơ hội học
tập có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng đượchọc, nguyện vọng có
nghề nghiệp của học sinh.

2: Thực trạng phân luồng học sinh phổ thông ở VN hiện nay
2.1: Phân tích thực trạng phân luồng
Hơn 25 năm qua, hệ thống giáo dục nước ta đã phát triển mạnh ở tất cả các
cấp học, từ mầm non đến đại học. Tuy nhiên, việc giúp học sinh có những hiểu biết
về nghề nghiệp để định hướng phát triển, lựa chọn ngành nghề phù hợp sở thích cá
nhân cũng như năng lực bản thân và nhu cầu xã hội còn nhiều hạn chế. Thực tế cho
thấy, phần lớn học sinh tốt nghiệp THCS đều tiếp tục hướng tới THPT và sau đó
thường dự thi đại học, cao đẳng; không đỗ mới chuyển sang học TCCN hoặc học
nghề. Số còn lại khi không lựa chọn TCCN hay học nghề thì có thể ở nhà ôn tập và
chờ năm sau thi tiếp hoặc tìm kiếm việc làm khác.


### Một trong những mục tiêu của Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn
2011 - 2012 từng đặt ra yêu cầu “điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào
tạo” và đến năm 2020 “các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận
30% số học sinh tốt nghiệp THCS”. Theo báo cáo của Vụ GD Chuyên nghiệp, Bộ
GD-ĐT, năm học 2011 - 2012 cả nước có khoảng trên 70% học sinh tốt nghiệp
THCS vào học THPT, khoảng trên 8% nữa vào bổ túc THPT; trong khi đó Chỉ có
1,8% tốt nghiệp THCS vào học Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) (năm 2010 2011) và 2% (năm 2011 - 2012), còn rất xa so với chỉ tiêu 30% đã đề ra. Điều này
gây áp lực rất lớn cho các trường ĐH, CĐ, trong khi đó, các trường TCCN, trường
nghề tuyển sinh vô cùng khó khăn; những nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp lại rất
cần người có kỹ năng nghề nghiệp ở bậc nghề, TCCN. Bộ GD&ĐT cho hay, nếu
cộng cả số học sinh tốt nghiệp THPT chưa tiếp tục học với số học sinh trượt tốt
nghiệp và bỏ học thì hằng năm còn khoảng 400 nghìn em. Ðây là 1 tình trạng gây
lãng phí lớn về nguồn lực quốc gia vì nếu những học sinh này được học nghề từ
sớm thì hiệu quả kinh tế, xã hội sẽ cao hơn nhiều. (1)
Việc phân luồng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bậc THPT, đồng thời
những học sinh có sức học hạn chế tìm cho mình hình thức học nghề. Hình thức
hướng nghiệp được coi là 1 công cụ quan trọng hỗ trợ trực tiếp cho công tác phân
luồng học sinh phổ thông. Công tác hướng nghiệp cho học sinh trong thời gian qua

đã được các nhà trường quan tâm, song còn mang tính hình thức nên kết quả đạt
được chưa được như kỳ vọng. Xu hướng tâm lý của nhiều học sinh và phụ huynh
là chọn một con đường thi vào đại học và chọn ngành có lương cao hoặc các ngành
thi dễ đỗ. “Theo thống kê số lượng tuyển sinh năm 2012, Bộ GDĐT cho biết, mặc
dù có giảm 10,0% so với năm 2011, nhưng vẫn có gần 38,0% thí sinh đăng ký dự
thi các ngành quản lý kinh tế, tài chính, ngân hàng. Trong khi đó, những ngành
như: Sư phạm, y, dược, nông lâm ngư nghiệp, kỹ thuật rất cần lao động, nhưng lại
ít thí sinh dự thi”(1)
Có thể nói, hướng nghiệp cho học sinh hiện nay chưa gắn với sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. “Thực tiễn cho thấy việc học sinh tự lựa
chọn nghề nghiệp một cách cảm tính, tự phát thường không phù hợp với xu thế
phát triển sản xuất và ngành nghề lao động mà xã hội đặt ra”(2). Do vậy, giáo dục
phải có những tác động trong quá trình hướng nghiệp, phải hướng học sinh lựa
chọn nghề nghiệp theo được nhu cầu của thị trường lao động và định hướng phát
triển kinh tế hiện nay của Việt Nam
(1) Hồ Văn Thông. Hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ
sở ở tỉnh Bình Dương: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM,
số 59, năm 2014.
(2) ThS. Hồ Sỹ Anh. Một số đề xuất góp phần đổi mới giáo dục Việt nam.
Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm TP. HCM số 39 (9/2012).


Mặt khác, sự mở rộng quá nhanh các trường THPT, các trưởng ĐH, CĐ
khiến cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS hầu như đều chọn con đường học tiếp
vào THPT rồi lên ĐH, CĐ.
Những năm gần đây hiện tượng người tốt nghiệp ĐH, thạc sĩ, thậm chí tiến
sĩ cũng đi làm công nhân ngày càng gia tăng, dẫn đến hiện tượng liên thông ngược
là: người có bằng ĐH, thạc sĩ phải đi học nghề để có được việc làm. Cùng với đó
đặt ra những rủi ro cho các doanh nghiệp tuyển dụng những đối tượng đã tốt
nghiệp ĐH hoặc bậc cao hơn, bởi những đối tượng này thường vì có bằng cấp nên

không chịu an phận, nếu xin được việc tốt hơn là họ sẽ “nhảy việc”. Nhìn theo
hướng trực quan thì việc học hành tốn kém về cả thời gian và tiền bạc hơn mười
mấy năm cuối cùng vẫn phải học thêm trung cấp nghề mới xin được việc, thì nên là
học luôn trường nghề ra xin việc sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức đầu tư cho
mỗi cá nhân và cả với các doanh nghiệp, tổ chức
#####Theo thống kê của Vụ Kế hoạch- Tài chính, Bộ GD&ĐT thì chủ
trương phân luồng sau THCS ngày càng đi ngược lại với mong muốn khi mà tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT ngày càng tăng. Điều này cũng đồng nghĩa
với việc hệ thống giáo dục quốc gia đang mất cân đối khi hầu hết các luồng khác
(học nghề, TCCN,..) và đang rơi vào bế tắc; chỉ có luồng THCS lên THPT là thông
thoáng. Cũng chính vì quá thông thoáng nên đã trực tiếp gây ra sự quá tải và hệ
quả là cơ cấu lao động đang mất cân bằng với tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”
đang ngày càng phổ biến và tình trạng cử nhân thất nghiệp đang ngày càng tăng
(#) Theo Báo nhân dân điện tử, 25/9/2009
######Thống kê của Bộ GD-ĐT được đưa ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ
giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014 – 2015 diễn ra ngày 30/7 cho thấy:
Trong 4 năm gần đây, quy mô học sinh hệ TCCN có xu hướng giảm. Nhưng tới
năm 2013, số lượng học sinh tuyển mới đã giảm “sốc” - Quy mô học sinh năm
học 2013 - 2014 là 485.631 học sinh, giảm hơn 130 nghìn học sinh so với năm
học 2012 - 2013.


Nguồn: Bộ GD-ĐT
-

Công tác tuyển sinh TCCN gặp rất nhiều khó khăn, kết thúc năm 2013, số
thí sinh nhập học vào các cơ sở đào tạo TCCN chỉ đạt 49,5% (180.389 học
sinh) so với chỉ tiêu được xác định. Nhiều cơ sở đào tạo tuyển sinh không đủ
chỉ tiêu, đặc biệt trong đó có 38 trường đã được thông báo chỉ tiêu năm 2013
nhưng không tuyển được học sinh.


-

Mặc dù đã được đẩy mạnh trong thời gian qua, nhưng công tác phân luồng
học sinh tốt nghiệp THCS vào TCCN được Bộ GD-ĐT tự nhìn nhận là "rất
yếu kém". Số thí sinh tốt nghiệp THCS được tuyển vào học TCCN là 17.885
học sinh, chiếm 10% và liên tục giảm trong 4 năm trở lại đây…

-

-

2.2: Ảnh hưởng của phân luồng HSPT đến đào tạo NNL
Trong hàng chục năm qua, vấn đề phân luồng học sinh sau THCS được nói
nhiều trong các chủ đề về phát triển nguồn nhân lực, tổ chức đào tạo nghề,
thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo, quản lý giáo dục trung học... Khác
với phân luồng học sinh sau THPT là việc buộc phải phân luồng vì đã hết
học vấn phổ thông, phân luồng học sinh sau THCS là sự phân luồng sớm,thể
hiện tính tích cực và tự giác nhằm giải quyết nhu cầu nguyện vọng của
người học và của xã hội.
Phân luồng sau THCS là một trong những cơ sở cốt lõi để nâng cao chất
lượng đào tạo và cân đối nguồn nhân lực. Những ảnh hưởng của sự bất hợp
lý trong cơ cấu phân luồng học sinh phổ thông so với đào tạo nghề sẽ gây ra
những hậu quả tác động trực tiếp tới tâm lý, suy nghĩ của từng lớp học sinh,
phụ huynh hay còn là toàn XH trong dài hạn và có xu hướng nối tiếp qua các
năm nếu không tìm ra được giải pháp hợp lý. Điều này gây ra tình trạng
“quá tải” trong cuộc “chạy đua” vào cao đẳng, đại học cùng áp lực tâm lý
của học sinh và phụ huynh học sinh trong việc lựa chọn hướng đi khi các kỳ



-

thì cao đẳng, đại học hàng năm đến gần. Việc thực hiện không tốt việc phân
luồng học sinh sau THCS cũng có nghĩa là chúng ta vô tình đẩy một bộ phận
đông đảo học sinh sau THCS yếu thế về học lực, hoàn cảnh và điều kiện gia
đình không được tiếp tục học mà phải nghỉ học hoặc tham gia lao động sản
xuất mà trong tay không có kiến thức nghề qua đào tạo. Hậu quả gây ra tình
trạng mất cân đối trầm trọng trong cơ cấu tuyển sinh, cơ cấu đào tạo và sự
phân bố cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực không phù hợp với nhu cầu sử
dụng của XH sẽ tất yếu dẫn tới mất cân đối trong cơ cấu nguồn nhân lực;
lãng phí nguồn lực của đất nước; hạn chế khả năng nâng cao chất lượng đào
tạo NNL cả về chiều rộng và chiều sâu
Có một số ý kiến cho rằng “Phân luồng học sinh sau THCS có thể là nguyên
nhân làm triệt tiêu các cơ hội học lên của học sinh” điều này là hoàn toàn
sai. Bởi bản chất của phân luồng học sinh phổ thông, đặc biệt là sau THCS
chính là sự đa dạng hoá phương thức học, luồng học cho người học, tạo ra
nhiều cơ hội thích hợp cho nhiều người học và cho việc học lên của học
sinh. Nếu học sinh có nhu cầu, nguyện vọng và năng lực thì việc học lên có
nhiều cơ hội khác như học liên thông, liên kết, từ xa, vừa học vừa làm….
Định hướng những lộ trình học tập đúng đắn, kịp thời và phù hợp sẽ góp
phần cải thiện, nâng cao chất lượng NNL, hạn chế tình trạng lãng phí thời
gian học tập, rèn luyện kĩ năng mà không được áp dụng vào thực tế công
việc, ngành nghề phù hợp với mỗi người lao động trong tương lai.

2.3: Cơ chế chính sách của Nhà Nước về phân luồng HSPT ở VN hiện nay
-

-

-


Hiện nay nhà nước ta đã điều tiết phân luồng bằng các chính sách như:
- Có chính sách khuyến kích cho người học đi vào luồng giáo dục nghề
nghiệp, thể hiện ở chế độ tuyển sinh, chế độ học bổng và học phí. Có thể đưa
ra những tiêu chuẩn ưu tiên cho những học sinh có chứng chỉ đào tạo nghề
được vay vốn sản xuất, học sinh tốt nghiệp THCS vào luồng đào tạo nghề
được vay vốn, giảm học phí và tham gia lao động tạo ra sản phẩm hàng hóa
để trang trải một phần chi phí học tập.
- Nhà nước có chương trình cụ thể để phát triển giáo dục nghề nghiệp, trong
đó có cả quy hoạch, xây dựng trường, chế độ chính sách, nhất là lập ban chỉ
đạo hướng nghiệp phân luồng học sinh các cấp từ trung ương đến địa
phương (xuống cả cấp xã).
- Ủy ban nhân dân Tỉnh lên danh sách các đơn vị, doanh nghiệp tham gia
hướng nghiệp với vai trò mỗi doanh nghiệp là một đơn vị hướng nghiệp.


-

-

-

-

Ngoài ra, học sinh THCS học nghề cần được ưu đãi và vận động xã hội xây
dựng quỹ hỗ trợ người học nghề, hỗ trợ trường đào tạo nghề.
- Các bằng tốt nghiệp THPT, TCCN, BTVH đều bình đẳng trong việc thi
vào trường Cao đẳng, Đại học, đáp ứng nguyện vọng và quyền lợi tiếp tục
học lên của mọi công dân.
3. Giải pháp

3.1. Nâng cao nhận thức xã hội
Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức xã hội về nghề nghiệp: tuyên truyền
trong và ngoài nhà trường để cho các bậc cha, mẹ học sinh và bản thân các
em thấy rằng việc học lên là chính đáng nhưng đồng thời cũng cần xem xét
đến năng lực cá nhân và hoàn cảnh gia đình để lựa chọn hướng đi cho phù
hợp. Mặt khác cũng cần cho các em thấy có nhiều con đường nhằm đạt được
ước mơ đích thực của mình. Trong việc tuyên truyền, giáo dục, cần cho các
em thấy được lao động ở lĩnh vực nào cũng cần thiết, được kính trọng và
được đãi ngộ xứng đáng nếu có tay nghề cao và làm việc hết mình. Các cơ
hội học tập luôn có và sẽ đến với mọi người, học tập là công việc suốt đời,
không ai có thể một lần cho cả cuộc đời được. Từ nhận thức đúng đắn về
nghề nghiệp, học sinh sẽ nhận thức được việc các em sau khi tốt nghiệp
THCS hoặc THPT đi vào các hướng khác nhau là bình thường và hợp lý.
Ngoài việc tuân thủ theo chương trình Giáo dục hướng nghiệp của Bộ Giáo
dục và Đào tạo nhà trường Phổ thông trung học cần liên kết với các Trung
tâm dạy nghề, Trường Trung cấp nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh…để
tổ chức cho học sinh lớp 9 và học sinh cấp THPT những buổi hội thảo, hoạt
động tư vấn, hoạt động giới thiệu và tuyên truyền nghề,... giúp cho học sinh
hiểu rõ về khả năng của bản thân và điều kiện gia đình trong việc lựa chọn
hướng đi sau khi tốt nghiệp.
3.2. Tăng cường hướng nghiệp cho học sinh, đồng thời đẩy mạnh hoạt động
của các Cơ sở dạy nghề để phân luồng học sinh sau THCS và THPT đi theo
nhiều hướng khác nhau. Việc phân luồng phải gắn với nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội .Các trường THCS và THPT tăng cường giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh lớp 9 và ở cấp THPT để:
- Giúp học sinh THCS và THPT hiểu rõ về khả năng của bản thân và điều
kiện gia đình trong việc lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp trung học.
Công tác phân luồng học sinh có nhiệm vụ giúp cho các em thấy được mối
quan hệ giữa nhận thức, ước mơ của học sinh với yêu cầu nghề nghiệp thông



-

-

-

-

qua những hoạt động hướng nghiệp, qua phân tích kết quả học tập văn hóa,
các môn kỹ thuật và các chống chỉ định của nghề để có sự lựa chọn phù hợp.
Bên cạnh giúp học sinh tự đánh giá khả năng học tập của bản thân, việc xét
đến hoàn cảnh gia đình cũng rất cần thiết để chọn hướng đi cho phù hợp.
Cần cho học sinh thấy được có nhiều con đường, nhiều cách để có thể đạt
được ước mơ của mình.
- Giúp học sinh hiểu các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS, THPT. Cần
giúp học sinh hiểu được một cách đầy đủ và cụ thể về tất cả các hướng đi
sau khi các em tốt nghiệp THCS, THPT. Mỗi một hướng đi cần phải làm rõ
các yêu cầu như sau: đối tượng lao động của nghề, mục đích lao động của
nghề; công cụ lao động của nghề và điều kiện lao động của nghề …. Có như
vậy mới có thể giúp học sinh nhận thức và có một sự lựa chọn nghề đúng
trên cơ sở đánh giá năng lực bản thân và các điều kiện khác.
- Các cơ sở dạy nghề, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp,... kết
hợp với các trường THCS và THPT để sinh hoạt các buổi chuyên đề về
hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 và cấp THPT. Các cơ sở đào tạo cần nâng
cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp, xác định nguyên tắc đào tạo theo nhu
cầu, đào tạo có địa chỉ; công bố tỷ lệ học sinh học xong có việc làm. Mỗi cơ
sở dạy nghề cần xác định danh sách doanh nghiệp, đơn vị là đối tác chiến
lược ổn định lâu dài trong việc tiếp nhận nguồn nhân lực đã được đào tạo.
- Đa dạng hóa ngành nghề phù hợp với từng địa phương và tăng cường hoạt

động của cá TTGDTX và trường Trung cấp nghề ở các huyện, thị, thành phố
để phân luồng học sinh sau THCS và THPT đi theo nhiều hướng khác nhau.
Đối với trường Trung cấp nghề cần thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào
đào tạo một cách có hệ thống để các em lấy học vấn trung học cùng với nghề
trong vòng 3 – 4 năm sẽ tiết kiệm hơn so với tuyến học sinh tốt nghiệp lớp
12. Một bộ phận học sinh sau THCS tham gia vào thị trường lao động thu
hút vào các lớp bổ túc văn hóa tại TTGDTX.
3.3. Chính sách sử dụng sau đào tạo Sở Lao động và Thương binh xã hội chỉ
đạo cho các Phòng Lao động và Thương binh xã hội là đầu mối liên hệ giữa
Trung tâm học tập cộng đồng, Trung tâm giáo dục thường xuyên và trường
Trung cấp nghề,… với các cơ sở sản xuất, các danh nghiệp tạo “đầu ra” cho
học viên khi đào tạo xong. Việc đào tạo tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy
xí nghiệp là giải pháp hữu hiệu cho bài toán phân luồng học sinh sau THCS
và THPT.


-

-

-

-

3.4. Định hướng, điều chỉnh phân luồng học sinh theo các hướng giáo dục
khác nhau của toàn bộ hệ thống giáo dục phù hợp với định hướng phát triển
nhân lực quốc gia. Đổi mới công tác giáo dục và tư vấn hướng nghiệp trong
nhà trường phổ thông (ngành Lao động, Thương binh và Xã hội cùng với
các doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào công tác tư vấn hướng nghiệp
cho học sinh). Cần đào tạo và tuyển dụng cán bộ làm công tác xã hội, thực

hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp. Đào tạo giáo
viên hướng nghiệp cho các trường phổ thông, dạy nghề, TCCN và cao đẳng.
3.5. Quy hoạch mạng lưới các trường CĐ, TCCN trung cấp nghề, cao đẳng
nghề và các cơ sở đào tạo nghề, các trung tâm dạy nghề, giáo dục thường
xuyên (GDTX) và giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, đi đôi với
việc không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu nguồn
nhân lực của địa phương và của các ngành kinh tế. Chú trọng đầu tư xây
dựng trường dạy nghề hoặc trung học nghề cấp huyện ở những nơi có điều
kiện và nhu cầu. Phát triển các trường trung học kỹ thuật. Đánh giá, phân
loại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để xếp loại cho phù hợp với năng lực
đào tạo, trên cơ sở khung trình độ quốc gia thống nhất.Phát triển mô hình
giáo dục gắn dạy chữ với dạy nghề, trên cơ sở nghiên cứu sáp nhập các trung
tâm GDTX, kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
3.6. Đầu tư mở rộng quy mô và chú ý điều chỉnh cơ cấu ngành nghề cho phù
hợp với nhu cầu nguồn nhân lực theo quy hoạch quốc gia, từng địa phương,
từng ngành, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực ở những vùng còn gặp nhiều
khó khăn. Có chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp
thành lập các trung tâm đào tạo nghề, trường dạy nghề, trường TCCN.
3.7. Xây dựng hệ thống cơ quan làm công tác dự báo nhu cầu nhân lực, nhu
cầu đào tạo quốc gia, cơ cấu trình độ đào tạo theo vùng miền, cung cấp
thông tin, giúp cho Chính phủ trong việc chỉ đạo điều hành các bộ, ngành,
doanh nghiệp chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.
Giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào ĐH, CĐ, nhất là những ngành đã thừa nhân
lực./.



×