Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Thực trạng lao động và việc làm trên địa bàn xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.64 KB, 60 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện dưới mái trường trung tâm giáo dục thường xuyên Ý
Yên A. Được sự quan tâm giúp đỡ của đảng ủy, Ban giám hiệu cùng sự giúp đỡ tận tình của
các Thầy giáo, cô giáo trong trường, đặc biệt các Thầy giáo, cô giáo ở trung tâm tại chức tỉnh
Nam Định và toàn thể các Thầy giáo, cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt nam đã tận tình trao
dồi cho chúng em lượng kiến thức nhất định trong quá trình học tập, đặc biệt các Thầy giáo, cô
giáo Khoa kinh tế và phát triển Nông thôn, đặc biệt hơn nữa là Cô giáo Nguyễn Thị Minh Thu
– Bộ môn Kế hoạch đầu tư, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dành cho em quỹ thời gian quý
báu của mình để hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Xuất phát từ lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc.
Em gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban giám hiệu trung tâm giáo dục thường xuyên Ý Yên
A cùng toàn thể các Thầy giáo, cô giáo và cán bộ công nhân viên trung tâm tại chức tỉnh Nam
Định.
Em xin cảm ơn Ban Giám đốc, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và phát triển Nông thôn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt hơn cả em xin gửi tới giảng viên hướng dẫn Cô giáo
Nguyễn Thị Minh Thu – Bộ môn Kế hoạch đầu tư, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hướng
dẫn chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Qua đây cho em xin cảm ơn lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã Hải Đường, đặc biệt là các anh,
chị trong văn phòng UBND xã, ban thống kê xã đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho em
những thông tin quý báu để em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè gần xa đã động viên cổ vũ tôi trong
học tập cũng như nghiên cứu chuyên đề thực tập tốt nghiệp lời cảm ơn chân thành nhất.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót vì vậy
em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp của các Thầy giáo, cô giáo và các bạn để chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng xin chúc các Thầy giáo, cô giáo, các chú, các anh, các chị luôn mạnh khỏe,
hạnh phúc và thành đạt.
Sinh viên thực hiện
Trần Minh Tuân

1




MỤC LỤC

PHẦN I:MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu……………………………………….1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………2
1.2.1.Mục tiêu chung………………………………………………………………2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể………………………………………………………………2
1.3.Giới hạn phạm vi nghiên cứu………………………………………………..2
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………..2
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………….3
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………3
1.4.1.Chọn địa điểm nghiên cứu…………………………………………………..3
1.4.2.Thu thập thông tin…………………………………………………………...3
a. Thông tin thứ cấp…………………………………………………………..3
b. Thông tin sơ cấp……………………………………………………………3
1.4.3.Xử lý thông tin………………………………………………………………4
1.4.4.Phương pháp thống kê……………………………………………………….4
1.4.5.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu………………………………………………..4
a.Quy mô lao động…………………………………………………………….4
b.Chất lượng lao động…………………………………………………………4
c.Việc làm của lao động……………………………………………………….4

Phần II: Nội dung chuyên đề…………………………………………5
2.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu………………………………………………..5
2.1.1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………………………..5
2.1.1.1.Vị trí địa lý………………………………………………………………...5
2.1.1.2. Đặc điểm thời tiết khí hậu………………………………………………...5
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội…………………………………………………...6

2.1.2.1. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xã………………………………….6
2


2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai………………………………………………..11
2.1.2.3. Tình hình dân số lao động trong xã……………………………………...13
2.1.2.4. Tình hình văn hóa – giáo dục……………………………………………15
2.1.2.5. Tình hình y tế……………………………………………………………16
2.1.2.6. Tình hình quốc phòng an ninh…………………………………………..17
2.1.3. kết quả sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế của xã Hải Đường...18
2.2. Thực trạng lao động và việc làm xã Hải Đường, huyện Hải Hậu – Tỉnh
Nam Định………………………………………………………………………..22
2.2.1. Thực trạng về lao động trong xã…………………………………………..22
2.2.1.1.Thực trạng về số lượng lao động và độ tuổi của lực lượng lao động trong
Xã………………………………………………………………………………..22
2.2.1.2. Thực trạng lao động của xã theo ngành nghề và giới tính……………....24
2.2.1.3. Thực trạng lao động của xã theo trình độ học vấn, chuyên môn………..28
2.2.2. Thực trạng tình hình việc làm của lao động trong xã……………………...31
2.2.2.1. Thực trạng thiếu việc làm của lao động trong xã………………………..31
2.2.2.2 Tình hình sử dụng thời gian làm việc của lao động nông thôn trong xã…35
2.2.2.3.Tình hình phân bổ lao động nông nghiệp theo các ngành chủ yếu………35
2.3. Một số khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động xã Hải Đường.36
2.3.1. Chất lượng lao động trong xã còn thấp……………………………………36
2.3.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động diễn ra còn chậm……...39
2.3.3. Cung lao động lớn, cầu lao động nhỏ……………………………………...42
2.3.4. Năng suất thấp/cơ giới hóa………………………………………………...43
2.4. Đề xuất khuyến nghị nhằm giải quyết việc làm cho lao động xã Hải
Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định………………………………………46
2.4.1. Căn cứ đề xuất khuyến nghị……………………………………………….46
2.4.2. Định hướng………………………………………………………………..47

2.4.3. Đề xuất một số khuyến nghị tạo việc làm cho lao động nông thôn trong
Xã………………………………………………………………………………...49
2.4.3.1. Khẩn trương triển khai dự án mở rộng quy mô của Công ty cổ phần may
3


xuất khẩu Hải Đường…………………………………………………………….49
2.4.3.2. Tăng cường công tác đào tạo bằng nhiều hình thức như học chính quy qua
trường lớp, học thông qua trung tâm học tập cộng đồng………………………...49
2.4.3.3. Tăng cường cho nông dân vay vốn kết hợp với công tác khuyến nông,
khuyến ngư……………………………………………………………………….50
2.4.3.4. Nâng cấp cải tạo chợ Mới thành chợ đầu mối trong việc cung cấp các lọai
cây con giống phục vụ nhân dân trong vùng……………………………………..51
2.4.3.5. Khuyến khích phát triển nghề mới ở địa phương………………………..51
2.4.3.6. Đưa lao động đi làm việc theo hình thức xuất khẩu lao động…………...51
2.4.3.7. Tiếp tục triển khai chương trình DS – KHHGĐ………………………...52

Phần III: Kết luận……………………………………………………..53
3.1 Kết luận………………………………………………………………………53
3.2. Kiến nghị…………………………………………………………………….54
3.2.1. Kiến nghị với nhà nước……………………………………………………54
3.2.2. Kiến nghị với cấp chính quyền……………………………………………54

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xã theo tiêu chí nông thôn
mới qua 3 năm……………………………………………………………………..7
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm( 2012 – 2014)………….12

Bảng 2.3: Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm( 2012 – 2014)………14
Bảng 2.4: Kết quả đạt được qua 3 năm( 2012 – 2014)…………………………..19
Bảng 2.5: Lực lượng lao động của xã chia theo độ tuổi và giới tính qua
3 năm……………………………………………………………………………..23
Bảng 2.6: Lực lượng lao động của xã chia theo ngành nghề và giới tính
qua 3 năm(2012 – 2014)…………………………………………………………26
Bảng 2.7: Lực lượng lao động của xã theo trình độ học vấn và chuyên môn
Qua 3 năm( 2012 – 2014)………………………………………………………..30
Bảng 2.8: Lao động thiếu việc làm theo nhóm tuổi và nhóm ngành qua 3 năm
(2012 – 2014)…………………………………………………………………….33
Bảng 2.9: Trình độ học vấn, chuyên môn, sức khỏe của lao động điều tra năm
2014………………………………………………………………………………37
Bảng 2.10: Tình hình phát triển kinh tế và phân bổ lao động qua 3 năm (20122014)……………………………………………………………………………..41
Bảng 2.11: Tình hình sử dụng lao động trong xã qua 3 năm( 2012- 2014)……...43
Bảng 2.12: Thu nhập các hộ điều tra của xã năm 2014………………………….45

5


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cụm từ
BQ
BQ1LĐ
TM - DV
DV - TM
CNH - HĐH
DS - KHHGĐ
HĐND
UBND

KHHGĐ

HTX
NN
THCS
THPT
TTCN - XD
BHYT

Nghĩa của cụm từ
Bình quân
Bình quân một lao động
Thương mại - dịch vụ
Dịch vụ - thương mại
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Dân số - kế hoạch hóa gia đình
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Kế hoạch hóa gia đình
Lao động
Hợp tác xã
Nông nghiệp
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
Bảo hiểm y tế

PHÂN 1: MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống
đi đôi với sự phát triển toàn diện. Quyền lao động và đảm bảo việc làm của người lao
động đã được khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
được cụ thể hóa trong Bộ luật Lao động ở nước ta. Việc làm, giải quyết việc làm cho
6


người lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ
trương, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động, với định hướng phát triển
nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tạo ra nhiều cơ hội việc làm
cho người lao động.
Nam Định là một trong những tỉnh đi đầu trong việc triển khai thực hiện chính sách
giải quyết việc làm cho người lao động. Kết quả là hàng loạt khu công nghiệp, cụm công
nghiệp được quy hoạch và xây dựng đã tạo ra việc làm cho hàng vạn lao động vào làm
việc. Tuy nhiên, tại các địa bàn nông thôn trong tỉnh với gần 90% dân số hiện đang sinh
sống. Tình trạng người lao động thiếu việc làm vẫn còn phổ biến. Tình trạng thiếu việc
làm tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, từ đó gây ra nhiều hệ lụy
cho người lao động như thu nhập thấp, không ổn định. Thu nhập thấp làm cho người lao
động không đảm bảo sự chăm sóc về dinh dưỡng và y tế làm ảnh hưởng đến sức khỏe,
hạn chế trong việc học tập và rèn luyện nâng cao kiến thức, kỹ năng lao động dẫn tới lao
động với năng xuất thấp, không có khả năng sáng tạo trong việc tự kiếm việc làm lại dẫn
đến thu nhập thấp, đó là một vòng luẩn quẩn. Thiếu việc làm và thu nhập thấp còn dẫn
tới nhiều tệ nạn xã hội. Ngoài ra một bộ phận người dân thiếu việc làm có xu hướng di
cư ra thành phố tìm kiếm việc làm tạo áp lực cho xã hội ảnh hưởng tới an ninh trật tự an
toàn xã hội, đây thực sự là khó khăn, thách thức đối với mỗi địa phương trong quá trình
thực hiện nhiệm cụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình.
Xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, dân số tại thời điểm 31/12/2014
là 11.248 người, số người có khả năng lao động là 9.154 người, lao động trong độ tuổi
lao động là 6.524 người.
Từ thực tế trên, đòi hỏi mỗi địa phương trong tỉnh cần có những giải pháp sáng

tạo, linh hoạt, mạnh dạn tháo gỡ khó khăn, tạo việc làm cho người lao động giúp họ ổn
định cuộc sống ngay tại địa bàn sinh sống. Việc tiến hành nghiên cứu, đánh giá
đúng thực trạng tình hình việc làm của người lao động tại mỗi địa phương có ý nghĩa
quan trọng góp phần tạo cơ sở để đề ra các giải pháp tạo việc làm cho người lao động.
7


Xuất phát từ quan điểm đó chúng tôi lựa chọn đề tài: "Thực trạng lao động và việc làm
trên địa bàn xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định" làm đề tài thực tập tốt
nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Nghiên cứu thực trạng lao động và việc làm tại xã Hải Đường, huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giải quyết việc làm cho người lao
động địa phương trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Đánh giá thực trạng lao động và tạo việc làm tại xã Hải Đường, huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định.
- Chỉ ra một số thuận lợi và khó khăn về lao động và giải quyết việt làm cho người
lao động tại địa phương.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm giải quyết việc làm cho người lao động địa
phương trong thời gian tới.
1.3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề thực tiễn về lao động và việc
làm cho người lao động.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
- Thời gian: Thực trạng lao động và việc làm ở xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định trong giai đoạn 2012 – 2014.

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Chọn điểm nghiên cứu
Xã Hải Đường có 26 xóm, là xã loại 1 với địa bàn rộng, dân số đông. Để thực
hiện đề tài này em chọn 5 xóm để nghiên cứu đó là: Xóm 22 xóm chuyên sản xuất đồ gỗ
mỹ nghệ lao động ở đây nghề chính là phục vụ “Làng nghề mộc mỹ nghệ Tam tùng
đông”; Xóm 21 là xóm chuyên trồng cây cảnh lao động chính ở đây phục vụ “Làng nghề
cây cảnh Tam tùng nam”. Xóm 1 lao động ở đây là cán bộ, công chức viên chức ngoài ra
các lao động khác đi làm ăn xa nhà; Xóm 5 và xóm 15 là 2 xóm mà nhân dân ở đây chủ
8


yếu làm nông nghiệp, ngoài 2 vụ lúa là chính lao động ở đây chăn nuôi và làm cây vụ
đông, trồng cây rau màu.
1.4.2 Thu thập thông tin
a. Thông tin thứ cấp:
Nghiên cứu thu thập các báo cáo về tự nhiên – kinh tế - xã hội địa phương trong giai
đoạn 2012 – 2014. Đồng thời, thu thập những báo cáo chuyên sâu về tình hình dân số,
lao động, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm…tại địa phương.
Các nghiên cứu có liên quan về lao động, việc làm cũng được thu thập tham khảo trong
quá trình thực hiện nghiên cứu
b. Thông tin sơ cấp:
Điều tra tham vấn các hộ về tình hình nhân khẩu, lao động, việc làm của hộ…
Tham vấn cán bộ địa phương về vấn đề lao động, đào tạo nghề cho lao động nông
thôn và giải quyết việc làm trong thời gian vừa qua.
1.4.3 Xử lý thông tin
Tập hợp, sao chép, tính toán bằng Excel ra các chỉ tiêu để mô tả thực trạng lao
động, việc làm tại địa phương trong giai đoạn 2012 – 2014.
1.4.4 Phương pháp thống kê
Nghiên cứu tập trung phân tích những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến lao động và
tạo việc làm tại địa phương thông qua mô tả mức độ và biến động của lao động và việc

làm tại địa phương. Từ đó, đề xuất kiến nghị nhằm giải quyết việc làm cho lao động địa
phương trong thời gian tới.
Nghiên cứu cũng só sánh về quy mô, chất lượng lao động để làm rõ thuận lợi và
khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
1.4.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
a. Quy mô lao động
- Số lượng lao động
- Số lao động nam (nữ)
- Số lao động trong độ tuổi
9


- Số lao động ngoài độ tuổi vẫn tham gia lao động
b. Chất lượng lao động
- Trình độ văn hóa của lao động: % lao động tốt nghiệp cấp 3, % lao động tốt
nghiệp cấp 2…
- Đào tạo nghề: % lao động được đào tạo nghề phi nông nghiệp, % lao động được
đào tạo nghề nông nghiệp...
- Số lớp tập huấn về nông nghiệp/năm
- Số lớp tập huấn về tiểu thủ công nghiệp/năm
c. Việc làm của lao động
- Số lượng và tỷ lệ lao động có việc làm ổn định trong lĩnh vực nông nghiệp
- Số lượng và tỷ lệ lao động có việc làm ổn định trong lĩnh vực phi nông nghiệp
- Số lao động được môi giới việc làm
- Số lao động và tỷ lệ lao động tìm được việc làm qua môi giới việc làm…
PHẦN 2: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Xã Hải Đường nằm phía Tây Nam huyện Hải Hậu, đông giáp xã Hải Long và Hải

Sơn, tây giáp xã Hải Phong và xã Trực Thắng – Trực Ninh, bắc giáp xã Hải Anh, nam
giáp xã Hải Phú. Hải Đường là xã thuộc vùng trũng của huyện Hải Hậu. Xã có 26 xóm
phân bố theo dọc 2 bờ sông Đối và đường trục chính của xã.
Tài nguyên:
Diện tích tự nhiên 1.050,99 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp

807,79 ha

- Đất Chuyên dùng

139,89 ha

- Đất ở

99,21 ha

- Đất công

4,1 ha

Nhân lực:

10


Dân số trong toàn xã tại thời điểm 31/12/2014 có 3.552 hộ, bằng 11.248 người. Có
15% dân số theo đạo Thiên Chúa. Mật độ dân số: 1.320 người/km 2, tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên năm 2014: 0,9%. Số người có khả năng lao động là 9.154 người, lao động trong
độ tuổi lao động là 6.524 người.

2.1.1.2. Đặc điểm về thời tiết khí hậu
Khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm, gió mùa. Từ tháng 1 đến tháng 4 thời kỳ đầu mùa
khô lạnh, nhưng cuối mùa lại có những đợt gió nồm. Từ tháng 5 đến tháng 10 khí hậu
ẩm ướt, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,5oC. Nhiệt độ cao nhất từ 34oC –
38oC (kéo dài trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 8), thời kỳ này thường kèm theo mưa
to, gió bão, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Nhiệt độ thấp nhất có năm xuống dưới 10oC, kèm theo sương muối.
Độ ẩm trung bình là 81%.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 mm – 1.800 mm, mưa theo mùa, tập
trung chủ yếu vào tháng 5 – tháng 7.
Số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/năm.
Hướng gió chủ đạo: Gió đông nam về mùa hè, gió đông bắc về mùa đông, vận tốc
gió trung bình là 2m/s.
Với những đặc điểm thời tiết như vậy, địa bàn xã Hải Đường thích hợp cho sản
xuất nông nghiệp trồng 2 vụ lúa và xen kẽ một vụ màu.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xã
Cơ sở vật chất của xã bao gồm hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, các trạm biến
áp điện, hệ thống lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc, công sở, trường học, các công
trình phúc lợi công cộng … Đây là những yếu tố gián tiếp góp phần tạo ra việc làm và
nâng cao hiệu quả việc làm cho người lao động nông thôn. Xã Hải Đường đã đạt chuẩn
nông thôn mới và xã đã được công nhận xã nông thôn mới năm 2014.

11


Bảng 2.1: Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xã (theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới) (2012-2014)
Chỉ tiêu

ĐVT


2012

2013

Tốc độ phát triển (%)
2014 2013/201
2

2014/2013

BQ

I.Công trình thuỷ lợi
- Đường nội đồng

Km

12

23

34

192

148

168


- Kiên cố hoá kênh mương

Km

5

6

6

122

100

109

II. Đường giao thông

Km

77

131

190

170

145


157

- Đường liên xã (bê tông hoá)

Km

7

11

11

157

100

125

- Đường trục xóm (bê tông hoá)

Km

20

45

55

225


122

165

- Đường dong xóm (bê tông hoá)

Km

50

75

124

150

165

157

Trạm

10

10

12

100


120

109

- Đường dây cao thế

Km

11

11

11

100

100

100

- Đường dây hạ thế

Km

27

27

27


100

100

100

+ Trường tiểu học

Trường

2

2

2

100

100

100

+ Trường THCS

Trường

2

2


2

100

100

100

+ Nhà trẻ mẫu giáo

Trường

1

1

1

100

100

100

Trạm

1

1


1

100

100

100

-Nhà Văn hoá xã

Cái

1

1

1

100

100

100

- Nhà Văn hoá xóm

Cái

26


26

26

100

100

100

III. Công trình điện
- Trạm biến áp

IV. Công trình phúc lợi
- Trường học

- Trạm y tế

12


Điểm vui chơi - thể thao

Điểm

5

5

5


100

100

100

- Bưu điện văn hoá

Cái

1

1

1

100

100

100

- Đài phát thanh

Đài

1

1


1

100

100

100

- Số hộ dùng điện

Hộ

3.374

3.469

3.552

103

102

102

Số hộ dùng điện thoại (máy bàn + di động)

Hộ

3.374


3.469

3.552

103

102

102

V. Một số chỉ tiêu phát triển nông thôn

(Nguồn: Ban thống kê xã)

13


Nhận xét: Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy trong thời gian qua cùng cả nước chung sức xây
dựng nông thôn mới xã Hải Đường đã xây dựng nhiều công trình để phục vụ sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân.
Trong lĩnh vực nông nghiệp: 3 năm qua xã đã tiến hành bê tông hóa được 69 km
đường nội đồng, 17 km kênh mương kiên cố phục vụ tưới tiêu làm tăng năng xuất cây
trồng, thuận lợi cho máy móc vào sản xuất. Việc nạo vét kênh mương được xã rất quan
tâm chú trọng, đảm bảo hệ thống mương máng thông thoáng để phục vụ nhu cầu tưới
nước trong sản xuất và yêu cầu tiêu nước trong mùa mưa bão. Trong năm 2014 xã đã
đào đắp, nạo vét được 24.565 m3 mương máng. Trong đó HTX thống Nhất đào đắp, nạo
vét được 14.365 m3, HTX Vũ Đệ đào đắp, nạo vét được 10.200 m 3, thường xuyên quan
tâm giải toả thông thoáng vật cản trên sông cấp 2. Đây là những điều kiện thuận lợi để
phát triển ngành sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống giao thông trong xã hiện tương đối hoàn chỉnh từ những năm 2000 đã bê
tông hóa 82% đường nông thôn. Xác định giao thông là huyết mạch của mọi hoạt động
phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới
xã đã xây dựng cơ chế công trình của xã, làm công trình xóm, khu dân cư, xóm, khu dân
cư tự làm. Xây dựng nông thôn mới từ nhà ra ngõ, từ ngõ ra đồng, lên xóm, ra xã trong
3 năm 2012- 2014 toàn xã đã nâng cấp được 398 km đường giao thông nông thôn với
tổng giá trị xây dựng 29 tỷ 478 triệu đồng trong đó nguồn ngân sách xã là 6 tỷ 200 triệu
đồng, con em quê hương và nhân dân ủng hộ 4 tỷ 350 triệu đồng, còn lại là nhân dân
đóng góp bình quân đóng góp 1,7 triệu đồng/ khẩu, có những khẩu phải đóng đến mức
10 triệu đồng. Ngoài ra xã còn được đầu tư dự án đường huyện lộ An Đông đổ nhựa dài
5 km, đường trục xã đổ nhựa từ năm 1994 dài 7,8 km.
Bằng việc đầu tư cho hệ thống giao thông cơ bản khá hoàn chỉnh đạt tiêu chí quốc
gia về xây dựng nông thôn mới đã đáp ứng nhu cầu đi lại của mọi người dân trong xã,
tạo động lực thúc đẩy sản xuất, thương mại - dịch vụ trên địa bàn xã ngày càng phát
triển .
Về công trình điện: Điện có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
14


ngày càng tăng, trong thời gian qua chính quyền xã đã tổ chức bàn giao toàn bộ hệ thống
lưới điện của xã cho chi nhánh điện Hải Hậu thuộc Công ty điện lực Nam Định quản lý.
Với việc bàn giao này giúp cho việc quản lý, vận hành lưới điện trong toàn xã được an
toàn và hiệu quả. Toàn bộ đường dây hạ thế 220V trong xã đều được sử dụng dây cáp
bọc, đảm bảo an toàn cho người sử dụng điện. Cũng như hạn chế thất thoát, hao phí trên
đường dây. Năm 2012 toàn xã có 10 trạm biến áp điện, đến năm 2014 xây dựng thêm 2
trạm biến áp, nâng tổng số trạm biến áp trong toàn xã lên 12 trạm. Hiện tại hệ thống lưới
điện đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.
100% các hộ gia đình trong xã sử dụng điện.
Các công trình phúc lợi trong xã được xây dựng và tu sửa thường xuyên, đảm bảo

giá trị sử dụng của các công trình. Trong năm 2012 xã tổ chức khánh thành bàn giao đưa
vào sử cả 5 nhà trường 05 nhà học 2 tầng 4 phòng học để các nhà trường làm phòng
chức năng. Năm 2013 đưa vào sử dụng Khu nhà 24 phòng làm việc Trạm Y tế xã, Xây
mới nhà làm việc trụ sở Đảng ủy – HĐND – UBND xã 3 tầng 26 phòng trong đó có 2
phòng họp, 24 phòng làm việc…
Xã có 1 đài truyền thanh với thời lượng phát sóng 2h/ngày, đảm bảo đáp ứng kịp
thời công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước, các văn bản, quyết định của địa phương cũng như các tin, bài về các tấm
gương người tốt, việc tốt tới người dân, giúp người dân nâng cao hiểu biết, nhận thức, tự
giác chấp hành pháp luật.
Trong xã còn có nhiều hộ gia đình mua sắm được các tư liệu sản xuất hiện đại
phục vụ sản xuất như máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa, máy xay xát … những máy móc
này khi đưa vào sử dụng đã góp phần giải phóng sức lao động cho người nông dân, tạo
ra năng xuất lao động cao hơn nhiều so với lao động thủ công, làm tăng thu nhập cho
người lao động. Tuy nhiên từ đây cũng phát sinh vấn đề đó là khi đưa cơ giới hoá vào
sản xuất thì thời gian nhàn rỗi của lao động nông nghiệp tăng lên. Điều này đòi hỏi phải
có những giải pháp nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích của việc đưa cơ giới hoá vào đồng
ruộng và việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của lao động nông nghiệp khi đưa cơ giới hoá
vào đồng ruộng.
15


Hiện nay nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng phát triển mạnh, trên địa bàn xã tỷ
lệ hộ dân trong xã sử dụng vô tuyến, điện thoại (bao gồm điện thoại cố định và điện
thoại di động) đạt tỷ lệ 100%. Ngoài ra hệ thống truy cập Internet công cộng và Internet
gia đình cũng phát triển mạnh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dân.
Nhìn chung, trong những năm gần đây cơ sở vật chất kỹ thuật trong xã ngày càng
hoàn thiện và đồng bộ, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân,
tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình, tăng thu
nhập cho nhân dân trong xã.

2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai và nguồn tài nguyên sinh vật trên đất vừa là đối tượng vừa là tư liệu sản
xuất để con người tác động vào nó và tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội. Thống kê năm 2012, xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.050,99 ha.
Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 816,30 ha, bằng 77,67% tổng diện tích đất tự
nhiên, đất ở có diện tích 95,43 ha, bằng 9,08% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhận xét
chung là mấy năm qua diện tích đất nông nghiệp trong xã đang giảm đi, nguyên nhân là
thời gian qua Nhà nước có chủ trương cho phép địa phương chuyển mục đích sử dụng
đất đối với những diện tích đất úng trũng, cấy lúa không hiệu quả, được chuyển sang
nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng trang trại chăn nuôi. Một phần đất được sử dụng để xây
dựng công trình công cộng, một phần chuyển thành đất thổ cư. Trong quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của xã những năm tiếp theo thì đất nông nghiệp ngày càng giảm để
dành đất xây dựng mở rộng quy mô sản xuất của Công ty cổ phần may Hải Đường, xây
dựng các tổ hợp cơ khí, sản xuất đồ gia dụng, xay sát chế biến lương thực … dọc ven
đường An Đông và Đường trục xã. Số liệu trong bẳng 2.2 dưới đây sẽ minh hoạ rõ nét
về tình hình sử dụng đất đai của xã trong 3 năm qua.

16


Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm (2012-2014)
Chỉ tiêu

Tổng diện tích đất tự nhiên

2012
SL (ha)

2013
CC (%)


SL (ha)

2014
CC (%)

SL (ha)

Tốc độ phát triển (%)

CC (%)

2013/2012

2014/2013

BQ

1.050,99

100,00

1.050,99

100,00

1.050,99

100,00


100,00

100,00

100,00

1. Đất nông nghiệp

816,30

77,67

811,47

77,21

807,79

76,86

99,40

99,55

99,47

- Đất trồng cây hàng năm

755,73


92,58

751,65

92,08

750,84

91,98

98,87

99,45

99,67

- Đất trồng cây lâu năm

26,69

3,27

26,86

3,29

27,02

3,31


99,94

100,00

100,61

- Đất nuôi trồng thuỷ sản

33,88

4,15

37,79

4,63

38,45

4,71

111,01

101,28

106,53

132,32

12,59


137,15

13,05

139,89

13,31

103,65

102,01

102,82

- Đất xây dựng cơ bản

14,22

10,75

17,54

12,79

18,30

13,08

144,91


105,18

113,44

- Đất giao thông

75,42

57,00

77,03

56,16

78,08

55,82

100,40

101,40

101,74

- Đất thuỷ lợi

42,67

32,25


42,59

31,05

43,50

31,10

99,81

102,19

100,96

2,66

2,01

2,57

1,94

2,50

1,89

100,00

99,40


96,94

95,43

9,08

96,69

9,20

99,21

9,44

101,38

102,61

101,96

7,04

0,67

5,68

0,54

4,10


0,39

81,28

71,07

76,31

2. Đất chuyên dùng

- Đất chuyên dùng khác
3. Đất thổ cư
4. Đất 5 % ( đất công)

(Nguồn: Ban thống kê xã)

17


Nhận xét: Qua số liệu của bảng 2.2 cho thấy diện tích đất nông nghiệp đang giảm
qua từng năm, cụ thể năm 2012 diện tích đất nông nghiệp là 816,30 ha, bằng 77,67%
tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2014 giảm xuống còn 807,79 ha, bằng 76,86% tổng
diện tích đất tự nhiên. Tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là 0,53%.
Đất trồng cây hàng năm cũng giảm qua các năm. Năm 2012 diện tích đất trồng
cây hàng năm là 755,73 ha, bằng 92,58% tổng diện tích đất nông nghiệp, đến năm 2014
diện tích đất trồng cây hàng năm giảm xuống còn 750,84 ha, bằng 91,98% tổng diện tích
đất nông nghiệp. Tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là 0,33%.
Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản tăng, cụ thể năm 2012 diện tích đất nuôi trồng
thuỷ sản là 33,88 ha, bằng 4,15% diện tích đất nông nghiệp, đến năm 2014 tăng lên
thành 38,45 ha, bằng 4,71% diện tích đất nông nghiệp. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm

là 6,53%.
Qua số liệu bảng 2.2 cũng cho thấy thực trạng tình hình sử dụng đất chuyên dùng
và đất thổ cư trong thời quan qua.
Về đất chuyên dùng: Năm 2012 đất chuyên dùng có diện tích 132,32 ha, bằng
12,59% tổng diện tích đất tự nhiên. Đến năm 2014 có diện tích 139,89 ha, bằng 13,31%
tổng diện tích đất tự nhiên. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 2,82%.
Đất giao thông: Năm 2012 có diện tích 75,42 ha, đến năm 2014 tăng thành 78,08
ha.
Đất thuỷ lợi: Năm 2012 có diện tích 42,67 ha, đến năm 2014 tăng lên thành 43,05
ha.
Đất thổ cư: Năm 2012 diện tích đất thổ cư là 95,43 ha, bằng 9,08% tổng diện tích
đất tự nhiên, đất năm 2014 diện tích tăng lên thành 99,21 ha, bằng 9,44% tổng diện tích
đấ tự nhiên. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 1,96%.
2.1.2.3. Tình hình dân số và lao động trong xã
Dân số và lao động có mối quan hệ khăng khít với nhau, dân số tăng nhanh thì lực
lượng lao động cũng tăng lên. Tuy nhiên trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn chưa phát
triển thì tốc độ tăng dân số đã tạo ra áp lực trong việc giải quyết việc làm cho lượng lao
động dôi dư tại địa bàn xã Hải Đường.
18


Bảng 2.3: Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2012-2014)
2012
Chỉ tiêu

ĐVT

SL

2013


CC (%)

SL

2014

CC (%)

SL

CC (%)

Tốc độ phát triển (%)
2013/201
2014/2013
BQ
2

1. Tổng số hộ

Hộ

3.374

100,00

3.469

100,00


3.552

100,00

102,816

102,393

102,6

- Hộ nông nghiệp

Hộ

3.137

92,98

3.114

89,76

3.079

86,68

99,2668

98,876


99,071

- Hộ phi nông nghiệp

Hộ

237

7,02

355

10,24

473

13,32

149,789

133,239

141,27

2. Tổng số nhân khẩu

Khẩu

10.720


100,00

10.896

100,00

11.248

100,00

101,642

103,231

102,43

- Khẩu nông nghiệp

Khẩu

10.225

95,38

10.280

94,35

10.309


91,65

100,538

100,282

100,40

- Khẩu phi nông nghiệp

Khẩu

616
6.500

5,65
100

939
6.524

8,35
100

152,435

137,73

Người


4,62
100

124,444

3. Tổng số lao động

495
6.482

100,278

100,369

100,32

- Lao động nông nghiệp

Người

4.423

68,24

4.432

68,18

4.436


68,00

100,203

100,09

100,14

- Lao động TTCN-XD

Người

1.215

18,74

1.265

19,46

1.279

19,60

104,115

101,107

102,59


- Lao động DV-TM

Người

552

8,52

564

8,68

569

8,72

102,174

100,887

101,52

- Lao động khác

Người

292

4,50


239

3,68

240

3,68

81,8493

100,418

91,24

- BQ nhân khẩu/hộ

Khẩu/hộ

3,18

3,14

3,17

98,74

100,95

99,68


- BQ lao động /hộ

Người/hộ

1,92

1,87

1,84

97,39

98,39

95,83

4. Một số chỉ tiêu BQ

(Nguồn: Ban thống kê xã)

19


Nhận xét: Qua số liệu bảng 2.3 cho thấy tổng số hộ gia đình tăng qua các năm.
Năm 2012 xã có 3.374 hộ, đến năm 2014 có 3.552 hộ. Trong đó hộ nông nghiệp giảm,
năm 2012 có 3.137 hộ bằng 92,98% tổng số hộ, đến năm 2014 có 3.079 hộ, bằng 86,6%
tổng số hộ. Hộ phi nông nghiệp tăng, năm 2012 có 237 hộ, bằng 7,02% tổng số hộ, đến
năm 2014 có 473 hộ bằng 13,32% tổng số hộ.
Về nhân khẩu: Tổng số nhân khẩu qua 3 năm tăng, cụ thể năm 2012 có 10.720

nhân khẩu, đến năm 2014 có 11.248 nhân khẩu. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là
2,43%. Trong đó nhân khẩu nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu: năm 2012 là
10.225 nhân khẩu, bằng 95,38%, năm 2014 là 10,309 nhân khẩu, bằng 91,65% tổng số
nhân khẩu.
Nhân khẩu phi nông nghiệp có xu hướng tăng: Năm 2012 có 495 nhân khẩu, bằng
4,62% tổng nhân khẩu, năm 2014 tăng lên thành 939 nhân khẩu, bằng 8,35% tổng số
nhân khẩu.
Về lao động: Năm 2012 toàn xã có 6.482 lao động, năm 2014 thành 6.524 lao
động, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 0,32%.
Trong tổng số lao động thì lao động nông nghiệp chiến tỷ lệ cao. Năm 2012 lao
động nông nghiệp có 4.423 người bằng 68,24% tổng số lao động, đến năm 2014 có
4.436 người, bằng 67,98% tổng số lao động.
Lao động tiểu thủ công nghiệp – xây dựng có chiều hướng tăng, năm 2012 có
1.215 lao động bằng 18,74% tổng số lao động, đến năm 2014 tăng lên thành 1.279 lao
động bằng 19,60% tổng số lao động. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 2,59%.
Lao động dịch vụ - thương mại năm 2012 có 552 lao động bằng 8,52%, đến năm
2014 là 569 lao động bằng 8,73% tổng số lao động. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là
1,52%.
Lao động tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - thương mại tăng, nguyên
nhân do diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, người lao động chuyển sang làm các
công việc khác. Mặt khác hoạt động sản xuất công nghiệp với thế mạnh là trên địa bàn
xã có Công ty cổ phần may Hải Đường luôn duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm thường
xuyên cho người lao động, ngoài ra còn có các xưởng may tư nhân, các tổ cơ khí, mộc,
20


xây dựng, xay sát chế biên lương thực …. Bên cạnh đó hoạt động thương mại dịch vụ
với việc hình thành các kiốt buôn bán tại chợ Mới họp tất cả các ngày trong tuần, đã mở
ra cơ hội việc làm cho lao động trong xã.
Xã cũng triển khai chủ trương của Nhà nước đưa lao động đi xuất khẩu, làm việc

có thời hạn ở nước ngoài. Tuy nhiên số lượng còn ít do thị trường lao động đòi hỏi
người lao động phải có tay nghề. Trong thời gian tới, để tăng nhanh số lượng lao động đi
xuất khẩu, chính quyền cần tạo điều kiện cho người lao động học nghề để tham gia thị
trường lao động xuất khẩu.
2.1.2.4. Tình hình Văn hoá – giáo dục
- Hoạt động văn hoá, thông tin: luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị của địa
phương, tuyên truyền phổ biến tới nhân dân các chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết và quy định của địa phương. Thường xuyên
treo băng zôn, biển, kẻ khẩu hiện, panô, xây dựng tiểu phẩm… tuyên truyền thực hiện
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, công tác đảm bảo an toàn giao thông, phòng
chống ma tuý, tệ nạn xã hội, nghị định 36, quyết định 95 và pháp lệnh 16 của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội; quản lý. Thường xuyên tổ chức giao lưu văn hoá, văn nghệ phục vụ
Đại hội Đảng bộ xã lần thứ 14, đại hội các đoàn thể, 26 xóm đón xóm nông thôn mới, xã
đón danh hiệu xã Nông thôn mới. Viết và đưa 379 tin và 187 bài, phổ biến 37 chỉ thị,
nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và 15 bài phản ánh nêu gương người tốt,
việc tốt. Các hoạt động thể dục, thể thao như bóng chuyền, bóng bàn được duy trì trong
các nhà trường, tại các khu thể thao của xã, làm tốt ngày hội văn hoá thể dục thể thao
19/8 tổ chức thi đấu tại xã 7 môn, tham gia thi huyện 7 môn, hoạt động thể dục dưỡng
sinh của các cụ cao tuổi có hướng phát triển tốt, nhân dân tích cực hưởng ứng.
- Công tác giáo dục: Giáo viên của ba nhà trường được biên chế 167 thầy cô giáo
và nhân viên, 100% thầy cô giáo đều đạt chuẩn. Hoạt động của nhà trường có kỷ cương,
nề nếp. Năm học 2014-2015 đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen cho 11 giáo viên và đề
nghị công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp huyện là 50 giáo viên.
Trường mầm non Năm học 2014- 2015 nhà trường duy trì 4 nhóm nhà trẻ và 16 lớp
mẫu giáo với tổng số trẻ huy động đến trường 820 trẻ tăng so với năm học 2013 -2014 là
21


22 trẻ, trong năm học tỷ lệ trẻ đạt chuyên cần, cháu ngoan, cháu sạch trên 95%, 100%
trẻ đến trường được nuôi bán trú, chế độ ăn của trẻ đảm bảo số lượng, chất lượng và vệ

sinh an toàn thực phẩm, có 100% số trẻ được dánh giá đạt yêu cầu độ tuổi. Năm học
2014-2015 có 199 trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục Mần non vào học trường
Tiểu học.
Bậc Tiểu học có 978 học sinh (tăng so với năm học 2013-2014 là 51 học sinh) cuối
năm học có 100% học sinh được đánh giá xếp loại hoàn thành các môn học, tỷ lệ học
sinh lên lớp đạt 100%, có 200 học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình Tiểu học vào học
Trung học cơ sở, hai trường Tiểu học được công nhận lại trường chuẩn Quốc gia mức độ
I, Trường Tiểu học A được công nhận trường đạt chuẩn “Xanh –sạch –đẹp –an toàn”,
Trường Tiểu học B giữ vững trường đạt chuẩn “Xanh –sạch –đẹp –an toàn” và được sở
Giáo dục đào tạo tặng giấy khen.
Bậc THCS có 605 học sinh, số học sinh khá giỏi 389/605 em = 64,3% học sinh có
hạnh kiểm tốt, khá 597/605 em =98,6%, học sinh có thành tích tốt trong học tập, tu
dưỡng đạo đức được khen thưởng 488/605 em đạt 80,6%. Số học sinh tốt nghiệp THCS
161 học sinh = 100% số học sinh lớp 9 (trường THCS Hải Đường A là 72 học sinh,
trường THCS Hải Đường B là 89 học sinh), số học sinh tốt nghiệp THCS thi vào THPT
là 131em = 81,4% (toàn huyện là 75,14%, tỉnh là 82%)
Hiện cả năm nhà trường đã đạt chuẩn Quốc gia.
Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng: Tổ chức 21 lớp với 24 chuyên đề về
trồng trọt, chăn nuôi, chính trị, pháp luật, dân số gia đình trẻ em cho trên 3.000 lượt
người.
2.1.2.5. Tình hình y tế
Công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được coi trọng tiêm chủng
cho trẻ đạt 100%, Công tác khám chữa bệnh. Công tác quản lý bệnh xã hội, Y tế học đường
thực hiện tốt đảm bảo chế độ chuyên môn không để dịch bệnh phát sinh.

22


Năm 2014, Trạm y tế xã đã khám chữa bệnh cho 18.692 lượt người khám BHYT
8.557 lượt người. Trạm được cấp trên thẩm định, công nhận Trạm Y tế đạt chuẩn Quốc

gia giai đoạn II, tỷ lệ nhân dân tham gia các loại hình bảo hiểm đạt 70,6%
Công tác dân số gia đình trẻ em được quan tâm. Kết quả thực hiện các biện pháp
tránh thai tốt. Đã tổ chức 2 đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép chăm sóc sức khoẻ
sinh sản thực hiện kế hoạch hoá gia đình đạt chỉ tiêu đề ra. Công tác gia đình trẻ em
được quan tâm các cháu sinh ra đã được cấp thẻ BHYT đầy đủ, tổ chức tặng quà nhân
dịp ngày tết thiếu nhi 1- 6 năm 2014.
2.1.2.6. Tình hình quốc phòng – an ninh
- Công tác quân sự: chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để tuyển chọn gọi công dân
nhập ngũ, đợt 1 năm 2014 giao được 24 quân, tổ chức đăng ký nghĩa vụ quân sự cho
nam công dân tuổi 17 được 72/76 người. Tổ chức tốt việc huấn luyện dân quân, tham gia
hội thao, hội thi, toàn đơn vị đạt loại khá. Chuẩn bị lực lượng xung kích, xây dựng
phương án phòng chống thiên tai, bão lụt cho năm 2015.
- Công tác an ninh trật tự: Hoàn thiện phương án thành lập tổ tự quản ở các xóm,
tăng cường tuyên truyền đảm bảo công tác an ninh trật tự. Tập trung cao độ cho việc tổ
chức thực hiện Nghị định số 36, quyết định 95, pháp lệnh 16, luật an toàn giao thông và
nghị quyết 15 của Đảng uỷ xã Hải Đường về phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an
ninh trật tự trên địa bàn xã.
2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế của xã Hải Đường
Những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã đề ra những chủ trương và chính sách
để đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Về phía địa phương, Đảng uỷ HĐND – UBND xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân
trong xã quyết tâm hoàn thành các mục tiêu mà Đảng bộ và HĐND xã đã đề ra, từ đó
đưa nền kinh tế xã nhà ngày càng phát triển. Số liệu sau đây minh hoạ thực tế này.

23


Bảng 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh đạt được qua 3 năm (2012-2014)
2012
Chỉ tiêu


I. Tổng giá trị sản xuất
1. Ngành nông nghiệp
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
2. Ngành TTCN-XD
3. Ngành TM-DV
II. Một số chỉ tiêu
1. Giá trị sản xuất/hộ
2. Giá trị sản xuất/khẩu
3. Giá trị sản xuất NN/Hộ
NN

SL (Tr.đ)

2013

2014

CC

SL

CC

(%)

(Tr.đ)

(%)


327.885 100,00
99.743 30,42
55.517 55,66
44.226 44,34
161.057 49,12
67.085 20,46

400.912
104.518
57.287
47.271
208.835
87.559

100,00
26,07
54,79
45,21
52,09
21,84

SL (Tr.đ)

447.303
106.324
58.074
48.250
239.755
101.225


97,18
30,59

115,57
36,79

125,93
39,77

31,80

33,58

34,53

24

CC
(%)
100,0
0
23,77
54,62
45,38
53,60
22,63

Tốc độ phát triển (%)
2013/
2014/

BQ
2012
2013
122,27
104,80
103,16
106,86
129,66
130,48

111,57
101,70
101,39
102,07
114,81
115,62

116,79
103,24
102,27
104,45
122
122,83

118,92
120,32

108,96 113,83
108,08 114,02


105,59
102,86 104,20
(Nguồn: Ban thống kê xã)


Nhận xét: Nhờ nỗ lực của nhân dân trong xã đã tạo ra giá trị sản xuất của toàn xã
tăng. Tổng giá trị sản xuất năm 2012 đạt 327.885 triệu đồng, năm 2014 đạt 447.303 triệu
đồng. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 16,91%. Trong đó giá trị sản xuất nông
nghiệp năm 2012 là 99.743 triệu đồng bằng 30,42% tổng giá trị sản xuất. Đến năm 2014
giá trị ngành nông nghiệp là 106.324 triệu đồng bằng 23,77% tổng giá trị sản xuất.
Như vậy qua 3 năm giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp xét theo giá trị tuyệt
đối vẫn tăng (từ 99.743 triệu đồng năm 2012 tăng lên 106.324 triệu đồng năm 2014).
Tuy nhiên xét trong cơ cấu kinh tế toàn xã thì giá trị sản xuất nông nghiệp qua 3 năm là
giảm. Điều đó thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng uỷ - HĐND – UBND xã trong
việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế: giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng
giá trị sản xuất các ngành tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ. Cơ
cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong nông nghiệp cũng thực hiện
chuyển dịch theo hướng gia tăng giá trị các ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, gia
tăng giá trị sản xuất cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Về sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cũng tăng qua 3 năm. Năm
2012, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp – xây dựng đạt 161.057 triệu đồng, bằng
49,12% tổng giá trị sản xuất, đến năm 2014 tăng lên thành 239.755 triệu đồng, bằng
53,60% tổng giá trị sản xuất. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 22,24% . Đạt được kết
quả này là do chủ trương đúng đắn của Đảng uỷ, UBND xã trong việc tập trung mở
rộng, phát triển ngành nghề, phát huy tối đa thế mạnh sẵn có của địa phương. Trên địa
bàn xã hiện có Công ty cổ phần may Hải Đường với ngành nghề chủ yếu là sản xuất gia
công hàng may mặc xuất khẩu, giải quyết việc làm thường xuyên cho 400 lao động, và
15 cơ sở may gia công mỗi cơ sở có 30 đến 50 lao động, 01 xưởng thêu trang IQ, làng
nghề mộc mỹ nghệ Tam tùng đông... đã tạo việc làm ổn định thường xuyên cho 1.570
lao động

Ngoài ra trong năm qua, trên địa bàn xã còn phát triển một số nghề mới như đan
móc sợi, vê đay… tạo việc làm cho các lao động nhàn rỗi khác. Một số nghề cơ khí, gò
hàn, nhôm kính, sửa chữa đồ điện dân dụng, điện tử… cũng được lập ra thu hút một số
lượng lao động và làm việc. Trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn xã hiện có 19 tổ, đội
25


×