Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nghèo trên địa bàn xã xuân vinh, huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 99 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin được trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc.
Sinh viên

Nguyễn Thị Nhung

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt cáo cáo tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân
trong và ngoài trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, vì thế:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa
Kinh tế và Phát triển Nông thôn, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, đặc biệt
là các thầy cô trong bộ môn Kinh tế nông nghhiệp và Chính sách, những nguời
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Đỗ Kim
Chung, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảo
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể, cán bộ UBND xã Xuân Vinh,
huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá và người dân trên địa bàn xã đã cung cấp cho
tôi những số liệu cần thiết và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.


Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày... tháng... năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Thị Nhung

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Giá cả là một yếu tố hết sức nhạy cảm và biến động thường xuyên trong
cuộc sống. Trước đây, trong nền kinh tế bao cấp, sản xuất của người dân chủ yếu
là tự cung, tự cấp, ít có sự trao đổi mua bán trên thị trường, thì sự biến động của
giá cả tác động đến sản xuất và đời sống của người dân chưa mạnh mẽ. Nhưng
hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang bước đầu theo cơ chế thị trường, sản xuất
theo hướng hàng hóa đang chiếm dần ưu thế, thì sự biến động của giá cả thị
trường ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và đời sống của người dân. Mấy năm gần
đây, sự tăng giá của tất cả các mặt hàng đã tác động rất lớn đến sản xuất và thu
nhập của người dân, mà đặc biêt, nó cản trở công tác xóa đói giảm nghèo của
Chính Phủ Việt Nam.
Xã Xuân Vinh thuộc huyện Thọ Xuân, là một huyện miền núi, đời sống
của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong thời gian qua sự biến
động mạnh của giá cả đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và thu nhập của người
dân, nhất là người nghèo, người cận nghèo. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và
thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nghèo trên địa bàn xã Xuân Vinh – Huyện
Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa”.
Đề tài được nghiên cứu với 4 mục tiêu cụ thể sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giá cả, biến động giá cả, nghèo
và tiêu chuẩn nghèo, ứng xử của hộ nông dân.

Tìm hiểu thực trạng nghèo đói và biến động giá cả trên địa bàn xã Xuân
Vinh.
Tìm hiểu ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập từ
nông nghiệp của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã Xuân Vinh.

iii


Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến động
giá cả đến sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nông dân nghèo.
Phương pháp chính mà chúng tôi sử dụng trong đề tài là phương pháp
phỏng vấn.
Tìm hiểu các lý luận cơ bản về giá cả, biến động giá cả, nghèo đói và ứng
xử của các hộ nông dân. Đồng thời, chúng tôi đã tìm hiểu được tình hình biến
động giá cả trên thị trường của một số nước trên thế giới và Việt Nam.
Qua nghiên cứu đặc điểm địa bàn xã Xuân Vinh, chúng tôi nhận thấy nền
kinh tế của xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp, song điều kiện cho sản xuất nông
nghiệp lại không thuận lợi. Đời sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó
khăn. Tỷ lệ hộ, khẩu nghèo tương đối cao, tuy nhiên có xu hướng giảm qua 3
năm 2007, 2008, 2009.
Qua điều tra thực tế thấy rằng, trên địa bàn xã Xuân Vinh, hầu hết các vật
tư phục vụ sản xuất nông nghiệp đều tăng giá. Nhiều mặt hàng tăng tới 30 –
40%, thậm chí có những mặt hàng tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Điều
này ảnh hưởng lớn tới sản xuất của người nông dân, chi phí sản xuất các cây
trồng, vật nuôi đều tăng lên rất nhiều (18 – 32%). Cùng với sự tăng giá của các
yếu tố vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp là sự tăng giá của các nông sản hàng
hóa nhưng tốc độ tăng chậm hơn rất nhiều so với sự tăng giá của các yếu tố đầu
vào, thậm chí nhiều mặt hàng chỉ tăng 5- 7%. Bên cạnh đó, các mặt hàng lương
thực, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác cũng tăng giá một
cách đột biến (30 – 60%). Vì vậy, nó ảnh hưởng mạnh tới thu nhập của người

nông dân, làm cho thu nhập của người dân trong thời gian qua giảm đáng kể.
Trước thực trạng trên, người nghèo đã có những thay đổi trong sản xuất
trồng trọt và chăn nuôi để phù hợp với điều kiện sản xuất của gia đình mình và
có thể nâng cao thu nhập. Một xu hướng dễ nhận thấy trong chiến lược sản xuất

iv


của hộ nghèo trước sự biến động của giá cả là: Tăng diện tích, quy mô những
giống cây trồng, vật nuôi có giá bán tăng nhanh trong thời gian qua; giảm diện
tích, quy mô những giống cây trồng, vật nuôi cần vốn đầu tư cao như lợn, ngô…
Để nâng cao thu nhập thì người nông dân có các chiến lược đó là tăng cường đi
làm thuê, làm công nhân…
Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn về ảnh hưởng của biến động giá cả đến
sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nghèo trên địa bàn xã Xuân
Vinh, chúng tôi đưa ra một số giải pháp đối với nhà nước và chính quyền địa
phương, đồng thời đề ra một số kiến nghị với nhà nước, chính quyền xã và người
dân trong việc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến động giá cả đến sản xuất và
thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ có thu
nhập thấp.

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

BQ


Bình quân

CC

Cơ cấu

CP

Chi phí

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

GTSX

Giá trị sản xuất

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐSXNN

Hoạt động sản xuất nông nghiệp



Lao động


NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

TĂCN

Thức ăn chăn nuôi

TM – DV

Thương mại – dịch vụ

TN

Thu nhập

TNBQ

Thu nhập bình quân

TT

Trồng trọt

SL


Số lượng

UBND

Uỷ ban nhân dân

Viện KH – LĐXH

Viện lao động khoa học xã hội

VHLSS

Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

vi


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Giá cả là một yếu tố hết sức nhạy cảm và biến động thường xuyên trong
cuộc sống. Trước đây, trong nền kinh tế bao cấp, sản xuất của người dân chủ
yếu là tự cung, tự cấp, ít có sự trao đổi mua bán trên thị trường, thì sự biến động
của giá cả tác động đến sản xuất và đời sống của người dân chưa mạnh mẽ.
Nhưng hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang bước đầu theo cơ chế thị trường,
sản xuất theo hướng hàng hóa đang chiếm dần ưu thế, thì sự biến động của giá

cả thị trường ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và đời sống của người dân. Mấy năm
gần đây, sự tăng giá của tất cả các mặt hàng đã tác động rất lớn đến sản xuất và
thu nhập của người dân, mà đặc biêt, nó cản trở công tác xóa đói giảm nghèo
của Chính Phủ Việt Nam.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng về xóa đói giảm nghèo
trong gần 2 thập kỷ qua. Tuy nhiên, Chính Phủ Việt Nam đang phải đối mặt với
những thách thức mới trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Vấn đề giảm
nghèo bền vững trong bối cảnh lạm phát cao là một trong những vấn đề bức bối
và khó khăn. Là một nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, các nhà kinh tế
khuyến cáo rằng, xét về tổng thể, Việt Nam có lợi khi giá lương thực tăng. Tuy
nhiên, ai được lợi, ai bị thiệt thòi, người nghèo nông thôn hay thành thị bị tác
động hay xoay xở như thế nào vẫn còn là vấn đề tranh cãi và được sự quan tâm
của các cấp chính quyền và các tổ chức phát triển.
Lạm phát tăng cao là một vấn đề nóng bỏng của Việt Nam kể từ khi gia
nhập WTO. Đặc biệt năm 2007, lạm phát tăng cao nhất trong vòng 11 năm qua.
Chưa có năm nào giới truyền thông và người tiêu dùng lại “bận tâm” nhiều về
giá cả hàng hóa như thời gian qua. Nguyên nhân là hầu hết các mặt hàng thiết

1


yếu đều tăng giá khá cao, trong đó đã có không ít mặt hàng đã tăng giá gấp rưỡi,
gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006. Trong năm 2007, việc lạm phát với 2 con số
đã ảnh hưởng lớn đến người dân đặc biệt là những người dân nghèo. Mục tiêu
cuối cùng của tăng trưởng kinh tế là nâng cao đời sống cho người dân, hiện
chúng ta đang phát triển kinh tế nhưng trên thực tế đời sống của một bộ phận
người dân đang đi xuống vì “cơn bão giá”. Đặc biệt là những người nghèo, bình
thường cuộc sống đã gặp nhiều khó khăn nay giá cả của các loại hàng hóa dịch
vụ tăng cao đã làm đời sống cũng như sản xuất của họ càng khó khăn hơn.
Xã Xuân Vinh thuộc huyện Thọ Xuân, là một huyện miền núi, đời sống

của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Nền kinh tế của xã chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp, song điều kiện cho sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó
khăn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của xã đã có bước phát triển nhưng
tỷ lệ người nghèo vẫn còn cao. Đặc biệt, trong thời gian qua sự biến động mạnh
của giá cả đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và thu nhập của người dân, nhất là
người nghèo, người cận nghèo. Tuy giá cả các sản phẩm đầu ra của hộ nông dân
tăng nhưng tốc độ tăng của chúng liệu có cao hơn tốc độ tăng giá của các yếu tố
đầu vào và các mặt hàng khác không? Chúng ảnh hưởng đến sản xuất và thu
nhập từ nông nghiệp của các hộ nghèo như thế nào? Và ứng xử của họ trước sự
tăng giá đó ra sao?
Xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh
hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các
hộ nghèo trên địa bàn xã Xuân Vinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.

2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.2 Mục tiêu chung
Nghiên cứu ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập từ
nông nghiệp của các hộ nghèo trên địa bàn xã Xuân Vinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các
hộ nông dân nghèo.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giá cả, biến động giá cả, nghèo và
tiêu chuẩn nghèo, ứng xử của hộ nông dân.
- Tìm hiểu thực trạng nghèo đói và biến động giá cả trên địa bàn xã Xuân Vinh.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập từ nông
nghiệp của các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã Xuân Vinh.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến động giá
cả đến sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nông dân nghèo.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giá của 3 loại mặt hàng: giá mua các
mặt hàng lương thực, thực phẩm (thiết yếu); giá bán các nông sản hàng hóa; giá
mua các loại vật tư và dịch vụ nông nghiệp, sự biến động của nó.
Chủ thể nghiên cứu của đề tài là người dân nghèo, hộ kinh doanh vật tư
đầu vào trong sản xuất nông nghiệp và các hộ kinh doanh các mặt hàng lương
thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn xã.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi nội dung
Tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của biến động giá của 3 loại mặt hàng:
giá các mặt hàng lượng thực, thực phẩm; giá bán các sản phẩm nông nghiệp; giá

3


mua các loại vật tư và dịch vụ nông nghiệp đến sản xuất và thu nhập từ nông
nghiệp của các hộ nông dân nghèo.
1.4.2 Phạm vi không gian
Số liệu được thu thập và nghiên cứu trên địa bàn xã Xuân Vinh, huyện
Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, tập trung nghiên cứu sâu ở 3 thôn: thôn Cao Phú,
thôn Thành Vinh và thôn Phú Hậu I.
1.4.3 Phạm vi thời gian:
- Thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài từ năm 2007 – 2009.
- Đề tài được thực hiện từ ngày 12/01/2010 - 26/05/2010

4



PHẦN 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ
ĐẾN SẢN XUẤT VÀ THU NHẬP CỦA CÁC HỘ NGHÈO
2.1 Biến động giá cả
2.1.1 Khái niệm biến động giá cả
2.1.1.1 Giá đầu vào
Đầu vào là các chi phí về lao động, vật tư, tiền vốn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Theo quan điểm cổ điển, đầu vào chỉ bao gồm nguyên liệu, vốn và lao
động còn theo quan điểm mới ngoài các yếu tố trên đầu vào còn có đóng góp
của tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, đầu vào này sẽ chiếm một tỷ trọng rất
lớn so với các đầu vào còn lại.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế, đầu vào là các nhân tố sản xuất (tư
bản, lao động,…) được đưa vào quá trình sản xuất và kết hợp với nhau để tạo
ra sản lượng. Nó là các khoản tài nguyên tiêu tốn tính theo giá thị trường và
được biểu hiện bằng chi phí sản xuất: tiền mua nguyên vật liệu vật tư, chi phí
thuê lao động, địa điểm,…Trong sản xuất kinh doanh các chủ doanh nghiệp
phải lựa chọn đầu vào tối ưu và sử dụng có hiệu quả các đầu vào đó để tối
thiểu hoá chi phí sản xuất và tối đa lợi nhuận
Giá cả các yếu tố đầu vào sẽ quyết định đến chi phí của quá trình sản xuất,
giá đầu vào mà thấp thì lượng sản phẩm sản xuất ra tăng, người sản xuất mở
rộng quy mô do nguồn vốn không đủ và giá sản phẩm đầu ra tăng ảnh hưởng
đến thu nhập. Ngược lại nếu giá của các yếu tố đầu vào quá cao sẽ làm cho giá
thành sản xuất sản phẩm hàng hóa dịch vụ tăng lên làm giảm lợi nhuận của đơn

5


vị sản phẩm. Trên thị trường người mua luôn muốn mua rẻ, do vậy nếu giá
thành sản phẩm hàng hóa cao dẫn tới sản phẩm hàng hóa khó tiêu thụ, hàng hóa

ứ đọng kìm hãm sản xuất phát triển.
Chi phí đầu vào là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động
sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, các chi phí này có tính chất thường
xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất.
2.1.1.2 Giá đầu ra
Đầu ra là bất kì một mặt hàng hay sản phẩm dịch vụ nào được sản xuất,
phục vụ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường.
Đầu ra trong sản xuất nông nghiệp là sản lượng sản phẩm cây trồng hay
vật nuôi được sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hộ và nhu cầu thị
trường. Như vậy đầu ra trong nông nghiệp không phải chỉ bắt nguồn từ nhu cầu
của thị trường như của các doanh nghiệp, mà nó còn bắt nguồn từ chính nhu cầu
của hộ.
Giá đầu ra chính là giá bán sản phẩm, nếu giá đầu ra quá thấp thì người
sản xuất sẽ giảm quy mô sản xuất dẫn tới lượng cung cấp hàng hóa ra thị trường
giảm. Điều kiện cần để sản xuất đạt lợi nhuận cực đại là họ phải xuất ra khối
lượng sản phẩm mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên. Nghĩa là tại điểm
mà ở đó chi phí tăng thêm do việc sản xuất ra đơn vị sản phẩm sẽ bằng doanh
thu tăng thêm do việc tiêu thụ sản phẩm đó.
2.1.1.3 Biến động giá cả
Biến động giá cả là sự thay đổi giá cả của các hàng hoá, sản phẩm theo
các thời điểm khác nhau. Giá cả xem xét theo thời gian là kết quả kết hợp phức
tạp của sự thay đổi gắn với các yếu tố mùa vụ, chu kỳ, xu hướng và các yếu tố
bất thường khác. Trên thị trường giá cả mọi hàng hoá biến động liên tục, nhất là

6


giá các nông sản hàng hoá. Sự biến động giá cả nông sản hàng hoá nhìn chung là
lớn hơn đối với các sản phẩm công nghiệp.

Giá cả cũng biến động theo thời gian theo các dạng khác nhau (Trần Hữu
Cường, 2008): sự thay đổi giá theo mùa vụ , biến động theo năm, thay đổi theo
xu hướng và theo chu kỳ:
- Biến động theo mùa vụ: đây là một quy luật chung nhất đối với các nông
sản hàng hoá. Thông thường đối với những hàng hoá có thể dự trữ được, giá của
nó thấp nhất vào thời điểm thu hoạch, tăng dần theo thời gian dự trữ và cao nhất
là vào lúc giáp hạt vụ thu hoach tới.
- Biến động hàng năm: trong nông nghiệp, một yếu tố cơ bản làm biến
động giá hàng năm đó là sự thay đổi lượng cung. Cung sẵn có của một năm chủ
yếu dựa trên khối lượng sản xuất của năm đó và tất nhiên cũng phụ thuộc vào
lượng nhập khẩu và dự trữ của năm đó. Năm nào lượng cung nhiều thì giá cả có
xu hướng giảm xuống.
- Biến động theo chu kỳ: một chu kỳ thường được lặp đi lặp lại theo thời
gian. Ví dụ, hạn hán làm giảm cung và tăng giá. Khi giá cao người sản xuất tìm
cách tăng sản lượng ở kỳ tiếp theo, điều này dẫn đến kết quả giá thấp hơn. Do
giá thấp lại tác động đến sản lượng giảm và cứ như vậy lặp đi lặp lại. Chiều dài
của chu kỳ là khoảng thời gian từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất tiếp theo
hoặc từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất tiếp theo.
- Biến động giá cả theo xu hướng: xu hướng của giá liên quan tới lạm
phát và giảm phát chung của nền kinh tế và các yếu tố như: sự thay đổi sở thích
và thị hiếu của người tiêu dùng, tăng dân số và thu nhập cũng như sự thay đổi kỹ
thuật công nghệ sản xuất. Một lần tăng giá sẽ dẫn tới kết quả là lượng cung tăng
trong hai, ba hoặc nhiều năm.

7


2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá cả
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá cả hàng hoá trên thị
trường, có thể tổng hợp các yếu tố sau:

- Cầu sản phẩm: là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người mua có khả
năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định,
với các điều kiện khác không đổi. Như vậy, cầu thị trường có ý nghĩa trong mối
liên hệ với một mức giá cụ thể. Nói cách khác lượng cầu bao giờ cũng gắn với
một mức giá cụ thể của sản phẩm. Trong ngắn hạn cầu thị trường về một sản
phẩm hàng hoá, dịch vụ tăng lên nảy sinh khuynh hướng tăng giá. Ngược lại khi
cầu thị trường giảm xuống thì trên thị trường giá có xu hướng giảm xuống.
Biến động của cầu thị trường sẽ gây ra biến động của giá cả, biểu hiện cụ
thể là sự dịch chuyển đường cầu do ảnh hưởng của các nhân tố ngoài giá.
- Cung sản phẩm: là lượng hàng hoá mà người bán có khả năng bán và
sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong cùng một thời gian nhất định, với
các điều kiện khác không đổi. Cầu không thay đổi, sự gia tăng cung ứng hàng
hoá, làm cho đường cung dịch chuyển sang phải, giá cả giảm xuống. Ngược lại
vì lí do nào đó lượng cung hàng hoá, dịch vụ trên thị trường giảm xuống (khi
các yếu tố khác không đổi) thì giá cả có xu hướng tăng lên.
P

P

S

P2

S2

P1

P1
D1
0


S1

Q1 Q2

P2

D2
Q

D

0

Đồ thị 2.1: Tác động của cầu đến giá cả

Q1

Q2

Q

Đồ thị 2.2: Tác động của cung đến giá cả

8


Dựa vào đồ thị, ta thấy tác động của cung - cầu lên giá là rất rõ. Khi các
yếu tố khác không đổi, cầu thị trường tăng từ Q 1 đến Q2 thì giá cũng tăng từ P1
lên P2. Khi các yếu tố khác không đổi, cung tăng từ Q 1 đến Q2 thì giá giảm từ P1

xuống P2.
- Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ: đây là một yếu tố rất quan
trọng ảnh hưởng rất lớn đến biến động giá của tất cả các sản phẩm: nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Bao gồm các chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu, chính sách giá trần, giá sàn và các chính sách kinh tế khác. Một ví dụ
rất điển hình, vào đầu năm 2008 giá lúa gạo của nước ta tăng rất cao nhưng sau
đó do chúng ta đã dự báo sai về biến động giá gạo trên thế giới nên đã đưa ra
chính sách ngừng xuất khẩu gạo. Chính sách ngừng xuất khẩu gạo đã làm cho
lượng gạo trong nước bị dư thừa và giá lúa gạo đã giảm rất nhanh.
- Chi phí sản xuất: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về vật chất và
lao động cần thiết phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản
phẩm để có được sản phẩm tại nơi tiêu dùng cuối cùng trong một thời kì nhất
định. Như vậy, trong điều kiện bình thường, khi chi phí sản xuất tăng thì giá cả
cũng tăng theo, và ngược lại khi chi phí sản xuất giảm thì giá cả có xu hướng
giảm xuống.
- Tính thời vụ: kể cả mặt hàng công nghiệp hay nông nghiệp đều ảnh
hưởng mạnh bởi tính thời vụ, nhất là các mặt hàng nông sản ở khu vực nông
thôn mang tính thời vụ cao. Giá bán các nông sản vào cuối vụ thu hoạch thường
cao hơn ít nhất 20 – 30% với giá đầu vụ thu hoạch. Các vật tư phục vụ sản xuất
nông nghiệp vào thời vụ sản xuất bao giờ cũng cao hơn các thời điểm khác trong
năm, vì đây là thời điểm bà con mua nhiều nhất để sản xuất.
- Điều kiện sản xuất: nếu điều kiện sản xuất thuận lợi (giao thông thuận
lợi, gần nguồn nguyên liệu...) thì sẽ sản xuất được nhiều sản phẩm hàng hoá,

9


dịch vụ nên giá có xu hướng rẻ hơn. Ngược lại, nếu điều kiện sản xuất không
thuận lợi (trong sản xuất nông nghiệp hay gặp thiên tai, dịch bệnh...) có thể đẩy
giá sản phẩm tăng lên.
- Giá sản phẩm liên quan: đó là các sản phẩm có thể thay thế hoặc có công

dụng tương tự. Trong điều kiện bình thường khi giá các sản phẩm có liên quan
giảm xuống thì giá của sản phẩm cũng có xu hướng giảm xuống và ngược lại
khi giá sản phẩm liên quan tăng lên thì giá của sản phẩm tăng theo.
2.1.3 Giá cánh kéo
Trong thương mại, các quốc gia hay vùng có trao đổi với nhau về các sản
phẩm khác nhau hay cùng một loại sản phẩm. Như vây, thương mại là thể hiện
sự liên kết kinh tế thông qua trao đổi hàng hoá giữa các vùng trong một quốc
gia, giữa thành thị với nông thôn, giữa công nghiệp với nông nghiệp, giữa nước
này với nước kia. Để xác định mối thương mại đó, trong kinh tế người ta dùng
phạm trù giá cánh kéo (terms of trade).
Giá cánh kéo là tỷ số giữa giá của sản phẩm này so với giá của sản phẩm
khác (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997). Ví dụ như, giá cánh kéo của gạo
với dầu ăn là: 1 lít dầu ăn loại Meizan giá 28 nghìn đồng, tương đương với 4,2
kg gạo tạp giao. Giá cánh kéo này thể hiện sự bất lợi cho nông dân, phải mua giá
dầu ăn cao trong khi giá gạo mình sản xuất ra lại rẻ. Để tính được giá trị cánh
kéo, chúng ta cần phải xác định được chỉ số giá cổng trại mà người sản xuất
nhận được cũng như chỉ số giá tiêu dùng. Các chỉ tiêu này phải tính cho những
năm có điều kiện bình thường về thời tiết, khí hậu và thị trường. Tuỳ theo mục
đích phân tích, sử dụng và các loại giá dùng để tính mà có thể có các loại giá
cánh kéo sau đây:
- Giá cánh kéo tính từ giá đầu vào: để thấy được mối quan hệ giữa nông
nghiệp với công nghiệp và sự hỗ trợ của Chính phủ với sự phát triển nông

10


nghiệp, nông thôn người ta tính giá cánh kéo giữa giá cổng trại các nông sản chủ
yếu như lúa gạo với giá đầu vào như phân bón (lân, kali, đạm...).
- Giá cánh kéo tính từ giá tiêu dùng thành thị: để thấy được mối quan hệ
giữa thành thị với nông thôn, công nghiệp với nông nghiệp, người ta dùng giá

cánh kéo sản phẩm nông nghiệp so với sản phẩm công nghiệp hay sản phẩm tiêu
dùng làm ra ở thành thị. Ví dụ, giá 1 cái áo sơ mi bình thường khoảng 60 nghìn
đồng tương đương với 15kg thóc. Giá cánh kéo này thể hiện sự bất lợi cho nông
dân. Trong trường hợp này cần có các chính sách hạn chế việc độc quyền giá
bán các sản phẩm thành thị, tăng cường đánh thuế với các sản phẩm đó. Mặt
khác phải giúp đỡ nông dân để nông dân bán giá cao hơn như cung cấp khả năng
dự trữ, tránh hiện tượng bán sản phẩm ngay sau khi thu hoạch.
- Giá cánh kéo tính từ giá quốc tế: Giá cánh kéo còn được tính từ sự so
sánh giá của một loại sản phẩm trên thị trường quốc tế so với giá cổng trại của
các sản phẩm đó để ra quyết định có nên xuất khẩu hay nhập khẩu nông sản đó.
Giá thị trường quốc tế được tính theo giá quốc tế tại cảng để xuất khẩu (còn gọi
là giá FOB: free on board). Nếu giá cánh kéo lớn hơn 1 thì nên xuất khẩu sản
phẩm đó và nhỏ hơn 1 thì nên nhập khẩu.
2.2 Ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập của các hộ
nghèo
2.2.1 Hộ nghèo và đặc điểm của hộ nghèo
2.2.1.1 Định nghĩa nghèo
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về nghèo và đói. Tuy nhiên có thể hiểu
về nghèo một cách tổng quát như sau: Ngân hàng phát triển Châu Á đưa ra định
nghĩa sau về nghèo đói:
Thứ nhất, nghèo đói đó là tình trạng thiếu những tài sản cơ bản và cơ hội
mà mỗi con người có quyền được hưởng. Mọi người cần phải được tiếp cận với

11


giáo dục cơ sở và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản. Các hộ nghèo có
quyền duy trì cuộc sống bằng chính lao động của họ và được trả công một cách
hợp lý, cũng như được sự bảo trợ khi có những biến động bên ngoài.
Có 2 phương pháp để đo mức nghèo đói:

- Xác định về mặt lượng nghèo đói có thể đo trực tiếp bằng cách đánh giá
xem hộ gia đình có được hưởng các tiêu chuẩn như: được sử dụng nước sạch, có
đủ thức ăn, có điều kiện đi khám bệnh, học hành và những tiêu chuẩn khác.
- Xác định gián tiếp bằng cách xem hộ gia đình có đủ nguồn tài chính để
mua hàng hoá và những dịch vụ cần thiết (chính là số lượng thu nhập hoặc chi
tiêu được xác định của một hộ).
Thứ hai, “nghèo” là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có các điều
kiện về vật chất và tinh thần để duy trì cuộc sống gia đình họ ở mức sống tối
thiểu trong điều kiện chung của cộng đồng. “Đói” là một bộ phận của những hộ
nghèo mà các điều kiện sống của họ chưa đạt tới mức tối thiểu.
2.2.1.2 Tiêu chuẩn nghèo đói của Việt Nam
Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010 được xây dựng trên cơ sở quan trọng
nhất là “mức chi tiêu của hộ gia đình”. Trong đó, chi tiêu cho lương thực, thực
phẩm đảm bảo năng lượng bình quân 2100 Kcalo/ngày/người được xem là vấn
đề cốt lõi. Giá của khối lượng hàng hoá lương thực, thực phẩm để đảm bảo 2100
kcalo được tính trên cơ sở giá trung bình của khoảng 40 mặt hàng lương thực,
thực phẩm thiết yếu ở từng khu vực (thành thị và nông thôn). Cơ cấu chỉ tiêu
cho lương thực, thực phẩm được xác định chiếm 60% trong tổng chi tiêu, còn lại
40% thuộc về chi tiêu phi lương thực, thực phẩm. Ngoài ra, cùng với kết quả dự
báo về mức thu nhập của nhóm hộ có thu nhập thấp và yếu tố trượt giá (7 –
8%/năm), tốc độ tăng GDP (7,5 – 8%), mức tăng của tiền lương (10 – 20%) và
các yêu cầu ưu tiên đầu tư, xoá đói giảm nghèo cho khu vực nông thôn miền núi.

12


Giai đoạn 2001 – 2005, những hộ có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực
nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ
nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân
đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành

thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đông/người/tháng trở
xuống là hộ nghèo. Từ năm 2006 – 2010, chuẩn nghèo áp dụng cho khu vực
nông thôn là 200.000 đồng/người/tháng và khu vực thành thị là 260.000
đồng/người/tháng. Theo tiêu chuẩn mới, cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo,
chiếm 22% số hộ toàn quốc, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là vùng Tây Bắc (42%) và
Tây Nguyên (38%), thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%)...
2.2.2 Ảnh hưởng của biến động giá cả đến sản xuất và thu nhập
Lạm phát tăng cao là một vấn đề nóng bỏng của Việt Nam kể từ khi gia
nhập WTO. Giá mọi loại hàng hóa, từ lương thực, xăng dầu, vật tư nông nghiệp
cho đến vật tư xây dựng và các mặt hàng phi lương thực khác đều tăng mạnh. Ở
cấp độ vi mô, tình trạng hàng hóa tăng giá là mối quan tâm hàng đầu của người
dân. Giá cả hàng hóa tăng cao tác động trước hết đến những người có thu nhập
thấp ở thành thị và nông thôn. Giá mua lương thực tăng ảnh hưởng đến đời sống
hàng ngày của người dân; giá bán sản phẩm nông nghiệp tăng về nguyên tắc có
lợi cho nông dân nhưng ngược lại bà con phải chịu chi phí mua vật tư đầu vào
tăng, kèm theo những rủi ro về thời tiết, dịch bệnh nên người nghèo vẫn bị thiệt.
Để chống đỡ với cơn bão giá, người nông dân đã có những chiến lược
khác nhau trong sản xuất như: giảm lượng phân bón cho những cây trồng yêu
cầu đầu tư nhiều, đồng thời mở rộng quy mô cho những cây trồng yêu cầu lượng
phân bón ít và cho giá bán cao. Trong chăn nuôi, người dân cũng lựa chọn giải
pháp thay đổi quy mô chăn nuôi và xu hướng nuôi. Bên cạnh đó, nông dân cũng
lựa chọn giải pháp đi làm thuê, làm công nhân để tăng thêm thu nhập. Tuy

13


nhiên, trong thời gian qua, giá của các mặt hàng thiết yếu đều tăng cao, người
dân phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để chi cho sinh hoạt hằng ngày, do đó mà
thu nhập của người dân sẽ bị giảm. Có thể mô tả ảnh hưởng của biến động giá cả
đến sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nghèo trên địa bàn xã như

sau:
Biến động giá cả

Thay đổi quy mô,
phương hướng
sản xuất

Thay đổi thu
nhập

Tăng đi làm thuê

Sơ đồ 2.1 Ảnh hưởng của biến động giá cả tới sản xuất và thu nhập của các
hộ nghèo
2.2.3 Ứng xử của các nông hộ
2.2.3.1 Khái niệm ứng xử
Nguyễn Khắc Viện (1991) cho rằng ứng xử được hiểu chỉ là mọi phản
ứng của động vật khi một yếu tố nào đó trong môi trường kích thích, các yếu tố
bên ngoài và bên trong gộp lại thành một tình huống và tiến trình ứng xử để kích
thích có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh.
Theo từ điển tiếng Việt (1995) do Hoàng Phê chủ biên, ứng xử được định
nghĩa là thái độ, hành động, lời nói thích hợp trong giao tiếp.
Còn theo hai tác giả Lê Thị Bừng và Hải Vang (2001) trong cuốn tâm lý
học ứng xử đã đưa ra khái niệm ứng về ứng xử, đó chính là sự phản ứng của con
người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể

14


nhất định. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động trong phản ứng có sự

lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, tùy
thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi con người nhằm đạt kết
quả giao tiếp nhất định.
2.2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử của hộ nông dân
Thái độ ứng xử, khả năng ra quyết định và hành động của hộ nông dân
phù hợp hay không phù hợp mang lại hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố.
* Điều kiện của hộ:
Trình độ học vấn của chủ hộ: ảnh hưởng tích cực đến khả năng ra quyết
định đúng đắn và kịp thời của chủ hộ. Chủ hộ có trình độ học vấn cao, có hiểu
biết về khoa học kỹ thuật sẽ có quyết định và hành động kịp thời phù hợp với
quy luật thị trường, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất.
Điều kiện sản xuất (đất đai, lao động, trang thiết bị…): các hộ có tiềm
năng về lao động và đất đai sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc thay đổi cơ cấu
sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đạt được năng suất và
hiệu quả sản xuất cao hơn. Các hộ có tiềm năng về vốn, trang thiết bị sản xuất
được đầu tư đầy đủ thường mạnh dạn hơn trong việc áp dụng kỹ thuật mới,
chuyển hướng sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời các
nhu cầu của thị trường, các hộ này thường là các hộ dám chấp nhận rủi ro. Trong
khi đó các hộ nông dân nghèo, thiếu vốn, thiếu lao động thường không dám
chấp nhận rủi ro, không có vốn đầu tư cho sản xuất hàng hóa, sản xuất chủ yếu
là tự cung tự cấp, khả năng tiếp cận thị trường thấp.
Khả năng tiếp cận thị trường của hộ: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận của hộ bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống thông tin thị trường, các
hệ thống cung cấp dịch vụ mua và bán sản phẩm. Các hộ nông dân ở gần trục

15


giao thông chính có điều kiện tốt hơn trong việc tiếp cận với các công ty, các

thương nhân và dễ dàng tiêu thụ được sản phẩm. Còn các hộ nông dân ở các
vùng xa xôi, điều kiện đi lại khó khăn, người nông dân sẽ khó tiếp cận thị trường
và gặp nhiều khó khăn trong vận chuyển và lưu thông hàng hóa.
* Yếu tố về đặc điểm điều kiện của vùng
Điều kiện tự nhiên của vùng: đóng vai trò to lớn trong quá trình ra quyết
định của hộ, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Môi trường sinh thái phù
hợp với đặc điểm sinh học của cây trồng, vật nuôi sẽ góp phần nâng cao năng
suất và hiệu quả cho người sản xuất.
Truyền thống văn hóa, dân tộc: Những nông dân ở vùng sâu, vùng xa,
thuộc các dân tộc ít người thường có truyền thống canh tác nương, rẫy mang
nhiều tính tự nhiên và kém nhanh nhạy hơn so với người Kinh trong việc ra
quyết định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Cá tính của nông dân cũng ảnh hưởng đến quyết định sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm. Nông dân thường có tính bảo thủ, tính “ì” tránh rủi ro, khó thay đổi.
Hệ thống chính sách cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể. Chủ trương,
chính sách của địa phương ưu tiên phát triển loại cây, con gì thì cây, con đó sẽ
có lợi thế phát triển và ngược lại.
* Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Hệ thống thông tin thị trường, trong đó diễn biến về giá cả sản phẩm, giá
vật tư, nhu cầu thị trường…có ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định của các hộ
nông dân. Các thông tin này đầy đủ, chính xác sẽ giúp cho người sản xuất có kế
hoạch điều chỉnh sản xuất kịp thời, giảm được rủi ro có thể do thị trường mang
lại.
2.3 Biến động giá cả của một số nước trên thế giới

16


Đầu năm 2008, thế giới bàng hoàng trước cơn bão có tên là giá lương
thực, dù đã được dự báo. Đã có ít nhất 37 nước trên thế giới phải đối mặt với

tình trạng khủng hoảng lương thực. Đến những ngày tháng tư, giá gạo – lương
thực chính của nửa dân số trên toàn thế giới, đột ngột tăng từ 550 USD/tấn lên
760 USD/ tấn rồi lên 1000 USD/tấn đã khiến hàng triệu người ở Châu Mỹ, châu
Phi và cả châu Á – “vựa lúa của thế giới” lâm vào cảnh thiếu đói. Nguồn gạo
giảm mạnh, dân số không ngừng tăng.
Chính phủ các nước hầu như không thể tiếp tục trợ giá lương thực. Trung
Quốc phải mở kho dự trữ gạo để kiểm soát giá. Những trận xô xát ở Ai Cập
khiến 2 người chết, cuộc bạo loạn ở Buốckina Phaxô và Camơrun đều có
nguyên nhân là thiếu lương thực... Nguồn gạo dự trữ của thế giới trong mùa vụ
này hiện đã giảm xuống còn 70 triệu tấn - mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua
và chưa bằng một nửa lượng gạo dự trữ năm 2000. Thời tiết bất ổn là một trong
những yếu tố gây nên tình trạng này. Ngoài ra còn có sự biến động mạnh của
kinh tế toàn cầu, bao gồm giá dầu tăng cao, dự trữ lương thực giảm và nhu cầu
tiêu thụ ngày càng gia tăng ở các nước như Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong lúc giá gạo trên thị trường thế giới tăng vọt lên mức 1000 USD/tấn,
nhiều chính phủ của các nước Châu Á đang ra sức để đối phó với những vụ rối
loạn xã hội có thể xảy ra vì nạn khan hiếm thực phẩm. Các giới chính quyền của
Ngân hàng thế giới và nhiều chuyên gia phát triển cũng cảnh báo rằng vụ khủng
hoảng lúa gạo hiện nay có thể khiến cho hàng triệu người ở Châu Á rơi vào tình
trạng nghèo túng.
Để đối phó với tình trạng khủng hoảng lương thực, những quốc gia có
người dân bị tác động nặng nề đang thực thi những chính sách thế chấp tương lai
kinh tế của họ. Từ Mexico, Indonesia tới Ai Cập và Côte d ’Ivoire, trước tình
trạng biểu tình và bạo loạn, các Chính phủ đã cho thực thi những biện pháp kiềm

17


chế giá cả trong nước nhưng bóp nghẹt việc khuyến khích phát triển gieo trồng
và gặt hái mùa vụ.

Hơn 1/3 dân số thế giới hiện đang sống dưới sự kiểm soát giá cả, việc trợ
cấp để người dân vẫn có gạo và bánh mỳ để ăn đã ngốn sạch các quỹ dự trữ.
Trường học sẽ không mở cửa, đuờng sá và cầu cảng sẽ không được xây dựng,
mạng lưới điện sẽ không được mở rộng. Các ngân hàng trung ương đang từ bỏ
sự tăng trưởng để kiềm chế nạn lạm phát du nhập từ nước ngoài.
Tại Trung Quốc
Do ảnh hưởng nặng của sự suy thoái kinh tế Mỹ, thời gian qua nền kinh tế
Trung Quốc cũng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các mặt hàng biến động
mạnh. Giá lương thực bấp bênh đã tác động mạnh tới Trung Quốc và các nước
Đông Nam Á, vốn là khu vực sản xuất và tiêu thụ lương thực chủ yếu của thế
giới. Đối với phần lớn các nước Đông Nam Á, lương thực tăng giá đã cản trở nỗ
lực xoá đói giảm nghèo, đồng thời ảnh hưởng lớn tới sự phát triển xã hội.
Tình hình không sáng sủa hơn đối với các tỷ phú ở phần còn lại của thế
giới. Một cuộc điều tra mới đây cho thấy, bắt đầu từ năm ngoái, tổng số tài sản
của 400 người giàu nhất Trung Quốc đã bị mất 40%, chỉ còn lại 173 tỷ USD.
Tình hình này đã khiến số tỷ phú Trung Quốc đã giảm từ 66 người năm 2007
xuống còn 24 người hiện nay, nếu đồng nhân dân tệ không tăng giá đối với USD
thì tỷ phú còn giảm hơn nữa. Theo tạp chí Forbes thì riêng 40 người đứng đầu
danh sách nhà giàu nước này đã mất 68 tỷ USD, tức 57% tổng số tài sản.
2.4 Thực trạng về sự biến động giá cả trong thời gian qua tại Việt Nam
Chưa có năm nào giá cả lại biến động mạnh như thời gian qua, hầu hết
các mặt hàng thiết yếu đều đã tăng khá cao, trong số đó có không ít mặt hàng đã
tăng giá gấp rưỡi, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006. Vượt qua sự dự đoán của
các chuyên gia kinh tế chỉ số giá tiêu dùng cả năm của nước ta đã tăng đến

18


12,63% so với tháng 12/2006, chỉ số giá bình quân năm tăng 8,3% so với bình
quân năm 2006. Trong các mặt hàng tăng giá thì giá cả của mặt hàng lương

thực, thực phẩm là nhóm có tốc độ tăng giá cao nhất trong thời gian qua.
Giá cả tăng cao khiến cho người dân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống,
xu hướng hạn chế tiêu dùng ngày càng thấy rõ. Đặc biệt, trong nửa đầu năm
2008, tốc độ gia tăng tiêu dùng của người dân đã giảm gần một nửa.
Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê công bố chính thức ngày
1/7/2008 cho biết, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu
năm 2008 theo giá thực tế ước đạt 447,3 ngàn tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ
năm trước. Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì mức tăng này chỉ còn là
8%, thấp hơn so với mức tăng 15% của cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do
giá tăng và đứng ở mức cao đã hạn chế tiêu dùng trong dân.
Với các số liệu trên đây có thể thấy, giá cả tăng cao, người dân đã phải chi
ra một lượng tiền lớn hơn nhưng thực tế thì chỉ nhận được khối lượng hàng hoá
ít hơn. Vì thế, cắt giảm tiêu dùng là xu hướng tất yếu mà nhiều người dân lựa
chọn. Số liệu thống kê công bố chính thức cũng cho thấy, 6 tháng đầu năm 2008
là thời kỳ rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam. Trong khi tăng trưởng đạt
mức thấp so với những năm gần đây nhưng giá cả tiêu dùng lại đứng ở mức cao
nhất.
Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, để đạt tốc độ tăng trưởng 7% như
đã điều chỉnh thì 6 tháng cuối năm phải đạt tốc độ tăng trưởng 7,4%. Đây là một
mục tiêu đòi hỏi sự thống nhất, đồng bộ và quyết liệt trong việc thực hiện các
giải pháp mà Chính phủ đã đề ra.
Năm 2007 chúng ta đã phải chứng kiến một sự biến động giá cả vô cùng
phức tạp với chỉ số giá liên tục tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân
trong năm 2007 tăng 8,3%. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của

19


×