LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu trong bài khóa luận là hoàn toàn có thật
và chưa được sử dụng trong tài liệu nào, cũng như các luận văn, luận án, các
bài khoa học của các học hàm, học vị trước đây nghiên cứu.
Tôi xin cam đoan rằng các tài liệu đã được trích nguồn đầy đủ và trung
thực chỉ rõ nguồn gốc của tài liệu.
Sinh viên
Lê Thị Dung
i
LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Nghiệp – Hà
Nội, tôi xin chân thành biết ơn đến các thầy cô giáo giảng dạy trong trường,
đặc biệt trong khoa kinh tế và phát triển nông thôn, những người đã trang bị
cho tôi những kiến thức cần thiết để vào đời.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học tôi chân thành cảm ơn đến
thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Song, trưởng bộ môn Kinh tế tài nguyên và
môi trường và các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn đến các phòng ban của UBND xã
Tân Xuân, các cán bộ y tế tại địa phương cùng những người dân trên địa bàn
xã Tân Xuân đã giúp tôi rất nhiệt tình trong quá trình điều tra tại địa bàn.
Cuối cùng tôi xin chân thành biết ơn đến gia đình, bạn bè…đã luôn bên
tôi trong suốt 4 năm học qua để tôi có thể hoàn thành khóa học của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 24 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Lê Thị Dung
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khung phân tích của đề tài nghiên cứu
Đánh
giá
nhu
cầu
tham
gia
BHY
T TN
của
các
hộ
ND
từ đó
đưa
ra
giải
pháp
và
kiến
nghị
Nội dung
nghiên cứu
Chủ thể
nghiên cứu
Thực
trạng
tham gia
BHYT
của các
hộ ND.
Các hộ
ND và
cán bộ
địa
phương
Nhu cầu
tham gia
BHYT
TN của
các hộ
ND.
Phân tích
các yếu tố
ảnh hưởng
đến nhu cầu
tham gia
BHYT TN
của các hộ
ND
Phương pháp
tiếp cận
- Phỏng vấn trực
tiếp bằng bảng
hỏi.
- Điều tra nông
hộ
Chuyên gia
chuyên khảo
-Phỏng vấn
bảng hỏi
-Phương pháp
tạo dựng thị
trường(CVM)
-Chuyên gia
chuyên khảo
Hộ ND
ND, Cán
bộ y tế, cán
bộ địa
phương
-Phỏng vấn
bằng bảng
hỏi
-Chuyên gia
chuyên khảo
Chỉ tiêu
phân tích
Số lượng người
tham gia, mức
giá BHYT,
chất lượng
BHYT.
-Tỉ lệ khó khăn khi
tham gia BHYT
- Nhu cầu tham gia
- Mức WTP
- Cơ chế thực hiện,
quyền lợi, thời gian
BHYT TN, hình
thức KBCB, số
người đồng ý tham
gia.
-Tỷ lệ hiểu biết
về BHYT TN.
- Tỷ lệ đồng ý
tham gia
BHYT TN, tỉ lệ
yếu tố nào ảnh
hưởng nhiều
nhất
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, việc mở rộng và phát triển chính sách BHYT được đảng
và nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong đó, chính sách BHYT TN cũng là một vấn đề
đáng chú ý. Đây là chính sách liên quan đến sức khỏe của con người, nguồn nhân lực quan
trọng và trung tâm cho sự phát triển của đất nước. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu xem chính
sách này phổ biến và phát triển tốt ở những địa phương nông thôn, miền núi, vùng cao hay
không?
iii
Hiện nay trên thế giới, việc triển khai chính sách BHYT rất phát triển. Ở các nước
phát triển từ lâu đã hình thành khái niệm: “sống không có bảo hiểm là mạo hiểm”. Những
nước tư bản phát triển coi sức khỏe con người được đặt lên hàng đầu. Tỷ lệ bác sĩ so với
người dân cao hơn rất nhiều so với những nước đang phát triển như nước ta.
Hiện nay, với chính sách BHYT đã sự hiểu biết của người dân về chính sách BHYT
thì đang là một vấn đề cần quan tâm của Đảng và nhà nước. Vấn đề này đang còn khá mới
mẻ và gặp rất nhiều khó khăn tại những vùng quê nông thôn nghèo. Họ chưa có điều kiện
chăm sóc cho sức khỏe, do điều kiện kinh tế còn khó khăn.
Tân Xuân là một xã miền núi nằm phía Tây của huyện Tân Kỳ và cách trung tâm
thành phố Vinh –Nghệ An gần 100km. Điều kiện kinh tế của những người dân ở đây đang
còn khó khăn. Hầu hết người dân đều làm nông nghiệp, chưa có điều kiện chăm sóc sức
khỏe cho chính bản thân mình cũng như những thành viên trong gia đình. Vì vậy, mục đích
của bài khóa này là đánh giá nhu cầu tham gia BHYT TN của những hộ nông dân tại địa
bàn xã để từ đó có những hiểu biết nhất định về những khó khăn của những người nông
dân và đưa ra những tác động tích cực cho việc tham gia BHYT TN được nhiều hơn.
Vấn đề nghiên cứu đặt ra là: Nhu cầu, cầu, BHYT, BHYT TN là gì? Chính sách
này thực hiện từ khi nào? Những đối tượng nào là bắt buộc tham gia những đối tượng nào
là tự nguyện? Các nguyên nhân chính ảnh hưởng tới cầu BHYT TN? Những đề xuất cơ
bản nhằm tăng cường BHYT TN cho khu vực nông thôn, ND? Vì sao người ND nên tham
gia BHYT TN? Vấn đề này tại sao ở địa phương chưa phát triển? Hiện nay, nhu cầu tham
gia BHYT TN của các hộ ND ở đây như thế nào? Tham gia BHYT TN có đáp ứng được
nhu cầu khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho người ND không?
Mục tiêu nghiên cứu này nhằm: Góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến nhu cầu tham gia BHYT TN; Đánh giá thực trạng tham gia BHYT
TN và thực trạng khám chữa bệnh của người dân của xã trong thời gian qua; Đánh nhu cầu
tham gia BHYT TN của người dân; Đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham
gia BHYT TN một cách hiệu quả nhất.
II. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguồn số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp về tình hình chung của xã được thu thập từ phòng thống kê, phòng nông
nghiệp, phòng tổng hợp của UBND xã Tân Xuân. Số liệu thứ cấp từ trạm y tế xã Tân Xuân.
2.2 Nguồn số liệu sơ cấp
Số liệu về tình hình kinh tế của hộ, nhu cầu tham gia BHYT TN của hộ được thu
thập từ 90 hộ ND, điều tra phỏng vấn thêm 10 cán bộ địa phương để hiểu thêm tình hình
chung của xã. Từ đó đưa ra được những số liệu có tính chất tổng quan nhất và không bị sai
lệch thống kê quá nhiều, 90 hộ điều tra được phân tổ thành 3 nhóm khác nhau theo thu
nhập: 30 hộ có thu nhập dưới 8 triệu đồng/người/năm; 30 hộ có thu nhập từ 8-12 triệu
đ/người/năm; 30 hộ có thu nhập trên 12 triệu đồng/người/năm.
2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, ngoài sử dụng những phương pháp cơ bản như:
chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin sơ cấp, thứ cấp, thống
kê kinh tế, so sánh…phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này là phương
pháp tạo dựng thị trường (Contingent Valuation Method – CVM) nhằm xác định mức sẵn
lòng chi trả ( Willingness to pay – WTP) cho việc tham gia BHYT TN của các hộ ND.
Phương pháp CVM được sử dụng trong nghiên cứu của đề tài nhằm tạo dựng một
thị trường khi mà chưa có thị trường về một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó. Các hộ ND
được điều tra được coi là những tác nhân tham gia thị trường hàng hóa, dịch vụ. Các hộ
ND sẽ được giới thiệu, mô tả để hiểu rõ được lợi ích của việc tham gia BHYT TN. Sau khi
được tìm hiểu người ND sẽ được hỏi về mức sẵn lòng chi trả (WTP) khi tham gia BHYT
iv
TN. Đường cầu về nhu cầu tham gia BHYT TN của các hộ ND được mô tả như là đường
“sẵn lòng chi trả”.
Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi mở (Open – Ended Question) để
tìm hiểu các giá trị của mức sẵn lòng trả và kỹ thuật trò đấu thầu (Bidding Game) để tìm
hiểu mức sẵn lòng trả cao nhất của người được hỏi.
- Sử dụng câu hỏi mở: Các hộ điều tra sẽ được hỏi một cách đơn giản rằng hộ có
sẵn lòng chi trả bao nhiêu tiền cho việc tham gia BHYT TN? Hộ điều tra sẽ đưa ra mức giá
mà hộ thấy phù hợp với điều kiện của mình nhất.
- Sử dụng phương pháp đấu thầu: Trước tiên các chủ hộ được điều tra sẽ được hỏi
họ có sẵn lòng chi trả một khoản tiền A nào đó cho việc tham gia BHYT TN không?
Nếu câu trả lời của những người được điều tra là “có”, câu hỏi trên sẽ được lặp lại
với một mức tiền B cao hơn mức tiền A một tỉ lệ nào đó, câu hỏi trên được hỏi cho đến khi
nhận được câu trả lời là “không” thì kết thúc. Giá trị nhận được trước câu hỏi là “không”
được hiểu là mức sẵn lòng trả lớn nhất của hộ được điều tra.
Nếu câu trả lời của những người được điều tra là “không”, câu trên sẽ được lặp lại
với mức tiền C thấp hơn mức tiền A một tỉ lệ nào đó, câu hỏi trên được hỏi cho đến khi
nhận được câu trả lời là “có”. Giá trị nhận được trước câu trả lời là “có” được hiểu là mức
sẵn lòng trả lớn nhất.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thực trạng tham gia BHYT TN của các hộ nông dân tại Xã Tân Xuân
Tân Xuân là một trong những xã nghèo của cả nước. Từ những năm 2003 trở lại
đây, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng người dân chuyển từ trồng ngô, lạc, đỗ…sang
trồng cây mía cung cấp cho nhà máy đường Tân Kỳ. Đời sống của người dân cũng từ đó
được thay đổi. Thu nhập của người dân tăng dần lên theo từng năm. Đời sống được cải
thiện nên người nông dân cũng có thời gian chăm sóc sức khỏe cho mình hơn. Thực trạng
tham gia BHYT TN của người dân tại địa phương tăng dần lên từng năm nhưng không
nhiều lắm. Bình quân tăng 55.89% trong một năm. Tổng số người ND tham gia BHYT TN
năm 2009 là 367 người. Nhìn chung tỉ lệ số hộ ND tham gia BHYT TN tại địa phương
đang còn thấp.
3.2 Đánh giá nhu cầu tham gia BHYT TN của các hộ nông dân xã Tân Xuân
Thứ nhất, Nhu cầu của người ND tham gia BHYT TN: Để có một sức khỏe tốt đảm
bảo cho cuộc sống ngày càng văn minh lịch sự, giàu đẹp thì người ND ngày càng ý thức rõ
hơn vai trò sức khỏe của mình. Có 43.33% cho rằng tham gia BHYT TN là rất cần thiết
cho sức khỏe. Nhưng có 86.52% số hộ tham gia phỏng vấn cho rằng do điều kiện còn khó
khăn nên hộ chưa có điều kiện tham gia BHYT TN.
Thứ hai, Đường cầu biều diễn mức sẵn lòng chi trả tham gia BHYT TN của người
ND: Mức sẵn lòng chi trả của 3 nhóm hộ ND phụ thuộc vào thu nhập, quan điểm, suy
nghĩ, mức độ hiểu biết và kỳ vọng của mỗi nhóm hộ sau khi tham gia vào BHYT TN cũng
khác nhau. Vì vậy, Mức tham gia của các nhóm hộ cũng có chênh lệch, nhưng sự chênh
lệch đó cũng không quá lớn. Hầu hết các nhóm hộ đồng ý tham gia với mức giá WTP thấp
hơn mức giá của nhà nước quy định. Mức giá bình quân của nhóm hộ có thu nhập cao
cũng chỉ đạt 348,000đồng/người/năm. Mức bình quân chung của tất cả các hộ cũng chỉ đạt
340,444 đồng/người/năm. Với mức WTP này thì đang thấp hơn quy định của nhà nươc
hơn 10 nghìn đồng/người/năm. Hình dáng đường cầu phác họa trong tất cả các trường hợp
là phù hợp với quy luật cầu trong kinh tế như các loại hàng hóa dịch vụ khác.
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia BHYT TN của các hộ nông dân
Yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến nhu cầu tham gia BHYT TN của người ND là thu
nhập, trình độ học vấn, độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, chất lượng khám chữa bệnh, số
khẩu...Nhưng yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất của những người dân tại địa phương là thu
v
nhập. Nhìn chung những yếu tố này nếu được khắc phục tốt, vận động người ND tham gia
thì trong những năm tới tỷ lệ số người tham gia BHYT TN sẽ tăng đáng kể.
3.4 Một số giải pháp đáp ứng nhu cầu tham gia BHYT TN của các hộ nông dân
Các giải pháp đề tài đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu tham gia BHYT TN của các hộ ND là:
Thứ nhất từ phía các cơ quan ban ngành liên quan như cơ quan BHXH, BHYT, các
cơ sở KCB cần làm việc một cách nghiêm túc có hiệu quả, không nên có thái độ phục vụ
khác đối với những người có thẻ BHYT. Cần trang bị thêm những thiết bị y tế cho những
địa điểm y tế địa phương nhằm tạo lòng tin cho nhân dân và giảm bớt gánh nặng cho
những bệnh viện tuyến trên.
Thứ hai từ phía chính quyền địa phương và người ND. Chính quyền địa
phương cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động người ND hiểu được lợi ích từ chính
sách mang lại. Cần nâng cao nhận thức của người ND, tạo điều kiện cho người dân tăng
gia sản xuất nâng cao thu nhập để người dân có điều kiện tham gia BHYT TN.
Cần tuyên truyền vận động người ND tham gia BHYT TN. Nâng cao nhận thức của
người ND về lợi ích, quyền lợi, vai trò trách nhiệm khi tham gia BHYT TN.
IV. KẾT LUẬN
Đề tài góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nhu
cầu, cầu và BHYT TN.
Việc tham gia BHYT TN tại địa phương đang còn hạn chế, điều kiện kinh tế khó
khăn, trình độ dân trí hạn chế, tuyên truyền vận động người ND còn ít; 86.52% số ý kiến
của hộ cho rằng khó khăn lớn nhất trong việc tham gia BHYT TN là điều kiện kinh tế gia
đình đang còn khó khăn, số hộ cho rằng phí tham gia BHYT TN cao chiếm khoảng
79.81%, chất lượng KCB của những người có thẻ, thủ tục tham gia BHYT TN còn phức
tạp. Nhu cầu tham gia BHYT TN của người dân cũng tương đối lớn. Có 39/90 hộ cho rằng
cần thiết phải tham gia BHYT TN để bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như những người
thân trong gia đình. Có rất nhiều hộ cho là cần thiết nhưng mức độ hiểu biết về BHYT TN
tại địa phương đang còn khá thấp. Mức WTP trung bình của những người thuộc nhóm có
thu nhập thấp là 334,667đồng/người/năm,của hộ có thu nhập trung bình
338,667đồng/người/năm và của nhóm hộ ND có thu nhập cao là 348,000đồng/người/năm.
Với mức giá là 331,000đồng/người/năm và 341,000 đồng/người/năm thì có số hộ bằng
lòng tham gia BHYT TN nhiều nhất chiếm gần 50% số hộ điều tra. Mức chi trả bình quân
của tất cả các nhóm hộ là 340,444 đ/người/năm. Với mức giá này cũng phù hợp với người
ND ở địa phương tham gia BHYT TN
Đề tài cũng đưa ra các giải pháp: cần làm tốt khâu vận động tuyên truyền người ND
tham gia BHYT TN. Nêu cao nhận thức của người dân về mặt dân trí, giúp người dân nhận
thức được quyền lợi, lợi ích khi tham gia BHYT TN.
Các cơ quan ban ngành từ trung ương đến địa phương cần làm tốt công tác triển
khai, các cơ sở KCB cần làm việc một cách nghiêm túc có hiệu quả, không nên có thái độ
phục vụ khác đối với những người có thẻ BHYT. Cần trang bị thêm những thiết bị y tế cho
những địa điểm y tế địa phương nhằm tạo lòng tin cho nhân dân và giảm bớt gánh nặng
cho những bệnh viện tuyến trên.
Chính quyền địa phương cần làm tốt công tác xóa đói giảm nghèp, giúp đỡ người
ND làm kinh tế ngày càng giỏi để người ND có điều kiện tham gia BHYT TN ngày càng
nhiều hơn.
vi
MỤC LỤC
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
viii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH
.
x
DANH MỤC CÁC HỘP
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. BQ:
Bình quân
2. BHXH:
Bảo hiểm xã hội
3. BHYT:
Bảo hiểm y tế
4. BHYT TN:
Bảo hiểm y tế tự nguyện
5. CC:
Cơ cấu
6. CVM:
Phương pháp tạo dựng thị trường( Contingent Valuation
Method)
7. ĐVT:
Đơn vị tính
8. GTSX:
Giá trị sản xuất
9. KBCB:
Khám bệnh chữa bệnh
10. KCB:
Khám chữa bệnh
11. ND:
Nông dân
12. N-L-TS:
Nông –lâm –thủy sản
13. UBND:
Ủy ban nhân dân
14. SL:
Sản lượng
15.WTP:
Mức sẵn lòng chi trả( Willingness to pay)
xii
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt quá trình đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đưa nước
ta vào hội nhập nền kinh tế thế giới, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần. Nhưng bên cạnh đó, lĩnh vực an sinh xã hội là lĩnh vực có nhiều
vấn đề cần phải quan tâm nhất như thất nghiệp, việc làm, nhà ở, bảo hiểm y tế
(BHYT),…Trong đó, BHYT đang được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều,
đây là lĩnh vực liên quan đến sức khỏe con người, nguồn nhân lực quan trọng
quyết định đến sự nghiệp phát triển của đất nước.
BHYT là một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Chính
sách này trong những năm gần đây được xác định là giải pháp cơ bản, nhằm
tập trung và tạo nguồn lực tài chính phục vụ cho chiến lược chăm sóc và bảo
vệ sức nhân dân theo định hướng công bằng, tiết kiệm và hiệu quả. Sau hơn
15 năm tổ chức thực hiện, BHYT đã chứng minh sự cần thiết đối với mỗi
người, cũng như đã thể hiện tính nhân đạo cộng đồng xã hội qua hình thức
chia sẻ rủi ro giữa các thành viên tham gia BHYT. BHYT cho thấy đây cũng
là nguồn kinh phí quan trọng, giúp nhiều người bệnh nặng vượt qua được khó
khăn trong điều trị bệnh. Mặc dù, BHYT có những hạn chế nhất định do hoạt
động trong môi trường mà nhận thức của nhiều người dân chưa hiểu đúng về
bản chất của BHYT và sự chưa đồng bộ một số chính sách có liên quan, song
có thể khẳng định rằng, BHYT đã trở thành nhu cầu cần thiết khách quan
trong đời sống của dân cư xã hội và là giải pháp duy nhất nhằm đổi mới chính
sách tài chính y tế trong công cuộc đổi mới và hội nhập.
BHYT cho nông dân( ND) là một trong những điểm mới của dự thảo
luật BHYT. Theo đó, người ND “có mức sống trung bình” sẽ được nhà nước
hỗ trợ một phần mức đóng BHYT. Nếu xét từ góc độ quan điểm, thì một
chính sách ưu tiên cho ND trong trường hợp hiện nay là hoàn toàn phù hợp
1
với những chủ trương, đường lối mà chúng ta đang theo đuổi. Bảo hiểm y tế
tự nguyện (BHYT TN) sẽ một phần giúp giải bài toán thoát nghèo cho ND.
Sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước sẽ như một “ cú hích” để ND dễ tiếp cận hơn
với BHYT, tạo ra một “ thói quen” cho người ND trong việc lựa chọn cơ chế,
giải pháp tài chính phù hợp phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe. Năm 2008
số người tham gia BHYT là 39,3 triệu người chiếm 46% tăng hơn 10 lần so
với năn 1993. ND chiếm 70% dân số, việc hỗ trợ để người ND có điều kiện
tham gia BHYT là thông điệp rõ ràng nhất từ nhà nước trong vai trò người
bảo trợ để sớm đạt tới mục tiêu BHYT toàn dân.[4]
Tân Xuân là một xã miền núi nghèo của Tỉnh Nghệ An. Phần lớn người
dân sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Chính sách BHYT đã có từ khá lâu
nhưng vẫn còn mới mẻ với người ND do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên
họ không được tiếp xúc với nhiều chính sách của đảng và nhà nước. Vấn đề
đạt ra ở đây là chúng ta cần phải làm gì để người ND ở đây hiểu rõ hơn về
chính sách BHYT nhằm chăm sóc sức khỏe cho người dân. Khi người dân ở
đây hiểu hơn về chính sách BHYT thì nhu cầu tham gia của người dân ở đây
như thế nào? Trong nghiên cứu của tôi nhằm đánh giá nhu cầu tham gia
BHYT TN của các hộ ND trong xã từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao nhu cầu tham gia của các hộ ND trong tương lai hướng tới BHYT bắt
buộc cho người ND năm 2014.
Câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết:
Nhu cầu, cầu, BHYT, BHYT TN là gì? Chính sách này thực hiện từ khi
nào? Những đối tượng nào là bắt buộc tham gia những đối tượng nào là tự
nguyện? Các nguyên nhân chính ảnh hưởng tới cầu BHYT TN? Những đề
xuất cơ bản nhằm tăng cường BHYT TN cho khu vực nông thôn, nông dân?
Vì sao người ND nên tham gia BHYT TN? Vấn đề này tại sao ở địa
phương chưa phát triển?
Hiện nay, nhu cầu tham gia BHYT TN của các hộ ND ở đây như thế nào?
2
Tham gia BHYT TN có đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và
nâng cao sức khỏe cho người ND không?
Nhằm giải quyết được những câu hỏi trên và nâng cao nhận thức của
các hộ ND về chính sách BHYT nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của các hộ nông dân trên
địa bàn xã Tân Xuân , Tân Kỳ, Nghệ An”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế của các
hộ nông dân trên địa bàn xã Tân Xuân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
đáp ứng nhu cầu tham gia BHYT TN của các hộ nông dân trên địa bàn xã Tân
Xuân, Tân Kỳ, Nghệ An.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để góp phần thực hiện được mục tiêu chung đề tài hướng tới các mục
tiêu cụ thể sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về nhu cầu, cầu, bảo hiểm y tế và
bảo hiểm y tế tự nguyện.
Đánh giá thực trạng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thời gian qua của
các hộ nông dân trên địa bàn xã Tân Xuân.
Đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của các hộ nông
dân trên địa bàn xã.
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế
tự nguyện của các hộ nông dân trên địa bàn xã.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhu cầu tham gia bảo hiểm y
tế tự nguyện của các hộ nông dân trên địa bàn xã.
3
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân trên địa bàn xã, cán bộ quản
lý địa phương và các cán bộ y tế xã.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu tìm hiểu đánh giá nhu cầu tham BHYT TN
của các hộ nông dân trên địa bàn xã Tân Xuân.
* Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được tiến hành tại địa bàn xã Tân Xuân, Tân Kỳ, Nghệ An.
* Phạm vi về thời gian
Đề tài thu thập số liệu trong 3 năm từ 2007-2009.
Đề tài được triển khai nghiên cứu từ 23/1/2009 đến 22/5/2010.
4
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học, lý luận của đề tài
2.1.1 Tổng quan về nhu cầu, cầu
2.1.1.1 Khái niệm về nhu cầu
Trong cuộc sống hàng ngày con người chúng ta có vô số nhu cầu, có
những nhu cầu có thể thực hiện được nhưng cũng có những nhu cầu không
thể thực hiện được. Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về nhu cầu và
cũng có nhiều cách hiểu khác nhau:
Theo Philip Kotler chuyên gia marketing : “ Nhu cầu là cảm giác thiếu
hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu con người là một tập
hợp đa dạng và phức tạp, từ những nhu cầu có tính bản năng sinh tồn như ăn,
uống, mặc, ở…đến những nhu cầu về tình cảm trí thức, tôn trọng, tự thể hiện
mình. Những nhu cầu đó gắn liền với tình cảm con người, gắn liền với sự phát
triển của xã hội mà mỗi con người sống trong đó”.[3]
Nhu cầu theo kinh tế học: được hiểu là nhu cầu tiêu dùng, là sự cần
thiết của một cá thể về một dịch vụ hàng hóa nào đó. Khi nhu cầu của toàn thể
các cá thể đối với một mặt hàng trong nền kinh tế gộp lại ta có nhu cầu thị
trường. Khi nhu cầu của tất cả các cá thể đối với tất cả các mặt hàng gộp lại ta
lại có tổng cầu.
Khái niệm nhu cầu và vật chất của Thonon Armand: Nhu cầu là toàn bộ
mong muốn của con người để có thể có một số của cải vật chất hay dịch vụ để
làm bớt khó khăn của họ hay tăng phúc lợi cho cuộc sống của họ. Theo cách
chia của ông nhu cầu của con người có thể được chia làm hai loại. Thứ nhất là
nhu cầu về tâm lý, thứ hai là nhu cầu về xã hội. Còn vật chất là tất cả những
cái đóng góp vào để làm thỏa mãn một hay nhiều nhu cầu. Ông chia khái
niệm vật chất ra làm hai loại:
5
-
Vật chất tiết kiệm: mọi vật chất được gọi là tiết kiệm khi nó hiếm có
nghĩa không đủ về số lượng để thỏa mãn toàn bộ một hay nhiều nhu cầu mà
nó đáp ứng.
-
Vật chất tiêu thụ: trong khái niệm này ông chia làm ba loại:
+
Vật chất tiêu thụ cuối cùng là toàn bộ vật chất được sử dụng trực tiếp
để thỏa mãn nhu cầu của con người.
+
Vật chất tiêu thụ trung gian là những loại được chuyển hóa trong điều
kiện sản xuất.
+
Vật chất thiết bị là những loại không bị hấp thụ hoàn toàn bởi một lần
hoạt động hay tiêu thụ.
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một
trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn
(humanistic psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the
Third Force) khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính:
Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism). Khái
niệm nhu cầu của Abraham H.Maslow: là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc
nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay, chưa
có thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng đã có khá nhiều “ứng
cử viên” có ý định thay thế. Căn cứ vào tính chất của nhu cầu tác giả đã giải
thích tại sao trong những thời gian khác nhau con người lại bị thôi thúc bởi
những nhu cầu khác nhau. Tại sao người này lại bị hao phí thời gian và sức
lực để kiếm sống, còn người kia thì cố gắng dành lấy sự danh dự và địa vị.
Ông cho rằng nhu cầu của con người được sắp xếp trật tự theo thứ bậc ý nghĩa
quan trọng, từ cấp cần thiết nhất đến cấp ít cần thiết nhất. Tùy theo mức độ
quan trọng các nhu cầu sắp xếp theo thứ tự sau:
6
Self - actualization
Esteem
Love/ belonging
Safety
Physiological
Hình 2.1 Thứ tự sắp xếp nhu cầu của Abraham H.Maslow năm 1943
+ Nhu cầu về thể chất và sinh lý (Physiological Needs): Đây còn được
gọi là nhu cầu về vật chất, đầu tiên thể hiện rõ ràng là con người ta cần có ăn,
mặc, có các điều kiện đi lại học tập, làm việc để tồn tại và phát triển.
+ Nhu cầu về an toàn (Safety Needs): đó là nhu cầu được bảo vệ khỏi
mối nguy hiểm đang rình rập hàng ngày, là mong muốn có được sức khỏe, có
được cuộc sống ổn định, giữ gìn tài sản của mình…Tóm lại là được bảo vệ về
mặt thể xác, tinh thần và xã hội.
+ Nhu cầu về tình cảm, xã hội (Socical Needs) : Cao hơn nhu cầu an
toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ con người
với tổ chức hay quan hệ giữa con người với tự nhiên. Con người luôn có nhu
cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu
giao tiếp để phát triển.
+ Nhu cầu danh dự ( tôn trọng) (Esteem Needs): khi thỏa mãn được các
nhu cầu trên thì con người quan tâm đến nhu cầu danh dự. Con người muốn
được tôn trọng, được thừa nhận, được đề cao, cố gắng phấn đấu để giành một
địa vị nhất định trong xã hội mua sắm được nhà lầu, xe hơi, dùng hàng hiệu,
đi du lịch…
+ Nhu cầu tự khẳng định chính mình (Self – actualization Needs) : là
cấp độ cao nhất của nhu cầu, tồn tại khi tất cả các nhu cầu khác được thỏa
7
mãn. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận
thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi
công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng. Thuyết nhu cầu
sắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên cao. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ
được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng. [7]
Như vậy theo Maslow con người cố gắng thỏa mãn những nhu cầu thiết
yếu nhất và khi nhu cầu ở cấp độ thấp được thỏa mãn thì nhu cầu ở cấp độ
tiếp theo sẽ xuất hiện. Chuỗi nhu cầu đó không bao giờ chấm dứt mà cứ tiếp
diễn theo mức độ tăng dần. Tuy nhiên trên thực tế thì tùy vào từng điều kiện
từng nước mà áp dụng. ( Giáo trình Marketing – Wesbsite. Ebook.edu.vn)[14]
Tóm lại khi nói về bản chất nhu cầu là một khái niệm về tâm sinh lý.
Con người luôn luôn tìm cách thỏa mãn nhu cầu trong mọi thời đại khác nhau,
đặc biệt là trong thời nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần. Khi con người
ngày càng phát triển thì những nhu cầu ngày càng được tăng lên và có giá trị
vật chất cũng như tinh thần cao hơn.
Nhu cầu của con người là những mong muốn của họ về những điều
kiện nào đó để khi đạt được nhu cầu đó thì cuộc sống sẽ tốt hơn. Nhu cầu
cũng chính là động cơ để con người thực hiện những hành vi có ý thức nhằm
thỏa mãn nhu cầu đó. Nhu cầu của con người rất vô vàn, những người nghèo
thì có nhu cầu đủ ăn, mặc, nhà cửa…những người có điều kiện thì có nhu cầu
giải trí, du lịch…Nhu cầu là những gì đó trong tương lai mà con người muốn
đạt được để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi một nhu cầu nào đó được đáp
ứng thì nhu cầu mới khác sẽ hình thành. Chuỗi nhu cầu trong mỗi con người
không bao giờ chấm dứt mà cứ dàn trải trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
2.1.1.2 Khái niệm cầu
* Cầu, lượng cầu, quy luật cầu
Cầu: là nhu cầu cộng với khả năng thanh toán cho nhu cầu đó; là sự cần
thiết của một cá thể về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà cá thể sẵn sàng có
8
khả năng thanh toán cho hàng hóa hay dịch vụ đó. Khi cầu của toàn thể các cá
thể đối với mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại, ta có cầu thị trường. Khi cầu
của toàn thể các cá thể đối với tất cả các mặt hàng gộp lại, ta có tổng cầu.
Thực chất, Cầu là một thuật ngữ dùng để diễn đạt thái độ người mua và
khả năng mua về một loại hàng hóa, dịch vụ.
Khi chúng ta gia nhập thị trường hàng hóa, có hai yếu tố xác định
chúng ta có thể trở thành người mua( có nhu cầu):
Yếu tố đầu tiên: ý muốn sẵn sàng mua và sự ưa thích. Yếu tố này quyết
định, chúng ta có sẵn sàng chi tiền để mua hàng hóa đó hay không. Nếu hàng
hóa đó rẻ thì có thể mua hoặc cũng có thể không cần lấy khi được cho không,
vậy cầu trong trường hợp này bằng không.
Yếu tố thứ hai: khả năng tài chính. Ý muốn sẵn sàng mua và sự ưa
thích chưa đủ để thúc đẩy ta trở thành người mua hàng. Hàng hóa có thể phù
hợp với sự ưa thích nhưng lại quá nhiều tiền, vậy cầu trong trường hợp này
cũng bằng không.
Lượng cầu:
Số lượng cầu về hàng hóa dịch vụ là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà
người mua sẵn sàng mua trong một thời kỳ nào đó.
Sẵn sàng mua có nghĩa là người mua sẽ thực sự sẵn sàng trả tiền cho số
lượng cầu nếu nó là có sẵn. Điều này rất quan trọng để phân biệt giữa số
lượng cầu và số lượng thực sự mua.
Lượng một hàng hóa, dịch vụ nào đó mà một cá thể có nhu cầu, khi có
đủ ngân sách để mua tại một thời điểm nhất định với mức giá cả xác định của nó
và mức giá cả xác định của hàng hóa khác gọi là lượng cầu. Như vậy, có thể thấy
lượng cầu một mặt hàng hóa dịch vụ phụ thuộc vào giá cả thị trường của chính
nó, mức thu nhập của mỗi cá thể, và vào giá cả của các mặt hàng khác( nhất là
các mặt hàng thay thế hoặc bổ sung cho nó), phụ thuộc vào thời điểm, thị hiếu
khách hàng, kỳ vọng giá trong tương lai, quy mô dân số và thời tiết.
9
Đường cong cầu: Trong kinh tế học nhập môn, để cho đơn giản, người
ta thường cố định các yếu tố như giá cả các mặt hàng khác, mức thu nhập của
người tiêu dùng, thời tiết,…và chỉ tập trung vào xem xét quan hệ giữa giá cả
một mặt hàng với lượng cầu về nó rồi biểu diễn quan hệ này qua đường cong
cầu. Đường này được đặt trong một trục tọa độ hai chiều với trục tung là mức
giá và trục hoành là lượng cầu. Đường cong cầu của một loại hàng hóa bình
thường sẽ là một đường dốc xuống phía phải, bởi vì quan hệ giữa giá cả và
lượng cầu là quan hệ nghịch. Giá cả tăng thì lượng cầu giảm, còn khi giá cả
giảm thì lượng cầu sẽ tăng lên. Kinh tế học gọi đó là sự dịch chuyển dọc theo
đường cầu. Quan hệ này cũng có thể được gọi là quy tắc cầu.
Tuy nhiên có một số hàng hóa lại không tuân theo quy luật này, như
hàng hóa xa xỉ. Mức độ nhạy cảm trong thay đổi lượng cầu của một hàng hóa,
dịch vụ khi giá cả của chính nó thay đổi gọi là độ co dãn của cầu theo giá cả.
Nếu như sự dịch chuyển dọc theo đường cầu là do mức giá thay đổi trong khi
các yếu tố khác không đổi, thì với mức giá cố định còn các yếu tố khác( thu
nhập, sở thích, giá cả hàng hóa khác…) thay đổi, cả đường cầu sẽ dịch
chuyển. Đường cong cầu này được thể hiện ở đồ thị sau
P
P1
P2
P3
0
D
Q1
Q2
Q3
Đồ thị 2.1 Đường cầu về hàng hóa dịch vụ
10
Q
* Hàm cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
Hàm cầu: Cầu thị trường một loại hàng hóa dịch vụ phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố, cho nên sự thay đổi của những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến cầu hàng hóa dịch vụ đó. Để nghiên cứu mối quan hệ giữa cầu hàng hóa
và các yếu tố ảnh hưởng đến nó, người ta sử dụng một hàm số gọi là hàm số
của cầu ( hàm cầu).
Hàm cầu có dạng tổng quát như sau: QD(x,t) = f(Px; I; Py; T; N; E…)
Trong đó:
- QD( x, t) là cầu hàng hóa X xác định trong khoảng thời gian t ( ngày, tháng,
quý, năm…) và đóng vai trò hàm số cầu.
- Px; I; Py; T; N; E…là các yếu tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa X và đóng vai
trò như những biến số của hàm cầu. Cụ thể, P x là giá cả hàng hóa X; I là thu
nhập của người tiêu dùng; P y là giá cả hàng hóa liên quan; T là chuẩn mực về
thị hiếu sở thích của người tiêu dùng; N là quy mô dân số; E là kỳ vọng của
người tiêu dùng về sự thay đổi các yếu tố trên. [5]
2.1.1.3 Thặng dư người tiêu dùng và mức sẵn lòng trả
a) Thặng dư người tiêu dùng
Giống như các nhà sản xuất luôn muốn gia tăng lợi nhuận cho mình,
người tiêu dùng cũng mong muốn lợi ích tiêu dùng cũng được tăng lên. Thế
nhưng làm thế nào để biết được người tiêu dùng sẽ được nhiều lợi ích hơn hay
thiệt hại khi mua hàng hóa. Khái niệm thặng dư người tiêu dùng sẽ giúp
chúng ta đo lường được lợi ích cũng như thiệt hại mà người tiêu dùng đạt
được khi mua hàng hóa.
Đối với các loại hàng hóa, thặng dư người tiêu dùng là sự chênh lệch
giữa lợi ích tiêu dùng mà người tiêu dùng nhận được và tổng giá trị thị trường
mà người tiêu dùng phải chi ra để mua hàng hóa. Trong đó tổng giá trị thị
trường của hàng hóa đó được tính bằng giá nhân với sản lượng. Chênh lệch
này được gọi là thặng dư vì phản ánh phần nhận được nhiều hơn phần phải
11
trả. Người tiêu dùng mua một loại hàng hóa với cùng một mức giá( giá trị của
từng hàng hóa không đổi khi chúng ta mua thêm môt đơn vị hàng hóa đó),
nhưng thặng dư tiêu dùng của đơn vị hàng hóa mua sau sẽ nhỏ hơn đơn vị
hàng hóa mua trước vì theo quy luật độ thỏa dụng biên giảm dần thì các đơn
vị hàng hóa mua trước cho ta sự thỏa mãn nhiều hơn các đơn vị hàng hóa mua
sau. Thặng dư người tiêu dùng chỉ tối đa hóa trong sự cạnh tranh hoàn hảo, tại
đó được quyết định bởi vai trò tự do của cầu thị trường.
Ví dụ: Giả sử lúc đầu người tiêu dùng rất khát, giống như đi trong sa
mạc gặp nước vậy. Có lẽ lúc này, người tiêu dùng sẽ trả mọi số tiền anh ta có
trong người để thỏa mãn nhu cầu cơn khát cũng như bảo vệ sự sống của mình.
Hãy giả sử rằng anh ta sẵn sàng chi ra tới 90.000 đồng để mua một lít nước.
Tuy nhiên người bán chỉ nhận của anh ta 10.000đồng vì trên thị trường một lít
nước chỉ như vậy. Vậy là anh ta được “lợi” những 80.000đồng. Đến lít nước
thứ 2, khi đã bớt khát anh ta chỉ sẵn sàng trả 80.000đồng/lít để thỏa mãn cơn
khát này. Một lần nữa anh ta được lợi 70.000đồng. Cứ tiếp tục như thế cho tới
điểm cân bằng. Người tiêu dùng sẵn sãng mua đúng bằng mức giá của thị
trường và chi trả thực cũng bằng với mức thỏa mãn cơn khát. Qua đó ta thấy
quy luật độ thỏa dụng biên giảm dần nên lợi ích của người tiêu dùng cũng
giảm theo.
12
P
9
Đường cầu về nước
của người tiêu dùng
Giá nước
E
1
1
2 3
4
5
6 7
8
9
Q
Đồ thị 2.2 Thặng dư tiêu dùng của một người sử dụng nước
b) Mức sẵn lòng chi trả (WTP)- thước đo giá trị kinh tế
WTP chính là biểu hiện sở thích tiêu dùng của khách hàng. Khách hàng
thông qua giá trị thị trường để thanh toán các loại hàng hóa dịch vụ mà họ tiêu
dùng. Nhưng cũng có nhiều trường hợp chấp nhận chi cao hơn giá thị trường
để được tiêu dùng hàng hóa dịch vụ mà họ thích. WTP là thức đo độ thỏa mãn
của con người, khi mức sẵn lòng trả cho mỗi đơn vị hàng hóa thêm là giảm
xuống khi khối lượng tiêu dùng tăng lên. Đây chính là quy luật độ thỏa dụng
biên giảm dần. Phần bằng lòng trả của khách hàng (WTP) bằng phần giá phải
trả cộng với phần thặng dư của người tiêu dùng hay nói cách khác bằng chi
phí sản xuất cộng thặng dư người sản xuất và thặng dư người tiêu dùng.
Ta có :
WTP = MP+ CS
Trong đó:
WTP là mức sẵn lòng chi trả
MP là chi phí theo giá thị trường
CS là thặng dư người tiêu dùng
Trong đồ thị trên thể hiện giá thị trường của hàng hóa X được xác định
bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Tuy nhiên, đối với nhiều loại hàng hóa,
có thể là hàng hóa công cộng hoặc là hàng hóa phi công cộng thì mức giá liên
13