Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng của xã trung kênh, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.6 KB, 94 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ trong một khoá luận nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn
gốc.
Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được khoá
luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản than tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa
KT&PTNT Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Thị
Dương Nga đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm bài khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân dân xã Trung
Kênh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt đợt thực tập tốt
nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ, cổ
vũ tôi hoàn thành khoá luận thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2010
Sinh viên


Nguyễn Thị Huyền

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân

BTS

Bộ thuỷ sản

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính


FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc

GTSX

Giá trị sản xuất

NN

Nông nghiệp

NQ - CP

Nghị quyết – Chính phủ

NQ – TU

Nghị quyết – Trung ương

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

QĐ – UB

Quyết định - Ủy ban

QĐ – TTg


Quyết định của Thủ Tướng

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

Tr. Đ

Triệu đồng

TTCN & DV

Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

USD

Đồng đô la Mỹ

VAC

Vườn - Ao - Chuồng

iii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nông nghiệp là sinh kế chính của hơn 70% dân số Việt Nam và là chìa
khoá của sự ổn định, phát triển đối với nước ta hiện nay. Quan tâm đầu tư cho
phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả

về kinh tế chính trị, xã hội và bảo vệ môi trường… Đây là một biện pháp bảo
đảm công bằng xã hội trong quá trình chuyên môn hoá, hiện đại hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế ở nước ta.
Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu cho thấy vấn đề an ninh lương
thực trên thế giới vẫn hết sức mong manh. Theo đánh giá của liên hợp quốc, giá
lương thực trên thị trường thế giới tăng đến 5% và hiện đang có 33 quốc gia
thiếu lương thực nghiêm trọng, cận kề với nạn đói cần được cứu trợ khẩn cấp.
Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, người nông dân Việt Nam cũng không
thể không lo ngại với thực trạng hơn 40% diện tích nông – lâm nghiệp trên địa
bàn cả nước bị thoái hoá, đồng chiêm trũng không sử dụng được hoặc cho năng
suất cây trồng rất thấp. Trong khi đó dân số ngày một ra tăng đẫn đến tình trạng
đất chật người đông, dù người nông dân có chuyển đổi cây trồng, dồn điền đổi
thửa mà sản xuất theo mô hình cũ thì người dân vẫn không thể thoát khỏi
“nghèo đói”. Đối với nông dân vùng chiêm trũng thì việc chuyển đổi vùng đất
trũng thành vùng nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) là hướng đi hoàn toàn đúng đắn.
Trung Kênh là một xã nằm cuối của tỉnh Bắc Ninh và giáp với sông Thái
Bình nên Trung Kênh có lợi thế phát triển kinh tế Đường thuỷ và vật liệu xây
dựng như khai thác cát, sỏi.... Song song với phát triển ngành vật liệu xây dựng,
xã Trung Kênh cũng rất chú trọng đến phát triển nông nghiệp. Những vùng
chuyên canh sản xuất nông nghiệp xã đã áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất thu được năng suất cao. Đối với những diện tích đất chiêm trũng canh tác
1


kém hiệu quả, xã tập trung chuyển đổi sang NTTS và trở thành điểm sáng trong
phát triển kinh tế nông hộ. Tính đến nay toàn xã đã chuyển đổi được 40 ha
ruộng trũng sang NTTS. Nhìn chung các phần diện tích thả cá đang phát triển
khá tốt, đem lại hiệu quả rõ rệt, trung bình năng suất đạt 5,2 – 5,5 tấn/ha/năm,
cho thu nhập từ 70 – 75 trđ/ha/năm. Cao gấp 2,5 – 3 lần so với cấy lúa trước
đây. Nhiều hộ đầu tư vốn lớn xây dựng khu NTTS kết hợp cây trồng vật nuôi

trên bờ ao cho thu nhập lên tới 80 – 100 trđ/ha.
Cho đến nay nuôi trồng thuỷ sản vẫn tiếp tục phát triển trên địa bàn xã
đặc biệt khi có chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Nuôi
trồng thuỷ sản diễn ra với quy mô, mức độ thâm canh và hiệu quả kinh tế khác
nhau ở các mô hình nuôi trồng thuỷ sản khác nhau. Tình trạng manh mún của
ruộng đất cũng gây khó khăn cho việc chuyển đổi dẫn đến quy mô nhỏ nên
không phát huy tối đa lợi thế lao động vào cho NTTS.
Vì vậy việc đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi trồng
thuỷ sản trên đất trũng nhằm tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng và các giải pháp
kinh tế kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp người sản xuất lựa chọn các mô
hình phù hợp cho mình, giúp cho các cấp lãnh đạo địa phương có cơ sở chỉ đạo
sản xuất đối với vùng trũng chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản tập trung đó là vấn
đề hết sức bức thiết của xã Trung Kênh. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng
của xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”.

2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất
trũng của xã những năm qua, xác đinh yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả NTTS từ
đó làm cơ sở đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các
mô hình NTTS của địa phương trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế NTTS.
- Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế NTTS trên đất trũng tại xã Trung
Kênh.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế NTTS trên đất

trũng tại xã Trung Kênh.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
NTTS trên đất trũng của xã trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng:
Nghiên cứu các hoạt động gắn liền với các mô hình nuôi trồng thuỷ sản
trên đất trũng tại xã Trung Kênh.
Đối tượng nghiên cứu là những người chưa thực hiện chuyển đổi đất
canh tác sang NTTS và đang trực tiếp sử dụng ruộng trũng cho mục đích NTTS
như các nông hộ, trang trại ở xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
- Phạm vi:
Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại xã Trung Kênh, huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Thời gian: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài về thực trạng từ năm
2007 – 2009 và đưa ra định hướng phát triển gắn liền với các giải pháp chủ yếu
3


nhằm nâng cao hiệu quả kinh tê các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng
của xã trong những năm sau.
Nội dung:
Một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về NTTS trên đất trũng chuyển
đổi.
Nghiên cứu kết quả và hiệu quả kinh tế của các mô hình NTTS trên đất
trũng.

4


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cở sở lý luận
2.1.1 Khái niệm đất trồng và các loại đất chính ở Việt Nam
2.1.1.1 Khái niệm đất trồng
Đất là lớp vật chất nằm ngoài cùng của vỏ trái đất, được hình thành do sự
tác động của 5 yếu tố sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và thời gian (theo
Docutraiep – 1886).
Đất là lớp mặt tơi xốp của vỏ trái đất (lục địa), có chiều dày không giống
nhau, có thể dao động từ vài centumet tới vài met, có khả năng sản xuất ra
những sản phảm của cây trồng.
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất các ngành
trong nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, hoặc sử dụng
nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp. Trong các đơn vị sản xuất nông nghiệp
hay hộ nông dân thì đất nông nhgiệp là một bộ phận quan trọng nhất của đất đai
mà đơn vị sản xuất hay hộ nông dân quản lý và sử dụng (Đỗ Thị Ngà Thanh,
1997).
Đất canh tác là một bộ phận đất nông nghiệp được sử dụng trồng cây hàng
năm. Đất canh tác là đất có tiêu chuẩn về chất lượng nhất định, được thường
xuyên cày bừa, cuốc xới thường để trồng cây có chu kỳ sản xuất dưới 1 năm (Vũ
Thị Phương Thụy, 2000).
2.1.1.2 Vai trò và đặc điểm của đất canh tác
Đất đai có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là tư liệu sản xuất
đặc biệt và không thể thay thế. Đất là thành phần quan trọng của môi trường
sống, địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa và xã hội. Với
sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp dinh
dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng
5


đất đai. Trên phương diện này, đất đai phát huy tác dụng như một công cụ lao
động. Việc quản lý và sử dụng tốt đất đai sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn

định kinh tế, chính trị xã hội ( Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997).
Vai trò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng
đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất… ngày càng tăng và nông nghiệp phát
triển trở thành ngành kinh tế chủ đạo. Việc sử dụng đất canh tác có hiệu quả hay
không nó còn ảnh hưởng tới cả nền sản xuất nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế
của một quốc gia.
2.1.1.3 Tên các loại đất chính ở Việt Nam
+ Nhóm đất phù sa: Fluvisol
+ Nhóm đất phèn: Thionic Fluvisol
+ Nhóm đất cát: Arenosol
+ Nhóm đất xám: Acrisol
+ Nhóm đất đỏ: Ferralsol
+ Nhóm đất mặn: Salic Fluvisol
Ngoài ra còn có thể phân loại đất theo độ pH, theo thành phần cơ giới.
Đất canh tác có thể phân loại theo vụ gieo trồng: đất 1 vụ, đất 2 vụ, đất 3 vụ;
theo chế độ tưới tiêu: đất được tưới tiêu chủ động, đất không được tưới tiêu;
phân theo giá trị dinh dưỡng: đất hạng 1, hạng 2, hạng 3 hoặc phân theo địa
hình: đất cao, đất vàn, đất trũng (Đỗ Thị Ngà Thanh, 1997).
Như vậy, đất trũng là một bộ phận của đất canh tác, đất trũng là đất mà có
khả năng canh tác xong hiệu quả thường không cao do thường bị ngập úng vào
mùa mưa, chính vì vậy mà việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của đất trũng
là quan trọng và rất cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất.

6


2.1.2 Đặc điểm của đất trũng
2.1.2.1 Khái niệm đất trũng
Hiện nay chưa có một khái niệm nào về đất trũng. Chúng ta có thể hiểu
đất trũng là loại đất có địa hình thấp, thường bị ngập úng vào mùa mưa, đất

thường có tính chua nên đất rất khó canh tác.
2.1.2.2 Đặc điểm của đất trũng
*) Đặc điểm cơ bản của đất trũng
Đặc điểm cơ bản của đất trũng là chua và thường bị ngập úng, đất trũng
có thành phần cơ giới là đất thịt nặng hoặc đất sét, hàm lượng mùn thấp nên khó
canh tác. Độ pH của đất thấp, hàm lượng đạm, hàm lượng P 2O5 trong đất thấp
đẫn tới năng suất cây trồng không cao.
Do những đặc điểm trên, nên khi sử dụng đất trũng để trồng lúa thì năng
suất thu được thấp, đặc biệt là vào mùa mưa những vùng đất trũng thường bị
mất mùa do ngập úng. Để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất trũng cần
chuyển dịch sang mô hình sản xuất khác phù hợp hơn như nuôi trồng thuỷ sản
kết hợp với trồng lúa theo hình thức luân canh lúa cá hoặc chuyển đổi sang
NTTS theo mô hình VAC.
*) Các sản phẩm có thể sản xuất trên đất trũng
Đất trũng là những vùng đất có địa hình thấp hay bị ngập úng vào mùa
mưa do đó nó có đặc điểm là chua nên không phù hợp với các loại cây trồng
như lúa, ngô, khoai… canh tác lúa trên vùng đất này hay bị mất mùa do lúa là
cây trồng không chịu được ngập úng do vậy nên sử dụng để trồng một số loại
cây ưa nước như sen, rau cần… hoặc dùng để NTTS vì ở những vùng đất trũng
này các loại động thực vật phát triển mạnh như các loại rong rêu, tảo… Mặt
khác các đối tượng thuỷ sản là động vật thuỷ sinh, môi trường sống là nước,

7


thức ăn chủ yếu là động thực vật phù du trong nước nên chuyển đổi những chân
ruộng trũng sang NTTS là rất phù hợp (Đỗ Đoàn Hiệp, 2000).
Người nông dân Việt Nam đã cùng với các chủ trương của Đảng và Nhà
Nước thực hiện chuyển đổi từ đất trũng trồng lúa sang NTTS và thu được kết
quả thuyết phục

2.1.3 Các quan điểm về nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng
2.1.3.1 Khái niệm về NTTS
Nuôi trồng thuỷ sản là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức
nuôi trồng thực vật thuỷ sinh ở các môi trường nước ngọt, lợ, mặn (pillay,
1990).
Theo định nghĩa của FAO (1992), NTTS là các hoạt động canh tác trên
đối tượng sinh vật thuỷ sinh như cá, nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thuỷ sinh,…
Quá trình này bắt đầu từ thả giống, chăm sóc, nuôi lớn cho tới khi thu hoạch
xong. Có thể nuôi từng cá thể hay cả quẩn thể với nhiều hình thức nuôi theo các
mức độ thâm canh khác nhau như quảng canh, bán thâm canh và thâm canh.
*) Một số khái niệm khác
- Quảng canh: Là hình thức canh tác ở mức độ đầu tư thấp, nguồn dinh
dưỡng chỉ trông vào tự nhiên. Hình thức nuôi cá kết hợp với trồng lúa hoặc cây
trồng khác chủ yếu thuộc hình thức này.
- Bán thâm canh: Là hình thức canh tác ở mức độ đầu tư trung bình,
nguồn dinh dưỡng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng được cung cấp
từ tự nhiên. Lượng thức ăn, phân bón tuy có bổ sung nhưng không nhiều.
- Thâm canh: Là hình thức chăn nuôi với mức độ đầu tư tương đối cao.
Nguồn dinh dưỡng chủ yếu dựa vào thức ăn được cung cấp. Đó là những thức ăn
trộn tươi sống hay đã sấy khô. Sự gia tăng sản lượng có thể có nhờ đóng góp của
thức ăn tự nhiên nhưng không đáng kể.
8


- Nuôi tổng hợp (nuôi ghép): Là nuôi nhiều đối tượng trong cùng thuỷ vực
với mục đích chính là lợi dụng tự nhiên một cách hợp lý. Thí dụ: nuôi ghép cá
trắm cỏ với cá mè trắng, mè hoa và một số loại cá khác.
- Nuôi chuyên canh (nuôi đơn): Là hình thức nuôi chỉ với một loại cá có
khả năng cho hiệu quả kinh tế cao; người nuôi tạo điều kiện thuận lợi nhất về
thức ăn, phân bón cho chúng để thu hoạch với năng suất cao nhất có thể đạt

được.
- Nuôi kết hợp (nuôi bền vững): Là hình thức nuôi mà chất thải của quá
trình này là chất dinh dưỡng cung cấp cho quá trình kia, như nuôi theo hệ VAC,
nuôi với công thức cá - vịt hoặc cá - lợn, nuôi cá trong ruộng cấy lúa,…
- Nuôi luân canh: Là hình thức sử dụng nhiều vụ nối tiếp nhau, đối tượng
nuôi vụ sau sử dụng chất thải hay vật chất và các nguồn lực còn lại của đối
tượng nuôi vụ trước, như vụ lúa (vụ xuân) + cá (vụ mùa).
2.1.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến NTTS
Có 3 nhóm yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thuỷ sản như
các yếu tố tự nhiên, các yếu tố về kinh tế và các yếu tố về xã hội.
Các yếu tố tự nhiên (thời tiết, khí hậu, môi trường) ảnh hưởng lớn đến sự
sinh trưởng và phát triển của đàn cá. Trong các yếu tố tự nhiên và môi trường,
nước có vai trò hết sức quan trọng. Nước là môi trường sống của cá và nhiều
loại sinh vật thuỷ sinh khác. Nước là yếu tố môi trường chủ yếu ảnh hưởng tới
sự sống và phát triển của cá. Nước có nhiều đặc điểm và tính chất riêng, những
đặc điểm và tính chất này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật sống trong nước.
Nước có khả năng hoà tan rất lớn các chất hữu cở và vô cơ; nhiệt độ của nước
thường ổn định và điều hoà hơn ở trên cạn (mùa đông thường ấm hơn mùa hè
thường mát hơn trên cạn); nước có tỷ trọng lớn nên các loài vật không xương có

9


thể sống bình thường, hàm lượng ôxi trong nước ít hơn ở trên cạn (thông thường
ít hơn 20 lần so với hàm lượng ôxi trên cạn).
Bên cạnh các yếu tố tự nhiên, các yếu tố về kinh tế - xã hội như vốn đầu
tư, trình độ kỹ thuật, tập quán canh tác, thị trường tiêu thụ, các vấn đề an ninh xã
hội… là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc nuôi thuỷ sản.
Nghề nuôi thuỷ sản có phát triển được hay không phải do hiệu quả của việc nuôi
cá quyết định.

Để mở rộng phát triển nuôi trồng thuỷ sản và nâng cao trình độ thâm
canh, cần phải có đầy đủ vốn, trang thiết bị kỹ thuật, diện tích đất đai và có thị
trường tiêu thụ thuận lợi.
2.1.3.3 Ý nghĩa của việc chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thuỷ sản
NTTS trên dịên tích ruộng trũng sẽ đáp ứng nhu cầu gia tăng về thuỷ sản
và khắc phục tình trạng cạn kiệt vê nguồn lực thuỷ sản.
Trên thực tế cho thấy diện tích ruộng trũng chỉ dung để reo cấy thường
hay bị ngập úng khi gặp mưa, trong khi đó nhiều loài thuỷ sản nước ngọt lại rất
phù hợp với môi trường sống này nên việc chuyển đổi ruộng trũng sang NTTS
là hướng đi rất hợp lý.
Xét về hiệu quả kinh tế thì trên một đơn vị diện tích ruộng trũng nếu trồng
lúa thì cho hiệu quả thấp hơn nhiều so với NTTS. Vì vậy để giải quyết vấn đề
đói nghèo cho người dân thì việc chuyển đổi ruộng trũng sang NTTS là cần
thiết.
Do tính chất của sản xuất nông nghiệp là thường có tính mùa vụ, nên
trong khu vực nông thôn thường có tình trạng người nông dân không có việc
làm lúc nông nhàn, vì vậy NTTS sẽ tận dụng thời gian dư thừa và tạo việc làm
cho nhiều lao động khác, tạo them nhiều việc làm trong lĩnh vực dịch vụ: thức
ăn, giống, buôn bán thuỷ sản…
10


Chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản nó còn góp phần quan
trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Góp phần giảm tỷ
trọng ngành trồng trọt tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản.
Như vậy việc chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản phá thế
độc canh cây lúa từ bao đời nay, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn, giải quyết vấn đề lao động, nâng cao thu nhập cho người dân,
giải quyết nhu cầu gia tăng về thuỷ sản. Từ đó cho thấy việc chuyển đổi ruộng
trũng sang nuôi trồng thuỷ sản là thực sự cần thiết.

2.1.4 Lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.4.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền
sản xuất hang hoá. Hiệu quả được xem xét dưới nhiều giác độ và quan điểm
khác nhau. Về hiệu quả kinh tế có hai quan điểm: Truyền thống và quan điểm
mới cùng tồn tại. Ngày nay khi đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án phát
triển, nhất là các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi phải
xem xét hiệu quả kinh tế dưới nhiều phương diện.
*) Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế
Quan điểm truyền thống cho rằng nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến phần
còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó được đo bằng
các chi phí và lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ
lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra hay ngược lại là chi phí trên một đơn
vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá
thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi kết
thúc một quá trình sản xuất kinh doanh. Các quan điểm truyền thống trên chưa
thật toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh tế.

11


Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ
xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan
trọng không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp
chúng ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu,
đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng
đầy đủ được.
Thứ hai, nó không tính toán yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho
một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả
kinh tế theo quan điểm này thường chưa tính đủ và chính xác.

Thứ ba, hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai
phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan tới yếu tố tài
chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong
khi đó, các hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động không chỉ đơn
thuần về mặt kinh tế mà còn cả các yếu tố khác nữa. Và có những phần thu lợi
hoặc những khoản chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hoá được nhưng nó là
những con số không phải là nhỏ thì lại không được phản ánh ở cách tính này.
*) Quan điểm mới về hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các
yếu tố. Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ
này cần phân biệt rõ ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật (Technical efficency); Hiệu
quả phân bổ các nguồn lực (Allocative efficency) và Hiệu quả kinh tế
(Economic efficency)
Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (0) thu thêm trên một đơn vị đầu vào (I)
đầu tư thêm. Nó được đo bằng tỷ số giữa số lượng sản phẩm tăng thêm trên chi
phí tăng thêm. Tỷ số này gọi là sản phẩm biên, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn
lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của
12


việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào
và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân quyết
định sản xuất.
Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị
chi phí đầu tư thêm. Thực chất nó là hiệu qủa kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá
sản phẩm và giá đầu vào. Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên.
Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Nó chỉ đạt
được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa.
+ Yếu tố thời gian, các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố
trong tính toán hiệu quả, cùng đầu tư sản xuất kinh doanh với một lượng vốn

như nhau và có cùng tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khác
nhau, bởi thời gian bỏ vốn đầu tư khác nhau và thời gian thu hồi vốn khác nhau.
2.1.4.2 Nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thuỷ sản trên đất trũng
*) Các chỉ tiêu
- Chỉ tiêu xác định chi phí
+ Chi phí trung gian IC: Là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên để
mua, thuê các yếu tố đầu vào và chi phí dịch vụ cho quá trình nuôi thả thuỷ sản.
+ Chi phí vật chất (CPVC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất tính
bằng tiền, gồm chi phí trung gian cộng với các khoản chi phí khấu hao tài sản cố
định (A) và khoản tiền thuế (T) cho quá trình sản xuất sản phẩm.
CPVC = IC + A + T
+ Tổng chi phí sản xuất (CPSX): Là tổng hao phí tính bằng tiền của các
nguồn tài nguyên và các chi phí dịch vụ vật chất khác tham gia vào quá trình sản
xuất ra tổng sản phẩm đó. Hay tổng chi phí sản xuất được bao gồm tổng chi phí
vật chất và chi phí tính bằng tiền của lao động gia đình.
CPSX = CPVC + tiền công lao động gia đình
13


- Chỉ tiêu xác định kết quả
+ Giá trị sản xuất GO: Là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mà các hộ
nuôi thả thuỷ sản thu được trong một đơn vị thời gian ( 1 năm hay 1 vụ nuôi).
+ Giá trị gia tăng VA là toàn bộ phần giá trị tăng thêm trong quá trình
nuôi thả thuỷ sản.
VA = GO – IC
+ Thu nhập hỗn hợp MI là phần thu nhập bao gồm cả công lao động gia
đình và phần lợi nhuận do quá trình NTTS mang lại.
MI = VA – (A + T) - Wthuê (nếu có)
Trong đó: Wthuê là tiền công lao động thuê ngoài (nếu có).
- Chỉ tiêu xác định hiệu quả sản xuất:

Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp tính trên một đơn vị
diện tích mặt nước.
*) Công thức tính hiệu quả kinh tế
Công thức 1: Hiệu quả = Kết quả thu được/ Chi phí bỏ ra
Hay H = Q/C
Trong đó: Q là kết quả thu được như GO, VA, MI
C là chi phí bỏ ra như IC,CPVC
Công thức 2: So sánh mức chênh lệch cuả kết quả sản xuất với mức chênh
lệch của chi phí bỏ ra.
H = ∆Q/ ∆C
Cách xác định kết quả sản xuất thu được và chi phí sản xuất bỏ ra cũng
được hiểu tương tự như đối với công thức thứ nhất.
Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng vốn
đầu tư.

14


Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp tính trên một công lao
động.
*) Hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản
Trong NTTS các hộ nuôi nhiều loại cá và do đặc điểm sinh học nên các
loài cá có môi trường sống khác nhau, mỗi loại cá thích nghi với tầng nước nhất
định nên việc tính hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt nước không thể
tách riêng cho từng loài cá.
Trong quá trình tính toán hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt
nước, chúng tôi tính doanh thu, chi phí lợi nhuận… cho tất cả các loại cá mà hộ
nuôi trong vụ gần nhất mà chúng tôi điều tra. Trong quá trình điều tra và tổng
hợp số liệu chúng tôi xác định loại cá nuôi chính khi đầu tư nuôi và thu hoạch,
từ đó đấnh giá được việc đầu tư và kết quả cho thu nhập từ loại cá hộ nuôi có

hợp lý hay không.
2.1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong NTTS
Theo công thức xác định hiệu quả kinh tế (H) như trên thì có hai nhóm
yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế là: Nhóm yếu tố cấu thành và ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất (Q), nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến chi
phí đầu tư (C).
Nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Q): Nhóm này
thể hiện giá trị sản phẩm của một quá trình sản xuất, nó phụ thuộc vào hai yếu tố
là giá bán và sản lượng hàng hoá sản xuất ra.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán như: thị phần của sản phẩm, chất
lượng sản phẩm, thời điểm bán sản phẩm, kênh tiêu thụ sản phẩm, quy cách, tính
chất của sản phẩm, chiến lược của nhà sản xuất, thị hiếu nguời tiêu dung, chính
sách phát triển sản xuất của đất nước cũng như của các đối thủ cạnh tranh, …

15


+ Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm: hình thức và rủi ro
trong vận chuyển, điều kiện thổ nhưỡng và môi trường nước là những điều kiện
cơ bản cho phát triển thuỷ sản bao gồm các chỉ số chính về thánh phần cơ học,
thành phần hoá học của các thuỷ vực, thuỷ sinh vật như nhiệt độ, độ mặn, độ
pH,… các yếu tố này rất dễ thay đổi. Khi có sự thay đổi sẽ làm giảm khả năng
kháng bệnh của con nuôi, đối tượng nuôi sẽ phát sinh và lan truyền mầm bệnh.
Khi có sự thay đổi lớnlàm ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả nuôi trồng.Bên
cạnh đó có thị trường tiêu thụ và hình thức bảo quản …
Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến mẫu số (C): Trong quá trình sản xuất, đây là
tập hợp tất cả các chi phí nguồn lực đầu vào và các yếu tố ảnh hưởng đến các
nguồn lực đó. Các chi phí cơ bản phục vụ sản xuất thường có nguyên vật liệu,
sức lao động, nhà xưởng và công nghệ. Tuy nhiên chi phí cho mỗi nguồn lực lại
chịu rất nhiều các yếu tố khác nhau, cụ thể là:

+ Các chi phí ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu như: giá mua con
giống, chất lượng con giống, điều kiện tự nhiên của vùng thu mua, thời gian thu
mua, đối tượng cung cấp, hình thức vận chuyển…
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến khấu hao tài sản cố định như: đặc điểm vùng
sinh thái, tính đại diện của công nghệ, giá thành lắp giáp, thời gian sử dụng, nhà
cung cấp…
+ Chi phí lao động phục vụ sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
sức lao động, trình độ lao động, thị trường lao động, chiến lược đào tạo sử dụng
của nhà sản xuất…
+ Chi phí thuế sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: chính sách
thuế của Nhà nước, mặt hàng của doanh nghiệp sản xuất, thị trường bán sản
phẩm của doanh nghiệp…

16


Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế NTTS. Tuy
nhiên mức độ ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chính sách và
cơ chế quản lý của quốc gia, trình độ năng lực của nhà sản xuất và lực lượng lao
động, mức độ phát triển của khoa học công nghệ, tập quán tiêu dùng,… Từ nhận
định đó có thể rút ra một số nhận xét:
+ Việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế, đánh giá chính xác hiệu
quả kinh tế là điều rất khó khăn. Để làm được việc đó cần phải đánh giá chính
xác các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, các yếu tố cấu thành và tác động
đến đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất
+ Hiệu quả kinh tế luôn biến động, chỉ thể hiện tương đối chính xác mối
quan hệ giữa giá trị các yếu tố đầu vào và giá trị sản phẩm đầu ra trong một giai
đoạn nhất định.
+ Bất kỳ ở thời điểm nào hiệu quả kinh tế cũng nằm ở 1 trong 3 khả năng,
đó là H < 1, H = 1, H > 1. Trong trường hợp H < 1 hay H = 1, khi chi phí các

yếu tố đầu vào lớn hơn hay bằng giá trị sản phẩm sản xuất ra (lỗ hay hoà vốn),
trường hợp này không đạt hiệu quả kinh tế. Như vậy chỉ có trường hợp H > 1
mới đạt hiệu quả kinh tế. Do đó bất kỳ nhà sản xuất nào cũng cố gắng áp dụng
khoa học tiên tiến để tiết kiệm nguyên vật liệu và hao phí lao động; áp dụng
chiến lược tiếp thị, quan hệ hợp tác để tiêu thụ sản phẩm đồng thời mua đủ
nguyên vật liệu tốt, rẻ hơn và bán sản phẩm với giá cao nhất. Tất cả các cố gắng
đó chỉ nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.

17


2.2 Cơ sở thực tiễn của việc chuyển đổi ruộng trũng sang NTTS
2.2.1. Tình hình NTTS trên thế giới
Trước đây khi con người sử dụng thuỷ sản, người ta thường nghĩ đến các
sản phẩm khai thác từ biển hoặc các sông hồ. Nghề nuôi cá ở các ao hồ cũng có
từ lâu nhưng chỉ chiếm vị trí quá nhỏ bé so với nghề đánh cá. Nhưng trong thời
gian từ vai thập kỷ trở lại đây, NTTS liên tục tăng mức đóng góp vào sản lượng
thuỷ sản trên thế giới từ chỗ chỉ chiếm 7,3 % sản lượng trong năm 1970, hiện
nay đã lên tới 33,92% ( trong tổng số 142,1 triệu tấn thuỷ sản thế giới sản xuất
được trong năm 2001, NTTS đạt 48,42 triệu tấn, khai thác thuỷ sản đạt 93,65
triệu tấn).
Theo Tổ chức Nông – Lương LHQ, mậu dịch thuỷ sản thế giới đang tăng
trưởng rất nhanh với 38% sản lượng thuỷ sản được giao dịch quốc tế. Kim
ngạch xuất khẩu toàn cầu tăng 9,5% vào năm 2006, 7% năm 2007, lên đến con
số kỷ lục 92 tỷ USD. Các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của
mình trong ngành thuỷ sản, chiếm 50% sản lượng thương mại thuỷ sản toàn cầu,
chiếm 27% giá trị, tương đương 25 tỷ USD. Các nước đang phát triển chiếm
80% tổng nhập khẩu thuỷ sản toàn cầu.
Xuất khẩu thuỷ sản hiện chiếm 38% sản lượng thuỷ sản toàn cầu, với
khoảng 145 triệu tấn. Một nửa số thuỷ sản xuất khẩu đến từ các quốc gia đang

phát triển, trong khi các nước phát triển nhập khẩu tới 80% tổng giá trị thuỷ sản
thế giới mỗi năm.
Trên phạm vi khu vực, 27 nước thành viên của Liên minh Châu Âu là thị
trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất trên thế giới, nhập khẩu thuỷ sản vào EU tăng
11% lên 23 tỷ USD năm 2007.
Mục tiêu của NTTS là sản xuất ra thành phẩm cho con người. Tuy nhiên
có một số đối tượng nuôi trồng thuỷ sản không trực tiếp cung cấp thành phẩm
18


cho con người như nuôi cá cảnh, nuôi để góp phần tái tạo nguồn lợi… NTTS
đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế thế giới, đặc
biệt ở các nước nghèo, nơi mà nông nghiệp đóng vai trò chính trong nền kinh tế
quôc dân. Thành tựu trong NTTS đã góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập
cho dân cư ở những nước nghèo kể từ hơn hai thập kỷ qua.
2.2.2 Kinh nghiệm trong chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản
của một số địa phương
*) Tỉnh Bắc Ninh
Xã Bình Dương, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) là xã điển hình về chuyển
đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh Bắc Ninh nhiều năm nay.
Đến thời điểm này, được sự khuyến khích, chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền địa
phương, bà con nông dân ở các hợp tác xã đã chuyển đổi được trên 150 ha các
chân ruộng đồng chiêm trũng cấy một vụ lúa năng suất, sản lượng thấp sang
nuôi thả cá, hình thành được các vùng nuôi thả cá tập trung rộng từ 10 đến 15
ha, có giá trị hàng hoá, thu hút, sử dụng hàng trăm lao động nông thôn. Kết quả
nuôi trồng thuỷ sản cho thu nhập cao gấp từ 8 đến 10 lần so với thời gian còn
độc canh cây lúa. Ba năm trở lại đây, mỗi năm bình quân sản lượng cá ở trong
xã đạt được đã vượt qua 1000 tấn, thu lãi hàng chục tỷ đồng. Sản lượng cá tăng
cao, xã Bình Dương đã đưa được tổng giá trị ngành chăn nuôi, thuỷ sản hàng
năm lên hơn 12 tỷ đồng. Từ thực tiến sản xuất, năm nay xã Bình Dương tiếp tục

qui hoạch, cải tạo ruộng đất, đưa thêm 30 ha các chân ruộng trũng vào nuôi
trồng thuỷ sản, hình thành thêm các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung có giá trị
hàng hoá.
Để đạt được kết quả đó, xã Bình Dương đã và đang thực hiện nhiều biện
pháp quan trọng như trong quá trình sản xuất, xã Bình Dương thường xuyên mời
các chuyên gia về địa phương mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kĩ thuật, tổ chức

19


các cuộc hội thảo đầu bờ, đưa xã viên đi tham quan học hỏi các mô hình kinh tế
tiêu biểu trong và ngoài huyện, giúp bà con nông dân có thêm điều kiện thuận
lợi đầu tư giống, vốn, qui hoạch, cải tạo đồng ruộng, thực hiện thâm canh, tăng
nhanh giá trị sản lượng nông sản hàng hoá.
*)Tỉnh Phú Thọ
Xã Bản Nguyên có diện tích vùng chiêm trũng gần 25 héc ta. Đây là vùng
nằm trong diện đất khoán 5% thường xuyên ngập nước vào mùa mưa, sản xuất
nông nghiệp khó khăn, nhiều vụ nông dân bị mất trắng. Trước tình trạng đó,
Đảng bộ, chính quyền xã Bản Nguyên đã xây dựng đề án quy hoạch vùng sản
xuất, giao cho hộ nông dân phát triển mô hình “một vụ lúa, một vụ cá” thay cho
hai vụ lúa trước đây (giai đoạn từ năm 2004- 2010) với tổng diện tích gần 30ha.
Hiện tại toàn xã có 9 trang trại với tổng diện tích 12,6ha. Sau 5 năm thực hiện đề
án, tới nay hiệu quả đã thấy rõ, thu nhập của một số trang trại tăng hàng trăm
triệu đồng mỗi năm, nhiều lao động được giải quyết việc làm, vùng đất tưởng
như phải bỏ hoang đã thành vùng màu mỡ.
Kết quả sau khi thực hiện dự án chuyển đổi đất trũng sang NTTS cho thấy
Cái được hơn cả của dự án đã làm thay đổi cách suy nghĩ, lối làm ăn nhỏ
lẻ của người dân. Khoa học- kỹ thuật và các loại giống mới được ứng dụng phù
hợp và thu hút thêm nhiều gia đình tham gia dự án.
Tuy nhiên đầu ra cho sản phẩm là một vấn đề được quan tâm hàng đầu

đối với mỗi chủ trang trại. Các hộ sản xuất hiện nay vẫn tự lo bao tiêu sản phẩm
của mình nên khi giá cả thị trường bấp bênh họ trực tiếp chịu ảnh hưởng.
*) Tỉnh Nam Định
Bên cạnh việc chuyển đổi thành công tại một số tỉnh thì việc chuyển đổi
từ đất nhiễm mặn sang nuôi tôm tại Nam Định đang gặp phải khó khăn.
Năm 2002 UBND tỉnh Nam Định phê duyệt dự án “Đầu tư chuyển đổi
vùng lúa nhiễm mặn sang nuôi tôm” tại xã Nam Điền với tổng diện tích 210 ha

20


do UBND xã làm chủ đầu tư. Tổng số vốn đầu tư cho dự án là 11,379 tỷ đồng,
trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 6,2 tỷ đồng còn lại là vốn tự có của dân, dự án
được tiến hành triển khai đến hết năm 2006 phải chuyển đổi xong. Tôm được
nuôi theo hình thức công nghiệp trên toàn bộ diện tích của dự án. Năm 2005 xã
Nam Điền đã chuyển đổi và đưa vào nuôi thả tôm được 37 ha (trong đó có 12 ha
lúa) với hơn 60 hộ dân tham gia. Tuy nhiên qua 2 vụ những hộ dân này rơi vào
cảnh điêu đứng, nhiều gia đình đã lâm vào cảnh nợ lần hang chục triệu đồng,
nhiều hộ đã phải bỏ cuộc. Có gia đình đã phải bán nhà cửa và tài sản để trả nợ.
*) Nguyên nhân dẫn đến thất bại trong dự án chuyển đổi tại Nam Định
- Đa số người dân xã Nam Điền cho rằng: Dự án này không khả thi bởi
hang trăm ha nuôi thuỷ sản của xã những năm qua không hiệu quả.
- Dự án xa rời với tiềm lực của người dân. Theo thống kê hiện toàn xã này
có gần 20% hộ nghèo. Trong tổng số 726 hộ dân có đất nằm trong dự án thì có
quá nửa điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều hộ thuộc diện nghèo đói. Trong khi
đó để nuôi trồng thuỷ sản người dân phải đầu tư số tiền khá lớn.
- Sự bất hợp lý trong khâu khảo sát dự án. Khảo sát dự án là nuôi công
nghhiệp xong thực tế không có diện tích đất để nuôi công nghiệp (Đức Kế,
2006).
Như vậy với kinh nghiệm chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ

sản ở ba tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ, Nam Định nhận thấy trong chuyển đổi ruộng
trũng sang nuôi trồng thuỷ sản thành công cũng có mà thất bại cũng có. Để
thành công và đạt kết quả cao trong chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ
sản thì lãnh đạo các cấp và người dân phải giải quyết tốt một số vấn đề chính là:
Vốn, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và đầu ra.

21


2.2.3 Chủ trương, chính sách chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ
sản
Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích ngành NTTS phát triển
như:
Quyết định số 224- TTg ngày 8/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt “Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999-2010” đã tạo
điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽ rộng khắp ở các
tỉnh trong toàn quốc.
Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số
chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp đã tạo đà thuận lợi cho phát triển NTTS.
Nghị quyết số 103/2000/QĐ- TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản.
Chủ trương chính sách trong phát triênt thuỷ sản của Bắc Ninh đã đặc biệt
quan tâm khuyến khích các ngành thuỷ sản.
Nghị quyết 06/NQ ngày 28/6/2001 của UBND tỉnh Bắc Ninh về định
hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 với chủ
trương “Đẩy mạnh thâm canh số diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện có, từng
buớc chuyển 2450 ha ruộng trũng cấy lúa một vụ không ăn chắc sang phát triển
NTTS, quy hoạch vùng sản xuất hang hoá tập trung”.
Quyết định số 108/2002/QĐ – UB của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban

hành quy định hỗ trợ phát triển nông nghiệp giai đoạn 2002-2005 trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh.
Quyết định số 106/2005/QĐ – UB của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc hỗ
trợ phát triển nông nghiệp, hỗ trợ đầu tư chương trình nước sạch vệ sinh môi
trường nông thôn giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
22


×