PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Công ty đường Lam Sơn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT được đầu tư xây
dựng đầu thập niên 80 và trở thành Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn vào năm
1999. Nhờ có đường lối đổi mới của Đảng, từ chỗ chỉ có một nhà máy đường công
suất 1.500 TMN công nghệ sản xuất đường thô không đủ nguyên liệu, sau 10 năm đổi
mới (1990-1999) công ty đã có 9 nhà máy, xí nghiệp thành viên. Sản xuất kinh doanh
của công ty liên tục phát triển với tốc độ cao. Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là
một doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước thực hiện bán cổ phần cho nông dân. Gần 2
vạn nông dân trồng mía đã mua cổ phần và trở thành người chủ đích thực của nhà
máy, bắt tay chặt chẽ hơn với gần 2.000 công nhân, mối quan hệ liên kết mới giữa
công nhân, nông dân, trí thức ngay trong một doanh nghiệp có điều kiện phát triển mới
về chất.
Từ một doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, sau 10 năm (1990-1999),
công ty đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành mía đường cả nước, có
tên tuổi trên thương trường. Sự phát triển của công ty đã thúc đẩy cả một vùng kinh tế
trung du miền núi rộng lớn phía Tây tỉnh Thanh Hoá vốn từ sản xuất tự cung, tự cấp
thuần nông nghèo đói, nay thành một vùng sản xuất hàng hoá đa canh trù phú đang
ngày một phát triển, giải quyết việc làm cho gần 30 vạn lao động. Đời sống vật chất và
tinh thần của gần 1 triệu người ngày càng được cải thiện; Bộ mặt nông thôn được khởi
sắc; An ninh, chính trị xã hội được ổn định; Nhiều thị trấn, thị tứ ra đời và tương lai
gần sẽ thành thị xã công - nông nghiệp, thương mại và du lịch.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã tác động xấu đến môi
trường xung quanh, tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến theo chiều hướng xấu,
diễn biến chất lượng môi trường nước, môi trường không khí và môi trường đất ngày
càng xấu đi, nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao, lưu lượng lớn, gây ô nhiễm
nghiêm trọng nguồn nước sông Chu (theo kết quả phân tích của Sở TN&MT cho thấy
tình hình nước mặt sông Chu có dấu hiệu ô nhiễm bởi kim loại nặng Fe, Mn, Cu, Zn,
1
chất rắn lơ lửng (TSS), dầu mỡ, chất hữu cơ và chất vi sinh...), trong khi con sông này
là nguồn cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng ven sông và các khu nuôi trồng thủy
sản tập trung ở vùng hạ lưu, đặc biệt sông Chu còn là nguồn cấp nước cho Nhà máy
Nước Hàm Rồng (cung cấp nước sạch cho TP.Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn). Hơn nữa,
chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải) chưa được xử lý triệt để gây ô nhiễm
nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
của nhân dân quanh khu vực công ty .
Trong phạm vi quốc gia vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ luật,
trong đó Luật Bảo Vệ Môi Trường được Quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày
27/12/1993 là văn bản quan trọng nhất. Chính phủ đã ban hành Nghị định 175/CP
ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo Về Môi Trường và Nghị định 26/CP
ngày 26/4/1996 về Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Đến nay luật
Bảo vệ môi trường năm 1993 đã được sửa đổi và bổ sung thành luật Bảo vệ môi
trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Bộ Luật hình sự, hàng loạt các thông tư,
quy định, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện Luật môi trường đã được ban
hành. Một số tiêu chuẩn môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía
cạnh bảo vệ môi trường được đề cập đến trong các văn bản khác như Luật Khoáng sản,
Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát triển và Bảo vệ
rừng, Luật Bảo vệ sức khỏe của nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo vệ
nguồn lợi thủy sản, Pháp luật bảo vệ các công trình giao thông. Các văn bản trên cùng với
các văn bản về luật quốc tế được nhà nước Việt nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để
thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Vấn đề BVMT luôn được chính quyền các cấp và các ngành chức năng tỉnh
Thanh Hóa nói chung và các ban, ngành lãnh đạo của Công ty cổ phần mía đường
Lam Sơn nói riêng quan tâm quản lý và kiểm tra đạt được những kết quả bước đầu
nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, công tác kiểm tra xử lý vi phạm môi trường còn
bị buông lỏng; đội ngũ cán bộ, lực lượng kỹ thuật bảo vệ môi trường mỏng cả về số
lượng và chuyên môn;… dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao, tình trạng ô nhiễm môi
trường cải thiện chậm chạp.
2
Từ thực trạng đó, việc tìm hiểu tình hình triển khai công tác quản lý môi trường
của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, đánh giá kết quả triển khai công tác quản lý
môi trường của công ty, xác định những yếu tố tác động ảnh hưởng đến kết quả triển
khai công tác quản lý môi trường của công ty. Trên cơ sở đó, đề xuất sử dụng một số
biện pháp quản lý môi trường góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi
trường của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn nói riêng và các doanh nghiệp trong
nước nói chung là một việc làm cần thiết. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá tình hình triển khai công tác quản lý môi trường của Công ty Cổ
phần mía đường Lam Sơn, Thanh Hoá”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình triển khai công tác QLMT của Công ty cổ phần mía đường
Lam Sơn, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý môi trường
của công ty trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý môi trường của các
doanh nghiệp.
- Tìm hiểu tình hình thực hiện công tác QLMT của Công ty cổ phần mía đường
Lam Sơn.
- Đánh giá kết quả triển khai công tác quản lý môi trường của Công ty.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả triển khai công tác QLMT của
Công ty.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường ở Công ty cổ
phần mía đường Lam Sơn.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý môi trường của Công ty.
- Tình hình thực hiện các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường của Công ty.
3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Tình hình triển khai công tác QLMT của Công ty cổ phần
mía đường Lam Sơn.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu về công tác quản lý môi trường được triển
khai trong phạm vi không gian là Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
- Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện từ 23/12/2009 – 25/5/2010.
Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập qua 3 năm 2007, 2008, 2009.
4
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế theo một
kế hoạch nhất định nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Trên thực tế doanh nghiệp được
gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, hãng,...
Theo định nghĩa của luật doanh nghiệp, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005
của Việt Nam, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Cũng theo luật trên, ta có thể phân loại các doanh nghiệp thành:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty
(có thể là một tổ chức hay một cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên) chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh
nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở
hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp
danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các
thành viên góp vốn.
- Doanh nghiệp tư nhân: doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân
chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. [21]
5
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, có những loại hình doanh
nghiệp sau: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh
nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
Trong đề tài này, chúng tôi chọn điểm nghiên cứu là Công ty cổ phần mía
đường Lam Sơn.
2.1.1.2 Môi trường và ô nhiễm môi trường
* Môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 thì môi
trường được định nghĩa như sau:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, vật chất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật”.
Như vậy, môi trường là tổng hòa các mối quan hệ giữa tự nhiên và con người
trong đó bao gồm cả yếu tố vật chất nhân tạo, chúng tạo nên một thể thống nhất tác
động trực tiếp đến đời sống của con người, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của
con người và thiên nhiên.
Vai trò của môi trường: Được thể hiện trên các mặt sau:
- Môi trường là nơi con người khai thác nguồn nguyên vật liệu và năng lượng
cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống.
- Môi trường là nơi cư trú và cung cấp thông tin cho con người.
- Môi trường là nơi chứa chất thải.
- Môi trường là không gian sống và cung cấp các dịch vụ cảnh quan.
Như vậy, môi trường có vai trò đặc biệt trong cuộc sống của con người, nó
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa
con người với môi trường là mối quan hệ hai chiều, có tác động trực tiếp qua lại với
nhau. Con người vừa là nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đồng thời cũng là tác nhân
thúc đẩy môi trường phát triển. Để phát huy vai trò của môi trường, làm cho môi
trường có tác động tích cực đến con người thì con người với tư cách là chủ thể tác
động phải có trách nhiệm và ý thức BVMT, làm cho môi trường cân bằng và trong
sạch. [11]
6
* Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005:
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với
tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
“Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý bảo vệ môi trường”. Hệ
thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm những quy định chung như sau:
- Tiêu chuẩn nước: Bao gồm nước mặt , nước ngầm, nước ven biển, nước thải
đô thị,…
- Tiêu chuẩn không khí: Bao gồm không khí xung quanh, khói thải, không khí
khu vực sản xuất, tiếng ồn,…
- Tiêu chuẩn đất: Bao gồm đất canh tác, phân bón trong nông nghiệp, thuốc bảo
vệ thực vật,…
- Tiêu chuẩn về đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen, động thực vật.
- Tiêu chuẩn bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
- Tiêu chuẩn liên quan tới môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản
trong lòng đất, ngoài biển,…
Ô nhiễm môi trường được chia thành ba loại chính là ô nhiễm môi trường nước,
ô nhiễm môi trường đất và ô nhiễm môi trường không khí.
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường bao gồm các chất thải ở dạng lỏng (nước
thải), dạng khí (khí thải) và dạng rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc các tác nhân
vật lý sinh học và dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ… [11]
2.1.1.3 Khái niệm quản lý môi trường
“Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế,
kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền
vững kinh tế xã hội quốc gia”.
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong
hoạt động sống của con người.
7
- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã
hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao
gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo
ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công
bằng xã hội.
- Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng
lãnh thổ. Các công cụ trên phải tích hợp cho từng ngành, từng địa phương và từng
cộng đồng dân cư. [7]
2.1.2 Nguyên tắc cơ bản trong quản lý môi trường
- Hướng công tác quản lý môi trường đến mục tiêu phát triển bền vững kinh tế
xã hội đất nước. Giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ đất nước.
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia – vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư
trong việc quản lý môi trường.
- Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng
hợp thích hợp.
- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên
hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường.
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra và
các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành phần môi
trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó. [16]
2.1.3 Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường Việt Nam
Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường Việt Nam được thể hiện
trong Điều 37, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, gồm các điểm:
- Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi
trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch
phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên
quan đến bảo vệ môi trường.
8
- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng
môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ
sở sản xuất kinh doanh.
- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường,
giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường.
- Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.
- Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2.1.4 Các công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác
quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ
có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: Công cụ
điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ. Công cụ điều chỉnh vĩ mô là
luật pháp và chính sách. Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới
hoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt,… và các
công cụ kinh tế. Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi
trường trong công tác bảo vệ môi trường. Thuộc về loại này có các công cụ kỹ thuật
như GIS, mô hình hóa, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi
trường. Công cụ hỗ trợ là công cụ được đưa ra để quan sát, giám sát chất lượng môi
trường, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, công cụ hỗ trợ có tác dụng hỗ trợ và hoàn
chỉnh hai loại công cụ trên. Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất
thành các loại cơ bản sau [16]:
2.1.4.1 Công cụ luật pháp chính sách
Bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật,
các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.
9
Công cụ pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước về bảo vệ môi trường là Luật
Bảo vệ môi trường năm 1993 nay đã được sửa đổi bổ sung thành Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn như Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày
9/8/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Nghị
định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường…
Hộp 2.1: Các chủ trương chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Luật Bảo vệ môi trường năm 1993; Nghị định số 175/1994/NĐ-CP hướng dẫn thi hành
Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định số 64/2003/QĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải; Nghị định số 41-NĐ/TW của Bộ chính trị về “Bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị định số
121/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường; Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc
“Đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại khu đô thị và khu công nghiệp”; Luật
Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;….[7]
Các công cụ pháp luật chính sách là công cụ quản lý trực tiếp. Đây là loại công
cụ được sử dụng phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới và là công cụ được
nhiều nhà quản lý hành chính ủng hộ. [16]
2.1.4.2 Các công cụ kinh tế
Các công cụ kinh tế bao gồm các loại thuế và phí môi trường, giấy phép chất
thải có thể mua bán được hay “cota ô nhiễm”, ký quỹ môi trường, trợ cấp môi trường,
nhãn sinh thái, đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Thuế và phí môi trường: là các nguồn thu ngân sách do các tổ chức và cá nhân sử
dụng môi trường đóng góp. Khác với thuế, phần thu về phí môi trường chỉ được chi
cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Dựa vào đối tượng đánh thuế và phí có thể phân
ra các loại sau:
- Thuế và phí chất thải;
- Thuế và phi rác thải;
- Thuế và phí nước thải;
10
- Thuế và phí ô nhiễm không khí;
- Thuế và phí tiếng ồn;
- Phí đánh vào người sử dụng;
- Thuế và phí đánh vào sản phẩm mà quá trình sử dụng và sau sử dụng gây ra ô
nhiễm (ví dụ thuế sunfua, cacbon, phân bón…);
- Thuế và phí hành chính nhằm đóng góp tài chính cho việc cấp ghép, giám sát
và quản lý hành chính đối với môi trường. [16]
* Cota gây ô nhiễm: là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà
thông qua đó nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp,… được phép thải các
chất ô nhiễm vào môi trường.
Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môi
trường, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép thải gọi là
cota gây ô nhiễm và chính thức công nhận quyền được thải một lượng chất gây ô nhiễm
nhất định vào môi trường trong một giai đoạn xác định cho các nguồn thải.
Khi có mức phân bổ cota gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô nhiễm có quyền
mua và bán cota gây ô nhiễm. Họ có thể linh hoạt chọn lựa giải pháp giảm thiểu mức
phát thải chất gây ô nhiễm với chi phí thấp nhất: Mua cota ô nhiễm để được phép thải
các chất gây ô nhiễm vào môi trường hoặc đầu tư xử lý ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn cho
phép. Nghĩa là những người gây ô nhiễm mà chi phí xử lý ô nhiễm thấp hơn so với
việc mua cota gây ô nhiễm thì họ sẽ bán lại cota gây ô nhiễm cho những người gây ô
nhiễm có mức chi phí cho xử lý ô nhiễm cao hơn.
Như vậy, sự khác nhau về chi phí đầu tư xử lý ô nhiễm sẽ thúc đẩy quá trình
chuyển nhượng cota gây ô nhiễm. Thông qua chuyển nhượng, cả người bán và người
mua cota gây ô nhiễm đều có thể giảm được chi phí đầu tư cho mục đích bảo vệ môi
trường, đảm bảo được chất lượng môi trường. [16]
* Ký quỹ môi trường: là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra ô
nhiễm môi trường. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh
nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại Ngân hàng một khoản tiền nào đó đủ lớn để
đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường. Số
11
tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu
doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường.
Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích, đối với nhà nước không phải đầu tư kinh phí
khắc phục môi trường từ ngân sách, khuyến khích xí nghiệp hoạt động bảo vệ môi
trường. Xí nghiệp sẽ có lợi ích do lấy lại vốn khi không xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái
môi trường. [16]
* Trợ cấp môi trường: là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng ở rất nhiều nước
Châu Âu thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Trợ cấp môi trường
gồm các dạng sau:
- Trợ cấp không hoàn lại;
- Các khoản cho vay ưu đãi;
- Cho phép khấu hao nhanh;
- Ưu đãi thuế.
Chức năng chính của trợ cấp là giúp đỡ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và
các ngành khác, khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện, khi tình trạng ô nhiễm
môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng
được đối với việc phải xử lý ô nhiễm môi trường. Trợ cấp này chỉ là biện pháp tạm
thời, nếu vận dụng không thích hợp hoặc kéo dài có thể dẫn đến phi hiệu quả kinh tế,
vì trợ cấp đi ngược với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. [16]
* Nhãn sinh thái: là một danh hiệu nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô
nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản
phẩm đó.
Được dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà
sản xuất. Vì thế các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao hơn và
giá bán ra thị trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. Như vậy, nhãn sinh
thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của
khách hàng.
Công cụ kinh tế dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả một khoản tiền
để khắc phục thiệt hại do họ gây ra. Các công cụ kinh tế được áp dụng nhằm tác động
tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tổ chức đó đưa ra các hành
12
vi ứng xử có lợi, hoặc ít nhất là không gây thiệt hại tới môi trường. Các công cụ này
chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
Việc sử dụng các công cụ kinh tế trên ở các nước cho thấy một số tác động tích
cực như các hành vi môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự giác, các chi phí của
xã hội cho công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu
triển khai kỹ thuật công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường, gia tăng nguồn thu nhập
phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách nhà nước, duy trì tốt giá trị
môi trường của quốc gia. [16]
2.1.4.3 Các công cụ kỹ thuật quản lý
Các công cụ này thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát Nhà nước về chất
lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi
trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, minitoring
môi trường, kiểm toán môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.
Trong đó, kiểm toán môi trường là công cụ quản lý bao gồm một quá trình đánh giá có
tính hệ thống, định kỳ và khách quan được văn bản hóa về việc làm thế nào để thực
hiện tổ chức môi trường, quản lý môi trường và trang thiết bị môi trường hoạt động
tốt. Kiểm toán môi trường phải trả lời được các câu hỏi mà các nhà quản lý công ty
đưa ra:
- Chúng tôi đang làm gì? Cụ thể, liệu có phải tuân thủ tất cả các luật, quy định
của Chính phủ, hướng dẫn hay không?
- Chúng tôi có thể làm tốt hơn không? Cụ thể ở những khu vực không được quy
định, các hoạt động có thể được tăng cường để giảm thiểu tác động môi trường?
- Chúng tôi có thể làm điều đó với chi phí rẻ hơn không?
- Chúng tôi phải làm gì nữa?
Mục đích của kiểm toán môi trường là giúp cho việc bảo vệ môi trường, sức
khỏe, an toàn bằng các biện pháp:
- Tạo điều kiện cho việc kiểm soát, quản lý các thực tế của môi trường;
- Đánh giá sự tuân thủ các chính sách công ty, kể cả việc đáp ứng các yêu cầu
về kinh tế.
13
Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền
kinh tế phát triển như thế nào. [16]
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLMT trong doanh nghiệp
2.1.5.1 Nguồn tài chính và vốn đầu tư phục vụ cho công tác QLMT
Nguồn tài chính đầu tư cho công tác quản lý môi trường của doanh nghiệp hàng
năm rất lớn nhưng thực tế công tác quản lý môi trường doanh nghiệp vẫn còn nhiều
bất cập, cho thấy việc phân bổ sử dụng nguồn tài chính này không hiệu quả. Mặt khác,
doanh nghiệp đầu tư vào các phương tiện bảo vệ môi trường không sinh lời trước mắt,
chỉ thấy có chi phí, mà họ phải tính lời hàng ngày dẫn đến việc đầu tư vốn mua máy
móc thiết bị công nghệ xử lý chất thải môi trường trong doanh nghiệp bị xem nhẹ,
ngân sách dành cho việc trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị còn hạn hẹp và chưa
được đầu tư đúng mức.
2.1.5.2 Trình độ chuyên môn, năng lực của lao động trong doanh nghiệp phục vụ
cho công tác QLMT
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp về bảo vệ môi trường
tuy đã được kiện toàn một bước, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đối với
năng lực quản lý của các phòng, ban môi trường được thừa nhận là vừa yếu, vừa thiếu
làm cho vấn đề BVMT ít được quan tâm và đề cập trong các chính sách quản lý. Bên
cạnh đó nhân lực để quản lý môi trường hiện nay còn yếu và thiếu người có chuyên
môn về môi trường. Những cán bộ quản lý này không được qua khóa đào tạo nào và
cũng không được tập huấn nghiệp vụ thường xuyên dẫn đến trình độ quản lý về môi
trường không đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Mặt khác, các chủ doanh nghiệp và các cán
bộ quản lý môi trường cho rằng mục tiêu phát triển kinh tế là điều quan trọng, tăng tối
đa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của sản xuất kinh doanh dẫn đến có quan niệm chưa
đúng về BVMT, quan niệm còn thiếu tính khoa học.
2.1.5.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác QLMT
Hầu hết cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý môi trường trong
doanh nghiệp còn thiếu. Chi ngân sách cho việc đầu tư trang bị máy móc, thiết bị đo
đạc và xử lý ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp còn hạn hẹp, nhiều doanh nghiệp
phải dựa vào nguồn tài trợ từ các dự án hợp tác nước ngoài để trang bị máy móc phục
14
vụ việc quản lý môi trường của doanh nghiệp mình. Tại một số doanh nghiệp nguồn
kinh phí cho các hoạt động quản lý môi trường phải tự trang trải dẫn đến một số doanh
nghiệp đã không chú ý đến vấn đề BVMT, không đầu tư trang bị cơ sở vật chất và
trang thiết bị phục vụ cho xử lý chất thải, các chất thải chưa xử lý đó được thải trực
tiếp vào môi trường gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
2.1.5.4 Nhận thức của chủ doanh nghiệp về BVMT
Nhận thức của chủ doanh nghiệp và những người làm công tác quản lý môi
trường trong doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc triển khai công tác quản
lý môi trường. Nhà nước ban hành Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và hiện nay có
rất nhiều các văn bản dưới luật và các hướng dẫn về quản lý môi trường được ban
hành. Tuy nhiên, không biết bao nhiêu lần các đoàn công tác của Cục Cảnh sát Môi
trường (C36) vào kiểm tra doanh nghiệp vi phạm môi trường. Vẫn những thủ tục quen
thuộc là qua cổng rồi nhanh chóng phong tỏa khu vực xử lý nước thải, tiến hành thu
mẫu nước ở các miệng cống xả, kiểm tra các loại giấy phép, làm việc với Ban Giám
đốc, lập biên bản vi phạm, đại diện doanh nghiệp ký tên thừa nhận vi phạm… Song
câu hỏi đến bao giờ mới hết cái vòng luẩn quẩn kiểm tra – vi phạm - nộp phạt – tái
phạm - kiểm tra mới chấm dứt? Bởi bên quản lý cứ phạt, còn doanh nghiệp có thực
hiện hay không và thực hiện đến đâu lại là chuyện khác.
Mặt khác, chưa kể thói quen cứ để “ông trời” xử lý; chưa có một căn bản giáo
dục tôn trọng thiên nhiên, và đặc biệt là thói quen đùn đẩy trách nhiệm cá nhân cho tập
thể xã hội.
2.1.5.5 Công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường cũng như thanh tra về việc thi hành
luật tại các doanh nghiệp chưa được thường xuyên và triệt để, tạo ra những khe hở
trong Luật bảo vệ môi trường. Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành tổ
chức thanh tra các cơ sở sản xuất và sau thanh tra cũng phát hiện ra những vi phạm
Luật, đã kiến nghị biện pháp xử lý. Tuy nhiên, hiệu quả còn chưa cao, công tác thanh
tra còn hời hợt, biện pháp xử lý không cứng rắn, nghiêm minh còn mang nặng tình
cảm, việc phát thải gây ô nhiễm chỉ hạn chế được một thời gian sau lại tái phát như cũ.
Vấn đề này liên quan đến chế tài trong quản lý môi trường của Nhà nước, hầu hết các
15
chế tài đã được định hình và đưa vào Luật, tuy nhiên việc thực thi nó lại không được
coi trọng. Việc sử dụng các chế tài này để hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường
không hiệu quả, dần dần tạo ra một sự thờ ơ, “trai lỳ” trước các hình phạt, việc phát
thải vẫn tái diễn.
Về kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và khắc phục sự cố môi trường theo
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 còn thiếu chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp chưa có chính sách biểu dương khen thưởng xứng đáng cho những cá nhân,
những người làm công tác quản lý môi trường làm tốt công tác BVMT.
2.1.6 Một số vấn đề cần chú ý trong công tác quản lý môi trường của doanh nghiệp
- Việc đầu tiên trong công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp là phải
có sự cam kết và đưa ra một chính sách môi trường được toàn thể cán bộ công nhân
viên và lãnh đạo nhất trí. Sự cam kết và chính sách này phải được thể hiện bằng văn
bản, ở đó phải đề ra được những mục tiêu, mục đích, những qui trình, qui phạm cụ thể
để giải quyết các vấn đề về môi trường.
- Công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp muốn hoạt động tốt và có
hiệu quả thì phải được kiểm tra theo định kỳ để đánh giá đúng thực trạng của hệ thống,
từ đó đưa ra các biện pháp bổ trợ, phòng ngừa và cải tiến, có khả năng đáp ứng được
với những yêu cầu đặt ra trong chính sách môi trường của doanh nghiệp cũng như giải
quyết được những vấn đề khẩn cấp về môi trường có liên quan đến doanh nghiệp.
- Khác với quản lý chất lượng, quản lý môi trường thể hiện trách nhiệm của
doanh nghiệp đối với cộng đồng, đối với xã hội. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ
cho con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - làm cho đất nước phát triển bền vững.
Vì vậy, trong công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp, lãnh đạo doanh
nghiệp phải thực sự tự nguyện và thể hiện bằng sự cam kết của mình.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình triển khai công tác QLMT trong các doanh nghiệp ở các nước
trên thế giới
* Trung Quốc
Đặc thù của kinh tế Trung Quốc giai đoạn hậu cải cách là sự phát triển rầm rộ
của các khu công nghiệ. Và sau một thời gian dài chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế,
16
các doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc đã gây ra một khối lượng chất thải lớn ảnh
hưởng tới các mặt đời sống, kinh tế, xã hội,… của đất nước. Theo một báo cáo từ
Ngân hàng Thế giới (WB), các kế hoạch và chính sách quản lý môi trường ở Trung
Quốc cho thấy những vấn đề sau: thiếu chính sách hình thành KCN có hệ thống giữa
các cấp chính quyền; các chính sách giữa quản lý KCN và xây dựng KCN thường
không phù hợp; luật và các quy tắc về quản lý môi trường ở KCN không được chuẩn
bị tốt; và các cơ quan môi trường chưa được cải thiện cơ cấu để giải quyết nhiều vấn
đề khi thực thi chính sách.
Bắt đầu từ năm 1997, Chính phủ Trung Quốc đã bảy năm liền tổ chức tọa đàm
về vấn đề môi trường và bố trí công tác bảo vệ môi trường. Chính quyền Trung Quốc đã
đưa rất nhiều biện pháp cứng rắn và kiên quyết đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Trung Quốc đã đóng cửa và xóa sổ hơn 84.000 doanh nghiệp
nhỏ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trên 90% trong số hơn 238 nghìn doanh nghiệp gây ô
nhiễm đạt tiêu chuẩn chất thải chủ yếu. Đối với các doanh nghiệp, xí nghiệp đăng ký
mới, luật pháp Trung Quốc yêu cầu phải giải trình về các biện pháp chống ô nhiễm môi
trường. Bên cạnh hướng khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất sử dụng các công nghệ
và phương pháp sản xuất than thiện thì Trung Quốc cấm sử dụng công nghệ phương
pháp sản xuất thủ công, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là một biện pháp sử
dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. [12]
* Nhóm G8 (Group 8)
G8 gồm có các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Italia, Canada, và Nga.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong nhóm các nước công nghiệp phát
triển cho thấy, họ sử dụng một hệ thống tổng thể các chính sách, biện pháp và các
công cụ rất đa dạng và linh hoạt để xử lý rác thải nhằm mục đích bảo vệ môi trường.
Nhìn chung được phân thành các nhóm chính sau:
-
Nhóm các biện pháp hành chính kết hợp với giáo dục và truyền thông môi
trường;
-
Nhóm các biện pháp kinh tế - tài chính. Trong đó, thuế và phí là hai công
cụ quan trọng.
17
Kinh nghiệm thực tiễn áp dụng thuế và phí bảo vệ môi trường của nhóm G8 cho
thấy rằng: Mỗi một loại chất thải lại cần phải có một loại thuế BVMT riêng cho nó. Để xử
lý đối với từng loại chất thải, cần phải sử dụng các công cụ phù hợp và cụ thể như sau:
- Đối với chất thải rắn và chất thải lỏng thường rất dễ xác định đối tượng phát
thải và thu gom. Bằng các quy định hành chính buộc các đối tượng phát thải phải xử lý
chất thải trước khi thải ra môi trường. Vì vậy, đối với hai loại chất thải này các nước
G8 áp dụng thu phí nhằm bù đắp trực tiếp chi phí BVMT.
- Đối với chất thải khí, do đặc điểm nguồn phát thải di động hoặc không xác
định được lượng khí thải, nồng độ các chất độc hại, vì thế việc xác định cụ thể các đối
tượng và căn cứ để thu phí là rất khó. Hiện nay, chưa thể tính toán chính xác được các
chi phí cho việc xử lý khắc phục các chất thải khí, đặc biệt các vấn đề liên quan đến
khắc phục tác hại của khí thải tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, không
thể quy định mức thu phí để bù đắp chi phí đối với chất thải khí mà chỉ có thể áp dụng
thu thuế nhằm tác động tới ý thức và hành vi của đối tượng phát thải, nhờ vậy mà ngăn
ngừa, hạn chế được lượng khí thải gây ONMT. [10]
2.2.2 Tình hình triển khai công tác QLMT trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày càng làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm
môi trường và kết quả là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng. Điển hình cho
vấn đề môi trường hiện nay là vụ Vedan (Đồng Nai) và Miwon (Phú Thọ) đã để lại hậu
quả nặng nề mà theo tính toán sơ bộ sẽ mất rất nhiều tiền bạc và thời gian để có thể phục
hồi lại môi trường đã bị ảnh hưởng. Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề
hết sức quan trọng, là một trong những mục tiêu chính nằm trong chính sách chiến lược
của quốc gia.
Ngày nay, vấn đề môi trường đã được nói nhiều hơn, được nhà nước và các bộ
nghành quan tâm hơn, được coi như một yếu tố phát triển song hành cùng kinh tế. Với
tình hình thực tế và nhu cầu không chỉ từ người dân, từ chính phủ mà chính cả khách
hàng cũng mong muốn các tổ chức đối tác làm ăn có trách nhiệm hơn với môi trường.
Một thực tế hiện nay là luật bảo vệ môi trường Việt Nam chưa thực sự có tính
ngăn chặn và răn đe cao và nhiều doanh nghiệp vẫn có thể lách luật được. Thứ trưởng
Bộ TN&MT Trần Hồng Hà (01/10/2008) cho biết: “Không chỉ có Vedan, theo thống
18
kê hiện nay, trong số hơn 100 khu công nghiệp ở Việt Nam có đến 80% đang vi phạm
các quy định về môi trường. Bộ TN&MT đã đang và sẽ tổ chức nhiều đoàn thanh tra
đi khắp các địa phương, lập danh sách đen các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, có
khả năng bị đóng cửa, trong đó sẽ đặc biệt chú ý đến các điểm nóng về môi trường
hiện nay như sông Thị Vải, tỉnh Khánh Hoà, lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy....”vậy có
nghĩa là 80% các khu công nghiệp hiện vẫn đang nằm ngoài tầm quản lý chặt chẽ về
môi trường. [19]
Tại Việt Nam năm 1993, nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ môi trường và hiện
nay có rất nhiều các văn bản dưới luật và các hướng dẫn về quản lý môi trường được
ban hành và điển hình gần đây nhất là TT 08 về hướng dẫn đánh giá tác động môi
trường, QĐ 23 về chất thải nguy hại, các quyết định về sử dụng tài nguyên thiên nhiên,
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được sửa đổi bổ sung từ Luật Bảo vệ môi trường
năm 1993,… Tuy nhiên do vấn đề môi trường chưa được các doanh nghiệp quan tâm
đúng mức dẫn đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất đang
còn rất yếu kém kể cả mặt chuyên môn lẫn quản lý. Cụ thể như sau:
* Tại Tuyên Quang
UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ra quyết định số 199/2009/QĐ-XPHC xử phạt
hành chính hành vi xả nước thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Công ty cổ phần
giấy Tuyên Quang với mức phạt tiền 31 triệu đồng. Kèm theo đó là yêu cầu thực hiện
các biện pháp khắc phục: cấm xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường xung quanh;
có kế hoạch di dời cơ sở sản xuất đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với mức chịu tải
của môi trường.
Cụ thể, tại bộ phận dây chuyền seo giấy trong thiết kế hệ thống nước thải ở
đây được chảy qua đường ống công nghệ ra hai bể lắng lọc để tận thu bột giấy và
xử lý trước khi xả ra hồ sinh học. Nhưng cảnh sát môi trường và thanh tra Sở Tài
nguyên Môi trường tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện nhà máy có một hệ thống cống
khác để thải thẳng ra môi trường mà không có biện pháp xử lý gì, đường cống này
được che đậy bằng một tấm tôn mỏng. Tại hồ sinh học của nhà máy, nơi chứa toàn
bộ nước thải độc hại để xử lý cũng được đào rãnh, kè đá rồi lấp đất ngụy trang bên
trên, nước thải không qua xử lý được chảy qua các khẽ đá này ra sông Lô. Theo kết
19
quả kiểm nghiệm của Trung tâm kiểm tra đo lường chất lượng 1 (Tổng cục đo
lường tiêu chuẩn chất lượng) ngày 6/1/2009 thì nồng độ chất thải vượt nhiều lần
mức độ cho phép như BOD5 và COD đều là 920/50, chỉ tiêu về màu sắc là
3720/50, nước thải có mùi thối, khó chịu.
Công ty này được xây dựng năm 1971 và đi vào sản xuất ngay sau đó. Đến năm
1996, nhà máy được cải tạo để sản xuất giấy đế vàng mã xuất khẩu, công suất từ 20003000 tấn/năm. Với công suất đó mỗi ngày lượng nước thải khoảng 300 m 3, qua hao hụt
do quá trình bay hơi, thẩm thấu thì lượng nước được xả thẳng ra môi trường cũng
không dưới 150 m3/ngày. Như vậy một lượng lớn nước thải chứa chất độc hại đã nhiều
năm được "đẩy" ra môi trường. [18]
* Tại Bình Dương
Trong thời gian qua, tại Bình Dương, đã xảy ra nhiều sự kiện liên quan đến
tình hình ô nhiễm môi trường khiến dư luận đặc biệt lo ngại. Điều đáng nói là công tác
quản lý môi trường ở đây còn nhiều lúng túng, bị động.
Mới đây nhất, ngày 25/7/2009, sự cố vỡ bờ bao hồ chứa nước thải ở Công ty
TNHH San Miguel Pure Foods VN ở khu vực thượng nguồn sông Thị Tính (xã Lai
Hưng, huyện Bến Cát) khiến hoa màu và hàng loạt cá dưới sông bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân do một đoạn bờ bao khoảng 30m của hồ rộng gần 8ha chứa trên 230.000
m3 nước thải chưa qua xử lý của công ty bị vỡ bờ bao, khiến nước trên tuôn xuống nhà
cửa, ruộng vườn của người dân, chảy tràn ra suối Bến Ván, qua sông Thị Tính rồi sau
đó đổ ra sông Sài Gòn, làm ô nhiễm nặng con sông Thị Tính và Sài Gòn.
Tại Bình Dương, tỷ lệ cơ sở đạt chuẩn môi trường và xử lý các cơ sở ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng chưa đạt được kết quả như mong đợi. Cụ thể, tỷ lệ doanh
nghiệp đạt chuẩn môi trường mới đạt 16,5%, doanh nghiệp ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng đã xử lý được 61%... Các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm ngoài các khu
công nghiệp xử lý chất thải đạt yêu cầu rất thấp, chỉ đạt hơn 10%. Vấn đề ô nhiễm môi
trường trong doanh nghiệp rất đáng báo động, nhưng trách nhiệm của các nhà quản lý
cũng chưa thật sự rõ ràng.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thị Kim Vân, việc cấp giấy
phép kinh doanh cho các doanh nghiệp nhưng không tiến hành hậu kiểm khiến nhiều
20
doanh nghiệp sau khi đi vào hoạt động đã gây ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm
trọng. Điển hình như vụ 7 bãi than đá ở xã Bình Thắng hoạt động trong khu dân cư
làm ô nhiễm không khí với nồng độ bụi rất cao. Tỉnh đã tiến hành xử lý bằng cách yêu
cầu rút giấy phép, nhưng Luật lại không đưa ra quy định ràng buộc nào về việc gây ô
nhiễm môi trường đến mức nào thì rút giấy phép. Bên cạnh đó, công tác hậu kiểm còn
nhiều bất cập, thiếu đồng bộ khiến cho việc xử lý vi phạm gặp lúng túng.
Thực tế cho thấy, chính vì việc quản lý môi trường còn lúng túng, nên tình
trạng quản lý ô nhiễm môi trường tại Bình Dương vẫn còn nhiều “lỗ hổng” như vụ vỡ
bờ bao hồ nước thải của Công ty San Miguel; kênh Ba Bò hay suối Siệp và thượng lưu
sông Thị Tính thường xuyên ô nhiễm môi trường… nhưng chưa thể kiểm soát hết.
[19]
* Tại Thanh Hoá
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trong vài năm gần đây, công tác BVMT tại các cơ
sở sản xuất đã có chuyển biến. Một số cơ sở đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng các
công trình xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, như Công ty Xi - măng Bỉm
Sơn, Công ty Xi - măng Nghi Sơn, Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa, Công ty cổ
phần Mía đường Lam Sơn... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở chưa quan tâm đầu tư cho
công tác xử lý môi trường, chưa thực hiện nghiêm túc các giải pháp đã đề cập trong
vấn đề môi trường. Nhìn chung, các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tùy từng
ngành sản xuất dẫn đến mức độ gây ô nhiễm có khác nhau. Một số lĩnh vực gây ô
nhiễm môi trường nặng như: sản xuất đường của các doanh nghiệp mía đường, sản
xuất giấy, nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao, lưu lượng lớn, gây ô nhiễm nghiêm
trọng nguồn nước sông Chu, sông Yên... trong khi các sông trên đều là nguồn cấp
nước sinh hoạt cho nhân dân vùng ven sông và các khu nuôi trồng thủy sản tập trung ở
vùng hạ lưu, đặc biệt sông Chu là nguồn cấp nước cho Nhà máy Nước Hàm Rồng
(cung cấp nước sạch cho TP.Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn). Các cơ sở công nghiệp khác
(như Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Bá Thước...) thường nằm xen lẫn hoặc gần khu
vực dân cư, chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải) chưa được xử lý triệt để gây ô
nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí, phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của nhân dân trong khu vực.
21
Qua kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các cơ sở sản
xuất trên địa bàn, hiện có gần 40% cơ sở chưa có báo cáo tác động môi trường; 80%
cơ sở có công trình xử lý môi trường nhưng chưa hoàn chỉnh; mới có 20% cơ sở có hệ
thống xử lý chất thải đạt yêu cầu. [16]
* Tại Công ty Vedan Việt Nam
Gần đây, dư luận đang rất bức xúc với việc suốt 14 năm ròng Công ty Vedan
Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý làm “chết” sông Thị Vải (Đồng Nai), hay một
số doanh nghiệp chung tay “giết” sông Hồng (Công ty Miwon Việt Nam, Nhà máy
Nhuộm Pangrim, Nhà máy Giấy Việt Trì, Nhà máy Hóa chất Việt Trì, Nhà máy Bia
rượu Viger). Các công ty này sẽ bị xử phạt theo pháp luật bằng nhiều hình thức khác
nhau, không ít sản phẩm của họ đã bị người tiêu dùng tẩy chay.
Vì thế, qua trường hợp của Vedan và một số doanh nghiệp gây ô nhiễm môi
trường kể trên, không chỉ các doanh nghiệp đang hướng tới các giá trị phục vụ cộng
đồng, mà bất kỳ người nào trong mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm bày tỏ thái độ
trước những việc làm thiếu trách nhiệm đối với xã hội. Về mặt quản lý vĩ mô, khi các
doanh nghiệp chưa có ý thức về đạo đức, luật pháp và sự phát triển bền vững..., thì
những biện pháp xử lý nghiêm minh bằng luật pháp, đồng thời xây dựng chế tài
khuyến khích những doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ là những động
lực cho việc hình thành và phát triển ý thức trách nhiễm xã hội của doanh nghiệp ở
nước ta ngày càng có chiều sâu và phù hợp với xu thế của thế giới văn minh, hiện đại
và phát triển bền vững. [17]
22
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tình hình cơ bản của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
3.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (LASUCO) là đơn vị có lịch sử hình
thành, xây dựng và phát triển rất vẻ vang trong ngành mía đường Việt Nam. Với chủ
trương và biện pháp đúng đắn bắt đầu từ việc xác định phải dựa vào dân, giúp nông
dân xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu “nhà máy có đứng vững thì phải dựa vào
dân, dân có giàu thì nhà máy mới phát triển và nhà máy có phát triển thì dân mới có
thực lực vươn lên làm giàu” (Lê Văn Tam). Công ty đã xây dựng và giải quyết hợp lý
mối quan hệ lợi ích kinh tế với nông dân, gắn công nghiệp với nông nghiệp, hợp tác
liên kết giữa công nông trí thức, trở thành mô hình tiêu biểu về liên minh công – nông
– trí được Đảng, Nhà nước tổng kết, khẳng định. Quá trình thành lập và phát triển của
Công ty được tóm tắt qua các mốc thời gian sau:
* Ngày 12/01/1980, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 24/TTg phê duyệt
xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn (nay là Nhà máy đường Lam Sơn 1) nhằm khai
thác tiềm năng đất đai, phủ xanh đất trống đồi trọc và lực lượng lao động ở phía Tây
Thanh Hóa, giải quyết tình trạng thiếu đường trong nước.
* Ngày 31/03/1980, Bộ Lương thực Thực phẩm (nay là Bộ NN & PTNT) ký
quyết định số 488 LT-TB/KTCB thành lập Ban kiến thiết Nhà máy đường Lam Sơn.
Địa điểm xây dựng nhà máy tại xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân - tỉnh Thanh Hóa
(nay là Thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hóa).
* Ngày 14/03/1981, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 61/TTg khởi công
xây dựng Nhà máy và đưa công trình vào danh mục trọng điểm cấp Nhà nước.
* Ngày 28/04/1986, Thủ tướng ký quyết định thành lập Nhà máy đường Lam Sơn.
* Ngày 02/11/1986, Nhà máy đi vào sản xuất vụ đầu tiên.
* Ngày 08/01/1994, Bộ NN & PTNT ký quyết định số 14 NN–TCCN đổi tên
Nhà máy đường Lam Sơn thành Công ty đường Lam Sơn.
23
* Ngày 06/12/1999, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1133/QĐ-TTg chuyển
Công ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
* Ngày 01/01/2000, Công ty đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần
với vốn điều lệ 150 tỷ đồng.
* Ngày 21/12/2007, Sở giao dịch chứng khoán TPHCM ký quyết định số
182/QĐ-SGDHCM chấp nhận niêm yết cổ phiếu Lasuco. Ngày 09/01/2008 cổ phiếu
của Lasuco với mã LSS chính thức giao dịch tại sàn chứng khoán TP.HCM.
Hiện nay, Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất của mình và dần hình thành tập
đoàn kinh tế Công – Nông nghiệp – Dịch vụ - Thương Mại gồm công ty mẹ LASUCO
và 19 công ty, nhà máy, xí nghiệp thành viên. Các sản phẩm chính là Mía – Đường –
Cồn – Điện. Vị thế hàng đầu trong ngành mía đường Việt Nam tiếp tục được khẳng
định và là tác nhân quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh và vùng kinh tế động lực phía
Tây tỉnh Thanh Hóa, được Nhà nước tặng Huân chương độc lập hạng ba và nhiều phần
thưởng cao quý trong nước và quốc tế.
Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 056673 do Sở
Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp, đăng ký lần đầu ngày 23/12/1999, đăng ký
thay đổi lần năm ngày 21/06/2007, ngành nghề kinh doanh của Công ty là:
- Công nghiệp đường, cồn, nha, nước uống có cồn và không có cồn;
- Chế biến các sản phẩm sau đường, nông – lâm sản, thức ăn gia súc;
- Dịch vụ vận tải cơ khí, cung ứng vật tư nguyên liệu, sản xuất và cung ứng mía
giống, tiêu thụ sản phẩm;
- Chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa, bò thịt, chế biến các sản phẩm cao su, giấy
bao bì carton, kinh doanh thương mại, khách sạn ăn uống;
- Xuất khẩu các sản phẩm trên và tài sản cố định, máy móc, thiết bị, vật tư, phụ
tùng thay thế phục vụ cho sản xuất kinh doanh;
- Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê;
- Sản xuất kinh doanh CO2 (khí, lỏng, rắn);
- Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghiệp, công nghiệp, nước sạch phục
vụ sản xuất và sinh hoạt;
- Dịch vụ sửa chữa và gia công máy móc, thiết bị; làm đất nông, lâm nghiệp. [4]
24
3.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty
Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
đã được Đại hội cổ đông thông qua ngày 09/05/2007 và các quy chế quản trị trong
Công ty, cơ cấu bộ máy của Công ty gồm:
* Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm
tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần. ĐHĐCĐ quyết định
những vấn đề được luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo
cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty…
* Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty (trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ). HĐQT hiện có 5 thành viên, số nhiệm kỳ là 5 năm
(2006 - 2010), thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
* Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông do Đại hội đồng cổ
đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều
hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng
quản trị và Ban Tổng giám đốc.
* Ban Tổng giám đốc
Ban Tổng giám đốc gồm:
- Tổng giám đốc: Điều hành quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
- Phó Tổng giám đốc thường trực: Giúp Tổng giám đốc giải quyết những công
việc có tính chất thường xuyên của Công ty.
- Phó Tổng giám đốc sản xuất: Giúp Tổng giám đốc phụ trách sản xuất, đảm
bảo sản xuất ổn định, an toàn, chất lượng - hiệu quả, an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ
sinh môi trường.
25