Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Diễn biến các vụ sáp nhập lớn của các ngân hàng việt nam vàngân hàng những ưu thế sau khi sáp nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.42 KB, 3 trang )

Diễn biến các vụ sáp nhập lớn của các Ngân hàng Việt Nam và
những ưu thế sau khi sáp nhập
Năm 2011-2012
 Hợp nhất 3 ngân hàng SCB, Ficombank và NH Việt Nam Tín Nghĩa:
Ngày 01/01/2012, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn (Ngân hàng hợp nhất)
chính thức đi vào hoạt động sau khi hợp nhất từ 3 ngân hàng: Ngân hàng Thương mại cổ
phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Đệ nhất (Ficombank) và Ngân hàng Việt Nam Tín
nghĩa. Trước khi hợp nhất, ba ngân hàng nói trên lâm vào tình trạng mất khả năng thanh
khoản trầm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do họ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay
trung dài hạn nên rủi ro thanh khoản xảy ra. Trước tình hình này, hội đồng quản trị của ba
ngân hàng đã tự nguyện sáp nhập với nhau thành một ngân hàng dưới sự bảo trợ của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), và cần tới sự hỗ trợ của Ngân hàng
Nhà nước thông qua khoản vay tái cấp vốn.
Ngân hàng hợp nhất có vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng, tổng tài sản là 150.000 tỉ đồng, và
có hơn 200 chi nhánh, phòng giao dịch.
Theo Ngân hàng Nhà nước, sau 1 năm tái cơ cấu, SCB đã được những tiến triển tích
cực, cải thiện đáng kể tình trạng thanh khoản, năng lực tài chính thông qua các giải pháp
tăng vốn điều lệ, gọi vốn của nhà đầu tư nước ngoài, củng cố giá trị tài sản đảm bảo, đẩy
mạnh xử lý nợ và huy động vốn từ nền kinh tế của SCB tăng 35,9% trong năm 2012 và
tăng 7% trong 2 tháng đầu năm 2013. Nhờ vậy, SCB đã bảo đảm an toàn tài sản của Nhà
nước, chi trả bình thường các đối với các khoản tiền gửi của dân chúng và thanh toán
được hầu hết các khoản nợ vay tái cấp vốn của NHNN.
 Sáp nhập Habubank vào SHB:
Ngày 28/8/2012, Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) chính thức
sáp nhập vào ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Với Habubank,
các khoản cho vay và đầu tư trái phiếu gắn với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
(Vinashin) được xác định là gánh nặng lớn nhất dẫn đến những khó khăn phải tính đến
sáp nhập. Tỷ lệ nợ xấu của Habubank trước khi sáp nhập là 23,66% (tương đương 3.729
tỷ đồng).
Ngân hàng SHB sau khi sáp nhập Habubank sẽ có tổng tài sản gần 120.000 tỷ đồng
(tương đương với quy mô của các nhà băng trong khối G14). Tổng vốn điều lệ sẽ gần


9.000 tỷ đồng. Sau sáp nhập, tổng số nhân viên của SHB sẽ đạt gần 5.000 người, bằng
nhân viên của hai nhà băng cũ gộp lại. SHB sẽ tiếp quản 90 điểm giao dịch, chi nhánh,
quỹ tiết kiệm của Habubank. Sau khi sáp nhập, ngân hàng SHB mới sẽ có hệ số an toàn
vốn CAR là 11,39%, đạt tiêu chuẩn quốc tế (CAR của Habubank trước đây chỉ hơn 4%).
Theo báo cáo kết quả kinh doanh 2012, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội
lãi 1.000 tỷ đồng trong quý IV giảm số lỗ cả năm xuống còn 95 tỷ đồng. Nếu tính cả
khoản lợi nhuận còn để lại của năm trước (122 tỷ đồng), nhà băng này vẫn lãi lũy kế 27 tỷ
đồng.


Tuy nhiên so với năm 2011, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của SHB giảm
59% khi chỉ đạt 460 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận của SHB đảo
chiều so với năm 2011 là do chi phí hoạt động của năm 2012 lên tới 2.309 tỷ đồng (gấp 2
lần của năm 2011), chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng gấp 5 lần. Sau khi sáp nhập
Habubank, SHB phải gánh thêm những khoản lỗ và nợ xấu. Theo báo cáo tài chính của
SHB, tính đến 31/12/2012, nợ xấu của SHB còn khoảng 4.847 tỷ đồng (tương đương
8,5% tổng dư nợ).

Năm 2013-2014
 Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) hợp nhất với PVFC:
Ngày 16/3/2013, tại Cần Thơ, Western Bank đã thông qua kế hoạch hợp nhất với
PVFC. Ngày 18/5/2013 đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 của Tổng công ty
Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam – PVFC quyết định là định hướng PVFC thành
Ngân hàng thương mại cổ phần PVCombank sau lộ trình hợp nhất với Western Bank
Một trong những mục đích của việc hợp nhất giữa Western Bank và PVFC được nêu ra
là giải quyết được sự tồn tại của Western Bank; nâng cao hiệu quả, năng lực hoạt động,
sức cạnh tranh cho PVFC và giảm được phần vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam (PVN) tại PVFC. Như vậy, Western Bank vừa có tiền để giải quyết các món
nợ, làm trong sạch tình hình tài chính của mình. Bên cạnh đó, với tỷ lệ sở hữu hiện tại của
PVN tại PVFC là 78% có thể sẽ giảm xuống còn 48% sau hợp nhất. Điều này sẽ giúp

PVN từng bước thực hiện lộ trình thoái vốn tại các công ty con theo quy định.
 Sáp nhập Ngân hàng Đại Á vào HDBank
Ngày 23-11 tại TPHCM, Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) đã tổ chức
lễ công bố hai quyết định của Ngân hàng Nhà nước về sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Á
(DaiABank) vào HDBank
HDBank sau sáp nhập sẽ có vốn điều lệ 8.100 tỷ đồng, tổng tài sản trên 85.000 tỷ đồng
và mạng lưới hoạt động hơn 210 điểm giao dịch trên cả nước. Các cổ đông vẫn được đảm
bảo hài hòa lợi ích với tỷ lệ hoàn đổi cổ phiếu của DaiABank sang HDBank là 1:1. Sau
sáp nhập HDBank sẽ kế thừa mọi tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích từ DaiAbank.
 Southernbank sáp nhập vào Sacombank
Vào 25/3/2014, Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) cũng đã trình Đại hội
đồng Cổ đông chủ trương sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank) và được chấp thuận. Sacombank sáp nhập Southern Bank là thuận lợi vì 2
ngân hàng tương đồng chủ sở hữu. Mặt khác, Southern Bank cũng nhận thấy tự tái cấu
trúc không khả thi nên đề nghị được sáp nhập vào Sacombank
Southern Bank hoạt động với quy mô quá nhỏ, số vốn điều lệ của ngân hàng này mới
đạt 4.000 tỷ đồng. Hiệu quả kinh doanh của Southermbank trong mấy năm qua đều rất
thấp. Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2013 với lãi ròng 226,5 tỷ đồng. Theo báo cáo
tài chính quý 3/2013, tổng tiền gửi của khách hàng tại Southern Bank là 66.545 tỷ đồng,


tuy nhiên, số tiền cho khách hàng vay chỉ có 43.367 tỷ đồng. Phần tài sản còn lại chủ yếu
nằm trong khoản phải thu là 24.995 tỷ đồng.
Trong khi Sacombank có vốn điều lệ 12.425 tỷ đồng một trong các ngân hàng cổ phần
hoạt động hiệu quả nhất, có tổng tài sản gấp đôi, vốn gấp 3, lợi nhuận gấp 7 lần Southern
Bank.
Sau khi sáp nhập thành công, Sacombank mới sẽ có vốn điều lệ gần 16.500 tỷ đồng,
với tổng tài sản khoảng 240.000 tỷ đồng, cùng với mạng lưới giao dịch, chi nhánh tăng
lên. Quy mô ngân hàng Sacombank mới cũng chỉ đứng sau 4 ngân hàng quốc doanh hiện
nay.




×