Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích luận điểm nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.7 KB, 13 trang )

Đề tài :Phân tích luận điểm sau của chủ tịch Hồ Chí Minhvà liên hệ sự
nghiệp cách mạng ở Việt Nam hiện nay.
‘’ Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc
lập cũng chẳng có nghĩa lí gì.’’
Bài Làm:
I. Đặt vấn đề
Hồ Chí Minh – Người là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam cũng như của
toàn nhân loại. Người đã dẫn lối chỉ đường cho các cuộc Cách Mạng của ta
giành thắng lợi để đất nước có được độc lập như ngày hôm nay. Cả cuộc đời
của Hồ Chí Minh chỉ có một mục đích , một hoài bão, một lí tưởng là độc lập
cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Người đã nói “ Tôi chỉ có một
ham muốn, ham muốn tột bậc , là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc
lập, dân ta được hoàn toàn tự do,đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành’’1.Tư tưởng đó của Người vừa phản ánh quy luật khách
quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa
phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng giai cấp và giải
phóng con người. Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức bóc lột ;thiết lập
một nhà nước thực sự của dân , do dân , vì dân mới đảm bảo cho người lao
động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát triển hài hòa giữa cá
nhân và xã hội , giữa độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con
người.Hồ Chí Minh khẳng định ‘’ Nước được độc lập mà dân không được
hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì’’2.Độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một trong những nội dung cốt lõi nhất
trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, là tư tưởng chính trị đặc sắc, là sợi chỉ
đỏ xuyên suốt và bao trùm trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu nội
1


dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH không
chỉ là vấn đề của quá khứ lịch sử mà còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nóng
hổi trong giai đoạn hiện nay và lâu dài hơn nữa.


1.Hồ Chí Minh toàn tập ,t.4, tr.161
2.Hồ Chí Minh toàn tập, t.4, tr.56
II. Giải quyết vấn đề
A.Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn
liền với CNXH
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
a.Quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc:
Độc lập dân tộc là tư tưởng chủ đạo chi phối toàn bộ sự nghiệp cách
mạng của Hồ Chí Minh. Trong bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Người đã đanh thép khẳng định ‘’Tất cả các
dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng,dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do’’3.
Hồ Chí minh bước lên vũ đài chính trị trong cảnh nước mất nhà tan,
Người đã tận mắt chứng kiến sự đàn áp thống trị tàn bạo của Chủ Nghĩa Đế
Quốc với dân tộc, sự hèn hạ của triều đình phong kiến và Người cũng rất
khâm phục tinh thần yêu chống Pháp giành độc lập của các nhà yêu nước
tiền bối và đương thời.Thực tiến đó đã hình thành ở Người lòng khát khao
giải phóng dân tộc, thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước vào tháng
6/1911.Thực chất của vấn đề dân tộc là vấn đề đấu tranh gải phóng các dân
tộc thuộc địa, nhằm xóa bỏ sự thống trị của các nước khác, giành độc lập dân

2


tộc, thoát khỏi ách áp bức , bóc lột thực dân, thành lập nhà nước dân tộc độc
lập.
Trên hành trình tìm đường cứu nước,Người đã chứng kiến thực trạng
xã hội những nơi Người đặt chân tới, ở đâu cũng có cảnh áp bức, bóc lột, bất
công và nỗi khổ do chủ nghĩa đế quốc gây ra.Hồ Chí Minh đã đi đến một kết
luận rất quan trọng: Thế giới dù vô cùng bao la, nhân loại dù vô cùng đông

đảo, suy đến cùng chỉ có 2 giống người : đi bóc lột và bị bóc lột. Đến khi gặp
được luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa thì nhận
thức của Hồ chí Minh về vấn đề độc lập được xác định trên cơ sở khoa học
và được nâng lên tầm cao mới.
Năm 1919, vận dụng quy tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng được các đồng
minh thắng trận thừa nhận, thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước tại
Pháp, với tên gọi

3. Trích “Tuyên ngôn Độc Lập”ngày 2/9

Nguyễn Ái Quốc, Người đã gửi bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị VecXay
đòi tự do dân chủ cho nhân dân An Nam.Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo đã vạch rõ nhiệm vụ đầu tiên của cách
mạng Việt Nam là: ‘’ Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa thực dân Pháp và bọn
phong kiến;làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập’’. Đến năm 1941, Hồ
Chí Minh về nước , khi chủ trì Hội nghị Trung Ương 8 của Đảng, Người đã
chỉ rõ:”Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy’’. Trong
bài Mười chính sách của Việt Minh, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định
3


mục tiêu đầu tiên của cách mạng là ‘’Cờ treo độc lập, nền xây bình
quyền’’.Câu nói bất hủ của Hồ Chí Minh thể hiện ý chí đấu tranh cho độc lập
dân tộc vẫn luôn là sợi chỉ đỏ của cách mạng Việt Nam :’’Dù có phải đốt
cháy cả Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!’’.
Hồ Chí Minh khẳng định độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả
xâm phạm của tất cả các dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, tất cả các dân tộc trên
thế giới, dù dân tộc đó là thượng đẳng hay hạ đẳng, văn minh hay lạc hậu, thì
đều có quyền được hưởng độc lập, đều có quyền sống,quyền sung sướng và
quyền tự do.

Độc lập dân tộc , theo Hồ Chí Minh, phải thực sự , hoàn toàn, chứ
không phải là thứ độc lập, tự do giả hiệu giống như ‘’cái bánh vẽ’’ mà chủ
nghĩa đế quốc nêu ra. Độc lập dân tộc phải được biểu hiện trên tất cả các lĩnh
vực của xã hội, các quyền dân tộc, quyền con người phải được thực hiện trên
thực tế.Một dân tộc độc lập thì phải có quyền tự quyết định trên tất cả các
mặt kinh tế, chính trị , quân sự, ngoại giao, toàn vẹn lãnh thổ,mà trước hết là
quyền quyết định về chính trị.Ngoài ra, độc lập dân tộc cũng phải gắn liền
với tự do của nhân dân, với hòa bình chân chính.
b.Quan niệm của Hồ Chí Minh về CNXH:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu
nước, truyền thống nhân ái và tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam, được
hình thành từ lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Người nhận thức về chủ nghĩa xã hội là kết quả tác động tổng hợp của các
nhân tố: truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế,kinh tế ,chính tri,đạo
đức văn hóa.
4


-Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ yêu cầu thực tiễn của cách mạng việt Nam
và xu hướng phát triển của thời đại.
-Hồ Chí Minh đến với CNXH từ tư duy độc lập sang tạo tự chủ
+Bản chất của CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh : đó là chế độ
do dân làm chủ,có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng
sản xuất hiện đại cà chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; một xã
hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức; một xã hội công bằng, hợp
lí;là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng dưới
sự lãnh đạo của Đảng.
+Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của
CNXH
-Mục tiêu cơ bản : đó là độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân

dân.CNXH là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân
dân, trước hết là nhân dân lao động. Đây là mục tiêu cao nhất của CNXH.
+Về động lực của CNXH: Phát huy các nguồn lực về vật chất và
tư tưởng cho việc xây dựng CNXH : vốn, khoa học công nghệ,
con người;trong đó lấy con người làm động lực quan trọng và
quyết định.Nòng cốt là công-nông- tri thức.
Phát huy động lực con người trên cả hai phương diện : cộng đồng và cá
nhân.Phát huy động lực của cộng đồng là phát huy sức mạnh của khối đại
đoàn kết- động lực chủ yếu của phát triển đất nước.Phát huy sức mạnh của cá
nhân trên cơ sở kích thích hành động gắn liền với lợi ích vật chất chính đáng
của người lao động.

5


Người coi trọng động lực về kinh tế, phát triển sản xuất, kinh doanh,
giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nàh trở lên giàu
có, ích quốc lợi dân, gắn liền với phát triển kinh tế - kĩ thuật, kinh tế - xã hội.
Tác động về cả chính trị và tinh thần trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của
nhân dân lao động, Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến văn hóa, khoa học, giáo
dục. Đó là những động lực bên trong tiềm tàng và quan trọng.
Mặt khác, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu
nguồn động lực vốn có của CNXH. Đó là các lực cản như: căn bệnh thoái
hóa, biến chất của cán bộ,chủ nghĩa cá nhân, tham ô lãng phí, bệnh chủ quan
bảo thủ, giáo điều, bệnh lười biếng….Theo Bác, các căn bệnh trên sẽ phá
hủy đạo đức cách mạng, làm suy giảm uy tín và ngăn cản sự nghiệp cách
mạng của Đảng, Bác gọi đó là giặc nội sâm.
2.Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và CNXH trong tư tưởng Hồ
Chí Minh
a.Mối quan hệ biện chứng của độc lập dân tộc và CNXH

* Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân.
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH đã trở thành nội dung cốt lõi,luận điểm
trung tâm xuyên suốt toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh. Con đường cách mạng
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là lí tưởng cao đẹp nhất của
thời đại nhằm giải phóng dân tộc,xã hội và con người một cách triệt để. Con
đường đó rất khó khăn, gian khổ và lâu dài.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh , độc lập dân tộc là một khát vọng mang
tính phổ biến. Nó bao hàm một nội dung rất rộng: đó là độc lập thật sự, độc
6


lập hoàn toàn, độc lập cho dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc;gắn liền
với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Từ khi Pháp xâm lược
Việt Nam, nền độc lập dân tộc bị mất,nhân dân bị đè nén.Xuất phát từ hoàn
cảnh Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, Hồ Chí Minh thấy rõ
mâu thuẫn chủ yếu, nổi bật cần giải quyết là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc
Việt Nam với đế quốc xâm lược cùng bọn tay sai bán nước, Hồ Chí Minh
nhấn mạnh nhiệm vụ dân tộc,xác định mục tiêu cốt yếu của cách mạng ở
nước ta là giành độc lập cho dân tộc, đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã
hội .Nhưng trước hết phải giành lại được độc lập,đó là mục tiêu cốt lõi của
cách mạng, đồng thời là tiền đề cuộc cách mạng này phát triển lên cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
*Chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân do Đảng lãnh đạo.
CNXH là phương hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân.Phương hướng phát triển này không ngừng làm cho cuộc cách
mạng của nước ta được tiến hành triệt để, thể hiện ở mục tiêu giành lại độc
lập hoàn toàn cho dân tộc mà còn đảm bảo cho nền độc lập đó luôn được giữ
vững và ngày càng củng cố thêm;có những điều kiện, tiền đề để cách mạng

phát triển lên giai đoạn XHCN;xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc của
nhân dân, làm cho độc lập dân tộc thực sự có ý nghĩa, có giá trị.
b.Mối quan hệ hữu cơ giữa độc lập dân tộc và CNXH
* Độc lập dân tộc là tiền đề để xây dựng CNXH
Trải qua những thăng trầm lịch sử,tính đúng đắn của con đường mà Hồ
Chí Minh đã tiếp nhận từ chủ nghĩa yêu nước chân chính với thế giớ quan
trong phương pháp luận của chủ nghĩa Mác LeNin đã làm nên nền tảng tư
7


tưởng của Đảng ta trong suốt những năm đấu tranh giành độc lập và cả
những năm xây dựng, đổi mới đất nước.Vấn đề giải phóng dân tộc được giải
quyết bằng cách mạng vô sản gắn với CNXH, chỉ có CNXH mới giải quyêt
triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại hạnh phúc thực sự cho
mọi người. Chỉ có CNXH và chủ nghĩa cộng sản mới có thể xóa bỏ vĩnh viễn
ách áp bức ,bóc lột và thống trị của CNTB,mới thực sự giải phóng hoàn toàn
sự bất công, tiến tới và triệt để đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, tiến tới tự do, dân chủ và bình đẳng cho con người. Như vậy mối quan
hệ gĩưa độc lập dân tộc và CNXH là mối quan hệ giữa hai giai đoạn, hai thời
kì, của cùng một quá trình cách mạng và đồng thời cũng là mối quan hệ giữa
hai loại mục đích : mục đích trước mắt và mục đích lâu dài.
*CNXH là con đường bảo đảm vững chắc độc lập dân tộc
CNXH không chỉ bảo vệ vững chắc thành quả của độc lập dân tộc mà
còn tạo nên sự phát triển mới về chất của nó.
Độc lập dân tộc là điều kiện tiền đề để xây dựng CNXH.Không có
CNXH không thể có độc lập dân tộc bền vững.CNXH là sự bảo đảm vững
chắc nhất cho dộc lập dân tộc.

B.LIÊN HỆ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY

Khi soi câu nói của Bác thời đó vào tình hình hiện tại của nước ta hiện
nay thì có thể thấy là nền độc lập chúng ta đã có,một nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩaViệt Nam-tuy nhỏ bé thôi nhưng đó cũng đã là bao cố gắng nỗ lực
của ông cha ta,của những thế hệ đi trước dày công gây dựng.Và đến thế hệ
8


lớp trẻ hiện nay như chúng ta là phải chung tay gìn giữ bảo vệ nền độc lập
của nước nhà.Thực tế cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết thực
hiện CNXH và CNXH là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân
tộc.Không giành được độc lập dân tộc thì không có điều kiện để xây dựng
CNXH. Độc lập dân tộc thật sự đòi hỏi xóa bỏ áp bức, nô dịch của dân tộc
này với dân tộc khác, gắn liền độc lập dân tộc với tự do, bình đẳng, hạnh
phúc của nhân dân, do đó chỉ có thể gắn liền với sự phát triển xã hội XHCN.
Chính nhờ sự kiên định nội dung tư tưởng đó mà Đảng ta đã lãnh đạo dân tộc
đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, viết nên một lịch sử Việt Nam anh
hùng với những mốc son chói lọi: Cách mạng Tháng 8 năm 1945, chiến
thắng Điện Biên Phủ năm 1954, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
và đi lên xây dựng CNXH. Sự đan xen sâu sắc giữa những thời cơ và thách
thức mà thời đại đặt ra, buộc dân tộc ta, Đảng ta và bản thân mỗi người dân
Việt Nam chúng ta phải "lớn" hơn ngày hôm qua.Trên bệ phóng của những
thành công rực rỡ mà cha ông đã xây dựng, thế hệ trẻ Việt Nam khát khao
được là người kế nghiệp xứng đáng. Thiết nghĩ, để khát khao ấy được thắp
sáng, điểm xuất phát trước hết phải là sự trung thành đối với Tổ quốc, với lý
tưởng của Đảng và của nhân dân, kiên định lập trường cách mạng, thấm
nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới,
đặc biệt là nhất quyết thực hiện sứ mệnh: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, xây dựng thành công CNXH.
Độc lập chúng ta đã có vậy ‘Dân đã được hưởng tự do’ chưa? Đó là
một câu hỏi mà khó có thể có được câu trả lời hoàn toàn chính xác.Vì số

lượng dân khá lớn và quan niệm về tự do cũng khác nhau,,nhưng có thể
khẳng định một điều là nhà nước ta đã cố gắng hết sức và làm mọi điều để
nhân dân được hưởng tự do,ấm no hạnh phúc.Vấn đề tự do ngày càng được
9


quan tâm và đánh giá cao trong thời kì hiện nay.
Đầu tiên ta sẽ xem xét khái niệm tự do.Hiểu khái quát:tự do là không bị ép
buộc.Tự do là tự ý quyết định.Tự do là một khả năng của con người để lựa
chọn và thực thi điều đã lựa chọn theo ý mình.Một người có tự do hoàn toàn,
nghĩa là họ không bị hạn chế trong tư tưởng, ngôn ngữ và hành động. Họ
phải biết cái họ chọn, và họ có quyền quyết định điều họ chọn, Họ cũng phải
có phương tiện và cơ hội để nghĩ, nói và làm mà không bị kiểm soát vô lí,
cưỡng bách bất công và hạn chế vô lí.Hãy xem xét khía cạnh tự do trên các
lĩnh vực chủ yếu :kinh tế,chính trị,văn hóa-xã hội của nước ta hiện nay.
1.Về kinh tế :có thể hiểu tự do kinh tế là quyền tự do của người sản xuất
kinh doanh,quyền lựa chọn của người tiêu dùng, tự do củangười lao động
trong lựa chọn công việc vàngười thuê cũng có quyền lựa chọn và tuyểndụng
những người phù hợp. Như vậy, có thể hiểu rằng mức độ tự do sản xuất, kinh
doanh vàtrao đổi hàng hóa là thước đo quan trọng để đánh giá mức độ tự do
của thị trường trong mộtnền kinh tế. Một nền kinh tế thị trường đầy đủcó
nghĩa sẽ đạt đến một trạng thái tự do kinh tếcao và do vậy, nó đòi hỏi mức độ
can thiệp củaChính phủ vào nền kinh tế là tối thiểu trong cácvấn đề phân bổ
nguồn lực và sự can thiệp vào hoạt động kinh doanh của khu vực doanh
nghiệp. Hơn nữa, nó cũng đòi hỏi Chính phủ phải có một hệ thống pháp lý
và cơ quan thực thi hiệu quả các quyền về sở hữu và tạo hành lang pháp lý
hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 1987, Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài và tiếp đó là Luật
Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty (năm1991). Năm1992, Hiến pháp đã
được sửa đổi và khẳng định rõ sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng

hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư
nước ngoài. Tiếp đến là sự thể chế hoá các chủ trương trên bằng việc ra đời
10


nhiều bộ luật quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho sự vận hành nền kinh tế
thị trường như: Luật Đất đai; Luật Thuế; Luật Phá sản; Luật Môi trường;
Luật Lao động đi cùng với hàng trăm pháp lệnh, nghị định khác của Chính
phủ giúp cho việc cụ thể hóa quá trình thực thi luật và thực hiện các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội. Kể từ 01/01/2004, Việt Nam cũng đã thực
hiện chế độ thuế thu nhập như nhau đối với các loại hình doanh nghiệp, với
mức thuế chung là 28%. Giá cả của hầu hết các mặt hàng đã được quyết định
theo quy luật cung - cầu và thiết lập quyền tự do xuất nhập khẩu bình đẳng
cho các doanh nghiệp. Luật đầu tư chung và luật doanh nghiệp thống nhất có
hiệu lực từ 01/07/2006, đảm bảo sự bình đẳng cho các thành phần kinh
tế.Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
Hiện tại, các điều kiện thực tế chưa cho phép Việt Nam quản lý doanh
nghiệp một cách hiệu quả, thông qua việc áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn kế
toán quốc tế. Thông tin về doanh nghiệp còn thiếu minh bạch và cơ sở pháp
lý để bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông còn chưa đầy đủ.
2.Về chính trị :Tại Việt Nam, các quyền tự do cơ bản của người dân được
quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật và được đảm bảo
trên thực tế. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn trong việc đảm bảo quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự,
chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Người
dân Việt Nam tham gia đầy đủ và tích cực vào mọi mặt của đời sống xã hội.
Quyền con người được đảm bảo và phát huy là nhân tố quan trọng tạo sự
đồng thuận xã hội, đưa đến thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.Ở
bất cứ quốc gia nào, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý. Việt
Nam là một Nhà nước pháp quyền. Tại Việt Nam, các hành vi vi phạm pháp

luật được xử lý theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với
11


các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị.
3.Về văn hóa-xã hội: vấn đề mà chúng ta quan tâm trong tự do văn
hóa –xã hội chính là sự tự do về tín ngưỡng tôn giáo. Tôn giáo là một hình
thái ý thức xã hội gồm một hệ thống những quan điểm dựa trên cơ sở tin
tưởng và sùng bái những lực lượng tự nhiên, thần thánh, cho rằng những lực
lượng này quyết định số phận con người, con người phải phục tùng, tôn thờ.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến
đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập
quán của nhiều dân tộc, quốc gia. Cho đến nay, ở Việt Nam có nhiều hình
thức tôn giáo từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây, nội sinh và ngoại nhập. Bên
cạnh những tín ngưỡng dân tộc: thờ vua Hùng, thờ thành hoàng, thờ tổ tiên
và các tôn giáo: Phật giáo (gần 10 triệu triệu tín đồ), Thiên Chúa giáo (hơn 6
triệu), Hồi giáo (hơn 60 ngàn tín đồ ), Cao Đài (hơn 2,4 triệu tín đồ)… Tín
ngưỡng tôn giáo bản địa cũng như các tôn giáo ngoại nhập đều chung sống
hòa bình với nhau, ít nhiều giao thoa, ảnh hưởng bởi truyền thống văn hóa
Việt Nam, chưa bao giờ có xung đột. Hòa hợp tôn giáo, tự do tôn giáo là
một đặc điểm có tính truyền thống của văn hóa Việt Nam. Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam, điều 70 ghi rõ:“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Các tôn giáo đều bình
đẳng trước pháp luật.
Cùng với việc khẳng định trong Hiến Pháp, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 69/NĐ-CP, ngày 21 tháng 3 năm 1991 về các hoạt động tôn giáo, sau
đó là Nghị định 26/NĐ-CP, ngày 19 tháng 4 năm 1999 để cụ thể hóa các
hoạt động tôn giáo theo khuôn khổ Pháp luật. Đặc biệt sau khi Đảng ta có
12



Nghị quyết số 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XI đã ban hành Pháp
lệnh Tín ngưỡng tôn giáo, ngày 18/6/2004 và Chính phủ ban hành Nghị định
số 22/NĐ-CP, ngày 01/3/2005 Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp
lệnh, Tín ngưỡng tôn giáo.
III.Kết thúc vấn đề
Có thể nói con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là
con đườg phù hợp quy luật khách quan của cách mạng nước ta, đáp ứng
nguyện vọng hàng ngàn đời nay của nhân dân ta là độc lập dân tộc, tự do, ấm
no, hạnh phúc cho nhân dân.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đường lối này đã trải qua
những giai đoạn phát triển với nội dung và hình thức, bước đi gán liền với
đặc điểm của mỗi giai đoạn, tạo nên sức mạnh kì diệu đánh bại mọi kẻ thù,
giành độc lập và xây dựng, bảo vệ đất nước thắng lợi. Do vậy, chúng ta phải
vững tin vào con đường Bác Hồ đã lựa chọn, giữ vững mục tiêu độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đọan cách mạng hiện nay, tiếp tục quá
trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế,
tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân
chủ, văn minh.

13



×