Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tìm hiểu về tư tưởng hồ chí minh về tư cách người cách mệnh trong tác phẩm đường cách mệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.56 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
Tác phẩm đường cách mệnh có giá trị lí luận và thực tiễn sâu sắc. Lý
luận của tác phẩm không sách vở mà vạch ra lí luận cách mạng Việt
Nam thiết thực, tri thức lí luận cách mạng Việt Nam đã được hiện diện
trong tác phẩm rất macxit nhưng cũng rất Việt Nam , dễ hiểu dễ tiếp thu,
kết hợp rất tài tình các phương pháp lịch sử và logic. Dùng lịch sử để nói
lí luận , từ các mạng Pháp đến cách mạng Nga và kết luận ở cách mạng
Nga , rồi lấy lí luận soi sáng thực tiễn Việt Nam rồi kết luận : Chỉ có
cách mạng vô sản mới giải phóng được dân tộc . Mục đích tác phẩm chỉ
rõ : “ Muốn sống thì phải cách mệnh hơn hai mươi triệu đồng bào
hấp hối trong vòng tử địa . Phải kêu to, làm chóng để cứu lấy giống
nòi “. Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ, quyết chiến đấu cho nền độc
lập tự do dân tộc là tinh thần của tác phẩm. Có thể nói , “ không có gì
quý hơn độc lập tự do” là quan điểm bao trùm toàn bộ tác phẩm.
Tác phẩm cũng chỉ rõ kẻ thù nguy hiểm nhất của nền độc lập tự do và
vạch ra con đường cụ thể để giành thắng lợi . Tinh thần xuyên suốt toàn
bộ tác phẩm là vì độc lập tự do của dân tộc , vì hạnh phúc của nhân dân ,
phải giải phóng dân tộc giải phóng nhân dân ra khỏi ách áp bức bóc lột
của chủ nghĩa đế quốc .
Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là quan điển tư tưởng chủ
đạo con đường cách mạng Việt Nam . Giải phóng nhân dân phải gắn với
giải phóng sự nghiệp giai cấp vô sản . Cách mạng giải phóng dân tộc
phải theo quĩ đạo của cách mạng vô sản , kết hợp chủ nghĩa yêu nước với
chủ nghĩa xã hội , lợi ích của dân tộc với lợi ích của giai cấp vô sản phải
gắn bó với nhau .Thực hiện giải phóng dân tộc đều phải giải quyết trên
cơ sở quan điểm cách mạng vô sản để đưa cách mạng giải phóng dân tộc


tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng giải phóng dân tộc
chuẩn bị cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.Cách mạng xã hội chủ nghĩa
chi phối cách mạng giải phóng dân tộc.
2


Cách mạng phải triệt để tích cực , chủ động và sáng tạo . Tác giả đưa dẫn
chứng các cuộc cách mạng trên thế giới để đi đến khẳng định rằng cách
mạng Việt Nam phải dành thắng lợi triệt để :Muốn cách mạng thành
công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có Đảng vững bền ,
bền gan, phải hi sinh , phải thống nhất . Nói tóm lại là phải theo chủ
nghĩa Mã Khắc Tư và Lê lin. Cách mạng phải độc lập và sáng tạo, tự lực
tự cường, không ỷ lại ngồi chờ, phải tích cực tấn công, chủ động tiến
công, quyết giành thắng lợi . Biết tranh thủ sự giúp đỡ của cách mạng thế
giới , nhưng cũng phải có đóng góp cho cách mạng thế giới , cùng cách
mạng thế giới đạp đổ chủ nghĩa đế quốc tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã
hội .
Những tư tưởng của tác phẩm trên đã nâng tác phẩm lên cao.
Tác phẩm có ý nghĩa rất sâu sắc . Tác phẩm “ Đường cách mệnh“có vai
trò quan trọng trong việc chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức, chính trị, tổ chức
cho sự thành lập chính Đảng cách mạng ở Việt Nam.
Về tư tưởng: tác phẩm có ý nghĩa giáo dục của tư tưởng Hồ Chí Minh
cho cán bộ và đông đảo quần chúng nhân dân, nhằm xây dựng thống
nhất trong thống nhất tư tưởng, chuẩn bị thành lập Đảng.
Tác phẩm khắc phục tư tưởng sai lầm, ám sát cá nhân, chủ nghĩa cải
lương, chủ nghĩa quốc gia, xác lập hệ tư tưởng mới – tư tưởng của giai
cấp công nhân.
Tác phẩm đường cách mệnh đã thể hiện thiên tài lí luận cách mạng của
Nguyễn Ái Quốc, tác phẩm có giá trị thực tiễn lớn lao, tạo ra sự chuyển
biến căn bản, nhanh chóng trong nhận thức và hành động cách mạng của

cán bộ và đông đảo quần chúng, chuẩn bị tiền đề cho việc thành lập
Đảng. Tác phẩm là một kho tang trí thức thể hiện tư tưởng cơ bản của
lãnh tụ Hồ Chí Minh.
3


Đó chính là lí do nhóm chọn đề tài : “ Tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí
Minh về tư cách người cách mệnh trong tác phẩm Đường cách mệnh “.
Tài liệu nhóm sưu tập trong cuốn “ Đường cách mệnh “, mạng internet,
kiến thức được học trên lớp.
Phương pháp nghiên cứu : Chủ yếu là tìm tài liệu trên sách báo, mạng
internet để nghiên cứu, và với sự giúp đỡ của giảng viên trên lớp.

Chương 1 : Tư tưởng của Hồ Chí Minh
Về lực lượng cách mạng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ : Công nông là
người chủ cách mệnh “ là vì công nông bị áp bức nặng hơn, là vì công
dân là đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết, là vì công nông là tay, tay
không chân rồi, nếu thua chỉ mất một cái kiếp khổ , nếu được thì được cả
thế giới, cho nên học gan góc “. “ Học trò nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ
cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy
chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi”.
Tư cách một người kách mệnh: Đây là nội dung quan trọng nhất, Hồ Chí
Minh đã nêu ra những biểu hiện cụ thể về tư cách của một người cách
mạng.
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” (1927) Hồ Chí Minh chỉ rõ :Muốn
cho cách mạng thành công người cách mạng trước hết phải có tư cách
cách mạng. Tư cách của người cán bộ cách mạng là sự thống nhất biện
chứng ba mối quan hệ cơ bản nhất của con người: quan hệ với mình,
quan hệ với mọi người, và quan hệ với công việc. Tự mình phải cần,
4



kiệm, hòa mà không tư, quả quyết sửa chữa lỗi lầm, cần thận mà không
nhút nhát, hay hỏi, nhẫn lại, hay nghiên cứu xem xét, vị công vô tư,
không hiểu danh, không kiêu ngạo, nói thì phải làm, giữ chủ nghĩa cho
vững, hi sinh ít lòng tham muốn vật chất, bí mật. Đối với Người : với
từng người thì khoan thứ, với đoàn thể thì nghiêm, có lòng bày vẽ cho
mọi người. Trực mà không táo bạo, hay xem xét người. Làm việc thì
phải xem xét kĩ hoàn cảnh , quyết đoán, dũng cảm, phục tùng đoàn thể.
Cần: là sự lao động cần cù sáng tạo, có tổ chức, có kỷ luật, có kỹ thuật,
có kế hoạch, có năng suất, chất lượng cao. Những thói hư, tật xấu lười
lao động, ăn bám, ăn cắp, làm láo báo cáo hay vô tổ chức, vô kỷ luật là
không phù hợp với đạo đức phẩm chất cách mạng. Bác Hồ rất ghét kẻ
đạo đức giả, nói mà không làmnói một đường làm một nẻo. Người cho
rằng kẻ đó làm giảm đi lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
Cần phải đi đối với chuyên.Nếu không chuyên thì cũng vô ích.Cần
không phải là xổi.Phải biết nuôi dưỡng sức khoẻ, tinh thần và lực lượng
để làm việc lâu dài.Một người lười biếng sẽ làm chậm và ảnh hưởng đến
công việc của rất nhiều người khác. Cần là nâng cao năng suất lao động.
Khi nói với công nhân, những người trực tiếp làm ra của cải vật chất cho
xã hội, thì Bác nhắc: Phải nâng cao kỷ luật lao động. Tình trạng muốn
làm thì làm, không muốn làm thì thôi, nghỉ sớm, không ốm cũng cáo ốm
để nghỉ, đều là thiếu kỷ luật lao động. Bộ đội không có kỷ luật, đánh giặc
nhất định thua; nhà máy không có kỷ luật lao động, không phải là nhà
máy tốt. Kỷ luật lao động không phải Bác đưa ra hay ở đâu đưa đến, mà
chính là các cô, các chú bàn bạc, thông qua, tự giác thi hành.Thông qua
rồi, ai không theo không được”.
Kiệm là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, đó
là tiết kiệm sức lao động, thời giờ, tiền của của dân, của nước, của bản
thân từ cái nhỏ, đến cái lớn. Bởi vì, của cải nếu hết còn có thể làm ra

5


được, còn thời gian đã qua đi, không bao giờ quay trở lại.Muốn tiết kiệm
thời gian, bất kỳ việc gì, nghề gì cũng phải chăm chỉ, làm nhanh.Không
nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ của người khác. Theo
Bác tiết kiệm không phải là “bủn xỉn”, “tiết kiệm là quốc sách”. “Cần”
với “kiệm” đi đối với nhau như hai chân của một người. “Cần” mà
không “kiệm” “thì làm chừng nào xào chừng ấy”, cũng như một cái
thùng không đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không
lại hoàn không. Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, khôngphát
triển được. .Ví dụ ở trang 446 tác giả viết “10 người muốn ăn cơm, mỗi
người riêng một nồi, nấu riêng một bếp, nấu rồi ăn riêng, ăn rồi ai nấy
dọn dẹp riêng của người nấy, thế thì mất hết bao nhiêu củi, nước, công
phu và thì giờ”
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, ở (Trang 437) tác giả có viết thực
hành tiết kiệm bằng cách: Khi tổ chức Công hội có tiền thừa, thì nên làm
những việc như lập trường học cho công nhân, công nhân, lập nơi xem
sách báo, nhà thương, nhà ngủ, nhà hát...
Hòa mà không tư có nghĩa là đoàn kết với mọi người vì sự nghiệp chung,
không vì một lợi ích riêng tư nào. Nói như vậy không có nghĩa là không
quan tâm đến lợi ích riêng, bởi vì Bác Hồ quan niệm trong lợi ích chung
có lợi ích riêng của mỗi người. Trong “Tổ chức công hội” có viết ở
trang436 “Đại biểu phải báo cáo tình trạng và ý kiến của công nhân
không phải ý kiến riêng mình, đề nghị và bàn bạc các việc.Khai hội rồi,
phải về báo cáo việc hội cho công nhân”.Đó là tấm gương đoànđoàn kết
chí công vô tư cao thượng và đúng đắn.Chúng ta đều biết Chủ tịch Hồ
Chí Minh là một người uyên thâm Nho học.Phải chăng "hòa mà không
tư" gần với mệnh đề Nho giáo "thân với mọi người mà không kếtđảng,
hòa hợp với mọi người mà không a dua" song được Người nâng lên ở

tầm cao mới, đó là hướng sức mạnh đại đoàn kết, hướng hành động đoàn
kết với mọi người vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng nước nhà
6


giàu mạnh. Sự nghiệp chungmà có lúc Ngườigọi là nghĩa lớn đó là độc
lập cho Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Người coi đó là mục
đích cao cả của sự đoàn kết và theo Người thì mục đích có đồng thì chí
mới đồng, chí có đồng tâm mới đồng, tâm đã đồng thì làm mới chóng.
Chỉ có hướng sự đoàn kết vì đạinghĩa mới tập hợp được đông đảo nhất
quần chúng nhân dân.Chí đồng, tâm đồng chính là hai điều kiện bảo đảm
cho sự đoàn kết chặt chẽ.Trong lịch sử nước ta đã từng có những tấm
gương gác hận thù riêng vì đại nghĩa, vì lợi ích sống còn của dân tộc, vì
nền độc lập của Tổ quốc. Bản thân cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm
gương sáng quên mình vì đại nghĩa “Cảcuộc đời tôi chỉ có một mục
đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân
dân”. Nhờ gương cao nghĩa lớn ấyChủ tịch Hồ Chí Minh đã thuyết phục
được biết bao nhiêu người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau đoànkết một
lòng vì sựnghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.Để đại đoàn
kết với mọi người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến mọi người
và chăm lo lợi ích cho mọi người. Bác Hồ quan tâm đến lợi ích của mọi
tầng lớp người, từ người cộng sự, người phục vụ gần gũi đếnquảng đại
quần chúng, từ miền xuôi đến miền ngược, mọi tôn giáo, mọi dân tộc.
Người quan tâm đặc biệt đến lợi ích vật chất: dân đủ ăn, đủ mặc, có nhà
ở, được học hành. Ngoài sự chăm lo lợi ích vật chất, Người còn quan
tâm đến đời sống văn hóa, đời sống tinh thần của mọi tầng lớp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nêu cho chúng ta tấm gương đoàn kết rộng rãi
bởi một lẽ rất giản đơn: Người muốn huy động tiềm năng của cả dân tộc
vào sự nghiệp chung, Người luôn mong muốn thêm bạn bớt thù. Người
tin ở tính hướng thiện của mọi người, trong bất cứ con người nào và

Người cũng tìm thấy những nhân tố tốt đẹp đó.
Cả quyết sửa lỗi mình:
Mục đích của việc cả quyết sửa lỗi thì theo Bác Hồ là cốt để giúp
nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt
7


hơn, đúng hơn; mỗi cán bộ, đảng viên hằng ngày phải kiểm điểm, tự phê
bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt, được như thế trong Ðảng
sẽ không có bệnh và Ðảng sẽ mạnh khoẻ vô cùng. Trong tác phẩm có
đoạn viết cụ thể là trang 401 sau cuộc cách mệnh năm 1905 thất bại
Đảng đã nghiên cứu lại, phê bình lại, sai lầm ở đâu, vì sao mà thất bại?
Biết rõ ràng những chỗ khuyết điểm mà sửa sang lại. Việc biết nhận ra
lỗi và sửa lỗi có liên quan đếnđến vấn đề đoàn kết trong Ðảng. Dovậy,
mục đích của tự phê bình và phê bình còn nhằm tăng cường sức mạnh
đoàn kết, như Bác nói: “Muốn đoàn kết chặt chẽ là phải thật thà tự phê
bình, thành khẩn phê bình đồng chí và những người xung quanh, phê
bình, tự phê bình để cùng nhau tiến bộ, để đi đến càng đoàn kết. Ðoàn
kết, phê bình, tự phê bình thật thà để đi đến đoàn kết hơn nữa”.Hồ Chí
Minh nhấn mạnh yếu tố năng động chủ quan ở mỗi người, đến sức mạnh
của lý tưởng, của ý chí, của tu dưỡng đạo đức cách mạng. Người nói:
“Muốn làm cách mạng phải cải cách tính nết mình trước tiên”. Hồ Chí
Minh nhắc lại câu của Khổng Tử: “Mình phải chính tâm tu thân” nghĩa
là việc gì cũng phải làm kiểu mẫu; có thế mới “trị quốc bình thiên hạ”
được... Muốn cải tạo xã hội thì lòng mình phải cảitạo.Nếu lòng
mìnhkhông cải tạo thì đừng nói đến cải tạo xã hội.Lòng mình còn tham
ô, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm sao được”.
- Cẩn thận mà không nhút nhát: Làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận,
nhưng cẩn thận ở đây không có nghĩa là quá nhút nhát, không dám
đương đầu với khó khăn gian khổ đồngthời phải xem xét hoàn cảnh thực

tế rồi mới hành động khi có thời cơ thuận lợi thì phải mạnh dạn, dũng
cảm, quyết đoán, có như vậy thì mới đem lại kết quả.
- Hay hỏi: Người cách mệnh luôn phải tự mình đặt ra những câu hỏi cần
phải làm gì và làm như thế nào, bên cạnh đó cần phải học hỏi, tiếp thu ý
kiến của người khác không dấu dốt. Thể hiện tinh thần cầu thị, cầu tiến
bộ của người cách mạng.Phải nỗ lực học tập mọi lúc mọi nơi, học thầy
8


học bạn, để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giao
cho, không dấu diếm khuyết điểm, không dấu dốt.
- Nhẫn nại: Cách mạng là sự nghiệp lớn lao và luôn diễn ra trong hoàn
cảnh khó khăn vì vậy đòi hỏi người cách mệnh phải kiên trì bền bỉ
chịuđựng những khó khăn trong công việc, đây là một đức tính rất quan
trọng và cần thiết để giành được thắng lợi cuối cùng.
Hay nghiên cứu xem xét: Khi làm cách mạng đòi hỏi phải xem xét,
nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới. Qua đó Hồ Chí Minh thấy
rằng cuộc cách mạng tháng 10 Nga là đã thành công và thành công đến
nơi nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật
không phải tự do bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe
khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ
rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức ở các thuộc địa
làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế
quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới. Cách mệnh Nga dạy cho chúng
ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải lấy dân chúng làm gốc, phải
có Đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.
- Vị công vong tư: Là luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá
nhân vì lợi ích của tập thể có thể hi sinh lợi íchcủa bản thân. Đây là một
trong những đức tính tạo nên phẩm chất cao quý của người cách mệnh.
Không hiếu danh, không kiêu ngạo: yêu cầu người cách mạng phải hết

sức khiêm tốn, phải phục tùng sự phân công của tổ chức, không hiếu
dân, hiếu vị, không lên mặt dạy đời; không coi thường cấp dưới, không
nịn nọt cấp trên, không chạy theo danh lợi cá nhân mà phải đặt lợi ích
chung của tập thể, mục tiêu vì sự nghiệp cách mạng lên trên, không vì lợi
ích cá nhân mà ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể. Có đạo đức cách mạng
thì gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, dụt dè lùi bước,
khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thần người cách mệnh
9


“lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” lo hoàn thành nhiệm vụ tốt chứ
không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không quan liêu, không kiêu
ngạo,không hủ hóa. Khi đã là người có chức quyền thì không tỏ ra kiêu
ngạo, coi mình là trên hết mà coi thường quần chúng. Trang 434 trong
tác phẩm khi nói về cách tổ chức công hội Bác viết “người cách mệnh
chớ có bỉ thử mình khéo hơn, lương cao hơn mà khinh người vụng và ăn
tiền ít. Chớ cậy mình là nhiều tuổi mà muốn làm đàn anh,…”
- Nói thì phải làm: Người cán bộ, đảng viên dù ở cương vị nào cũng
phải có tinh thần phụ trách, thành tâm phụ trách. Khi đã có quyết định
chính xác thì phải quyết tâm thực hiện, dù khó khăn đến mấy cũng phải
tìm mọi cách để cho quyết định được thực hiện. Bác thường nói: “Quyết
tâm không phải ở hội trường, ở lời nói, mà phải quyết tâm trong công
tác, trong hoạt động... Phải quyết tâm chiến đấu, quyết tâm chịu khổ,
chịu khó, quyết tâm khắc phục khó khăn, quyết tâm chấp hành chính
sách của Trung ương Đảng và Chính phủ... bất kỳ một việc lớn hay nhỏ
đều phải có quyết tâm làm cho bằng được”. Khẳng định một trong ba
nguyên tắc đạo đức của Người: Nói thì phải làm; xây đi cùng với chống
và tu dưỡng đạo đức suốt thời. Ở đây chúng tôi xin đi sâu vào nguyên tắc
đầu tiên của đạo đức trong tư tuởng Hồ Chí Minh là "Nói thì phải
làm"."Nói thì phải làm", chỉ với bốn từ đơn giản tưởng chừng như rất dễ

thực hiện ấy, nhưng suốt cả cuộc đời mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
không ngừng phấn đấu làm gương cho sự thống nhất giữa tư tưởng, lời
nóivới hành động và hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam quanh vinh và Bác Hồ vĩ đại, nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập tự do cho dân tộc, xây dựng một
nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Và
với bản thân mình, Bác đã làm đúng như khi trả lời các nhà báo nước
ngoài năm 1946 "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm
10


sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
Đối với mỗi người để thực hiện được việc thống nhất giữa lời nói với
hành động, lời nói đi đối với việc làm, là điều không dễ, nó đòi hỏi cần
phải có sự cố gắng, bền bỉ và một quyết tâm, bởi bất kỳ công việc nào,
nhiệm vụ gì, dù lớn hay bé, khó hay dễ, phức tạp hay giản đơn, nhưng
nếu không ra sức phấn đấu thì cũng không thể thành công được. Kết quả
công việc là thước đo của mỗi người. Với các cán bộ, đảng viên và
những người làm công tác lãnh đạo thì lời nói với việc làm lại càng quan
trọng và cần thiết, vì cán bộ là gốc của mọi công việc, là những tấm
gương để quần chúng noi theo.
Lời nói đi đôi với việc làm, nói được làm được, sẽ mang lại những
hiệu quả lớn, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Để làm được
điều đó, khi đề ra công việc tránh cách nói chung chung, đại khái và khó
hiểu, cần phải cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ
đến khó. Ngược lại nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làm thì sẽ chỉ
mang lại những kết quả phản tác dụng.Nếu chính mình tham ô mà bảo
người khác liêm khiết thì không được. Nếu rói rằng phải cần kiệm liêm

chính, chí công vô tư, mà bản thân mình lại lười biếng, không hoàn
thành những công việc được giao, không tiết kiệm, sống hoang phí, xa
hoa trong khi cuộc sống của đại đa số nhân dân còn nhiều thiếu thốn ,
luôn tìm cách tham ô tiền của Nhà nước và nhân dân... thì những lời nói
đó sẽ không có tác dụnggiáo dục.
Để có một xã hội ngày càng tốt đẹp, nhân dân thực sự được hưởng một
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đất nước ngày càng mạnh giàu, hơn lúc nào
hết lối sống mình vì mọi người, mọi người vì mình, phương châm và
nguyên tắc sống "Nói thì phải làm" cần phải được thực hiện rộng rãi
trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Làm đựơc như vậy là chúng ta đã
11


làm tốt những điều mà lúc còn sống Bác Hồ luôn mong muốn và căn
dặn.
- Giữ chủ nghĩa cho vững: là phẩm chất hàng đầu, là yêu cầu cốt yếu
nhất của người cách mạng. Đó là phải giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin,
suốt đời trung thành, kiên định với lý tưởng cách mạng. Có như vậy mới
xây dựng được niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng của cách
mạng, không dao động trước khó khắn gian khổ, thậm chí hi sinh cả tính
mạng mình.
Hồ Chí Minh khẳng định: "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm
cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy.
Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu
không có bàn chỉ nam". Người khẳng định dứt khoát: "Bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc
chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lê-nin". Trong tình hình hiện
nay càng phải khẳng định niềm tin đó. Nếu chúng ta để mất niềm tin sẽ
mất tất cả.
Trong sự nghiệp cách mạng các thế lực thù địch luôn tìm cách chống

phá, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, với những thủ đoạn lôi kéo, dụ
dỗ, gây rối, tìm mọi cơ hội để gây bạo loạn lật đổ chính quyền. Vì vậy,
đòi hỏi người cách mạng phải luôn giữ vững lập trường tư tưởng chính
trị, kiên định với con đường đã chọn – cách mạng vô sản.
- Hy sinh: Lý tưởng cộng sản vô cùng trong sáng, tươi đẹp. Nhưng để đi
đến tương lai tươi sáng đó là cả một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ
vượt qua bao khó khăn thử thách. Vì chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch không bao giờ chịu từ bỏ quyền lợi của mình mà luôn tìm mọi
cách, thủ đoạn nham hiểm, tàn bạo để thực hiện mưu đồ của chúng. Nên
mỗi người khi bước vào hoạt động cách mạng phải xác định tinh thần
sẳn sàng hi sinh cho lý tưởng công sản, kể cả hi sinh cả tính mạng mình.
12


Ít lòng tham muốn về vật chất: Là không tham danh vị, không tham tiền.
Có gan chống lại những ham muốn vinh hoa, phú quý không chính đáng.
Ngay từ năm 1927, khi còn đang hoạt động cách mạng ở nước ngoài, mở
các lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam, chuẩn bị cho công cuộc
giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, Bác đã nhắc tới điều này trong
tác phẩm Ðường Kách mệnh. Bác rất ghét những kẻ luôn tìm cách đút túi
mình tài sản của dân, bởi tham ô là thói rất xấu, rất có hại, không những
phí phạm của cải của xã hội, mà còn làm vẩn đục chế độ, mất cán bộ.
Tham ô là tội ác.
- Bí mật: Trong cách mạng phải đề ra đường lối , xây dựng tổ chức,
trong tổ chức có sự đoàn kết thống nhất cao. Giữa tổ chức và cá nhân có
mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau nên người cách mệnh trong quá
trình hoạt động, phải luôn tuyệt đối giữ bí mật về tài liệu công tác tổ
chức
Đối với người phải:
- Với từng người phải khoan thứ: nêu cao tình cảm cách mạng cao cả của

những người cùng chí hướng, luôn khoan dung, độ lượng. Khi đồng chí
mắc khuyết điểm phải góp ý chân thành với ý thức xây dựng tạo mọi
điều kiện thuận lợi để đồng chí sửa chửa khuyết điểm, không dấu diếm
khuyết điểm, nhưng cũng không ghen ghét, đố kị hoặc có ấn tượng xấu
với người mắc khuyết điểm.
- Với đoàn thể thì nghiêm: nêu cao ý thức tập thể,luôn đặt lợi ích tập thể
lên trên hết, trước hết cách mạng không loại trừ tự do cá nhân, nhưng
yêu cầu mỗi người cách mạng phải biết đặt lợi ích cá nhân trong lợi ích
tập thể. Khi được tổ chức cách mạng giao nhiệm vụ thì phải tuyệt đối
phục tùng, dù phải vượt qua gian khổ hoặc phải hy sinh tính mạng.
- Có lòng bày vẻ cho người: thể hiện lòng vị tha, những gì mình biết
người khác chưa hiểu phải luôn tìm cách giúp đỡ , bày vẽ để cùng tiến bộ
13


và hoàn thành nhiệm vụ chung. Có lòng bày vẽ cho người hoàn toàn
khác với thói ích kỷ, tự cao tự đại.
Trực mà không táo bạo: phẩm chất thẳng thắn, trung thực, quyết đoán
nhưng không vội vàng hấp tấp khi giải quyết công việc nhất là khi góp ý
cho người khác phải nghiên cứu, phải xem xét hoàn cảnh cụ thể, toàn
diện, đúng mức. Tránh chủ quan, phiến diện, nóng vội dễ dẫn đến thất
bại.
- Hãy xem xét người: thể hiện tinh thần tập thể cao, đồng thời phải
thường xuyên quan tâm giúp đỡ, sống chan hòa, thân ái với đồng chí
đồng đội luôn học hỏi lẫn nhau những điều hay, điều tốt, góp ý chân
thành những thiếu sót, khuyết điểm cùng nhau sửa chữa, cùng tiến bộ.
Làm việc phải:
- Xem xét hoàn cảnh kĩ càng: trước khi thực hiện công việc phải nghiên
cứu, phải đánh giá điều kiện khách quan chủ quan, thuận lợi, khó khăn,
khả năng tổ chức thực hiện để có quyết định đúng đắn: tránh vội vàng,

chủ quan phiến diện sẽ dẫn đến thất bại.
Trước sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp, tác giả quyết định ra đi tìm
đường cứu nước, Người nhận ra để được tự do cần phải lãnh đạo toàn
dân đoàn kết chống giặc để làm được điều đó phải làm cách mệnh. Vậy
cách mệnh trước hết là phải làm cho dân giác ngộ, phải giảng giải lí luận
và chủ nghĩa cho dân hiểu, dân vì không hiểu tình thế trong thế giới,
không biết so sánh, không có mưu chước, chưa nên làm đã làm, khi nên
làm lại không làm.Cách mệnh phải hiểu phong triều, phải bầy sách lược
cho dân. Do đó để làm cách mệnh thành công phải xem xét hoàn cảnh
trong và ngoài nước để từ đó tập trung lực lượng đánh giặc. Khi vừa lấy
được Pari, chính quyền còn non trẻ, các thế lực phản cách mạng tìm mọi
âm mưu thủ đoạn để chống phá, trong hoàn cảnh đó công xã không xem
14


xét kĩ càng, đúng đắn, tổ chức không khéo léo đưa ra những quyết đoán
sai lầm, dẫn đến việc công xã Pari tan rã.
Quyết đoán: thể hiện tác phong, phương pháp giải quyết công việc một
cách dứt khoát. Khi đã nhận nhiệm vụ cách mạng giao cho thì phải kiên
quyết tìm mọi cách thực hiện; không rụt rè, bàn lùi, thoái chí sẽ dẫn đến
thất bại, việc tốt, việc hay, việc có lợi cho cách mạng thì dù nhỏ cũng
kiên quyết làm; việc xấu việc sai, dù có đem lại lợi ích cho bản thân thì
cũng kiên quyết tránh.
Làm cách mạng rất khó khăn và nguy hiểm, vì vậy người cách mạng
phải suy xét hoàn cảnh và đưa ra quyết định phù hợp đối với cách mạng,
phải quyết đoán không do dự làmlỡ mất thời cơ. Tại trang 403 khi nói về
quyết đoán thì tác giả viết: Cuối tháng 10, đâu cũng có tổ chức cả rồi, ai
cũng muộn cử sự. Nhưng ông Lê-nin bảo “Khoan đã!Chờ ít bữa nũa cho
ai ai cũng phản đối chính phủ, lúc ấy sẽ cử sự”.Đến ngày 5-11, chính phủ
khai hội để ban bố phép luật mới, mà phép luật ấy thì lợi cho công, nông.

Ông Lênin nói với đảng viên rằng: mồng 6 cử sự thì sớm quá, vì dân
chưa biết hết luật lệ xấu ấy, mà chưa biết luật lệ xấu ấy, mà chưa biết
luật lệ ấy thì chưa ghét chính phủ lắm. Mùng 8 cử sự thì muộn quá vì khi
ấy chính phủ biết rằng dân oán và đã phòng bị nghiêm nhặt rồi.Quả
nhiên ngày mồng 7 Đảng cộng sản hạ lệnh cách mệnh, thì thợ thuyền ào
đến vây Chính phủ, dân cày ào đến đuổi địa chủ. Chính phủ phái lính ra
dẹp thì lính ùa theo thợ thuyền mà trở lại đánh Chính phủ.
- Dũng cảm: đức tính cao quý của người cách mạng, thắng không kiêu,
bại không nản, tìm mọi cách để thực hiện mọi cách để thực hiện nhiệm
vụ được giao, dù phải vượt qua vô vàn khó khăn, gian khổ, thậm chí hy
sinh cả tính mạng cũng quyết tâm hoàn thành. Trong cuộc chiến chống
kẻ thù xâm lược ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh vì
vậy nếu như không có lòng dũng cảm thì không thể làm cách mạng thành
công. Trong tác phẩm Hồ Chí Minh (Trang 393) có nhắc đến nhân dân
15


Pháp trong cách mệnh Pháp; Dân Pháptuy lương thực ít, súng ống thiếu
nhưng chỉ nhờ gan cách mệnh mà trong dẹp nổi loạn, ngoài phá cường
quyền.Hồi ấy lính cách mệnh gọi là “Lính không quần”, gầy bụng
đói.Thế mà lính ấy đến đâu, thì lính ngoại quốc thua đấy.Thế thì biết một
người cách mệnh có gan hơn một người vô chí.
- Phục tùng đoàn thể: người cách mạng tham gia hoạt động trong một tổ
chức đoàn thể nhất định, nên đòi hỏi phải có ý thức tập thể, tính kỷ luật
cao. Khi được tổ chức, toàn thể phân công công tác thì phải tuyệt đối
chấp hành; phải đặt lợi ích của đoàn thể lên trên hết, sẵn sàng hy sinh
quyền lợi của cá nhân vì lợi ích của đoản thể.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách đảng viên cộng sản luôn nhấn
mạnh vấn đề xây dựng ý thức tổ chức và kỷ luật, phục tùng nghiêm
chỉnh kỷ luật của Đảng, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Bởi

lẽ, sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ
chức nghiêm. Người chỉ rõ: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến
đánh thì chỉ như một người. Đó là nhờ có kỷ luật.Kỷ luật của ta là kỷ luật
sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác”.Người đòi hỏi mỗi đảng viên cần
phải làm kiểu mẫu về phục tùng kỷ luật, chẳngnhững kỷ luật của Đảng
mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền.
Trong giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, người yêu cầu mọi đảng viên phải
ra sức góp phần xây dựng và giữ vững sự đoàn kết nhất trí trong Đảng.
Bởi lẽ, đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công. "Nhờ đoàn kết
chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ
Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ
chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác". Do đó, tất cả cán bộ, đảng viên, dù ở cương vị khác
nhau, làm công tác khác nhau, cũng đều phải đoàn kết nhất trí để làm
tròn nhiệm vụ, "giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con
ngươi của mắt mình".
16


Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của
Đảng, của tập thể trước lợi ích của cá nhân.Đó là nguyên tắc cao nhất
của Đảng. Trong một số trường hợp cá nhân phải biết hi sinh lợi ích của
bản thân vì lợi ích của tập thể.
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách
mạng. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm
thuộc “tư cách một người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu
chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ: với mình, với
người và với việc. Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ
thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một
nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ.

Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa.Người cách mạng phải
có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ
cách mạng vẻ vang”.
- Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát
triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người
viết: dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.“ không có
gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo
Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông
cạn”
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững
vàng trong mọi thử thách. Người viết : “có đạo đức cách mạng thì gặp
khó khăn, gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi,
thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới
“lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; “lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt
chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu,
không kiêu ngạo, không hủ hóa”.

17


- Với yêu cầu đó, Hồ Chí Minh nêu ra năm điểm đạo đức mà
người đảng viên phải giữ gìn cho đúng, đó là:
+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.
+ Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu.
+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn
luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không
chịu cúi đầu.
+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên
trên hết.
+ Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu

quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.
- Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu
cầu phải xây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn
minh”. Người thường nhắc lại ý của V. I. Lênin: Đảng Cộng sản phải
tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại.
- Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện.
Người nêu yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã
hội, trên mọi lĩnh vực hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã
hội, trong cả ba mối quan hệ của con người: đối với mình, đối với người,
đối với việc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh
vực đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng
cầm quyền. Trong bản Di chúc bất hủ, Người viết: “Đảng ta là một Đảng
cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức
cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.

18


Tóm lại: “Tư cách của một người cách mệnh” là phác thảo cơ bản và
hoàn chỉnh đầu tiên về đạo đức để người cách mạng có đủ uy tín tập hợp
và lãnh đạo quần chúng. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tinh thần
cách mạng tiên tiến, triệt để của giai cấp công nhân và truyền thống đạo
đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được hun đúc qua hàng ngàn năm
dựng nước và giữ nước.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng.chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú
ý đúc kết và hoàn thiện đạo đức cách mạng để giáo dục rèn luyện cán bộ,
đảng viên, mà chính Người là hiện thân mẫu mực của đạo đức đó. So với
những phẩm chất đạo đức nêu trong “Đường cách mệnh” thì phẩm chất
đạo đức của cán bộ đảng viên trong thời đại Hồ Chí Minh đã kế thừa và

phát triển lên tầm cao mới, sâu sắc hơn, đáp ứng được yêu cầu của từng
giai đoạn cách mạng và phù hợp với trình độ của Đảng viên đã được rèn
luyện, thử thách qua đấu tranh cách mạng và nó tạo thành khuôn mẫu
đạo đức chung của khuôn mẫu đảng viên.

Chương 2:Vận dụng vào thời đại ngày nay và thực tiễn xã hội.
Tác phẩm “Đường cách mệnh” vạch ra tư cách đạo đức người cách
mệnh, Đặc biệt, Đường Cách Mệnh còn đặt những viên gạch đầu tiên
làm nền móng xây dựng giá trị đạo đức mới đối với người cách mạng mà
chúng ta cần phải nghiên cứu, học tập chúng ta thấy vấn đề đạo đức xã
hội nói chung và đạo đức người cách mạng nói riêng luôn luôn được Hồ
Chí Minh hết sức coi trọng, trong mối quan hệ “đức-tài”, “hồngchuyên”.

19


Người luôn coi “đức” là cái gốc cái căn bản nhất để trên nền tảng đó nảy
nở tài năng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng có
tài mà không có đức thì không làm được việc gì cả thậm chí còn dẫn đến
sai lầm. Trong suốt quá trình lãnh đạo cuộc cách mạng lâu dài và gian
khổ của dân tộc.Vị anh hùng của dân tộc Hồ Chí Minh luôn chú tâm
nghiên cứu đúc kết thành những tiêu chí đạo đức cách mạng trong từng
giai đoạn lịch sử để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, và chính
Người là hiện thân trong sáng nhất, trọn vẹn nhất của đạo đức cách mạng
là tấm gương cho cán bộ đảng viên và nhân dân ta, thế hệ mai sau học
tập và làm theo.
Để vận dụng vào thực tiễn xã hội ngày nay thì trước tiên phải hiểu đầy
đủ và nắm vững thực chất nội dung học thuyết, tư tưởng, chủ trương
được tuyên truyền. Chỉ có trên cơ sở đó mới truyền bá chính xác, đúng
đắn và hiệu quả nội dung của nó và tìm ra được những hình thức đáp ứng

yêu cầu biến những vấn đề phức tạp thành vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ và
chắc chắn được. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin được Nguyễn ái Quốc hóa
chính là một biểu hiện nắm vững thực chất lý luận Mác - Lê-nin của
Người và do đó đã đáp ứng yêu cầu đã đề ra cả về nội dung và hình thức
thể hiện. Đây là vấn đề cốt lõi nhất.
Thứ hai là phải nắm vững thực chất nội dung lý luận phải gắn với hiểu
biết chính xác thực tiễn với sự vận động không ngừng của nó trong
những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Thực tiễn này không chỉ là hoàn cảnh
lịch sử, mà bao gồm cả những đòi hỏi cấp thiết cũng như lâu dài cũng
như trình độ của nhân dân, để từ đó lựa chọn và bắt đầu tiến hành với
những nộidung căn bản nào của vấn đề định tuyên truyền cho phù hợp
với thực tiễn của đất nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu vắn tắt, dễ hiểu,
dễ nhớ và chắc chắn về nội dung. Đây là vấn đề vận dụng tư tưởng, lý
luận một cách đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của nước mình

20


thể hiện trong nội dung tuyên truyền. Tư tưởng, lý luận có đi vào cuộc
sống hay không lại phụ thuộc vào vấn đề này.
Ba là phương thức thể hiện phải tạo ra sự chủ động và phát huy khả năng
tự nhận thức, tự lựa chọn và sáng tạo cho cả người tuyên truyền và người
được tuyên truyền, không thụ động trước những quan điểm đã được
minh chứng chủ quan và xác định sẵn về sự đúng đắn của nó. Đem lịch
sử các nước làm gương cho chúng ta soi trong Đường cách mệnh mà
Nguyễn Ái Quốc sử dụng chính là trên ý nghĩa đó. Điều này làm tăng
thêm niềm tin khi đối tượng tự nhận thức về sự đúng đắn của lý luận
thông qua thực chứng lịch sử. Lý luận có được thực hiện bằng hành động
tự giác và được tiếp tục phát triển hay không là phụ thuộc vào phương
thức truyền bá này.

Nắm vững thực chất tư tưởng, lý luận, thực tiễn và với một phương pháp
đúng để biến những luận giải phức tạp của tư tưởng, lý luận thành những
vấn đề vắn tắt, dễ nhớ, dễ hiểu, chắc chắn là bí quyết thắng lợi của Hồ
Chí Minh trong tuyên truyền cách mạng.
Ngày nay, cho dù với phương tiện truyền thông luôn được ứng dụng các
kĩ thuật hiện đại nhất vẫn phải coi quan điểm trên là phương châm của
công tác tuyên truyền. Đây chính là nội dung và hoạt động chủ yếu của
sự cạnh tranh toàn cầu trên lĩnh vực truyền thông hiện đại. Với tất cả các
ý nghĩa trên, có thể nói giá trị về hình thức và nội dung của Đường cách
mệnh trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin không phải chỉ có ý
nghĩa về phương diện lịch sử mà có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc với chúng
ta ngày nay.
Chúng ta vận dụng được rất nhiều điểm mạnh của tư tưởng Hồ Chí
Minh trong nhiều lĩnh vực, điều đó thúc đẩy nước ta ngày càng phát triển
là một nước công nghiệp hiện đại hóa, đời sống nhân dân được nâng lên,
và tầng lớp cán bộ đều là những người có tài và có đức. Tuy nhiên trong
21


xã hội hiện nay về lĩnh vực này còn nhiều biểu hiện đáng buồn, như nghị
quyết Đại Hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ “ … Tình trạng suy thoái về
chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của một đại bộ phận cán bộ không
nhỏ, đảng viên gắn với tệ quan liêu tham ngũng lãng phí là rất nghiêm
trọng”.Mà người cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng, gắn liên với vận mện của Đảng, của đất nước và của chế độ, là
khâu then chốt trong lực lượng xây dựng của Đảng, nên hơn ai hết, học
phải là người có đầy đủ năng lực, phẩm chất của một con người mới xã
hội chủ nghĩa để lãnh đạo đất nước và phục vụ nhân dân.
Hiện chúng tôi đang là sinh viên Đại Học Bách Khoa Hà Nội, chúng tôi
rất tự hào được học tập và nghiên cứu trong một môi trường tốt, điều đó

thúc đẩy chúng tôi luôn có ý thức học hành chăm chỉ không chỉ kiến thức
trong trường mà còn học hỏi kiến thức ngoài xã hội từ những người
xung quanh để hoàn thiện bản thân. Để trở thành một người không chỉ có
tài mà còn có đức. Và tuyên truyền mọi người hãy học theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chí được đặt lên hàng đầu.

22



×