Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đặc Trưng Ẩm Thực Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.56 KB, 6 trang )

Nói đến ẩm thực Việt và ẩm thực Hà Nội nói riêng, chúng ta không thể không nói tới một nền văn
hoá ẩm thực được hình thành và phát triển trong khung của nền văn minh lúa gạo.
1-Phở Hà Nội:35-55k
Nếu hỏi món ăn nào phổ biến nhất thủ đô thì ắt hẳn đó chính phở. Hiếm có con phố nào mà không
có ít nhất một hàng phở đông khách. Dù ngày nay người ta đã nghĩ ra nhiều kiểu biến tấu như phở
cuốn, phở trộn, phở áp xảo... nhưng phở kiểu truyền thống vẫn lấy lòng được nhiều thực khách
nhất.
Nhà văn Thạch Lam có viết trong cuốn Hà Nội 36 Phố Phường: "Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà
Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon. Phở ngon phải là
phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò, nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn
chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả, rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm
thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ".
Từ những năm 1940, phở đã rất phổ biến, được bán từ cửa hàng sang trọng cho tới những quán
bình dân vỉa hè chật chội. Đây được xem như món ăn "bắt buộc" mà nếu chưa từng ăn qua, coi như
bạn chưa tới Hà Nội.
Qua bao nhiêu năm, phở truyền thống vẫn khiến không chỉ người đi xa mà còn du khách một lần
nếm thử phải nhớ mãi. Nếu thực sự muốn tìm một quán phở ngon ở Hà Nội, bạn hãy tìm đến một
trong những địa chỉ phở gia truyền như phở Thìn (Lò Đúc), phở Bát Đàn, phở Lý Quốc Sư hay phở
ngồi vỉa hè Hàng Trống, phở Sướng (Đinh Liệt)...
1. Phở Bát Đàn

Phở Bát Đàn ngon nổi tiếng khắp Hà Nội, nói đến phở Bát Đàn người ta nghĩ ngay tới cảnh xếp hàng
vào mỗi buổi sáng để có được một bát phở ngon. Quán khá đông vào các ngày thứ 7 và CN, đa phần
thực khách tới đây vì Bát Phở ngon theo đúng cách Hà Nội. Nếu bạn là người thích được phục vụ chu
đáo hay ngại xếp hàng thì đây sẽ không phải là quán Phở bạn đang mong đợi. Nói vậy thôi những
ngày trong tuần cũng không đến nỗi quá đông.

Phở Bát Đàn mang thiệu hiệu gia truyền chính gốc. Tô phở Bát Đàn đặc trưng cho phở bò Hà Nội
truyền thống, thơm phức, béo ngậy, nước dùng trong veo, miếng thịt bò tươi hồng, mềm mịn, đầy
đặn đã tạo nên sức hấp dẫn không chỉ với người Hà Nội mà còn với thực khách gần xa, trong và
ngoài nước tìm đến.



Kinh nghiệm nếu bạn tới ăn là nên đi 2 người, 1 người mua Phở còn 1 người ra giữ chỗ trước. Địa chỉ
quán ở 49 Bát Đàn, quán mở lúc sáng từ 6h30 – 8h30. Tới muộn là lại không được ăn đó nhé.
Giá dao động từ 20-30k cho các quán vỉa hè và từ 30-55k cho các của hàng


Thống kê tất tần tật các loại thức ăn với bún trên đất Việt có đến ngót nghét trăm loại khác nhau. Đố
nơi nào khác trên thế giới có nhiều đến thế. Nói về bún, có thể thấy ngày nay, khắp nơi trên đất nước
ta đều có bún nhưng bún Hà Nội những đặc sản mà khách sành ăn quà Hà Nội không thể bỏ qua.
2-bún đậu mắm tôm20-50k
Không rõ Hà Nội xưa bún đậu có được bán thành khu riêng biệt hay không, còn giờ đây, muốn nhấm
nháp những bánh bún trắng ngần chấm cùng mắm tôm đánh chanh tơi bọt, thì đã có hẳn ngõ Phất
Lộc "hiến dâng" cho người sành ăn những nét đáng yêu vào bậc nhất của Hà thành xưa cũ.
Từng con bún trắng ngần được xếp trên đĩa. Khác với các món bún chan, khi đã nhắc tới bún đậu
mắm tôm thì phải dùng bún bánh sợi nhỏ. Những miếng chanh tươi rói vắt thẳng vào bát mắm tôm,
rồi đánh cho sủi bọt, đánh cho tới khi cả bát mắm đen kịt lúc đầu trở thành một khối bọt tơi xốp nâu
bóng, thơm ngát, khác hẳn mùi vị ban đầu.
Những bìa đậu mới vớt từ chảo lên còn kêu xèo xèo, nóng tới bỏng môi. Người bán hàng tay thoăn
thoắt bốc bún, múc mắm, cắt đậu.
Phải lựa chọn cho đúng đĩa rau kinh giới thật tươi mướt. Phải lựa cho được bìa đậu rán chín vàng
phồng rộp vỏ ngoài và nuột nà ruột trong. Phải tỉ mỉ gẩy cho hết hạt ớt của những miếng ớt xắt rối.
Phải đánh mắm tôm cho đều và dậy mùi, nếm trên lưỡi phải có hương vị ngon ngọt, chua, cay,
mặn... của tất cả cung bậc vị giác. Lúc đó mới có thể khẽ khàng gắp bánh bún nhúng một chút vào
bát mắm, ngắt vài nhánh rau, thêm miếng đậu nóng và nhai chậm rãi để vị béo của đậu, vị mát của
rau, vị mát của bún thấm vào từng góc của thần khẩu.
Bởi món này phải chén liền tay, và thường người sành ăn sẽ kết thúc đĩa đậu khi những bọt mỡ vẫn
còn nổ lách tách trên vỏ miếng đậu vàng óng mỡ màng.
Thực ra, Hà Nội không chỉ có ngõ Phất Lộc là nổi danh về bún đậu mắm tôm. Biết bao hàng quán cố
định hay gánh rong, gia truyền hay mới gia nhập nghề làm hàng... đều cống hiến cho người sành ăn
những địa chỉ dễ tìm, dễ nhớ. Tất cả đều khác nhau về địa danh, song giống nhau ở nét chung - sự

quyến rũ giản dị và giá tiền lại rất đỗi bình dân.
3-Bún chả Hà Nội 50-150k
Một món bún khác hút khách không kém vào các buổi trưa là bún chả. Món ăn này có nhiều "phiên
bản" ở khắp các vùng miền nên nếu là du khách phương xa, bạn vẫn có thể cảm thấy rất quen thuộc.
Dưới cái nắng hè oi ả, dù bát bún có ngon tới đâu mà bốc khói nghi ngút thì ắt hẳn cũng sẽ bớt đi
phần nào hấp dẫn. Do đó, người Hà Nội thường tìm tới món ăn không chan nước dùng nóng, nhiều
đạm nhưng không ngấy này. Mùi thơm từ những vỉ nướng chả trở luôn tay trên bếp than chính là
biển hiệu quyến rũ nhất của các quán bún chả.
Trước đây, bún chả "sành điệu" phải là phải nướng bằng kẹp tre, để khi ra thành phẩm, miếng thịt
không chỉ có mùi nức mũi của thịt mỡ cháy mà còn mang mùi thơm đặc trưng không thể lẫn của tre
nướng. Bún chả kiểu này khiến chủ quán khá kỳ công, từ việc chọn, cưa, ngâm và chẻ tre. Do đó, ở
Hà Nội hiện nay, số quán còn nướng chả bằng kẹp tre chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.


Khi ăn bún chả, thực khách có thể chọn giữa chả viên và chả nướng, mỗi loại ngon một kiểu khác
nhau. Nếu như chả viên là sự kết hợp của hành tỏi, thịt băm nhỏ tẩm ướp nên khá mềm và ngọt thì
chả miếng lại dai dai, thơm thơm mùi mỡ cháy. Nước chấm cũng là bí quyết riêng của mỗi quán bởi
nước chấm dở sẽ khó lòng tạo nên bát bún ngon được.
Các quán bún chả nổi danh Hà Nội: bún chả Hàng Mành, bún chả Sinh Từ (Nguyễn Khuyến), bún chả
que tre (ngõ chợ Đồng Xuân), quán ở ngã tư Nguyễn Du - Bà Triệu
4-Bún thang
Bún thang là món ăn cổ truyền của các gia đình Hà Nội xưa, đặc biệt là trong dịp Tết. Món ăn với
nhiều nguyên liệu và đủ mùi vị nhưng vẫn mang lại cảm giác thanh thanh, đầy tinh tế của ẩm thực Hà
Thành. Không phải quán nào cũng làm được một bát bún thang ngon và “chuẩn”, vì thế số lượng
những quán hàng này cũng khá khiêm tốn so với những đặc sản khác như phở bò hay bún ốc.
Có tới gần 20 nguyên liệu mới đủ làm nên món ăn nhiều màu sắc và đủ mùi vị này: trứng tráng mỏng
thái chỉ, gà xé nhỏ, giò lụa thái sợi, rau răm, nấm hương, củ cải ngâm… Nước dùng trong và ngọt
thơm, đậm đà vị của tôm, chan đều lên bát bún nhỏ xinh vừa ăn. Trước đây, người ta thường dùng
kèm với tinh dầu cà cuống cho dậy mùi thơm. Tuy nhiên, hiện nay, thứ hương liệu này khá khó kiếm
và cũng tương đối “xa xỉ” nên hiếm thấy trong các quán hàng.

Nổi tiếng nhất trong các quán bún thang ở Hà Nội phải kể đến quán bà Đức (48 Cầu Gỗ), 32 Cầu Gỗ,
quán ở giữa phố Lương Văn Can, quán nhỏ trong ngõ Hạ Hồi, ngõ Hàng Chỉ, quán ở đầu nhà D2
Giảng Võ...
6-Chả cá Lã Vọng30-66k
Món chả cá Lã Vọng nổi tiếng ở Hà Nội luôn nằm trong top những món ăn ngon không nên bỏ lỡ
được giới thiệu trong các cuốn sách về du lịch Việt Nam. Chả cá Lã Vọng ngon là sự kết hợp hoàn hảo
giữa các gia vị đặc trưng Việt Nam như nghệ, thì là, mắm tôm và nước mắm, tất cả hòa quyện lại
thành một món ăn có mùi thơm vô cùng hấp dẫn.
Món này được ăn kèm với ớt đỏ, bún, các loại rau thơm, rưới lên trên là những miếng cá rán ngon
tuyệt. Ở Hà Nội bây giờ có rất nhiều quán bán chả cá nhưng địa chỉ lâu đời nhất phải kể đến quán
Chả cá Lã Vọng – 14 phố Chả Cá.
7-Bánh cuốn Thanh Trì30-60k
Bánh cuốn Thanh Trì xưa kia thường không có nhân, chỉ là lớp bánh tráng mỏng manh như dải lụa,
trắng mịn, mướt mát; chấm cùng nước chấm chua ngọt thanh thanh, ấy thế mà vẫn nức tiếng xa
gần. Ngày nay, người ta biến tấu bánh cuốn thêm nhiều nguyên liệu như mộc nhĩ, thịt băm, trứng,
tôm, ruốc tôm... và ăn kèm chả quế. Món ăn trở nên nhiều đạm hơn nên có lẽ đã hấp dẫn nhiều
người hơn.
Nếu có cơ hội được tận mắt chứng kiến các công đoạn làm bánh, bạn sẽ không khỏi ngưỡng mộ sự
tài hoa của người đầu bếp Hà thành. Bàn tay nhanh thoăn thoắt, đổ bột, dàn bột rồi bóc lớp bánh
mỏng dính, rải thêm nhân rồi bày lên đĩa. Ngần ấy công đoạn mà chỉ diễn ra trong chưa đến 10s.


Trước khi mang ra cho thực khách, những chiếc bánh cuốn nóng hổi sẽ được bổ sung thêm một lớp
hành khô chao dầu thơm nức thật khó thể nào cưỡng nổi. Một đĩa bánh cuốn thanh đạm sẽ cho bạn
một bữa sáng hoàn hảo, chuẩn bị cho hành trình khám phá thủ đô.
Các hàng bánh cuốn bạn nên ghé: bánh cuốn Thanh Vân (14 Hàng Gà), quán bà Hoành (66 Tô Hiến
Thành), quán An Quang (Hàng Bồ), 26 Đào Duy Từ, 68 Hàng Cót...
8-Kem Tràng Tiền
Quán kem nằm ngay trung tâm thủ đô Hà Nội có từ thời bao cấp, nay trở thành một nét văn hóa mà
người Hà Nội đi đâu cũng nhớ.

Kem Tràng Tiền không giống những loại kem được sản xuất công nghiệp, vị kem mát lạnh, ngọt
thanh, thơm và bùi. Quầy kem Tràng Tiền chính gốc ở phố Tràng Tiền quanh năm đông đúc, ngay cả
trong những ngày mùa đông lạnh cắt da cắt thịt.
Quán kem Tràng Tiền gốc ở địa chỉ: số 35 phố Tràng Tiền (gần Hồ Gươm).
9-Bánh tôm hồ Tây
Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, tuổi thơ gắn liền với những ngày cuối tuần được bố mẹ cho đi
chơi ở công viên Thống Nhất, ăn kem Tràng Tiền và ngồi bên hồ Tây thưởng thức bánh tôm nóng hổi.
Từ lâu, bánh tôm hồ Tây đã trở thành một thứ đặc sản không thể không nếm thử đối với du khách.
Bánh tôm gồm tôm nước ngọt bọc một lớp bột mỳ rồi cho vào chảo mỡ nóng già ngập bánh. Khi
bánh phồng lên và ngã màu vàng, nghe mùi thơm ngậy hấp dẫn là ăn được. Chiếc bánh tôm nhỏ
bằng lòng bàn tay, ở giữa là một con tôm vừa vặn, đỏ rực bắt mắt. Ở Hà Nội, người ta ăn bánh tôm
với rau sống và nước chấm gồm dấm chua cay ngọt, thêm chút dưa góp cho đỡ ngấy. Nếu may mắn,
bạn sẽ được thưởng thức mùi hương cà cuống trong nước chấm, mang tới cảm giác thích thú, khó
quên.
Hiện nay, bánh tôm "thứ thiệt" chỉ còn bán ở một cửa hàng trên đường Thanh Niên, phía bên hồ
Trúc Bạch. Ngồi trong nhà hàng này bạn có thể vừa ăn vừa ngắm cảnh hồ trong không gian thoáng
đáng và cảm nhận nhịp sống hối hả của thủ đô. Khuôn viên quán rộng, đủ chỗ cho nhiều đoàn khách
du lịch. Ngoài ra, khu vực phủ Tây hồ cũng có nhiều quán bán bánh tôm nhưng không được ưa
chuộng bằng.
10-Cốm.
Cốm là món ăn dân dã từ đồng quê nhưng ngon nức tiếng xa gần thì phải kể đến thứ cốm dẻo thơm
của làng Vòng (nay thuộc phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Cốm không được gói trong
giấy báo hay đựng trong bát mà chỉ ngon khi gói vuông vắn trong những chiếc lá sen, bên ngoài buộc
bằng dây rơm nếp. Mùi hương của cốm mới quyện cùng mùi thơm nồng nồng, man mát của lá sen
khiến hương cốm càng trở nên tinh tế.
Khi ăn cốm, người ta không thể ăn vội vàng mà phải nhâm nhi từng chút một bên ấm trà nóng, chấm
cùng chuối tiêu chín. Nếu tới Hà Nội không trúng mùa cốm, bạn có thể mua một sản vật thơm ngon
không kém, đó là bánh cốm và cốm xào.



Bánh cốm thường để được ít ngày, nên khi mua về làm quà phải ăn ngay. Trong khi bánh cốm dẻo
dẻo, đậm vị bùi bùi của đậu xanh và dừa thì cốm xào lại hơi keo, dính dính và ngọt đậm đà. Bánh
cốm hảo hạng có thể được mua tại phố Hàng Than (ở đây có nhiều cửa hàng san sát nhưng xuất sắc
nhất là cửa hàng Nguyên Ninh số nhà 11). Ngoài ra, bạn có thể mua cốm xào ở quán Quà quê phố
Đinh Liệt.
11-Sấu
Sấu là một thứ quả quen thuộc ở Hà Nội. Dọc theo những con phố, người ta đã quen với hình ảnh
hàng cây sấu già rợp bóng trong những ngày hè. Sấu cũng xuất hiện nhiều trong các món ăn của
người Hà Nội như sấu dầm canh rau muống, sấu nấu canh sườn/canh thịt, sấu ngâm gừng, nước sấu,
ô mai sấu...
Hầu như vị khách phương xa nào tới cũng mong muốn được mang về làm quà một túi sấu xanh, giòn
chắc và ngon mắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn được ghé thăm đúng vào mùa sấu, do đó,
chọn mua những thức quà để được lâu như ô mai hay sấu ngâm là sự lựa chọn tuyệt vời.
Giữa vô vàn loại ô mai đủ mùi vị phong phú nhưng đã nhắc tới đặc sản Hà Nội là nhắc tới ô mai sấu
gừng. Sấu phải là những quả có vỏ giòn, tươi ngon, nhỏ vừa miệng, khi ra thành phẩm có màu nâu
óng, mùi vị ngọt nhẹ quyện với cái cay nóng ấm bụng của gừng. Khi bỏ vào miệng một viên ô mai,
người ăn không chỉ cảm nhận được đầy đủ mùi vị thơm ngọt mà còn gợi nhắc cho người đi xa những
kỷ niệm ấu thơ, thời cắp sách đi học.
Du khách có thể mua ô mai sấu ở các cửa hàng nổi tiếng phố Hàng Đường như Hồng Lam, Tiến
Thịnh, Gia Định, Vạn Lợi (phố Hàng Da)...
12-Trà sen Hồ Tây
(Trong cái nắng oi ả của những ngày Hà Nội vào đầu hạ, trải lòng mình trong màu xanh mát dịu của
những đầm sen và từ từ cảm nhận mùi hương thơm thoảng nhẹ cứ lan toả trong một không gian
rộng lớn. Một mùa sen nữa lại về, người Hà Nội hối hả tìm mua những bông sen thật đẹp, thật tươi
đem về làm duyên cho ngôi nhà của họ, còn những người trồng sen quanh Hồ Tây lại bắt đầu tỉ mẩn
với những công đoạn ướp trà sen.
Nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội, Hồ Tây không chỉ là đất của những chiếc bánh tôm thơm ngậy,
những cây đào thế khoe mình trong sắc hồng mỗi độ xuân về, mà đây còn là cội nguồn của những
đầm sen hương, một loại sen to, hồng tươi đến lạ, lớp cánh hoa bên ngoài lớn, những lớp cánh bên
trong bé dần cho đến nhụy. Sen Tây Hồ nhiều gạo và có hương thơm dịu, nguyên liệu chính để cho ra

thứ trà sen thơm lừng hảo hạng mà ở bất kỳ nơi nào cũng không có được.Năm nào cũng vậy cứ
khoảng giữa tháng 5 là cả khu vực Hồ Tây bắt đầu chuyển mình trong hương sắc của sen. Những
bông sen hé nở tỏa mùi hương dịu ngọt cứ ẩn mình sau những phiến lá xanh. Những bạn trẻ Hà
thành lại say đắm bên những đóa sen nở rộ và người dân nơi đây lại thấp thoáng trên những con
thuyền, khéo léo hái từng bông sen “hàm tiếu” mang về ướp trà.
Để có được một ấm trà sen thơm ngon theo đúng nghĩa. Theo những người làm sen lâu năm tại đây
thì nó không chỉ đòi hỏi sen được dùng ướp trà phải là loại có bông hoa lớn, màu hồng tươi, trông
xốp và nhẹ, vì loại sen hồng bông nhỏ, nhìn chắc nặng, có màu hồng sẫm ngả tím người ta gọi là sen
quỳ thì mùi nhạt và kém thanh... Ướp sen còn đòi hỏi khá nhiều công đoạn và ở bất kỳ một công


đoạn nào cũng cần sự tinh tế, tỉ mẩn. Từ việc hái sen cho đến tách gạo sen và ướp trà... tất cả đều
đòi hỏi sự khéo léo từ người làm.Đầu tiên, sen phải được hái từ lúc sáng sớm, khi mặt trời còn chưa
lên để hương sen không bị tản đi, sau đó đem tách từng cánh sen ra để lấy nhị hoa,
nơi chứa đựng những hạt nhỏ li ti chỉ nhỉnh hơn đầu tăm, có màu trắng đục đính trên đầu sợi chỉ
vàng. Đó chính là túi hương thơm của sen Tây Hồ, cái mà người ta vẫn gọi là “gạo sen”. Công việc
này tốn khá nhiều thời gian vì mỗi lần lấy nhị một bông hoa thì phải cho ngay vào hộp và đậy nắp lại
để hương thơm không bị bay đi mất. Sau khi nhặt hết các sợi vàng, cho "gạo sen" thu được vào ướp
với trà trong vài ngày. Sau đó sàng bỏ các hạt gạo, sao lên để giảm bớt độ ẩm, cứ thế ba lần thì món
trà sen hảo hạng mới hoàn tất.
Bưng chén trà được ướp hương sen Tây Hồ trên tay, nhấp từng ngụm nhỏ và từ từ cảm nhận vị ấm
nóng đang dần lan tỏa, màu xanh vàng trong vắt cùng với vị đượm nồng của hương trà quyện với
mùi thơm dịu, thơm bền, tinh khiết của hoa sen phảng phất khiến cho lòng người trở nên lắng đọng,
tĩnh lặng. Mọi thứ dường như dừng lại, những tất bật, lo toan trong cuộc sống hiện đại dần tan biến,
lòng người như nhẹ đi và ngỡ ngàng trước vị thanh tao, nồng nàn của chén trà.Hà Nội bao nhiêu
năm vẫn thế, vẫn giữ được những nét đẹp dung dị trong nghệ thuật thưởng thức trà. Và, ở đâu đó
giữa lòng Hà Nội, người ta lại dễ dàng nhận thấy những chén trà sen thơm dịu, ấm nóng xoay tròn
bên những câu chuyện. Đó dường như đã trở thành nét đẹp, nét văn hóa ngàn xưa làm say đắm bao
người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà thành này!)
Trà sen Hồ Tây không phải tự nhiên mà vang danh, chưa nói đến sự cầu kì chế biến. Mà đầu tiên nhờ

sự quý giá của sen Hồ Tây vốn rất riêng. Hoa sen nơi đây đẹp hơn mọi nơi khác, bởi sen Hồ Tây có
nhiều cánh xếp vào nhau, nhụy vàng thẫm, cánh hồng phớt sắc, màu hồng rất lạ không nhạt không
sẫm, hương thơm ngào ngạt. Nhưng thứ tuyệt vời nhất mà sen Tây Hồ đem đến cho đời thì chỉ có
một, là Trà sen.
Trong những thứ trà uống, Trà sen quả là một tinh hoa của văn hoá Thăng Long và những câu chuyện
nghề làm Trà sen tinh quý đến nhường nào của người Kẻ Chợ. Trà sen quý bởi được làm từ sen tươi,
được ướp hương sống trong hoa sen. Chỉ có sau mùa sen người ta mới có thể được thưởng thức loại
trà thơm đặc biệt này.



×