Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Thực tập phòng phân tích dầu và các sản phẩm dầu VIETSOVPETRO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 35 trang )

CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP

1.1 Lược sử quá trình hình thành và phát triển

Vietsovpetro là Xí nghiệp Liên doanh đầu tiên của Việt Nam với nước ngoài trong
lĩnh vực dầu khí và là một biểu tượng của tình Hữu nghị Việt Nam – Liên Bang Nga.
Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt -Xô được thành lập trên cơ sở các Hiệp định
Việt – Xô về hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam ký ngày
03/07/1980 và Hiệp định Liên Chính phủ Việt Nam – Liên Xô ký ngày 19/06/1981 về
việc thành lập Liên doanh dầu khí Việt –Xô.
Trong gần 30 năm hoạt động, Viesovpetro đã khảo sát 115.000 kilômét tuyến địa
chấn, trong đó có 71.000 kilômét tuyến địa chấn không gian 3 chiều. Đã khoan 368 giếng,
bao gồm 61 giếng khoan tìm kiếm, thăm dò và 307 giếng khoan khai thác.
Tại 2 mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng, đã xây dựng trên 40 công trình biển trong có có các
công trình chủ yếu như:12 giàn khoan- khai thác cố định, 10 giàn nhẹ, 02 giàn công nghệ
trung tâm, 02 giàn nén khí, 04 giàn duy trì áp suất vỉa, 03 trạm rót dầu không bến.
Tất cả các công trình được kết nối thành một hệ thống đường ống ngầm nội mỏ liên
mỏ dài trên 400 kilômét.
Địa chỉ : 105 Lê Lợi, Phường 6, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt
Nam
Điện thoại: +84.64.3839 871; Fax: +84.64.3839857
1.2 Những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu khoa học

Đã phát hiện 3 mỏ dầu có giá trị thương mại và nhiều cấu tạo chứa dầu, trong đó đặc
biệt mỏ Bạch Hổ là mỏ lớn nhất Việt Nam và đứng vào hàng thứ 3 trong các mỏ đã phát

1


hiện ở khu vực vành đai Tây Bắc cung Thái Bình Dương( bao gồm: Nhật Bản, Trung
Quốc và các nước Asean) . Chỉ đứng sau mỏ Đại Khánh của Trung Quốc( Phát hiện năm


1959) và mỏ Minas của Indonesia (phát hiện năm 1944). Các thân chứa sản phẩm của mỏ
được phát hiện năm 1975(các thân chứa dầu tuổi Mioxen), năm 1984(các thân cát chứa
dầu tuổi Oligoxen) và đặc biệt thân dầu lớn nhất trong đá móng nứt nẻ tuổi mezozôi( năm
1987) với chiều cao thân dầu gần 2000mét.

Hình
1.1 Toàn cảnh mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng
Tìm và phát hiện thân dầu trong đá móng nứt nẻ là hiện tượng chưa từng gặp ở hơn
400 mỏ đã phát hiện cho đến nay hơn 50 bể trầm tích tại khu vực vành đai Tây Bắc cung
Thái Bình Dương chính là điểm mới, nét đặc sắc và là sự đóng góp lớn nhất của các nhà

2


Địa chất dầu khí Vietsovpetro, các nhà Địa chất việt Nam – Liên Xô, vạch ra phương
hướng mới trong công tác tìm kiếm- thăm dò dầu khí ở khu vực.
Trên thực tế, tiếp theo Bạch Hổ, hàng loạt các thân dầu khí mới từ tầng đá móng đã
được phát hiện trên mỏ Rồng( Vietsovpetro) 1987, Rạng Đông JVPC năm 1994, Hồng
Ngọc ( Petronas Carigaly năm 1994) Sư Tử Đen( Cửulong JOC năm 2000), Cá Ngừ Vàng
( Hoàn Vũ JOC năm 2002) Nam Rồng - Đồi Mồi ( Vietsovpetro& VRJ –năm 2004)... các
phát dầu khí lớn từ tầng đá móng nứt nẻ, phong hóa ở mỏ Bạch Hổ và các mỏ khác chính
là nhân tố quyết định để ngành dầu khí non trẻ Việt Nam nhanh chóng trưởng thành và
hiện đứng hàng thứ 3 trong các nước xuất khẩu dầu trong khối ASEAN, chỉ còn sau
Indonesia, Malaysia và đã vượt qua các nước có nền công nghiệp dầu khí lâu đời như
Mianmar, Brunei ...
Việc Vietsovpetro phát hiện dầu từ tầng đá móng với trữ lượng lớn đã tạo ra một
bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành dầu khí Việt Nam, đồng thời tạo
ra sức hút đối với các Tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới vào đầu tư tìm kiếm - thăm dò
vào khai thác dầu khí ở Việt Nam.
Điều có ý nghĩa khoa học và kinh tế vô cùng quan trọng đó là Vietsovpetro đã

nghiên cứu và tìm ra những giải pháp kỹ thuật và công nghệ phù hợp để khai thác dầu từ
tầng móng với những đặc trưng địa chất cực kỳ phức tạp mà trên thế giới chưa từng có
các mô hình tương tự. Ngoài ra Vietsovpetro còn tham gia xây dựng nhiều công trình khai
thác dầu khí cho các công ty dầu khí hoạt động trên thềm lục địa Việt Nam và tại các
nước khác trên thế giới, đồng thời Vietsovpetro cũng đã tham gia xây dựng các công
trình trọng điểm quốc gia như đường ống dẫn khí PM3- Cà Mau...
Lắp đặt các thiết bị và đường ống kết nối mỏ Cá Ngừ Vàng ( Lô 09-2) về Bạch Hổ,
đồng thời thực hiện dịch vụ khai thác dầu khí cho Mỏ Cá Ngừ Vàng cho công ty Hoàn
Vũ JOC.
1.3 Tiềm năng và năng lực
Vietsovpetro là một Liên doanh với chức năng đa ngành trong các lĩnh vực:
- Điều hành khai thác mỏ
- Khoan và dịch vụ Địa Vật lý giếng khoan dầu khí
- Dịch vụ phân tích thí nghiệm
- Thiết kê, chế tạo, lắp ráp các công trình dầu khí biển
- Dịch vụ Cảng biển, Vận tải biển
- Phòng chống và thu gom dầu tràn.
3


Vietsovpetro còn là nơi đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật,
nghiệp vụ và công nhân lành nghề không chỉ cho Vietsovpetro mà cho cả ngành dầu khí
Việt Nam.
Sản lượng dầu đến nay Vietsovpetro đã khai thác đạt trên 190 triệu tấn, vận chuyển
về bờ cho các nhà máy khí điện đạm trên bờ trên 22 tỷ mét khối, tương đương 21 triệu
tấn dầu thô
Trong quá trình hoạt động , Vietsovpetro luôn luôn được sự quan tâm chỉ đạo, động
viên kịp thời của 2 Chính phủ Việt Nam và Liên Bang Nga về những thành tựu to lớn mà
Xí Nghiệp Liên Doanh đạt được, đã phong tặng 2 lần danh hiệu Anh hùng Lao Động,
Huân chương cao quý Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương, Huy

chương khác của 2 Nhà nước.
Vietsovpetro – là Liên doanh dầu khí hoạt động đa ngành, hiện đại, cùng với đội ngũ
các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sư, công
nhân với độ dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực Địa chất, Địa Vật lý giếng khoan, khai
thác, thiết kế và xây dựng các công trình dầu khí biển, sẵn sàng hợp tác với các công ty
dầu khí trong và ngoài nước trên tinh thần hợp tác cùng có lợi.
1.4 Cơ cấu tổ chức

4


Sơ đồ 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí Nghiệp Liên Doanh Việt-Nga Vietsovpetro
5


CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỂ VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ
THIẾT KẾ DẦU KHÍ BIỂN
2.1 Lịch sử hình thành, các giai đoạn hoạt động của viện Nghiên Cứu Khoa Học và
Thiết Kế
Tiền thân của Viện Nghiên Cứu Khoa Học và Thiết Kế là Xưởng Nghiên Cứu Khoa
Học và Thiết Kế , hình thành năm 1982 với các biên chế nhỏ, gọn gồm chủ yếu các
chuyên gia trong lĩnh vực địa chất, địa vật lý. Giai đoạn này, nhiệm vụ chính của Xí
Nghiệp Liên Doanh là tìm kiếm thăm dò các cấu tạo triển vọng chứa trong dầu để phát
hiện các mỏ chứa trữ lượng công nghiệp. Các công tác chính là thực hiện các khảo sát địa
chấn thềm lục địa Nam Việt Nam, chủ yếu trong vùng trũng Cửu Long, nghiên cứu, phân
tích, xử lý số liệu địa chất và thiết kế, biện luận vị trí các giếng tìm kiếm thăm dò trên
thềm lục địa miền Nam Việt Nam.

Hình 2.1


Trụ sở Viện

Nghiên Cứu

Khoa Học và

Thiết Kế hiện
Thành

nay
công trong việc

phát hiện cấu

tạo Bạch Hổ, và

sau đó là

khoan các giếng

tìm kiếm cho

dòng dầu công

nghiệp, cho

thấy triển vọng

trong việc phát


triển mỏ và sự cần

thiết hình thành một đơn vị nghiên cứu và thiết kế đủ khả năng thực hiện các dự án liên
quan tới phát triển mỏ.
Ngày 26 tháng 10 năm 1985 Viện chính thức được thành lập.
Lịch sử phát triển Viện Nghiên Cứu Khoa Học và Thiết Kế gắn liền với sự phát triển
của xí nghiệp và có thể chia làm các giai đoạn: 1985-1990, 1990-1996, 1996-2000, 20002005 và 2005 tới nay.

6


Giai đoạn 1985-1990 : Hình thành Viện. Viện được tổ chức thành 2 khối riêng biệt:
khối khoa học và khối thiết kế. Mỏ Bạch Hổ được đưa vào hoạt động năm 1986, khai thác
dầu từ tầng sản phẩm Mioxen dưới. Tiếp theo dầu trong móng granit của mỏ Bạch Hổ
được phát hiện và đối tượng đưa vào khai thác thử cuối năm năm 1988. Giai đoạn này
Viện thực hiện các dự án thiết kế khai thác và xây dựng mỏ đầu tiên với sự trợ giúp hoặc
cố vấn của các Viện NCKH kinh nghiệm của Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô
Viết, cụ thể là Viện Nghiên Cứu Khoa Học và Thiết Kế dầu khí biển thành phố Okha,
Xakhanlin, Viện dầu Liên Bang VNIINEFT.

Hình 2.2 Lãnh đạo Viện Nghiên Cứu Khoa Học và Thiết Kế trong thời kỳ đầu
Tháng 7.1989 tài liệu đầu tiên do Viện soạn thảo “Tính toán đánh giá kinh tế kỹ
thuật xây dựng vòm nam mỏ Bạch Hổ”.
Năm 1990 “Thiết kế khai thác thử công nghiệp vỉa dầu móng vòm Trung tâm mỏ
Bạch Hổ”.

Hình 2.3 Tập thể cán bộ Công nhân viên Viện Nghiên Cứu Khoa Học và Thiết Kế tháng 10/1986
Giai đoạn 1990-1996 : Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và ứng dụng công nghệ mới.
Viện đã được các Bộ chức năng chính thức công nhận là đơn vị thiết kế chính thức các dự


7


án. Các phòng ban chuyên môn được nhanh chóng bổ sung hoàn thiện đội ngũ chuyên gia
được đào tạo chính quy và có kinh nghiệm. Nhanh chóng triển khai thành tựu của công
nghệ thông tin. 100% các phòng ban được trang bị máy tính và phần mềm tính toán như
mô phỏng quá trình khai, lập mô hình vỉa, mô hình địa chất, xử lý số liệu địa vật lý giếng
khoan. Viện tự thực hiện một loạt các thiết kế công nghệ có tính chiến lược trong phát
triển khai thác ổn định các mỏ của Xí Nghiệp Liên Doanh như “Sơ đồ công nghệ khai
thác và xây dựng mỏ Bạch Hổ thềm lục địa Nam Việt Nam” năm 1992, “Bổ sung Sơ đồ
công nghệ khai thác và xây dựng mỏ Bạch Hổ thềm lục địa Nam Việt Nam” năm 1993.

Hình 2.4 Chuyên gia phòng Thiết kế công trình biển
Giai đoạn 1996-2000 : Biến đổi đột phá về chất của đội ngũ chuyên gia. Các
chuyên gia khoa học và thiết kế người Việt Nam trong Viện lớn mạnh và đủ sức để đảm
nhiệm các chức danh lãnh đạo và quản lý. Năm 1996 Viện trưởng người Việt Nam được
bổ nhiệm, đánh dấu sụ lớn mạnh của đội ngũ chuyên gia Việt Nam. Một loạt vị trí lãnh
đạo phòng ban chuyển giao cho các chuyên gia Việt Nam. Các chuyên gia Việt Nam dần
đảm nhiệm các chức danh chánh đồ án, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học.
Giai đoạn 2000-2005 : mở rộng phạm vi hoạt động: Hoạt động sản xuất của Viện
được mở rộng ra ngoài phạm vi Xí Nghiệp Liên Doanh, hướng vào các công tác dịch vụ.
Các chuyên gia của viện tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động tư vấn và phẩm
định thầu trong trong cơ cấu của Tổng công ty. Viện tham gia đấu thầu các dự án phát
triển dầu khí và trúng thầu một số các dự án như thiết kế đường ống dẫn khí Rạng ĐôngBạch Hổ, dự án đường ống PM3-Cà Mau…
Giai đoạn 2005 – Đến nay : phát triển bền vững, nâng cao uy tín và vị thế của Viện
ở trong nước và trên trường quốc tế: Hoạt động sản xuất của Viện được thực với phương
châm 8 chữ vàng “Kỷ cương, khoa học, chất lương, uy tín”, là giai đoạn mà các sản phẩn
8



của Viện đã được các công ty dầu khí trong nước, khu vực và trên thế giới đánh giá cao.
Vai tro và uy tín, cũng như thương hiệu “Viện Nghiên Cứu Khoa Học và Thiết Kế Dầu
khí biển” đã từng bước khẳng định trên trường quốc tế.
2.2 Cơ cấu tổ chức hiện tại
Toàn Viện gồm 25 phòng độc lập và nhóm, có 7 phòng thí nghiệm chuyên môn.
Tổng số Cán bộ công nhân viên: 321 người, trong đó 235 chuyên gia Việt Nam, 86
chuyên gia Cộng Hòa Liên Bang Nga. Trong số đó có 3 tiến sĩ khoa học, 34 tiến sĩ, 248

-

kỹ sư và 22 kỹ thuật viên.
2.3 Các thành tựu chính
Sơ đồ công nghệ khai thác và xây dựng mỏ Bạch Hổ;
Sơ đồ tổng thể xây dựng và phát triển mỏ Rồng;
Thiết kế tổng thể đường ống dẫn khí Rạng Đông-Bạch Hổ;
Luận chứng “Hệ thống thu gom và vận chuyển khí Bạch Hổ - Thủ Đức”;
Báo cáo sơ đồ tổng thể khai thác và xây dựng mỏ Rồng giai đoạn 1998-2000;
Dự án đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau;
Đánh giá các điều kiện kinh tế - kỹ thuật khu vực Rustamv của Liên Bang Nga. Biện luận
điều kiện kinh tế-địa chất tham gia phát triển lô 15-1, 103, 107, 16-2, B1 và B2 của

-

Mianma đối với Xí Nghiệp Liên Doanh;
Đánh giá kinh tế-kỹ thuật nhằm công bố phát hiện công nghiệp mỏ Thiên Ưng-Mãng Cầu

-

và kế hoạch phát triển lô 04-3 và các lô lân cận;
Thiết kế khai thác sớm mỏ Thiên Ưng-Mãng Cầu và kế hoạch phát triển lô 04-3 và các lô


-

lân cận;
Thiết kế khai thác sớm mỏ Thiên Ưng-Mãng Cầu
Chính xác hóa sơ đồ công nghệ khai thác và xây dựng khu vực Đông Nam mỏ Rồng
Cơ sở kinh tế kỹ thuật mua tàu khoan nửa nổi nửa chìm để thực hiện công việc tại các lô

-

triển vọng
Phân tích chế độ làm việc của các giếng khai thác gaslift và các giải pháp khai thác tối ưu
Soạn thảo quy trình công nghệ kết nối hệ thống vận chuyển của Xí Nghiệp Liên Doanh
Vietsovpetro với mỏ Cá Ngừ Vàng
2.4 Năng lực thực hiện các công tác Nghiên Cứu Khoa Học và Thiết Kế
Trang bị kỹ thuật
Các thành tựu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến được nhanh chóng áp dụng trong công
việc của Viện. Toàn bộ các phòng ban của Viện được trang bị hệ thống máy tính với các
modul phần mềm mạnh, giúp tính toán các thông số kỹ thuật một cách nhanh chóng và
hiệu quả. Các nghiên cứu phòng thí nghiệm được thực hiện trên các máy móc chuyên

9


dụng với sai số nhỏ nhất và công năng cao nhất.Với trạm máy tính hiện đại Workstation
cho phép xử lý, minh giải và tính toán các số liệu trong lĩnh vực địa chất-địa vật lý.
Phần mềm
Công nghệ thông tin được áp dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của Viện với việc
trang bị các phần mềm thương mại thế giới sử dụng trong công tác tính toán sản
xuất.Trong số đó có các phần mềm thương mại như CMG dùng mô hình thủy động lực

học khai thác mỏ, OILTEST, PANSYSTEM trong xử lý số liệu nghiên cứu giếng.
HYSYS sử dụng trong mô hình công nghệ thu gom xử lý chất lưu. Các bộ phận thiết kế
được hỗ trợ bởi chương trình tính tải trọng CAESAR, tính kết cấu STAAD III… và hàng

-

loạt các chương trình khác.
2.5 Chức năng nhiệm vụ
Soạn thảo, giám sát triển khai và đề xuất các giải pháp đảm bảo thực thi hiệu quả nhất các
văn liệu thiết kế tìm kiếm, thăm dò, khai thác và quy hoạch xây dựng công nghiệp các mỏ

-

dầu khí.
Nghiên cứu cấu trúc địa chất, xác định sự tồn tại dầu khí, quy mô và các đặc trưng của

-

chúng phục vụ công tác thiết kế khai thác và quy họach xây dựng mỏ.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong công tác khoan khai thác, thu

-

gom, xử lý, vận chuyển và tàng trữ dầu khí trong điều kiện bỉển xa bờ.
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong thiết kế kỹ thuật công nghệ và

-

thiết kế thi công, dự tóan xây dựng và sửa chữa các công trình biển.
Làm dịch vụ khoa học, thiết kế phát triển mỏ.

2.6 Sơ đồ tổ chức

10


Hình 2.5 Sơ đồ tổ chức của Viện Nghiên Cứu Khoa Học và Thiết Kế

11


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU QUAN TRỌNG

3.1 Phương pháp tiêu chuẩn xác định tỷ trọng và tỷ trọng tương đối của dầu thô
bằng thiết bị tỷ trọng hiện số
3.1.1 Tổng quan
Phương pháp này bao gồm việc xác định tỷ trọng hoặc tỷ trọng tương đối của dầu
thô bình thường ở dạng lỏng trong khoảng nhiệt độ từ 15 – 350C.
Phương pháp này được đánh giá trong quá trình phân tích thường xuyên đối với dầu
thô trong khoảng 0.75 – 0.95g/ml. Dầu nhẹ hơn cần phải có dụng cụ hỗ trợ ngăn sự mất
mát do bốc hơi. Dầu nặng hơn cần phải thực hiện phép đo ở nhiệt độ cao hơn để tránh
việc tạo bọt khí trong khối dầu.
Đơn vị của tỷ trọng đong được là g/ml và kg/m3
3.1.2 Phương pháp
Mẫu dầu thô lấy khoảng 0.7ml được bơm vào ống đo sự dao động điện và sự thay
đổi tần số dao động, được tạo ra bởi sự thay đổi khối lượng của ống, được sử dụng cùng
với dữ liệu hiệu chuẩn được cài trong máy để tính tỷ trọng của mẫu
3.1.3 Mục đích và ứng dụng
Tỷ trọng là một tính chất vật lý cơ bản cùng với các tính chất khác phân loại chất
lượng của mỗi loại dầu thô
Tỷ trọng và tỷ trọng tương đối của dầu thô được sử dụng để chuyển đổi thể tích

được đo đến thể tích ở nhiệt độ tiêu chuẩn 15OC hoặc 60OF và để chuyển đổi phép đo khối
lượng dầu thô về đơn vị thể tích
3.2 Phương pháp tiêu chuẩn xác định hàm lượng tạp chất trong dầu thô và nhiên
liệu bằng phương pháp chiết
3.2.1 Tổng quan
Phương pháp này dùng để xác định hàm lượng tạp chất trong dầu thô hoặc dầu nhiên
liệu bằng cách chiết với toluene.

12


Hình 3.1 Thiết bị xác định hàm lượng tạp chất
3.2.2 Phương pháp
Mẫu dầu đại diện được rót vào trong ống lọc chịu nhiệt, sau đó được chiết bằng
dung dịch toluene nóng cho đến khi phần còn lại trong ống lọc đạt đến khối lượng không
đổi. Khối lượng không đổi được tính đến %, đó chính là hàm lượng tạp chất cơ học xác
định bởi phương pháp chiết.
3.2.3 Ý nghĩa
Biết được hàm lượng tạp chất cơ học có trong dầu thô và dầu nhiên liệu là điều quan
trọng cho cả công nghệ lọc dầu cũng như việc mua bán dầu.
3.3 Phương pháp tiêu chuẩn xác định điểm chớp cháy và điểm cháy bằng phương
pháp cốc hở
3.3.1 Tổng quan

13


Phương pháp xác định điểm chớp cháy và điểm cháy là phương pháp động học và
tùy thuộc vào tốc độ xác định độ tăng nhiệt độ tới việc kiểm soát độ chính xác của
phương pháp. Nó cũng dung để xác định điểm cháy, khi ở nhiệt độ cao hơn điểm chớp

cháy, mẫu thử nghiệm duy trì sự cháy ít nhất 5 giây.
3.3.2 Phương pháp
Rót khoảng 70ml mẫu thử nghiệm vào cốc mẫu. Nhiệt độ mẫu thử nghiệm được
tăng nhanh ở thời điểm đầu và sau đó tốc độ ổn định chậm hơn khi gần tới điểm chớp
cháy. Ở một khoảng lý thuyết, ngọn lửa mồi sẽ lướt qua bề mặt cốc. Điểm chớp cháy là
nhiệt độ chất lỏng thấp nhất, tại đó khi cung cấp ngọn lửa mồi, hơi mẫu thử nghiệm sẽ
chớp cháy. Để xác định điểm cháy, việc thử nghiệm vẫn tiếp tục cho tới khi cung cấp
ngọn lửa mồi sẽ làm cho mẫu thử nghiệm vẫn tiếp tục cho đến khi cung cấp ngọn lửa mồi
sẽ làm cho mẫu thử nghiệm bắt lửa và duy trì sự cháy ít nhất 5 giây.

Hình 3.2 Thiết bị xác định điểm chớp cháy và điểm cháy bằng phương pháp cốc hở
14


3.3.3 Ý nghĩa
Điểm chớp cháy là phép đo chiều hướng của mẫu thử nghiệm tạo ra một hỗn hợp có
khả năng bắt cháy với không khí trong điều kiện có kiểm soát tại phòng thí nghiệm. Nó
chỉ là một trong những thông số có thể chỉ ra mức độ nguy hiểm bắt cháy của nguyên liệu
nói chung.
Điểm chớp cháy được sử dụng trong vận chuyển và đề ra các quy định an toàn đối
với các nguyên liệu dễ cháy và dễ bắt lửa.
Điểm chớp cháy có thể cho biết sự có mặt các nhiên liệu dễ bay hơi và dễ bắt cháy
trong nguyên liệu tương đối ít bay hơi và khó bắt cháy. Ví dụ : Điểm chớp cháy thấp một
cách khác thường trên mẫu thử nghiệm dầu động cơ có thể cho biết sự nhiễm bẩn nhiên
liệu (gasoline)
Phương pháp thử nghiệm này dùng để đo và mô tả đặc tính của các nguyên liệu, các
sản phẩm hoặc hỗn hợp dưới sự ảnh hưởng bởi nhiệt và ngọn lửa mồi được kiểm soát
trong điều kiện phòng thí nghiệm và không được dùng để mô tả hoặc đánh giá sự nguy
hiểm cháy hoặc phát cháy của nhiên liệu, các sản phẩm hoặc các hành động đánh giá
trong điều kiện thực tế. Dù sao, kết quả của phương pháp thử nghiệm này có thể được

dùng như một yếu tố đánh giá sự phát cháy khi tính toán tất cả các yếu tố có thể gây nguy
hiểm cháy nổ liên quan tới sử dụng thực tế cuối cùng.
Điểm cháy là phép đo khả năng của mẫu thử nghiệm gây ra sự cháy nổ.
3.4 Phương pháp phân tích tiêu chuẩn xác định nước trong dầu thô bằng chưng cất
3.4.1 Tổng quan
Phương pháp chưng cất này đề cập đến việc xác định nước trong dầu thô bằng chưng cất.

15


Hình 3.3 Thiết bị xác định nước trong dầu thô
3.4.2 Phương pháp
Mẫu được đun nóng với dung môi không hòa tan nước trong điều kiện có hồi lưu và
nước trong ống mẫu được lôi cuốn ra. Dung môi và nước được ngưng tụ lại và phân ly
liên tục trong ống thu, nước lắng xuống trong phần chia độ của ống thu còn dung môi
quay trở lại bình cất
3.4.3 Ý nghĩa
Hiểu biết về hàm lượng nước của dầu thô là quan trọng trong việc chế biến, mua,
bán, vận chuyển dầu thô

16


3.5 Phương pháp tiêu chuẩn xác định điểm chớp cháy bằng thiết bị chớp cháy cốc
kín pensky-martens
3.5.1 Tổng quan
Phương pháp xác định điểm chớp cháy này là phương pháp động học và tùy thuộc
vào tốc độ xác định tăng nhiệt độ tới việc kiểm soát độ chính xác của phương pháp.
Phương pháp này mô tả việc xác định điểm chớp cháy của các sản phẩm dầu mỏ
trong giới hạn nhiệt độ từ 400C tới 3600C bằng thiết bị chớp cháy cốc kín Pensky-Martens

bằng tay hoặc thiết bị chớp cháy cốc kín Pensky-Martens tự động.
Phương pháp thử nghiệm này sử dụng cho việc phát hiện sự nhiễm bẩn của các
nhiên liệu không bay hơi và không chớp cháy với các nhiên liệu bay hơi và chớp cháy.
3.5.2 Phương pháp
Cốc mẫu bằng đồng với đường kính xác định, rót mẫu tới vạch bên trong
3.5.3 Ý nghĩa và Ứng dụng

Nhiệt độ điểm chớp cháy là phép đo chiều hướng của mẫu thử nghiệm tạo ra một
hỗn hợp có khả năng bắt cháy với không khí trong điều kiện được kiểm soát tại phòng thí
nghiệm. Nó chỉ là một trong những thông số có thể đưa ra mức độ nguy hiểm bắt cháy
của nguyên liệu.
Điểm chớp cháy được sử dụng trong vận chuyển và đề ra các quy định an toàn đối
với các nguyên liệu dễ cháy và dễ bắt lửa. Tham gia các quy định thực tế liên quan các
định nghĩa chính xác sự phân loại này.
Phương pháp này dùng để đo và mô tả đặc tính của các nguyên liệu, các sản phẩm
hoặc các hỗn hợp dưới sự ảnh hưởng của sự gia nhiệt và ngọn lửa mồi được kiểm soát
trong điều kiện phòng thí nghiệm và không để mô tả hoặc đánh giá sự nguy hiểm cháy và
bắt cháy của nguyên liệu, các sản phẩm, hoặc các hỗn hợp trong các điều kiện cháy thực.
Dù sao, kết quả của phương pháp thử nghiệm này có thể sử dụng như là một thuộc tính
của các hỗn hợp dễ cháy để đưa vào tính toán tất cả các yếu tố có thể gây nguy hiểm cháy
cho sử dụng thực tế cuối cùng.
17


Phương pháp thử nghiệm này chỉ áp dụng cho các sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy
dưới 370OC
3.6 Sản phẩm dầu mỏ - phương pháp xác định hàm lượng lưu huỳnh bằng phổ tia X
3.6.1 Tổng quan
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng lưu huỳnh tổng có trong
sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng và dạng rắn, loại có thể hóa lỏng bằng cách gia nhiệt ôn hòa

hoặc hòa tan trong dung môi hữu cơ thích hợp. Khoảng nồng độ có thể xác định được phụ
thuộc vào thiết bị và bản chất của mẫu, với điều kiện tối ưu cho phép xác định trực tiếp
hàm lượng lưu huỳnh trong mẫu chứa chủ yếu parafim với nồng độ lớn hơn 0.0010% khối
lượng.
3.6.2 Phương pháp
Mẫu được đặt trong chùm tia X và đo cường độ vạch Kα lưu huỳnh tại bước song
5.373 AO. Cường độ của nền hiệu chỉnh được đo tại 5.190 AO hoặc nếu sử dụng ống rodi
tại bước sóng 5.437 AO, cường độ của vạch Kα sẽ phải trừ đi cường độ của nền đã hiệu
chỉnh đo tại bước sóng 5.190 AO. So sánh tốc độ đếm thực của đường chuẩn đã được
chuẩn bị trước để suy ra nồng độ lưu huỳnh theo phần trăm khối lượng.
3.6.3 Ý nghĩa
Biết hàm lượng lưu huỳnh có trong sản phẩm dầu mỏ, đặc biệt trong nhiên liệu, sẽ
giúp dự đoán các đặc tính kỹ thuật và khả năng ăn mòn.
3.7 Phương pháp phân tích tiêu chuẩn xác định nước trong các sản phẩm dầu mỏ và
vật liệu BITUM bằng chưng cất
3.7.1 Tổng quan

18


Phương pháp phân tích này trình bày việc xác định nước từ 0 – 25% thể tích trong
các sản phẩm dầu mỏ, hắc ín và các vật liệu bitum khác bằng phương pháp chưng cất.
Vật liệu bitum là sản phẩm xuất hiện trong công nghiệp chế biến dầu mỏ , là những
chất thẫm màu hoặc đen, có thể là chất lỏng rất nhớt hoặc nửa rắn về nguyên tắc là có
phân tử lượng cao, có thành phần là các chất thơm hoặc naphten ngưng tụ, hoặc là cả hai
3.7.2 Phương pháp
Chất cần phân tích được đun nóng với dung môi không hòa tan nước trong dòng hồi
lưu và dung môi này lôi cuốn nước ra khỏi mẫu. Dung môi và nước ngưng tụ lại được
phân ly liên tục trong ống thu, nước lắng và phần chia độ của ống thu còn dung môi quay
trở lại bình chưng cất.

3.7.3 Ý nghĩa
Hiểu biết về hàm lượng nước của sản phẩm dầu mỏ là quan trọng trong chế biến,
mua, bán và vận chuyển chúng.
Lượng nước như xác định trong tiêu chuẩn này (tối thiểu là 0.05 hoặc 0.1 % thể tích,
tùy theo cỡ ống thu sử dụng) có thể được dùng để hiệu chuẩn thể tích của sản phẩm dầu
mỏ và các vật liệu bitum bị lôi cuốn đi trong khi vận chuyển.
Hàm lượng nước cho phép được định rõ trong các hợp đồng.
3.8 Tiêu chuẩn phân tích hàm lượng Mercaptan trong nhiên liệu Gasoline, Keroline,
Turbine hàng không và chưng cất
3.8.1 Tổng quan

Phương pháp này bao gồm việc xác định mercaptan sulfur trong nhiên liệu gasoline,
keroline, turbine hàng không có chứa từ 0.0003 đến 0.01% trọng lượng mercaptan sulfur.
Các hợp chất hữu cơ của sulfur như sulfide, dissulfur và thiophene không được tính đến.
Sulfur đơn chất có lượng nhỏ hơn 0.0005% trọng lượng không được tính đến. Sulfurhidro
có được tính đến nếu nó chưa được tách.
3.8.2 Phương pháp
Mẫu không có sulfurhydro được hòa tan trong dung môi chuẩn alcoholic sodium
acetate và chuẩn bằng chuẩn độ điện thế với dung dịch nitrat bạc, có sử dụng điện thế
giữa electrode (điện cực) thủy tinh chỉ thị và electrode bạc/bạc sulfide so sánh để chỉ thị.
Trong những điều kiện đó, các mercaptan sulfur sẽ trở thành bạc mercaptic và điểm cuối
của quá trình chuẩn được thể hiện là sự thay đổi điện thế lớn trong tế bào điện cực
19


3.8.3 Ý nghĩa

Mercaptan có mùi dễ nhận, có tác động xấu đến các chi tiết đàn hồi trong hệ thống
nhiện liệu, và nó ăn mòn các bộ phận của hê thống nhiên liệu
3.9 Phương pháp tiêu chuẩn xác định muối trong dầu thô (Phương pháp điện cực)

3.9.1 Tổng quan
Phương pháp phân tích này dùng để xác định gần đúng hàm lượng muối Cl trong
dầu thô. Khoảng xác định từ 0 đến 500mg/kg hoặc từ 0 đến 150lb/1000bbl của hàm lượng
muối Cl/ thể tích dầu thô.
Phương pháp này đo độ dẫn điện của dầu thô do sự hiện diện của các loại muối Cl
(chlorides), như muối Na, Ca, Mg. Một số chất dẫn điện khác cũng có thể hiện diện trong
dầu thô.

Hình 3.4 Thiết bị xác định muối trong dầu thô
3.9.2 Phương pháp xác định:

20


Phương pháp này đo độ dẫn điện của một dung dịch của dầu thô trong dung môi
phân cực khi áp đặt một dao động điện thay đổi. Phương pháp này đo độ dẫn điện do có
sự hiện diện của muối vô cơ chloride và các chất dẫn điện khác có trong dầu thô. Mẫu dầu
được hòa tan trong dung môi hỗn hợp và rót vào cốc có bộ điện cực. Cho một điện thế
thay đổi chạy qua bộ điện cực và cường độ dòng điện phóng ra được đo và chỉ trên đồng
hồ mA. Hàm lượng muối được xác định bằng cách chiếu với đường cong chuẩn giữa
dòng điện và hàm lượng muối đã biết trước của dung dịch hỗn hợp. Đường cong chuẩn
xác định bằng các mẫu chuẩn được chuẩn bị gần giống với dạng và hàm lượng của mẫu
dầu thô cần đo.
3.9.3 Ý nghĩa và Ứng dụng:
Phương pháp này được sử dụng để xác định gần đúng hàm lượng muối Cl trong dầu
thô và đây là điều quan trọng trong việc quyết định có cần loại muối trong dầu thô ra
không. Từ đó có thể đánh giá được hiệu suất của quy trình khử muối.
Hàm lượng muối quá lớn của dầu thô thường xuyên dẫn đến độ ăn mòn cao ở bộ
phận tinh chế của thiết bị và cũng làm giảm hiệu quả của chất xúc tác sử dụng trong bộ
phận tinh chế.

Phương pháp này nhanh chóng, thuận tiện trong xác định hàm lượng muối Cl trong
dầu thô và hữu ích trong quy trình chế biến dầu thô.
3.10 Phương pháp qui chuẩn xác định lưu huỳnh trong sản phẩm dầu mỏ bằng năng
lượng phổ phát xạ tia x – quang không khuyếch tán
3.10.1 Tổng quan
Phương pháp xác định này bao gồm việc đo hàm lượng lưu huỳnh trong
cacbuahydro như naphta, phân đoạn cất nhiên liệu, cặn, nhớt bôi trơn loại kiềm tính và
gasoline không có chì. Khoảng nồng độ đo từ 0.05 đến 5% trọng lượng.
3.10.2 Phương pháp
Mẫu được đặt hấp thụ của nguồn tia X- quang. Năng lượng được hoạt hóa từ nguồn
phóng xạ hoặc từ ống phát tia X- quang. Độ phóng xạ của tia X- quang là kết quả có đặc
tính riêng sẽ được đo và giá trị tích lũy sẽ được so sánh với giá trị của các mẫu chuẩn đã

21


được chuẩn bị trước để đưa ra được nồng độ lưu huỳnh ở % trọng lượng. Có ba nhóm
mẫu chuẩn để tách làm ba quãng nồng độ lưu huỳnh từ 0.05 đến 5% trọng lượng.
3.10.3 Ý nghĩa và Ứng dụng
Chất lượng của rất nhiều sản phẩm dầu mỏ phụ thuộc vào lượng lưu huỳnh hiện diện
trong đó. Hàm lượng lưu huỳnh rất cần biết trước để vạch ra qui trình chế biến.
3.11 Phương pháp tiêu chuẩn xác định độ nhớt động lực học của chất lỏng sáng và
tối màu (Cách tính Độ nhớt Động lực học)
3.11.1 Tổng quan
Tỷ trọng là khối lượng của vật chất trên đơn vị thể tích ở nhiệt độ đã cho.
Độ nhớt động lực học là tỷ lệ giữa ứng suất bề mặt và tốc độ bề mặt chất lỏng
Độ nhớt động học là sức cản dòng chảy chất lỏng dưới tác động của lực hút của trái
đất.
Phương pháp này chuyên dùng để xác định độ nhớt động học, γ, của sản phẩm dầu
lỏng, cả sáng và tối, bằng cách đo thời gian chảy của thể tích chất lỏng dưới tác động của

lực trọng trường qua ống đo độ nhớt thủy tinh mao quản đã được hiệu chuẩn.
Khoảng đo độ nhớt động học được xác định bằng phương pháp này từ 0.2 đến
300000 mm/s2 ở tất cả các nhiệt độ
3.11.2 Phương pháp
Thời gian đo được cho một thể tích biết trước của chất lỏng chảy dưới tác động của
lực hút qua ống mao quản của một nhớt kế đã hiệu chuẩn với cột chênh áp có thể lặp lại ở
một nhiệt độ gần với nhiệt độ được kiểm soát và biết trước. Độ nhớt động học là kết quả
của thời gian chảy và hằng số của nhớt kế.
3.11.3 Ý nghĩa và Ứng dụng
Rất nhiều sản phẩm dầu và một số chất lỏng không có nguồn gốc dầu mỏ, được sử
dụng như là chất bôi trơn và vì thế việc vận hành chính xác của thiết bị phụ thuộc rất
nhiều vào độ nhớt thích hợp của chất lỏng đó. Thêm vào đó, việc xác định chính xác độ
nhớt của rất nhiều nhiên liệu dầu mỏ cũng quan trọng nhằm đánh giá điều kiện tồn trữ bảo
22


quản và sử dụng tối ưu. Do vậy, việc xác định chính xác chỉ tiêu độ nhớt là đặc biệt quan
trọng trong yêu cầu phân loại sản phẩm.
3.12 Phương pháp Tiêu chuẩn Phân tích Nước và Tạp chất trong Dầu thô bằng
Phương pháp Ly tâm (Quy trình cho Phòng Thí Nghiệm)
3.12.1 Tổng quan
Phương pháp phân tích này mô tả việc xác định nước và tạp chất trong dầu thô bằng
cách dùng quy trình ly tâm. Phương pháp ly tâm này áp dụng cho việc xác định nước và
tạp chất trong dầu thô không phải hoàn toàn chính xác. Tổng lượng nước được phát hiện
luôn nhỏ hơn hàm lượng nước thực tế.
3.12.2 Phương pháp
Thể tích bằng nhau của dầu thô và toluene hòa tan nước được lấy vào ống ly tâm
dạng côn. Sau khi ly tâm, thể tích của nước và tạp chất có tỷ trọng cao hơn đọng ở đáy
ống sẽ được ghi nhận.
3.12.3 Ý nghĩa và Ứng dụng

Hàm lượng nước và tạp chất trong dầu thô có thể tạo ra sự ăn mòn thiết bị và các
vấn đề trong lọc dầu. Việc xác định nước và tạp là cần thiết để đo chính xác thể tích thực
của dầu trong buôn bán, trao đổi, vận chuyển…
3.13 Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn xác định hàm lượng cốc của sản phảm dầu
3.13.1 Tổng quan
Phương pháp thử nghiệm này dùng để xác định hàm lượng cặn cacbon còn lại sau
khi bay hơi và nhiệt phân dầu và một vài dấu hiệu liên quan tới các xu hướng tạo thành
cốc.

23


Cặn cacbon – sự hình thành cặn do quá trình bay hơi và sự thoái hóa do nhiệt của
cacbon chứa trong nhiên liệu

Hình 3.5 Thiết bị xác định hàm lượng cốc của sản phẩm dầu
3.13.2 Phương pháp
Cân một lượng mẫu cho vào cốc và đưa vào chưng cất phá hủy. Cặn đã chịu quá
trình Cracking (bẽ mạch) và phản ứng cốc hóa trong thời gian cố định với sự gia nhiệt
mạnh mẽ. Kết thúc quá trình gia nhiệt, cốc thử chứa cặn carbon được làm lạnh trong bình
hút ẩm và cân. Cặn còn lại được tính phần trăm trên mẫu thử và coi là cốc.
3.13.3 Ý nghĩa và Sử dụng
Giá trị hàm lượng cốc của nhiên liệu đốt như là một phần cho biết xu hướng tạo kết
tủa của nhiên liệu trong các bộ đốt dạng bình và dạng ống bọc.

24


Giá trị hàm lượng cốc của dầu động cơ, ở một thời điểm được coi là biểu thị lượng
tủa carbon hóa dầu động cơ tạo thành trong buồng đốt một động cơ, nhưng hiện nay điều

này cũng không chắc do có sự hiện diện của nhiều chất phụ gia trong dầu.
Giá trị hàm lượng cốc của dầu gazoin hữu ích như là một chỉ dẫn trong nhà máy sản
xuất khí từ dầu gazoin, trong khi hàm lượng cốc của dầu thô, nguyên liệu xylanh và
nguyên liệu sáng, có ý nghĩa trong các nhà máy sản xuất dầu nhờn.
3.14 Phương pháp Tiêu chuẩn Thực hành Tính toán Chỉ số Độ nhớt Động học ở
400C và 1000C
3.14.1 Tổng quan
Phương pháp thực hành này bao gồm các quá trình tính toán chỉ số độ nhớt của dầu
và sản phẩm dầu như nhớt bôi trơn và các vật liệu liên quan từ độ nhớt động học ở 40 0C
và 1000C.
3.14.2 Ý nghĩa và Ứng dụng
Chỉ số độ nhớt được sử dụng rộng rãi và được công nhận là phép đo sự biến thiên
của độ nhớt động học trên cơ sở thây đổi nhiệt độ của sản phẩm dầu mỏ trong khoảng
400C và 1000C.
Chỉ số độ nhớt càng cao có nghĩa là độ nhớt động học giảm càng ít khi nhiệt độ dầu
nhớt tăng lên.
Chỉ số độ nhớt được sử dụng trong thực tế như một con số độc lập cho biết sự phụ
thuộc của độ nhớt động học vào nhiệt độ.

25


×