Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.67 KB, 15 trang )

CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN
TRONG “BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG” CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN

1. Tác giả
1.1. Cuộc đời
Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6/3/1903 tại Hưng Yên - mất ngày
6/6/1977 tại Hà Nội) là một nhà văn, nhà báo, thành viên Hội nhà văn Việt
Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn
Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn
Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học
thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất
nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả
kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn
chương của ông sau này. Ông có ba người em trai đều tham gia hoạt động cách
mạng và giữ cương vị quan trọng là Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương) Ủy
viên Bộ Chính trị, Nguyễn Công Bồng nguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công
an và Nguyễn Công Mỹ nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Nha bình dân học
vụ.
Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi
(như Hải Dương, Lào Cai, Nam Định,...) cho đến khi Cách mạng tháng Tám nổ
ra. Nguyễn Công Hoan viết văn từ sớm, tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan (viết
năm 1920, được Tản Đà thư điếm xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nền
văn xuôi Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ,
kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Sau đó ông gia nhập Vệ quốc quân,
làm biên tập viên báo Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, chủ
nhiệm và biên tập tờ Quân nhân học báo. Ông là đảng viên Đảng Lao động Việt
Nam từ năm1948. Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục,
biên soạn sách giáo khoa và sách Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm
1950 dùng cho lớp 7 hệ 9 năm. Ông cũng viết bài cho báo Giáo dục nhân dân,


cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Từ sau năm
1954, ông trở lại nghề văn với cương vị Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam (khóa
đầu tiên 1957 – 1958), ủy viên Ban Thường vụ trong Ban Chấp hành Hội nhà
văn Việt Nam các khóa sau đó. Ông cũng là ủy viên Ban chấp hành Hội liên
hiệp Văn học Việt Nam, chủ nhiệm tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ).
Nguyễn Công Hoan mất ngày 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội. Tên ông được đặt
cho một phố ở Hà Nội, đoạn giữa hai phố Ngọc Khánh và Nguyễn Chí
Thanh.Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có con đường mang tên Nguyễn
Công Hoan ở phường Bắc Lý. Nguyễn Công Hoan được tặng Giải thưởng Hồ
Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.


1.2. Sự nghiệp sáng tác



























Ông để lại một di sản nghệ thuật với hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện
dài và nhiều tiểu luận văn học, các tác phẩm chính của ông là:
Kiếp hồng nhan (truyện ngắn, 1923)
Răng con chó của nhà tư sản (truyện ngắn, 1929; đăng Annam tạp chí số 23 năm
1931 với nhan đề Răng con vật nhà tư bản)
Hai thằng khốn nạn (truyện ngắn, 1930)
Thật là phúc (truyện ngắn, 1931)
Người ngựa, ngựa người (truyện ngắn, 1931)
Thế là mợ nó đi tây (truyện ngắn, 1932)
Xin chữ cụ nghè (truyện ngắn, 1932)
Tắt lửa lòng (truyện dài, 1933)
Lá ngọc cành vàng (tiểu thuyết, 1934)
Kép Tư Bền (tập truyện ngắn, 1935)
Cô làm công (tiểu thuyết, 1936)
Oẳn tà roằn (truyện ngắn, 1937)
Vợ (truyện ngắn, 1937)
Bước đường cùng (tiểu thuyết, 1938)
Tinh thần thể dục (truyện ngắn, 1939)
Phành phạch (truyện ngắn, 1939)
Cái thủ lợn (tiểu thuyết, 1939)
Nông dân và địa chủ (truyện ngắn, 1955)

Tranh tối tranh sáng (truyện dài, 1956)
Người cặp rằng hầm xay lúa ở ngục Côn Lôn 1930 (1960)
Hỗn canh hỗn cư (truyện dài, 1961)
Đống rác cũ (tiểu thuyết, 1963)
Ðời viết văn của tôi (hồi ký, 1971)
Tuyển tập Nguyễn Công Hoan (3 tập, Nhà xuất bản. Văn học, 1983 - 1986)
Năm 1936, truyện dài Tắt lửa lòng của ông đã được Trần Hữu Trang chuyển thể
thành vở cải lương nổi tiếng Lan và Điệp.
Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học
hiệu thực phê phán Việt Nam. Nhiêu tác phẩm của ông được đưa vào chương
trình giáo dục phổ thông.
Từ điển bách khoa Việt Nam đánh giá rằng: “Có thể nói Nguyễn Công
Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam... Nguyễn Công
Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng. Từ những truyện
đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội.
Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có và
quan lại, cường hào. Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi, những chuyện bất công,
ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ. Nguyễn Công Hoan tạo


ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm cho người khác cười
theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót.”
Ngoài sáng tác, những bài tiểu luận, phê bình văn học của ông cũng được
đánh giá cao vì có cái nhìn, cách tiếp cận sắc sảo về các tác giả văn học Việt
Nam.
2. Yếu tố hiện thực phê phán trong “Bước đường cùng” của Nguyễn Công
Hoan
2.1. Tác phẩm
“Bước đường cùng” đánh dấu đỉnh cao về tư tưởng của nhà văn Nguyễn
Công Hoan và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê

phán Việt Nam trước Cách mạng.
Chủ đề: phản ánh số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng
không có tiếng nói trước thế lực của đồng tiền, bị đồng tiền đẩy vào bước đường
cùng. Bị bốc lột do giai cấp thống trị (quan lại, tay sai,..) chèn ép, gánh chịu số
phận nghèo nàn, đói túng.
Đề tài: Hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đầy bất công, cám dỗ,
số phận đau khổ của người nông dân. Thế lực của đồng tiền lên ngôi, đạo lí giữa
người với người ngày càng mất giá trị, con người phải chạy đua với miếng ăn,
lãi tiền, thuế, cả dịch bệnh hoành hành cùng cái đói.
2.1.1. Hoàn cảnh sáng tác
Bản thân Nguyễn Công Hoan từng cho biết: Thời gian ấy (1938), vì có
mối quan hệ gần gũi với những anh em chính trị phạm cũ, trong đó có những
người cộng sản (ông là công chức duy nhất của chính quyền thực dân dám có
mặt trong đám cưới của Phan Đình Khải, tức đồng chí Lê Đức Thọ sau này),
nên Nguyễn Công Hoan bị mật thám Pháp theo dõi gắt gao. Rốt cục, dù không
hề mắc mớ gì trong quá trình dạy học, ông vẫn bị thuyên chuyển từ một trường
ở Nam Định lên một trường ở Trà Cổ (Móng Cái, Quảng Ninh), việc bấy giờ bị
coi như một sự "đày ải". Nguyễn Công Hoan rất bức xúc. Ông phản ứng: "Mày
đã khỏe đổ cho ông là cộng sản, thì ông cộng sản cho mày xem". Vậy là ông
viết tiểu thuyết "Bước đường cùng".
Viết "Bước đường cùng", tác giả đã lường trước hậu quả là sách sẽ bị
cấm. Thậm chí, người viết còn bị truy tố. Nhưng ông không sợ. Ông nghĩ, nếu
bị nặng lắm thì ông cũng chỉ lãnh án từ một tới năm năm tù. Khi trở về, ông sẽ
lại viết văn.
Nguyễn Công Hoan đã viết cuốn sách trong tâm trạng "viết ngày viết
đêm, viết cho chóng xong để còn đi chơi nhiều nơi, trước khi ra "an trí" tại Trà
Cổ". Ông kể: "Vừa nghĩ, vừa viết, vừa sửa, tôi đã hoàn thành cuốn truyện trong
16 hôm (1/16 tháng 7 năm 1938). Vì đã ngồi trước cái bàn cao quá tầm tay liền
trong nửa tháng để viết, nên phải dùng nhiều gân sức, tôi đã bị sái bả vai bên



phải đến ba năm. Mấy năm nay, vì tuổi cao, sức yếu, đến mùa rét, hoặc gặp
thời tiết ẩm thấp, bệnh ấy lại trở thành tật".
2.1.2. Tóm tắt tác phẩm
Pha, một nông dân nghèo bị Trương Thi – người hàng xóm không tốt bỏ
bã rượu vào ruộng rồi báo Tây đoan về bắt. Nhưng Thi bỏ lầm vào ruộng Nghị
Lại, một địa chủ lớn trong vùng. Pha thoát nạn. Nghị Lại xúi Trương Thi kiện
Pha, rồi lại xúi Pha kiện Trương Thi, hứa cho cả hai người vay tiền lo kiện và
nói lót với quan cho cả hai! Pha lên huyện hầu kiện, bị lính lệ hạch sách, đánh
đấm, cướp giật, lại bị quan ra lệnh tống giam vì không mang tiền “lễ”. Đến khi
vợ đem tiền đến, anh mới được tha về. Nghị Lại đến dụ dỗ, Pha lại phải vay
thêm lão hai chục để “tạ quan”! Bá Tân, người anh vợ có chữ nghĩa của Pha,
bàn với Pha tìm cách trả kỳ được món nợ của Nghị Lại. Nhưng lão đã có chủ ý,
nhất định chưa nhận. Vụ thuế đến, lính cơ về làng, tróc nã, bắt trói, cùm kẹp;
Quan huyện về đốc thuế, đem lính vào từng nhà, cướp trâu, vơ vét đồ đạc, tiền
bạc...! Sau vụ thuế, nhiều gia đình nông dân khánh kiệt, trong khi Nghị Lại và
bọn kỳ hào kiếm hàng trăm. Vợ chồng Pha phải đến làm thuê cho Nghị Lại, vất
vả quần quật mà cơm độn cà thiu không đủ no. Chị Pha về ốm nặng, Pha lại
phải đến vay thóc Nghị Lại để ăn. Vợ anh vẫn ốm, không có tiền mua thuốc, chỉ
uống mấy thứ lá linh tinh, rồi lễ bái, chạy mồ... Anh phải đến phục dịch nhà
Nghị Lại, rồi bị đòn, bị đuổi oan ức. Nước sông lên to, Pha và hàng trăm nông
dân phải đi hộ đê, trong khi vợ con nhịn đói. Rồi nạn dịch tả. Chị Pha chỉ vì
không chịu tiêm chủng đã chết về dịch. Đã thế, Pha còn bị “làng” bắt vạ vì cho
rằng anh “hỗn xược với thần” để làng bị dịch! Đứa con của anh cũng chết nốt,
chỉ còn mình anh trơ trọi, túng đói...
Theo Nguyễn Công Hoan tự nhận xét, sở trường của ông là truyện ngắn
chứ không phải tiểu thuyết. Ông nói ông thích viết truyện ngắn hơn tiểu thuyết:
"Tôi chỉ viết truyện dài khi nào tôi lười tìm đề tài để viết truyện ngắn". Tuy
nhiên, với không ít nhà nghiên cứu, phê bình văn học, tiểu thuyết "Bước đường
cùng" vẫn là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của đời văn Nguyễn

Công Hoan. Cuốn sách từng được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và được
ghi nhận như một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của dòng văn học hiện
thực phê phán giai đoạn 1930-1945.
2.2. Yếu tố hiện thực phê phán trong tác phẩm
2.2.1. Khái niệm
Khái niệm chủ nghĩa hiện thực: Thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực dùng để
xác định mối quan hệ giữa tác phẩm văn học đối với hiện thực, bất kể tác phẩm
đó là của nhà văn thuộc trường phái hoặc khuynh hướng văn nghệ nào. Với ý
nghĩa này, khái niệm chủ nghĩa hiện thực gần như đồng nghĩa với sự thật đời
sống, bởi lẽ tác phẩm nào cũng phản ánh hiện thực.
Khái niệm chủ nghĩa hiện thực phê phán: là nhấn mạnh khuynh hướng


phê phán, tố cáo trong tác phẩm của các nhà văn hiện thực lớn trong văn học thế
giới thế kỉ XIX. Những tác phẩm đó vừa phân tích với tinh thần phê phán toàn
bộ hệ thống các quan hệ xã hội, vừa trính bày các hiện thực mâu thuẫn giữa chế
độ tư sản với những chuẩn mực nhân tính đúng như nó có trong thực tế.
2.2.2. Nguyên tắc sang tác
- Nguyên tắc lịch sử cụ thể
- Nguyên tắc điển điển hình hoá
+ Tính cách điển hình
+ Hoàn cảnh điển hình
-Nguyên tắc khách quan
+ Logic nội tại: chủ quan và khách quan
+ Tính thi pháp: quá khứ, hiện tại, tương lai
+ Nhân vật nổi loạn
 Từ các nguyên tắc trên, nhóm sẽ đi sâu vào phân tích Chủ nghĩa hiện thực
phê phán trong tác phẩm “Bước đường cùng” dựa theo nguyên tắc cơ bản
trong sáng của chủ nghĩa hiện thực phê phán.
2.2.2.1. Nguyên tắc lịch sử cụ thể trong tác phẩm

Nguyên tắc lịch sữ cụ thể: là tình hình xã hội với những mâu thuẫn gay
gắt, bối cảnh xã hội trong thời gian tác phẩm ra đời. Giúp các nhà văn phản ánh
được cuộc sống một cách chân thực, sinh đông.
Tiểu thuyết Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan được sáng tác vào thời
gian 1938, khoảng thời gian này xã hội ta trong bối cảnh xã hội thực dân nữa
phong kiến. Người nông dân nghèo nàn chịu nhiều sự áp bức bóc lột. Mâu thuẩn
giữa địa chủ và nông dân trong xã hội bấy giờ là chính. Điển hình là nhân vật
Pha được khắc họa 1 cách hết sức chân thật. Vì không mua được ruộng của Pha
và trương Thi mà Nghị Lại đã hãm hại, bày mưu tính kế để Pha, trương Thi mất
ruộng đất vì lãi suất cao,vì bệnh dịch, vì cái nghèo mà Pha mất vợ con. Song
song đó, ta cũng thấy rõ được mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân
Pháp.
Cụ thể là cái nghèo của người nông dân được khắc họa rõ nét trong tác
phẩm:
“- Nhà ấy cũng như phần nhiều nhà trong làng chúng ta, nó là hai cái mái
lợp tranh, hờ hững úp trên những bức vách thấp lè tè và mỏng mong rính. Nó
có hai gian ngoài và một gian buồng, mà đầu nhà và dưới có rãnh nước đen
đặc và nổi váng dùng làm chổ đun nấu.”
Hay bóc lột sức lao động vợ chồng Pha của bà Nghị mặc cho công sức của
họ bỏ ra rất nhiều nhưng lại xét nét, khâu nệ, trả công rất ít:
- “Mọi năm , công đàn ông tao trả bảy tám xu một ngày, đàn bà ba bốn xu.
Nhưng năm nay, thuế má cao, quan phải nộp những sáu bảy chục, mà chúng
bay chỉ mất có mỗi một đồng, cho nên tao phải hạ công cho chúng mày xuống.


Mày thì tao có thể trả được năm xu, thế là hậu lắm rồi, còn vợ mày, tao trả cho
ba xu hôm đầu lấy may,. Còn mai thì bảo vợ mày ở nhà.”
Cũng như khi Pha vay thêm bạc để lo bệnh cho vợ con, ông Nghị ép lấy
thóc rồi đánh lãi cao, ép người nông dân như Pha dù không muốn nhưng vẫn
đành lòng chịu:

- “ Chỗ đầy tớ, tao tính rẻ cho mày bảy hào một thùng. Ngoài thì phải bảy
hào rưỡi. Thế nghĩa là cũng như mày vay tao ba đồng rưỡi.”
Khi đã thực hiện đươc thủ đoạn của mình, ông Nghị lại thể hiện bản chất
của mình, đại diện cho giai cấp thống trị trong xã hội bấy giờ:
“ Hôm sau, chị Pha cắt cơn, nhưng anh lại bị ông Nghị gọi đến, đánh cho
một trận thực đau rồi đuổi đi, không cho làm nữa. Ông rất giận:
- Giá mày tử tế hẳn hoi như người ta, thì hôm qua mày nhận là mày lấy, có
phải người ngoài, người ta đỡ cười cho chủ mày không?
Ông hẹn cấm cửa anh, và bắt anh phải trả năm thùng thóc vừa vay hôm
trước. Anh khóc mếu lạy van, song không ăn thua. Sau cùng phải bắt vợ ốm
xanh ốm gầy bế con đến ông Nghị ,cả nhà thụp xuống đất tế sống ông, ông mới
tha.”
Số phận của những người nông dân càng bi thảm hơn trước bệnh dịch tả
hoành hành, đã nghèo đói không có miếng ăn mà phải đóng tiền tiêm thuốc, vì
không có tiền phải trốn tim và chết: “nguyên chị yếu, lại ăn bậy ở bẩn, không
tiêm phòng nên thần dịch tả đã mang chị đi sau một trận thượng thổ hạ tả có
vài giờ đồng hồ.”
Điều tất yếu trong cái xã hội bất công bấy giờ , khi con người ta bị ép vào
con đường cùng họ tất nhiên phải đứng lên chống lại cái ác, cái bất công, cái tàn
nhẫn.Anh Pha cũng điển hình cho người nông dân trong lịch sử lúc bấy giờ:
“ Nói chưa dứt lời, anh bị ba người lính quay lại , biết thế nguy , anh hăng
tiết , nhất định liều, chống cự cho đến cùng . Anh vớ được chiếc đòn càn xông
vào Nghị Lại phang một cái thật mạnh vào đầu :
- đồ ăn cướp.”
=> Qua đó, ta thấy được hình ảnh người nông dân được Nguyễn Công
Hoan khắc hoạ chi tiết, lẫn hoàn cảnh lịch sử cụ thể lúc bấy giờ để ta có cái nhìn
sâu rộng, chân thực hơn về giai đoạn 1930 – 1945. Để cảm thông, và thụ được
giá trị nhân đạo của nhà văn gửi gấm, tình cảm của nhà văn trước số phận con
người.
2.2.2.2. Nguyên tắc điển hình hoá: : Nguyên tắc điển hình hóa trong văn xuôi

hiện thực phê phán là phương pháp nghệ thuật tiêu biểu của dòng văn học này.
Nó là một kiểu xây dựng nghệ thuật mới, góp vào tiến trình hiện đại hóa nền
văn học Việt Nam, đặc biệt là khám phá mâu thuẫn của thời đại.


Tính cách điển hình:
Khái niệm:
- Tính cách điển hình: là tính cách vừa đảm bảo tính chung, vừa đảm bảo tính
riêng. Không chỉ mang cảm quan lịch sử, chủ nghĩa hiện thực còn thể hiện cao
độ tinh thần phân tích, cả phân tích xã hội lẫn phân tích tâm linh, thế giới bên
trong con người.
- Tính chung đòi hỏi tính cách của nhân vật phải tiêu biểu cho “các giai cấp và
các trào lưu nhất định, do đó, tiêu biểu nhất định cho các tư tưởng nhất định
của thời đại”.
- Tính riêng: Mỗi nhân vật phải được thể hiện sinh động từ lí lịch, dáng vẻ, cho
đến ngôn ngữ, hành động, đặc biệt là “nhân vật cần có những nét đặc trưng,
những nét tính cách nổi bật, những cá tính”
Khi xây dựng nhân vật chính diện mặc dù chưa có gì sâu sắc lắm những
biểu hiện một cái nhìn đúng đắn, một thái độ trung hậu, thông cảm của tác giả.
Không phải không có lý do khi Nguyễn Công Hoan viết trong Đời viết văn của
tôi. “Nhân vật quen thuộc của tôi đều là những nhân vật xấu trong xã hội thuộc
Pháp. Họ là bọn nhà giàu, cậy quyền thế mà áp bức bóc lột người nghèo. Họ là
quan lại, địa chủ, là tư sản, tiểu tư sản líp trên. Vẽ họ tôi tìm đủ các nét nhơ
bẩn về vật chất cũng như về tinh thần. Còn nhân vật chính diện thì tôi thường
chỉ tả họ qua ngôn ngữ, cử chỉ để thấy được con người của họ”.
Tính chung (nhân vật Nghị Lại)
Miêu tả tư cách hèn hạ của bọn quan lại là sở trường của Nguyễn Công
Hoan, chỉ cần qua vài nét là nhân vật hiện lên sinh động từ diện mạo, cử chỉ,
tâm lý, tính cách khiến cho người đọc có ngay ấn tượng xấu về chúng. Dưới con
mắt của nhà văn, quan lại thời Pháp toàn là những người xấu xa, nhơ nhuốc về

hành động cũng như đạo đức, lương tâm. Đối với tính cách của nhân vật,
Nguyễn Công Hoan chú ý miêu tả ngay từ diện mạo bên ngoài.
Trong Bước đường cùng, nhân vật quan huyện nổi lên là một ông quan
chuyên ăn đút lót, tàn nhẫn, coi dân như rơm rác. Quan bắt đầu buổi làm việc là
đánh tổ tôm, suốt buổi cũng đánh tổ tôm và cuối cùng cũng không rời ván tổ
tôm.
+ Khi Pha vào hầu kiện, trình bức thư của Nghị Lại thì thấy: “Quan vừa
đọc thư, vừa với tay vào cái đĩa không ở góc bàn. Ngài vét mấy lượt chẳng
được gì. Bỗng ngài ngẩng lên nhìn vào Pha, ngạc nhiên hỏi: - Đâu ?” Té ra Pha
quên đặt vào đĩa năm đồng bạc, khoản tiền trình theo lệ nhà quan. Chả thèm úp


mở nữa, quan nói thẳng, giọng xẳng gắt: “Mày đừng láo. Ông Nghị viết cả cho
tao là mày trình tao năm đồng và tạ tao hai mươi, vì thế ban nãy tao mới nói
tha cho mày”.
Khi biết Pha không đem đủ tiền, tên quan sai lính
túm cổ Pha xuống trại giam, bởi vì “vào cửa quan không có lối nói bằng nước
dãi”.
Tính riêng (nhân vật Nghị Lại)
Miêu tả chân dung Nghị Lại lại hoàn toàn khác, ở nhân vật Nghị Lại là một
thân hình còm cỏi trơ xương của một kẻ chuyên hút bàn đèn qua bức chân dung
truyền thần rất ấn tượng. Bằng nghệ thuật phóng đại, châm biếm một cách sâu
cay chân dung con người Nghị Lại hiếm, nhưng xương của ông rất nhiều: “vì
ông cởi trần nên để lộ ra một thân thể gầy còm rất đáng thương, tưởng chừng
như cả bộ xương xộc xệch ấy chỉ dính vào nhau một cách lỏng lẻo và va vào
đâu một tí là cái thân bẹp dúm dó khó lòng nắn cho nó nguyên hình”… “da lại
xanh xanh, dòng dõi một giống người thuộc chủng tộc thứ sáu trên toàn cầu…,
hai mi mắt thì húp híp…”
Nguyễn Công Hoan xây dựng nhân vật Nghị Lại khá thành công có ý
nghĩa điển hình bên cạnh Nghị Quế (Tắt đèn), Nghị Hách (Giông tố). Song

Nghị Lại có diện mạo riêng từ ngoại hình đến đời sống đạo đức, cách thức bóc
lột người dân có giá trị điển hình về một tên địa chủ gian ác. Đây là nhân vật tập
trung sự khám phá tài tình nhân vật phản diện trong sở trường sáng tác của
Nguyễn Công Hoan.
Tính chung (nhân vật Pha)
Trong tác phẩm Nguyễn Công Hoan còn xây dựng thành công nhân vật
chính diện Pha. Chân dung anh Pha điển hình cho người nông dân trước cách
mạng: hiền lành, khờ khạo, thật thà, ngu ngơ, số phận cực khổ, bị áp bức bóc lột
thậm tệ, là nạn nhân tàn bạo bị đẩy đến bước đường cùng thê thảm.
Chân dung anh Pha được nhà văn dõi theo từng bước hoạn nạn đến với
anh một cách dồn dập… Hình ảnh Pha thấp cổ bé họng làm cho người đọc thấm
thía được sự bất công trong xã hội cũ. Nguyễn Công Hoan đã xây dựng một
mẫu người nông dân trước cách mạng. Một mẫu người bị áp bức, đè nén, nhưng
dần dần giác ngộ cách mạng và có ý thức đấu tranh. Tuy chân dung nhân vật
còn có chỗ sơ lược, tính cách còn bị thúc ép bởi ý định chủ quan của tác giả
nhưng qua diễn biến của công chuyện, qua sự phát triển của các sự kiện ta vẫn
thấy hình ảnh anh Pha – một nông dân hiền lành hiện lên bằng xương bằng thịt
đầy sống động.


Anh Pha tuy chưa được cá thể hóa cao độ nhưng đã mang đầy đủ những
nét bản chất, điển hình cho một bộ phận nông dân bị bọn địa chủ, quan lại đẩy
vào con đường bần cùng, phá sản.
Tính riêng (nhân vật Pha)
Quá trình chuyển biến của Pha là một con người nhút nhát cả tin và coi
Nghị Lại như một ân nhân đến một con người có suy nghĩ, mạnh bạo, thù ghét
và đánh Nghị Lại. Từ chỗ cúi đầu, gãy tai: “bẩm quan lớn”, “thưa quan lớn”
với một sự kính trọng và sợ hãi, dần dần Pha đã dám đương đầu với Nghị Lại.
Trước mặt tên địa chủ hống hách, định gặt lúa ruộng anh, anh nói thẳng: “Quan
để sau vụ gặt hãy hay, vì lúa của con cấy, con có quyền gặt”. Nghị Lại giơ tay

toan tát nhưng Pha chống lại: “Ông không có phép đánh tôi. Ông ăn hiếp vừa
chứ!”
Sau khi công khai gặt lúa về nhà và trước thái độ hung hãn của Nghị Lại,
Pha đã xông vào, phang chiếc đòn càn thật mạnh vào đầu hắn và hét lên: “Đồ
ăn cướp”. Đây không còn là sự phản kháng mù quáng liều lĩnh của kẻ cùng
đường bế tắc. Bị trói khiêng đi, biết chắc chắn sẽ bị tù tội song Pha không tuyệt
vọng. “Trông đôi môi mím chặt, thì biết rằng không phải vì đau mà anh không
nói, nhưng chính là anh muốn nuôi trong lòng một mối hận nghìn năm”. Anh
còn nói với những người bạn đi theo anh. “Tôi không ở làng nữa. Tôi không
còn gì ở làng nữa. Ngày này sang năm, các anh sẽ biết đến chuyện của tôi”.
Anh đang nghiền ngẫm một đường đi.
Tính cách của nhân vật đã được tác giả đẩy đến mức phát triển cao nhất.
Tai họa dồn dập đến với gia đình Pha, kinh nghiệm xương máu của anh những
khi chạm trán với Nghị Lại, quan huyện, nha lại, lính tráng, cường hào, là cơ sở
thực tế để anh có thể chuyển biến về nhận thức, tư tưởng. Sự tiếp xúc giữa Dự,
Tân, Hòa là những người hiểu biết hơn anh đã thúc đẩy sự chuyển biến đó từ
khả năng đến hiện thực. Vì vậy hành động chống đối của Pha không phải là một
hành động tự phát trong giây lát. Đó là một hành động hiếm có, mang tính tích
cực trong văn học trước cách mạng.
Hoàn cảnh điển hình:
Khái niệm: là hoàn cảnh tái hiện bối cảnh lịch sử của một xã hội nhất định,
phản ánh bản chất hay khía cạnh của một xã hội.
Tiểu thuyết Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan được sáng tác vào
thời gian 1938, khoảng thời gian này xã hội ta trong bối cảnh xã hội thực dân
nữa phong kiến. Người nông dân nghèo nàn chịu nhiều sự áp bức bóc lột. Mâu
thuẩn giữa địa chủ và nông dân trong xã hội bấy giờ là chính.


Hình ảnh Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, Bính trong Bỉ
Vỏ, chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố hay Pha trong Bước Đường Cùng

của Nguyễn Công Hoan. Họ ban đầu là những con người lương thiện, thật thà,
hiền lành nhưng rồi cũng vì sống trong xã hội thống trị của bọn thực dân thối
nát, xã hội bất công muôn hình vạn trạng; sự áp bức, bốc lột của giai tầng thống
trị, sự nhiễu nhưng của bọn quan lại, cường hào đã đẩy họ vào con đường bần
cùng.
Pha như bao nhân vật điển hình khác sống trong xã hội thực dân nửa phong
kiến bị chà đạp, bị hắt hủi chỉ vì đồng tiền mà bọn địa chủ trở nên lố bịch, nhơ
nháo:
- Đồng tiền khiến bọn thống trị như Nghị Lại trở nên tham lam, vơ quét
đến cùng sức kiệt người nông dân:
“Ông giàu có một cách hỗn láo. Tiền thóc, ruộng nhà của người khác, lọt
vào tay ông dễ dàng như trở bàn tay” với “Những bàn ghế, tranh ảnh cùng
trăm thứ trang hoàng trên tường”
- Sống trong hoàn cảnh mà bọn địa chủ, cường hào lắm mưu mô, xảo huyệt
và đầy gian trá:
+ Lừa gạt Trương Thi kiện Pha : “Mày về gọi chồng mày mau đến đây
tao vẽ cách cho mà làm”
+ Hay đến nhà Pha bày mưu kiện lại Trương Thi: “Cho nên tao tưởng
mày theo kiện, rồi kiện lại nó, chứ có đứa hàng xóm như thế, thực là
nguy hiểm. Hiện nay còn nhà mà ở, còn ruộng mà cày, nhưng biết đâu
mai đây, vì một hủ rượu của nó mà mày không những khánh kiệt mà còn
bị tù tội. Cho nên tao định đến đây bàn với mày, là tao cho mày tiền để
mày kiện lại nó”, “Mày ngại không có tiền à?...Tao cho mày vay.”
- Sống trong xã hội với trăm ngàn thứ thuế, vơ vét, cướp giật người nông
dân một cách trơ tráu:
+ Khi ông Hách dịch gọi: “Mới mau rồi nổi trống lên, gọi khan thủ và
tuần hạ ra đây. Gậy, giáo,…” hay “Hai người lính sang những nhà bên
cạnh, bất cứ có người hay vắng, họ cũng cứ vào. Họ lấy những cây nến
gỗ, nồi đồng, họ bắt cả lợn, nghĩa là tất cả đồ đạc đáng giá từ một hào
trở lên”

- Họ bị chà đạp một cách không thương tiếc:
+ Khi Pha bị đánh đập, chửi mắng một cách oan ức: “Nhưng anh bị ông
Nghị gọi đến, đánh cho một trận thực đau rồi đuổi đi, không cho làm
nữa”.


 Từ nguyên tắc điển hình hoá, ta thấy được nhân vật Pha được Nguyễn

Công Hoan xây dựng mang hơi thở, hình ảnh của người nông dân lúc bấy
giờ, Pha điển hình cho tầng lớp bị trị, nông dân bị ép bức, bốt lột. Song
song đó, ta thấy được tinh thần tương trợ khi khó khăn, tính cao đẹp của
người nông dân Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
2.2.2.3. Nguyên tắc khách quan
- Logic nội tại:
Chủ quan:
+ Tác giả xây dựng tình huống để Pha và trương Thi xảy ra mâu thuẫn
rồi dẫn đến bi kịch mất ruộng đất, nợ nần.
+ Tác giả cũng cho Pha đượ nhiều lần khấc lãi để nhân vật được chịu sự
lam lũ => nhân vật nếm trải.
+ Để chị Pha vào nhà lao thăm a Pha, đưa anh Pha 3 đồng để chạy tội ra
tù.
+ Sắp xếp cho nhân vật được nổi loạn chống lại bọn cường hào, quan lại
áp bức bốc lột (Pha, Thi, San cùng nhau hợp sức để thu hoạch vụ mùa
mặc những lời đe doạ).
 Giá trị nhân đạo nhà văn cảm thông, thương xót cho người nông dân
trong xã hội.

-

- Tính khách quan (điều tất nhiên):

+ Cảnh bọn nghị lại, tây đoan, quan lại, tay sai ức hiếp nhân dân, cảnh
thuế lãi suất cao ( vay 5 thùng lúa phải trả 10, 8 xòng được 12 thùng phải
nộp 10 thùng)
+ Cách quan lại hà hiếp lấy đất của dân với giá rẻ bèo, cho vay nhưng
không nhận trả chỉ nhận lãi => đó là điều tất yếu trong xã hội lúc bấy giờ.
+ Người nông dân không được hưởng tự do hạnh phúc, vừa khổ sở lo
thuế, lãi, vừa chống chịu bệnh dịch => gánh chịu mọi bất công trong xã
hội.
Tính thi pháp:
Qúa khứ
Tiêu biểu là nhân vật Pha, một người nông dân hiền lành, chất phát,
nghèo khó, chịu làm ăn, cha mẹ Pha thì mất sớm chỉ còn lại ba anh em là
Quấy, Quậy, Hoà và Pha.
“Nhà Pha ở đầu sớm Chũm Làng An Đạo, làm trong miếng đất thiên
thẹo, rộng độ mươi bước, đất của ông bà nhạc vợ cho lúc mới cưới vợ.
Từ khi ăn riêng anh ấy dúm lấy một cái nhà.”
Tác giả đưa ra khá nhiều chi tiết để nói lên sự khó khăn của Pha lúc anh
có vợ và khi vợ sinh phải ở trong ngôi nhà chật chội, ẩm thấp: “Mái
tranh đầy mạng nhện rũ lũng xuống hàng tràng, là chỗ hứng được nhiều


nước mưa và tiện thể cho chảy vào nhà tong tỏng”. Cuộc sống như thế
khó khăn như thế, mà khi có con thì gia đình Pha lại càng khó khăn hơn.
Qua đó, cho thấy Pha là một người có quá khứ không mấy sung sướng,
xét
ngay cả lúc chưa có vợ và có con cũng thế, cuộc sống chật vật khó khăn
như thế của Pha cũng là tầng lớp nghèo khổ, đại diện cho tầng lớp bị trị
trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
-


-

Hiện tại
Cuộc sống đã vô cùng khốn khó nhưng còn lại bị tầng lớp áp bức, bốc lột
đàn áp. Pha bị bắt nhốt vào tù trong, mệt mỏi nên anh ngủ thiếp đi, trong
giấc mơ anh chợt nhớ về vợ con. Đang sống ở hiện tại thì Pha lại tuỏng
nhớ về cái quá khứ cùng vui và hạnh phúc bên vợ con của mình:
“Anh thấy gian ngoài người ta thắp đèn ba dây. Thầy đội lẹ và bốn người
nữa chân đầu vào ánh sáng đánh tổ tôm với nhau. Mỗi tiếng cười ròn rã
của Thầy đội là một nhát dao nhọn đâm vào ngực anh.
Anh cố ngủ, song không tài nào ngủ được. Lúc về sáng, anhn có chợp
mắt hai ba dạo, nhưng lần nào cũng chiêm bao. Khi thấy như đang ở nhà
với vợ con. Khi thấy phải đày ra một nơi rừng rú nước độc. Cho nên lúc
tỉnh dậy, mình mỏi, hai chân đau liệt, anh bang hoàng nghĩ đến ngày
mai.”
Pha, một người nông dân nghèo khó, chất phát, chân lắm tay bùn nhưng
cũng không thoát khỏi số phận bị tầng lớp thống trị đẩy vào bước đường
cùng, anh cũng cố gắng vùng dậy chống lại nhưng cuối cùng thì chả được
gì ngoài nỗi đau mất vợ và con. Bế tắc, tuyệt vọng Pha quyết định rời
khỏi nơi đây dù cho mọi người có bảo anh ở lại. Sự mất mát quá lớn của
Pha đẩy anh vào bước đường cùng nhưng sẽ có lối thoát
“Tôi không còn gì ở làng này nữa, ngay này sang năm các anh sẽ biết
chuyện của tôi.”
Tương lai
Kết thúc tiểu thuyết tác giả đã nêu lên một chi tiết rất ý nghĩa:
“Pha giơ hai cách tay bị trói lên trời, nắm chặt bàn tay, run run vào
ngực để tỏ rõ nổi căm hờn, nghiến răng rồi nhắm mắt nghiền lại.”Nỗi
căm hờn của Pha lên đỉnh điểm, anh không còn con đường để lựa chọn,
có thể anh sẽ đứng lên để đấu tranh. Dù cho có bị dồn vào bước đường
cùng mất tất cả, nhưng con người vẫn phải sống, phải biết tạo dựng một

tương lai mới, không được chùng bước trước những khó khăn mà mình
đã va vấp ở đâu đó trong cuộc sống.


- Nhân vật nổi loạn: Là đỉnh cao của nguyên tắc khách quan và là
hướng đi về sau của nhân vật mâu thuẫn với dự kiến chủ quan ban đầu của nhà
văn.
Pha nổi loạn như sự phản kháng của một con người rơi vào bước đường cùng:
+ Vợ con chết vì bệnh dịch, bị áp bức nên Pha mất cả tính hiền lành, sinh ra
liều lĩnh: “Anh nhất định không đi lại gì với Nghị Lại nữa. Có túng, anh bóp
bụng chịu đói”
+ Trước sự hạch sách đến vô lí của bọn quan lại. Pha cùng San và Thi đoàn kết
đứng lên chống trả quyết liệt bọn cường hào: “Pha, Thi và San mỗi người cầm
đòn sàn, chạy lại gần, hung hoãng toan đánh” như “Những thằng liều để sống”
+ Chống trả Nghị Lại: “…Biết thế nguy, anh hang tiết, nhất định liều, chống cự
cho đến cùng. Anh vớ được chiếc đòn càn xông vào Nghị Lại phang một cái
thật mạnh vào đầu :
- đồ ăn cướp.”
+ Rồi sau đó cho dù bị đánh đập đến thừa sống thiếu chết, Pha vẫn thấy mình hả
hê vì trả thù Nghị Lại: “Nếu có bị tù tôi không ân hận. Tôi đã đánh nó một đòn
hả giận.”
Tóm lại, qua đó cho thấy dù cho có bị chà đạp, bị mắng chửi, bị đánh đập
nhưng những thân phận thấp cổ bé họng lại càng mạnh mẽ vùng lên. Họ nổi
dậy, vùng lên nhờ được giác ngộ lí tưởng, vào sự đoàn kết lẫn nhau cho dù
tương lai còn bỏ ngỏ: “Pha giơ hai cánh tay bị trói lên trời, nắm chặt bàn tay
run run vào ngực để tỏ rõ nổi căm hờn, nghiến răng rồi nhắm nghiền mắt lại,
kệ cho hai dòng lệ nó tuôn tràn ra, và kệ cho ba anh hem theo mình, không biết
đến đâu mới trở lại.”
 Từ nguyên tắc điển hình hoá, ta thấy được nhân vật Pha trong tác phẩm
được Nguyễn Công Hoang xây dựng rất thành công. Khi nhìn vào Pha

người đọc cũng thấy được hình ảnh người nông dân lam lũ bước ra từ
tác phẩm.
3. Nghệ thuật
- Phản ánh những khía cạnh chân thực của đời sống:
+ Hình ảnh đất nước Việt Nam 1938, người nông dân nghèo khó dưới ách áp
bức bốc lột được thể hiện rõ nét trong tác phẩm. Nguyễn Công Hoan đã đi sâu
vào hoàn cảnh cụ thể để tạo ra tác phẩm vô cùng sắc nét mang hơi hướng của
hiện thực.
+ Miêu tả cuộc sống của người nông dân, của những tên địa chủ, quan lại tay sai
với nhiều tình huống khác nhau để bộc lộ bản chất của từng giai cấp, để người


nông dân phải lam lũ, để nhận ra sự đoàn kết trong lực lượng nông dân đông
đảo.
-Chất trữ tình
+ Nguyễn Công Hoan luôn cố gắng bênh vực cho người nông dân thấp cổ, bé
họng không chỉ trong “Bước đường cùng” mà còn nhiều tác phẩm khác.
+ Hình ảnh người nông dân giúp đỡ lẫn nhau dù nghèo khó, tác giả cũng thể
hiện tình cảm của mình khi miêu tả đến cảnh chết chốc ( cái chết chị Pha), miêu
tả những giọt nước mắt của người nông dân khi bị bốc lột, qua đó tác giả đã gửi
tình cảm của mình vào đó, sự bênh vực của ông cũng phải trở nên vô vọng trước
hoàn cảnh lúc bấy giờ.
-Miêu tả nhân vật
+ Nhân vật trong “Bước đường cùng” được vẽ nên với nhiề nét tính cách khác
nhau, tuỳ vào mọi hoàn cảnh mà bộc lộ từng khía cạnh trong tính cách.
+Ngoại hình của nhân vật Pha được khắc hoạ nên không khác gì những người
nông dân bấy giờ: da đen, người to con,… khi vào tù thì tiều tuỵ, lã người vì bị
ép dung thuốc phiện,.. => từng hoàn cảnh nét ngoại hình của nhân vật được thay
đổi theo, mà ở đây Nguyễn Công Hoan đã làm cho Pha ngày càng có nét đi
xuống bởi sự áp bức bốc lột dã man dưới ách thống trị nửa phong kiến, nửa thực

dân đầy rong ruổi.
+ Tâm lý, nội tâm nhân vật: về tâm lí, nội tâm của nhân vật cũng thay đổi theo
từng hoàn cảnh nhất định. Tác giả đã cho nhân vật Pha chiến thắng cám dỗ là
thuốc phiện bằng lí trí của mình, Pha đã ngẫm ra được rằng nếu mình nghiện nó
thì sẽ làm khổ vợ con lẫn chính bản thân mình. Đó là sự bênh vực của nhà văn
cho nhân vật của mình. Trong lúc bị áp bức đến cùng cực, Pha đã hiểu được
chân lí là mình đã mất hết vợ con, sống cũng bị áp bức thì mình phải biết làm
gì, chẳng lẽ đứng yên để chịu. Nội tâm nhân vật luôn nghĩ đến vợ con, mọi đày
ải trong nhà tù, lao động để trả lãi thì Pha đều nuốt chặt, dù bên trong anh đầy
những mâu thuẫn.
 Qua nghệ thuật trong tác phẩm ta thấy được sự tài tình của nhà văn, nét
quan điểm riêng biệt của Nguyễn Công Hoan so với các nhà văn khác.
Đồng thời cũng lên án xã hội thực dân nửa phong kiến đã áp bức bốc lột
người nông dân đến bước đường cùng, số phận khổ đau, lênh đênh như
nhân vật Pha, chị Pha, San, trương Thi trong tác phẩm “Bước đường
cùng”.




×