Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Ý tưởng sáng sác lấy luân lý làm gốc, lấy gia đình làm khuôn mẫu, lấy sự nhân nghĩa làm điểm cốt yếu cho mọi việc ở đời Làm rõ nhận định thể hiện trong tác phẩm Cha con nghĩa nặng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.6 KB, 10 trang )

Đề 1: Trong cuốn “Nhà văn hiện đại”, Vũ Ngọc Phan đã đưa ra nhận định về
nội dung tiểu thuyết HBC: “Ý tưởng sáng sác lấy luân lý làm gốc, lấy gia đình
làm khuôn mẫu, lấy sự nhân nghĩa làm điểm cốt yếu cho mọi việc ở đời”. Làm
rõ nhận định thể hiện trong “Cha con nghĩa nặng”.
MB: Ai đã từng đọc qua tác phẩm của HBC cũng khó lòng mà quên được những
bài học về cuộc đời, về con người và những quan niệm sống “lành mạnh” của ông.
Cũng từ lẽ đó, trong cuốn “Nhà văn hiện đại”, Vũ Ngọc Phan đã đưa ra nhận định
về nội dung tiểu thuyết HBC: “Ý tưởng sáng sác lấy luân lý làm gốc, lấy gia đình
làm khuôn mẫu, lấy sự nhân nghĩa làm điểm cốt yếu cho mọi việc ở đời”. Mà quả
đúng vậy, đọc bất kì một tác phẩm nào của HBC, ta đều dễ dàng nhận thấy những
hệ thống luân lý được tác giả xây dựng. Ta hãy cùng đi sâu vào một tác phẩm mà
ngay từ cái tên đã nói lên ý hướng nền tảng trong sáng tác của ông – cha con nghĩa
nặng.
*TƯ LIỆU nhận xét:
-Trên một bình diện rộng hơn, đối với phong tục nước nhà nói chung, HBC muốn
duy trì và bồi đắp nền luân lý đạo đức cổ truyền.
-HBC bảo thủ một cách sáng suố, ông muốn duy trì những giá trị truyền thống,
nhưng cũng sẵn lòng chấp nhận những cái mới không ngược lại tinh thần cố hữu
của dân tộc.
-cái cốt cách của người dân miền Nam. Cốt cách ấy, tinh thần trọng nghĩa khinh tài
ấy hoà với ước mơ đạo lí của người bình dân về cái thiện thắng cái ác, lòng tốt thì
được đền bù còn tội ác thì bị trừng trị làm cho tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh gần
gũi với người bình dân vốn chuộng tình nghĩa, khát khao công lí ở đời. Đó là một
lẽ giải thích vì sao tác phẩm của Hồ Biểu Chánh được nhiều người hâm mộ, nhất là
bà con lao động.
-Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Y cũng từng viết về ông: “Phần lớn những tiểu
thuyết của HBC vẫn chưa bị người đọc chán bỏ chính vì tác phẩm của ông còn đủ
sức gây xúc động trong lòng người và đưa tâm hồn ngươi ta hướng thượng”.
-Hoài Anh trong chân dung văn học đã từng nói: Điều kì lạ là cái đạo lí mà Điều
kỳ lạ là cái đạo lý mà Hồ Biểu Chánh rao giảng cho đến gần đây và cả mới đây
(trong phong trào tái bản ồ ạt sách Hồ Biểu Chánh) vẫn được người bình dân đón


nhận, vì họ bắt nguồn từ đạo lý dân tộc, mang tính chất nhân dân, có cơ sở từ
nghìn đời, người ta phải bám vào cái đạo lý truyền thống đó mới thắng được làn
sóng Âu hóa dồn dập tràn tới, văn hóa thực dân cũ cho đến thực dân mới. Nó vừa


là sức đề kháng, vừa là phép vệ sinh tinh thần của con người Việt Nam trước bầu
không khí ô nhiễm của văn minh vật chất từ trời Tây đưa lại”.
Đó là chuyện thuỷ chung hay lừa đảo, phản trắc, là tình thương người nghèo khổ
gặp cảnh hoạn nạn hay thói tham tiền bạc nghĩa, chuyện may rủi hay vinh nhục
như nước lớn nước ròng trong số phận của mỗi con người dù cho đó là ai. Những
chuyện ấy, cảnh ấy rất gần gũi với đời sống hàng ngày của nhân dân nên họ rất dễ
dàng chia sẻ với tác giả, thích đọc tác phẩm của nhà văn.
Về luân lí:
Ý hướng luân lý của HBC biểu lộ rõ rệt ở câu chuyện và cách trình bày nhân vật.
trước hết, tiểu thuyết của ông thường nặng tính chất luân lý. Ngta chỉ cần đọc
những nhan đề như Vì tình vì nghĩa, cha con nghĩa nặng, nợ đời, bức thư hối
hận…. cũng có thể biết chủ đích luân lý của tác phẩm. Hầu hết truyện của ông đều
đẫn đến một kết cục có hậu, thiện bao giờ cũng thắng ác đúng theo sự tin tưởng
của nhiều người: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ” hay “thiện ác đáo đầu hung hữu
báo”. Lại nữa, lòng thương người, sự rộng lượng, sự tu thân lập chí, sự hiếu hạnh,
sự cải tà quy chánh của các nhân vật và cả những lời giảng giải luân lý của tác giả
đầy rẫy trong truyện.
-HBC từng viết: “Phải viết đặng ghi cái hay cái dở của nhơn tình thế thái về
khoảng đời trụy lạc mà để lại cho em cháu ngày sau được biết chỗ thấp chỗ cao.
Phải viết đặng chỉ đường vạch nẻo cho con cháu trong nhà ngó thấy”.
-Khuynh hướng đạo lí đã chi phối mạnh mẽ nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
Mục đích phản ánh hiện thực xã hội cũng nhằm để thể hiện quan niệm đạo đức của
tác giả. Khuynh hướng đạo lí thể hiện ngay từ tên của tác phẩm, nào là "Vì nghĩa
vì tình", nào là "Cha con nghĩa nặng", nào là "Dây oan", “bức thư hối hận”...
Nhân vật có Thị Lựu hành động đi ngược lại với giá trị đạo đức truyền thống của

dân tộc: ngoại tình phản bội chồng, đánh rơi mất câu tam tòng tứ đức của người
phụ nữ. Điêu ngoa đanh đá mắng chửi chồng. Đây là một kiểu mẫu phụ nữ đáng bị
chê trách trong xã hội đương thời, họ đã đi trái lại đạo đức truyền thống dân tộc.
Trong gia đình, chữ hiếu là giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, nhưng ta thấy rằng
trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thì có những biểu hiện đi ngược lại những giá
trị đáng quý ấy, đó là sự bất hiếu của con cái đối với cha mẹ. Trong tiểu thuyết
“Cha con nghĩa nặng”, Ba Giai đã bất hiếu với bà Hương Quản tồn, khiến bà đau
lòng đến mức không muốn nhìn mặt. Làm con lẽ ra phải làm vui lòng cha mẹ, thế


mà… Oái oăm thay, trong xã hội lúc bấy giờ lại có không ít những trường hợp như
thế.
- Bên cạnh những kẻ bạc ác, xấu xa có những người lương thiện, chung thủy như
-Tình cảm gia đình phải bắt nguồn từ hai chiều. Cha mẹ có yêu thương và làm tròn
bổn phận với con cái thì mới có thể nhận được tình yêu thương, lòng kính trọng,
hiếu thảo từ con cái. Xưa nay văn chương hay ca ngợi tình mẫu tử nhưng ít đề cập
đến tình phụ tử. Và HBC đã đi sâu khai thác thành công phương diện đó, hình ảnh
ngươi cha yêu thương con vô vờ bến, hi sinh tất cả vì con. (Dẫn chứng)
-Trần Văn Sửu sống cho bổn phận, luôn ý thức làm tròn chức năng của một thành
viên trong gia đình, một cá nhân của cộng đồng. TVS từng cố mà sống vì con, vì
thương nhớ con mà lặn lội đường xa bất chấp nguy hiểm về nhìn mặt con, khi biết
sự xh của mình không tốt thì… thậm chí muốn tự tử…
- Thằng Tý và con Quyên trong Cha con nghĩa nặng, khi thấy cha vượt ngục trở về,
không những đã không sợ liên lụy và còn cứu cha cho khỏi án cũ để cha con đoàn
tụ vui vẻ. “Con về không được. Bấy lâu nay con tưởng cha đã chết rồi, té ra cha
còn sống. Vậy thì bây giờ cha đi đâu con theo đó”, “Cha tôi chết đi sống lại không
cho tôi đi mừng cha tôi sao?” .Theo quan niệm đạo đức truyền thống thì trong gia
đình, anh em phải thương yêu đùm bọc lấy nhau. Như Tí và Quyên.
-Riêng bà HQT giận con, miệng cứng mà lòng mềm “Nó đừng có về đây mà chọc
giận tao. Tao đã nhứt định từ nó rồi. Tao nói cho vợ chồng bây biết: Ngày nào tao

chết, bây cũng đừng cho thằng quỉ đó hay; nếu bây cãi lời tao bây cho nó về đây,
nè, tao bứt néo đa”. con biết sửa đổi vẫn yêu thương con như ngày nào “Thôi sửa
soạn đi theo tao mà về dưới nhà. Mà về nhà thì phải lo làm ăn, chớ không được
chơi bời nữa đa, nghe hôn?”. Ngoài đời nào có ai đối xử được với ta như thế, ta đã
làm sai thì dù có có hối hận xin lỗi chắc gì đã còn nhận được sự tha thứ thật lòng.
Chỉ có cha mẹ.
->Mỗi bài học đạo lý trong tp của HBC là một tiếng chuông vang lên để thức tỉnh
lương tri của con người, phải sống phù hợp với lẽ phải ở đời và hướng con người
đến chân – thiện – mỹ.
-Người ở hiền gặp lành, kẻ làm ác gặp dữ -> ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn và
hạnh phúc hơn.
-HBC cho thấy giữa xã hội đương thời có nhiều sự suy thoái, xù xì góc cạnh, vẫn
còn có những người tốt, giàu phẩm chất. ông hi vọng có thể dùng đạo đức để sửa
chữa mọi hành vi xấu xa của cong người, kể cả giai cấp thống trị, vì theo ông


không phải tất cả giai cấp địa chủ đều xấu xa gian ác. Bên cạnh những kẻ tham lam
hà hiếp vẫn còn có những người tốt bụng giàu lòng nhân ái sẵn sàng cưu mạng
giúp đỡ người ngèo như HQT. Một con người có địa vị trong xã họi nhưng con
người thì: “Bà HQT giàu có, mà không khổ khắc… hoạn nạn”. Thương và giúp đỡ
kẻ khó khăn, đó là tấm lòng đáng quý trọng. Bà giúp đỡ anh em của Tý Quyên, hai
hoàn cảnh đáng thương. Không những thế, bà còn là người hết sức công tâm, BG
con của bà phạm phải sai lầm, dẫu là con ruột của mình thì bà cũng không thiên vị:
“Thứ đồ du côn, ăn cướp, nhắc tới nó tao ghét quá”. Thế nhưng khi BG biết ăn năn
hối lỗi thì bà đã sẵn lòng tha thứ… Mặc dù thuộc giai cấp thống trị nhưng bà HQT
thật đáng quý bởi tấm lòng nhân ái, nhân hậu, vị tha và trọng lẽ phải, không khinh
khi mà còn đối xử với ng nghèo khó bằng cả tấm lòng.
-> Trong xã hội hủ bại đương thời vẫn có những người giàu lòng nhân ái, biết cưu
mang giúp đỡ người khó khăn. Tất cả những việc làm tốt đẹp của các nhân vật trên
hết sức có ý nghĩa và giá trị sâu sắc.

-Những cái xấu xuất hiện để vạch ra và phê phán, người tốt có phẩm chất tốt trở
thành tấm gương tiêu biểu. Qua đó người đời nhìn vào tự đánh giá hành vi lối sống
của mình.
+Bổn phận của con người trong xã hội là phải sống sao cho đạo đức.
+Nhân vật chính diện của HBC là Nhị Văn sống vì chữ trung, hiếu, tiết, nghĩa.
Ngược lại Nhị Văn phản diện là những kẻ bất nhân phi nghĩa.
HBC là nhà văn đề cao luân lí, đạo đức, nhân nghĩa ở đời.
HBC luôn xây dựng hệ thống nhân vật gồm hai loại người đối lập. Một bên đại
diện cho cái thiện, một bên đại diện cho cái ác. Cái thiện bao giờ cũng chiến thắng
và cái ác luôn bị trừng trị nghiêm khắc. - >Luật nhân quả.
HBC không ngần ngại đứa lời giảng luân lý của mình vào trong tác phẩm.
-Cái luân lí nhân nghĩa theo HBC chính là phải biết cư xử đúng mực trong quan ệ
giữa con người với nhau, qh vợ chồng, cha mẹ con cái, bè bạn. Đó chính là giá trị
giáo dục được truyền tải trong tp của ông.
-Xây dựng những nhân vật nghĩa hiệp giàu lòng thương người.
+Lối kể chuyện theo trình tự thời gian nhất định, cách kể chuyện cùng với cách sử
dụng ngôn ngữ hấp dẫn, mộc mạc tạo nên một phong cách mới mẻ cho truyện.
+ Truyện được diễn biến với tiết tấu nhanh, dồn dập.


+Tất cả các vai đều diễn tính tình của mình bằng những cử chỉ và hành.
+Tả cảnh không cầu kì mà gần gũi chân thật.
+Tác phẩm kết thúc có “hậu”, phù hợp với khuynh hướng đạo lí và chân lí “ở hiền
gặp lành”.
* Kết cấu trong văn chương Hồ Biểu Chánh:
-Lối viết của Hồ Biểu Chánh kế thừa và gắn bó mật thiết với lối kể truyện truyền
thống trong truyện kể dân gian. Một trong những đặc điểm nổi bật khi xây dựng
cốt truyện theo lối ấy là cấu trúc theo mô hình kết thúc có hậu.
-Thường xây dựng hai tuyến nhân vật có sự xung đột lẫn nhau: thiện – ác, chính
diện – phản diện, giàu – nghèo... nhưng lại không bao giờ xây dựng một mẫu

người rập khuôn, cố định.

Kết Luận:
-Ta thấy yêu hơn về ngôn ngữ mộc mạc bình dị của một thời để rồi nghĩ suy về
hôm nay. Và yêu những giá trị văn hóa và thấy mình phải làm gì để giữ gìn cái quý
giá ấy.
-HBC đã mất, nhưng những gì ông để lại vẫn luôn chứa đựng những giá trị vượt
thời gian, những giá trị tinh thần vô cùng đáng quý, giống như tôn chỉ mà ông đã
xác định rõ trong cuộc đời cầm bút của mình: “Viết tiểu thuyết để cảm hóa đặng
lần lần dắt quần chúng trở về đường chánh đại quang minh”.
-Ngày nay người đọc bình dân say mê tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh một phần vì tìm
thấy ở đó cái yên tĩnh của một thời, cái hương vị đẹp đẽ của đạo lí truyền thống
ngày xưa. Hương vị ấy có phần phôi pha theo thời gian trong khi mà lòng người ta
lại hướng về nó, khao khát nó trong lúc này.

Đề 2: "Xê dịch, ngông, đa tình" là những biểu hiện trog thơ
Tđà. PT st để làm rõ.
MB:
Tản Đà là một nhà văn đặc biệt nổi trội trong thời kì giao thoa cũ mới của văn học
việt nam ta. Ông cung chính là ngươi đi đầu, tiên phong trong phong trào thơ mới.
Ông khơi nguồn cho làn sóng văn học lãng mạn diễn ra mạnh mẽ, góp phần thay
đổi diện mạo của văn học bằng chính tài năng và cá tính đặc biệt của mình. Cũng


chính vì thế mà đến tận ngày nay, người ta vẫn chưa thế quên một Tản đà ngông,
xê dịch, và đa tình.
TB:
-Trong lời bạt "Tản Đà tuyển tập", Nguyễn Khắc Xương đã có phát hiện quan
trọng: "Cái mà Tản Đà đóng góp vào tiến trình văn học Việt Nam, đó là bản ngã
Tản Đà. Bản ngã hiện diện, phô bày, xuyên suốt mọi tác phẩm, bản ngã sừng sững

đứng, tự khẳng định, độc đáo, gai góc, sắc cạnh, một bản ngã lần đầu tự xưng
danh, nói về mình, đặt mình làm nhân vật trung tâm của tác phẩm, lấy mình mà
đối thoại với người đọc mình. Tản Đà đặt vào văn học một bản ngã hay nói cách
khác như Xuân Diệu, một "cái tôi -individu" và bằng cách đó, cắm một cái mốc
cho bước ngoặt tiến trình văn học... Cái tôi của Tản Đà là cái tôi ngông, cái tôi xê
dịch và cái tôi đa tình, đó là ba chất liệu cơ bản cấu trúc thành một bản ngã có tự
hiệu là Tản Đà".
“Thần ngông” Tản Đà
- Cái ngông: thể hiện thái độ, phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa có cốt cách, tâm
hồn khác biệt với người thường, không chấp nhận sự đơn điệu mà luôn muốn phá
cách, sống phóng túng, tự do khẳng định cá tính và bản lĩnh của mình.
-TĐ chán ghét thực tại, thoát ly cõi trần để sống và mơ ước ở chốn thần tiên, thơ
TĐ đưa ta vào thế giới mới, khác xa cuộc sống tù túng thường ngày.
TĐ từng muốn làm thằng cuội lên cung trăng chơi với chị Hằng. Đến “Hầu trời”
thi nhân lại mượn chuyện hầu trời để bộc lộ cái tôi “ngông” của mình.
Đêm qua chẳng biết có hay không
Chẳng phải hoảng hốt hay mơ mòng
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thế
Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.
Lên trên đó, nhà thơ được dịp khoe hết tài tnawng của mình. Có lẽ vì người đời
quá khắt khe lại thêm “văn chương hạ giới rẻ như bèo” nên ông mộng được đem
văn lên bán ở trời.
Văn đã giàu thay lại lắm lối
Trời nghe trời cũng bật buồn cười
“Anh gánh lên đây bán chợ trời”


thơ hay đến nỗi chư tiên phải ao ước, tranh nhau dặn. Gánh lên: Thơ nhiều. Là cái
cớ để khẳng định tài năng bản thân và bộc lộ quan điểm mới mẻ về nghề viết văn,
qua đs thấy được cái tôi đầy cá tính mà ta không thể nhầm lẫn với bất kì nhà thơ

nào khác – đó là một kiểu ngông rất mới và độc đáo của nhà nho đang sống ở thời
kì mà ý thức cá nhân bắt đầu được trân trọng và khẳng định.
Ước vọng của một người nhiều tình cảm muốn nhận được tình thương trìu
mến của người khác, ước vọng của một kẻ nhiều kiêu hãnh, làm một nhà nho
muốn ngta hiểu cái nhiệm vụ trojng đại của mình..--> mộng gây nhiều hứng
thú nên ông rất ưa mộng. . Cái “ngông” mang đầy chất lãng mạn, có dấu ấn riêng
khó lẫn.
Trong lúc tiếng pháo nổ ran trên đường phố tiễn năm cũ đón xuân mới. thì ông lại
ngất ngây cùng be rượu ngân nga:
“Năm xưa tết nhất đã suông suồng
Tết nhất năm nay lại quá tuồng.
Tiếng pháo nghe nhờ thiên hạ đốt
Cờ vàng dấu đỏ để vương suông.”
->Dẫu đời sống vật chất còn nhiều thiếu thốn nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn phóng
túng, vẫn buông cái nhìn khinh bạc trước những việc nhạt nhẽo, vô vị. Một cái
“ngông” cười khinh trước thời thế loạn lạc, giả tạo. Cái “ngông” coi thường cường
quyền, địa vị đứng trên những quy luật thông thường. Cách “ngông” ngày tết của
thi nhân thật lạ và giàu cá tính
“Mê chơi” thỏa thích “giang hồ”
Tản Đà là người mê chơi, ông thích khắp mọi nơi để tận mục sở thị mọi thứ,
thưởng thức những món ngon ở đời ấy chính là niềm vui hưởng lạc mà ông mong
muốn, ông không muốn sống bó buộc trong sự nhàm chán, để rồi cư phải chứng
kiến những sự không vui ở đời. Đó cũng là điểm nổi bật trong tính cách của ông.
Có thể nói, cuộc đời Tản Đà rong ruổi cuộc “trường kỳ xê dịch”
Những vần thơ tự hoạ nói rõ tính cách của Tản Đà luôn hướng theo “chủ nghĩa xê
dịch”:
“Trời sinh ra bác Tản Đà
Quê hương thời có, cửa nhà thời không.



Nửa đời Nam Bắc Tây Đông
Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt ly
Túi thơ đeo khắp ba kỳ
Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió giăng…”
->Hành trang là túi thơ, đi khắp mọi vùng miền, thưởng thức đặc tính của từng nơi.
“Long xuyên chén mắm, Nghệ An chén cà
Sài Gòn nhớ vị cá tra
Cái xe song mã, chén trà Nhất Thiên
Đa tình con mắt Phú Yên
Hữu tình rau bí ông quyền Thuận An”.
Thậm chí vào lúc tết đến xuân sang ai ai cũng đều hướng về quê hương thì chàng
lãng tử Tản Đà lại mải chơi quên lối về:
“Chơi xuân kể lại hành trình
Ngày ba mươi tết hứng tình ra đi
Từ Bất Bạt qua Việt Trì
Còn năm Kỷ Tị còn thì tiết đông
Canh Thân ăn tết Thăng Long
Sang ngày mồng bốn vào trong Trung Kỳ.”

*Đa tình:
Những người có tài thường đa tình, bởi họ nhạy cảm hơn người khác nên
cũng dạt dào tình cảm hơn. Tản Đà không nằm ngoài cái đa tình ấy, và chắc
chắn rằng ông cũng tự nhận thức được bản thân mình:
“người đâu cũng giống đa tình
Tưởng là ai, lại là là mình với ta”.
Cái tình của ông đậm đà và lai láng đến mức viết thư cho người tình không
quen biết.
Ngồi buồn ta lại viết thư chơi
Viết bức thư này gửi trách ai
Non ngườiớc bấy lâu lòng tưởng nhớ

Mà ai tri kỉ vắng tăm hơi


Là người đa tình nhưng lại không có may mắn gặp được giai nhân trong
mộng. Ông khao khát yêu đương, khao khát có được người bạn tình tri kỉ để
chia sẻ buồn vui, khao khát đó gần như trở thành căn bệnh khiến ông đau
đớn, nỗi đau đớn ấy được thể hiện hết sức kín đáo và tinh tế:
Quái lại vì sao cứ nhớ nhau?
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu
Bốn phương mây nước người muôn nả
Hai chữ tương tư một gánh sầu”
KL:
Tản Đà là một nhân vật lớn và đặc biệt trong thi đàn Việt Nam, ông đã mang đến
cho đời những vần thơ hay và lạ. Chính cái dấu ấn ngông, xê dịch, và đa tình của
riêng ông đã làm nên những vần thơ bất hủ.


Đề 3: Trong tiểu thuyết “Thầy Lazaro phiền” Nguyễn Trọng Quản đã trình
bày quan niệm viết văn của mình rất đáng được ghi nhận. Ông viết “Đã biết
rằng xưa nay nhân dân ta chẳng thiếu chi thơ, văn phú, truyện nói về những
đấng anh hùng, hào kiệt, những tay tài cao trí cả rồi đó, mà những đấng ấy
thuộc về thời xưa chớ đời nay chẳng còn nữa. Bởi đó, tôi mới dám tùy tiện đặt
một truyện đời nay là sự thường có trước mắt ta, như vậy sẽ có nhiều người sẽ
lấy lòng vui mà đọc”. Phân tích tác phẩm “Thầy lazaro phiền” để làm rõ nhận
định.



×