Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN DNNN VĂN 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.95 KB, 21 trang )

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ TRỢ GIÚP
PHÁT TRIỂN DNNVV NĂM 2014
I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi
phục chậm và không đồng đều giữa các nền kinh tế sau suy thoái toàn cầu. Ngoài ra, tình
hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu dẫn đến kinh doanh
trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp cũng như xuất khẩu của khu vực đồng EURO
bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực.
Ở trong nước, kinh tế vĩ mô diễn biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tổng cầu
của nền kinh tế tăng chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó
khăn, tồn kho hàng hóa vẫn ở mức cao. Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu.
Trước tình hình đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các
ngành, các cấp và địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm từng bước
thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm, trong đó đáng lưu ý là:
(i) Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp và địa
phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm
2014. Chính phủ đã có nhiều hành động cụ thể chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và tháo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp (DN).
(ii) Nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh
nghiệp nhà nước (DNNN), tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN 2014-2015
ngày 18/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/03/2014 về
đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN. Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày
06/03/2014 về việc đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. Ngày 15/7/2014, tại Hà
Nội, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính
trị về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công
ty nông, lâm nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ cũng tổ chức nhiều cuộc họp của Ban Chỉ đạo
Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, tổ chức các đoàn công tác của Ban chỉ đạo cùng các
bộ ngành liên quan kiểm tra, đôn đốc, xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong
việc thực hiện tái cơ cấu DNNN.
(iii) Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng DN, tại Hội nghị Thủ tướng
Chính phủ với DN năm 2014 được tổ chức vào ngày 28/04/2014 tại Hà Nội, Thủ tướng


đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/05/2014 về giải quyết khó khăn, vướng mắc,


kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của DN, góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2015.
Sự quyết tâm của Chính phủ, các cấp, các ngành cùng với nỗ lực của cộng đồng
DN đã góp phần giữ ổn định vĩ mô, từng bước phục hồi và phát triển sản xuất, tạo tăng
trưởng kinh tế hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm
2014 đạt 5,9%, cao hơn so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra (5,8%) và cao hơn năm 2013
(5,42%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định,
lạm phát được kiểm soát dưới mức 5%, mặt bằng lãi suất giảm, cán cân thương mại thặng
dư, thị trường ngoại hối ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng duy trì tốt, niềm tin
nhà đầu tư tiếp tục bảo đảm. Mặc dù có những chỉ báo tích cực về tình hình kinh tế vĩ mô
nhưng nhìn chung hoạt động sản xuất của DN vẫn còn khó khăn và tiếp tục cần có các
giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ để có thể duy trì động lực phát triển.
Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong
năm 2014, cả nước có 74.842 DN đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là
432.286 tỷ đồng, giảm 2,7% về số DN và tăng 8,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ
năm trước.
Bên cạnh đó, xu hướng thanh lọc diễn ra mạnh mẽ từ năm 2013 đến nay đã sàng lọc
lại những DN thực sự có chất lượng, không chỉ linh hoạt để tồn tại qua giai đoạn khó
khăn nhất mà còn tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh mới để mở rộng quy mô hoạt động.
Cụ thể, trong năm 2014, có 22.758 lượt DN thay đổi tăng vốn với tổng số vốn đăng ký
tăng thêm là 595.707 tỷ đồng. Như vậy, tổng số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung
thêm vào nền kinh tế trong năm 2014 là 1.027.993 tỷ đồng.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một DN trong năm 2014 đạt 5,8 tỷ đồng, tăng
11,5% so với cùng kỳ năm 2013. Số lao động dự kiến được tạo công việc làm của các DN
thành lập mới trong năm 2014 là 1.091 nghìn lao động, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm
trước. Như vậy, mặc dù vẫn chưa thực sự thoát khỏi bối cảnh khó khăn nhưng xét trên
khía cạnh quy mô vốn, doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2014 đã tăng hơn so với

cùng kỳ năm ngoái. Điều đó cho thấy môi trường kinh doanh đã được cải thiện, tạo niềm
tin cho cộng đồng DN vào môi trường kinh doanh.
Trong năm 2014, một số ngành, lĩnh vực hoạt động có sự gia tăng về DN thành lập
mới, như: nghệ thuật, vui chơi và giải trí; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, đặc biệt
là sự phục hồi trở lại của lĩnh vực kinh doanh bất động sản, phản ánh hiệu quả các biện
pháp của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn của chương trình tín dụng 30.000 tỷ
đồng cho vay hỗ trợ nhà ở người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp. Bên cạnh đó, vẫn
còn một số ngành, lĩnh vực có số DN thành lập mới giảm so với năm 2013, gồm: khai
khoáng; khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác;


xây dựng; dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ
hỗ trợ khác và bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy.
II. TÌNH HÌNH TRỢ GIÚP DNNVV NĂM 2013-2014
1. Tổng quan về chính sách trợ giúp DNNVV
Nhằm tạo khung khổ pháp lý cho hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV, ngày
30/6/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển
DNNVV và tiếp đến là Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/5/2010 của Chính phủ nhằm
đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị định số
56/2009/NĐ-CP. Kế hoa ̣ch phát triể n
DNNVV 5 năm giai đoa ̣n 2011-2015 (ban hành kèm theo Quyết định số 1231/QĐ-TTg
ngày 07/9/2012) đã đươ ̣c xây dựng, trong đó cu ̣ thể hóa nhiề u giải pháp trơ ̣ giúp DNNVV
quy đinh
̣ ta ̣i Nghị định số 56/2009/NĐ-CP.
Trên cơ sở khung pháp lý về trơ ̣ giúp phát triể n DNNVV , Chính phủ đã ban hành
nhiề u chin
́ h sách trợ giúp phá t triển DNNVV (hoă ̣c liên quan đế n trơ ̣ giúp DNNVV )
trong các liñ h vực : hỗ trơ ̣ tài chính tin
́ du ̣ng ; mặt bằng sản xuất kinh doanh; đổi mới,
nâng cao năng lực công nghệ; xúc tiến mở rộng thị trường; thông tin và tư vấn; phát triển

nguồn nhân lực.v.v… cho các DNNVV. Điể n hin
̀ h là mô ̣t số chương trin
̀ h , hoạt động liên
quan đế n trơ ̣ giúp DNNVV trong các liñ h vực sau:
- Hỗ trơ ̣ tài chiń h, tín dụng: hỗ trơ ̣ DNNVV vay vố n ta ̣i các ngân hàng thương mại
(NHTM); bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV vay vố n ta ̣i NHTM (thông qua các Quỹ bảo
lãnh tín dụng cho DNNVV tại các địa phương và thông qua Ngân hàng Phát triển Việt
Nam); hỗ trợ DN thông qua gia hạn, miễn, giảm một số khoản thu NSNN (thuế Thu nhập
DN, thuế Giá trị gia tăng, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất…) theo các Nghi ̣quyế t của Quố c
hô ̣i và của Chính phủ .v.v…
- Đổi mới , nâng cao năng lực công nghệ , trình độ kỹ thuật cho các DNNVV :
Chương trình đổ i mới khoa ho ̣c công nghê ̣ quố c gia đế n năm 2020[1]; Chương trình hỗ
trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015[2]; Chương trình quốc gia nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của DN Việt Nam đến năm 2020[3]; và mô ̣t số cơ
chế và chin
́ h sách khuyế n khić h DN đầ u tư vào khoa ho ̣c công nghê .̣ v.v…
- Trơ ̣ giúp phát triể n nguồ n nhân lực cho DNNVV : Đào tạo , bồ i dưỡng nguồ n
nhân lực cho các DNNVV [4]; Chương trình nâng cao năng lực quản lý (thuô ̣c Chương
trình khuyến công quốc gia ); Nâng cao năng lực pháp lý cho DN (thuô ̣c Chương trình hỗ
trơ ̣ pháp lý liên ngành).v.v…
- Hỗ trơ ̣ thông tin và tư vấ n : Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chin
́ h phủ quy
đinh
̣ về hoa ̣t đô ̣ng cung ứng và sử du ̣ng dich
̣ vu ̣ tư vấ n ; Nghị định số 77/2008/NĐ-CP của


Chính phủ quy định về tư vấn pháp luật ; Hoạt động hỗ trợ pháp lý thuộc Chương trình hỗ
trơ ̣ pháp lý liên ngành; Hoạt động tư vấn khuyến công .v.v…
- Xúc tiến , mở rô ̣ng thi ̣trường : các hoạt động xúc tiến thương mại (thông qua

Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia của các Bộ, ngành, địa phương).v.v…
Trong các năm 2013 và 2014, Nhà nước đã dành nguồn lực từ NSNN và các
nguồ n huy đô ̣ng , tài trợ khác thông qua các chương trình , hoạt động, dự án để thực hiện
trợ giúp các DNNVV (tổng hợp tại Phụ lục kèm theo).
2. Đánh giá một số kết quả đạt được trong trợ giúp DNNVV
2.1. Cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan
Trong năm 2013 và 2014, với việc sửa đổi, bổ sung các Luật thuế: Thu nhập DN,
Thu nhập cá nhân, Giá trị gia tăng, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi
hành[5], đặc biệt với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị
quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Chỉ thị số 11/CTTTg ngày 21/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến
nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của DN, góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2015 và Chỉ thị số 13/CT-TTg
ngày 01/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh thực hiện các giải pháp và
giải quyết các thủ tục hỗ trợ, giúp đỡ các DN bị thiệt hại tại một số địa phương, thủ tục
hành chính trong lĩnh vực thuế đã có những cải cách mạnh mẽ, mang lại những tác động
tích cực đối với cộng đồng DN.
Điển hình là giảm thiểu đáng kể thủ tục hành chính thuế như rút ngắn thời gian
hoàn thuế GTGT đối với trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra sau (giảm từ 15 ngày
xuống 6 ngày); thay đổi về thuế suất thuế thu nhập DN như: thuế suất phổ thông giảm từ
25% xuống còn 22%, DN có doanh thu không quá 20 tỷ đồng /năm xuống 20% (và còn
tiếp tục giảm theo lộ trình ); kê khai nộp thuế GTGT theo quý (thay vì theo tháng )… Kế t
quả thực hiện về kê khai thuế điện tử cũng cho thấy , tính đến ngày 25/10/2014, cả nước
đã có 416.689 DN khai thuế qua mạng (chiếm 85,5% số DN đang hoạt động). Nhiều Cục
Thuế đã triển khai có số lượng DN kê khai thuế qua mạng chiếm trên 96% như Cục Thuế
Tp. Hồ Chí Minh (100%), Hà Nội (99,99%), Bà Rịa-Vũng Tàu (98,98%), Nghệ An, Hải
Dương…
Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế cũng đã đặt ra với các chỉ tiêu cụ
thể để đến cuối năm 2014 giảm thời gian thực hiện thủ tục khai thuế, nộp thuế xuống còn
không quá 300 giờ/năm và đến năm 2015 bằng với mức trung bình của nhóm nước



ASEAN-6 (171 giờ/năm); giảm số lần nộp thuế xuống tối thiểu bằng với mức trung bình
của các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, với việc ban hành Luật Hải quan năm 2014 (được Quốc hội khóa
XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014), việc kê khai hải quan được thực hiện theo
phương thức điện tử và kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý
dữ liệu điện tử hải quan hoặc trực tiếp bởi công chức Hải quan. Về hồ sơ hải quan, Luật
đã đưa ra quy định chung thống nhất về hồ sơ hải quan theo hướng đơn giản hóa, chỉ có
tờ khai hải quan là chứng từ bắt buộc phải có khi làm thủ tục hải quan. Về thời hạn làm
thủ tục hải quan, quy định rõ thời hạn kiểm tra hồ sơ hải quan chậm nhất là 02 giờ làm
việc; thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa là 8 giờ làm việc; bổ sung quy định cơ quan Hải
quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm
việc để bảo đảm kịp việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập
cảnh của hàng khách, phương tiện vận tải.
Ngày 01/4/2014, Hệ thống thông quan điện tử và cơ chế một cửa quốc gia
VNACCS/VCIS chính thức đi vào vận hành. Việc thực hiện Hệ thống VNACCS/VCIS
có ý nghĩa rất quan trọng đối với cộng đồng DN, sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho DN trong
quá trình làm thủ tục hải quan, giúp rút ngắn thời gian thông quan. Tính đến ngày
15/9/2014, Hệ thống VNACCS/VCIS đã triển khai tại 34/34 Cục Hải quan tỉnh, thành
phố (100%) với 170 Chi cục, với số lượng tờ khai là 2,56 triệu tờ khai, kim ngạch xuất
nhập khẩu đạt 103,3 tỷ USD (xuất khẩu: 51,72 tỷ USD, nhập khẩu: 51,58 tỷ USD), với
42.700 DN tham gia.
2.2. Về hỗ trợ tài chính, tín dụng cho DNNVV
Trong năm 2013 và các tháng đầu năm 2014, trên cơ sở bám sát các Nghị quyết
của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng nhà nước
(NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NNHH ngày 15/1/2014 về tổ chức chính sách tiền
tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Theo đó, NHNN đã điều hành
chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, chủ động nhằm giảm lạm phát, giảm mặt bằng lãi
suất, ổn định lãi suất, ổn định tỷ giá, quản lý thị trường vàng, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo

điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh của DN. NHNN đã triển khai nhiều giải
pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải
quyết nợ xấu của DN, điển hình là:
- Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các
TCTD để đảm bảo cân đối vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh;
- Điều hành chính sách lãi suất theo hướng giảm dần để hỗ trợ cho DN, đặc biệt là
DNNVV. Theo đó, từ tháng 5/2012, NHNN đã quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa


bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên, trong đó có DNNVV với mức lãi suất thấp
hơn 1-2%/năm so với các lĩnh vực kinh doanh khác, qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn
về chi phí vay vốn cho các DNNVV.
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung hỗ trợ cho vay đối với các lĩnh
vực ưu tiên, trong đó có DNNVV; hỗ trợ DN gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh (như cơ cấu lại thời gian trả nợ, cơ cấu lại các khoản vay phù hợp với chu kỳ sản
xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng; tạo điều kiện thuận lợi cho các DN
có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó
khăn về tài chính); triển khai thí điểm một số chương trình tín dụng như Chương trình
cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp nhằm hỗ trợ, khuyến khích người dân,
DN ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
- Phối hợp với các Bộ, chính quyền địa phương triển khai chương trình kết nối
DN-ngân hàng trên địa bàn các tỉnh, thành phố để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của
DN trong quan hệ tín dụng với ngân hàng và đưa ra các giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện
cho DN vay vốn hiệu quả. Điển hình là tại Tp. Hồ Chí Minh, trong năm 2013 đã tổ chức
28 đợt ký kết và có 654 DN được ký kết (chủ yếu là các DNNVV) với số vốn cam kết
cho vay là 13.704 tỷ đồng và số vốn giải ngân đạt 12.300 tỷ đồng (90% tổng số vốn cam
kết) với lãi suất cho vay ngắn hạn 9%/năm và trung và dài hạn là 9-12%/năm. Trong 6
tháng đầu năm 2014, Chương trình kết nối ngân hàng-DN đã cam kết tài trợ cho DN là
40.625 tỷ đồng. Theo chỉ đạo của NHNN, sắp tới việc tổ chức kết nối ngân hàng-DN sẽ
được triển khai trên phạm vi toàn quốc.

- Tăng cường huy động các nguồn lực của các tổ chức quốc tế bổ sung nguồn vốn
cho vay với lãi suất thấp nhằm giảm chi phí vay vốn cho DN như Dự án tài chính DN
nông thôn của ADB, Chương trình tài chính vi mô của Tây Ban Nha, Dự án hỗ trợ
DNNVV do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
(JBIC).v.v…
- Về cấp tín dụng cho DNNVV: Tính đến 31/5/2014, dư nợ tín dụng đạt 885.894
tỷ đồng, tăng 1,79% so với thời điểm 31/12/2013. Ước đến cuối tháng 6/2014, dư nợ tín
dụng cho DNNVV tăng 2% so với cuối năm 2013, chiếm trên 25% dư nợ cho vay nền
kinh tế. Bên cạnh đó, Dự án tài trợ DNNVV giai đoạn III do JICA tài trợ (SMEDF III)
được triển khai thực hiện từ năm 2010. Tổng giá trị cho vay lại của SMEDF III là 16,7 tỷ
Yên. Tính đến hết năm 2013, tổng số vốn đã giải ngân là 991 tỷ đồng cho 504 khoản vay.
Tính đến 30/6/2014, tổng số vốn giải ngân là 368 tỷ đồng cho 182 khoản vay và tổng giá
trị đã rút vốn từ nhà tài trợ là 15,9 tỷ Yên. Về tổng thể, Dự án đã giải ngân được khoảng
95% nguồn vốn của JICA, đồng thời tiếp tục giải ngân từ tài khoản quỹ quay vòng của


Dự án trong vòng 30 năm tính từ thời điểm có hiệu lực của Dự án, góp phần hỗ trợ các
DNNVV ở Việt Nam.
Ngoài ra, NHNN đã triển khai một số chương tình tín dụng như: cho vay thí điểm
phục vụ phát triển nông nghiệp, cho vay DN ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản
xuất nông nghiệp (số tiền các NHTM cho vay là 2.700 tỷ đồng); thí điểm triển khai sản
phẩm tín dụng liên kết 4 nhà trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, xây dựng cơ bản (88 dự án
với tổng số tiền 77.800 tỷ đồng).v.v…
2.3. Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật cho các DNNVV:
Trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tích cực
phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai các chương trình, hoạt động hỗ trợ DN
đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ. Điển hình là:
- Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015: Chương trình
triển khai đã có những tác động tích cực, tạo ra giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế-xã hội
như nâng cao nhận thức và thúc đẩy hoạt động sáng tạo trong khoa học, công nghệ và sở

hữu trí tuệ; huy động sự tham gia đông đảo các nhà sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nông
sản; đưa kết quả nghiên cứu sáng chế vào thực tiễn đời sống, phục vụ lợi ích dân sinh.
Trong năm 2013 và 2014, Chương trình đã triển khai mạnh, rộng khắp trên cả nước: phối
hợp với Chương trình ECAPIII tổ chức hướng dẫn đăng ký chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài
cho các địa phương và DN đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài; phối hợp với
WIPO và Thái Lan tổ chức gian hàng triển lãm sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn ở Băngkok
cho 13 loại sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt Nam; triển khai đăng ký sáng chế cho
20 giải pháp kỹ thuật, trong đó có nhiều kết quả sáng tạo của các DNNVV.v.v... Chương
trình đã góp phần đưa hoạt động sở hữu trí tuệ tới nhiều địa phương, xã hội hóa công tác
đầu tư cho hoạt động bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ, từ cơ sở triển khai của Chương
trình 68, rất nhiều tỉnh, thành phố (Quảng Ninh, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hải Phòng, An
Giang, Quảng Ngãi ...) đã phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ riêng
cho các DN, các sản phẩm đặc thù của địa phương mình; đã thực hiện 11 dự án đưa các
kết quả nghiên cứu, sáng chế vào thực tiễn đời sống, nâng cao chất lượng và khả năng
cạnh tranh của sản phẩm, góp phần phục vụ lợi ích dân sinh và phát triển bền vững kinh
tế-xã hội.
Trong năm 2013, tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 34,054 tỷ đồng; 6 tháng
2014 thực hiện 10,053 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm 2014 là 38 tỷ đồng.
- Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến 2020[6]: Năm 2013, Bộ KH&CN
đã tổ chức xét chọn và thẩm định được 04 nhiệm vụ do DN chủ trì với tổng kinh phí hơn
57 tỷ đồng (đã cấp 6,4 tỷ đồng năm 2013). Năm 2014, Bộ KH&CN đã nhận được 119 đề


xuất của Bộ, ngành, địa phương, DN và phê duyệt được 03 đề xuất do DN chủ trì có tính
cấp bách, khả thi để đưa vào triển khai trong năm 2014. Đối với các hoạt động hỗ trợ DN
ứng dụng công nghệ, Bộ KH&CN đã phối với với Ban chỉ đạo Chương trình để khảo sát,
lựa chọn 120 đơn vị, DN sản xuất, kinh doanh hiệu quả cao trên cơ sở sử dụng nguồn
nhân lực cho chất lượng và có ứng dụng đổi mới công nghệ; phối hợp với Văn phòng IPP
thực hiện 04 dự án hỗ trợ hoàn thiện công nghệ, đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm
mới và ứng dụng; hoạt động trình diễn và kết nối cung cầu công nghệ năm 2014 tại Bắc

Giang cho các DN trong nước và nước ngoài, viện nghiên cứu, trường đại học để tổng
hợp nhu cầu và nguồn cung công nghệ trong và ngoài nước; tổ chức diễn đàn đối thoại
”DN với ứng dụng và đổi mới công nghệ” để nắm bắt thực trạng và nhu cầu đổi mới, ứng
dụng chuyển giao công nghệ của DN, giới thiệu DN xu hướng công nghệ trong nước và
trên thế giới .v.v... ; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác công nghệ với các quốc gia như
Vương quốc Anh, Cộng hòa Séc, Đức, Phần Lan.v.v...
- Chương trình phát triển thị trường và công nghệ đến năm 2020 đã tích cực triển
khai các hoạt động trong năm 2013, 6 tháng 2014. Cụ thể, Chương trình đã xác định được
danh mục hơn 189 loại nhu cầu công nghệ của các DN theo các lĩnh vực công nghệ; xác
định được danh mục 315 loại nguồn cung công nghệ trong và ngoài nước phù hợp theo
nhu cầu DN; hỗ trợ kết nối thành công được hơn 46 loại biên bản ghi nhớ, giá trị ký kết
hơn 521 tỷ đồng; lựa chọn được hơn 365 sản phẩm KH&CN mới (công nghệ, thiết bị)
của hơn 196 tổ chức, cá nhân và DN trong và ngoài nước đưa vào trưng bày, giới thiệu,
công bố, trình diễn tại các kỳ tổ chức sự kiện qua đó thu hút được hơn 1.600 đại biểu
quan tâm tham dự; xây dựng và phát sóng các chương trình/bản tin phổ biến, đưa tin, viết
bài về các hoạt động/sự kiện trên 100 phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và
địa phương.
Về hỗ trợ và ươm tạo DN khoa học và công nghệ[7], Bộ KH&CN đã tổ chức phổ
biến, tuyên truyền pháp luật về phát triển thị trường công nghệ, DN khoa học và công
nghệ; tiếp tục hỗ trợ các DN khoa học và công nghệ tiếp cận các chính sách ưu đãi về
thuế thu nhập DN, trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc trong thụ hưởng các chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN; tiếp tục hỗ trợ các Sở
KH&CN địa phương rà soát, thống kê các DN tiềm năng, thẩm định cấp Giấy chứng
nhận DN khoa học và công nghệ, tư vấn hỗ trợ các DN xây dựng hồ sơ, đề án tham gia
chương trình, đề án khoa học và công nghệ; tư vấn hỗ trợ một số trường đại học, viện
nghiên cứu xúc tiến thành lập các trung tâm ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN khoa học
và công nghệ .v.v...
2.4. Hỗ trợ xúc tiến thương mại (XTTM)



Năm 2013, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với tổng kinh phí thực hiện
là 93.730 triệu đồng, đã phê duyệt 138 đề án với hơn 6.834 lượt DN tham gia, trong đó có
6.000 lượt DNNVV tham gia với 10.583 gian hàng, 281.385 lượt giao dịch, 572 hợp
đồng, biên bản ghi nhớ được ký kết đạt giá trị hơn 1,4 tỷ USD và 162 tỷ đồng; thu hút
được 1.850 lượt khách tham quan, mua sắm tại các hội chợ, phiên chợ và doanh thu đạt
380,8 tỷ đồng. Sự hỗ trợ từ Chương trình đã tạo điều kiện cho các DN đưa các sản phẩm
xuất khẩu Việt Nam tại các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản
ngày càng mở rộng. Chương trình đã hỗ trợ nhiều DN có cơ hội trở lại thị trường Nga và
các nước Đông Âu cũ, tăng cường hoạt động tại thị trường Myanmar, Lào, Camphuchia
và một số nước Châu Mỹ Latinh và Châu Phi; xúc tiến đẩy mạnh hoạt động thương mại,
đầu tư, nâng cao vị thế và hình ảnh của Việt Nam. Chương trình đã đóng góp tích cực
vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các hoạt động đưa hàng về nông thôn, miền núi và
biên giới đã giúp các DN tiếp cận được thị trường vùng sâu, vùng xa, tăng thị phần cung
cấp hàng hóa, nắm bắt nhu cầu thị hiếu, tập quán tiêu dùng; qua đó, cải tiến mẫu mã,
hoàn thiện sản phẩm với giá hợp lý phục vụ khách hàng miền núi, vùng sâu, vùng xa; tạo
nền tăng phát triển thương mại nội địa bền vững, góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc
vận động “Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
Kết quả 6 tháng đầu năm 2014, Chương trình đã phê duyệt được 202 đề án trong
đó có 107 đề án đã thực hiện, thu hút 2.372 lượt DN tham gia. Ngân sách cho hoạt động
này năm 2014 là 80.340 triệu đồng. Ngoài ra, Bộ Công thương cũng tích cực triển khai
chương trình thương hiệu quốc gia nhằm hỗ trợ DN phát triển thương hiệu cho các mặt
hàng có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như gạo, cà phê, cá tra, thủ công mỹ nghệ…
Ở cấp địa phương, hầu hết các tỉnh đều triển khai thực hiện trợ giúp mở rộng thị
trường thông qua tổ chức các hoạt động hội chợ, triển lãm, tổ chức đoàn xúc tiến thương
mại trong khu vực và nước ngoài theo mục tiêu chương trình xúc tiến thương mại quốc
gia. Nhiều tỉnh có hoạt động triển khai mạnh mẽ như Đà Nẵng, Cà Mau, Bình Dương,
Đồng Nai, Lâm Đồng, Đắk Lắk…
2.5. Chương trình khuyến công quốc gia:
Năm 2013, Chương trình đã phê duyệt và thực hiện 232/278 đề án với kinh phí
75,318 tỷ đồng để hỗ trợ tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề cho 21.033 lao động; hỗ trợ

tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho 1.600 học viên; hỗ trợ xây dựng 64 mô
hình trình diễn kỹ thuật sản phẩm, công nghệ mới; hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị hiện
đại cho 40 cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ 925 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn
tham gia các hội chợ triển lãm trong nước với 2.505 gian hàng tiêu chuẩn; tổ chức các hội
nghị, hội thảo giới thiệu các thị trường tiềm năng...


6 tháng đầu năm 2014, thực hiện Chương trình đạt 69% kế hoạch và giải ngân
23.212 tỷ đồng, đạt 27% kế hoạch năm 2014. Năm 2014 dự kiến đạt 95,5% kế hoạch với
một số kết quả gồm đào tạo cho gần 14.500 lao động, nâng cao năng lực quản lý cho
2.400 học viên; hỗ trợ xây dựng 59 mô hình trình diễn kỹ thuật sản phẩm mới, công nghệ
mới; hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại cho 37 cơ sở công nghiệp nông thôn để
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ tổ chức 3 hội chợ hàng công nghiệp
nông thôn cấp khu vực; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia khoảng 1.800
gian hàng tiêu chuẩn tại các hội chợ triển lãm trong nước; hỗ trợ đăng ký 41 thương hiệu
cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia
triển lãm hội chợ nước ngoài.v.v..
2.6. Phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV
Năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên
tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC[8] ngày 13/8/2014 hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực cho DNNVV. Theo đó, Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐTBTC đã định hướng công tác đào tạo cho DNNVV theo hướng có trọng tâm, trọng điểm;
tập trung nâng cao năng lực quản trị cho DNNVV trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên
đào tạo theo định hướng phát triển của Nhà nước; đa dạng hóa các hình thức đào tạo (như
đào tạo qua truyền hình, qua internet) để tăng khả năng tiếp cận đào tạo cho các
DNNVV; bổ sung các khóa đào tạo chuyên sâu cho các DNNVV đối với một số chuyên
đề chuyên sâu; giảm thời lượng đào tạo khởi sự doanh nghiệp (xuống còn 3 ngày), quản
trị doanh nghiệp (xuống 5 còn ngày) để phù hợp với tình hình thực tế; bổ sung kinh phí
giám sát đào tạo để tăng cường công tác quản lý, giám sát đào tạo của các đơn vị thực
hiện.v.v...
Năm 2013, ngân sách Trung ương hỗ trợ khoảng 40 tỷ đồng với tổng số khóa đào

tạo 877 cho 35.000 học viên trên phạm vi cả nước. Ngân sách địa phương hỗ trợ hơn 15,3
tỷ đồng cho 603 khóa với hơn 40.000 học viên. Năm 2014, các Bộ ngành, tổ chức hiệp
hội dự kiến tổ chức triển khai 730 khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh
nghiệp (với tổng kinh phí 35 tỷ đồng) cho khoảng hơn 25.000 học viên là các chủ doanh
nghiệp, cán bộ quản lý DNNVV trên phạm vi cả nước nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng
cần thiết để khởi sự doanh nghiệp và nâng cao kỹ năng điều hành, quản trị doanh nghiệp
trong một số ngành/lĩnh vực, địa bàn ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV như
ngành công nghiệp hỗ trợ, ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn (cơ khí chế
tạo, điện tử-tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt may, da giầy, nhựa; thép; hóa chất; cơ khí
chế tạo; thiết bị điện tử; viễn thông và công nghệ thông tin; sản phẩm công nghệ mới như
năng lượng mới, tái tạo; công nghiệp phần mềm, nội dung số; công nghiệp hỗ trợ cho
phát triển công nghiệp, công nghệ cao; chế biến nông lâm, thủy hải sản); các DNNVV ở


các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, các DNNVV
do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật… làm chủ doanh nghiệp.v.v…
Về tác du ̣ng của chương trình : Theo đánh giá của ho ̣c viên , bao gồm cán bô ̣ quản
lý DNNVV, hầ u hế t đánh giá việc tham gia khoá đào tạo là cần thiết và hữu ích . Họ cho
biế t, sau khi đươ ̣c đào ta ̣o ho ̣ tự tin hơn trong kinh doanh và điề u hành DN và điề u quan
trọng hơn đó là nhâ ̣n thức của lañ h đa ̣o DN đố i với sự cầ n thiế t phải đào ta ̣o nhân lực ở
DN đươ ̣c nâng cao . Các khoá đào tạo triển khai tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn có tác đô ̣ng rấ t t ích cực tới các DN . Theo đánh giá chung , chương trin
̀ h cần
cải thiện hơn về nội dung và cách thức triển khai để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo của
DNNVV.
Bên cạnh đó, Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành (Chương trình 585) do Bộ
Tư pháp chủ trì thực hiện đã tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh
cho doanh nghiệp; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp và
cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Trong năm 2013, Chương
trình 585 tiếp tục tổ chức thực hiện 32 lớp bồi dưỡng tại các tỉnh, thành phố (trong đó, có

07 tỉnh làm điểm): Cần Thơ, Hà Nội, Vĩnh Phúc, TP. Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Hải Phòng,
Hà Nam, Ninh Bình, Sóc Trăng, Đắc Lắc, Tuyên Quang, Đồng Nai, Đà Nẵng, Sơn La,
Bình Dương, Quảng Ninh... thu hút gần 5.000 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp
tham dự. Tính đến tháng 9 năm 2014, Chương trình 585 đã tổ chức 9 khóa bồi dưỡng
kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp.
2.7. Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho DN[9] nhằm góp phần
khắc phục những yếu kém của các DN trong việc tiếp cận với thông tin pháp luật , thực
thi pháp luật, đồng thời hỗ trợ các DN ha ̣n chế các rủi ro trong kinh doanh và tăng cường
năng lực ca ̣nh tranh của doanh nghiê ̣p . Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành 20102014[10] với tổng kinh phí dự tính khoảng 190 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước
cấp 170 tỷ đồng, các cơ quan, tổ chức, DN tham gia chương trình đóng góp 20 tỷ đồng.
Chương trình đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ cho DN như: xây dựng cơ sở
dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động DN; Tài liệu giới thiệu, phổ biến pháp luật; Bồi
dưỡng kiến thức pháp luật cho DN; Giải đáp pháp luật cho DN; tiếp nhận kiến nghị DN
và hoàn hiện pháp luật.
Trong năm 2013, phát huy kết quả hoạt động từ năm 2011 và 2012, Chương trình
585 tiếp tục triển khai mở rộng ra các tỉnh thành phố trong cả nước, các Bộ, ngành và địa
phương, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp được giao hoạt động với 26 tọa đàm, hội
thảo về các chuyên đề pháp luật kinh doanh tại các địa phương: Quảng Bình, Hưng Yên,
Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hà Tĩnh, Cần Thơ, Tuyên Quang,


Đắk Lắk, Ninh Bình, Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Nghệ An, Hà Nam, Đà Nẵng thu hút gần
4.000 đại biểu là các đối tượng khác nhau như: các chủ sở hữu doanh nghiệp, cán bộ thực
hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, luật sư, luật gia, cố vấn pháp lý tại các
doanh nghiệp. Tính đến tháng 9/2014, đã tổ chức 10 tọa đàm, hội thảo về các chuyên đề
pháp luật kinh doanh.
Năm 2013 Chương trình tiếp tục thực hiện 180 chuyên đề „Kinh doanh và pháp
luật trên Đài Tiếng nói Việt Nam (kênh VOV) và 51 chương trình „Kinh doanh và pháp
luật‟ phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam (kênh VTV2). Với thời lượng phát sóng

04-06 phút/01 Chương trình trên sóng VOV1, VOV2 hàng ngày (đối với chương trình
trên Đài Tiếng nói Việt Nam) và 15 phút/01 chương trình Kinh doanh và pháp luật phát
trên sóng VTV2 (đối với Chương trình trên Đài truyền hình Việt Nam). Tính đến tháng 6
năm 2014 thực hiện 64 chuyên đề „Kinh doanh và pháp luật‟ trên Đài Tiếng nói Việt
Nam (kênh VOV) và 19 chương trình „Kinh doanh và pháp luật‟ phát sóng của Đài
Truyền hình Việt Nam (kênh VTV2).
Năm 2013 là năm đầu tiên Chương trình 585 bắt đầu triển khai hoạt động thiết lập
mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Chương trình đã tiến hành thí điểm thực hiện hoạt
động triển khai mạng lưới tại 5 địa phương: Quảng Bình, Hà Nội, Tuyên Quang, Vĩnh
Phúc, Đắk Lắk. Tính đến Tháng 9 năm 2014 đã triển khai mạng lưới tại 6 địa phương:
Đồng Nai, Cần Thơ, Ninh Bình, Khánh Hòa, Bình Thuận, Nghệ An.
3. Mô ̣t số hạn chế, bất cập trong trơ ̣ giúp DNNVV
Cơ chế chính sách trơ ̣ giúp DNNVV đã đươ ̣c xây dựng và ban hành khá toà n diê ̣n
trên nhiề u liñ h vực nhằ m trơ ̣ giúp cho các DNNVV , nhưng thực tế cho thấ y , viê ̣c hướng
dẫn và triể n khai thực hiê ̣n ở các Bô ̣ , ngành, điạ phương còn nhiề u ha ̣n chế và mức đô ̣
triể n khai còn ở mức rấ t thấ p . Các chương trình, dự án, hoạt động hỗ trợ DNNVV năm
2013 và 2014 vẫn còn nổi lên mô ̣t số hạn chế, bất cập sau:
- Triển khai thực hiện chính sách trợ giúp DNNVV vẫn còn chậm trễ, thiếu sự phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
Điển hình là hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV năm 2014 chưa có nhiều
cải thiện và dừng cung cấp bảo lãnh tín dụng cho DNNVV thông qua Ngân hàng Phát
triển Việt Nam (NHPTVN) từ năm 2011 đến nay. Tính đến nay, số dư Quỹ dự phòng rủi
ro bảo lãnh là 226 tỷ đồng trên tổng số 2.410 tỷ đồng giá trị chứng thư cam kết bảo lãnh
tại NHPTVN còn hiệu lực. NHPTVN đã trả nợ thay DN kể từ khi thực hiện nghiệp vụ
bảo lãnh đến này là 276 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp đã hoàn trả cho NHPTVN là 28,4
tỷ đồng. Theo báo cáo của NHPTVN, số cam kết bảo lãnh 2.410 tỷ đồng là các khoản


bảo lãnh có tiềm ẩn rủi ro lớn, đang có nhiều tranh chấp giữa NHPTVN và các NHTM và

có nguy cơ trả nợ thay cao.
Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên
nhân khác nhau, cả về nguồn vốn, cơ chế hoạt động, năng lực thực hiện của các Quỹ này .
Về mặt thể chế , Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tiếp tục được hoàn thiện , nhưng hoa ̣t
đô ̣ng của các Quỹ này rõ ràng còn chưa đáp ứng được nhu cầ u của DNNVV
. Từ năm
2011 đến nay, NHPTVN và NHTM đã dừng thực hiện chính sách này và chỉ tập trung
vào việc xử lý, thu hồi nợ. Cơ chế chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV đã được sửa
đổi, bổ sung nhưng trong thực tế không khả thi. Từ khi Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg
ngày 10/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh tín dụng cho
DNNVV vay vốn tại NHTM, nhưng NHNN chậm trễ trong việc ban hành Thông tư
hướng dẫn thực hiện. Hiện đang còn nhiều bất cập về quy định pháp lý tại Quy chế này
và dẫn đến sự chưa thống nhất giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trong việc
hướng dẫn các NHTM phối hợp với NHPTVN. Điển hình một số vướng mắc khi thực
hiện Quy chế gồm quy trình, thủ tục xem xét, thẩm định cho vay và bảo lãnh cho tạo
thuận lợi cho DNNVV; DNNVV có tài sản bảo đảm mới được NHPTVN bảo lãnh; quy
định về trích lập dự phòng rủi ro của NHTM, v.v...
Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại các Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho
DNNVV ở các điạ phương [11] với quy mô nhỏ , ít DNNVV nhâ ̣n đươ ̣c bảo lañ h , mặc dù
có thêm một số địa phương đã thành lập các Quỹ Bảo lãnh tín dụng mới như Thanh Hóa,
Cần Thơ, Lạng Sơn, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Bình Định, Hòa Bình.
Bên cạnh đó, tiế p câ ̣n tiń du ̣ng của DNNVV vẫn gặp một số khó khăn , vướng mắc.
Trong thời gian qua, mặc dù các ngân hàng luôn chủ động và sẵn sàng về nguồn vốn cho
vay, nhưng tình hình cấp tín dụng cho DNNVV vẫn còn nhiều vướng mắc. Theo báo cáo
đánh giá của NHNN, nguyên nhân chủ yếu vẫn là chất lượng thông tin tài chính của
DNNVV chưa cao. Các DNNVV chưa hoặc không đáp ứng được các điều kiện vay vốn
theo quy định. Năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng tự chủ tài chính của các
DNNVV còn hạn chế, quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, tài
sản đảm bảo vay vốn chưa đáp ứng yêu cầu (tính pháp lý chưa rõ ràng, tài sản không có
khả năng phát mãi, giá trị đảm bảo thấp)... Trong khi đó, các TCTD đang bị chi phối

nhiều bởi tài sản thế chấp trong thẩm định cho vay các DNNVV. Vì vậy, đa số các
DNNVV vẫn gặp nhiều khó khăn và vẫn chưa tiếp cận được vốn tín dụng, mặc dù ngân
hàng lại thừa vốn cho vay.
- Tác động của hoạt động trợ giúp đối với các DNNVV chưa thể hiện rõ
động trợ giúp DNNVV chưa có trọng tâm, trọng điểm

, hoạt


Phần lớn các chính sách , chương trình trơ ̣ giúp chủ yế u hướng vào đối tượng là D N nói
chung, không có quy đinh
̣ ưu tiên hoặc dành riêng hỗ trợ DNNVV (trừ mô ̣t số chính sách
về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ta ̣i các Quỹ bảo lañ h tin
́ du ̣ng cho DNNVV ta ̣i các điạ
phương và thông qua NHPTVN ; chính sách trợ giúp đào tạo , bồ i dưỡ ng nguồn nhân lực
cho các DNNVV.v.v… xác định rõ đối tượng thu ̣ hưởng trực tiếp là các DNNVV).
Các chính sách, chương triǹ h trơ ̣ giúp đươ ̣c xây dựng và phê duyê ̣t dựa trên các tiêu chí ,
hoạt động riêng của từng bộ , ngành, điạ phương, không có quy đinh
̣ cu ̣ thể về số lươ ̣ng
DNNVV đươ ̣c thu ̣ hưởng từ chiń h sách hoă ̣c nguồn ngân sách dành cho trơ ̣ giúp
DNNVV. Điều này dẫn tới tiǹ h trạng một số cơ quan thực hiê ̣n chin
́ h sách , chương trin
̀ h
chưa chú ý tới công tác hỗ trơ ̣ các DNNVV trong quá trình thực hiện ; chưa có số liê ̣u
thố ng kê phù hơ ̣p để đánh giá đươ ̣c tác đô ̣ng , kế t quả trơ ̣ giúp DNNVV . Hê ̣ thố ng thông
tin về DNNVV yế u , chưa có số liê ̣u thố ng kê phản ánh thực sự tin
̀ h hình hoạt động , nhu
cầu trợ giúp của DNNVV cũng như công tác kiểm tra , giám sát tình hình triể n khai chính
sách trợ giúp nên nhiều cơ chế chính sách trợ giúp DNNVV bất cập trong thực tiễn chưa
đươ ̣c sửa đổ i, bổ sung kip̣ thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn của DNNVV.

- Hệ thống cơ quan triển khai thực hiện chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV
còn yếu
Về hệ thống triển khai thực hiện chính sách , chương trình trợ giúp DNNVV còn
thiếu và yếu, chưa được hình thành đồng bộ từ Trung ương đến địa phương . Ở cấp Trung
ương, cơ quan đầu mối trợ giúp phát triển DNNVV chỉ mới tập trung vào công tác xây
dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển DNNVV, chưa có đủ điều kiện để đẩy
mạnh việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách, các chương trình trợ giúp phát triển
DNNVV do nguồn nhân lực ha ̣n chế , cơ sở vật chất yếu kém và nguồn kinh phí thực hiện
các chương trình trợ giúp phát triển DNNVV hạn hẹp, kể cả một số hoạt động chính như
đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển DNNVV.
Ở cấp địa phương, các tỉnh/thành phố còn gặp khó khăn về nguồn nhân lực và kinh phí
xây dựng và thực hiện chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV.v.v… Đội ngũ cán bộ
làm công tác quản lý nhà nước của địa phương trong lĩnh vực phát triển DNNVV còn
thiếu, năng lực hạn chế và phần lớn chưa được qua đào tạo, bồi dưỡng về công tác trợ
giúp phát triển DNNVV. Trên 70% địa phương chưa có bộ phận chuyên trách triển khai
chính sách trợ giúp phát triển DNNVV trên địa bàn. Theo Báo cáo của 52/63 địa phương
về thực trạng năng lực cơ quan đầu mối triển khai thực hiện chính sách trợ giúp phát triển
DNNVV ở địa phương, số cán bộ phụ trách vấn đề trợ giúp phát triển DNNVV tại các tổ
chức được giao nhiệm vụ triển khai chính sách trợ giúp DNNVV thuộc ngành Kế hoạch
và Đầu tư khoảng 200 cán bộ (số cán bộ chuyên trách rất thấp chỉ khoảng 30%, phần lớn
là kiêm nhiệm), trong đó 40 cán bộ ở cấp Trung ương. Đa số các cán bộ kiêm nhiệm


không chỉ xây dựng chính sách trợ giúp DNNVV mà còn thực hiện nhiều chức năng,
nhiệm vụ khác nhau như đăng ký thành lập DN; xúc tiến, tư vấn đầu tư; tư vấn đấu thầu,
thương mại và du lịch… và được thành lập dưới mô hình tổ chức khác nhau như đơn vị
cấp phòng (trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) hoặc trung tâm (là đơn vị sự nghiệp công
lập, trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc UBND cấp tỉnh). Số lượng cán bộ còn quá ít
so với yêu cầu công tác hỗ trợ DNNVV trên địa bàn phụ trách. Vì vậy, việc triển khai các
hoạt động trợ giúp DNNVV ở các địa phương còn hạn chế.

- Trình tự, thủ tục để thụ hưởng các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước
còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho các DNNVV tiế p cận .
Đây là mô ̣t trong những nguyên nhân chin
́ h dẫn đế n tỷ lê ̣ DNNVV tham gia hoă ̣c
đươ ̣c thu ̣ hưởng từ các chiń h sách hỗ trơ ̣ của Nhà nước còn khá thấp . Một số chính sách
và nội dung chương trình hỗ trợ chưa thực sự rõ ràng , gây kéo dài thời gian và tố n nhiề u
công sức để có các hướng dẫn thi hành , nhưng chưa đa ̣t đươ ̣c hiê ̣u quả cao . Kế t quả là số
lượng các dự án đủ điều kiện để tuyển chọn thực hiện còn thấp , chưa đáp ứng được yêu
cầu và kế hoạch đặt ra . Điể n hình là hoa ̣t đô ̣ng hỗ trợ áp dụng sáng chế , hỗ trợ soạn thảo
hồ sơ đăng ký sáng chế, hỗ trợ công tác đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ, định giá
tài sản trí tuệ. Các cơ quan xây dựng cơ chế chính sách chưa có điều kiện , năng lực đánh
giá đầy đủ tác động của các chính sách hỗ trợ cũng như sự tham gia, hưởng lợi của các
DNNVV từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Bên ca ̣nh đó , còn phải kể đến công tác tuyên truyề n , phổ biế n về các chính sách ,
chương trình hỗ trơ ̣ của Nhà nước chưa đươ ̣c chú tro ̣ng của các đơn vi ̣chủ trì thực hiê ̣n
nên sự lan tỏa các chính sách tới các vùng , miền và địa phương còn chậm , ít DN biết để
tham gia. Vì vậy, trên thực tế, chủ yếu là các DN lớn tiếp cận được các chính sách,
chương trình hỗ trợ của Nhà nước.
4. Một số định hướng, giải pháp trợ giúp DNNVV thời gian tới
Công tác trợ giúp phát triển DNNVV trong thời gian tới cần đẩy mạnh triển khai
các nhóm giải pháp đề ra tại các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, thực hiện hiệu
quả và đúng tiến độ các nhóm giải pháp quy định tại Chương trình hành động trợ giúp
phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015 tại Quyết định 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 của
Thủ tướng Chính phủ, tập trung vào một số định hướng chính sau:
- Tiếp tục hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định khung pháp lý, cải cách thủ tục hành
chính, tạo điều kiện thuận lợi để các DNNVV được tiếp cận bình đẳng các nguồn lực về
đất đai, về vốn, công nghệ... để ổn định sản xuất, phát triển kinh doanh; đẩy mạnh triển
khai nghiên cứu, xây dựng Luật Hỗ trợ DNNVV.



- Tạo bước đột phá và có cơ chế chính sách để DNNVV tiếp cận vốn vay, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho DNNVV. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về
cơ chế chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tại NHTM nhằm đẩy mạnh
triển khai bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại Ngân hàng phát triển Việt Nam và hệ thống
Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại các địa phương. Đẩy mạnh tiến độ triển khai Quỹ
Phát triển DNNVV để các DNNVV tiếp cận vốn vay từ Quỹ.
- Đẩy mạnh phát triển thị trường công nghệ và hỗ trợ hình thành, phát triển DN
khoa học và công nghệ, ươm tạo DN khoa học và công nghệ khởi nghiệp. Thúc đẩy hỗ
trợ DNNVV đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo. Triển khai các chương trình hỗ trợ,
phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các DNNVV, khuyến khích hợp
tác và chia sẻ công nghệ giữa DNNVV với DN lớn, DN có vốn đầu tư nước ngoài.
- Khuyến khích DNNVV tham gia các chương trình cụm liên kết ngành, liên kết
vùng và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Triển khai Đề án phát triển cụm công nghiệp, khu
công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo mạng liên kết sản xuất và hình
thành chuỗi giá trị.
- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV theo
hướng chú trọng vào chất lượng, hiệu quả đào tạo; đào tạo có trọng tâm, trọng điểm và
ưu tiên đào tạo cho DNNVV trong một số ngành, lĩnh vực theo định hướng hỗ trợ của
Nhà nước.
- Hình thành mạng lưới hệ thống thông tin hỗ trợ DNNVV để cung cấp thông tin
về các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của DN, các chính sách, chương
trình trợ giúp phát triển DNNVV và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của
DN; nâng cấp toàn diện Cổng thông tin DN, thực hiện kết nối với các trang thông tin,
cổng thông tin của Bộ, ngành, địa phương.
- Nâng cao hiệu quả điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp phát triển
DNNVV, tăng cường vai trò của Hội đồng Khuyến khích Phát triển DNNVV. Tăng
cường năng lực triển khai hỗ trợ DNNVV ở cấp Trung ương và địa phương thông qua
phê duyệt và thực hiện Đề án tăng cường năng lực đơn vị thực hiện trợ giúp phát triển
DNNVV.
Phụ lục 1: Một số chương trình, dự án, hoạt động liên quan đến trợ giúp DNNVV

2013-2014
TT

Tên chương
trình, dự án,
hoạt động

Nội dung

Kinh phí thực hiện (tỷ đồng)
Năm
2013

6 tháng
năm 2014

Ước thực
hiện 2014

Ghi chú


1

Tín dụng cho
các DNNVV
từ các
NHTM

Dư nợ tín dụng của

các DNNVV tại các
NHTM (6 tháng đầu
năm 2014 tăng 1,79%
so với 31/12/2013,
chiếm 25% tổng dư
nợ toàn bộ nền kinh
tế).

870.344

885.894

2

Dự án tài trợ
cho DNNVV
giai đoạn III
do JICA tài
trợ (SMEDF
III)

Cải thiện cơ chế tài
trợ cho các DNNVV
trong lĩnh vực ngân
hàng và đơn giản hóa
quá trình các
DNNVV tiếp cận vốn
vay trung và dài hạn
bằng cách thiết lập
các khoản vay lại

thông qua các
NHTM, hỗ trợ thực
hiện chiến lược phát
triển của ngân hàng
trong tài trợ DNNVV
và cải thiện cơ chế
giám sát của NHNN
trong việc tài trợ
DNNVV.

991.010

368.369

-

3

Chương trình
khuyến công
quốc gia năm
2013 và 2014

Khuyến khích, hỗ trợ
các tổ chức, cá nhân
tham gia phát triển
sản xuất công nghiệp
nông thôn, áp dụng
sản xuất sạch hơn
trong công nghiệp.


75,32

23,21

86,43

4

Chương trình
Xúc tiến
thương mại

Các hoạt động xúc
tiến thương mại
(XTTM) định hướng

93,73

100

Năm 2013,
504 khoản
vay; 6
tháng/2014,
182 khoản
vay


quốc gia năm

2013, 2014

XK, XTTM thị
trường trong nước và
XTTM miền núi, biên
giới, ưu tiên tập trung
cho các chương trình
lớn, có trọng tâm
trọng điểm và gắn
trực tiếp với hiệu quả.

5

Chương trình
Hỗ trợ pháp
lý liên ngành

Triển khai đồng bộ
các hoạt động hỗ trợ
pháp lý cho DN, tạo
chuyển biến căn bản
về nhận thức pháp lý,
ý thức pháp luật và
thói quen tuân thủ
pháp luật của DN; tạo
lập các điều kiện cần
thiết phục vụ hoạt
động thực thi pháp
luật để giúp DN kinh
doanh có hiệu quả;

phòng chống rủi ro
pháp lý và tăng cường
năng lực cạnh tranh
của DN; góp phần
nâng cao công tác
quản lý nhà nước
bằng pháp luật đối với
DN. Tổng kinh phí
giai đoạn 2010-2014:
190 tỷ đồng, trong đó
kinh phí từ đóng góp
của các cơ quan, tổ
chức, DN là 20 tỷ
đồng.

6

Chương trình

Hỗ trợ các DN tham

11,7

-

8,4

-

-


NSTW hỗ
trợ


7

8

thương hiệu
quốc gia

gia thông qua các
hoạt động tư vấn, hỗ
trợ DN về thông tin,
đào tạo... nhằm nâng
cao năng lực xây
dựng, bảo hộ, phát
triển và quảng bá
thương hiệu; tổ chức
các hoạt động, diễn
đàn chia sẻ kinh
nghiệm giữa các DN
đạt thương hiệu quốc
gia và DN tiềm năng.

Triển khai
giải pháp bán
hàng trực
tuyến

eKip.vn

Triển khai giải pháp
xây dựng website bán
hàng trực tuyến trên
nền tảng điện toán
đám mây eKip.vn,
giúp DN có thể đăng
ký trực tuyến và tự
vận hành một website
với đầy đủ tính năng
của một hệ thống bán
hàng trực tuyến hiện
đại với chi phí đầu tư
thấp.

Chương trình
hỗ trợ phát
triển tài sản
trí tuệ giai
đoạn 20112015

Nâng cao nhận thức
tổ chức, cá nhân về
bảo hộ sở hữu trí tuệ;
Nâng cao khả năng
cạnh tranh của sản
phẩm, dịch vụ của
Việt Nam.
Tuyên truyền, đào tạo

về sở hữu trí tuệ;
thành lập và đưa vào

-

-

-

34

10

38


hoạt động các tổ chức
hỗ trợ phát triển tài
sản trí tuệ; hỗ trợ xác
lập, khai thác bảo vệ
và phát triển tài sản trí
tuệ, khai thác thông
tin khoa học công
nghệ và sở hữu trí
tuệ...
9

Các hoạt
động thuộc
Chương trình

đổi mới công
nghệ quốc
gia

Hoạt động hỗ trợ đổi
mới công nghệ,
nghiên cứu ứng dụng
công nghệ thực hiện
đối với 04 nhiệm vụ
do DN và cá nhân
thực hiện từ năm
2013. Năm 2014 đã
phê duyệt 03 nhiệm
vụ.

6,4

31,25

10

Đào tạo, bồi
dưỡng nguồn
nhân lực cho
DNNVV

Cung cấp kiến thức,
kỹ năng cần thiết về
khởi sự DN, nâng cao
năng lực quản trị DN

cho các chủ DN, cán
bộ quản lý DNNVV
và các cá nhân, tổ
chức có nguyện vọng
thành lập DN

50

35

[1] Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
[2] Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
[3] Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/05/2010 của Thủ tướng.

Kinh phí từ
NSNN
trong tổng
số kinh phí
(57.208
triệu đồng)


[4] Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của Bộ KH&ĐT
và Bộ TC.
[5] Các Nghị định số 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ
sung Luật thuế GTGT; 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế TNDN, Luật sửa đổi bổ
sung Luật thuế TNDN; 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ
sung Luật thuế TNCN…. và các Thông tư số 219/2013/TT-BTC về thuế GTGT;
78/2014/TT-BTC về thuế TNDN; 111/2013/TT-BTC về thuế TNCN; 103/2014/TT-BTC
về thuế nhà thầu…

[6] Phê duyệt tại Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ
[7] Tính đến tháng 5/2014, cả nước có hơn 100 DN được cấp Giấy chứng nhận DN
KH&CN và gần 200 hồ sơ đang trong giai đoạn thẩm định, xem xét cấp Giấy chứng
nhận.
[8] Thay thế Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 31/3/2011 của Bộ
KH&ĐT và Bộ Tài chính hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV.
[9] Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp
[10] Quyết định số 585/QĐ-TTg ngày 05/05/2010 phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý
liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014
[11] Tính đến nay, cả nước 21 địa phương thành lập Quỹ[11]: Hà Nội, Hà Giang, Yên
Bái, Ninh Thuận, Trà Vinh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Kiên Giang, TP. Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Sóc Trăng, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Tháp, Hòa Bình,
Đồng Nai, Bình Định, An Giang, Lạng Sơn.



×