Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

78 phân tích các nguyên tắc của chế độ công vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.8 KB, 5 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2

MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

Họ và tên

: Lê Thị Việt Phuơng

Lớp

: DS33D

MSV

: DS33D036

Khoa

: Dân sự

Đề bài: phân tích các nguyên tắc của chế độ công vụ.


Công vụ là hoạt động mang tính nhà nước nhằm thực hiện các chức năng
của Nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và
cá nhân.
Hoạt động công vụ là hoạt động có tính tổ chức cao, được tiến hành thường
xuyên, liên tục theo trật tự do pháp luật quy định trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà
nước và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước. Hoạt động công vụ chủ yếu do
đội ngũ công chức chuyên nghiệp thực hiện. Công vụ là hoạt động mang tính
thường xuyên, liên tục Để thực thi công vụ có thể phải thực hiện nhiều nhiệm vụ


khác nhau.
Chế độ công vụ được xây dựng trên những nguyên tắc nhất định. Những
nguyên tắc đó là:
Cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân.
Trong thư gửi “Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” được đăng trên
báo Cứu quốc số ra ngày 17/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chúng ta
phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là
công bộc của dân”. Vậy, ta hiểu “công bộc” là gì? Theo từ điển Hán-Việt, công có
nghĩa là của chung, bộc có nghĩa đầy tớ, cụm từ “công bộc của dân” có nghĩa là
“người đầy tớ chung của dân” hay người đầy tớ công vụ.
Theo như định nghĩa trên thì, mọi hoạt động của cán bộ, công chức phải nhằm
phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Cán bộ, công chức phải tận tụy phục vụ
nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân.
Trong quá trình đổi mới đất nuớc diễn ra toàn diện và mạnh mẽ như hiện nay,
để theo kịp sự phát triển đó, đội ngũ cán bộ công chức phải bằng lao động của
mình, bằng sự am hiểu công việc, sự tận tụy với công việc góp phần đổi mới mọi
mặt của đời sống xã hội. Yêu cầu đặt ra truớc hết đối với đội ngũ cán bộ, công
chức là phải tự đổi mới, phải thay đổi nếp suy nghĩ và cách làm việc để thực hiện


nhiệm vụ đổi mới. Mọi quá trình đổi mới đều bắt đầu từ đổi mới đội ngũ cán bộ, từ
việc giáo dục, đào tạo lại hoặc thay thế một phần đội ngũ cán bộ. Đổi mới đội ngũ
cán bộ là cơ sở cho những hướng khác của đổi mới đời sống xã hội.
Cán bộ, công chức chịu sự giám sát của nhân dân, có thể bị nhân dân trực
tiếp hoặc gián tiếp bãi miễn nếu không đáp ứng được yêu cầu mà Nhà nước đã
đề ra đối vớ họ.
Cán bộ, công chức có thể bị thay thế nếu họ tỏ ra không đủ năng lực thực hiện
công việc được giao, vi phạm kỉ luật nhà nước, kỉ luật lao động, có biểu hiện quan
liêu, cửa quyền, vi phạm pháp luật…
Trong giai đoạn hiện nay, đã có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức

không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, “năng lực và phẩm chất của nhiều cán
bộ, công chức còn yếu, một bộ phận không nhỏ thoái hoá, biến chất ”. Vì thế mà
những yêu cầu truyền thống đối với đội ngũ cán bộ, công chức như yêu cầu về
phẩm chất chính trị, về trình độ chuyên môn, về năng lực tổ chức vẫn giữ nguyên
tầm quan trọng của mình. Hiện nay nội dung những yêu cầu đó sâu sắc hơn, toàn
diện hơn. Cụ thể là: Cán bộ, công chức phải là nhà chuyên môn có khả năng nhìn
xa, trông rộng, có khả năng phân tích tình hình, thấy được mối quan hệ qua lại
giữa các yếu tố khác nhau, qua đó tìm ra những vấn đềcơ bản, biết thu cái mới, biết
gắn lí luận với thực tiễn, biết lựa chọn phương pháp tốt nhất để hoàn thành nhiệm
vụ; cán bộ, công chức phải trung thực, tận tuyjvowis công việc và phải có thái độ
không khoan nhượng với những biểu hiện không trung thực ở người khác; ngòa
năng lực tổ chức, cán bộ, công chức còn phải nắm vững quản lí, có chí tiến thủ, có
khả năng đạt được kết quả tốt trong công tác, có khả năng vận dụng lí luận vào
thực tiễn, có khả năng pháp huy sang kiến, khả năng phối hợp trong công tác, khả
năng bố trí và sử dụng cán bộ, có tính tổ chức, tự chủ cao, tính quyết đoán, lòng
nhân ái, sự chu đáo với nhân viên.


Công tác cán bộ, công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng cộng
sản Việt Nam
Đảng trực tiếp chăm lo xây dựng cán bộ, công chức cho cả hệ thống chính trị.
Đảng thực hiện đường lối, chính sách cán bộ thông qua các tổ chức Đảng và Đảng
viên trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, thực hiện đúng quy trình,
thủ tục, pháp luật của Nhà nước và điều lệ của tổ chức xã hội. Đảng tiến hành phân
công, phân cấp quan lí cán bộ cho các cấp ủy và các tổ chức Đảng đồng tời tường
xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp, coi đay là
một trông những công việc quan trọng bậc nhất của lãnh đạo. Những vấn đề về chủ
trương, chính sách, đánh giá, bố trí, sử dụng, điều động, đề đạt, khen thưởng, xử lí
kỉ luật cán bộ nhất thiết phải do cấp ủy có thẩm quyền quyết định theo đa số.
Mọi công dân đều bình đẳng trong việc đảm bảo nhiệm công vụ

Quyền bình đẳng trong việc đảm bảo nhiệm công vụ là biểu hiện cụ thể của
quyền bình đẳng trong việc tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Mọi công dân đều
có quyền tham gia gánh vác công vụ nhà nước nếu đáp úng yêu cầu của công vụ
ấy, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần xuất thân, giới tính. Điều có ý
nghĩa quan trọng ở đây là phẩm chất và năng lực của công dân.
Những hạn chế trong việc đảm bảo nhiệm công vụ đều xuất phát từ lợi ích
công vụ và được pháp luật quy định chặt chẽ. Những người đang trong thời gian bị
truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam
giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc
đang bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục… thì không được tuyển dụng.
Việc quy định quyền từ chức góp phần đề cao trách nhiệm cá nhân của
người có chức vụ đối với công việc được giao, củng cố trong họ tính tự trọng và
độc lập, giải phóng hộ ra sự thải hồi đơn giản, khắc phục dược tình trạng đã lên là
khoogn xuống diễn ra trong nhiều năm qua.


Bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
Chế độ công vụ đảm bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ để bố trí đúng người,
đúng việc, đúng lúc và đúng chỗ. Mọi vấn đề về chủ trương, chính sách, đánh giá,
sử dụng cán bộ, công chức do tập thể có thẩm quyền quyết định sau khi xem xét ý
kiến của các cơ quan có liên quan và ý kiến đóng góp nhân dân tại cơ sở.
Hoạt động công vụ đảm bảo sự kết hợp đúng đắn giữ chế độ tập thể và trách
nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị, lấy kết quả đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ.



×