Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

93 các loại văn bản hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.07 KB, 4 trang )

1.Văn bản quy phạm pháp luật
a. Khái niệm
Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là văn bản do cơ quan nhà nước, cá
nhân có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự và hình thức luật định, trong
đó chứa đựng những quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung, được nhà nước
bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và được thực hiện
nhiều lần trong thực tiễn đời sống.
b. Đặc điểm
- Văn bản có chứa đựng qui tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, đối với
mọi đối tượng, hoặc một nhóm đối tượng, có hiệu lực trong phạm vi toàn Quốc
hoặc từng địa phương.
* Ví dụ: Bộ luật hình sự 1999, có giá trị hiệu lực từ năm 2000 quy định về tội
phạm và hình phạt, sau nhiều lần bổ sung, như vậy đã được áp dụng nhiều lần trên
thực tế, có giá trị hiệu lực trong toàn quốc, đối với mọi đối tượng không phân biệt
bất kì chủ thể nào, nếu vi phạm sẽ bị xử lí đúng như quy định Bộ luật đã ban hành.
- Qui tắc xử sự chung là những chuẩn mực mà mọi cơ quan, tổ chức cá nhân
phải tuân theo khi tham gia vào các quan hệ xã hội mà các qui tắc đó điều chỉnh.
* Ví dụ: Bộ luật tố tụng hình sự 2003 được Quốc hội ban hành là quy tắc pháp
lí quan trọng nhất quy định trình tự, thủ tục khởi tố điều tra truy tố xét xử và thi
hành án hình sự; chức năng nhiệm vụ quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan
tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ
quan, tổ chức và công dân.
- Văn bản được nhà nước bảo đảm thi hành bằng các biện pháp như tuyên
truyền, giáo dục, thuyết phục, các biện pháp về tổ chức hành chính, kinh tế; trong

1


trường hợp cần thiết Nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế bắt buộc thi hành và
qui định chế tài đối với người có hành vi vi phạm.
- Tính hợp hiến và hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản qui phạm


pháp luật của Chính phủ, Thủ Tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, văn bản liên tịch của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị, chính chị - xã hội, văn
bản qui phạm pháp luật của Hội đồng nhân dânvà Uy ban nhân dân các cấp.
* Ví dụ: Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ phải phù hợp với Hiến pháp,
Luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc
hội, Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước.
2. Văn bản bản áp dụng pháp luật
a. Khái niệm
Là loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trên cơ sở văn
bản qui phạm pháp luật nhằm cá biệt hóa các qui định trong văn bản qui phạm
pháp luật thành những mệnh lệnh cụ thể, trực tiếp làm phát sinh thay đổi chấm dứt
các quan hệ pháp luật.
b. Đặc điểm của văn bản bản áp dụng pháp luật
Văn bản áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước, chứa đựng những
mệnh lệnh cá biệt; Văn bản áp dụng pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng nhà
nước; Văn bản áp dụng pháp luật ban hành theo trình tự thủ tục luật định; Văn bản
bản áp dụng pháp luật chỉ sử dụng một lần trên thực tiễn; Văn bản bản áp dụng
pháp luật áp dụng với một hoặc một số đối tượng cụ thể; Văn bản bản áp dụng
pháp luật phải dựa trên cơ sở văn bản Quy phạm pháp luật.

1


* Ví dụ: Quyết định về việc bổ nhiệm trưởng phòng tư pháp của Uỷ ban nhân
dân huyện Đông Sơn. Dựa trên cơ sở của các văn bản quy phạm pháp luật sau:
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; Pháp lệnh
cán bộ công chức năm 2003; Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/102003 của
Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ, công chức trong các
cơ quan nhà nước; Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính phủ

về sữa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 117/2003/NĐ-CP.Văn bản trên ban
hành được áp dụng một lần trên thực tiễn, hết nhiệm kì thì các thành viên của Uỷ
ban nhân dân sẽ được bầu lại, khi đó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Đông Sơn
sẽ ra quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng tư pháp mới. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
huyện Đông Sơn được nhà nước trao cho quyền bổ nhiệm các trưởng phòng các
ngành, đây là mệnh lệnh cá biệt chỉ có Chủ tịch Uỷ ban nhân dân mới có quyền
hạn này, quyết định này được thực thi theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
3. Văn bản hành chính
Là văn bản pháp luật có chứa đựng các quy tắc mang tính pháp lí hoặc
những mệnh lệnh cá biệt, được ban hành để tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.
* Ví dụ: Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của
cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân. Thậm chí trong các tổ
chức xã hội và các doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng phải soạn thảo
và sử dụng công văn để thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực
hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Ví dụ: Công văn trả lời, công văn mời
họp, công văn giải thích, công văn yêu cầu, công văn kiến nghị, công văn chất
vấn…

1


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992
2. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008
3. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân năm 2004
4. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 sữa đổi bổ sung.
5. Luật tổ chức chính phủ năm 2001

6. Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, Trường đại học luật Hà Nội, Nxb,
Công an nhân dân năm 2008.

1



×