Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

115 ý nghĩa pháp lý của việc xác định đặc điểm của thuế trong việc xây dựng hệ thống pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.4 KB, 4 trang )

Theo quan điểm của các nhà lập pháp hiện đại, Thuế là khoản thu nộp
mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi
có đủ những điều kiện nhất định.
1. Phân tích các đặc điểm của thuế.
1.1 Thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách.
Vì sao:
Vì xuất phát từ bản chất kinh tế, chính trị xã hội của thuế. Thuế ra
đời cùng với sự ra đời của Nhà nước và cũng như một thực thể trong xã hội,
nhà nước cũng cần có nguồn vật chất để thực hiện những chi tiêu có tính chất
xã hội để duy trì sự tồn tại và thực hiện các chức năng của mình. Và để có
được nguồn vật chất đó, bằng quyền lực chính trị của mình, nhà nước phải
tiến hành thu một bộ phận của cải xã hội. Việc nhà nước thu thuế suy cho
cùng cũng là để phục vụ lợi ích công cộng của toàn xã hội. Và để có được
những lợi ích, những đảm bảo từ phía nhà nước như vậy thì các đối tượng nộp
thuế cũng phải có trách nhiệm tương ứng với nhà nước mà họ đang tồn tại. Vì
thế việc nộp thuế là nghĩa vụ của của các đối tượng nộp thuế.
Hơn nữa, nhà nước quy định tính bắt buộc này còn vì: thuế không
có tính hoàn trả, về lý thuyết, khó tìm thấy sự tự nguyện khi nộp thuế - hành
vi chuyển giao một khối lượng tài sản cho nhà nước và chắc chắn sẽ không
nhận lại được chúng trong tương lai. Vì vậy, để thực hiện thu thuế ổn định,
phải sử dụng biện pháp bắt buộc như là một thuộc tính cơ bản của thuế.
Tính bắt buộc thể hiện ntn?
Đối với người nộp thuế: đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ
cho nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanh toán dù
trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng.
Đối với các cơ quan thu thuế: khi thay mặt nhà nước thực hiện các
hành vi nhất định cũng không được phép lựa chọn thực hiện hay không thực
hiện hành vi thu thuế, có sự phân biệt đối xử đối với người nộp thuế.


Ý nghĩa: đặc tính bắt buộc của thuế là một trong những dấu hiệu


quan trọng để phân biệt thuế với các khoản thu trên cơ sở hình thành nên ngân
sách nhà nước như: việc thu ngân sách từ sự ủng hộ của tổ chức, cá nhân; thu
ngân sách từ việc bán trái phiếu…
1.2 Thuế gắn với yếu tố quyền lực.
Vì sao:
Do thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, thực hiện
việc cung cấp nguồn vật chất cho nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của mình. bằng quyền lực chính trị, nhà nước đã tạo cho thuế tính cố định, sự
tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Và chỉ gắn với yếu tố quyền lực thì thuế mới
đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước.
Thể hiện ntn?
Thuế luôn gắn liền với quyền lực của Nhà nước, thể hiện tính pháp lý
tối cao của thuế:
- Thuế là nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến
Pháp - Đạo luật gốc của một quốc gia: Điều 22 và Điều 80 Hiến pháp nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992 quy định “Các cơ sở sản xuất, kinh
doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối
với Nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật...”, “Công dân có nghĩa vụ
đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật”.
- Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung, hay bãi bỏ bất kỳ một thứ thuế nào
cũng chỉ có một cơ quan duy nhất có thẩm quyền, đó là Quốc Hội - cơ quan
quyền lực Nhà nước tối cao: Điều 84 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam năm 1992 quy định Quốc hội có những quyền“...; quy định, sửa đổi
hoặc bãi bỏ các thứ thuế”.
- Nhà nước thực hiện thu thuế dựa trên những cơ sở pháp luật nhất
định, đó là các văn bản pháp luật do các cơ quan quyền lực Nhà nước ban
hành (Luật, Nghị định, Thông tư...).


1.2 thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp.

vì sao?
Thuế xuất hiện do nhu cầu chi tiêu của nhà nước, của các chủ thể quản
lý xã hội. Kết quả của việc sử dụng các khoản thu từ thuế chủ yếu là các sản
phẩm công (những lợi ích không thể xác định chính xác được theo giá trị vật
chất). Tuy vậy, kết quả những sản phẩm do nhà nước sử dụng các khoản thu
từ thuế lại được thụ hưởng bởi chính những đối tượng nộp thuế, đó là sự yên
bình xã hội, chế độ phúc lợi công cộng…Nói cách khác, người nộp thuế được
hoàn trả một cách gián tiếp những khoản tiền nộp cho nhà nước.
Thể hiện ntn?
Thứ nhất, sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính
chất đối giá, nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp trong xã hội chuyển giao cho
Nhà nước không dựa trên mức độ người nộp thuế thừa hưởng những dịch vụ
và hàng hoá công cộng do Nhà nước cung cấp. Phần giá trị mà người nộp
thuế được hưởng thụ không nhất thiết tương đồng với khoản thuế mà họ đã
nộp cho Nhà nước.
Thứ hai, các khoản thuế đã nộp cho Nhà nước sẽ không được hoàn trả
trực tiếp cho người nộp thuế. Người nộp thuế sẽ nhận được một phần các
hàng hoá, dịch vụ công cộng mà Nhà nước đã cung cấp cho cả cộng đồng.
Người nộp thuế không có quyền đòi hỏi Nhà nước cung cấp hàng hoá, dịch vụ
công cộng trực tiếp cho mình mới nộp thuế cho Nhà nước.
Ý nghĩa: Cho phép phân biệt thuế với các khoản thu nộp do đối tượng
nộp chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình đã nhận được một lợi ích nhất định từ
phía nhà nước. đó là các khoản thu từ phí, lệ phí . Phí là khoản thu nhằm thu
hồi chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng không thuần tuý theo quy
định của pháp luật và là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi sử
dụng các dịch vụ công cộng đó. Ví dụ: phí kiểm dịch động vật, phí đo đạc và
lập bản đồ hành chính...


Lệ phí là khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ

hành chính pháp lý của Nhà nước cho các thể nhân, pháp nhân nhằm phục vụ
cho công việc quản lý hành chính Nhà nước theo quy định của pháp luật. Ví
dụ: lệ phí đăng ký kinh doanh, lệ phí công chứng...

2. ý nghĩa pháp lý của việc xác định đặc điểm của thuế trong việc xây
dựng hệ thống pháp luật hiện hành.
Thứ nhất, việc xác định đặc điểm của thuế giúp cho chúng ta nhận điện
thuế trong các hình thức thu nhập tài chính. Với các đặc điểm trên đây chúng
ta có thể dễ dàng phân biệt thuế với các nguồn thu khác như: phí, lệ phí; thu
từ hoạt động kinh tế; thu từ đóng góp của tổ chức, cá nhân…Qua việc phân
biệt này sẽ giúp các nhà làm luật ban hành những văn bản có tính khả thi cao.
Thứ hai, việc nghiên cứu đặc tính của thuế giúp nhà làm luật lựa chọn
sự điều chỉnh pháp luật một cách phù hợp đối với thuế như: quy định các biện
pháp thanh tra, kiểm tra việc nộp thuế; các biện pháp thu thuế (kê khai, khấu
trừ, nộp thuế…)
Thứ ba, giúp cho các đối tượng có liên quan thực hiện đầy đủ chức
trách và nhiệm vụ của mình. Qua các đặc tính của Thuế có thể nhận thấy thuế
là khoản thu nộp bắt buộc, là nghĩa vụ. Vì thế những đối tượng chịu thuế tự
bản thân họ cũng nhận ra rằng nếu không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế họ sẽ
phải chịu những chế tài nhất định. Và với cơ quan nhà nước cũng vậy trách
nhiệm của họ là tiến hành thu thuế và quản lý việc thu thuế.



×