Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 183 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐOÀN HẢI YẾN

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐOÀN HẢI YẾN

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
(Phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng kinh tế)
MÃ SỐ: 62340410

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Bùi Tất Thắng
2. PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà


HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử
dụng trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án

Đoàn Hải Yến

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Giới thiệu luận án .................................................................................... 1
2. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 5
4.3. Cách tiếp cận nghiên cứu .................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5
5.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 5
5.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 6
5.3. Nguồn số liệu ....................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 8
1.1. Một số nghiên cứu liên quan đến chủ đề Phát triển bền vững ............. 9
1.2. Một số nghiên cứu liên quan đến chủ đề Phát triển khu kinh tế và khu

kinh tế ven biển ............................................................................................ 16
1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến chủ đề Phát triển kinh tế - xã hội
vùng Đồng bằng sông Hồng ........................................................................ 20
1.4. Những vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu phát triển bền vững khu kinh
tế ven biển .................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN...................................................... 29
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững các khu kinh tế........................... 29
2.1.1. Về vấn đề phát triển bền vững ........................................................ 29
2.1.2. Về vấn đề phát triển các khu kinh tế ............................................... 33
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển ......... 39
2.2.1. Quan điểm và định hướng phát triển bền vững của Việt Nam ....... 39
2.2.2. Về nội hàm phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển .............. 41

ii


2.2.3. Một số tiêu chí để xác định các khu kinh tế ven biển có tiềm năng
và lợi thế vượt trội ở Việt Nam ................................................................. 42
2.2.4. Đề xuất một số tiêu chí phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển
vùng Đồng bằng sông Hồng ..................................................................... 46
2.3. Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế của một số quốc gia trên thế giới
51
2.3.1.Trung Quốc ...................................................................................... 51
2.3.2. Hàn Quốc ........................................................................................ 59
2.3.3. Ấn Độ .............................................................................................. 63
2.3.4. Kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam trong việc phát
triển các khu kinh tế .................................................................................. 67
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ VEN
BIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO QUAN ĐIỂM BỀN

VỮNG ............................................................................................................. 76
3.1. Quan điểm và chủ trương của Việt Nam về phát triển các khu kinh tế
ven biển ........................................................................................................ 76
3.2. Tình hình phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam trong thời
gian qua ........................................................................................................ 80
3.2.1. Các chính sách ưu đãi áp dụng đối với các khu kinh tế ................. 85
3.2.2. Một số bất cập từ chính sách và mô hình phát triển các khu kinh tế
ven biển trong thời gian qua ..................................................................... 86
3.3. Tình hình phát triển khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng
...................................................................................................................... 97
3.3.1. Hiện trạng vùng Đồng bằng sông Hồng ......................................... 97
3.3.2. Tình hình phát triển các khu kinh tế ven biển Vùng Đồng bằng sông
Hồng ........................................................................................................ 105
3.3.3. Mục tiêu phát triển và tiềm năng, lợi thế của các khu kinh tế vùng
Đồng bằng sông Hồng ............................................................................ 117
3.3.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển bền vững các khu
kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng .......................................... 119

iii


3.3.5. Thử nghiệm áp dụng bộ tiêu chí phát triển bền vững KKTVB để xem
xét đánh giá đối với phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng
Đồng bằng sông Hồng ............................................................................ 124
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU
KINH TẾ VEN BIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO ............... 134
4.1. Định hướng phát triển các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông
Hồng ........................................................................................................... 134
4.1.1. Về mô hình quản lý ....................................................................... 134

4.1.2. Về cách thức lựa chọn hình thái đầu tư ........................................ 136
4.1.3. Về định hướng xây dựng chính sách ưu đãi ................................. 137
4.2. Giải pháp phát triển các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông
Hồng theo hướng bền vững đến năm 2020 và những năm tiếp theo ......... 138
4.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế............................................................ 138
4.2.2. Nhóm giải pháp về kinh tế ............................................................ 140
4.2.3. Nhóm giải pháp về xã hội ............................................................. 148
4.2.4. Nhóm giải pháp về môi trường ..................................................... 150
KẾT LUẬN ................................................................................................... 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ...............
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................ 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 157
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 166

iv


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Ma trận phân tích về phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển
Bảng 2.2. Đánh giá về mức độ đáp ứng các tiêu chí của các khu kinh tế Việt
Nam hiện nay
Bảng 2.3. Các khu kinh tế tự do và ngành nghề thu hút đầu tư ở các khu kinh tế
của Hàn Quốc
Bảng 2.4. Giá trị xuất khẩu của các SEZ ở Ấn Độ (2003-2012)
Bảng 3.1. Các khu kinh tế ven biển đã thành lập và quy hoạch của Việt Nam
Bảng 3.2. Tình hình hoạt động của các khu kinh tế ven biển (luỹ kế đến hết năm
2014)
Bảng 3.3. Số liệu cơ bản của các tỉnh Vùng Đồng bằng sông Hồng
Bảng 3.4. Ma trận SWOT cho Vùng Đồng bằng sông Hồng
Bảng 3.5. Mục tiêu phát triển và tiềm năng, lợi thế của các khu kinh tế vùng

Đồng bằng sông Hồng
Biểu đồ 3.1. Vốn đăng ký FDI vào các khu kinh tế Hải Phòng
Biểu đồ 3.2. Mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tới
môi trường
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các chiều của bền vững
Hình 1.2. Mô hình tứ giác của sự bền vững
Hình 1.3. Sáu hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững chủ yếu
Hình 1.4. Khung phân tích của luận án
Hình 2.1. Thông điệp về phát triển bền vững trong Hội nghị Rio+ (2002)
Hình 2.2. Jacobs & Sadler, Mô hình 3 vòng tròn giao thoa
Hình 2.3. Bob Doppelt & Peter Senge, Mô hình 3 vòng tròn phụ thuộc nhau
Hình 2.4. Hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các KKT ven biển
Hình 2.5. Bản đồ các đặc khu kinh tế của Trung Quốc
Hình 2.6. Bản đồ các đặc khu kinh tế của Ấn Độ
Hình 3.1. Bản đồ các khu kinh tế ở Việt Nam trong quy hoạch đến năm 2020
Hình 3.2. Bản đồ hành chính Vùng Đồng bằng sông Hồng
Hình 3.3. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Quảng Ninh
Hình 3.4. Định hướng phát triển khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn đến năm 2020
Hình 3.5. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Hải Phòng
Hình 3.6. Bản đồ khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải

48
52
67
73
89
93
110
113

128

133

9
9
11
29
33
35
35
55
60
72
99
111
118
121
124
129

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DN
ĐBSH
FEZ
KCN
KKT

KKTVB
PTBV
SEZ
TP
VN

Doanh nghiệp
Đồng bằng sông Hồng
Khu kinh tế tự do
Khu công nghiệp
Khu kinh tế
Khu kinh tế ven biển
Phát triển bền vững
Đặc khu kinh tế
Thành phố
Việt Nam

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một số chính sách liên quan đến phát triển khu kinh tế ven biển
Phụ lục 2. Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững của Bộ tiêu chí Dow Jones
Phụ lục 3. Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững của Bộ tiêu chí GRI
Phụ lục 4. Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững Liên Hợp Quốc
Phụ lục 5. Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương của Việt
Nam giai đoạn 2013-2020
Phụ lục 6. Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 20152020
Phụ lục 7. Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của TP. Hải Phòng giai đoạn
2015-2020
Phụ lục 8. Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2015-2020


vi


MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu luận án
Theo cách tiếp cận hệ thống của chuyên ngành Phân bố lực lượng sản xuất và
phân vùng kinh tế, luận án Tiến sĩ kinh tế “Phát triển bền vững các khu kinh tế ven
biển vùng Đồng bằng sông Hồng” tập trung vào nghiên cứu những vấn đề quan trọng
sau đây:
+ Tổng hợp những vấn đề lý thuyết để tiến hành nghiên cứu luận án, bao gồm
nội dung, bản chất của phát triển bền vững khu kinh tế ven biển, các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển bền vững khu kinh tế ven biển, đánh giá phát triển bền vững đối với khu
kinh tế ven biển.
+ Đánh giá thực trạng phát triển các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông
Hồng trên quan điểm phát triển bền vững; Thử nghiệm đánh giá các tiêu chí bền vững
đối với các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng.
+ Đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển bền vững các khu kinh tế ven
biển vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm tới.
Luận án có 180 trang, trong đó nội dung chính có 150 trang, 11 bảng và biểu
đồ, 16 hình, 8 phụ lục. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (22 trang).
Trong chương này, tác giả tập trung khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án ở 3 khía cạnh chính: (i) Một số
nghiên cứu liên quan đến chủ đề phát triển bền vững; (ii) Một số nghiên cứu liên quan
đến chủ đề phát triển khu kinh tế và khu kinh tế ven biển; (iii) Một số nghiên cứu liên
quan đến chủ đề phát triển kinh tế -xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững các khu kinh tế
ven biển (48 trang). Trong chương này, trên cơ sở lý thuyết phát triển bền vững và hệ
thống các bộ tiêu chí như: Bộ tiêu chí phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và Bộ

chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương của Việt Nam, tác giả đề
xuất hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển theo hai
nhóm: (i) Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại; (ii) Tiêu chí đánh giá tác động
lan tỏa. Đồng thời, tác giả cũng phân tích quá trình hình thành và phát triển khu kinh tế
của một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ để rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phát triển các khu kinh tế ven biển.
1


Chương 3. Thực trạng phát triển các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng
sông Hồng theo quan điểm bền vững (58 trang). Trong chương này, dựa trên hệ
thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển đã đề xuất ở
chương 2, tác giả tập trung phân tích tình hình phát triển các khu kinh tế ven biển ở
Việt Nam và ở vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời gian qua; Thử nghiệm đánh giá
đánh giá các tiêu chí bền vững đối với các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông
Hồng.
Chương 4. Định hướng và giải pháp phát triển các khu kinh tế ven biển vùng
Đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững đến năm 2020 và những năm tiếp theo
(22 trang). Trong chương này, tác giả đề xuất mô hình quản lý, phương thức phát triển
và định hướng xây dựng các chính sách ưu đãi. Phần đề xuất giải pháp cụ thể, tác giả
chia thành 4 nhóm: (i) Giải pháp về thể chế; (ii) Giải pháp về kinh tế; (iii) Giải pháp về
xã hội; (iv) Giải pháp về môi trường.
Các kết quả chính mà luận án đã đạt được:
Luận án đã làm rõ các khái niệm về khu kinh tế, khu kinh tế ven biển; đồng thời
căn cứ trên khung lý thuyết phát triển bền vững (PTBV) và tiêu chí đánh giá PTBV,
Luận án đã luận giải nội hàm của PTBV các khu kinh tế ven biển từ góc độ chuyên
ngành Phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng kinh tế theo hướng tiếp cận hiện đại;
làm rõ nội dung, bản chất của phát triển bền vững khu kinh tế ven biển; các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển bền vững khu kinh tế ven biển; đánh giá phát triển bền vững đối
với khu kinh tế ven biển; đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các

khu kinh tế ven biển.
Trên cơ sở hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các khu kinh tế ven
biển đã đề xuất, Luận án đánh giá thực trạng phát triển các khu kinh tế ven biển Việt
Nam nói chung, vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng; thử nghiệm đánh giá các yếu tố
bền vững – không/ chưa bền vững của các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông
Hồng; chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đồng thời đề xuất định
hướng và giải pháp để phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng
sông Hồng trong những năm tới.

2. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều lợi thế về tài nguyên biển. Nằm
ở phía Tây Biển Đông, Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố có biển, với tổng chiều dài bờ
biển hơn 3.260 km, với hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế (gấp 3 lần lãnh thổ
trên đất liền). Vùng biển, ven biển và hải đảo của Việt Nam là địa bàn chiến lược rất
2


quan trọng cả về kinh tế và an ninh - quốc phòng và có nhiều tiềm năng, lợi thế phát
triển. Vùng ven biển là nơi tập trung cao các hoạt động kinh tế và xã hội, nơi đây tập
trung gần 60% dân số, khoảng 50% đô thị lớn quan trọng và hầu hết các khu công
nghiệp lớn của cả nước. Thêm vào đó, vị trí biển của Việt Nam nằm ở trung tâm vùng
kinh tế Đông Á phát triển rất năng động cũng như gần một trong những đường hàng
hải quốc tế thuộc loại sôi động nhất thế giới. Vị thế này có tầm quan trọng cả về an
ninh cũng như kinh tế. Tiềm năng tài nguyên ở biển và ven biển khá phong phú, đa
dạng, trong đó có nhiều loại nổi trội như dầu khí, hải sản, điều kiện xây dựng cảng, du
lịch biển và ven biển… là những nguồn lực phát triển quan trọng.
Trong thời gian qua, việc khai thác tài nguyên biển đã góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, tuy vậy, quy mô kinh tế biển Việt Nam
vẫn còn nhỏ bé. Việc quản lý, sử dụng biển, ven biển ở Việt Nam chưa thực sự hiệu
quả và bền vững. Tài nguyên biển và các nguồn lợi từ biển đang có xu hướng suy

giảm. Ở một số vùng, chất lượng nước biển cũng đang có xu hướng bị ô nhiễm.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về
Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát “đến năm 2020, phấn
đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển” là sự tiếp tục
đường lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế trong tình hình mới. Chiến lược Biển Việt Nam
đến năm 2020 cũng xác định: phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng
góp khoảng 55% tổng GDP cả nước và 60% kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong đó, các
khu kinh tế phấn đấu đưa mức đóng góp vào tổng GDP của cả nước khoảng từ 1520%, tạo ra việc làm phi nông nghiệp cho khoảng 1,3-1,5 triệu người.
Theo Đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến
năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1353/QĐ-TTg
ngày 23/9/2008, đến nay đã hình thành hệ thống 15 khu kinh tế (KKT) của cả nước,
gồm: 2 KKT ở vùng Đồng bằng sông Hồng; 10 KKT ở vùng Duyên hải miền Trung; 3
KKT ở miền Nam. Tổng diện tích đất liền và mặt nước biển của 15 KKT là 697.800 ha.
Tuy nhiên, việc phát triển các KKTVB đang còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam,
do vậy những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này còn rất ít. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu luận cứ khoa học đối với sự phát triển bền vững các KKTVB vùng Đồng
bằng sông Hồng là vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn cao. NCS hy vọng rằng
nghiên cứu này sẽ góp một phần nhỏ bé thảo luận khoa học về các giải pháp huy động
được tốt hơn nguồn lực để phát triển bền vững các KKTVB trong thời gian tới.

3. Mục đích nghiên cứu
3


Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến phát triển các KKTVB, luận án có đóng góp về mặt lý luận và học thuật, trong đó
đề xuất mới về nội dung, bản chất của phát triển bền vững KKTVB, các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển bền vững KKTVB, đánh giá phát triển bền vững đối với
KKTVB. Bên cạnh đó, luận án cũng đã có đóng góp về mặt thực tiễn, trong đó đề xuất
định hướng và giải pháp để phát triển bền vững các KKTVB vùng đồng bằng sông

Hồng trong những năm tới.
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau
đây:
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển các KKTVB theo
hướng phát triển bền vững.
- Đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các KKTVB theo hai
nhóm: (i) Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại; (ii) Tiêu chí đánh giá tác động
lan toả.
- Tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia đã thành công trong việc
phát triển các KKT (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ), từ đó rút ra một số bài học
cho Việt Nam về phát triển các KKT theo hướng bền vững.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình phát triển các KKT ở nước ta nói
chung và các KKTVB vùng ĐBSH trong thời gian qua, bao gồm những kết quả đạt
được, những bất cập trong việc phát triển các KKTVB. Thử nghiệm đánh giá đánh giá
các tiêu chí bền vững đối với các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng
trên cơ sở hệ thống tiêu chí phát triển bền vững các KKTVB đã đề xuất.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các KKTVB vùng ĐBSH theo
hướng bền vững để đáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam đến năm
2020 và những năm tiếp theo.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề phát triển bền vững các KKTVB
vùng ĐBSH, trong đó tập trung nghiên cứu vào hai KKTVB là Vân Đồn (tỉnh Quảng
Ninh) và Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng). Trên cơ sở phân tích những lợi thế, chức
năng đặc thù và khả năng phát triển của các KKT này, tác giả đề xuất hệ thống những
tiêu chí cơ bản để đánh giá sự phát triển bền vững các KKTVB vùng ĐBSH tới năm
2020 trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4



4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận án nghiên cứu phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông
Hồng, trong đó có 2 tỉnh, thành phố: Hải Phòng và Quảng Ninh là nơi có KKTVB. Về
thời gian, luận án nghiên cứu sự phát triển của các KKTVB vùng Đồng bằng sông
Hồng từ khi được thành lập đến nay, chủ yếu là từ năm 2010 đến 2015, ngoài ra, trong
một số phần của luận án sẽ sử dụng kết quả dự báo đến năm 2020 của các cơ quan dự
báo công bố gần đây.

4.3. Cách tiếp cận nghiên cứu
Tổng quát về cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận án được thể hiện bằng sơ
đồ sau đây:

Nghiên cứu
lý luận KKT

Phương pháp chuyên gia

Khung lý
thuyết PTBV

Tiêu chí
PTBV

Nghiên cứu
kinh nghiệm
QT về phát
triển KKT
Thu thập
tài liệu,

số liệu

Phương pháp
dự báo
Bài học kinh
nghiệm cho
VN về phát
triển KKT

Đề xuất bộ tiêu chí PTBV
các KKT ven biển

Đề xuất định hướng, giải pháp

Hình 1. Khung tiếp cận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu của đề tài
Nguồn: Đề xuất của tác giả

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận giải việc xây dựng các khu kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng dựa trên
những căn cứ lý thuyết và thực tiễn nào?
5


Cần có những điều kiện gì để tiến hành xây dựng các khu kinh tế ven biển?
Tiêu chí xác định vấn đề phát triển các khu kinh tế ven biển nhằm đảm bảo
mục tiêu phát triển bền vững là gì?
Những kết quả đã đạt được, những tồn tại trong phát triển các khu kinh tế ven
biển vùng Đồng bằng sông Hồng và nguyên nhân?
Định hướng và giải pháp thực hiện phát triển các khu kinh tế ven biển vùng

Đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững như thế nào?

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chú trọng các
phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Trong chương 1, tác giả sử dụng phương
pháp nghiên cứu tại bàn (desk study) nhằm hệ thống hóa, luận giải các vấn đề lý luận
và thực tiễn về phát triển KKT được sử dụng trong phần tổng quan tình hình nghiên
cứu có liên quan đến phát triển bền vững và phát triển bền vững các KKT để xác định
vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện hơn. Luận án làm rõ khái niệm, định nghĩa về
KKT, đặc khu kinh tế, KKT ven biển, phát triển bền vững các KKTVB, cũng như đặc
điểm, vai trò của vùng Đồng bằng sông Hồng trong sự phát triển chung của đất nước.
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cũng như thực tiễn phát triển KKT tại Việt
Nam, luận án rút ra những bài học cho Việt Nam về các cơ chế, chính sách cần thiết để
phát triển KKT. Trên cơ sở tham khảo và nghiên cứu Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững
của Liên Hợp Quốc và Hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa
phương của Việt Nam, tác giả đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững
KKT ven biển đến năm 2020.
- Phương pháp đánh giá tổng hợp (DPSIR): Trên cơ sở khung lý thuyết đã được
xây dựng ở chương 1, tác giả sử dụng phương pháp DPSIR chủ yếu trong phần đánh
giá thực trạng phát triển các KKT ở Việt Nam trong thời gian qua (chương 3) và đề
xuất giải pháp phát triển các KKTVB vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 theo
hướng bền vững (chương 4). Phương pháp này được sử dụng dựa trên hệ thống
nguyên nhân - kết quả chặt chẽ, được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu
phát triển. Đây là phương pháp thường được sử dụng trong phân tích hiện trạng vấn đề
và đề xuất giải pháp cải thiện vấn đề, do vậy rất phù hợp trong việc phân tích hiện
trạng tình hình phát triển các KKTVB ở Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sông
Hồng nói riêng, từ đó đề xuất giải pháp phát triển các KKTVB vùng Đồng bằng sông
Hồng trong thời gian tới.
6



- Phương pháp SWOT: Tác giả sử dụng phương pháp SWOT trong chương 3
để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của vùng Đồng bằng sông
Hồng; mục tiêu phát triển, tiềm năng và lợi thế của các KKT Vân Đồn và Đình Vũ Cát Hải,...
- Phương pháp quy nạp: Tác giả sử dụng phương pháp quy nạp trong chương 1
nhằm làm rõ các khái niệm về KKT, KKTVB, cũng như các bộ tiêu chí và các chỉ tiêu
phát triển bền vững đã được sử dụng trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó đề xuất bộ
tiêu chí phát triển bền vững các KKTVB vùng ĐBSH.
- Phương pháp chuyên gia: Theo lý thuyết, phương pháp chuyên gia được áp
dụng có hiệu quả cho những đối tượng thiếu hay chưa đủ số liệu thống kê hoặc không
có số liệu nền, do vậy kết quả của phương pháp này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định
hướng, quản lý. Chính vì vậy, tác giả nhận thấy phương pháp chuyên gia sẽ thích hợp
trong đề tài này, bởi lẽ việc nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững các khu kinh tế ven
biển là một chủ thể có tầm bao quát rộng mang tính chất liên ngành, nhưng lại không
có đủ số liệu thống kê. Tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để tham vấn và kiểm
nghiệm các luận chứng, phân tích, đánh giá thông qua trao đổi với các chuyên gia
nghiên cứu về phát triển bền vững và phát triển các KKT mở, KKT tự do, cũng như
trao đổi với các nhà hoạch định chính sách tại các cuộc hội thảo về vấn đề phát triển
các KKTVB mà tác giả có cơ hội được tham dự. Những gợi ý chính sách của các
chuyên gia sẽ rất hữu ích cho tác giả trong quá trình đưa ra những giải pháp ở chương
4.
- Phương pháp phân tích chính sách: Tác giả sử dụng phương pháp này để giải
quyết các câu hỏi nghiên cứu: Vấn đề phát triển bền vững KKTVB cần giải pháp gì?
Phương hướng lựa chọn nào có thể giải quyết được vấn đề đó? Những tiêu chí nào có
thể đánh giá được KKTVB phát triển bền vững? Việc đạt được những tiêu chí này có
giải quyết được vấn đề phát triển bền vững KKTVB hay không?
- Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng thêm một số phương pháp khác như phương
pháp thống kê mô tả và so sánh, dự báo xu thế phát triển,...


5.3. Nguồn số liệu
Nguồn số liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp, bao gồm:

Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh,
thành phố vùng ĐBSH;


Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban
7


Quản lý KKT các tỉnh, thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh;

Số liệu khảo sát của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội
quốc gia, Viện Chiến lược phát triển, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Vụ
Quản lý khu kinh tế (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư);


Các kết quả nghiên cứu đã được công bố tại các cuộc hội thảo, các bài

viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành.

8


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.

Một số nghiên cứu liên quan đến chủ đề Phát triển bền vững

Kể từ năm 1987, sau khi khái niệm “Phát triển bền vững” được chính thức công

bố trong Báo cáo Brundtland, chủ đề phát triển bền vững đã trở thành một nội dung
được các nhà nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định chủ trương, chính sách ở các
quốc gia đặc biệt quan tâm. Theo đó, quan niệm về phát triển bền vững thường được
tiếp cận theo hai khía cạnh: Một là, phát triển bền vững là phát triển trong mối quan hệ
duy trì những giá trị môi trường sống, coi giá trị môi trường sinh thái là một trong
những yếu tố cấu thành những giá trị cao nhất cần đạt tới của sự phát triển. Hai là,
phát triển bền vững là sự phát triển dài hạn, phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng
tới mai sau.
Tổng hợp các tài liệu được công bố của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định
chính sách trong lĩnh vực liên quan, tác giả nhận thấy có một số công trình nghiên cứu về
phát triển bền vững tiêu biểu sau đây:
Trong nghiên cứu của A.L.Mayer (2008) [87] cho rằng: Từ một khái niệm trừu
tượng, tính bền vững đã được nhanh chóng chuyển sang công cụ đo lường của hệ
thống nhân sinh (human-ecological systems) năng động. Nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội
và môi trường hiện có đã cho thấy tính bền vững hệ thống. Mayer đã đề xuất có thể
đánh giá phát triển bền vững theo 4 chiều được đặt trong một hệ trục tọa độ gồm trục
tung là chiều kinh tế (Economic dimensions); trục hoành là thời gian (Time).
Các chiều khác trong hệ tọa độ này gồm
có: Công nghệ (Technological dimensions); Sinh
thái (Ecological dimensions); Pháp luật/xã hội
(Legal/Social dimensions). Khi hệ thống quỹ đạo
(System trajectory) cân bằng giữa các chiều thì
đạt tới sự bền vững (Sustainable). Còn nếu có
hiện tượng thảm họa (Catastrophic event) cắt hệ
thống quỹ đạo ở một điểm giữa của chiều kinh tế

và chiều công nghệ thì sẽ không đạt được sự bền Hình 1.1. Các chiều của bền
vững

vững (Not Sustainable).
Nguồn: Mayer, 2008:278

9


Tác giả M.O’Connor (2006) [88] lại có cách tiếp cận khác với Mayer khi trình
bày quan điểm hệ thống tổng thể về phát triển bền vững. Trong nghiên cứu của mình,
O'Connor đề xuất một mô hình tứ giác như là "Bốn trụ cột" cho phát triển bền vững.
O'Connor cho rằng "phát triển bền vững được đặc trưng là sự gắn kết phát triển
(coevolution) của hệ thống gồm:
Kinh tế (Economic organisation), Xã
hội (Social organisation) và
nhiên/Môi
trường
(Natural

Hệ tự
Systems

organisation), được thể hiện bằng các mục
tiêu chất lượng/hoạt động liên quan đến mỗi
một lĩnh vực". Lĩnh vực thứ tư là hệ thống
quy định thông qua lĩnh vực Chính trị
(System
Regulation
via
Political
organisation), được tác giả định nghĩa là
những quy định có vai trò điều chỉnh hoạt


Hình 1.2. Mô hình tứ giác của sự động của lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội
bền vững (được gọi là 4 trụ cột của và những mối quan hệ song hành với lĩnh
phát triển bền vững)
vực môi trường.
Nguồn: O’Connor, 2006:286

Trong khi đó tác giả Spangenberg (2002) [99] lại cho rằng: Sử dụng khái niệm
không gian môi trường và lăng kính của phát triển bền vững, mặc dù khá phức tạp,
nhưng có thể dễ dàng tuyên truyền và sử dụng như là một công cụ cho việc tập hợp sự
hỗ trợ công cộng đối với các chính sách phát triển bền vững. Ở tầm vĩ mô, không gian
môi trường và lăng kính của phát triển bền vững được áp dụng để xây dựng chỉ tiêu
quốc tế, khu vực và quốc gia. Ở cấp độ vi mô, hệ thống các chỉ tiêu phát triển bền
vững đối với hộ gia đình, công ty và cộng đồng địa phương cũng đã được xây dựng.
Các chỉ tiêu này cũng được sử dụng trong mô hình năng động, thể hiện năng lực của
họ để đánh giá tính bền vững của các chiến lược chính sách khác nhau.
Tại Diễn đàn phát triển công nghiệp bền vững do Văn phòng UNIDO tại Việt
Nam tổ chức vào tháng 5/2006, nhà nghiên cứu Phillipes Scholtes [40] nhận định rằng:
phát triển công nghiệp bền vững (SID) liên quan đến cả ba lĩnh vực là Kinh tế - Xã hội
- Môi trường và phát triển bền vững. Đây cũng chính là lĩnh vực chủ đạo trong chương
trình của UNIDO giai đoạn 2006-2010. Sau khi phân tích cơ cấu ngành công nghiệp
của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 với mối đe dọa bị phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu,
10


các yêu cầu cần phải tuân thủ trong thời đại WTO, các cơ hội và thách thức đặt ra cho
ngành công nghiệp nước ta, tác giả này đã nhấn mạnh yếu tố tiêu dùng xanh - người
tiêu dùng sẽ là những nhân tố chính tác động làm thay đổi phát triển bền vững bằng
cách tạo áp lực với ngành công nghiệp phải thể hiện hành vi trách nhiệm đối với xã
hội.

Trong nghiên cứu của Atkinson và các cộng sự (1999) [73], tác giả cho rằng có
6 hệ thống chỉ tiêu cho phát triển bền vững, được chia thành 3 nhóm: hệ thống con
người; hệ thống hỗ trợ; và hệ thống tự nhiên. Trong đó:
● Hệ thống con người = phát triển cá nhân + hệ thống xã hội + hệ thống chính
phủ
● Hệ thống hỗ trợ = hệ thống kinh tế + hệ thống cơ sở hạ tầng
● Hệ thống tự nhiên = môi trường và hệ thống tài nguyên
Ba nhóm hệ thống trên đây tương ứng với ba nguồn vốn thường được sử dụng
trong phân tích toàn bộ hệ thống, đó là: vốn con người (human capital); vốn cấu trúc
(structural capital); vốn tự nhiên (natural capital).

Hình 1.1. Sáu hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững chủ yếu
Nguồn: Hartmut Bossel, 1999:17
Các chỉ tiêu cụ thể trong từng nhóm bao gồm:
• Phát triển cá nhân: Tự do công dân và quyền con người, bình đẳng, quyền tự
chủ cá nhân và quyền tự quyết, sức khỏe, quyền được làm việc, hòa nhập xã hội và sự
tham gia, giới tính và đẳng cấp cụ thể vai trò, tiêu chuẩn vật chất của cuộc sống, trình

11


độ, chuyên môn, giáo dục người lớn, gia đình và cuộc sống, vui chơi và giải trí, nghệ
thuật.
• Hệ thống xã hội: Phát triển dân số, thành phần dân tộc, phân phối thu nhập và
cơ cấu giai cấp, các nhóm xã hội và các tổ chức, an sinh xã hội, chăm sóc y tế, bảo trợ
xã hội.
• Chính phủ: Chính phủ, hành chính, tài chính công và các loại thuế, tham gia
chính trị và dân chủ, giải quyết xung đột (quốc gia, quốc tế), chính sách nhân quyền,
chính sách dân số và di cư, hệ thống pháp luật, kiểm soát tội phạm, chính sách hỗ trợ
quốc tế, chính sách công nghệ.

• Cơ sở hạ tầng: Định cư, thành phố, giao thông vận tải, hệ thống cung cấp
(điện, nước, thực phẩm, hàng hóa, dịch vụ), xử lý chất thải, dịch vụ y tế, thông tin và
truyền thông, cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo, khoa học, R&D.
• Hệ thống kinh tế: Sản xuất và tiêu thụ, tiền tệ, thương mại, lao động, việc làm,
thu nhập, thị trường, thương mại liên vùng.
• Tài nguyên và môi trường: Môi trường tự nhiên, khí quyển và thủy quyển, tài
nguyên, hệ sinh thái, các loài, cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, năng lượng tái tạo,
hấp thụ chất thải, tái chế vật liệu, ô nhiễm, suy thoái, năng lực chịu tải.
Còn quan điểm của tác giả Richard J. Estes (1993) [91] trong nghiên cứu
Hướng tới phát triển bền vững: Từ lý thuyết đến hành động, là khái niệm phát triển
bền vững đại diện cho một đóng góp cơ bản và lâu dài về lý thuyết và thực tiễn phát
triển. Trong bài báo của mình, tác giả đã làm rõ: (i) Ý nghĩa của phát triển bền vững;
(ii) Xác định những cách tiếp cận khác nhau liên quan đến khái niệm phát triển bền
vững; (iii) Nhấn mạnh các giá trị cơ bản và mục tiêu của khái niệm; (iv) Xác định
những cản trở chủ yếu liên quan đến thực tiễn phát triển bền vững; (v) Phân tích một
số bất ổn liên quan đến sự phát triển tiếp tục của khái niệm. Cuối cùng, tác giả đề xuất
chương trình hành động để phát triển bền vững trên toàn cầu.
Ở Việt Nam, khái niệm “Phát triển bền vững” mặc dù xuất hiện chậm hơn, vào
khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, nhưng lại sớm được thể hiện ở nhiều cấp
độ. Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học nước ta tiếp thu rất nhanh.
Trong các cuộc hội thảo chuyên ngành, thuật ngữ này được gắn vào hầu hết tất cả các
lĩnh vực, cả vĩ mô và vi mô như: Phát triển bền vững ngành công nghiệp/nông
nghiệp/thương mại; Phát triển bền vững ngành du lịch/xây dựng/thủy sản; Giảm nghèo
và Phát triển bền vững; Giáo dục vì sự phát triển bền vững; Phát triển đô thị bền vững;
Phát triển bền vững vùng ven các đô thị; Phát triển chè/hồ tiêu/cà phê bền vững; v.v...
12


Từ đó đến nay, đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển bền
vững, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:

Dựa trên một số kết quả nghiên cứu chính của đề tài cấp nhà nước KX04.11/1115 đang được triển khai “Phát triển bền vững của Việt Nam trong bối cảnh mới của
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu” (thuộc Chương trình cấp nhà nước
KX 04/11-15 của Hội đồng Lý luận Trung ương), nhóm tác giả Ngô Thắng Lợi và Vũ
Thành Hưởng (2014) [32] đã đi sâu vào đánh giá khía cạnh phát triển bền vững được
đưa ra và thực hiện trong mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam như thế nào, bao gồm
từ quá trình phát triển nhận thức của Đảng về gắn công nghiệp hóa với phát triển bền
vững, đến những vấn đề đặt ra về gắn phát triển bền vững trong quá trình thực hiện
công nghiệp hóa. Cuối cùng, các tác giả đưa ra một số kiến nghị chính nhằm gắn phát
triển bền vững trong quá trình tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa trong các điều kiện
mới của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Ở khía cạnh lồng ghép tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, trong nghiên
cứu của mình, tác giả Lê Thu Hoa (2014) [22] nhận định: Cùng với quá trình phát triển
về nhận thức và hành động trên quy mô toàn cầu, tư duy và nhận thức của Đảng và
Nhà nước ta về gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, tài nguyên và ứng phó
với biến đổi khí hậu, không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Tuy vậy, việc thực hiện các
nội dung này trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa còn nhiều hạn chế: cơ cấu kinh
tế chưa thân thiện với môi trường, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp, nhiều vấn đề môi
trường trong các ngành/lĩnh vực chưa được giải quyết cùng với các nguy cơ do biến
đổi khí hậu đe dọa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nước. Để đạt
mục tiêu sớm đưa Việt Nam thành nước công nghiệp, đồng thời nắm bắt cơ hội từ xu
hướng và mối quan tâm toàn cầu, chúng ta cần hướng theo mô hình phát triển xanh với
các định hướng và giải pháp cụ thể về thể chế và năng lực quản lý, bảo đảm nguồn lực,
tổ chức thực hiện và theo dõi đánh giá.
Tập trung vào nội dung giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững, trong
đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013), căn cứ vào mục tiêu của đề tài,
tác giả Nguyễn Lệ Thủy [57] đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giám sát,
đánh giá phát triển bền vững; phân tích thực trạng công tác giám sát, đánh giá phát
triển bền vững. Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu đề xuất các nội dung nhằm xây dựng
hệ thống giám sát, đánh giá phát triển bền vững ở nước ta.
Trong khi đó, nhóm tác giả Nguyễn Phương Mai - Phạm Thị Bích Ngọc (2013)

[35] lại chú trọng hơn đến vấn đề nguồn nhân lực Việt Nam với yêu cầu phát triển bền
vững giai đoạn 2011- 2020. Nhóm tác giả đã tổng hợp lý luận về phát triển bền vững
13


và vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển. Bối cảnh phát triển của nước ta từ khi
Đổi mới đến nay cũng như tình hình dân số và nguồn nhân lực trên các khía cạnh số
lượng, chất lượng, sự phân bố được trình bày trong các phần tiếp theo. Nghiên cứu này
đã đóng góp thêm một ý kiến về việc nâng cao vai trò của nguồn nhân lực, đặc biệt là
mặt chất lượng, trong phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn tiếp theo. Trên cơ sở đó,
kết luận rút ra là: (i) Nền kinh tế Việt Nam mặc dù có những bước phát triển đáng ghi
nhận nhưng chưa bền vững; (ii) Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam còn thấp hơn so
với nhiều nước trong khu vực và mức trung bình thế giới. Trong thời gian tới, Việt
Nam không thể khai thác lợi thế về số lượng mà phải hết sức quan tâm đến việc nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Để làm
được điều này, đầu tư vốn nhân lực là vấn đề cốt lõi. Cuối cùng, các tác giả đề xuất
phương hướng đẩy mạnh đầu tư vốn nhân lực ở tất cả các giai đoạn tiền giáo dục, giáo
dục và hậu giáo dục (theo tư tưởng của Jacob Mincer - cha đẻ của lý thuyết kinh tế học
lao động hiện đại).
Tác giả Nguyễn Hữu Dũng (2012) [14] lại cho rằng: Các vấn đề xã hội và phát
triển bền vững có mối quan hệ hữu cơ với nhau và gắn rất chặt với mô hình tăng
trưởng của một quốc gia, phù hợp với xu hướng chung của quốc tế, đó là đều nhằm
mục tiêu phát triển con người, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã
hội và chủ động hội nhập quốc tế. Sau gần 30 năm đổi mới ở Việt Nam, nhận thức về
các vấn đề này ở nước ta đã có sự thay đổi cơ bản, việc giải quyết các vấn đề xã hội và
phát triển bền vững đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam
đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong các vấn đề xã hội, nhất là các vấn đề xã
hội bức xúc, làm cho phát triển xã hội chưa bền vững. Trong giai đoạn mới của sự phát
triển, Việt Nam phải tiến tục đổi mới tư duy, nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề này và
ưu tiên tập trung vào giải quyết những vấn đề vừa cơ bản lâu dài, vừa bức xúc trước

mặt về các vấn đề xã hội, góp phần phát triển bền vững đất nước.
Khi nghiên cứu về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở
Việt Nam, PGS.TS. Lê Xuân Bá (2010) [3] đã hệ thống hóa làm rõ cơ sở lý luận và
kinh nghiệm quốc tế về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Qua
phân tích về quan điểm, nội hàm của tăng trưởng và phát triển bền vững, tác giả tập
trung đánh giá thực trạng về mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển bền vững ở
nước ta. Từ đó, đề xuất quan điểm định hướng về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
phát triển bền vững ở nước ta đến năm 2020 và một số nhóm giải pháp tổng thể.
Với nhận định phát triển kinh tế là yếu tố căn bản cho phát triển bền vững,
Nguyễn Hữu Sở (2009) [44] trong nghiên cứu của mình đã đưa ra khái niệm và mối
14


quan hệ giữa phát triển kinh tế bền vững với phát triển bền vững, cũng như tác động
của phát triển kinh tế đến các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường. Qua phân tích
thực tiễn quá trình phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới, tác giả cho rằng phát triển
bền vững cần phải được đảm bảo bằng sự tăng trưởng kinh tế đạt được cả về chất và
về lượng. Phát triển kinh tế bền vững là yêu cầu đòi hỏi phải đạt được của sự phát triển
bền vững.
Trong công trình nghiên cứu đánh giá tổng kết thực hiện phát triển bền vững ở
Việt Nam từ khi Đổi mới đến nay, các tác giả Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi
(2007) [48] đã phân tích thực trạng phát triển của kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời
kỳ Đổi mới, phân tích những yếu tố cũng như những điều kiện để giúp cho Việt Nam
đạt được những tiến bộ khả quan trong việc thực hiện phát triển bền vững, trong đó có
đề cập đến những nội dung của vấn đề tăng trưởng với chất lượng cao thể hiện ở
những tiêu chí như xác định cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tiến bộ.
Bàn thêm về phát triển bền vững, tác giả Bùi Tất Thắng (2006) [50] đã phân
tích để thực hiện phát triển bền vững về mặt kinh tế thì tốc độ tăng trưởng phải cao và
quan trọng là phải có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế cùng với việc nâng cao đời sống

của dân chúng và bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên. Còn tác giả Lưu
Đức Hải (2005) [18] đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý
môi trường cho phát triển bền vững. Công trình này đã xác định phát triển bền vững
qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hóa, đã tổng
quan nhiều mô hình phát triển bền vững như: Mô hình 3 vòng tròn kinh tế - xã hội môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler (1990); Mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh
tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của Ủy ban Môi trường
và Phát triển Thế giới - WCED (1987); Mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái
của Villen (1990); Mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của Worl
Bank.
Trong nghiên cứu của mình về phát triển bền vững cho các cụm ngành công
nghiệp, dựa trên quan điểm về phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững
các cụm ngành công nghiệp nói riêng, đồng thời phân tích thực trạng những vấn đề
môi trường của các cụm ngành công nghiệp Việt Nam, nhóm tác giả Lê Hà Thanh và
cộng sự (2014) [49] đã đề xuất hai nhóm tiêu chí đánh giá phát triển bền vững khu
cụm công nghiệp gồm: (i) các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại; và (ii) các
tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa. Trong đó, nhóm tiêu chí đánh giá phát triển bền
vững nội tại xem xét các yếu tố chủ quan của cụm ngành công nghiệp (gồm: vị trí địa
15


lý; quy mô diện tích; tỷ lệ diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê trong diện tích đất
tự nhiên khu cụm công nghiệp; tỷ lệ lấp đầy; sự gia tăng ổn định về mặt sản lượng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh; hiệu quả hoạt động; trình độ công nghệ của
doanh nghiệp và các hoạt động triển khai khoa học công nghệ vào sản xuất kinh
doanh; hoạt động liên kết sản xuất của các doanh nghiệp trong khu cụm công nghiệp;
mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư). Nhóm tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa xem xét
các tác động ở ba lĩnh vực phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường.
Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu kể trên đều có một điểm chung là
phân tích chi tiết thêm khái niệm phát triển bền vững theo Brundtland, song về cơ bản
còn mang tính liệt kê; tính thích ứng của các chỉ báo với thực tế Việt Nam, cụ thể là ở

cấp độ địa phương, vùng, miền, hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vẫn
chưa được làm rõ. Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu quốc tế và trong nước, một số
công trình nghiên cứu nói trên đều đồng thuận khi nhận định rằng các tiêu chí về phát
triển bền vững đối với một quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững
môi trường, còn đối với chủ thể của nền kinh tế (như KCN, KKT, đặc KKT) thì để
phát triển bền vững cần phải đáp ứng thêm những tiêu chí về thể chế (hệ thống chính
trị), văn hóa hay cụ thể hóa thành những tiêu chí như cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tiến bộ,...

1.1.

Một số nghiên cứu liên quan đến chủ đề Phát triển khu kinh tế và
khu kinh tế ven biển
Dựa trên những lợi thế so sánh về vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, một số quốc

gia trên thế giới đã hình thành và phát triển các khu kinh tế với nhiều loại hình đa dạng
nhằm tập trung thu hút đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trở thành cực tăng
trưởng có sức lan tỏa, tạo nên động lực thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia, vùng và địa phương.
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về vấn đề phát triển khu kinh tế nói chung
và khu kinh tế ven biển nói riêng, trong đó điển hình là các nghiên cứu sau:
Trong nghiên cứu của Farole, T. và G. Akinci (2011) [85] đề cập đến ba vấn đề
hết sức quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách, đó là:
- Làm thế nào để làm cho KKT thành công trong việc thu hút các doanh nghiệp
để tạo công ăn việc làm;
- Làm thế nào để đảm bảo rằng các KKT bền vững về mặt kinh tế và mang lại
tác động tích cực, trong đó có việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh quá trình
chuyển đổi cơ cấu và cải cách kinh tế;
16



- Làm thế nào để đảm bảo rằng các KKT bền vững về thể chế, xã hội và môi
trường. Điều này có nghĩa không chỉ giảm thiểu các tác động tiêu cực, thậm chí có thể,
mang lại những lợi ích phi kinh tế cho xã hội.
Trong khi đó, nghiên cứu của tổ chức FIAS (2008) [84] lại phân tích những xu
thế phát triển chủ yếu liên quan đến loại hình KKT, mô hình sở hữu, khuôn khổ pháp
lý và quy định, khuôn khổ thể chế, quyền sở hữu, phương pháp tiếp cận quản lý, các
ưu đãi và các tác động kinh tế nhằm làm cho KKT hoạt động tốt. Thông qua việc phân
tích tổng quan hoạt động kinh tế của các KKT, đánh giá mối quan hệ của KKT và
những nỗ lực cải cách kinh tế, cuối cùng là rút ra bài học và khuyến nghị chính sách,
nghiên cứu này giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thể thiết kế và tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển các KKT nhằm tối đa hóa lợi ích cho toàn nền kinh tế.
Trong nghiên cứu về các đặc khu kinh tế của Liên bang Nga, tác giả Kari
Liuhto (2009) [86] đã có một số phát hiện mới về chính sách của các đặc khu kinh tế
của nước này. Thứ nhất là, mặc dù ưu đãi về thuế của các đặc khu thấp hơn những
hàng rào đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng về lợi nhuận nói riêng lại chưa đủ để
hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Nga. Thứ hai là, uy tín thấp về quyền
phi vật chất (immaterial rights), hệ thống đổi mới sáng tạo nghèo nàn, hình ảnh công
nghệ thấp, thiếu cơ chế tài chính liên quan đến nghiên cứu và triển khai (R&D) và thủ
tục hành chính trì trệ đã làm giảm những lợi thế của các đặc khu kinh tế của Nga. Thứ
ba là, vai trò ngày càng tăng của các tập đoàn công nghiệp quân sự đã làm Chính phủ
quên lãng các doanh nghiệp tư nhân Nga cũng như các doanh nghiệp nước ngoài trong
các hoạt động đổi mới. Sự sai lầm khi hướng hệ thống đổi mới vào lĩnh vực quân sự
không thể bắt đầu cho sự đa dạng hóa nền kinh tế nước Nga, kể từ khi hệ thống đổi
mới hướng vào lĩnh vực quân sự vừa tốn kém kinh phí, vừa không hiệu quả và tham
nhũng do tính chất bí mật, nạn quan liêu và thiếu tính cạnh tranh của các tập đoàn này.
Chính vì vậy, các đặc khu kinh tế của Nga đã không đạt được những kỳ vọng như
mong muốn ban đầu.
Ở Việt Nam, phát triển các KKT ven biển là chủ trương mới của Đảng ta, do
vậy các tài liệu chuyên sâu về vấn đề này còn rất ít, đặc biệt là những nghiên cứu về

phát triển KKT ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng. Hầu hết các thông tin được phổ
biến công khai chỉ chủ yếu là các báo cáo tình hình phát triển KKT của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và một số đề tài khoa học về phát triển bền vững của Viện Khoa học xã hội
Việt Nam; còn các nghiên cứu khác thì mới chỉ ở dạng các bài viết hoặc bài tham luận
tại các cuộc hội thảo, hoặc có liên quan được đề cập rất ngắn trong các nghiên cứu về

17


×