Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

123 phân tích thẩm quyền của công đoàn trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.46 KB, 4 trang )

Đề 18: Phân tích thẩm quyền của công đoàn trong việc chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần cho người lao động

BÀI LÀM
1. Khái niệm Công đoàn
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người
lao động, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và
bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động
khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt
động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên
chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Điều 10 Hiến
pháp 1992)
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và
của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống
chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao
động (Điều 1 Luật Công đoàn 1990)

2. Thẩm quyền của công đoàn trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần cho người lao động
Theo nghĩa rộng của vấn đề này thì việc chăm lo đời sống cho NLĐ bao gồm
từ khi tham gia hoạch định các chính sách, chế độ liên quan đến cải thiện các
điều kiện lao động và sinh hoạt cho NLĐ, từ việc đảm bảo các lợi ích vật chất
cho NLĐ trong quan hệ lao động (tiền lương, tiền thưởng...) đến việc phối hợp
với NSDLĐ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ.
1


Vấn đề nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động không chỉ
riêng trách nhiệm của NSDLĐ mà còn là trách nhiệm của các cấp công đoàn,
nhất là Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nơi trực tiếp chăm lo, bảo vệ quyền lợi


cho người lao động. Công đoàn có quyền và trách nhiệm nắm vững hoàn cảnh
kinh tế gia đình của các thành viên tổ chức mình trong doanh nghiệp để từ đó có
biện pháp giúp đỡ về tinh thần và vật chất.
Công đoàn là tổ chức đại diện cho lợi ích của NLĐ có quyền tham gia quản
lý doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích trong đó việc tổ chức trả lương với các nội
dung chủ yếu: tham gia lựa chọn các hình thức trả lương; tham gia xây dựng đơn
giá tiền lương và quỹ lương của đơn vị, doanh nghiệp; tham gia xây dựng và
thực hiện định mức lao động; tham gia xây dựng quy chế trả lương. Công đoàn
tham gia với NSDLĐ về các biện pháp bảo đảm lương thực tế cho người lao
động, có phương án điều chỉnh tiền lương khi giá cả thị trường biến động. Tiền
thưởng là phần thu nhập ngoài tiền lương căn cứ vào hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp và thu nhập tiền lương của từng người. Trên cơ s.ở những quy
định của Nhà nước về chế độ thưởng, tình hình sản xuất kinh doanh, thực hiện
nhiệm vụ chính trị, tổ chức lao động, nguồn tiền thưởng, Công đoàn tham gia
nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu và điều kiện thưởng; quy định nguyên tắc và
phương pháp bình xét cho từng loại đối tượng, từng hạng thành tích, các hệ số
thành tích và mức thưởng
Công đoàn cơ sở cùng với NSDLĐ chăm lo đến đời sống văn hóa, hoạt động
thể dục, thể thao, tổ chức nghỉ ngơi, du lịch... cho NLĐ, nhất là vấn đề tạo nguồn
kinh phí và sắp xếp thời gian cho mọi người lao động hàng năm đều được hưởng
các quyền này. Công đoàn phối hợp với NSDLĐ trong việc sử dụng quỹ phúc lợi
tập thể của đơn vị được thực hiện công khai và dân chủ trong việc cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần, chăm lo sức khỏe cho NLĐ. Trong những trường hợp
2


nhất định công đoàn trong các doanh nghiệp Nhà nước còn có quyền kiểm tra
hoặc đình chỉ việc sử dụng quỹ này nếu thấy việc sử dụng quỹ sai mục đích hoặc
không đúng với nghị quyết của hội nghị công nhân viên chức.
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam còn có thẩm quyền tham gia với chính

phủ trong các vấn đề xây dựng Điều lệ bảo hiểm xã hội, thành lập hệ thống tổ
chức bảo hiểm xã hội, xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động của quỹ bảo hiểm xã
hội. Công đoàn địa phương và cơ sở tham gia cùng các cấp chính quyền và
NSDLĐ trong việc thực hiện và giám sát việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã
hội do Nhà nước ban hành. Ngoài ra, cùng với NSDLĐ. Công đoàn tổ chức các
hoạt động xã hội, văn hóa, thể dục – thể thao, nghỉ ngơi, du lịch...cho NLĐ,
chăm sóc đời sống của NLĐ đã nghỉ hưu hoặc gặp sự kiện rủi ro như tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp...

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật lao động Việt Nam, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2009
2. Luật Công đoàn năm 1990
3. Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2008
4. Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 133/HĐBT ngày 20/4/1991 hướng dẫn
thi hành Luật công đoàn năm 1990
5. website:
www.sinhvienluat.vn
www.laodong.com.vn

4



×