Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phân tích thẩm quyền của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.79 KB, 3 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công đoàn là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động. Trong đó, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật
lao động được xem là quyền hạn quan trọng, có ý nghĩa trong việc bảo vệ người lao
động. Vậy, quyền hạn này có cơ sở pháp lý là gì? Nội dung của nó ra sao? Chúng ta
hãy cùng nhau: “Phân tích thẩm quyền của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát
việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động” để có toàn diện hơn về tổ chức chính
trị xã hội này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Vài nét về quyền hạn của công đoàn
Quyền hạn của công đoàn là quyền của tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của công
đoàn được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện với tư cách là một chủ thể độc
lập đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động…
Theo pháp luật hiện hành, công đoàn có các quyền hạn sau:
- Quyền tham gia với cơ quan nhà nước và đại diện của người sử sụng lao động
thảo luận các vấn đề về sử dụng lao động.
- Quyền tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật lao
động.
- Quyền đại diện cho tập thể lao động kí kết thỏa ước lao động tập thể.
- Quyền tham gia xây dựng nội quy (quy chế) lao động, xử lý kỉ luật lao động,
trách nhiệm vật chất và chấm dứt hợp đồng lao động.
- Quyền tổ chức và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
- Quyền đại diện và tham gia giải quyết xung đột, trnh chấp lao động và các
cuộc đình công.
2. Thẩm quyền của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật lao động
2.1. Cơ sở pháp lý
Thẩm quyền của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy
định của pháp luật lao động được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động và Luật
Công đoàn với nội dung như sau:
Điều 12 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung quy định: “Công đoàn tham gia cùng


với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội… kiểm tra, giám sát việc thi hành
các quy định của pháp luật lao động”.
Khoản 3 Điều 181 Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung: “… Tổng liên đoàn lao động
Việt Nam và công đoàn các cấp tham gia giám sát việc quản lý nhà nước về lao động
teo quy định của pháp luật”.
Ngoài ra vấn đề này còn được quy định tại Khoản 2 Điều 4, Khoản 3 Điều 6 và
Điều 9 Luật công đoàn năm 1990.
2.2. Nội dung thẩm quyền của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việc
thực hiện chính sách, pháp luật lao động
Quyền tham gia kiểm tra, giám sát của công đoàn là một trong những nhóm quyền
thể hiện chức năng tham gia vào hoạt động quản lí của tổ chức công đoàn. Quyền này
được thực hiện trong phạm vi, đối tượng rộng rãi và sự đa dạng về hình thức thể hiện:
- Về mặt phạm vi: công đoàn có quyền tham gia kiểm tra, giám sát tất cả các lĩnh
vực trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến quan hệ lao động như hợp đồng lao động, kỉ
luật lao động, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, tiền lương, an toàn lao động, vệ sinh lao
động, bảo hiểm xã hội… Chẳng hạn, tổ chức công đoàn tỉnh A có quyền kểm tra vệ
sinh lao động, an toàn lao động,… của doanh nghiệp B hoạt động trên tỉnh A đồng
thời giám sát chế độ hưởng bảo hiểm xã hội của công nhân doanh nghiệp B.
- Về đối tượng: công đoàn có quyền kiểm tra, giám sát việc thi hành chính sách,
pháp luật lao động của các đối tượng bao gồm tất cả các đơn vị, tổ chức, doanh
nghiệp… có thuê mướn, sử dụng lao động. Ví dụ như: việc tổ chức công đoàn tỉnh A
kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trên
phạm vi tỉnh A, có thuê mướn, sử dụng lao động bất kể đó là công ty tư nhân hay cổ
phần, có hay không có tư cách pháp nhân.
- Về hình thức thực hiện: công đoàn có thể tự mình tổ chức việc kiểm tra, giám sát
(khoản 3 Điều 6 Luật công đoàn) hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan (khoản 4
Điều 6 Luật công đoàn; Điều 189 Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung). Ví dụ: tổ chức
công đoàn tỉnh A có thể tự mình kiểm tra các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động
của doanh nghiệp B trực thuộc tỉnh A hoặt phối hợp với tổ công an kinh tế, sở bảo
hiểm xã hội,… thực hiện việc kiểm tra, giám sát.

2.3. Trách nhiệm của bên liên quan trong việc tạo điều kiện để công đoàn
thực hiện thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách,
pháp luật lao động.
- Đối với người sử dụng lao động: pháp luật quy định trách nhiệm cuả người sử
dụng lao động để tạo kiều kiện thuận lợi cho quyền kiểm tra, giám sát của công đoàn
được thực hiện, cụ thể là:
Thứ nhất, khi kiểm tra, công đoàn yêu cầu thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức trả
lời những vấn đề đặt ra, kiến nghị biện pháp sửa chữa các thiếu sót, ngăn ngừa vi
phạm pháp luật và xử lý người vi phạm pháp luật (khoản 2 Điều 9 Luật công đoàn).
Thứ hai, người sử dụng lao động phải trả lời cho công đoàn biết kết quả giải quyết
những kiến nghị do công đoàn nêu ra trong thời hạn pháp luật quy định, những vấn đề
không giải quyết được phải nói rõ lí do (khoản 3 Điều 9 Luật công đoàn).
- Đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan: hỗ trợ hoạt động thực hiện
kiểm tra, giám sát của công đoàn trong phạm vi quyền hạn của mình.
3. Bình luận về thẩm quyền cuả công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việc
thực hiện chính sách, pháp luật lao động
Pháp luật hiện hành quy định tương đối cụ thể thẩm quyền cuả công đoàn trong
việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động. Từ đó, hạn chế
tối đa các tiê cực trong tổ chức, quản lý lao động đồng thời tạo điều kiện để người lao
động tham gia lao động một cách có hiệu quả.
Ngày nay, thẩm quyền cuả công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật lao động đang có sự mở rộng về phạm vi, đa dạng về đối tượng
tác động và hình thức thực hiện. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa công đoàn với các tổ
chức khác hay người sử dụng lao động cũng giúp cho công đoàn thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Tóm lại, công đoàn là tổ chức chính trị xã hội đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của người lao động và quyền tham gia kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các chính sách, pháp luật lao động có ý nghĩa lớn trong việc phát huy vai
trò, nhiệm vụ của công đoàn. Việc phân tích thẩm quyền này cho thấy sự tiến bộ về

mặt tổ chức, phạm vi và đối tượng tác động của công đoàn.

×