I.
Giới thiệu chung.
Công ty hợp danh là một loại hình công ty trong đó các thành viên chia
sẻ lợi nhuận cũng như thua lỗ của công ty mà họ cùng nhau đầu tư vào. Để
hiểu rõ về hoạt động của công ti hợp danh thì vấn đề không thể thiếu là tìm
hiểu về quyền của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong tổ chức
và quản lí công ti hợp danh.
II.
Quyền của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong
tổ chức và quản lý của công ty hợp danh.
1. Đối với thành viên hợp danh.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 thì hoạt động của Công ty
hợp danh là được thực hiện thông qua hội đồng thành viên (HĐTV) và các
thành viên hợp danh. HĐTV gồm tất cả các thành viên hợp danh là cơ quan
quyết định tất cả các hoạt động quản lý, kinh doanh của Công ty. Để điều
hành các hoạt động quản lí kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh đã
tập hợp lại những quyết định của mình trước HĐTV và đem biểu quyết
những quyết định đó. Điều nó lại càng thể hiện rõ đặc tính đối nhân và
những đặc trưng của công ty hợp danh đó là sự tụ hợp của những người
đứng đầu để cùng suy tính và đưa ra những quyết định rồi cùng liên đới chịu
trách nhiệm toàn bộ với những quyết định đó. Đặc trưng này giúp công ty có
những quyết định sáng suốt khi nó được đem ra biểu quyết nhưng cũng đè
nặng sự kén chọn các thành viên hợp danh của mình lên các thành viên hợp
danh khác. Thông qua HĐTV, các thành viên hợp danh thể hiện quyền tổ
chức và quản lý trong mọi lĩnh vực của công ty hợp danh từ việc quản trị
nhân sự đến tổ chức kinh doanh. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 136, Luật
doanh nghiệp năm 2005.
Những vấn đề còn lại cũng phải được đưa ra HĐTV biểu quyết theo
nguyên tắc đa số với ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh chấp
thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định thì quyết định đó mới được
thông qua.
1
Khi biểu quyết thông qua quyết định của HĐTV thì mỗi thành viên
hợp danh chỉ có một phiếu. Điều này cũng thể hiện rõ tính chất đối nhân của
công ty hợp danh. Vốn góp không còn là căn cứ để quyết định quyền lực
quản trị nữa. Đã là những người tin tưởng hoặc có quan hệ nhân thân với
nhau thì ý chí của mỗi thành viên hợp danh đều được phân định ngang bằng.
Gắn liền với hoạt động của HĐTV là quản lý công ty hợp danh, các
thành viên hợp danh đều có quyền đưa vấn đề mình cần đề cập đến toàn thể
các thành viên khác để cùng quyết định. Quyền đó được cụ thể hóa bằng
viêc các thành viên hợp danh điều có quyền triệu tập họp HĐTV, quyền này
đã được thể hiện rất rõ trong Điều 136, luật doanh nghiệp. Điều này lại một
lần nữa thể hiện tính đối nhân trong công ty hợp danh.
Thành viên hợp danh có quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh
doanh của công ty.Và trên sự thống nhất của HĐTV, Chủ tịch hội đồng
thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc được tất cả các
thành viên bầu ra để thực hiện việc phân công, điều hòa và phối hợp công
việc của các thành viên hợp danh và điều hành công việc trong nội bộ công
ty. Và nhờ vào sự tín nhiệm của các thành viên hợp danh khác mà chủ tịch
hội đồng thành viên đã thay mặt cho các thành viên khác thực hiện một số
nhiệm vụ ( Khoản 4 Điều 137 Luật doanh nghiệp năm 2005 ).Trong Điều
137 có nêu ra một vấn đề chủ tịch hội đồng thành viên có thể là thành viên
khác (tức thành viên góp vốn) theo quy định của điều lệ công ty nhưng theo
nhân định thực tế đó chỉ nhưng một quy định cơ hội không có thực bởi sẽ
chẳng bao giờ các thành viên hợp danh lại để một người chịu trách nhiệm
hữu hạn về tài sản đứng lên điều hành và phân công công việc trong công ty
như một thành viên đóng vai trò, trách nhiệm toàn bộ bằng tài sản của mình.
Không chỉ có quyền trao lại một số nhiệm vụ điều hành hoạt động kinh
doanh của công ty, các thành viên hợp danh còn có thể hạn chế lẫn nhau
hoạt động kinh doanh của một thành viên khác. Việc này thực hiện vẫn luôn
phải tuân thủ nguyên tắc đa số trước HĐTV. Đặt ra quy định này, Luật
2
doanh nghiệp đã bảo vệ lợi ích số đông của các thành viên hợp danh còn lại
– những người phải cùng nhau chịu toàn bộ trách nhiệm trong mọi hoạt động
kinh doanh của công ty.
2. Đối với thành viên góp vốn.
Đối với thành viên góp vốn vào công ty hợp danh, họ là những người
đã chấp nhận từ bỏ quyền điều hành, quản lý mọi động trong công ty hợp
danh để đổi lấy chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn đó với những hoạt động
kinh doanh đó. Theo nhận định của cá nhân, thành viên góp vốn mặc dù có
những quyền được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có
quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp
đầy đủ và trung thực các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của
công ty; xem xét sổ kế toán, sổ biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài
liệu khác của công ty; (Điều 140) thế nhưng đó phải là quyền tổ chức và
quản lí một lĩnh vực nào của trong công ty hợp danh mà chỉ là quyền được
xem xét việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không mà thôi ! Mọi quyền
chuyển nhượng cũng điều phải theo nguyên tắc đa số. Bởi thế không quá khi
nói thành viên góp vốn vào công ty hợp danh hầu như không có thực quyền
nào về tổ chức, quản lý công ty. Việc cho phép họ góp vốn vào công ty hợp
danh chỉ là biện pháp tạo điều kiện phần nào đó khắc phục sự eo hẹp về vốn
– hệ quả của tính kén chọn thành viên hợp danh của công ty của các nhà làm
luật.
III. Kết luận.
Như vậy thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đều có những
quyền lợi tương xứng với nghĩa vụ của họ, và đều bị hạn chế một số quyền
nhằm đảm bảo lợi ích công ti. Tuy nhiên có thể thấy rằng dù là quyền gì và
3
nghĩa vụ gì thì cả hai loại thành viên này đều có tầm quan trọng nhất định
đối với công ti, đóng góp những công sức nhất định làm cho công ti ngày
càng lớn mạnh. Qua những đặc điểm để phân tích trên, cá nhân muốn tham
gia vào công ti hợp danh có thể tham khảo để lựa chọn trở thành thành viên
nào là phù hợp, đem lại lợi ích nhiều hơn cho bản thân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Thương Mại tập 1, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB
Công An Nhân Dân, 2006.
4
2. Luật Doanh Nghiệp 2005.
5