Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

145 nêu và phân tích các quy định hiện hành về chủ thể giao kết hợp đồng lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.56 KB, 4 trang )

Hiện nay, thị trường lao động Việt Nam vận động và phát triển ngày càng đa dạng
và phức tạp theo xu hướng nền kinh tế thị trường. Các chủ thể tham gia vào thị
trường lao động ngày càng nhân lên về số lượng. Vì thế, Nhà nước ta luôn đặc biệt
quan tâm đến vấn đề hoàn thiện các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng mà
trong đó mảng không thế thiếu là chủ thể của giao kết hợp đồng. Do tầm quan trọng
của vấn đề này, Người viết đã mạnh dạn chọn đề tài “ Nêu và phân tích các quy
định hiện hành về chủ thể giao kết hợp đồng lao động” là nội dung bài tập tuần 2
của mình.
I. Các quy định hiện hành về chủ thể giao kết hợp đồng lao động:
Khoản 1, 2, Điều 30, Bộ Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam( sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007) quy định:
“ 1. Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa người lao động( NLĐ) và
người sử dụng lao động(NSDLĐ).
2. Hợp đồng lao động có thể được ký kết giữa người sử dụng lao động với
người ủy quyền hợp pháp thay mặt cho nhóm người lao động; trong trường hợp
này hợp đồng có hiệu lực như ký kết vời từng người…”.
Khoản 1, Điều 2, Nghị định 44/2003/NĐ – CP ra ngày 09/05/2003 do Thủ
tướng Chính phủ ký quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
Lao động về hợp đồng lao động, giao kết hợp đồng lao động thực hiện khi:
“ Tổ chức, cá nhân sau đây khi sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp
đồng lao động:
a)

Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo ….
….h) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao động

nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác…”.
Luật Lao động hiện hành cũng quy định về điều kiện đối với NSDLĐ và NLĐ
khi tham gia giao kết hợp đồng lao động.
Điều 6 Luật Lao động quy định:




“ Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao
kết hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân thì ít
nhất phải đủ tuổi thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.”
II. Phân tích, nhận xét các quy định hiện hành về chủ thể giao kết hợp đồng lao
động:
1. Phân tích các quy định hiện hành về chủ thể giao kết hợp đồng lao động:
Theo các quy định trên ta thấy chủ thể giao kết hợp đồng lao động lao động bao
gồm NSDLĐ và NLĐ.
NLĐ phải có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Luật
quy định NLĐ ít nhất đủ 15 tuổi có thể giao kết hợp đồng lao động. Khi đó cá nhân
có năng lực chủ thể, có khả năng nhận thức đầy đủ những điều họ sẽ cam kết thực
hiện, ý nghĩa, mục đích những hành động mà họ sẽ tiến hành làm. Ở độ tuổi này,
theo đánh giá khoa học, con người đã phát triển đầy đủ về thể lực và trí lực để có
thể nhận thức hiện thực khách quan, điều chỉnh hành vi của mình từ đó họ quyết
định có tham gia các quan hệ lao động hay không và tham gia như thế nào mà
không phụ thuộc vào ý chí của bất cứ ai.
Quy định này của Luật Lao động phù hợp với pháp luật một số nước trên thế
giới như: Thụy Điển, Hà Lan, Hàn Quốc… cũng như quy định của ILO đồng thời
phù hợp đặc điểm trên thị trường lao động Việt Nam. Hiện nay, đặc điểm nổi bật
của thị trường lao động nước ta là chênh lệch cung cầu lao động lớn, số người thất
nghiệp lớn vì thế quy định độ tuổi lao động thấp giúp những người chưa thành niên
tìm được việc làm thích hợp. Mặt khác, ở vùng sâu, vùng xa những người chưa
thành niên khi kết thúc trung học phổ thông( đủ 15 tuổi) là có thể tham gia lao
động.
NSDLĐ có thể là doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, cá nhân. Khác với cá nhân
năng lực pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp không dựa trên độ tuổi mà dựa trên
sự cho phép thành lập của Nhà nước hoặc sự công nhận của Nhà nước. Năng lực



hành vi của NSDLĐ là khả năng của họ trong việc tạo lập gánh vác các quyền và
nghĩa vụ trong quan hệ lao động. Do NSDLĐ có thể là cơ quan, tổ chức nên có thể
thông qua phương pháp trung gian để thực hiện hành vi của mình mà vẫn được coi
là họ hành động. Đó là trường hợp tại Khoản 2, Điều 30, Bộ Lật lao động.
2. Nhận xét các quy định:
Chúng ta thấy rằng các quy định của Luật Lao động hiện hành về chủ thể giao
kết hợp đồng lao động có những điểm tiến bộ nổi trội. Đó là, Luật đã quy định rất
cụ thể và rõ ràng về các chủ thể được tham gia giao kết lao động đồng thời chỉ ra
các điều kiện của các chủ thể tham gia giao kết đặc biệt là phía NLĐ. Nhờ đó, NLĐ
được bảo vệ quyền lợi của mình tạo điều kiện để Việt Nam thu hút được nguồn đầu
tư lớn nước ngoài. Đây chính là một điểm tiến bộ của Luật Lao động Việt Nam so
với một số nước chẳng hạn như Lào.
Tuy nhiên, Luật Lao động hiện hành của chúng ta cũng vẫn còn điểm hạn chế,
vướng mắc. Luật còn thiếu những quy định cụ thể về phạm vi đối tượng được nhận
ủy quyền, cũng như chưa quy định rõ về hình thức thực hiện ủy quyền dẫn đến thực
tế là có những hợp đồng lao động được ký kết nhưng vi phạm điều kiện chủ thể nên
không bảo về được quyền và lwoij ích hợp pháp của NSDLĐ cũng như NLĐ.
III. Giải pháp hoàn thiện quy định hiện hành về chủ thể giao kết hợp đồng lao
động:
Giao kết hợp đồng lao động ngày càng trở thành một hoạt động không thế thiếu
trong hoạt động lao động. Để hoạt động này phát huy được hết tầm quan trọng của
nó thì việc đưa ra các biện pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về
vấn đề này là yêu cầu cấp bách. Người viết xin đưa ra một số biện pháp sơ lược
sau:
Thứ nhất, Nhà nước cần có những chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ NLĐ tìm
việc làm để chủ thể này tìm được những công việc phù hợp với chuyên môn và tay
nghề củ mình. Đồng thời cũng cần thực hiện tốt những chính sách xúc tiến việc làm



nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ và NSDLĐ có cơ hội thỏa thuận giao kết
hợp đồng lao động.
Thứ hai, Nhà nước cần nghiên cứu, bổ sung các quy định thiếu sót như vấn đề
ủy quyền ký kết HĐLĐ, quyền và nghĩa vụ các chủ thể tham gia HĐLĐ.
Thứ ba, cần mở rộng công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết của
mọi người về các quy định về vấn đề hợp đồng lao động nói chung và chủ thể
tham gia giao kết hợp đồng lao động nói riêng đê mọi người nhận thức đúng và chủ
động tham gia giao kết hợp đồng theo đúng quy định pháp luật.
Thứ tư, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm trong việc giao kết hợp
đồng không đúng các điều kiện về chủ thể giao kết.
Và một số biện pháp khác…
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu thế toàn cầu hóa các chủ thể tham
gia ký kết hợp đồng lao động ngày càng đông đảo. Thiết nghĩ, pháp luật cần sớm
hoàn thiện các quy định về vấn đề này để tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia ký
kết hợp đồng được thuận lợi.



×