Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

152 bài tập cá nhân – đề 12 – luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.82 KB, 5 trang )

Bài tập cá nhân – Đề 12 – Luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Theo quy định của LBVQLNTD, hợp đồng theo mẫu là một loại điều
kiện giao dịch chung.
Theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 3 LBVQLNTD:
5. Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng.
6. Điều kiện giao dịch chung là những quy định, quy tắc bán hàng, cung
ứng dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ công bố và áp
dụng đối với người tiêu dùng.
Có thể nói hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung có bản chất
điều kiện giống nhau. Tuy nhiên, hợp đồng theo mẫu là loại hợp đồng cụ thể, có
điều khoản cụ thể quy định quyền và nghĩa vụ của các bên (bên cung cấp sản
phẩm, dịch vụ và bên mua hàng). Còn điều kiên giao dịch chung chỉ là những
quy định, quy tắc bán hàng do một bên đặt ra (mà cụ thể ở đây là cá nhân, tổ
chức kinh doanh). Chính vì thế, hợp đồng theo mẫu không phải là một loại
điều kiện giao dịch chung.
2. Cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng không chỉ quy
định trong LBVQLNTD.
Cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng không chỉ quy định
trong LBVQLNTD mà còn được đề cập ở các mức độ khác nhau tại các văn bản
quy phạm pháp luật như: Bộ luật Dân sự (2005), Bộ luật Hình sự (2000), Luật
Thương mại (2005), Luật Cạnh tranh (2004), Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn ky
thuật (2006), Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (2005), Pháp lệnh Chất lượng sản
phẩm (1999), Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (2003), Pháp lệnh Quảng
cáo (2001), Luật công nghệ thông tin (2006)...
- Ví dụ như ở Bộ luật dân sự 2005:
Trong các quy định của BLDS 2005 có nhiều quy định liên quan đến việc
xử lý hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng, cụ thể Điều 604. Căn cứ
phát sinh bồi thường thiệt hại, Điều 630. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền
lợi của người tiêu dùng.


1


Bài tập cá nhân – Đề 12 – Luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nguyên tắc bồi thường được quy định tại Điều 605 theo hướng thiệt hại
phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi
thường là 2 năm được quy định tại Điều 607. Bên cạnh đó, Điều 608 quy định
cách xác định thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm; Điều 609 quy định cách xác
định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm; Điều 610 quy định về cách xác định
thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm...
Ngoài ra, BLDS 2005 còn quy định các biện pháp bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng trong trường hợp giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, kinh
doanh có quan hệ hợp đồng như quan hệ mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ…
như Điều 444 quy định về bảo đảm chất lượng vật mua bán, Điều 445 về Nghĩa
vụ bảo hành…
- Trong Bộ luật Hình sự:
BLHS năm 1999 đã có một số quy định về các tội phạm trong lĩnh vực bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng với các biện pháp chế tài khá đa dạng gồm cả phạt
tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc có trường hợp có thể phạt tù tới 20 năm,
tù chung thân hoặc tử hình cụ thể như sau:
Điều 156. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Điều 157. Tội sản xuất, buôn
bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
Điều 158. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân
bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi; Điều 162. Tội
lừa dối khách hàng (cân, đo, đong, đếm, tính gian, đánh tráo v.v.); Điều 164. Tội
làm tem giả, vé giả; tội buôn bán tem giả, vé giả; Điều 168. Tội quảng cáo gian
dối…
- Trong Luật thương mại 2005:
Điều 14. Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của NTD; Khoản 5 Điều

123. Trưng bày, giới thiệu mẫu hàng hóa không đúng với hàng hóa đang kinh
doanh nhằm lừa dối khách hàng; Điều 213. Trách nhiệm đối với hàng hóa bán
đấu giá không đúng với thông báo, niêm yết; Khoản 4 Điều 240; Điểm d Khoản
2 Điều 263; Khoản 3 Điều 264; Điều 266. Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại
2


Bài tập cá nhân – Đề 12 – Luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

trong trường hợp kết quả giám định sai; Điều 280. Trách nhiệm đối với khiếm
khuyết của hàng hóa cho thuê…
- Luật Cạnh tranh 2004:
Khoản 4 Điều 3 về Hành vi canh tranh không lành mạnh; Điều 4. Quyền
cạnh tranh trong kinh doanh; Khoản 1 Điều 10. Trường hợp miễn trừ với thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; Khoản 3 Điều 13. Các hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh trên thị trường bị cấm; Khoản 2 Điều 14. Áp đặt các điều kiện bất lợi
cho khách hàng; Điều 40. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Khoản 2, 3 Điều 45. Quảng
cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Khoản 2, 3 Điều 46. Khuyến mãi nhằm
cạnh tranh không lành mạnh…
- Các luật chuyên ngành khác: Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn ky thuật
(2006), Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (2005), Pháp lệnh Chất lượng sản phẩm
(1999), Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (2003), Pháp lệnh Quảng cáo
(2001), Luật công nghệ thông tin (2006)...
- Các văn bản quy phạm pháp luật khác (*)
Có thể nói, cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho NTD không chỉ quy định
trong LBVQLNTD mà còn được quy định trong nhiều bộ luật cũng như các luật
chuyên ngành và văn bản quy phạm pháp luật khác như đã nêu trên. Với những
quy định này, NTD sẽ được bảo vệ một cách hiệu quả hơn quyền và lợi ích của
mình.
Tuy nhiên, việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam hiện nay vẫn

chưa đạt hiệu quả cao, thành công ít, thất bại nhiều. Bởi bên cạnh hành vi gian
lận của người sản xuất, kinh doanh, NTD chưa quan tâm tìm hiểu pháp luật,
cũng chưa nhận thức rõ quyền và lợi ích của mình. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi
của mình, NTD cần thích ứng với cơ chế thị trường, tìm hiểu hệ thống pháp luật.
Nếu quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, NTD có quyền khiếu nại trực tiếp
đến nhà cung cấp hoặc tìm đến Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD. Mặc dù vẫn
còn nhiều quan ngại, nhưng chắc chắn trong tương lại không xa, luật sẽ thực sự
trở thành “tấm lá chắn” hữu hiệu, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho NTD.
3


Bài tập cá nhân – Đề 12 – Luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phụ lục:
(*) Trên cơ sở quy định của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
năm 1999, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và các văn bản có
liên quan, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định xử lý vi phạm hành chính có
liên quan trực tiếp tới công tác bảo vệ người tiêu dùng. Trong số đó phải kể đến
Nghị định 175/2004/NĐ-CP ngày 10-10-2004 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; Nghị định số 120/2005/NĐ-CP
ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực cạnh tranh; Nghị định số 126/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2005 quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản
phẩm, hàng hoá (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 95/2007/NĐ-CP ngày
4/6/2007); Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 06-04-2005 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày
10/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông
tin; Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22-09-2006 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp; Nghị định 129/2005/NĐ-CP
ngày 17-10-2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

thú y; Nghị định 169/2004/NĐ-CP ngày 22-09-2004 của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá; Nghị định 118/2003/NĐ-CP
ngày 13-10-2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực kinh doanh bảo hiểm; Nghị định 74/2003/NĐ-CP ngày 26-06-2003 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực; Nghị
định 70/2003/NĐ-CP ngày 17-06-2003 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản; Nghị định 26/2003/NĐ-CP ngày 1903-2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ và kiểm dịch thực vật,…

4


Bài tập cá nhân – Đề 12 – Luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2011
2. Bộ luật Dân sự 2005
3. Bộ luật Hình sự 1999 sủa đổi bổ sung 2011
4. Luật thương mại 2005
5. Luật Cạnh tranh 2004
6. Chánh tòa dân sự TANDTC Tưởng Duy Lượng, Vai trò của Tòa án
trong việc bảo vệ quyền lợi NTD, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2007,
tr. 29-34
7. />
8. />
5




×