Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích cơ sở khi quy định các điều kiện chi ngân sách nhà nước; thực trạng áp dụng các điều kiện chi ngân sách nhà nước năm 2013 và ý kiến để khắc phục những khó khăn trong quá trình áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.24 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................1
MỞ BÀI.........................................................................................................................................................1
NỘI DUNG.....................................................................................................................................................2

I. Khái quát chung về chi ngân sách nhà nước...................................................2
1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước...................................................................................................2
2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước....................................................................................................2
3. Phân loại chi ngân sách nhà nước.....................................................................................................4

II. Cơ sở khi quy định các điều kiện chi ngân sách nhà nước...........................5

MỞ BÀI
Chi ngân sách là một hoạt động quan trọng trong hoạt động ngân sách nhà
nước(NSNN). Trong thời gian qua, công tác quản lý chi NSNN đã có những
chuyển biến tích cực.Tuy nhiên, từ khi triển khai thực hiện Luật NSNN 2002 công
tác kiểm soát chi NSNN cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế và tồn tại như: Việc cấp
phát, chi trả NSNN nhiều khi mới chỉ là xuất quỹ theo kế hoạch vốn và kinh phí đã
được phân bố, chưa thanh trực tiếp đến người chủ nợ thực sự của quốc gia; nhiều
cơ quan, đơn vị tìm mọi cách để sử dụng hết kinh phí được cấp, không quan tâm
đến việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và chi toán được duyệt; trách nhiệm,
quyền hạn của các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị vẫn chưa được phân định một cách
rõ ràng, cụ thể. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, em xin chọn đề tài số 6: “ Phân
tích cơ sở khi quy định các điều kiện chi ngân sách nhà nước; thực trạng áp dụng
1


các điều kiện chi ngân sách nhà nước năm 2013 và ý kiến để khắc phục những khó
khăn trong quá trình áp dụng”.

NỘI DUNG


I. Khái quát chung về chi ngân sách nhà nước
1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách là hoạt động nhằm sử dụng quỹ ngân sách, là quá trình phân phối
nguồn tiền tệ nằm trong quỹ ngân sách nhà nước để chi dùng vào những mục đích
khác nhau.
Chi ngân sách nhà nước là phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo
dự toán ngân sách đã được chủ thể quyền lực quyết định nhằm duy trì sự hoạt động
của bộ máy nhà nước và bảo đảm nhà nước thực hiện được các chức năng của
mình.
Luật NSNN năm 2002 cũng đã đưa ra khái niệm chi ngân sách nhà nước nhưng
ở dạng liệt kê, tại khoản 2 Điều 2. Theo đó, chi ngân sách nhà nước bao gồm các
khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt
động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi
khác theo quy định của pháp luật. Khái niệm trên đã chỉ ra một cách khá đầy đủ
những nội dung chi cơ bản, mang tính then chốt cho việc đảm bảo các hoạt động
của bộ máy nhà nước, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong các
lĩnh vực khác nhau.
2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là hoạt động mang những đặc điểm chủ yếu sau:
2


Một là, chi ngân sách nhà nước chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo
kế hoạch chi ngân sách cũng như phân bổ ngân sách do cơ quan quyền lực nhà
nước quy định. Mọi hoạt động chi ngân sách phải được thực hiện trên cơ sở các
quyết định của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.
Hai là, chi ngân sách nhà nước nhằm vào mục tiêu thỏa mãn nhu cầu về tài
chính cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước thực hiện các
chức năng nhiệm vụ của mình. Chi ngân sách nhà nước luôn gắn liền với bộ máy
nhà nước. Nhà nước thông qua hoạt động chi ngân sách đảm bảo hoạt động của

mình trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Ba là, chi ngân sách nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi hai nhóm chủ
thể: (1) nhóm chủ thể đại diện cho nhà nước thực hiện việc quản lí, cấp phát, thanh
toán các khoản chi ngân sách nhà nước; (2) nhóm chủ thể sử dụng ngân sách.
Nhóm thứ nhất gồm các cơ quan đại diện cho Nhà nước thực thi quyền hạn có
liên quan tới việc xuất quỹ ngân sách nhà nước cho các mục tiêu đã được phê
duyệt. Nhóm chủ thể này bao gồm Bộ tài chính – vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, phòng tài chính quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố ( gọi chung là
cơ quan tài chính); sở kế hoạch và đầu tư và kho bạc nhà nước.
Nhóm thứ hai gồm các chủ thể sử dung ngân sách. Nhóm chủ thể này rất đa
dạng nhưng có thể khái quát thành ba loại chủ thể chủ yếu sau:
- Các cơ quan nhà nước, kể cả các cơ quan hành chính thực hiện khoán
biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
- Các đơn vị, kể cả đơn vị sự nghiệp có thu.
- Các chủ dự án sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

3


3. Phân loại chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước gồm nhiều loại: chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà
nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật ( Khoản 2
Điều 2 Luật NSNN 2002). Tuy nhiên, nếu căn cứ vào tiêu chí mục đích kinh tế - xã
hội của các khoản chi ngân sách nhà nước thì ta có thể phân chia các khoản chi
NSNN thành hai loại:
Chi đầu tư phát triển: là khoản chị phản ánh việc nhà nước sử dụng một bộ phận
ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển
sản xuất nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế. Đây
là khoản chi mang tính tích lũy. Theo khoản 1 Điều 3 NĐ 60/2003/NĐ – CP thì các

khoản chi được xếp vào loại chi đầu tư phát triển gồm: chi đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khẳ năng thu hồi vốn; chỉ đầu
tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính nhà nước; chi
bổ sung dự trữ nhà nước; chi đầu tư phát triển thuộc các mục tiêu quốc gia, dự án
nhà nước… Chi đầu tư phát triển phải đảm bảo cấp đủ và đúng tiến độ thực hiện
trong phạm vi dự toán được giao.
Chi thường xuyên: là khoản chi nhằm thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của
Nhà nước về quản lí các mặt của đời sốn xã hội. Đây là những khoản chi mang tính
ổn định, định kỳ, lặp di lặp lại và là khoản chi mang tính tiêu dụng, vì vậy nó
không có tính tích lũy. Những khoản chi này gồm: chi cho các hoạt động sự nghiệp
giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, chi cho quốc
phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội… Chi thường xuyên theo định kỳ được bố trí
kinh phí đều trong năm để chi.

4


Ngoài ra, ta còn có thể thấy các loại chi ngân sách khác như chi trả nợ gốc và lãi
các khoản tiền do Chính phủ vay, chi viện trọ của Ngân sách trung ương, chi bổ
sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới…
II. Cơ sở khi quy định các điều kiện chi ngân sách nhà nước
1. Cơ sở khi quy định các điều kiện chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước luôn được xem là lĩnh vực chứa đựng nhiều nguy cơ
tham nhũng và lãng phí nhất. Quan niệm tiền công là tiền không của riêng ai khiến
cho các đối tượng thụ hưởng ngân sách nhà nước đều có xu hướng chi tiêu thoải
mái, lãng phí, không tính đến hiệu quả của nguồn vốn mà Nhà nước đầu tư. Điều
này khiến cho nhà nước luôn phải tính đến khả năng kiểm soát việc chi tiêu ngân
sách như thế nào cho hiệu quả và tiết kiệm, trong đó việc sử dụng công cụ pháp
luật để điều chỉnh hoạt động chi ngân sách là vấn đề then chốt, góp phần đảm bảo
tính minh bạch, ngăn chặn tệ tham nhũng, lãng phí trong quá trình sử dụng công

quỹ.
Thêm vào đó, quỹ ngân sách nhà nước hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của
nhân dân.Nhà nước là chủ thể đại diện thay mặt nhân dân quyết định việc sử dụng
cụ thể như thế nào.Vì vậy, Nhà nước phải đảm bảo làm sao cho sử dụng thật hiệu
quả nguồn vốn đó, tránh để mất lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.Công cụ
hữu hiệu để đảm bảo cho hoạt động sử dụng nguồn tài chính đó chính là pháp
luật.Nhà nước đã quy định những điều kiện cụ thể mà chỉ khi đáp ứng đủ những
điều kiện đó, hoạt động chi ngân sách nhà nước mới được thực hiện. Những quy
định này đã tạo nên một giới hạn pháp lí đối với các đối tượng sử dụng ngân sách
nhà nước, đảm bảo các chủ thể này sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn
tài chính do nhà nước đầu tư.

5


Quy định các điều kiện chi ngân sách cụ thể góp phần nâng cao nhận thức, ý
thức chấp hành luật của các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đồng thời
tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính, cơ quan kho bạc
có đủ căn cứ pháp lí để chấp hành chi.
Do tính đặc thù của các khoản chi ngân sách nhà nước là mang tính chất không
hoàn trả trực tiếp nên đối tượng thụ hưởng ngân sách thường có xu hướng sử dụng
thiếu cân nhắc, không tính toán đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Vì vậy, Nhà nước
phải đưa ra các điều kiện chi để đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi hợp pháp.
2. Các điều kiện chi ngân sách nhà nước
Các điều kiện chi ngân sách nhà nước được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 5
Luật ngân sách nhà nước năm 2002 và Điều 51 Nghị định 60/2003/NĐ-CP. Các
điều kiện đó gồm:
2.1.

Khoản chi dự định thực hiện phải có trong dự toán ngân sách được giao

Như đã biết, các khoản chi NSNN được chia chủ yếu thành hai loại là chi

đầu tư phát triển và chi thường xuyên, nhưng trong mỗi loại chi đó, các nội dụng
chi cụ thể là hết sức đa dạng. Sở dĩ pháp luật quy định các khoản chi ngân sách nhà
nước muốn được thanh toán, chi trả phải có trong dự toán ngân sách được giao là
bởi vì mọi nhu cầu chỉ dự kiến cho năm kế hoạch phải được xác định trong dự toán
kinh phí từ cơ sở thông qua các bước xét duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền từ thấp đến cao. Quyết định cuối cùng cho dự toán ngân sách nhà nước thuộc
về Quốc hội.Bởi Quốc hội là cơ quan cao nhất và duy nhất có thẩm quyền quyết
định dự toán ngân sách nhà nước. Chỉ sau khi dự toán chi đã được Quốc hội xét
duyệt và thông qua mới trở thành căn cứ chính thức để phân bổ số chi cho mõi
ngành, mỗi cấp. Xét trên góc độ pháp lí, khoản kinh phí đã được ghi trong dự toán
chi ngân sách thể hiện câm kết thanh toán của nhà nước đối với các đơn vị sử dụng
6


ngân sách. Dựa trên cam kết này, các đơn vị sử dụng ngân sách có đòi hỏi nhà nước
phải cấp đủ cho mình số kinh phí mà nhà nước đã cam kết với điều kiện đơn vị sử
dụng ngân sách chứng minh được rằng họ có đầy đủ những điều kiện được cấp phát
theo quy định của pháp luật.
Đây là điều kiện thứ nhất mà các khoản chi phải thỏa mãn để có thể được
thanh toán. Có thể nói đây, đây là điều kiện “ ở cấp trung ương” đối với các khoản
chi. Bởi nó quy định khoản cho đó phải nằm trong dự toán ngân sách, quy định này
đưa ra nhằm đảm bảo các khoản dự định chi sẽ phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế - xã hội mà nhà nước đề ra trong năm ngân sách.
Tuy nhiên điều kiện này có ngoại lệ của nó:
- Thứ nhất là trường hợp đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và
phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định thì cơ quan tài chính các cấp được phép tạm thời cấp
kinh phí cho các nhu cầu không thể trì hoãn cho tới khi dự toán ngân

sách và phương án phân bổ ngân sách được quyết định. Đây có thể coi
là phương án bổ sung mà luật đưa ra cho các chủ thể sử dụng ngân
sách áp dụng, tạo sự linh hoạt trong hoạt động của các chủ thể đó khi
chưa có dự toán ngân sách, đảm bảo ứng phó kịp thời với các trường
hợp xảy ra ngoài dự kiến, đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ
được giao.
- Thứ hai, trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước, có sự thay đổi
về thu chi, khoảnchi từ nguồn tăng thu so với dự toán được giao và từ
nguồn dự phòng ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Nguồn tăng thu là nguồn phát sinh tăng thêm, nằm ngoài dự toán ngân
sách vì vậy chi từ khoản này cũng không thể nằm trong dự toán ngân

7


sách. Chi từ nguồn tăng thu ở cấp ngân sách nào sẽ do cơ quan có
thẩm quyền của cấp ngân sách đó quyết định.
Trên đây là điều kiện thứ nhất của chi ngân sách nhà nước, là điều kiện cốt lõi,
đầu tiên mà các khoản chi cần thỏa mãn đê có thể được thanh toán, cấp phát.
2.2.

Khoản chi dự định thực hiện phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp
có thẩm quyền quyết định
Không chỉ nằm trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, khoản chi dự

định thực hiện phải nằm trong phạm vi chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã được quy
định bởi cấp có thẩm quyền. Mỗi lĩnh vực chi mang một điểm đặc thù lĩnh vực
khác nhau vì vậy không thể có một tỉ lệ chi dự toán chi chung cho tất cả các lĩnh
vực. Các định mức, tiêu chuẩn, chế độ được ban hành cho những lĩnh vực chi khác
nhau này do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ tài chính, Ủy ban

nhân dân tỉnh quyết định. Cụ thể như sau: Chính phủ quy định chế độ chi quan
trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng như chế độ tiền lương, trợ cấp xa hội, chế độ đối
với người có công với cách mạng… Thủ tướng chính phủ quy định chế độ, định
mức thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước. Bộ tài chính quy định chế độ,
định mức áp dụng đối với các ngành, lĩnh vực. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định một
số khoản chi mang tính đặc thù ở địa phương.
2.3.

Khoản chi dự định thực hiện phải được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân
sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi
Đây có thể coi là điều kiện đủ để một khoản chi có thể được thực hiện. Một

khoản chi đã nằm trong dự toán ngân sách nhà nước, đã đúng với chế độ, tiêu
chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng nếu không được Thủ
trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi thì
khoản chi đó cũng không thể được thực hiện. Chỉ người đại diện theo pháp luật và
8


người đại diện theo ủy quyền mới được phép quyết định chi. Quy định này của luật
đảm bảo quyền quản lí của những người đứng đầu đơn vị sử dụng ngân sách trong
việc chi ngân sách, đồng thời đảm bảo chi đúng, chi đủ. Bởi thủ trưởng đơn vị sử
dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền là những người trực tiếp quản lí, điều
hành dơn vị đó. Vì vậy, họ sẽ nắm rõ nhu cầu chi của đơn vị mình quản lí, từ đó ra
quyết định có chi hay không một khoản nào đó.
Đối với những khoản chi do cơ quan tài chính cấp phát trực tiếp thi quyết
định chi là “ lện chi tiền” của cơ quan tài chính. Lệnh chi tiền là quyết định chỉ do
cơ quan tài chính phát hành, gửi kho bạc nhà nước, yêu cầu kho bạc chi trả, thanh
toán một số tiền cho đơn vị sử dụng ngân sách theo đúng nội dụng ghi trong lệnh
chi tiền của cơ quan tài chính.

Đối với cac khoản chi cơ quan tài chính không cấp phát trực tiếp thì khi có nhu
cầu chi, đơn vị sử dụng ngân sách lập và gửi kho bạc nhà nước giấy rút dự toán
ngân sách nhà nước cùng với quyết định chi do thủ trưởng đơn vị ký.
III. Thực tiễn áp dụng các điều kiện chi ngân sách nhà nướcnăm 2013 và các
biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả áp dụng các điều kiện chi ngân sách
nhà nước
1. Những kết quả đạt được
Tổng chi NSNN thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 448.910 tỷ đồng, bằng
45,9% dự toán, tăng 7,5% so với cùng kỳ.
- Chi NSNN tháng 7 ước đạt 78.950 tỷ đồng đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ
theo dự toán được giao và tiến độ thực hiện. Tính chung 7 tháng, chi NSNN ước
đạt 527.860 tỷ đồng, bằng 54% dự toán, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2012;
trong đó:
9


- Chi đầu tư phát triển: ước đạt 92.155 tỷ đồng, bằng 52,7% dự toán, tăng 1,6%
so với cùng kỳ năm 2012; trong đó, NSNN đã thực hiện cấp bù lãi suất tín dụng
nhà nước cho Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 62,4% dự
toán; chi cho vay chính sách đối với học sinh sinh viên đạt 58,4% dự toán; chi bổ
sung dự trữ quốc gia đạt 54,5% dự toán....
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB (cả vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính
phủ) đạt khá so với cùng kỳ năm 2012, trong đó vốn NSNN giải ngân đến các chủ
đầu tư ước đạt 52,5% dự toán (cùng kỳ năm 2012 đạt 47,7%); vốn đầu tư từ nguồn
trái phiếu Chính phủ ước đạt khoảng 54,5% kế hoạch (cùng kỳ năm 2012 đạt
khoảng 43,9% kế hoạch).
- Chi trả nợ và viện trợ: ước đạt 60.080 tỷ đồng, bằng 57,2% dự toán, tăng 3%
so với cùng kỳ năm 2012, đảm bảo thanh toán đầy đủ và kịp thời các khoản nợ đến
hạn.
- Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành

chính (bao gồm chi thực hiện cải cách tiền lương): ước đạt 375.625 tỷ đồng, bằng
55,7% dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2012.
Triển khai Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường chỉ đạo thực hiện điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm
2013, Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành và các địa phương thực
hiện tiết kiệm thêm dự toán chi thường xuyên của 7 tháng cuối năm 2013 nhằm chủ
động trong điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN những tháng cuối năm
2013 (tổng số tiết kiệm khoảng 3.080 tỷ đồng, gồm: các Bộ, cơ quan Trung ương
khoảng 770 tỷ đồng; các địa phương khoảng 2.310 tỷ đồng).
2. Những bất cập, hạn chế

10


Theo ước tính của Bộ Tài chính, bội chi NSNN 6 tháng đầu 2013 ước
khoảng 57% (tương đương 92.390 tỷ đồng) mức bội chi NSNN năm 2013 được
Quốc hội thông qua.
Tỷ lệ bội chi ngân sách so với dự toán 6 tháng cao hơn cùng kỳ 5 năm trước
có thể coi là hệ quả của việc nguồn thu bị sụt giảm. Mặc dù, lãi suất huy động trái
phiếu chính phủ giảm đi từ 1-2,5% so với cuối năm 2012 và nguồn huy động dồi
dào song cũng không nên lạm dụng nguồn lực này cho NSNN.
So sánh 5 năm gần đây thì tỷ lệ chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2013 so với
dự toán là thấp nhất. Tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển 6 tháng đầu năm 2013 so với
dự toán năm thấp hơn mức trung bình 5 năm 2008-2012 (tỷ lệ 47%). Điều này phản
ánh việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về cắt giảm chi NSNN cùng với hàng
loạt chính sách nhằm tái cơ cấu đầu tư công đã bắt đầu đi vào thực tế.Tuy nhiên,
việc cắt giảm đầu tư công sẽ có những hệ quả nhất định với tăng trưởng kinh tế,
việc làm khi mà đầu tư của khu vực tư nhân chưa thể thay thế đầu tư công.Việt
Nam cần tập trung vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công hơn là chỉ
chú ý vào việc cắt giảm mạnh mẽ quy mô đầu tư công.

Chi tiêu NSNN không còn nhiều dư địa cắt giảm:Dù Chính phủ có những biện
pháp mạnh mẽ thì việc cắt giảm chi tiêu từ NSNN 6 tháng cuối năm 2013 cũng
không còn nhiều dư địa do:
- ngân sách đã được lập dự toán khá sát với việc cắt giảm mạnh đầu tư
công và nhiều khoản chi thường xuyên;
- do lợi ích của các bên trong sử dụng ngân sách;
- do khó có thể ngay lập tức giảm quy mô chi tiêu thường xuyên qua
việc giảm biên chế;

11


- do phải tiếp tục hoàn thiện các dự án dang dở từ nhiều năm trước
nhằm đưa vào vận hành sử dụng. Hơn nữa, do thực hiện phân cấp
ngân sách mạnh mẽ trong vài năm gần đây nên Chính phủ cũng gặp
khó khăn khi yêu cầu các địa phương cắt giảm chi tiêu NSNN.
3. Các biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả áp dụng các điều kiện chi
ngân sách nhà nước
Hoàn thiện pháp luật về quy trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà
nước. Luật NSNN đã có những quy định khá rõ ràng về thời hạn, yêu cầu, nội dụng
và các trình tự, thủ tực lập dự toán NSNN. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn bộc lộ nhiều
bất cập đòi hỏi chúng ta phait hoàn thiện pháp luật về quy trình lập dự toán
NSNN.Điều này đảm bảo cho điều kiện thứ nhất của chi NSNN, có một bản dự
toán ngân sách với những khoản chi hợp lí, phù hợp với điều kiện, định hướng phát
triển kinh tế - xã hội.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp lập dự toán ngân sách để tránh tình
trạng thẩm quyền nơi thì thiếu nơi thì chồng chéo.
Cơ cấu lại các khoản chi ngân sách nhà nước sao cho phù hợp, theo kịp với tình
hình kinh tế - xã hội.
Cần hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi chặt chẽ để các chủ thể sử dụng ngân sách

chấp hành nghiêm túc các điều kiện chi trong hoạt động chi ngân sách. Có chế tài
tương xứng đối với những đơn vị sử dụng ngân sách không chấp hành tốt các điều
kiện chi NSNN theo luật định.
Nâng cao mức độ tham gia, kiểm tra giám sát của nhân dân đối với hoạt động
chi ngân sách để các đơn vị sử dụng ngân sách có ý thức hơn trong việc sử dụng
nguồn vốn được cấp, đảm bảo đủ các điều kiện chi để chi đúng, chi đủ, chi hợp
pháp.
12


Trên đây là phần trình bày về cơ sở khi quy định các điều kiện chi ngân sách
nhà nước, thực trạng áp dụng các điều kiện chi ngân sách nhà nước trong 6 tháng
đầu năm 2013 và những giải pháp để khắc phục khó khăn trong quá trình áp dụng.

KẾT LUẬN
Chi ngân sách là một một trong hai bộ phận chủ yếu cấu thành nên ngân sách
nhà nước. Việc chi ngân sách có hiệu quả hay không ảnh hưởng không nhỏ đến
tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, pháp luật về ngân sách đã quy định
những điều kiện cụ thể về chi ngân sách nhà nước để đảm bảo cho hoạt động chi
được tiến hành một cách hiệu quả. Những quy định đó nhìn chung là khá chặt chẽ,
tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn bộc lộ một số điểm bất cập trên thực tế đòi
hỏi cần có sự hoàn thiện pháp luật, và quan trọng là ý thức của các chủ thể sử dụng
ngân sách trong quá trình chi ngân sách nhà nước.

Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2012;
2. Luật NSNN năm 2002;
3. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

4.
5. (phần Bản tin pháp luật)

13


14


15


16



×