Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài tập nhóm thương mại Tình huống nói về vấn đề đại diện cho thương nhân và các tranh chấp liên quan đến vấn đề đại diện cho thương nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.8 KB, 15 trang )

Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập nhóm thương mại module 2

A. Lời mở đầu
Trong hoạt động thương mại, bên trung gian thực hiện các dịch vụ
nhằm tạo điều kiện để bên có nhu cầu bán hàng, cung ứng dịch vụ… thiết lập
quan hệ với bên có nhu cầu mua hàng, sử dụng dịch vụ… hoặc thông qua bên
này mà hàng hoá, dịch vụ sẽ đến được với bên thứ ba.
Khi thực hiện các hoạt động trung gian thương mại được luật pháp
thừa nhận, các bất đồng về quyền và nghĩa vụ tất yếu nảy sinh giữa các
thương nhân. Quan hệ mua bán hàng hóa, đại lý mua bán hàng hóa, môi giới,
đại diện cho thương nhân và nhiều hành vi thương mại khác... là những quan
hệ rất phức tạp và rất dễ nảy sinh tranh chấp. Xuất phát từ mục tiêu lợi ích,
các thương nhân cùng tiến hành hoạt động thương mại, do đó, khi không tìm
thấy tiếng nói chung về lợi ích, tranh chấp tất yếu sẽ phát sinh trong thương
mại.
Nhận thức được điều này, nhóm chúng em xin chọn đề tình huống
thuộc đề bài TM2. NT1- 11 làm đề tài nghiên cứu trong bài tập nhóm
tháng 1 . Tình huống nói về vấn đề đại diện cho thương nhân và các tranh
chấp liên quan đến vấn đề đại diện cho thương nhân.
Trong quá trình làm bài, chúng em đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, do
kiến thức của bản thân nhóm về vấn đề này còn hạn chế nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những lời nhận xét,
góp ý từ phía các thầy cô trong tổ bộ môn để bài làm của nhóm chúng em
được hoàn thiện hơn.

-1-


Trường Đại học Luật Hà Nội



Bài tập nhóm thương mại module 2

B. Tình huống và hướng giải quyết
I. Tình huống
Thương nhân A là một cá nhân có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất
đồ gỗ nột thất (đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhân ĐKKD).
Thương nhân A ủy quyền cho CTTNHH B (kinh doanh mua bán các loại gỗ
nhân danh và thay mặt mình ký kết các hợp đồng mua một số gỗ nhập khẩu
từ Malayxia có giá trị đến 100 triệu đồng trong thời hạn 6 tháng thù 1/6/2005
đến 21/12/2005. Trong thời gian thực hiện hợp đồng với thương nhân A,
CTTNHH B thường xuyên có quan hệ mua bán với CTCP X (kinh doanh
nhập khẩu gỗ) và được biết CTCP X đang thực hiện chương trình giảm giá
các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Malayxia, CTTNHH B đã thay mặt thương
nhân A ký hợp đồng với CTCP X mua một số lượng gỗ có trị giá đến 150
triệu đồng vì nghĩ đây là dịp tốt để mua gỗ với giá rẻ và rất có thể giá gỗ sẽ
tăng lên.
Hỏi:
1.

Hãy soạn thảo hợp đồng ủy quyền mua bán gỗ giữa thương nhân A với
công ty TNHH B.

2.

Thương nhân A có bị ràng buộc bởi hợp đồng mua gỗ với giá trị 150
triệu do CTTNHH B ký với CTCP X nhân danh thương nhân A không

3.


Giả sử hết thời hạn thực hiên hợp đồng nói trên, thương nhân A tiếp
tục kí hợp đồng ủy quyền cho CTTNHH B thay mặt mình thực hiện
các giao dịch mua một số loại gỗ nhập khẩu từ Malyxia trong thời hạn
1 năm (từ 1/1/2006 đến 1/1/2007). Trong thời gian thực hiện hợp đồng
này, do tìm được đối tác mới có lợi hơn thương nhân A, CTTNHH B
đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với thương nhân A.Thương nhân A
bất bình trước hoạt động này của CTTNHH B và rất muốn bảo vệ
quyền lợi của mình.. Tư vấn cho các bên để giải quyết tình huống này.

-2-


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập nhóm thương mại module 2

II. Hướng giải quyết:
1. Soạn thảo hợp đồng ủy quyền mua bán gỗ giữa thương nhân A với
công ty TNHH B.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________
HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN
Số: 123/HĐĐD
- Căn cứ Luật thương mại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-Căn cứ quyết định số 261/TLDN ngày 22 tháng 04 năm 2003
Hôm nay ngày 12 tháng 05 năm 2005, tại Hà Nội, chúng tôi gồm có:
BÊN GIAO ĐẠI DIỆN: Thương nhân A
- Địa chỉ trụ sở chính: 12A Lý Thường Kiêt – Hoàn Kiếm – Hà Nội
- Điện thoại:01234567890

- Tài khoản số: 6201 6303 2023 6316
Mở tại ngân hàng: ViettinBank
- Đại diện là: A
Trong hợp đồng này gọi tắt là bên A.
BÊN ĐẠI DIỆN: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN B
- Địa chỉ trụ sở chính: 77 Phạm Ngọc Thạch – Hoàng Mai – Hà Nội
- Điện thoại:0912345678
- Đại diện là: C

Chức vụ: Giám đốc công ty

Trong hợp đồng này gọi tắt là bên B .

-3-


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập nhóm thương mại module 2

Sau khi bàn bạc, thảo luận hai bên đi đến thống nhất ký hợp đồng đại diện
với những nội dung và điều khoản sau:
Điều 1: Công việc ủy quyền cho bên đại diện
Bên A ủy quyền cho bên B làm đại diện nhân danh và thay mặt A ký kết các
hợp đồng mua một số gỗ nhập khẩu từ Malayxia trong thời hạn 6 tháng từ
01/06/2005 đến 31/12/2005.
Tên gọi: công ty TNHH B
Địa chỉ: 77 Phạm Ngọc Thạch – Hoàng Mai – Hà Nội
Người đại diện: C


Chức vụ: giám đốc công ty TNHH B

Điều 2:Phạm vi đại diện
Bên A ủy quyền cho bên B nhân danh và thay mặt mình ký kết các hợp đồng
mua một số gỗ nhập khẩu từ Malayxia có giá trị đến 100.000 triệu đồng
Bên A ủy quyền cho bên B lập và ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng
sau khi đã được bên A đồng ý với từng điều khoản cụ thể.
Bên B không được tự ý đại diện cho bên A ngoài phạm vi các hoạt động đã
được quy định trong hợp đồng này.
Điều 3: Mức thù lao
1. Mức thù lao bên A trả cho bên B hàng tháng là 3 triệu đồng/tháng.
2. Nếu bên B chủ động khai thác thị trường và tìm bạn hàng để thực hiện các
hợp đồng mua bán thì bên A sẽ trích thưởng theo tỷ lệ là: 2% cho mỗi hợp
đồng được ký kết thành công.
Mọi chi phí hợp lý, hợp lệ khác tại văn phòng đại diện phục vụ cho hoạt động
vì lợi ích của bên A thì bên B được dự chi trước và được quyết toán 1 tháng 1
lần với định mức bình quân là: 1 triệu đồng/ tháng.
Điều 4: Nghĩa vụ và quyền của bên A
1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
a. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên B thực hiện
công việc;
b. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên B thực hiện trong phạm vi ủy quyền;
-4-


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập nhóm thương mại module 2

c. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên B đã bỏ ra để thực hiện công việc được

ủy quyền và trả thù lao cho bên B.
2. Bên A có các quyền sau đây:
a. Yêu cầu bên B thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền;
b. Yêu cầu bên B giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc
ủy quyền, nếu không có thỏa thuận khác;
c. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên B vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận.
Điều 5: Nghĩa vụ và quyền của bên B
1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
a. Bên B có nghĩa vụ phải thực hiện các hoạt động thương mại với danh
nghĩa vì lợi ích của bên A, không được xúc tiến các hoạt động thương mại
với danh nghĩa của mình hoặc các hoạt động mang tính chất cạnh tranh đối
với bên A.
b. Trong thời gian làm đại diện cho bên A, bên B không được tiết lộ hoặc
cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của
bên A trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn là 2 năm, kể từ khi hợp
đồng đại diện chấm dứt.
c. Trong thời gian đại diện cho bên A, bên B không được quyền nhận đại
diện cho các bên giao đại diện khác cùng tiến hành hoạt động thương mại
trong phạm vi đại diện theo hợp đồng này.
d. Giao lại cho bên A tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi
thực hiện ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
e. Bồi thường thiệt hại do vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp
đồng;
2. Bên B có các quyền sau đây:
a. Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết nhằm
thực hiện công việc ủy quyền;
b. Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực
hiện công việc ủy quyền.
-5-



Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập nhóm thương mại module 2

Điều 6: Việc nộp lệ phí công chứng
Lệ phí công chứng Hợp đồng này do bên A chịu trách nhiệm nộp.
Điều 7: Trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng
Nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng đại diện thì phải chịu phạt vi phạm
là 5% giá trị hợp đồng đã ký kết giữa hai bên và phải chịu toàn bộ trách
nhiệm về những thiệt hại phát sinh đối với bên kia.
Điều 8:Điều khoản về tranh chấp
Hai bên chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có
vấn đề bất lợi gì phát sinh , các bên phải kịp thời báo cho nhau biết và chủ
động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng , bình đẳng đảm bảo hai
bên cùng có lợi (có lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
Trường hợp có nội dung tranh chấp không tự giải quyết được thì hai bên
thống nhất sẽ khiếu nại tới toà án, trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ việc
này. Bên thua kiện sẽ chịu toàn bộ các chi phí pháp lý phát sinh.
Điều 9: Thời gian có hiệu lực của hợp đồng
Thời gian mà bên A ủy quyền cho bên B thực hiện các hoạt động thương mại
có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ ngày 01/06/2005 đến ngày 31/12/2005.
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau đó 3 ngày tại
trụ sở chính của bên A: 12A Lý Thường Kiêt – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Hợp đồng này được làm thành 3 bản chính (mỗi bản chính gồm 04 tờ, 04
trang) có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 1 bản chính, lưu tại phòng Công
chứng một bản chính.
ĐẠI DIỆN BÊN B

ĐẠI DIỆN BÊN A


Chức vụ:

Chức vụ:

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

-6-


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập nhóm thương mại module 2

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Ngày 12 tháng 5 năm 2005 (bằng chữ: Ngày mười hai tháng năm
năm hai nghìn không trăm linh năm.)
Tại Phòng Công chứng số 8 thành phố Hà Nội.
Tôi Nguyễn Minh Tuấn, Công chứng viên Phòng Công chứng số 8
thành phố Hà Nội
Chứng nhận:
- Hợp đồng ủy quyền được giao kết giữa Bên A là thương nhân A.
Bên B là CTTNHHB; các bên đã tự nguyện thỏa thuận giao kết Hợp đồng và
cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung Hợp đồng;
- Tại thời điểm công chứng, các bên đã giao kết Hợp đồng có năng lực
hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
- Nội dung thỏa thuận của các bên trong Hợp đồng phù hợp với pháp
luật, đạo đức xã hội;

- Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung
ghi trong Hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
- Hợp đồng này được lập thành 03 bản chính (mỗi bản chính gồm 04
tờ, 04 trang), cấp cho:
+ Bên A 1 bản chính;
+ Bên B 1 bản chính;
+ Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.
Số công chứng 2869 , quyển số 18. TP/CC- ………………….
Công chứng viên
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Minh Tuấn.
-7-


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập nhóm thương mại module 2

2. Thương nhân A có bị ràng buộc bởi hợp đồng mua gỗ với giá trị 150
triệu do CTTNHH B ký với CTCP X nhân danh thương nhân A không
Trước tiên, có thể hiểu: phạm vi uỷ quyền là tất cả những gì mà một người có
thể hành động ở tư cách của một người khác trong sự cho phép của người đó.
Trong hợp đồng ủy quyền đã ghi rõ, thương nhân A đã ủy quyền cho
CTTNHH B nhân danh và thay mình ký kết các hợp đồng mua gỗ nhập khẩu
từ Malayxia có giá trị đến 100 đồng. Tuy nhiên, công ty TNHH B đã thay
mặt thương nhân A ký hợp đồng với CTCP X mua số lượng gỗ có trị giá đến
150 triệu đồng. Như vậy, công ty TNHH B đã vượt quá phạm vi ủy quyền.
Về vấn đề thương nhân A có bị ràng buộc bởi hợp đồng mua gỗ với giá trị
150 triệu đồng do CTTNHH B ký với CTCP X nhân danh thương nhân A
hay không, xảy ra các tình huống sau:



Trường hợp thứ nhất:

Luật Thương mại không có quy định, ta áp dụng quy định của Luật Dân sự
2005, theo khoản 1 điều 146 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Giao dịch dân
sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ vủa người được đại diện đối với phần giao
dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được
đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối….”. Mặc dù biết rõ CTTNHH
B đã vượt quá phạm vi ủy quyền và thay mặt thương nhân A ký hợp đồng
mua số gỗ giá trị đến 150 triệu nhưng sau khi nghe CTTNHH B trình bày
CTCP X đang giảm giá và đây là dịp tốt để mua gỗ với giá rẻ và rất có thể
giá gỗ sẽ tăng lên, thương nhân A thấy hợp lý và vẫn chấp nhận hợp đồng
này. Vì đã chấp nhận nên hợp đồng có giá trị và thương nhân A sẽ bị ràng
buộc hợp đồng mua gỗ với giá trị 150 triệu do CTTNHH B ký với CTCP X
nhân danh thương nhân A.


Trường hợp thứ hai:

Sau khi nghe CTTNHH B trình bày đây là dịp tốt để mua gỗ với giá rẻ và rất
có thể giá gỗ sẽ tăng lên, thương nhân A vẫn không chấp nhận. Trong trường
-8-


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập nhóm thương mại module 2


hợp này, việc thương nhân A có bị ràng buộc bởi hợp đồng do CTTNHH B
ký với CTCP X nhân danh thương nhân A không lại nảy sinh 2 tình huống:


Tình huống 1:

Khi CTTNHH B thay mặt thương nhân A ký kết hợp đồng với CTCP X,
CTCP X biết là CTTNHH B thay mặt cho thương nhân B nhưng hoàn toàn
không biết về việc CTTNHH B chỉ được quyền mua số gỗ có giá trị đến 100
triệu đồng. Trong trường hợp này, thương nhân A sẽ bị ràng buộc bởi hợp
đồng do CTTNHH B thay mặt mình ký. Lý do bởi việc CTNHHH B chỉ được
quyền mua một số lượng gỗ có giá trị đến 100 triệu đồng là một thoả thuận
nội bộ giữa thương nhân A và CTTNHH B mà CTCP X không biết và cũng
không buộc phải biết là CTTNHH B hành động trong thẩm quyền hay vượt
quá phạm vi uỷ quyền. Chính vì vậy, mọi kết quả mang lại do việc CTTNHH
B giao kết quá thẩm quyền được phép đều bắt buộc A phải gánh chịu, hợp
đồng với CTCP X này thương nhân A vẫn bị ràng buộc. Thương nhân A chỉ
có thể đòi lại quyền lơị của mình bằng cách yêu cầu CTTNHH B bồi thường
những gì đã vượt quá phạm vi ủy quyền mà hai bên đã thỏa thuận.


Tình huống 2:

Khi tiến hành đàm phán ký kết CTTNHH B đã xuất trình giấy uỷ quyền cho
CTCP X tiến hành kiểm tra. Như vậy CTCP X khi xem giấy ủy quyền phải
biết rõ về việc thương nhân A chỉ ủy quyền cho CTTNHH B nhân danh và
thay mình ký kết các hợp đồng mua gỗ nhập khẩu từ Malayxia có giá trị đến
100 đồng. Tuy nhiên CTCP X vẫn tiến hành ký kết hợp đồng do CTTNHH B
thay mặt thương nhân A với số lương gỗ lên đến 150 triệu đồng. Trường hợp
này tuy Luật thương mại 2005 không có quy định nhưng ta áp dung quy định

của Bộ luật Dân sư 2005. Theo quy định tại điều 146 Bộ luật Dân sự 2005:
1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi
đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối
với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp
người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được
-9-


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập nhóm thương mại module 2

sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao
dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.
2. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt
thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại
diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ
trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện
mà vẫn giao dịch.
3. Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố
ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt
hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường
thiệt hại.
Trong trường hợp này, CTTNHH B và CTCP X biết rõ phạm vi đại diện
nhưng vẫn cố ý xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi đại diện. Vì
vậy, phần nằm ngoài phạm vi ủy quyền (số gỗ có giá trị 50 triệu đồng) không
có hiệu lực đối với A. Do vây, A sẽ không bị ràng buộc với số gỗ vượt quá
phạm vi ủy quyền này mà chỉ phải chịu sự ràng buộc với số gỗ đến 100 triệu
đồng, nếu có thiệt hại xảy ra thì CTTNHH B và CTCP X phải liện đới bồi
thường thiệt hại với thương nhân A.

3. Giả sử hết thời hạn thực hiện hợp đồng nói trên, Thương nhân A tiếp
tục ký hợp đồng uỷ quyền cho CTTNHH B thay mặt mình thực hiện các
giao dịch mua một số loại gỗ nhập khẩu từ Malayxia trong thời hạn 1
năm (từ 1/1/2006 đến 1/1/2007). Trong thời gian thực hiện hợp đồng
này, do tìm được đối tác mới có lợi hơn thương nhân A, CTTNHHB đã
đơn phương chấm dứt hợp đồng với thương nhân A. Thương nhân A
bất bình trước hành động này của CTTNHH B và rất muốn bảo vệ
quyền lợi của mình. Tư vấn cho các bên để giải quyết tình huống này.
Trước hết, cần xem xét việc quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng trong hợp đồng ủy quyền đã kí giữa hai bên. Nếu trong hợp đồng
- 10 -


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập nhóm thương mại module 2

có quy định thì một trong hai bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng và bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại (khoản 1 và khoản 4 Điều
426 BLDS 2005). Tại khoản 2, Điều 588, BLDS 2005 có quy định về việc
đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng uỷ quyền như sau: “...nếu uỷ
quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ
quyền ». Căn cứ vào các quy định trên ta thấy công ty TNHH B có quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền đã kí với thương nhân A vào bất
kỳ lúc nào, nhưng phải bồi thường thiệt hại cho thương nhân A (bên được ủy
quyền).
 Đối với thương nhân A:
Nếu muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng có thể tiến hành đàm phán, thương
lượng và yêu cầu bên B đưa ra lí do về việc chấm dứt hợp đồng với A. Hai

bên có thể thỏa thuận lại những nội dung mới mà hai bên có thể chấp nhận
được để tiếp tục thực hiện hợp đồng. Đây là phương pháp đơn giản, thông
dụng, có thể hạn chế thiệt hại cho cả hai bên. Hai bên sẽ bày tỏ quan điểm,
thái độ nhằm đưa ra giải pháp như đề nghị chấp thuận thay đổi hợp đồng, có
điều chỉnh, bổ sung như tăng thù lao... Nếu hợp đồng giữa hai bên chưa
được thực hiện (ví dụ công ty B chưa thực hiện một giao dịch nào với bên
thứ ba nhân danh thương nhân A) thì việc thảo luận sẽ tập trung vào thay đổi
toàn bộ nội dung hợp đồng. Nếu bên B đã hoặc đang thực hiện hợp đồng ủy
quyền đã kí với A (đã hoặc đang kí hợp đồng với bên thứ ba nhân danh A)
thì việc thỏa thuận bổ sung nhưng điều khoản mới tập trung vào phần giá trị
hợp đồng chưa thực hiện.
Nếu thương lượng không có kết quả, thương nhân A có quyền yêu cầu công
ty B bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại là nghĩa vụ bắt buộc đối
với bên vi phạm hợp đồng. Bộ luật dân sự qui định khi bên nào có hành vi vi
phạm hợp đồng và hành vi này là nguyên nhân gây ra tổn thất, thiệt hại cho
bên kia (hoặc bất kỳ ai khác – kể cả người không tham gia, ký kết hợp đồng)
- 11 -


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập nhóm thương mại module 2

đều có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp phải bồi
thường, bên A phải chứng minh giá trị thiệt hại do việc vi phạm của bên B
gây ra. Ví dụ: những thiệt hại do bị chậm tiến độ sản xuất kinh doanh của
bên A hoặc những chi phí để kí hợp đồng ủy quyền mới với một bên khác...
Ngoài ra, theo Điều 307 Luật thương mại 2005, nếu hợp đồng giữa hai bên
có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm (thương nhân A) có quyền áp
dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại đối với bên vi

phạm (công ty B), trừ trường hợp bên B được miễn trách nhiệm đối với hành
vi vi phạm. Điều 422 BLDS 2005 quy định : “Phạt vi phạm là sự thoả
thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp
một khoản tiền cho bên bị vi phạm”. Về mức phạt vi phạm, nếu trong hợp
đồng giữa hai bên có quy định về biện pháp phạt vi phạm hay các chế tài
khác thì cần xác định mức phạt cụ thể phù hợp với các quy định liên quan
của luật thương mại. Trường hợp không hiểu rõ quy định hoặc không thể xác
định được mức phạt đã thỏa thuận có vượt quá mức tối đa theo quy định của
luật hay không thì nên áp dụng tỷ lệ và mức tối đa theo quy định của pháp
luật.
 Đối với công ty TNHH B:
Có thể chứng minh lí do đơn phương chấm dứt hợp đồng là chính đáng.
Điều 294 Luật thương mại 2005 quy định: “Bên vi phạm hợp đồng
được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm
giao kết hợp đồng”.
Nếu bên B chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm thì có thể thỏa
thuận để hai bên cùng chịu thiệt hại.
- 12 -


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập nhóm thương mại module 2

Ngoài ra, bên B có quyền yêu cầu thương nhân A chứng minh tổn thất theo

Điều 304 Luật thương mại 2005 : “Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải
chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản
lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi
phạm ”.
Bên cạnh đó, nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại (thương nhân A) không
áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực
tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra, bên vi phạm
hợp đồng (bên B) có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại
bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.

C. Kết luận
Nói tóm lại, thông qua trường hợp này, ta rút ra nhận xét:
 Nếu người uỷ quyền vượt quá phạm vi uỷ quyền thì người được uỷ
quyền sẽ không phải chịu trách nhiệm cho những gì mà người đại diện thực
hiện vượt quá sự uỷ quyền. Trừ phi người được uỷ quyền đồng ý sự vượt quá
này hoặc có những biểu hiện chứng tỏ tiếp nhận sự ràng buộc do hành vi
vượt quá thẩm quyền của người đại diện. Điều này chỉ đúng khi mà bên thứ 3
biết về việc người đại diện hành động vượt quá phạm vi uỷ quyền hoặc buộc
phải biết về điều này, ngược lại khi bên thứ 3 không biết hoặc không buộc
phải biết về việc đại diện vượt quá phạm vi đại diện thì người được đại diện
vẫn phải chịu trách nhiệm đối với những gì mà người đại diện thực hiện vượt
quá phạm vi đại diện.
 Pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn về vấn đề đơn phương
chấm dứt hợp đồng ủy quyền của bên đại diện trong trường hợp có thời hạn,
có thù lao giúp cho dễ dàng giải quyết các vấn đề khi có tranh chấp giữa các
bên phát sinh.

- 13 -



Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập nhóm thương mại module 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật Thương mại tập 2 – Đại học Luật Hà Nội – Nxb Công an
nhân dân.
2. Luật Thương mại năm 2005.
3. Bộ luật Dân sự năm 2005
4. />5. Đại diện trong giao kết hợp đồng:
/>6. />
MỤC LỤC
A. Lời mở đầu………………………………………………………1

- 14 -


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập nhóm thương mại module 2

B. Tình huống và hướng giải quyết……………………………..…2
I. Tình huống…………………………………………….………2
II. Hướng giải quyết……………………………………..………..3
1. Câu hỏi 1……………………………………………………3
2. Câu hỏi 2……………………………………………………8
3. Câu hỏi 3…………………………………..………………10
C. Kết luận…………………………………………………………13
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………….………14


- 15 -



×