Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm theo quy định của BLDS năm 2005 – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.52 KB, 48 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận: “Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do
tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm theo quy định của BLDS năm 2005 –
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” là thành quả nghiên cứu của bản thân
em. Khóa luận này không sao chép công trình nghiên cứu nào khác dưới mọi
hình thức. Tất cả tài liệu tham khảo đều đã được trích dẫn đầy đủ đúng quy
định.

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2014,
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Người thực hiện khóa luận

NGUYỄN NGỌC ĐẠI

1


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy giáo, cô
giáo đang công tác tại trường Đại học Luật Hà Nội. Đặc biệt là Tiến sỹ Lê
Đình Nghị, giảng viên bộ môn Luật Dân sự, Khoa Pháp luật Dân sự, Trường
Đại học Luật Hà Nội, người đã nhiệt tình hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo
em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã
luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ và có những chia sẻ, đóng góp ý kiến để
Khóa luận được thực hiện thành công.
Em xin chân thành cảm ơn!

2



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN

BLDS

Bộ luật dân sự

BLDS năm 1995

Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 1995

BLDS năm 2005

Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2005

BLHS

Bộ luật hình sự

BLLĐ

Bộ luật lao động

BTTH

Bồi thường thiệt hại

CHXHCN


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Nxb

Nhà xuất bản

TAND

Tòa án nhân dân

TNBTTH

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Tr

Trang

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
BLDS năm 2005 đã quy định khác chi tiết và hệ thống về trách nhiệm thiệt
hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và bồi
thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng nói riêng là một trong những
loại trách nhiệm còn nhiều tranh luận - nhất là về các quy định về thời hạn bồi
thường hưởng bồi thường thiệt, thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại, mức bồi
thường… Những quy định về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng và
sức khỏe bị xâm phạm vẫn còn thực sự chưa cụ thể, các văn bản hướng dẫn còn

chưa chi tiết, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật, chưa có một khái niệm cụ
thể về thời hạn bồi thường hay thời hạn hưởng bồi thường do tính mạng, sức khỏe
bị xâm phạm. Do đó, thực tế áp dụng thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính
mạng, sức khỏe bị xâm phạm vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa thống nhất trong
nhiều trường hợp.
Xuất phát từ tình hình trên, việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích làm rõ cơ sở
lý luận về thời hạn hưởng thời hạn bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị
xâm phạm và thực tiễn áp dụng cũng như hướng hoàn thiện các quy định về thời
hạn hưởng bồi thường thiệt hại này là vấn đề hết sức cần thiết, do đó em đã chọn đề
tài: “Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
theo quy định của BLDS năm 2005 – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” cho
khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm
chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đúng mức. Đã có rất nhiều công trình
khoa học, bài viết nghiên cứ về trách bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe,
tính mạng nhưng chưa có một bài viết hay công trình khoa học nào phân tích cụ thể
về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm mà
mới chỉ dừng ở mức đề cập một cách chung chung qua một số công trình khoa học
như tác giả Trần Minh Châu với đề tài “Bồi thường thiệt hại trong trường hợp sức
khỏe và tính mạng bị xâm phạm - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Luận văn
thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2006); TS.Phùng
Trung Tập với cuốn “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và

4


tính mạng” (sách chuyên khảo, xuất bản năm 2008); Võ Sỹ Đàn với bài viết
“Vướng mắc từ thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng” được đăng tải trên Tạp chí Toà án nhân dân số 6 năm 2008...

Các công trình nghiên cứu trên đây mới dừng lại ở bình diện chung nhất của
những quy định về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị
xâm phạm hoặc chỉ ra một vài bất cập về các quy định này. Hiện nay, chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về thời hạn hưởng bồi thường
thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - LêNin nhằm tìm ra các mối liên hệ giữa các hiện tượng để đánh giá các
vấn đề nghiên cứu một các khoa học. Ngoài ra các phương pháp khoa học như pháp
phân tích, phương pháp tổng hợp, diễn giải, phương pháp so sánh, phương pháp hệ
thống…cũng được sử dụng và kết hợp một cách hợp lý để chứng minh cho những
luận điểm được đưa ra trong khóa luận.
4. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của khóa luận là làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng quy định của
pháp luật về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm
phạm theo quy định của BLDS năm 2005, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn
thiện các quy định của pháp luật trong vấn đề này, bảo đảm cho việc nhận thức và
áp dụng chúng một cách thống nhất trong thực tiễn. Với mục đích nghiên cứu như
vậy, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định trên những khía cạnh sau: (i) Xây dựng
một khái niệm khoa học về thời hạn bồi thường thiệt hại cũng như thời hạn hưởng
bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; (ii) Phân tích, đánh giá,
nhận xét các trường hợp mà BLDS 2005 quy định về thời hạn hưởng bồi thường
thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; (iii) Đánh giá thực tiễn áp dụng các
quy định thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
hiện nay cũng như nêu ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật.
5. Những điểm mới của khóa luận
Khóa luận là công trình đầu tiên nghiên cứu, phân tích có hệ thống và toàn
diện về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
theo quy định của BLDS năm 2005. Khóa luận đem lại những điểm mới sau: (i)
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các quan điểm khác nhau, khóa luận xây dựng một

khái niệm chung về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị

5


xâm phạm; (ii) Nghiên cứu làm sáng rõ ý nghĩa của việc quy định thời hạn hưởng
bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; (iii) Phân tích cụ thể các
trường hợp hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm về đối
tượng được hưởng, thời hạn được hưởng và các khoản bồi thường được hưởng; (iv)
Chỉ ra một số thiếu sót, các quy định pháp luật còn chưa thống nhất trong các quy
định về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
Đồng thời đề ra hướng hoàn thiện hệ thống các quy định về thời hạn hưởng bồi
thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
6. Cơ cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
được kết cấu gồm 3 chương.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỜI HẠN HƯỞNG
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM
1.1. Khái niệm thời hạn bồi thường thiệt hại và thời hạn hưởng bồi thường
thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
1.1.1. Khái niệm thời hạn bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong những chế định quan trọng, có
lịch sử sớm nhất của pháp luật dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho
những người bị thiệt hại từ hành vi vi phạm nghĩa vụ của chủ thể khác. Trải qua các
giai đoạn lịch sử khác nhau, ở các nước khác nhau trên thế giới thì vấn đề trách
nhiệm bồi thường thiệt hại được qui định khác nhau về hình thức bồi thường và
cách xác định thiệt hại. Tuy nhiên, tất cả đều hướng tới một nguyên tắc thống nhất:
“Người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại”.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì TNBTTH được BLDS

năm 2005 quy định tại Điều 307 về TNBTTH nói chung và chương XXI về
TNBTTH ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái
niệm TNBTTH mà chỉ nêu căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường,
năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường…
Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi người sống
trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của
mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người

6


vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó
phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng
việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là BTTH. Như vậy, có thể hiểu trách
nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm
nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn
thất mà mình gây ra.1
Một trong những vấn đề được đặt ra đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại
chính là thời hạn bồi thường thiệt hại. Vậy thì chúng ta hiểu thế nào là “thời hạn bồi
thường thiệt hại” ?
Theo cuốn từ điển tiếng Việt thông dụng thì “thời hạn” được giải thích là:
“khoảng thời gian quy định để làm xong hoặc chấm dứt một công việc nào đó”.
Khoản 1 Điều 149, BLDS năm 2005 quy định: “Thời hạn là một khoảng thời gian
được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác”.
BLDS năm 2005 và các văn bản pháp luật hiện hành khác không có quy định
cụ thể về “thời hạn bồi thường thiệt hại” nhưng có thể đưa ra khái niệm về “thời hạn
bồi thường thiệt hại” như sau: “Thời hạn bồi thường thiệt hại là khoảng thời gian
được xác định mà người có hành vi gây ra thiệt hại phải hoàn thành trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do những tổn thất mà mình gây ra”. Thời hạn bồi thường thiệt
hại bắt đầu khi phát sinh TNBTTH (căn cứ phát sinh TNBTTH được quy định tại

Điều 604 BLDS năm 2005) và kết thúc khi người có hành vi gây ra thiệt hại cho
người khác hoàn thành việc bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
1.1.2. Khái niệm thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị
xâm phạm
Sức khỏe, tính mạng là những thứ quý giá nhất đối với mỗi con người. Chính
vì vậy quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe, tính mạng là
những quyền cơ bản của mỗi con người, được pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo
vệ. Những hành vi trái pháp luật xâm phạm tới sức khỏe, tính mạng của con người
là đều những hành vi vi phạm pháp luật và cần phải được xử lý nghiêm minh. Ngoài
việc phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng của

1

ThS. Nguyễn Minh Oanh: “Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân loại
trách nhiệm bồi thường thiệt hại”, bài viết trên trang />
7


người khác theo các tội danh như: cố ý gây thương tích, giết người… được quy định
trong BLHS thì những người đó còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm nằm trong
chế định TNBTTH ngoài hợp đồng là một chế định đã được quy định trong BLDS
năm 2005 và được hướng dẫn cụ thể trong khá nhiều văn bản pháp luật có liên
quan.
Tuy sức khỏe, tính mạng là những thứ giá trị nhất của con người nhưng lại
không thể quy đổi dưới bất kỳ hình thức vật chất nào, không có đơn vị đo lường nào
có thể làm căn cứ xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng. Tuy nhiên, khi có hành
vi trái pháp luật xâm hại tới sức khỏe, tính mạng thì cần thiết phải tính toán đến
những thiệt hại thực tế mà người bị thiệt hại phải gánh chịu để buộc người gây thiệt
hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại về tính mạng,

sức khỏe có ý nghĩa thực chất là đền bù một phần nào thiệt hại về vật chất, tạo điều
kiện cho nạn nhân hay gia đình họ khắc phục khó khăn do bị thiệt hại.
Căn cứ Điều 609 BLDS 2005 thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được
hiểu là những chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức
năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt; những thu nhập bị mất, bị giảm sút của
người bị thiệt hại về sức khỏe do không tham gia lao động, sản xuất được mà bị
mất, bị giảm sút trong và sau khi điều trị; chi phí và thu nhập bị mất của người thân
chăm sóc người bị thiệt hại.Theo quy định tại Điều 610 BLDS năm 2005 thì thiệt
hại về tính mạng bao gồm: những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng,
chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; những chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng
cho những người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, người bị thiệt hại
do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm sẽ được bồi thường toàn bộ những chi phí nêu
trên, trong đó có những thiệt hại phát sinh ngay tại thời điểm gây thiệt hại có thể
tính toán được như: chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe, chi phí mai
táng… và ngoài ra còn có những thiệt hại sẽ phát sinh trong tương lai buộc người
gây thiệt hại phải chi trả như chi phí cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại
do mất khả năng lao động, chi phí cho người thường xuyên chăm sóc cho người bị
thiệt hại mất khả năng lao động, tiền cấp dưỡng cho những người mà nạn nhân có
nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống… Tiền cấp dưỡng là khoản tiền kéo dài theo thời

8


gian (có trường hợp cho đến khi trưởng thành, có trường hợp cho đến khi chết)
cùng với đó là chi phí nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại mất khả năng lao động
suốt đời cho nên không thể tính toán được chính xác trong một thời gian cố định.
Việc pháp luật Việt Nam dự liệu những thiệt hại sẽ phát sinh, kéo dài trong tương
lai và khó xác định thời hạn một cách cụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi của người bị
thiệt hại hoặc những người thân thích của họ. Điều này đặt ra vấn đề: liệu người bị

thiệt hại trong các trường hợp sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm sẽ được hưởng
bồi thường như thế nào? thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại là bao lâu? Được
hưởng bồi thường đến bao giờ thì kết thúc ?...
Khái niệm thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại không được quy định cụ thể
mà chỉ được ghi nhận thông qua Điều 612 của BLDS năm 2005:
“Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm
1. Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người
bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết.
2. Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa
vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn
sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ
trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao
động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
b) Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp
dưỡng cho đến khi chết.”
Qua những phân tích trên đây, có thể đưa ra khái niệm về thời hạn hưởng bồi
thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm như sau: “thời hạn hưởng bồi
thường do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm là khoảng thời gian mà người gây thiệt
hại phải bồi thường thiệt hại/cấp dưỡng cho người bị thiệt hại/người được cấp
dưỡng”. Thời gian được bồi thường sẽ xác định dựa vào khả năng người bị thiệt hại
tạo được thu nhập hay không? Sau khi đã ổn định sức khỏe và người được cấp
dưỡng còn cần phải cấp dưỡng hay không? Căn cứ vào khả năng lao động của họ để
xác định được thời hạn được hưởng. Thời hạn hưởng bồi thường xác định kể từ thời
điểm tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm và khi kết thúc thời hạn hưởng bồi thường,

9


người bị thiệt hại hoặc những người thân thích gần gũi nhất của người bị thiệt hại sẽ

không được hưởng bồi thường thiệt hại, tiền cấp dưỡng.
1.2. Ý nghĩa của việc quy định thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính
mạng, sức khỏe bị xâm phạm
Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm là
một quy định mang nhiều ý nghĩa pháp lý cũng như ý nghĩa xã hội sâu sắc, điều đó
được thể hiện trên một số phương diện sau:
Thứ nhất, thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị
xâm phạm là quy định góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị
thiệt hại cũng như những người thân thích gần gũi nhất của người bị thiệt hại.
Hiến pháp và các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý sau Hiến pháp luôn
ghi nhận và bảo vệ những quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ
xã hội khác nhau. Quyền được sống, quyền được an toàn về sức khỏe, tính mạng
của con người chính là đối tượng được bảo vệ của pháp luật. Bằng việc quy định cụ
thể về thời hạn hưởng bồi thường của người bị thiệt hại cũng như những người mà
người bị thiệt hại có nghĩa vụ phải cấp dưỡng trong trường hợp người đó chết thì
quy định thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ các quyền được sống, quyền được an toàn
về sức khỏe, tính mạng… và các lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại cùng những
người thân thích gần gũi nhất của người bị thiệt hại.
Thứ hai, thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm
phạm là quy định cụ thể hóa nguyên tắc bồi thường thiệt hại: “Thiệt hại phải được
bồi thường toàn bộ”.
Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ là một trong những nguyên tắc bồi
thường thiệt hại được quy định cụ thể tại Điều 605 BLDS năm 2005, được cụ thể
hóa ở điểm a tiểu mục 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ,
có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính
mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật
tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những
khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc

người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó.” Quy định

10


thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm là nhằm
bảo đảm cho những thiệt hại do sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm như: những
thu nhập bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại do không tham gia lao động được
mà bị mất, bị giảm sút sau khi điều trị, tiền cấp dưỡng cho những người mà nạn
nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống…được bồi thường đầy đủ, toàn bộ. Thời
hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm đã cụ thể hóa
nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại của BLDS, đảm bảo được sự công bằng xã
hội.
Thứ ba, thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm
phạm là khoảng thời gian nhằm định hướng cho sự thỏa thuận của các bên.
Một trong những nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 605
BLDS năm 2005 là: “Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi
thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi
thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”và tại
tiểu mục 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP có ghi nhận thêm:
“Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi
thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo
đức xã hội”. Pháp luật dân sự luôn coi trọng và khuyến khích sự thỏa thuận của các
bên, tuy nhiên những thỏa thuận đó phải dựa vào pháp luật và không trái pháp luật.
Quy định về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm
phạm cũng là nhằm định hướng cho sự thỏa thuận về bồi thường thiệt hại giữa các
bên trong các trường hợp mà pháp luật đã dự liệu. Những thỏa thuận về thời hạn
hưởng bồi thường, mức bồi thường, thời hạn hưởng cấp dưỡng, mức cấp dưỡng,
hình thức bồi thường… sẽ dễ dàng được các bên nhất trí, thống nhất, phù hợp với
pháp luật dựa trên sự tham khảo những quy định về thời hạn hưởng bồi thường thiệt

hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
Thứ tư, thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm
phạm là quy định góp phần xử lý đồng thời phòng ngừa, răn đe những người có
hành vi gây thiệt hại.
Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
không chỉ nhằm bảo đảm những quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại
cũng như những người thân thích gần gũi nhất của người bị thiệt hại mà còn xác

11


định rõ trách nhiệm của những người có hành vi trái pháp luật phải bồi
thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra, bảo đảm việc
đền bù toàn bộ cho người bị thiệt hại cho đến khi thời hạn hưởng bồi thường
của người bị thiệt hại bị chấm dứt. Đây thực sự là một trách nhiệm pháp lý
nặng nề và có thể phải đi kèm với trách nhiệm hình sự mà người gây thiệt hại
có thể phải gánh chịu do hành vi trái pháp luật của mình gây ra. Như vậy, có
thể thấy thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
có ý nghĩa quan trọng trong việc răn đe, giáo dục và phòng ngừa các hành vi vi
phạm pháp luật nói chung, các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe nói riêng.
Thứ năm, thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm
phạm là căn cứ để tính chi phí bồi thường thiệt hại.
Các Điều 609, 610 BLDS năm 2005 chỉ quy định nguyên tắc xác định
thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm, còn thời hạn làm
cơ sở để tính thiệt hại được quy định tại Điều 612 BLDS năm 2005. Thời hạn
nói tại Điều này được áp dụng trong việc xác định thiệt hại do thu nhập thực tế
bị mất hoặc bị giảm sút theo điểm b khoản 1 Điều 609; chi phí chăm sóc nạn
nhân khi mất khả năng lao động theo điểm c khoản 1 Điều 609; tiền cấp dưỡng
cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng theo điểm c

khoản 1 Điều 610.
Thứ sáu, thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm
phạm là quy định pháp luật mang tính định hướng giúp các cơ quan có thẩm quyền
sẽ xác định thời hạn bồi thường để các chủ thể thực hiện.
Không chỉ định hướng cho sự thỏa thuận của các bên, thời hạn hưởng bồi
thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm còn giúp định hướng cho các
cơ quan có thẩm quyền xác định thời hạn bồi thường để các chủ thể thực hiện trong
trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận được. Quy định về thời hạn hưởng bồi
thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm chính là cơ sở pháp lý để Tòa
án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến bồi thường
thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng
pháp luật, Tòa án cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để giải quyết cho phù hợp,

12


đảm bảo được nguyên tắc: “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường,
nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài
của mình” theo quy định tại khoản 2 Điều 610 BLDS 2005
1.3. Khái quát quá trình phát triển trong các quy định của pháp luật Việt Nam
về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
Cùng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng sức khỏe bị xâm hại,
thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm là quy
định có nguồn gốc lịch sử lâu đời. Tuy nhiên trải qua các giai đoạn lịch sử khác
nhau của pháp luật Việt Nam mà các quy định của pháp luật về thời hạn hưởng bồi
thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm có sự thay đổi khác nhau,
được các nhà lập pháp hoàn thiện, bổ sung qua từng thời kỳ của lịch sử cho phù hợp
với quá trình phát triển của đất nước.
Đầu tiên phải kể đến các quy định trong Quốc triều Hình luật (còn được gọi

là Luật Hồng Đức) và Hoàng Việt luật lệ (còn được gọi là Luật Gia Long), nhà làm
luật đã đưa ra một hình thức đặc biệt của bồi thường tương đương là sự nuôi báo cô
(nghĩa là nuôi dưỡng và điều trị thuốc thang cho người bị thiệt hại).
Về thời hạn nuôi báo cô được hai Bộ luật quy định trong một số điều cụ thể.
Ví dụ Điều 468 của Quốc triều Hình luật đã ấn định thời hạn nuôi báo cô như sau:
(i) Đánh bị thương bằng chân tay, thì phải nuôi 10 ngày; (ii) Đánh bằng vật gì khác,
thì phải nuôi 20 ngày; (iii) Đánh gãy xương thì phải nuôi 80 ngày.
Trong Hoàng Việt luật lệ, thời hạn nuôi báo cô được quy định tại Điều 272
nhưng tương đối ngắn hơn: (i) Đánh bị thương nhẹ bằng chân tay hay đồ vật, thời
hạn nuôi báo cô là 20 ngày; (ii) Đánh bằng vật nhọn, nước sôi hay lửa thì thời hạn
là 30 ngày; (iii) Đánh gãy xương, trụy thai, hủy hoại bộ phận thân thể, thời hạn nuôi
báo cô là 50 ngày.
Nuôi báo cô có thể được coi như một hình thức cấp dưỡng mà ngày nay các
Tòa án thường áp dụng cho người bị thiệt hại nếu người đó không còn khả năng lao
động. Thời hạn nuôi báo cô cũng có thể được coi là một hình thức của thời hạn
hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm. Người gây thiệt
hại buộc phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chữa chạy cho nạn nhân, ngược lại người
bị thiệt hại được hưởng sự nuôi dưỡng, chữa chạy có thời hạn phụ thuộc vào mức
độ thương tích, điều này được nhà làm luật triều Nguyễn quy định rõ trong Điều

13


272: “phàm nuôi báo cô trước hết phải giảo nghiệm xem thương tích nặng hay nhẹ,
đánh bằng tay chân hay vật gì khác hoặc là đánh bằng đồ nhọn, để định rõ thời hạn
nuôi báo cô và trách cứ nạn nhân phải chữa thuốc”. Trường hợp người đó chết thì
cho những người thân gần nhất mà người chết có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu như còn
sống dưới thể thức tiền cấp dưỡng.
Không chỉ quy định về thời hạn nuôi báo cô mà pháp luật thời bấy giờ còn
dự liệu tới cả trường hợp nạn nhân được nuôi báo cô mà không lành bệnh. Theo

Điều 468 Quốc triều Hình luật thì: “…còn trong thời gian nuôi mà người bị thương
chết, xử nhẹ hơn tội đánh chết người một bậc. Nếu đã hết hạn nuôi hay là còn trong
thời hạn nuôi, nhưng vì cớ khác mà chết, thì xử như tội đánh người bị thương”.
Điều 272 Hoàng Việt luật lệ cũng có sự phân biệt và giải quyết như trên chỉ khác
chi tiết về hình phạt. Ngoài ra Điều 272 còn một khoản quy định về trường hợp hết
hạn nuôi báo cô mà nạn nhân bị tàn tật hoặc không lành bệnh, thì người gây thiệt
hại sẽ bị tội theo các điều khoản về đả thương, tội nặng nhẹ tùy theo thương tích.
Nghiên cứu các quy định trong Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ,
có thể thấy nhà làm luật thời kỳ phong kiến quy định nuôi báo cô như là một hình
thức bồi thường để duy trì trật tự trong xã hội, quy định thời hạn nuôi báo cô là
nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bị thiệt hại được hưởng sự chăm sóc, chữa trị
của người bị thiệt hại. Nếu sau thời hạn nuôi báo cô nạn nhân khỏe mạnh và lành
bệnh thì người gây thiệt hại sẽ khỏi bị tội về hình sự. Trong trường hợp nạn nhân
không thể được lành bệnh và bị chết thì người đó sẽ phải chịu hình phạt. Hình phạt
được áp dụng như một chế tài bổ sung trong những trường hợp nuôi báo cô không
đem lại sẽ bồi thường tương xứng.
Đến thời kỳ Pháp thuộc, trách nhiệm bồi thường dân sự đã thực sự được ra
đời phân biệt rạch ròi với trách nhiệm hình sự trên cơ sở ba bộ luật đầu tiên (Bộ luật
Nam Kỳ ban hành ngày 10/3/1883; Bộ Dân luật Bắc Kỳ ban hành ngày 01/4/1931;
bộ Dân luật Trung Kỳ ban hành ngày 31/10/1936) và các nguyên lý chung về trách
nhiệm bồi thường dân sự lần đầu được ghi nhận một cách cụ thể tại Điều 712 đến
Điều 716 (Bộ Dân luật Bắc Kỳ); Điều 761 đến Điều 767 (Bộ Dân luật Trung Kỳ) và
cho đến năm 1972 chính quyền Sài Gòn có ban hành bộ Dân luật Sài Gòn từ Điều
729 đến Điều 739 đề cập về trách nhiệm bồi thường dân sự. Tuy nhiên các điều trên
mới chỉ dừng lại ở mức quy định các nguyên tắc chung của việc bồi thường thiệt hại

14


chứ chưa có quy định nào mang “dáng dấp” của thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại

do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm cả, đây có thể coi là một bước lùi so với việc
quy định về “thời hạn nuôi báo cô” của pháp luật phong kiến.
Cách mạng tháng Tám thành công, đánh dấu một bước ngoặt mới: Nhà nước
Việt Nam dân chủ ra đời, ngay lúc này chúng ta chưa thể ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật ngay. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra hàng ngày, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã lần lượt ký Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 và Sắc lệnh số
97/SL ngày 22/5/1950 thừa nhận luật lệ cũ trên tinh thần không trái với các nguyên
tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hòa của Nhà nước ta. Việc giải quyết các
quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm
của ngành tòa án. Qua thực tiễn xét xử, vận dụng và kế thừa những quy định của
pháp luật đã có, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 173/UBTP ngày
23/3/1972 hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong đó có
hướng dẫn cụ thể, chi tiết về các khoản bồi thường, hình thức bồi thường, đối tượng
được hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
Là sự đúc kết từ kinh nghiệm, thực tiễn xét xử, Thông tư 173/UBTP đã có
sự hướng dẫn quy định khá cụ thể về việc bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức
khỏe gây ra, tuy nhiên những quy định về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do
tính mạng sức khỏe gây ra lại chưa thực sự được quy định, thể hiện rõ ràng. Trong
Thông tư 173/UBTP chỉ có một quy định được có thể coi như là thời hạn hưởng thu
nhập bị giảm sút hay bị mất: “Đối với thu nhập bị giảm sút hay bị mất, thì kinh
nghiệm cho thấy là nên tính bồi thường thiệt hại trong khoảng 3 năm; gặp trường
hợp cá biệt; (như thu nhập của gia đình nạn nhân chưa ổn định, bình quân thu
nhập vẫn thuộc diện được trợ cấp thường xuyên...) thì bồi thường từ 3 đến 5 năm”.
Theo đó, thời hạn hưởng thu nhập giảm sút hay bị mất thông thường là khoảng 3
năm, các trường hợp cá biệt có thể từ 3 đến 5 năm nếu như thu nhập của gia đình
nạn nhân chưa ổn định, bình quân thu nhập vẫn thuộc diện được trợ cấp thường
xuyên. Việc quy định thời hạn là 3 năm, cá biệt đến 5 năm là hoàn toàn dựa trên
kinh nghiệm xét xử thực tiễn của các Tòa án được đúc kết lại, thời hạn này có thể
coi là ngắn tuy nhiên lại phù hợp với hoàn cảnh xã hội, đất nước ta thời bấy giờ.
Sau đó vào năm 1983 Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục ban hành Thông tư số

03-TATC ngày 5/4/1983 hướng dẫn giải quyết một số vấn đề về bồi thường thiệt

15


hại trong tai nạn ô tô nhưng cũng vẫn là các về quy định bồi thường thiệt hại dựa
trên thông tư 173/UBTP chứ chưa thực sự có một quy định cụ thể về thời hạn
hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
BLDS năm 1995 được ban hành trong bối cảnh Việt Nam đã tiến hành công
cuộc đổi mới được gần 10 năm. Rõ ràng, sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động
kinh tế và các giao lưu trong đời sống xã hội sau khi đổi mới được phát động năm
1986 đã thúc đẩy một cách mạnh mẽ nhu cầu phải có một BLDS hoàn chỉnh điều
chỉnh các quan hệ đang phát sinh trong xã hội. Vấn đề về thời hạn hưởng bồi
thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm mới được quy định cụ thể tại
Điều 616 BLDS năm 1995 và được hướng dẫn tại mục 4 Phần II Nghị quyết số
01/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
Năm 2005 là thời điểm bản lề để Việt Nam hoàn tất các bước cần thiết cho
việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, trong đó có việc rà soát và điều
chỉnh pháp luật cho phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ tổ
chức này. BLDS với vị trí là đạo luật chung điều chỉnh các quan hệ tư không phải là
một ngoại lệ. Tuy nhiên chính vì vậy mà BLDS năm 2005 được ban hành khá
nhanh chóng, chưa thể nghiên cứu đầy đủ, sửa đổi bổ sung được hết các quy định.
Các quy định về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm
phạm vì thế vẫn giữ nguyên những nội dung vốn quy định tại BLDS năm 1995 chỉ
khác là quy định tại Điều 612 BLDS năm 2005 và hướng dẫn tại mục 4 Phần II
Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Kết luận Chương 1
Chương 1 của Khóa luận đã phân tích, xây dựng khái niệm về thời hạn
hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm. Ngoài ra, cũng

trong chương này Khóa luận còn đưa ra được ý nghĩa pháp lý của việc quy định
thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm, đồng thời
phân tích khái quát quá trình phát triển của pháp luật trong các quy định về thời hạn
hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.

Chương 2

16


QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN HƯỞNG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM THEO QUY ĐỊNH
CUẨ BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 VÀ NHỮNG BẤT CẬP
2.1. Quy định về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại trong trường hợp người
bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động
Các hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến sức khỏe tùy vào mức độ của
hành vi mà luôn để lại hậu quả là sự thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị
thiệt hại. Một trong những hậu quả nghiêm trọng mà người bị thiệt hại có thể phải
gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật gây ra là việc bị mất hoàn toàn khả năng lao
động. Khả năng lao động là một trong những thứ quý giá của một con người, có khả
năng lao động con người có khả năng tạo ra thu nhập, được hoạt động, sinh hoạt
một cách bình thường. Mất hoàn toàn khả năng lao động do những hành vi vi phạm
pháp luật là mất đi khả năng làm việc tạo thu nhập, tước đoạt đi khả năng được
sống, sinh hoạt, hoạt động như những người bình thường khác. Chính vì những
nguyên nhân đó mà pháp luật đã quy định thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại trong
trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động nhằm bù đắp tối đa
những thiệt hại, thiệt thòi mà người bị thiệt hại phải gánh chịu, bảo vệ quyền và lợi
ích chính đáng của người bị thiệt hại
Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại mất
hoàn toàn khả năng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 612 BLDS năm 2005:

“Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị
thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết.”
2.1.1. Đối tượng được hưởng bồi thường thiệt hại có thời hạn trong trường hợp
người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động
Có thể dễ dàng nhận thấy, người được hưởng bồi thường thiệt hại có thời hạn
trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động chính là người
bị thiệt hại. Tuy nhiên người bị thiệt hại này phải thỏa mãn điều kiện là người này
bị mất hoàn toàn khả năng lao động do sức khỏe bị xâm hại.
Để xác định thế nào là người bị gây thiệt hại về sức khỏe không còn khả
năng lao động cần căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.4 mục 1 phần II Nghị quyết
03/200606/ NQ-HDTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó,
người bị thiệt hại về sức khỏe không còn khả năng lao động là người sau khi bị gây

17


thiệt hại về sức khỏe bị liệt cột sống, bị mù cả hai mắt, bị liệt hai chi, bị tâm thần
nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy
giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên. Những người bị gây thiệt hại thỏa
mãn những điều kiện trên chính là đối tượng được hưởng bồi thường thiệt hại có
thời hạn (cho đến khi chết) trong trường hợp người bị thiệt hại mất thoàn toàn khả
năng lao động.
2.1.2. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại
mất hoàn toàn khả năng lao động
Theo quy định tại khoản 1 Điều 612 BLDS năm 2005 thì: “Trong trường
hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được
hưởng bồi thường cho đến khi chết”. Những người bị thiệt hại về sức khỏe mất
hoàn toàn khả năng lao động (thỏa mãn quy định tại tiểu mục 1.4 mục 1 phần II
Nghị quyết 03/200606/ NQ-HDTP) theo quy định tại khoản 1 Điều 612 BLDS năm
2005 sẽ được hường bồi thường thiệt hại cho đến chết, thời hạn hưởng bồi thường

được xác định kể từ thời điểm sức khỏe bị xâm phạm và thời hạn này sẽ chấm dứt
khi người được hưởng bồi thường chết.
Một vấn đề liên quan đến thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị
xâm phạm đó là thời gian hưởng thu nhập thực tế và thu nhập bị giảm sút. Trên thực
tế, khi tính thời gian hưởng thu nhập thực tế và thu nhập bị giảm sút cũng có nhiều
quan điểm khác nhau nên dẫn đến cách tính khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Chỉ tính thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút
trong thời gian người bị thiệt hại nằm điều trị để phục hồi sức khỏe vì thực tế tại
tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II Nghị quyết 03/200606/ NQ-HDTP cũng chỉ hướng dẫn
cách tính thu nhập thực tế và thu nhập giảm sút của người bị thiệt hại trong thời
gian điều trị.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Thu nhập thực tế bị mất và bị giảm sút từ khi
sức khỏe bị xâm phạm cho đến khi người bị thiệt hại chết, ý kiến này căn cứ vào
khoản 1 Điều 612 BLDS năm 2005.
Căn cứ vào quy định khoản 1 Điều 612 BLDS năm 2005, nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích của người bị thiệt hại thì thời gian hưởng thu nhập thực tế nên
được tính theo hai cách sau:

18


- Trường hợp người bị thiệt hại không mất hoàn toàn khả năng lao động thì
thời điểm tính bồi thường thiệt hại từ khi sức khỏe bị xâm phạm cho đến khi thu
nhập được khôi phục bằng thu nhập trước khi bị thiệt hại.
- Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì thời hạn
bồi thường thiệt hại được tính từ khi sức khỏe bị xâm phạm cho đến khi người thiệt
hại chết. Sở dĩ lại tính thời hạn như vậy vì đối với người thiệt hại mất hoàn toàn khả
năng lao động thì không còn khả năng khôi phục được thu nhập bằng thu nhập
trước khi bị thiệt hại và thời gian chăm sóc, điều trị đối với người mất hoàn toàn
khả năng lao động phải là đến khi họ chết.2

Trong thực tiễn, các Tòa án thường quyết định buộc người gây thiệt hại phải
bồi thường cho người bị thiệt hại một khoản tiền và đều được các bên chấp nhận.
2.1.3. Các khoản bồi thường mà người bị thiệt hại được hưởng trong thời hạn
hưởng bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn
khả năng lao động
Các khoản bồi thường mà người bị thiệt hại được hưởng thời hạn hưởng bồi
thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao
động được hướng dẫn cụ thể tại điểm a mục 4 Phần II Nghị quyết 03/2006/ NQHĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hướng dẫn áp dụng một
số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
“Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động, thì
người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền bồi thường được hướng dẫn tại điểm a
tiểu mục 1.4 mục 1 Phần II này cho đến khi chết”
Và điểm a tiểu mục 1.4 mục 1 Phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HDTP quy
định về khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao
động là:
“a) Chí phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí
hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý
cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại”

2 Trần Minh Châu (2006), Bồi thường thiệt hại trong trường hợp sức khoẻ và tính mạng bị xâm phạm một số
vấn đề về lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội.

19


Trong đó, chi phí hợp lý cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại về
sức khỏe hàng tháng tuy không được pháp luật dân sự quy định cụ thể nhưng có thể
được hiểu là: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng và chi phí điều trị
thường xuyên, định kỳ. Còn đối với chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm
sóc người bị thiệt hại lại được hướng dẫn khá cụ thể tại điểm b tiểu mục 1.4 mục 1

Phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP: “Chi phí hợp lý cho người thường xuyên
chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người
chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc,
chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả
năng lao động”. Đối với quy định về chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm
sóc còn một số điểm chưa hợp lý:
Thứ nhất, việc xác định chi phí cho người thường xuyên chăm sóc theo
hướng dẫn trên chỉ phù hợp với trường hợp người thường xuyên chăm sóc người bị
thiệt hại là người chuyên làm dịch vụ chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên không phải
mọi trường hợp, người chăm sóc người bị thiệt hại cũng đều là người được thuê
theo hợp đồng dịch vụ, mà đa phần người chăm sóc người bị thiệt hại chính là
những người thân của họ. Cho nên nếu người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt
hại lại chính là người thân của người bị thiệt hại thì việc xác định chi phí hợp lý cho
người chăm sóc được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc
người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú liệu có hợp lý không? Bởi
vì, có những trường hợp, người chăm sóc đó là người đang tham gia lao động và có
thu nhập - thậm chí là thu nhập tương đối cao - nhưng phải nghỉ việc để chăm sóc
người bị thiệt hại, mà mức thu nhập của họ trước khi nghỉ việc lại cao hơn mức tiền
công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị
thiệt hại cư trú như đã xác định ở trên. Đây cũng là một vấn đề xảy ra trên thực tế
mà nếu có xảy ra thì việc áp dụng theo hướng dẫn trên chưa phù hợp, không bảo
đảm quyền lợi cho người bị thiệt hại.
Thứ hai, việc chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị
thiệt hại do bị mất khả năng lao động cũng chỉ phù hợp nếu người bị thiệt hại chỉ
cần một người chăm sóc. Vậy, nếu theo chỉ định của bệnh viện, hoặc thực tế là phải
cần hai người mới có thể chăm sóc người bị thiệt hại thì việc tính bồi thường cho
người chăm sóc hưởng theo hướng dẫn của nghị quyết rõ ràng là không hợp lý.

20



Từ những điểm phân tích và lập luận trên, điểm b tiểu mục 1.4 mục 1 phần II
Nghị quyết 03 nên được sửa như sau:
“Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được
xác định như sau:
Nếu người thường xuyên chăm sóc người thiệt hại là người chuyên làm dịch
vụ chăm sóc bệnh nhân thì chi phí này được tính bằng tiền công trung bình trả cho
người chăm sóc người tạn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.
Nếu người thường xuyên chăm sóc người thiệt hại là thân nhân của người bị
thiệt hại mà người chăm sóc là người chưa tham gia lao động, hoặc đã tham giao
lao động nhưng thu nhập từ hoạt động lao động thấp hơn mức tiền công trung bình
trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú,
thì mức chi phí này được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm
sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Trong trường hợp
thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại là thân nhân của người bị thiệt hại là
người đã tham gia lao động và có thu nhạp cao hơn mức tiền công trung bình trả
cho người chăm sóc người tàn tật địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú, thì mức
chi phí này được tính bằng mức thu nhập của họ trước khi nghỉ việc.
Thân nhân của người bị thiệt hại là người có quan hệ thừa kế ở hàng thứ
nhất hoặc thứ hai với người bị thiệt hại theo quy định của BLDS 2005
Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người
bị thiệt hại do mất khả năng lao đông. Trong trường hợp cần phải có nhiều người
chăm sóc cho người bị thiệt hại, thì số người để tính tiền bồi thường không vượt
quá số người cần thiết để chăm sóc người bị thiệt hại theo chỉ dịnh của cơ sở y tế
nơi người bị thiệt hại điều trị.”3
Có thể thấy, trong trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động thì
các khoản bồi thường trên được tính từ khi xảy ra tai nạn đến khi người đó chết. Để
xác định thời hạn này thông thường người gây thiệt hại sẽ bồi thường theo định kỳ
hàng tháng quý hoặc theo năm…và như vậy người được bồi thường sẽ được hưởng
bồi thường cho đến khi chết. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận bồi thường một


3 Nguyễn Văn Hợi (2011), Những hạn chế và bất cập trong việc xác định thiệt hại khi sức khỏe bị xâm
phạm theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 14.

21


lần và trong trường hợp này có thể thời hạn được hưởng bồi thường không trùng với
thời hạn thực tế (có thể chết trước hoặc sau thời điểm đó) nhưng cách thức bồi
thường một lần thường có lợi cho người bị hại hơn.
2.2. Quy định về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại trong trường hợp người
bị thiệt hại chết
Tính mạng con người chính là thứ quý giá bậc nhất của mỗi người, việc một
người mất đi tính mạng để lại nhiều hệ lụy lớn trong xã hội: vợ mất chồng, chồng
mất vợ, em mất anh chị, bố mẹ mất con, con mất cha mẹ, ông bà mất cháu…Mỗi cá
nhân đều đóng một vai trò nhất định và quan trọng trong gia đình bằng việc tạo ra
thu nhập cá nhân, có trách nhiệm nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho các thành viên khác
trong gia đình. Việc cá nhân này chết đi do hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm
đến tính mạng không chỉ để lại tổn thất tinh thần nặng nề cho gia đình mà còn để lại
những tổn thất vật chất đối với những người mà người đã chết này có nghĩa vụ phải
cấp dưỡng, nuôi dưỡng. Chính vì thế, pháp luật đã quy định thời hạn hưởng bồi
thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết được quy định tại khoản 2
Điều 612 BLDS năm 2005:
“2. Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này
có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau
đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và
còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi,
trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia
lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;

b) Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền
cấp dưỡng cho đến khi chết.”
2.2.1. Đối tượng được hưởng bồi thường thiệt hại có thời hạn trong trường hợp
người bị thiệt hại chết
Khoản 2 Điều 612 BLDS năm 2005 có quy định rõ đối tượng được hưởng
bồi thường thiệt hại có thời hạn trong trường hợp người bị thiệt hại chết: “Trong
trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp
dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng…” và còn được hướng dẫn tại
điểm b mục 4 Phần II Nghị quyết 03/200606/ NQ-HDTP của Hội đồng Thẩm phán

22


Tòa án nhân dân tối cao: “b) Đối với việc cấp dưỡng được hướng dẫn tại tiểu mục
2.3 mục 2 Phần II này…”
Như vậy những người mà người chết có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống sẽ
được hưởng bồi thường có thời hạn. Căn cứ điểm b tiểu mục 2.3 mục 2 Phần II
Nghị quyết 03/200606/NQ-HĐTP thì đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp
dưỡng có thời hạn trong trường hợp người bị thiệt hại chết theo quy định tại khoản
2 Điều 612 BLDS năm 2005 bao gồm:
“b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.
- Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và
được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động,
không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện
nghĩa vụ nuôi dưỡng;
- Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình
mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn)
là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không
có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị
thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên
không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp
không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để
cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người
bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã
thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động,
không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà
nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng;

23


- Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự
nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống
chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng.”
Căn cứ vào những quy định trên về những người được hưởng khoản tiền cấp
dưỡng do người có hành vi gây thiệt hại về tính mạng cho những người thân thích
của họ phải bồi thường có thể thấy những người này là những người thuộc hàng
thừa kế thứ nhất hoặc hoặc thuộc hàng thừa kế thứ hai của nhau. Quy định này dựa
trên những quy định của pháp luật là giữa họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau và trong
trường hợp người đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bị gây thiệt hại về tính mạng,
thì người gây thiệt hại có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này. Tuy nhiên thực hiện

nghĩa vụ cấp dưỡng giữa những người thân thích không chỉ là đơn thuần về vật
chất, mà còn là tình cảm, bổn phận giữa họ đối với nhau. Đối với những người có
hành vi gây thiệt hại về tính mạng, có trách nhiệm bồi thường khoản tiền cấp dưỡng
là thực hiện một nghĩa vụ pháp lý mang tính chất bắt buộc, mệnh lệnh mà không
phải dựa trên bổn phận, tình cảm khi phải cấp dưỡng cho những người thân thích
của người bị thiệt hại về tính mạng .
2.2.2. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại
chết
Trong trường hợp người bị thiệt hại chết do tính mạng bị xâm hại thì những
người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống sẽ được hưởng tiền cấp
dưỡng trong thời hạn sau đây:
“a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết
và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám
tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham
gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
b) Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền
cấp dưỡng cho đến khi chết”
Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người con chưa thành
niên hoặc đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được
hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, tức là đến tuổi thành niên tuổi phải tự mình tham gia lao động. Như vậy thời hạn hưởng bồi thường của những

24


người con chưa đủ 18 tuổi (chưa thành niên) hoặc đã thành thai là con của người
chết và còn sống là cho đến khi đủ 18 tuổi.
Có một trường hợp pháp luật đã miễn trách nhiệm cấp dưỡng cho người gây
thiệt hại đó là trong trường hợp con của người chết từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ
mười tám tuổi tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân. Điều này
dựa trên các quy định của BLLĐ năm 2012. Điều 3 BLLĐ quy định: “người lao

động là người ít nhất đủ 15 tuổi” Mặt khác, tại Điều 161 BLLĐ quy định: “người
lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”. Kết hợp quy định tại
Điều này với quy định tại Điều 3 trên, chúng ta thấy độ tuổi của người lao động
chưa thành niên là từ đủ 15 tuổi cho tới dưới 18 tuổi. Từ đó, có thể hiểu người lao
động ở độ tuổi từ đủ 15 tuổi cho đến dưới 18 tuổi là người lao động chưa thành
niên, là một nhóm lao động đặc thù có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng
lao động. Như vậy với thời hạn hưởng tiền cấp dưỡng đối với những người tham gia
lao động sớm hơn (người từ đủ 15 đến đủ 18 tuổi tham gia lao động có thu nhập đủ
nuôi sống bản thân) không phải là đến khi 18 tuổi mà đến khi tham gia lao động,
trường hợp thu nhập không đủ nuôi sống bản thân hoặc họ tham gia lao động ở các
công việc bị cấm theo Danh mục công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là
người chưa thành niên được ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TTBLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì thời hạn hưởng tiền cấp
dưỡng đối với những người này vẫn là đến khi 18 tuổi.
Tuy nhiên đặt ra câu hỏi là: trong trường hợp những người con này chưa đủ
15 tuổi tham gia lao động đủ nuôi sống bản thân thì thời hạn hưởng cấp dưỡng là
đến bao giờ? Có thể thấy, pháp luật lao động chỉ thừa nhận những người từ đủ 15
trở lên mới được tham gia quan hệ lao động, còn những người chưa đủ 15 tuổi tham
gia quan hệ lao động thì không được pháp luật lao động thừa nhận. Tại Khoản 7
Điều 8, Điều 165 BLLĐ năm 2012 quy định các công việc và nơi làm việc cấm sử
dụng người lao động là người chưa thành niên, tại Thông tư số 11/2013/TTBLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Danh mục
công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc: diễn viên, các nghề truyền
thống, các nghề thủ công mỹ nghệ, vận động viên năng khiếu... Khi người sử dụng
lao động nhận những em dưới 15 tuổi vào làm việc thì phải tuân theo những điều
kiện chặt chẽ do luật quy định như: trẻ em đủ 12 tuổi, có sức khoẻ phù hợp với công

25


×