Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.51 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...............................................................................................2
I. Một số vấn đề lý luận chung.....................................................................................2
1, Sự xuất hiện nguyên tắc.........................................................................................3
2, Nội dung nguyên tắc:.............................................................................................3
3, Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc:..............................................................4
II. Đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia:........................................................................................................................5
1, Những điểm tích cực:............................................................................................5
2, Hạn chế:.................................................................................................................7
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ....................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................9

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, hệ thống nguyên tắc của Luật Quốc tế bao gồm hai nhóm:
các nguyên tắc cơ bản và các nguyên tắc thông thường. Trong pháp luật quốc tế, các
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thực hiện hai chức năng rất quan trọng là ổn định quan
1


hệ quốc tế và ấn định khuôn khổ sử sự cho các chủ thể trog quan hệ quốc tế, qua đó tạo
điều kiện cho quan hệ quốc tế. Và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác là một trong những nguyên tác cơ bản nhất, quan trọng nhất trong các
nguyên tắc này. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc này được cộng đồng quốc tế áp dụng rất
nhiều, nó luôn xuất hiện trong các quan hệ quốc tế trong các thời kì từ trước đến nay.
Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về nguyên tắc này, em xin được chọn đề tài:
"Đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia" làm đề tài nghiên cứu cho bài tập học kỳ môn Công pháp quốc tế.
Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế,bài làm không tránh
được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá,nhận xét của Thầy cô để bài
làm được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn!



B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Một số vấn đề lý luận chung
Là một trong những nguyên tắc nền tảng của luật quốc tế, nguyên tắc không can thiệp
vào công việc nội bộ của quốc gia khác có mối quan hệ gắn bó mật thiết với các nguyên

2


tắc khác, như: nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc không sử
dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
1, Sự xuất hiện nguyên tắc
Hiến chương Liên hợp quốc lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã ghi nhận
nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác” với tư cách là một
trong những nguyên tắc cơ bản của của luật quốc tế hiện đại, được quy định tại khoản 7
Điều 2 của Hiến chương: “Không có bất kỳ điều gì trong Hiến chương này cho phép Liên
Hiệp Quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của
bất cứ quốc gia nào, hoặc đòi hỏi các Thành viên phải đưa những công việc loại này ra
giải quyết theo quy định của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến
việc thi hành những biện pháp cưỡng chế nói ở Chương VII”.
2, Nội dung nguyên tắc:
+ Khái niệm công việc nội bộ* của mỗi quốc gia: công việc nội bộ của mỗi quốc gia
là công việc năm trong thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc gia độc lập xuất phát từ chủ
quyền của mình, đó là quyền tối thượng của mỗi quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của
mình (như: quyền tự do lựa chọn, tự do xây dựng và phát triển chế độ chính trị, kinh tế,
văn hóa – xã hội phù hợp với nguyện vọng của nhân dân; quyền lập pháp; hành pháp và
tư pháp…) và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế (như: quyền độc lập thiết lập mối quan
hệ với bất kì quốc gia nào, quyền tự do tham gia vào các tổ chức quốc tế, khu vực và phổ
cập…)
+Thế nào là can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác: việc can thiệp vào

công việc nội bộ của quốc gia khác được thực hiện theo 2 cách là can thiệp trực tiếp và
can thiệp gián tiếp.
- Can thiệp trực tiếp: là việc một (hoặc một nhóm) quốc gia dùng áp lực quân sự, chính
trị, kinh tế,… và các biên pháp khác chống chế quốc gia khác trong việc thực hiện các
quyền thuộc về chủ quyền để nhằm ép buộc quốc gia đó phụ thuộc vào mình. Sự can
thiệp thiệp không chỉ thông qua hình thức vũ trang hoặc đe dọa sử dụng lực lượng vũ
3


trang mà còn là bất kỳ hình thức can thiệp nào khác với mục đích xam phạm vào việc
riêng của quốc gia hoặc các cơ quan chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia đó.
- Can thiệp gián tiếp: là các biện pháp quân sự, kinh tế-tài chính,… do quốc gia tổ chức,
khuyến khích các phần tử phá hoại khủng bố nhằm vào mục đích lậy đổ chính quyền hợp
pháp của quốc gia khác hoặc gây mất ổn định cho tình hình chính trị, kinh tế-xã hội của
nước này. Một quốc gia bị coi là có hành vi can thiệp gián tiếp khi nó ủng hộ các băng
đảng vũ trang nhằm mục đích lật đổ chính quyền của quốc gia khác thông qua việc giúp
đỡ tài chính, cung cấp vũ khí, huấn luyện đào tạo.
Điều đặc biệt nguy hiểm ngày nay là can thiệp gián tiếp được thực hiện thông
qua sự giúp đỡ của các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia. Không ít trường hợp các khoản
giúp đỡ của nó còn vượt cả ngân sách của một quốc gia. Với tiềm lực kinh tế lớn mạnh
của mình các tập đoàn tư bản phương Tây đã can thiệp, gây mất ổn định chính trị ở châu
Mỹ Latinh, châu Phi, chấu Á, nhất là trong mấy thập niên gần đây
+ Nội dung của nguyên tắc này bao gồm:
- Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác nhằm
chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế và văn hóa của quốc gia.
- Cấm sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện khác để buộc các quốc gia
khác phụ thuộc vào mình.
- Cấm tổ chức, khuyến khích giúp đỡ các bằng đảng, nhóm vũ trang vào hoạt động phá
hoại, khủng bố trên lãnh thổ nước khác nhằm lật đổ chính quyền của nước đó.
- Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác.

- Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự do lựa chọn cho mình hệ thống chính trị, kinh tế,
xã hội và văn hóa phù hợp với nguyện vọng của dân tộc không có sự can thiệp từ các
quốc gia khác.
3, Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc:
- Trướng hợp thứ nhất: khi có xung đột vũ trang nội bộ ở quốc gia nào đó, về nguyên
tắc, cộng đồng quốc tế không có quyền đụng chạm đến. Tuy nhiên, nếu cuộc xung đột
này đã đạt đến mức độ nghiêm trọng mà nếu tiếp tục sẽ kéo dài sẽ gây ra mất ổn ddihj
4


trong khu vực, đe dọa hòa bình và an ninh thế giới, trước hết là hòa bình và an ninh của
các nước láng giềng thì cộng đòng quốc tế thông qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
được quyền can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào các cuộc xung đột này. Sự can thiệp này
không bị coi là can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia.
Ví dụ: Sự can thiệp của Liên hợp quốc vào việc làm dịu tình hình và chấm dứt xung đột
vũ trang ở Nam Tư (cũ) từ năm 1991 đến năm 1994. Dẫu rằng còn nhiều thiếu sót trong
quá trình thục hiện, việc làm này đã thể hiện vai trò quan trọng của Liên hợp quốc, mà
thiếu nó thì số lượng nạn nhân thiệt hại còn có thể tăng thêm rất nhiều.
- Trường hợp thứ hai: khi có vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người
trong đó quyền được sống và và sống trong hòa bình. Việc thực hiện chính sách phân biệt
chủng tộc, thực hiện tội ác diệt chủng là vô cùng dã man, xâm phạm trực tiếp vào tính
mạng và đời sống con người, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.
II. Đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc không can thiệp vào công
việc nội bộ của quốc gia:
1, Những điểm tích cực:
▪ Nguyên tắc được phổ biến rộng rãi và được rất nhiều nước trên thế giới tham
gia áp dụng. Nguyên tắc không can thiệp cũng như nội dung của nó từng bước được phát
triển sâu sắc và toàn diện trong quá trình hoạt động của Liên hợp quốc.
Năm 1970, bằng Nghị quyết số 2625(XXV), Liên hợp quốc thông qua “Tuyên
bố về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ thân thiện và hợp tác giữa các

quố gia, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc”, trong đó nêu rõ việc cấm các hoạt
động được coi là can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của mỗi
quốc gia. Kể từ khi Hiến chương liên hợp quốc công nhận nguyên tắc “không can thiệp
vào công việc nội bộ của quốc gia khác” với tư cách là một trong những nguyên tắc cơ
bản của của luật quốc tế hiện đại, theo thời gian, nguyên tắc này được ghi nhận trong
hàng loạt văn kiện quốc tế khu vực như: Định ước cuối cùng của Hội nghị Henxinki năm
1975 về an ninh và hợp tác châu Âu; Tuyên bố Kuala Lumpur năm 1971; Tuyên bố Bali

5


năm 1976; Hiến chương của tổ chức thống nhất châu Mỹ; Hiến chương của cộng đồng
các quốc gia độc lập; Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam….
▪ Các nước châu Âu thực hiện rất tôt nguyên tắc này. Cùng với đó, các nước
trong cộng đồng Liên minh Châu Âu EU không những thục hiệ tốt nguyên tắc này mà còn
luôn sẵn sàng giúp sức cho các nước của EU bị xâm phạm bơi nguyên tắc này (tức khi có
các nước khác vi phạm nguyên tắc không can thiệp để can thiệp vào công việc nội bộ của
nước A thuộc Liên minh châu Âu EU).
+ Cùng với châu Âu, các nước chấu Mỹ cũng góp phần tích cực vào quá trình phát triển
nguyên tắc này. Hiến chương của Tổ chức các nước châu Mỹ, trong Điều đã khẳng định
“không một quốc gia hoặc nhóm quốc gia với bất kỳ nguyên cớ nào có quyền can thiệp
trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc đối nội hoặc đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào”.
Cũng theo Điều 19 Hiến chương của tổ chức các quốc gia châu Mỹ thì “không một quốc
gia nào có quyền áp dụng hoặc thúc đẩy những biện pháp cưỡng chế về kinh tế hoặc văn
hóa để nhằm làm ảnh hưởng đến ý chí chủ quyền của quốc gia khác và từ đó mang lại
điều có lợi cho riêng mình”.
+ Bên cạnh đó, các nước châu Á cũng thực hiện tốt. Mà điển hình có thể kể đến là Hiệp
hội các quốc Đông Nam Á ASEAN Trong điểm e khoản 2 Điều 2 Hiến chương ASEAN
quy định:
“ ASEAN và các quốc gia thành viên sẽ hoạt động theo các nguyên tắc dưới đây:


e) Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên ASEAN.”
Như vậy, hiến chương của ASEAN cũng giống như hiến chương của Liên hợp
quốc đều quy định về nguyên tắc không can thiệp là một trong những nguyên tắc cơ bản
và quan trọng trong các nguyên tắc của những tổ chức quốc tế này.
▪ Ngoài ra, cộng đồng quốc tế đã thực hiện tốt các trường hợp ngoại lệ không
áp dụng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
- Trường hợp ngoại lệ về xung đột vũ trang trong nội bộ quốc gia làm ảnh
hưởng đến an ninh khu vực và thế giới hiện nay diễn ra rất nhiều.
6


Ví dụ, gần đây là cuộc xung đột vũ trang diễn ra tại Lybia năm 2011, cuộc xung đột này
bắt nguồn từ các cuộc biểu tình chống chính phủ từ ngày 15 tháng 2 năm 2011. Bất ổn
này lây lan từ các sự kiện ở các nước láng giềng Ai Cập và Tunisia, góp phần vào một
loạt các cuộc biểu tình tại thế giới Ả Rập. Nhiều quốc gia đã lên án chính phủ của
Gaddafi vì đã sử dụng bạo lực chống lại người biểu tình và giết chết hàng trăm người
Libya. Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Gaddafi (thủ tướng đương thời của
Lybia).. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết phong tỏa tài sản
của Gaddafi, con trai và con gái của ông, cùng 10 thành viên thân cận của ông ta. Nghị
quyết cũng áp đặt lệnh cấm đi lại đối với những người này. Như vậy, cộng đồng quóc tế
đã có các biện pháp can thiệp phù hợp vào xung đột nội bộ ở Lybia.
- Còn về trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc này để bảo vê quyền con người,
công đồng quốc tế đã có những hành động rất đúng đắn, xác định và kịp thời bảo vệ được
quyền con người khi bị xâm phạm.
Ví dụ, như việc thiết lập chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai. Đây là công việc nội bộ
của Nam Phi. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc, thực hiện chính
sách diệt chủng là vô cùng dã man, vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế về quyền con
người, cộng đồng quốc tế đã lên tiếng và áp dụng các biện pháp cần thiết để can thiệp phù
hợp và ngăn cản chính sách này của Nam Phi. Như vậy, ở đây, cộng đông quốc tế đã nhận

thức đúng đắn về quyền con người bị xâm phạm ở Nam Phi cũ, nên đã áp dụng trường
hợp ngoại lệ của nguyên tắc không can thiệp để áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời,
qua đó bảo vệ quyền con người.
2, Hạn chế:
Trong thực tế, có nhiều quốc gia tham gia và thực hiện rất nghiêm chỉnh
nguyên tắc không can thiệp, tuy nhiên cũng có quốc gia lại có nhiều hành động trái với
nguyên tắc này.
▪ Có thể thấy, Mỹ là quốc gia có rất nhiều vi phạm về nguyên tắc không can thiệp cũng
như các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc không sử dụng
vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực trong các quan hệ quốc tế mà Mỹ tham gia:
7


- Trong quan hệ với các nước, Mỹ thường xuyên can thiệp trực tiếp vào công
việc nội bộ của các quốc gia châu Mỹ La tinh, châu Phi, châu Á và châu lục địa. Từ năm
1996 với đạo luật Hemxơ-Bơtơn, Mỹ bắt đầu thi hành chính sách cấm vận bao vây kinh tế
Cuba trong khi lớn tiếng vu cáo nước này vi phạm quyền con người. Chính sách của Mỹ
thực chất là vi phạm vào công việc thẩm quyền nội bộ của Cuba nhằm mục đích buộc
nước này phải từ bỏ chế độ xã hôi chủ nghĩa và đi theo con đường phát triển của các nước
phương Tây. Về việc này, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 55 trong phiên họp toàn thể
ngày 9/11/2000 đã thảo luận chính sách cấm vận của Mỹ chống Cuba và thông qua nghị
quyết khẳng định “sự cần thiêt phải chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính
chống Cuba do Mỹ áp đặt”. Nghị quyết được thông qua với 167 phiếu thuận, 3 phiếu
chống và 4 phiếu trắng.
- Năm 1986 trong vụ Nigacagoa kiện Mỹ về “các hoạt động quân sự và bán
quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa”, Tòa án quốc tế ICJ đã chỉ rõ rằng sự ủng
hộ của Mỹ trong các hoạt động quân sự và bán quân sự cho lực lượng contras ở
Nicaragoa về tài chính, đào tạo, huấn luyện, cung cấp vũ khí và thám báo, ủng hộ vật chất
là sự biểu hiện vi phạm nguyên tắc không can thiệp, có nghĩa là một sự can thiệp gián tiếp
vào công việc nội bộ Nicaragoa.

.- Trong thực tế, Mỹ không chỉ can thiệp vào quốc gia nhỏ mà còn có cả
trường hợp Mỹ can thiệp vào công việc của cường quốc lớn khác. Ví dụ, ngày 25/10/2000
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố lên án quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết ủng hộ
Đài Loan “tham gia Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác”. Tuyên bố nêu rõ: Nghị
quyết của Quốc hôi Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, can thiệp vào công việc nội
bộ và vi phạm các quyền lợi của Trung Quốc.
▪ Ngoài ra, còn có một số các quốc gia khác cũng vi phạm nguyên tắc này.
▪ Cũng có nhiều trường hợp xảy ra trên thế giới mà việc xác định trường hợp ngoại lệ của
nguyên tắc không can thiệp là rất khó, có nhiều quan điểm ý kiến khác nhau về có “ngoại
lệ” hay không.

8


Ví dụ, như cuộc khủng hoảng chính trị tai Syria bắt đầu từ tháng 3/2011 và bùng nổ tháng
8/2011 . Cho đến nay cuộc khủng hoảng chính trị này vẫn chưa hoàn toàn kết thúc. Cuộc
khủng hoảng chính trị này đã gây ra những thiệt hại, tổn thất nặng nề cho người dân nước
này. Liên hợp quốc đã ra lệnh ngừng bắn ngay lập tức để cho phép viện trợ nhân đạo vào
Syria nhưng tình hình vẫn không khả quan. Trước tình hình đó, cộng đồng quốc tế đã có
nhiều quan điểm trái chiều nhau. Ngày 16/2/2012 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông
qua nghị quyết do Liên đoàn Arab (AL) đề xuất về chấm dứt bạo lực và xung đột ở Syria
với 137 nước ủng hộ, 12 nước phản đối và 17 nước bỏ phiếu trắng. yêu cầu chính phủ
Syria thực hiện 5 yêu cầu: chấm dứt các hoạt động bạo lực; trả tự do cho những người
thuộc phe đối lập bị bắt giữ; lực lượng quân sự phải rút ra khỏi những khu dân cư; đảm
bảo tự do cho các cuộc tuần hành hòa bình; đảm bảo tự do đi lại cho các phái đoàn của
AL và truyền thông thế giới. Trong đó, Nga cùng với Iran và Trung Quốc giữ quan điểm
rằng: liên hợp quốc không được can thiệp vào công việc nội bộ của Syria.

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Về nguyên tắc, thực tiễn thục hiện “nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội

bộ quốc gia khác” có nhiều mặt tích cực cũng như còn nhiều hạn chế, nhiều quốc gia thực
hiện tốt nguyên tắc nhưng cũng có nhiều quốc gia vi phạm nguyên tắc này, nhiều quóc
gia còn lợi dụng các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc để thực hiện mục đích của mình.
Đối với cộng đồng quốc tế nói chung, những hạn chế này khó có thể triệt tiêu được hết, vì
vậy, chúng ta chỉ hi vọng sẽ có nhiều quốc gia tham gia và chấp hành nghiêm chỉnh theo
nguyên tắc này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật quốc tế , Trường đại học Luật Hà Nội

9


2. Giáo trình Luật Quốc tế, ThS Nguyễn Thị Kim Ngân-ThS Chu Mạnh HùngChủ biên. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. />4. />
10



×